Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

chuyên đề VIÊM TAI GIỮA mạn TÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (942.91 KB, 22 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC THÁI NGUYÊN
BỘ MÔN: TAI MŨI HỌNG

CHUYÊN ĐỀ
VIÊM TAI GIỮA MẠN TÍNH
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:
PGS. TS. Trần Duy Ninh
Học viên: NGUYỄN THỊ KIM NGÂN
Lớp
: CK I YHGĐ– K21

Thái Nguyên – 2018


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................1
NỘI DUNG...........................................................................................................3
1. Sơ lược giải phẫu, sinh lý tai giữa..................................................................3
Tai giữa gồm hòm nhĩ (hòm tai), vòi nhĩ và các xoang chũm...............................3
1.1. Sơ lược về giải phẫu tai giữa..........................................................................3
1.1.1. Hòm nhĩ.......................................................................................................3
1.1.3. Xương chũm................................................................................................6
1.2. Sinh lý tai.......................................................................................................6
1.2.1. Sinh lý nghe.................................................................................................6
1.2.2. Sinh lý thăng bằng.......................................................................................7
2. Viêm tai giữa mạn tính......................................................................................7
2.1. Viêm tai giữa mạn tính mủ nhày....................................................................7
2.1.1. Triệu chứng..................................................................................................8
2.1.2. Diễn biến.....................................................................................................8
2.1.3. Điều trị.........................................................................................................9
2.2. Viêm tai giữa mủ mạn....................................................................................9


2.2.1. Đại cương..................................................................................................10
2.2.2 Triệu chứng.................................................................................................10
2.2.3 Diễn biến....................................................................................................11
2.2.4. Biến chứng................................................................................................12
3.2.1. Biến chứng ở xương..................................................................................12
3.2.2. Biến chứng nội sọ......................................................................................12
3.2.3. Biến chứng thần kinh:...............................................................................12
2.2.5. Tiên lượng.................................................................................................12
2.2.6. Chẩn đoán..................................................................................................13
6.1. Chẩn đoán xác định dựa vào........................................................................13


6.2. Chẩn đoán phân biệt.....................................................................................13
6.2.1. Viêm tai lao................................................................................................13
2.2.7. Điều trị.......................................................................................................13
7.1. Điều trị bảo tồn.............................................................................................14
7.2. Điều trị bằng phẫu thuật...............................................................................14
2.2.8. Phòng bệnh................................................................................................14
KẾT LUẬN........................................................................................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................17


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: . Sơ lược về giải phẫu tai..........................................................................3
Hình 2: Sơ đồ màng nhĩ.........................................................................................4
Hình 3: Thành trong hòm nhĩ................................................................................4
Hình 4: Hệ thống xương con.................................................................................5
Hình 5: Hình ảnh màng nhì thủng trong viêm tai giữa mủ nhày...........................9
Hình 6: Viêm tai giữa mủ mạn có cholesteatoma ăn mòn tường thượng nhĩ.....15
Hình 7: Viêm tai giữa mạn tính có cholesteatoma..............................................15

Hình 8: Sơ đồ thủng màng nhĩ phần màng căng và màng chùng........................15


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm tai giữa là quá trình viêm toàn bộ hệ thống hòm nhĩ – xương
chũm, không có bệnh sinh và căn bệnh đặc hiệu nào [1] . Thông thường viêm
tai giữa trở thành mạn tính khi thời gian chảy tai kéo dài trên ba tháng, nhưng
cũng có thể gặp viêm tai giưa mạn tính ngay từ tháng thứ hai. Có hai loại viêm
tai giữa thường gặp là viêm tai giữa mủ nhầy và viêm tai giữa mủ mạn [2]
Viêm tai giữa mạn tính là một bệnh thường gặp. Theo điều tra của Bệnh
viện Nhi Đồng 1 thành phố Hồ Chí Minh: tỷ lệ mắc là 7,1%; trẻ em 1-2 tuổi
có tỷ lệ mắc cao nhất không có sự khác biệt về giới; mùa mưa gặp nhiều hơn
mùa khô, không có sự khác biệt giữa nông thôn và thành thị. Viêm tai giữa
mạn tính gây suy giảm sức nghe làm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng giao
tiếp học tập, lao động và có thể dẫn đến biến chứng nội sọ đe dọa tính mạng
của bệnh nhân.
Năm 1970 tổ chức y tế thế giới đã xếp viêm tai giữa thuộc nhóm bệnh
đường hô hấp trên. Đặc điểm giải phẫu của các cơ quan tai mũi họng là các
hốc tự nhiên thông thương với nhau và thông với môi trường bên ngoài rất dễ
bị viêm nhiễm và hay tái phát [1]
Lứa tuổi mầm non là lứa tuổi chưa hoàn chỉnh về giải phẫu cũng như
sinh lý của tai giữa đồng thời VA phát triển mạnh là nguyên nhân hàng đầu
gây ra căn bệnh này ở trẻ em [1]
Viêm tai giữa mủ mạn đặc biệt là viêm tai giữa mạn tính hồi viêm có
cholesteatoma dễ đưa tới các biến chứng hiểm nghèo, trong đó có các biến
chứng vào trong sọ não gọi là biến chứng nội sọ. các biến chứng nội sọ do tai
thường gặp là: viêm màng não, áp xe não, viêm tắc xoang tĩnh mạch bên,
trong đó hay gặp nhất là viêm màng não, ảnh hưởng nhiều đến sức nghe của
người bệnh. Các biến chứng nội sọ do tai có thể là đơn thuần nhưng cũng có

thể là phối hợp 2 hoặc 3 biến chứng.


2
Trước đây tỷ lệ biến chứng nội sọ do tai rất cao, ngày nay do sự phát
triển của kháng sinh, các phương tiện chẩn đoán, điều trị các biến chứng và tỷ
lệ tử vong đã giảm rất nhiều tuy nhiên những biến chứng nội sọ do tai vẫn là
những biến chứng nguy hiểm, nếu không được phát hiện sớm và sử trí đúng.
đe dọa đến tính mạng.
Vì vậy em chọn chuyên đề viêm tai giữa mạn tính với 3 mục tiêu sau:
1. Vận dụng được kiến thức cơ bản về giải phẫu, sinh lý, bệnh lý tai trong
chẩn đoán và điều trị viêm tai giữa mạn tính.
2. Chỉ định, điều trị được các bệnh viêm tai giữa mạn tính và hướng
sử trí được các biến chứng do bệnh viêm tai giữa mạn tính gây ra.
3. Tư vấn được cho người bệnh, người nhà bệnh nhân trong phòng bệnh,
điều trị và những biến chứng có thể sảy ra do bệnh viêm tai giữa mạn tính gây nên.


3
NỘI DUNG
1. Sơ lược giải phẫu, sinh lý tai giữa
Tai giữa gồm hòm nhĩ (hòm tai), vòi nhĩ và các xoang chũm.

Hình 1: . Sơ lược về giải phẫu tai
1.1. Sơ lược về giải phẫu tai giữa
1.1.1. Hòm nhĩ
Hòm nhĩ có cấu trúc hình hộp, có 6 mặt (6 thành):
- Mặt ngoài:
Mặt ngoài của hòm nhĩ gồm có hai phần: phần trên là xương, phần dưới
là màng nhĩ. Màng nhĩ có hình bầu dục lõm ở giữa giống như cái nón, hơi ngả

về phía trước và phía ngoài. Màng nhĩ gồm có hai phần: phần trên là màng
chùng, phần dưới là màng căng. Phần màng căng được cấu tạo bởi 3 lớp: lớp
ngoài là biểu bì, trong là lớp niêm mạc và ở giữa có lớp xơ. Phần màng trùng
chỉ có hai lớp biểu bì và lớp xơ (hình ảnh)


4

Hình 2: Sơ đồ màng nhĩ
- Mặt trong: Có cửa sổ bầu dục và có cửa sổ tròn thông với tai trong.

Hình 3: Thành trong hòm nhĩ
- Mặt sau: Phần trên của mặt sau thông với sào bào của xương chũm
qua sào đạo.
- Mặt trước: có vòi nhĩ thông với vòm mũi họng.


5
- Mặt trên: mặt trên hay trần nhĩ là một lớp xương mỏng ngăn cách tai
giữa với hố não giữa. Trong một số ít trường hợp, lớp xương này bị hở dọc theo
đường khớp đá – trai và niêm mạc tai giữa quan hệ trực tiếp với màng não.
- Mặt dưới: ở thấp hơn bờ dưới của ống tai ngoài khoảng 3-4mm, mặt
này có liên quan với nóc vịnh cảnh.
Trong hòm nhĩ có các tiểu cốt (các xương nhỏ) và cơ:
(hình ảnh các xương con)

Hình 4: Hệ thống xương con
Các tiểu cốt gồm có xương búa, xương đe và xương bàn đạp. Cán
xương búa lồng vào mặt trong màng nhĩ còn chỏm xương búa khớp với
xương đe. Xương đe có hai ngành, ngành trên tỳ vào thành sào đạo, ngành



6
dưới khớp với xương bàn đạp. Xương bàn đạp: đầu xương bàn đạp khớp với
xương đe còn đế khớp với cửa sổ bầu dục. Tất cả những xương con này đều
được treo hoặc dính vào thượng nhĩ bằng mạc treo và dây chằng.
1.1.2. Vòi nhĩ
Vòi nhĩ là một ống nhỏ nối liền hòm nhĩ với thành bên của họng mũi.
Vòi nhĩ được lót bằng lớp niêm mạc, phía trên liên tiếp với niêm mạc hòm
nhĩ, phía dưới với niêm mạc vòm mũi họng. Lỗ vòi phía dưới luôn đóng kín,
chỉ mở ra khi nuốt do cơ bao màn hầu co lại. Quanh loa vòi có tổ chức
lympho gọi là Amidan vòi.
1.1.3. Xương chũm
Xương chũm là một khối xương ở phía sau ống tai ngoài, sau hòm nhĩ
và sau mê nhĩ. Trong xương chũm có nhiều hốc nhỏ gọi là xoang chũm hay tế
bào hơi cellula).
Xoang chũm lớn nhất là sào bào hay hang chũm. Sào bào thông với
hòm nhĩ bằng một ống nhỏ gọi là sào đạo. Sào bào và sào đạo đều được lót
bởi lớp niêm mạc mỏng liên tiếp với lớp niêm mạc hòm nhĩ.
1.2. Sinh lý tai
1.2.1. Sinh lý nghe
1.2.1.1. Sinh lý truyền âm
- Tai ngoài: Vành tai thu và định hướng song âm. ống tai đưa song âm
đến màng nhĩ.
- Tai giữa: dẫn truyền và làm tang cường lực sóng âm đến tai trong nhờ
sự dung động của màng nhĩ, sự dẫn truyền qua các chuỗi xương con đến cửa
sổ bầu dục.
- Tai trong: sự di chuyển của ngoại dịch cũng như sự dung động của màng
Reissner và màng nền (thuộc ống ốc tai) đều nằm trong quá trình truyền âm.
1.2.1.2. Sinh lý tiếp âm



7
Do hoạt động điện sinh học của cơ quan corti ở tai trong, đại cương
bao gồm:
- Điện thế liên tục: do sự khác biệt về thành phần của ion Na và ion K
giữa nội dịch và ngoại dịch.
- Điện thế hoạt động: do sự di chuyển của nội dịch, sự rung động của
các tế bào lông.
- Luồng thần kinh: do điện thế hoạt động tạo nên ở các tế bào nghe. Luồng
thần kinh tập hợp thành các tế bào kích thích nghe được chuyển qua thần kinh
nghe lên vỏ não.
1.2.2. Sinh lý thăng bằng
1.2.2.1 Thăng bằng vận động
Khi thay đổi tư thế đầu làm nội dịch trong ống bán khuyên trong bình
diện không gian đó di chuyển gây kích thích tế bào thần kinh ở mào bán
khuyên tạo nên luồng thần kinh.
1.2.2.2 Thăng bằng tĩnh tại
Tùy theo tư thế bất động (khi nằm hoặc khi ngồi..) các hạt thạch nhĩ đè
lên tế bào thần kinh ở bãi thạch nhĩ tạo nên luồng thần kinh.
Các luồng thần kinh được thần kinh tiền đình đưa tới các trung tâm ở
não tạo nên các phản xạ điều chỉnh thăng bằng của cơ thể.
2. Viêm tai giữa mạn tính
Viêm tai giữa mạn tính là một bệnh thường gặp. Theo điều tra của Bệnh
viện Nhi Đồng 1 thành phố Hồ Chí Minh: tỷ lệ mắc là 7,1%; trẻ em 1-2 tuổi
có tỷ lệ mắc cao nhất không có sự khác biệt về giới; mùa mưa gặp nhiều hơn
mùa khô, không có sự khác biệt giữa nông thôn và thành thị. Có 2 loại viêm
tai giữa thường gặp là viêm tai giữa mạn tính mủ nhầy và viêm tai giữa mủ
mạn
2.1. Viêm tai giữa mạn tính mủ nhày



8
Viêm tai giữa mạn tính mủ nhầy là tình trạng chảy mủ nhầy ở tai kéo
dài trên 3 tháng. Tổn thương chỉ khư chú ở niêm mạc, không có tổn thương
xương.
Nguyên nhân của viêm tai giữa tiết nhầy mủ là do mũi, do xoang, do
vòm mũi họng (V.A).
Bệnh tích: Tổn thương ở niêm mạc vòi nhĩ, hòm nhĩ, sào đạo, sào bào,
không có tổn thương xương.
Lỗ thủng có thể lớn hoặc nhỏ, bờ nhẵn có biểu bì che phủ. Đặc biệt của
lỗ thủng là không bao giờ nó trạm vào khung nhĩ. Do đó biểu mô của da ống
tai không xâm nhập được vào hòm nhĩ và không gây ra cholestéatoma.
2.1.1. Triệu chứng
Các triệu chứng cơ năng rất nghèo nàn: Bệnh nhân không đau tai,
không ù tai, không chóng mặt, thính lực gần như bình thường. Triệu chứng
duy nhất là chảy tai: Tai chảy khá nhiều, và tăng lên mỗi khi bệnh nhân bị
viêm mũi, xổ mũi. Chất dịch chảy ra màu vàng nhạt hoặc trong, đặc quánh,
kéo dài thành sợi, không tan trong nước, không thối, giống như tiết nhầy ở
mũi.
ở những bệnh nhân vệ sinh kém, mủ có thể thối, nhưng đó là do sự ứ đọng lâu
ngày trong tai. Chỉ cần rửa sạch ống tai ngoài thì mùi thối sẽ hết.
Lỗ thủng ở phần tư dưới trước của màng nhĩ, hình quả trứng hoặc hình
hạt đậu, bờ của lỗ thủng nhẵn, thành sẹo.
Phần còn lại của màng nhĩ màu xám nhạt, mỏng, không bị viêm. Nhìn
qua lỗ thủng thấy đáy hòm nhĩ màu hồng nhẵn.
Đôi khi ở bờ của lỗ thủng có polyp, nhưng không bao giờ gặp cholestéatoma
trong loại viêm tai này.
Đo thính lực cho thấy tai bị điếc nhẹ theo kiểu dẫn truyền.
X quang: Xương chũm kém thông bào nhưng không có hình ảnh viêm xương.

2.1.2. Diễn biến


9
Bệnh biến diễn từng đợt và kéo dài nhiều năm; bao giờ còn bệnh tích ở
vòm mũi họng hoặc ở niêm mạc sào bào thì tai còn chảy.
Có những đợt mủ chảy trong, xen kẽ những đợt mủ chảy đục, xen kẽ với
những thời gian tai khô hẳn.
Bệnh này không gây ra biến chứng đáng kể. Thỉnh thoảng có thể gặp
viêm da ống tai ngoài do mủ ứ đọng. Nhưng nếu bệnh kéo dài, niêm mạc hòm
nhĩ sẽ bị xơ hóa và có sẹo chằng chịt, thính lực sẽ bị giảm nhiều.
2.1.3. Điều trị
2.1.3.1 Điều trị tại chỗ
Làm thuốc tai. Nhỏ tai những thuốc làm se niêm mạc như: Dùng hỗn dịch
hydrococtisol- cloramphenicol; Polydexan; Bột axit boric; bột phèn phi (phèn
chua đốt lên rồi tán thành bột mịn) phun vào ống tai.
2.1.3.2. Điều tri nguyên nhân
Giải quyết vẹo vách ngăn mũi, quá phát cuốn mũi, viêm xoang; nạo V.A,...
2.1.3.3. Điều tri bằng phẫu thuật
Ở trẻ em nhỏ bị viêm tai tiết nhầy mủ kéo dài, nhất là sau khi đã điều trị
bằng những phương pháp trên không có kết quả, nên làm phẫu thuật mở
thượng nhĩ để dẫn lưu.

Hình 5: Hình ảnh màng nhì thủng trong viêm tai giữa mủ nhày
2.2. Viêm tai giữa mủ mạn


10
Viêm tai giữa mủ mạn tính là một bệnh thường hay gặp ở mọi lứa tuổi.
Là bệnh lý của tai giữa gây tổn thương cả 2 phần: niêm mạc (hòm nhĩ, sào

đạo, sào bào), xương (ở hòm nhĩ và xương chũm, có thể hình thành khối
cholesteatoma).

2.2.1. Đại cương
2.2.1.1. Nguyên nhân
- Viêm tai giữa mủ mạn tính có thể do viêm tai giữa mủ cấp tính chuyển
thành. Bệnh trở thành mạn tính là vì không được điều trị hoặc có điều trị
nhưng không đúng cách như: không chích rạch màng nhĩ, hoặc chích rạch quá
nhỏ, làm thuốc tai không đúng cách, dùng kháng sinh không đúng liều lượng.
- Bệnh cũng có thể trở thành mạn tính vì có hoại tử xương ngay trong giai
đoạn viêm tai cấp tính thí dụ như trong viêm tai do sởi, do cúm, do bạch hầu...
- Bệnh cũng có thể biến thành mạn tính là vì sức để kháng của bệnh nhân
giảm sút, thí dụ như trong trường hợp bệnh lao, bệnh đái tháo đường.
- Viêm tai giữa mủ có thể mạn tính ngay từ lúc đầu: Bệnh không đi qua
giai đoạn cấp tính. Bệnh nhân không hề đau tai hoặc sốt, không hề có triệu
chứng toàn thân.
- Mức độ độc tính của vi trùng, tình trạng thông bào của xương chũm và
sức đề kháng của cơ thể đóng vai trò quan trọng trong thể bệnh này.
2.2.1.2. Bệnh tích
- Bệnh tích thường khu trú ở thượng nhĩ và sào bào là chủ yếu. Trong
một số ít trường hợp thương tổn có thể lan đến phần dưới của hòm nhĩ.
- Niêm mạc: sần sùi, nhiều nụ hạt hoặc có cả polyp. Lớp biểu mô phủ
bên ngoài thường bi mất. Dưới lớp niêm mạc sùi là xương viêm.


11
- Xương: xương bị viêm ở vách hòm nhĩ hoặc ở tiểu cốt. Quá trình viêm
xương có thể lan vào mê nhĩ, vào màng não qua trần nhĩ.
2.2.2 Triệu chứng
2.2.2.1 Triệu chứng cơ năng

- Chảy mủ: Là triệu chứng quan trọng nhất, có đặc điểm sau đây.
+ Mủ đặc sánh hoặc loãng có vón cục.
+ Màu vàng hoặc xám xanh có khi lẫn máu.
+ Thối khẳn, lau hết mủ vẫn còn mùi thối.
+ Khối lượng có thể nhiều hoặc ít và thay đổi tùy từng thời gian. Khối
lượng mủ không nói lên mức độ nặng nhẹ của bệnh.
+ Trong mủ có nhiều loại vi trùng, có thể thấy cả vi trùng yếm khí.
- Điếc: Thính lực có thể bị giảm nhiều hay ít tùy theo vị trí của bệnh tích.
Điếc ngày càng tăng khi bệnh kéo dài. Lúc đầu điếc thể dẫn truyền về sau
điếc hỗn hợp.
- Thường có kèm theo ù tai.
- Đau: Viêm tai mạn tính thường không đau. Bệnh nhân chỉ có cảm giác
nặng hoặc váng đầu. Nhưng nếu mủ tích lại hoặc trong đợt viêm thì bệnh
nhân sẽ kêu đau.
2.2.2.2 Triệu chứng thực thể
- Mủ: Mủ tan trong nước và lắng xuống đáy cốc sau vài ba phút, khác
hẳn với tiết nhầy, chất này không tan trong nước. Trong mủ thường có những
mảnh óng ánh giống như xà cừ, nổi trên mặt nước.
- Lỗ thủng màng nhĩ: Lỗ thủng có thể nhỏ nhưng thường là thủng rộng,
có khi thủng toàn bộ màng nhĩ. Lỗ thủng thường chỉ có một và hay ở về góc
trên và sau. Bờ của lỗ thủng lởm chởm, rõ rệt, có khi ngoạm vào khung nhĩ.
Đáy lỗ thủng (thành trong của hòm nhĩ) có thể nhẵn hoặc xù xì, có chỗ lộ cả
xương. Qua lỗ thủng có thể thấy cholestéatoma trắng mấp mé trong hòm nhĩ.
Đôi khi polyp to che lấp cả ống tai và làm cho mủ không thoát ra được.


12
- Chụp phim Schuller: Trong viêm tai giữa mạn tính đơn thuần, xương
chũm có vẻ bình thường. Trong viêm tai xương chũm mạn tính xương chũm
kém thông bào, vách của các tế bào bi mờ, cholestéatoma làm nở rộng hình

ảnh sào bào.
2.2.3 Diễn biến
Bệnh sẽ diễn biến theo một trong ba hướng sau đây: '
- Bệnh tự khỏi: Khả năng này rất hiếm.
- Bệnh kéo dài một cách lặng lẽ, không gây ra biến chứng.
- Bệnh gây ra những biến chứng nguy hiểm một cách đột ngột hoặc sau
những đợt hồi viêm. Khả năng này thường hay gặp.
- Bệnh viêm tai giữa mạn tính có mủ hay để lại những di chứng: cứng
khớp tiểu cốt, xơ dính màng nhĩ vào đáy hòm nhĩ, cán búa bị kéo về phía
sau, các cửa sổ bị khối xơ bịt kín, lỗ thủng không liền lại...
2.2.4. Biến chứng
Viêm tai giữa mạn tính có mủ có thể gây ra những biến chứng tai chỗ
hoặc biến chứng xa.
2.2.4.1. Biến chứng tại chỗ
- Viêm xương tường dây thần kinh mặt, tường thượng nhĩ, viêm xương tiểu cốt
- Polyp bịt kín ống tai ngoài.
- Cholestéatoma xuất phát từ thượng nhĩ và lan rộng vào sào bào, vào
xương chũm.
- Viêm xương chũm mạn tính.
- Sẹo xơ dính trong hòm nhĩ sau khi tai khỏi bệnh.
2.2.4.2. Biến chứng ở xa
3.2.1. Biến chứng ở xương: Cốt tủy viêm xương chẩm hoặc xương đá.
3.2.2. Biến chứng nội sọ
Viêm màng não; ápxe ngoài màng cứng; ápxe đại não; ápxe tiểu não;
Viêm tĩnh mạch bên; Viêm mê nhĩ.


13
3.2.3. Biến chứng thần kinh:
- Liệt dây thần kinh mặt.

- Hội chứng Gradenigo (chảy mủ tai, đau nhức nửa bên đầu, liệt dây
thần kinh số VI).
2.2.5. Tiên lượng
- Về mặt chức năng: Bệnh nhân luôn luôn nghe kém và có khả năng
điếc nặng do biến chứng gây ra.
- Về mặt tính mạng: Viêm tai giữa mủ mạn tính có thể đưa đến tử vong
do những biến chứng đã kể ở trên.
2.2.6. Chẩn đoán
6.1. Chẩn đoán xác định dựa vào
- Tiền sử chảy mủ tai kéo dài.
- Tính chất mủ: Mủ thối.
- Tính chất và mức độ nghe kém.
- Tính chất lỗ thủng màng nhĩ.
- Thính lực đồ.
- Xquang
6.2. Chẩn đoán phân biệt
6.2.1. Viêm tai lao
Màng nhĩ bị thủng nhiều chỗ, vết thủng nhợt nhạt, thiếu sinh lực,
xương bị hà trắng và bị mục từng khối, dây thần kinh số VII thường bi liệt.
Toàn thể trạng không tốt, nhiều khi có thương tổn lao ở phổi.
Nếu có nghi ngờ do lao phải làm sinh thiết.
2. Viêm tai cấp tính: Có thể nhầm những đợt hồi viêm của viêm tai giữa
mủ mạn với viêm tai giữa cấp tính.
Trong viêm tai giữa mạn tính có: Tiền sử viêm tai từ lâu, lỗ thủng rộng,
ở sát khung xương, có polyp, có cholestéatoma; X quang.


14
3. Viêm xương chũm: X quang sẽ giúp phân biệt viêm tai với viêm
xương chũm. Trong viêm tai bệnh tích khu trú ở thành hòm nhĩ, ở tiểu cốt, ở

tường thượng nhĩ (chụp phim theo tư thế Mayer và Sôxê III).
Trong viêm xương chũm bệnh tích khu trú ở chung quanh sào bào, ở bờ
tĩnh mạch bên, ở bờ trên xương đá, ở góc Xiteli (Citelli) (tư thế Schuller).
2.2.7. Điều trị
Phương pháp điều trị có khác nhau tùy theo bệnh tích.
7.1. Điều trị bảo tồn
Điều trị bảo tồn được áp dụng trong trường hợp viêm tai không kèm
viêm xương chũm, không có cholestéatoma, không có biến chứng.
Điều trị bảo tồn gồm hai bước:
- Dẫn lưu: Cắt polyp ống tai hoặc đốt sùi ở tai nếu có, rửa tai hằng ngày
bằng nước muối sinh lý; dung dịch Betadine; hoặc rửa bằng nước ôxy già.
Sau khi rửa sạch phải lau khô và cho thuốc vào.
- Cho thuốc vào tai: Thuốc sát trùng và làm se niêm mạc như
cloramphenicol trộn lẫn với hydrococtison.
Thuốc kháng sinh: Các thuốc kháng sinh và sunfamit uống hoặc tiêm
đều ít tác dụngđối với viêm tai mạn tính.
Nói chung, điều trị viêm tai giữa mạn tính bằng thuốc thường ít có kết quả.
7.2. Điều trị bằng phẫu thuật
Chỉ định mổ khi viêm tai giữa có kèm theo viêm xương chũm mạn tính,
kèm theo cholestéatoma hoặc có biến chứng, có đợt hồi viêm. Ngoài những
chỉ định trên, hiện nay người ta còn mổ viêm tai giữa mạn tính trẻ em không
có biến chứng để bảo tồn thính lực.
Các phẫu thuật được áp dụng:
Mở thượng nhĩ: Trong viêm thượng nhĩ đơn thuần hoặc viêm tai mủ
nhầy kéo dài của trẻ em.
Mở sào bào thượng nhĩ: Trong viêm tai giữa mạn tính có thương tổn ở
sào bào và thượng nhĩ.


15


- Khoét rỗng đá chũm bán phần (nạo khoét các tế bào xương chũm, bỏ
đầu xương búa, bỏ xương đe nhưng giữ lại màng nhĩ) trong trường hợp có
viêm xương chũm, có cholestéatoma ở xương chũm.
- Chỉnh hình tai giữa (tympanoplastie).
- Vá màng nhĩ (myringoplastie) trong trường hợp màng nhĩ bị thủng
rộng, tai đã khô và không có bệnh tích xương.
2.2.8. Phòng bệnh
- Tích cực điều trị viêm tai giữa cấp tính.
- Dùng kháng sinh đúng liều lượng.
- Giải quyết những ổ viêm như viêm mũi, viêm xoang, vẹo vách ngăn,
quá phát cuốn mũi, VA, amydan.

Hình 6: Viêm tai giữa mủ mạn có cholesteatoma ăn mòn tường thượng nhĩ.

Hình 7: Viêm tai giữa mạn tính có cholesteatoma.


16

Hình 8: Sơ đồ thủng màng nhĩ phần màng căng và màng chùng


17
KẾT LUẬN
Viêm tai giữa là một bệnh thường gặp, nhưng do thiếu hiểu biết về
bệnh nên khi có các triệu chứng viêm tai giữa người bệnh hay coi thường,
không đi khám chữa bệnh ngay để đến khi bệnh nặng mới đến gặp thày thuốc
Tai Mũi Họng, chữa bệnh lúc này sẽ khó khăn hơn, có thể để lại di chứng
nặng nề, hoặc có những biến chứng đáng tiếc sảy ra. (Nguyễn Ngọc Phấn)

Trước đây tỷ lệ biến chứng nội sọ do tai rất cao, ngày nay do sự phát
triển của kháng sinh, các phương tiện chẩn đoán, điều trị các biến chứng và tỷ
lệ tử vong đã giảm rất nhiều tuy nhiên những biến chứng nội sọ do tai vẫn là
những biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng nếu không được phát
hiện sớm và sử trí đúng.
Viêm tai giữa là bệnh hay gặp và rễ chẩn đoán, tuy nhiên để tìm được
nguyên nhân, tiên lượng bệnh, và sử trí kịp thời thì còn nhiều Bác sĩ lúng túng
đặc biệt là những Bác sĩ ở tuyến cơ sở, bác sĩ không thuộc chuyên khoa Tai
Mũi Họng có thể có những nhận định còn chủ quan xem nhẹ bệnh điều này có
thể là nguyên nhân gây nên những biến chứng của bệnh. Vì vậy em làm
chuyên đề này nhằm nhắc nhở các Bác sĩ cần đưa ra chẩn đoán, điều trị, tư
vấn kịp thời khi gặp bệnh nhân viêm tai giữa.


18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng việt
1.

Nhà xuất bản y học (2013), Atlas giải phẫu người, phần 1, Tr 48

2. Nguyễn Tấn Phong (1998), phẫu thuật nội soi chức năng mũi xoang, tr 59-102.
3.

Nguyễn Tấn Phong (2009), Điện quang chẩn đoán trong tai mũi họng, tr
7-24, tr 144-184.

4.

Trường đại học y dược Thái Nguyên (2013), bộ môn Tai mũi họng, giao

trinh, tr 18- tr 26.

5.

Ngô Ngọc Liễn 2016, Bệnh học tai, mũi, họng, tr 175-242.

Tiếng Anh
6.

Jeffrey H. Spiegel, MD, FACS, William Numa, MD (2008), Current
Diagnosis& Treatment Nasal Trauma, page 251-254.

7. Stevan D, Pletcher, MD AndrewN. Goldberg, MD, MSCE, Current
Diagnosis



×