Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

ĐỀ CƯƠNG ôn tập môn NGỮ văn học kì II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.79 KB, 4 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN HỌC KÌ II
A. Phần tiếng việt:
Câu 1:

-

Khi nói hoặc viết, có thể lược bỏ một số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn.

-

Cách dùng câu rút gọn:
+ không làm cho người đọc, người nghe hiểu sai hoặc không đầy đủ nội dung câu nói.
+ không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã.

Ví dụ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Câu 2:

-

Câu đặc biệt là câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ-vị ngữ.

-

Tác dụng của câu đặc biệt:
+ Xác định thời gian nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn
+ Liệt kê thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng
+ Bộc lộ cảm xúc
+ Gọi đáp

Ví dụ: Ôi! Mùa XUÂN đẹp quá!
* VD: Châu ơi! Đạt kìa.


Câu 3:

-

Đặc điểm của trạng ngữ
+ Về ý nghĩa: Xác định thời gian, nơi chốn, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc
được nói đến trong câu.

.
.

+ Về hình thức;

Trạng ngữ có thể đứng đầu câu, cuối câu hay giữa câu

Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một

dấu phẩy khi viết
-

Công dụng:
+ Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội
dung của câu nói được đầy đủ, chính xác
+ Nối kết các câu các đoạn với nhau, góp phần làm cho đoạn văn, bài văn được mạch lạc.

Ví dụ:
Câu 4:


-


Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào
người, vật khác ( chỉ chủ thể của hoạt động )

-

Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng
vào (Chỉ đối tượng của hoạt động)

-

Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị đông (và ngược lại chuyển đổi câu bị động
thành câu chủ động) ở mỗi đoạn văn đều nhằm liên kết các câu trong đoạn thành một
đoạn văn thống nhất.

-

Có hai cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:
+ Chuyển từ (hoặc cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm các từ bị hay
được vào sau từ (cụm từ) ấy.
+ Chuyển từ (hoặc cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu, đồng thời lược bỏ bỏ
hoặc biến từ (cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động thành bộ phận không bắt buộc trong câu.

Câu 5:
-

Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu là dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình
thường, gọi là cụm chủ-vị (C-V), làm thành phần của câu hoặc cụm từ để mở rộng câu.

-


Các trường hợp: Cụm C-V làm chủ ngữ, vị ngữ và các phụ ngữ trong cụm động từ, cụm
tính từ, cụm danh từ.

Ví dụ: Hoa NỞ làm SÁNG cả khu vườn.
Câu 6:
-

Phép liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ
hơn sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng, tình cảm.

-

Các kiểu liệt kê:
+ Xét theo cấu tao: Liệt kê theo từng cặp và liệt kê không theo từng cặp.
+ Xét theo ý nghĩa: Liệt kê tăng tiến và liệt kê không tăng tiến.

Câu 7: Công dụng của các dấu câu:
-

Dấu chấm lửng
+ Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết
+ Thể hiện chỗ lời nói bị bỏ dở, ngập ngừng, hay ngắt quãng
+ Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội
dung bất ngờ hay hài hước châm biếm.

VD: Bạn Duy, Thuỷ; bạn Lan; bạn Châu, Đạt,… đều thích chơi trò chơi “ quay tay” trog bụi
chuối.
-


Dấu chấm phẩy:
+ Đánh dấu ranh giới của một câu ghép có cấu tạo phức tạp


+ Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.
-

Dấu gạch ngang
+ Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu
+ Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê
+ Nối các từ nằm trong một liên danh.

B. Phần văn bản:
Câu 1:
-

Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện
những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động,sản xuất, xã hội), được
nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày.

-

Ví dụ: Tháng BẢY( Thất) kiến bò chỉ lo lại lụt.

Câu 2: Tự học
Câu 3: Giải thích nhan đề “ Sống chết mặc bay”:
-

Thể hiện sự thờ ơ, vô trách nhiệm của tên quan phụ mẫu trước tính mạng của hàng ngàn
người dân.


-

Phê phán những kẻ làm tay sai cho quân Pháp, suốt ngày chỉ lao vào các cuộc tổ tôm, ăn
chơi, nhảy múa.

-

Qua đó thể hiện sự phê phán xã hội phong kiến bất công của tác giả

*Nội dung chính của văn bản :
Văn bản kể về sự việc con đê ở xã nọ đã thẩm lậu, sắp vỡ. Trong khi hàng ngàn người dân trong
đêm mưa bão đang gắng sức mình chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt để bảo vệ lấy con đê
thì trong đình, quan phụ mẫu người được giao nhiệm vụ giúp DÂN giữ đê lại ngồi đánh tổ tôm.
Lúc quan ù ván bài to cũng là lúc con đê vỡ, quấn trôi biết bao mạng người,của cải.
Từ đó lên án gay gắt tên quan phụ mẫu và đồng thời bày tỏ niềm cảm thương trước cảnh thảm
sầu của nhân dân
*Nghệ thuật chính: Tăng cấp, tương phản.
4.“ Văn chương gây cho ta nh tình cảm ta ko có, luyện cho ta nh tình cảm ta sẵn có.”
Trong câu trên, tác giả đã sử dụng biệ pháp tu từ điệp ngữ và điệp cú pháp.
Tác dụng của văn chương:
Văn chương khơi gợi tình cảm trong mỗi con người, rèn luyện nh love đã có trog ta.
5.Giá trị nội dung của vb Ca Huế trên sông Hương: ( ý chính thôi)
- Ca Huế là một thú chơi tao nhã
- Một hình thức sinh hoạt phổ biến, thể hiện cuộc sống của ng dân nơi đây.
- Sản phẩm tinh thần đẹp đẽ của dtộc


- Một di sản văn hóa cần lưu giữ và phát huy.
6. Trong văn bản Sống chết mặc bay, nv Quan phụ mẫu đc hiện lên

- Tên quan vô nhân tính
- Không biết quan tâm chăm lo đến dân
- Ăn chơi xa xỉ, chỉ biết vui chơi, lo nghĩ cho bản thân
- Vô trách nhiệm
- Không đáng mặt làm quan cha mẹ

C. Phần tập làm văn:
Ôn đề : Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
( Cấm ns cho ai bít. Bí mật quân sự quốc gia)



×