Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

hướng dẫn sử dụng an toàn hóa chất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.28 KB, 9 trang )

PL 19-SSOP

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG AN TOÀN HÓA CHẤT
CHLORINE
1.
2.
3.
4.

5.

6.

7.

8.

Tên hóa chất: Chlorine
Thành phần hóa học: Ca(ClO)2
Mô tả về trạng thái – ngoại quan: Dạng bột màu trắng, mùi hắc. Tan trong nước.
Mục đích sử dụng và hướng dẫn sử dụng
- Mục đích sử dụng: khử trùng các dụng cụ vệ sinh, các bề mặt tiếp xúc sản phẩm.
- Hướng dẫn sử dụng: cho chlorine bột vào thau nước, khuấy đều cho đến khi tan
hoàn toàn. Đổ nước chlorine đã hòa tan vào dụng cụ chứa nước cần pha. Nếu
chlorine bột tan chậm, gạn chlorine chưa tan để lại. Thực hiện hòa tan tiếp. Hòa tan
nhiều lần cho đến khi chlorine bột tan hết.
- Khuấy đảo nước trong dụng cụ chứa cho đều trước sử dụng.
- Dùng giấy thử chlorine để kiểm tra nồng độ theo qui định, trường hợp nồng độ sử
dụng hơn 100 ppm, dùng phương pháp pha loãng sau đó dùng giấy thử kiểm tra.
Nhận dạng mức nguy hại
- Hít vào: gây kích ứng mũi, họng và phổi. Các triệu chứng bao gồm:


ho, khó thở, đau ngực, buồn nôn, ói mửa, và chóng mặt. Nồng độ cao có thể gây ra
bất tỉnh và tử vong.
- Tiếp xúc với da: nồng độ cao có thể gây kích ứng nặng và phá hủy mô.
Các triệu chứng bao gồm: đỏ, cảm giác đau rát, bỏng và phồng rộp.
- Vẫy vào mắt: tác động nguy hiểm với mắt, triệu chứng: đau, rát, có thể gây mù mắt
vĩnh viễn.
- Nuốt phải: gây đau bụng, buồn nôn. Rát và sưng cổ họng gây khó thở.
Xử lý khi gặp sự cố
- Hít phải: đưa nạn nhân đến nơi thoáng khí. Hô hấp nhân tạo nếu ngừng thở. Nếu
thở khó khăn, cung cấp oxygen. Nhanh chóng đưa tới cơ quan y tế cấp cứu.
- Tiếp xúc với da: tránh tiếp xúc trực tiếp với hóa chất này. Cởi bỏ quần áo bị ô
nhiễm. Rửa vùng da bị dính bằng xà phòng và nước. Đưa tới cơ quan y tế nếu vẫn
còn khó chịu.
- Vẫy vào mắt: rửa ngay với nước trong ít nhất 15 phút. Nhanh chóng đưa nạn nhân
tới cơ quan y tế.
- Nuốt phải: tuyệt đối không được khuyến khích, trợ giúp nạn nhân nôn mửa vì có
thể gây biến chứng phổi. Cho nạn nhân uống cốc nước và nhanh chóng đưa tới cơ
quan y tế cấp cứu.
An toàn sử dụng:
- Người được đào tạo về sử dụng hóa chất mới được pha chlorine: QC, tổ trưởng sản
xuất, giám sát vệ sinh (pha lượng chlorine đã cân sẵn cho các hồ nhúng ủng).
- Tất cả các dụng cụ chứa đựng đều phải được ghi nhãn: tên hóa chất, nồng độ và
mục đích sử dụng.
Bảo quản
- Chứa đựng trong các thùng kín có dán nhãn mác, có nắp đậy, bảo quản nơi khô ráo,
thoáng mát.
PL 19-SSOP

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG AN TOÀN HÓA CHẤT
CỒN

1/10


1. Tên hóa chất: Cồn
2. Thành phần hóa học: C2H5OH

3. Mô tả về trạng thái – ngoại quan:
- Chất lỏng không màu, dễ bay hơi, có mùi nhẹ đặc trưng. Tan trong nước.
4. Mục đích sử dụng và hướng dẫn sử dụng
- Mục đích sử dụng: khử trùng tay, các bề mặt tiếp xúc sản phẩm.
- Hướng dẫn sử dụng: cho vào các bình xịt và xịt trực tiếp lên các bề mặt vệ sinh
hoặc ngâm trực tiếp các dụng cụ trong dung dịch cồn.
5. Nhận dạng mức nguy hại
- Hít vào: ảnh hưởng hệ thần kinh trung ương gây nhức đầu, chóng mặt, hôn mê và
nghẹt thở.
- Tiếp xúc với da: có thể gây kích ứng da vừa phải.
- Vẫy vào mắt: gây dị ứng mắt nghiêm trọng, có thể gây viêm giác mạc.
- Nuốt phải: gây chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, tiêu chảy.
6. Xử lý khi gặp sự cố
- Hít phải: đưa nạn nhân đến nơi thoáng khí. Hô hấp nhân tạo nếu ngừng thở. Nếu
thở khó khăn, cung cấp oxygen. Nhanh chóng đưa tới cơ quan y tế cấp cứu.
- Tiếp xúc với da: nếu cảm giác da bị đau rát nhanh chóng rửa với xà phòng và nước.
- Vẫy vào mắt: rửa nhẹ nhàng với nước.
- Nuốt phải: không gây nôn mửa, cho nạn nhân uống cốc nước và nhanh chóng đưa
tới cơ quan y tế cấp cứu.
7. An toàn sử dụng:
- Tất cả các dụng cụ chứa đựng đều phải được ghi nhãn: tên hóa chất, nồng độ và
mục đích sử dụng.
- Khi sử dụng tránh xa các nguồn lửa.
8. Bảo quản

- Tránh xa các khu vực tia lửa và nguồn điện, các chất dễ gây cháy.
- Chứa đựng trong các thùng kín có dán nhãn mác, có nắp đậy, bảo quản nơi khô ráo
thoáng mát.

PL 19-SSOP

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG AN TOÀN HÓA CHẤT
XÀ PHÒNG
1. Tên hóa chất: xà phòng
2. Thành phần hóa học: RCOO– Me+ (Me = Na, K) với R là gốc hiđrocacbon; thường R chứa 12 - 18 C
3. Mô tả về trạng thái – ngoại quan:
- Dạng lỏng, có màu và mùi đặc trưng, tan trong nước.
- Dạng bột, màu trắng, mùi đặc trưng, tan trong nước.
4. Mục đích sử dụng và hướng dẫn sử dụng
2/10


5.

6.

7.

8.

- Mục đích sử dụng:
+ Dạng lỏng: khử trùng tay
+ Dạng bột: vệ sinh các dụng cụ, thiết bị và sử dụng cho các khu vực bên ngoài nhà
xưởng.
- Hướng dẫn sử dụng:

+ Dạng lỏng: cho vào các bình xịt và xịt vào tay, rửa sạch tay với nước.
+ Dạng bột: cho lượng bột cần pha vào các thùng chứa cùng với lượng nước vừa
phải. Khuấy đều cho tới khi tan hoàn toàn. Khi cần sử dụng, lấy lượng đã pha để vệ
sinh.
Nhận dạng mức nguy hại
- Hít vào: có thể gây chóng mặt, buồn nôn.
- Tiếp xúc với da: có thể gây kích ứng đối với da nhạy cảm.
- Vẫy vào mắt: gây dị ứng mắt nghiêm trọng, có thể gây viêm giác mạc.
- Nuốt phải: gây chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, tiêu chảy.
Xử lý khi gặp sự cố
- Hít phải: đưa nạn nhân đến nơi thoáng mát, thông gió tốt.
- Tiếp xúc với da: nếu cảm giác da bị ngứa, rát nhanh chóng rửa sạch với nước.
- Vẫy vào mắt: mở mí mắt, rửa nhẹ nhàng với nước.
- Nuốt phải: cho nạn nhân uống nhiều nước, nếu nuốt phải lượng lớn, nhanh chóng
đưa tới cơ quan y tế cấp cứu.
An toàn sử dụng:
- Tất cả các dụng cụ chứa đựng đều phải được ghi nhãn: tên hóa chất, nồng độ và
mục đích sử dụng.
Bảo quản
- Chứa đựng trong các thùng kín có dãn nhãn mác, có nắp đậy, bảo quản nơi khô ráo,
thoáng mát.

PL 19-SSOP

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG AN TOÀN HÓA CHẤT
GLYCEROL
1. Tên hóa chất: glycerol
2. Thành phần hóa học: C3H5(OH)3
3. Mô tả về trạng thái – ngoại quan:
- Dạng lỏng không màu, mùi dịu. Tan trong nước

4. Mục đích sử dụng và hướng dẫn sử dụng
- Mục đích sử dụng: dùng làm nguồn giữ nhiệt để kiểm tra nhiệt độ kho lạnh, thiết bị
cấp đông.
- Hướng dẫn sử dụng: rót dung dịch vào ống nhựa, đậy nắp và để ở các vị trí cần
kiểm tra nhiệt độ.
5. Nhận dạng mức nguy hại
- Hít vào: có thể gây chóng mặt, buồn nôn.
- Tiếp xúc với da: có thể gây kích ứng đối với da nhạy cảm.
3/10


- Vẫy vào mắt: gây dị ứng mắt.
- Nuốt phải: nuốt phải lượng lớn gây chóng mặt, đau đầu, buồn nôn.
6. Xử lý khi gặp sự cố
- Hít phải: đưa nạn nhân đến nơi thoáng mát, thông gió tốt. Hô hấp nhân tạo nếu
ngừng thở. Nếu thở khó khăn, cung cấp oxygen. Nhanh chóng đưa tới cơ quan y tế
cấp cứu.
- Tiếp xúc với da: nhanh chóng rửa sạch với xà phòng và nước.
- Vẫy vào mắt: mở mí mắt, rửa nhẹ nhàng với nước trong ít nhất 15 phút.
- Nuốt phải: không gây nôn mửa, nếu nuốt phải lượng lớn, nhanh chóng đưa tới cơ
quan y tế cấp cứu.
7. An toàn sử dụng:
- Người được đào tạo về sử dụng hóa chất mới được sử dụng: QC
- Tất cả các dụng cụ chứa đựng đều phải được ghi nhãn: tên hóa chất, nồng độ và
mục đích sử dụng.
- Tránh xa các nguồn lửa.
8. Bảo quản
- Tránh xa các khu vực tia lửa và nguồn điện, các chất dễ gây cháy.
- Chứa đựng trong các thùng kín có dán nhãn mác, có nắp đậy.


PL 19-SSOP

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG AN TOÀN HÓA CHẤT
DẦU BÔI TRƠN TRONG THỰC PHẨM
1. Tên hóa chất: G.Beslux Caplex M-2 Atox
2. Thành phần hóa học:
3. Mô tả về trạng thái – ngoại quan:
- Chất lỏng, màu trắng
4. Mục đích sử dụng và hướng dẫn sử dụng
- Mục đích sử dụng: sử dụng làm chất bôi trơn trong các động cơ, thiết bị có khả
năng tiếp xúc thực phẩm.
- Hướng dẫn sử dụng: nhỏ lên các động cơ, thiết bị cần bôi trơn.
5. Nhận dạng mức nguy hại
- Hít vào: có thể gây chóng mặt nếu hít phải lượng lớn.
- Tiếp xúc với da: tiếp xúc thường xuyên và liên tục có thể sẽ gây kích thích và dị
ứng da.
- Vẫy vào mắt: có thể gây kích thích và các tổn thương cho mắt.
- Nuốt phải: nuốt phải lượng lớn có thể gây chóng mặt, buồn nôn.
6. Xử lý khi gặp sự cố
- Hít phải: đưa nạn nhân đến nơi thoáng mát, thông gió tốt.
- Tiếp xúc với da: rửa sạch khu vực da bị tiếp xúc bằng nhiều nước và xà phòng. Nếu
bị kích ứng kéo dài, cần phải được chăm sóc y tế.
- Vẫy vào mắt: mở mí mắt, rửa nhẹ nhàng với nước.
4/10


- Nuốt phải: không gây nôn. Nếu nuốt phải lượng lớn, nhanh chóng đưa tới cơ quan
y tế cấp cứu.
7. An toàn sử dụng:
- Chỉ có bộ phận cơ khí – vận hành mới được sử dụng.

- Mang bao tay, bảo hộ lao động thích hợp.
- Tránh xa các nguồn lửa, các chất gây cháy.
8. Bảo quản
- Tránh xa các khu vực tia lửa và nguồn điện, các chất dễ gây cháy.
- Chứa đựng trong các thùng kín có dán nhãn mác, có nắp đậy kín, bảo quản nơi khô
ráo, thoáng mát.

PL 19-SSOP

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG AN TOÀN HÓA CHẤT
DẦU DO
1. Tên hóa chất: dầu Điêzen
2. Thành phần hóa học:
3. Mô tả về trạng thái – ngoại quan:
- Chất lỏng, màu vàng nhẹ, mùi đặc trưng, dễ bay hơi.
4. Mục đích sử dụng và hướng dẫn sử dụng
- Mục đích sử dụng: sử dụng làm nguyên liệu hoạt động cho động cơ máy phát điện.
- Hướng dẫn sử dụng: cho vào thùng chứa nguyên liệu của động cơ máy phát để
máy hoạt động.
5. Nhận dạng mức nguy hại
- Hít vào: gây kích thích và ức chế hệ thần kinh. Hơi dầu điêzen gây kích thích hệ hô
hấp.
- Tiếp xúc với da: tiếp xúc thường xuyên và liên tục có thể sẽ gây kích thích và dị
ứng da.
- Vẫy vào mắt: có thể gây kích thích và các tổn thương cho mắt.
- Nuốt phải: gây độc nhẹ qua đường tiêu hóa. Có thể tràn vào phổi gây nôn mửa,
viêm phổi.
6. Xử lý khi gặp sự cố
- Hít phải: đưa nạn nhân ra nơi an toàn, thoáng mát. Trường hợp nạn nhân bị ngạt
thở phải sử dụng các biện pháp trợ thở, hô hấp nhân tạo và đưa đi cấp cứu kịp thời.

- Tiếp xúc với da: tháo bỏ giày dép và quần áo. Sử dụng nước và xà phòng rửa sạch
vùng da bị nhiễm dầu Điêzen. Trường hợp vùng da bị dị ứng hoặc bị tổn thương
nặng phải đưa nạn nhân đi gặp bác sỹ.
- Vẫy vào mắt: đưa nạn nhân ra nơi an toàn, thoáng mát. Dùng nước sạch rửa mắt ít
nhất 15 phút, sau đó đưa nạn nhân tới cơ quan y tế.
5/10


- Nuốt phải: tuyệt đối không được khuyến khích, trợ giúp nạn nhân nôn mửa vì có
thể gây biến chứng phổi. Nhanh chóng đưa nạn nhân đi cấp cứu kịp thời.
7. An toàn sử dụng:
- Chỉ có bộ phận cơ khí – vận hành mới được sử dụng.
- Mang bao tay, bảo hộ lao động thích hợp.
- Tránh xa các nguồn lửa, các chất gây cháy.
8. Bảo quản
- Bảo quản dầu trong các thiết bị chuyên dụng, các thùng chứa phải đậy kín, nơi khô
ráo, thoáng mát.
- Bảo quản thùng chứa dầu tránh các va đập mạnh, tránh xa các nguồn nhiệt, tia lửa
và các chất oxy hóa mạnh.

PL 19-SSOP

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG AN TOÀN HÓA CHẤT
DẦU BÔI TRƠN
1. Tên hóa chất: dầu bôi trơn
2. Thành phần hóa học:
3. Mô tả về trạng thái – ngoại quan:
- Chất lỏng, màu đen, mùi đặc trưng.
4. Mục đích sử dụng và hướng dẫn sử dụng
- Mục đích sử dụng: sử dụng làm chất bôi trơn trong các động cơ, thiết bị bên ngoài

xưởng (không tiếp xúc với thực phẩm).
- Hướng dẫn sử dụng: nhỏ lên các động cơ, thiết bị cần bôi trơn.
5. Nhận dạng mức nguy hại
- Hít vào: gây chóng mặt nếu hít phải lượng lớn.
- Tiếp xúc với da: tiếp xúc thường xuyên và liên tục có thể sẽ gây kích thích và dị ứng
da.
- Vẫy vào mắt: có thể gây kích thích và các tổn thương cho mắt.
- Nuốt phải: nuốt phải lượng lớn có gây chóng mặt, buồn nôn.
6. Xử lý khi gặp sự cố
- Hít phải: đưa nạn nhân đến nơi thoáng mát, thông gió tốt.
- Tiếp xúc với da: đưa nạn nhân ra nơi an toàn, thoáng mát. Dùng nước sạch rửa mắt ít
nhất 15 phút, sau đó đưa nạn nhân tới cơ quan y tế.
- Vẫy vào mắt: mở mí mắt, rửa nhẹ nhàng với nước.
- Nuốt phải: tuyệt đối không được khuyến khích, trợ giúp nạn nhân nôn mửa vì có thể
gây biến chứng phổi. Nhanh chóng đưa nạn nhân đi cấp cứu kịp thời.
7. An toàn sử dụng:
- Chỉ có bộ phận cơ khí – vận hành mới được sử dụng.
- Mang bao tay, bảo hộ lao động thích hợp.
- Tránh xa các nguồn lửa, các chất gây cháy.
8. Bảo quản
- Tránh xa các khu vực tia lửa và nguồn điện, các chất dễ gây cháy.
- Chứa đựng trong các thùng kín có dán nhãn mác, có nắp đậy kín, bảo quản nơi khô
ráo, thoáng mát.

6/10


PL 19-SSOP

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG AN TOÀN HÓA CHẤT

HÓA CHẤT PHUN XỊT CÔN TRÙNG
1. Tên hóa chất: TERMOSANT 10SC (SĐK: VNDP-HC-100-04-12)
2. Hoạt chất: 10% w/v Alpha –cypermathrin 10%
3. Mô tả về trạng thái – ngoại quan:
- Dạng sữa màu trắng, tan trong nước.
4. Mục đích sử dụng và hướng dẫn sử dụng
- Mục đích sử dụng: tiêu diệt và ngăn ngừa côn trùng
- Hướng dẫn sử dụng:
- Pha 30ml hóa chất trong bình chứa 5 lít nước, khuấy đều cho thuốc tan hoàn toàn
và xịt tại khu vực đã chỉ định.
5. Nhận dạng mức nguy hại
- Hít vào: gây kích thích và ức chế hệ thần kinh: khó thở, buồn nôn, và chóng mặt.
Nồng độ cao có thể gây ra bất tỉnh và tử vong.
- Tiếp xúc với da: gây kích ứng và tổn thương da.
- Vẫy vào mắt: có thể gây kích thích và các tổn thương cho mắt.
- Nuốt phải: tác động độc hại khi nuốt phải, có thể gây tử vong.
6. Xử lý khi gặp sự cố
- Hít phải: đưa nạn nhân ra nơi an toàn, thoáng mát, bỏ quần áo ngoài. Trường hợp
nạn nhân bị ngạt thở phải sử dụng các biện pháp trợ thở, hô hấp nhân tạo và đưa đi
cấp cứu kịp thời.
- Tiếp xúc với da: Thay quần áo, giày dép dính thuốc. Rửa sạch bằng nước và xà
phòng.Trường hợp bị nặng cần phải uống thuốc theo chỉ dẫn. Dị ứng da có thể bôi
kem chống dị ứng.
- Vẫy vào mắt: Phải rửa ngay bằng nước ấm liên tục trong 15 phút. Nếu bị nặng
chuyển đến bệnh viện nhãn khoa.
- Nuốt phải: Gây ói sạch bao tử, nên dùng than hoạt tính để khử độc, sau đó đưa đến
cơ sở y tế gần nhất kèm theo nhãn hóa chất. Nên súc ruột, cẩn thận tránh dung dịch
đi vào phổi. Điều trị theo triệu chứng.
7. An toàn sử dụng:
- Chỉ những người được đào tạo về sử dụng hóa chất phun xịt côn trùng mới được sử

dụng.
- Mang đồ bảo hộ lao động, găng tay cao su, đeo kính bảo vệ mắt, khẩu trang khi sử
dụng hóa chất.
- Không ăn uống, hút thuốc khi đang sử dụng hóa chất.
8. Bảo quản
- Bảo quản trong các thùng khóa kín, có dán nhãn mác và để nơi khô ráo,thoáng mát.

7/10


PL 19-SSOP

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG AN TOÀN HÓA CHẤT
VIM LAU SÀN
1. Tên hóa chất: vim lau sàn
2. Thành phần hóa học:
3. Mô tả về trạng thái – ngoại quan:
- Dạng chất lỏng, tan trong nước, có mùi thơm.
4. Mục đích sử dụng và hướng dẫn sử dụng
- Mục đích sử dụng: vệ sinh sàn nhà bên ngoài nhà xưởng.
- Hướng dẫn sử dụng: pha 1 lượng nhỏ cần dùng trong thùng chứa nước, khuấy đều
và lau sàn nhà.
5. Nhận dạng mức nguy hại
- Hít vào: có thể gây chóng mặt
- Tiếp xúc với da: có thể gây kích ứng đối với da nhạy cảm.
- Vẫy vào mắt: có thể gây kích ứng mắt.
- Nuốt phải: có thể gây chóng mặt, đau đầu, buồn nôn.
6. Xử lý khi gặp sự cố
- Hít phải: đưa nạn nhân đến nơi thoáng mát, thông gió tốt.
- Tiếp xúc với da: nếu cảm giác da bị ngứa, rát nhanh chóng rửa sạch với nước.

- Vẫy vào mắt: mở mí mắt, rửa nhẹ nhàng với nước.
- Nuốt phải: cho nạn nhân uống nhiều nước, nhanh chóng đưa tới cơ quan y tế cấp
cứu.
7. An toàn sử dụng:
- Chỉ những người được đào tạo mới sử dụng hóa chất.
- Đối với da nhạy cảm phải mang bao tay, quần áo bảo hộ khi tiếp xúc.
- Dụng cụ chứa đựng phải được ghi nhãn: tên hóa chất, nồng độ, mục đích sử dụng.
8. Bảo quản
- Bảo quản trong các vật chứa có nắp đậy, nơi khô ráo, thoáng mát.

PL 19-SSOP

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG AN TOÀN HÓA CHẤT
NƯỚC TẨY BỒN CẦU
1. Tên hóa chất: nước tẩy bồn cầu (Vim, Duck,…)
2. Thành phần hóa học:
3. Mô tả về trạng thái – ngoại quan:
8/10


4.
5.

6.

7.

8.

- Dạng chất lỏng, tan trong nước, có mùi thơm (hắc).

Mục đích sử dụng và hướng dẫn sử dụng
- Mục đích sử dụng: vệ sinh bồn cầu, bồn rửa tay.
- Hướng dẫn sử dụng: xịt trực tiếp dung dịch lên vị trí cần vệ sinh.
Nhận dạng mức nguy hại
- Hít vào: có thể gây chóng mặt, buồn nôn
- Tiếp xúc với da: làm khô và gây kích ứng đối với da nhạy cảm.
- Vẫy vào mắt: gây kích ứng mắt nhẹ.
- Nuốt phải: có thể gây kích ứng miệng, cổ họng và dạ dày. Có thể gây khó chịu ở
bụng.
Xử lý khi gặp sự cố
- Hít phải: đưa nạn nhân đến nơi thoáng mát, thông gió tốt.
- Tiếp xúc với da: nếu cảm giác da bị ngứa, rát nhanh chóng rửa sạch với nước.
- Vẫy vào mắt: mở mí mắt, rửa nhẹ nhàng với nước.
- Nuốt phải: cho nạn nhân uống nhiều nước, nhanh chóng đưa tới cơ quan y tế cấp
cứu.
An toàn sử dụng
- Chỉ những người được đào tạo mới sử dụng hóa chất.
- Đối với da nhạy cảm phải mang bao tay, quần áo bảo hộ khi tiếp xúc.
- Dụng cụ chứa đựng phải được ghi nhãn: tên hóa chất, nồng độ, mục đích sử dụng.
Bảo quản
- Bảo quản trong các vật chứa có nắp đậy, nơi khô ráo, thoáng mát.

9/10



×