Tải bản đầy đủ (.doc) (142 trang)

VẬT lý QUANG TUYẾN x máy điện QUANG và SIÊU âm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.69 MB, 142 trang )

VẬT LÝ QUANG TUYẾN X
MÁY ĐIỆN QUANG VÀ SIÊU ÂM
MỤC TIÊU BÀI GIẢNG

Sau khi học xong học viên có khả năng:
1. Trình bày được bản chất, tính chất của tia X ứng dụng trong chẩn đoán.
2. Trình bày được nguyên lý hoạt động của máy tạo tia X và sóng siêu âm, khả năng
tạo ảnh của chúng.
3. Liệt kê được các biện pháp phòng chống nhiễm xạ tia phóng xạ.
MỞ ĐẦU

Tia X người ta đã ứng dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau, kể từ khi nhà bác học
Rơntgen phát minh ra tia X. Đặc biệt trong y học tia X đã đóng góp một vai trò quan trọng,
tia X là một trong những mũi nhọn tham gia rất có hiệu quả trong xác định bệnh cũng như
điều trị bệnh.
Đặc biệt tia X có sự hỗ trợ của chương trình điện toán và liên kết chặt chẽ với siêu
âm đã tạo ra một bước ngoặt lịch sử trong ngành chẩn đoán hình ảnh. Hai chương trình
điện quang và siêu âm là yếu tố rất quan trọng không thể tách rời nhau được và đó cũng là
ý tưởng rất phù hợp để có được kết quả chẩn đoán tốt nhất.
Để có được kiến thức như mong muốn về chẩn đoán bệnh bằng hình ảnh, chúng ta
cần phải biết thế mạnh và những mặt còn hạn chế của nó để ta có thái độ, phương cách sử
dụng chúng cho hợp lý.

NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG MÁY SIÊU ÂM
I. SIÊU ÂM LÀ GÌ? NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA SIÊU ÂM

Âm thanh là dung động của vật chất, lan truyền trong mọi chuyển động của các phân
tử trong môi trường, tuỳ tần số giao động của các phân tử trên giây.
Những âm thanh tai chúng ta nghe được có tần số rung động từ 16 Hertz (Hz) đến 20
kilo Hertz (KHz).
Những âm thanh có tần số giao động dưới 16 Hz gọi là vùng hạ âm.


Những âm thanh có tần số giao động trên 20 KHz là sóng siêu âm. Siêu âm dùng
trong chẩn đoán có tần số từ 1Mega Hertz (MHz) đến 10 MHz
1. Sự phát xạ siêu âm
Tấm thạch anh rất mỏng được kẹp ở giữa 2 điện cực nối với nguồn điện cao tần xoay
chiều. Do hiện tượng áp điện, do sự thay đổi của điện từ trường xoay chiều làm cho tấm
thạch anh co giãn và rung phát ra siêu âm (tần số rung tỷ lệ thuận với tần số của dòng điện
và phụ thuộc vào độ dày của tấm thạch anh).

1


HIỆU ỨNG ÁP ĐIỆN XẢY RA THEO HAI CHIỀU DO ĐÓ NGƯỜI TA CÓ
THỂ DÙNG ĐẦU PHÁT SIÊU ÂM VÀ CŨNG LÀ ĐẦU THU SÓNG SIÊU ÂM
PHẢN HỒI (SÓNG PHẢN HỒI SIÊU ÂM VA ĐẬP TRỞ
lại làm cho tấm thạch anh sinh ra điện, tín hiệu điện được thu vào hai cực và được
khuếch đại lên và đưa vào màn giao động ký thành những xung điện).
Hiệu ứng áp điện trên tinh thể thạch anh được phát hiện vào cuối thế kỷ XIX cho đến
năm 30 của thế kỷ này siêu âm mới đưa vào áp dụng trong công nghiệp sau đó là y học.
Đến năm 1957 Satomura dùng hiệu ứng Doppler để đo dòng chảy của máu. 1960 xuất hiện
thiết bị siêu âm chẩn đoán hai bình diện kiểu B tĩnh. Do công nghệ điện tử phát triển kiểu
B động ra đời. Sự kết hợp kiểu B động với hiệu ứng Doppler đã tạo ra ảnh tô màu dòng
chảy nay gọi là siêu âm mầu. Siêu âm mầu là bước tiến quan trọng trong lĩnh vực siêu âm
chẩn đoán, mở rộng phạm vi thăm khám đặc biệt trong lĩnh vực tim mạch.
2. Nhắc lại một số khái niệm về giao động cơ học
Giao động cơ học là giao động đàn hồi được truyền trong môi trường vật chất, nó
không truyền được trong chân không.
Các đại lượng đặc trưng:
* Tần số f: Số giao động trong một đơn vị thời gian. Đơn vị đo Hertz (Hz )
1 KHz = 1000 Hz
1 MHz = 1000000 Hz

* Chu kỳ T: Thời gian giữa hai đỉnh liên tiếp của giao động f = 1/T.
* Biên độ: Độ lớn cực đại giữa hai đỉnh.
* Bước sóng: Quãng đường đi trong một chu kỳ.

Khoảng cách (m)

Thời gian (giây)

Sóng siêu âm là loại sóng giao động cơ học, về mặt năng lượng người ta chia thành
ba dải nhỏ.
20 KHz – 1MHz: dùng trong công nghiệp và điều trị
1 MHz – 10 MHz: dùng trong chẩn đoán
Trên 10 MHz: dùng để kiểm tra cấu trúc vật liệu
* Trong chẩn đoán sóng siêu âm thường có hai dạng

2


Dạng sóng liên tục: Giao động hỡnh sin liờn tục
Dạng sóng xung: Giao động hỡnh sin ngắt quóng
Dạng sóng liên tục thường dùng thăm khám tim mạch, dạng xung dùng trong kiểu
A,B và TM. Thời gian mỗi xung 2 Micro giây mỗi giây có từ 500 đến 1000 xung.

Chu kỳ lặp lại xung

Tốc độ truyền sóng siêu âm là quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian. Tốc
độ có liên quan tới tần số và bước sóng.
C = f
C: Tốc độ
: bước sóng

f: tần số
Ta nhận thấy tốc độ không đổi, khi tần số tăng thì bước sóng giảm, như vậy khi dùng
đầu dò có tần số cao thì độ phân giải sẽ tăng lên.
Tốc độ siêu âm phụ thuộc vào môi trường mà sóng siêu âm truyền qua.
Ta có bảng sau:
Môi trường
Khụng khớ
Mỡ
Nước
Tổ chức mềm
Gan
Thận
Mỏu

Xương

Tốc độ m/s
331
1450
1540
1540
1549
1561
1570
1585
4080

Cường độ siêu âm được biểu thị Watt (năng lượng) trên đơn vị diện tích cm 2. Cường
độ phụ thuộc tốc độ truyền và mật độ vật chất của môi trường. Siêu âm truyền trong môi
trường cường độ bị suy giảm song bước sóng không đổi

Đơn vị đo cường độ là dB = 1/10B (Bel)
dB dương: Năng lượng tăng

3


dB âm: Năng lượng giảm
3. Tốc độ truyền sóng siêu âm trong môi trường
Siêu âm truyền trong môi trường thì cường độ bị suy giảm, năng lượng bị tiêu tán
sinh ra nhiệt.
Trong môi trường không khí tốc độ siêu âm là 350 m/s sóng siêu âm truyền trong
không khí rất kém. Bởi vậy khi thăm khám siêu âm ta cần có một lớp môi trường trung
gian bôi vào giữa phần đầu dò với vùng da nơi đầu dò tiếp xúc.
Trong môi trường khác: Nước 1500 m/s, paraphin 1400 m/s, cơ thể người: mô mềm
và mỡ 1400 m/s, cơ 1600 m/s, xương 3600 – 4000 m/s.
4. Hiện tượng khúc xạ và phản xạ
Khi chùm siêu âm truyền trong môi trường không đồng nhất, thì trên mặt phân cách
giữa hai môi trường có một phần phản xạ lại, còn lại vào môi trường tiếp theo. Góc chùm
tới với góc phản xạ với phương vuông góc với mặt phẳng phân cách thì bằng nhau
Ví dụ: Gọi môi trường 1 có trở kháng Z1, gọi môi trường 2 có trở kháng Z2, chiếu
một chùm tia siêu âm từ môi trường Z1 qua mặt phân cách giữa Z1 và Z2 với góc anpha 1
ta sẽ có một chùm tia phản xạ trở lại Z1 số còn lại vào môi trường Z2, góc của chùm tia tới
anpha 1 và góc chùm tia phản xạ anpha 2 bằng nhau

1 2

Môi trường 1 Z1

Môi trường 2 Z2


Khi chùm siêu âm tới vuông góc với mặt phân cách thì chùm tia tới, chùm tia phản
xạ và chùm tia truyền qua có cùng một phương. Đây chính là cơ sở vật lý của phương pháp
tạo hình ảnh siêu âm
Năng lượng của chùm sóng siêu âm tới mặt phân cách sẽ chia ra làm hai phần, phần
năng lượng phản xạ về nguồn (âm phản hồi), một phần tiếp tục truyền vào môi trường. Hệ
số phản xạ cho ta biết phần của năng lượng phản xạ khi chùm siêu âm tới mặt phân cách,
được xác định trở kháng âm Z1 của môi trường 1 và trở kháng âm Z2 của môi trường 2
qua biểu thức:
R = [(Z2 – Z1)/(Z2 + Z1)]2
R: Hệ số phản xạ
Ví dụ:
Khi truyền siêu âm từ không khí vào mỡ
R = [(1.38 – 0.0004)/(1.38 + 0.0004)]2 = 0.998
Có nghĩa là 99,8% năng lượng bị phản xạ trở lại
Khi truyền siêu âm từ môi trường mỡ vào thận

4


R = [(1.62 – 1.38)/(1.62 + 1.38)]2 = 0.0064
Có nghĩa năng lượng phản xạ là 0.64%.
Qua hai ví dụ trên cho thấy ở ví dụ 1 chỉ có 0,2% năng lượng được truyền vào môi
trường Z2. Ví dụ 2 năng lượng được truyền vào môi trường Z2 là 99,36%.
Từ đó ta suy ra nếu trở kháng giữa hai môi trường càng khác nhau bao nhiêu thì năng
lượng phản xạ càng lớn bấy nhiêu điều này rất quan trọng trong việc khám siêu âm, bởi
vậy phổi là cơ quan chứa khí rất khó khăn cho việc khám siêu âm.
Trong thực tế lâm sàng, các cơ quan trong cơ thể có cấu trúc phức tạp, đường bờ gồ
ghề ngoài dấu hiệu phản xạ ta còn gặp hiện tượng khúc xạ của tia siêu âm theo nhiều
hướng khác nhau, như vậy năng lượng siêu âm cũng sẽ bị phân tán theo tuy nhiên năng
lượng này rất nhỏ.

Trong siêu âm chẩn đoán người ta đã thu sóng siêu âm phản hồi (âm vang) biến âm
phản hồi thành xung điện hiện nên màn hiện sóng, điều này có khác với điện quang: Điện
quang là phát hiện chùm tia X suy giảm khi xuyên qua cơ thể.
II. MÁY SIÊU ÂM
1. Siêu âm kiểu A (amplification)

Nếu sóng siêu âm phát từ đầu dò xuyên qua cốc nước, chùm siêu âm va đập vào
thành cốc bên kia và dội trở lại đầu dò, sóng siêu âm phản hồi lại đầu dò và đã sinh ra tín
hiệu điện, ta thu được tín hiệu phản hồi, ta ghi được một sung nhọn nhô lên cao. Nếu ta
cắm một que vào giữa cốc nước ta thu được một sung nhọn nằm giữa cốc nước (của que)
nó nằm giữa hai vạch của hai thành cốc.
Để ghi giao động của que người ta làm màn hiện sóng giao động trên giao động kế
thành những xung nhọn nhô lên khỏi trường đẳng điện, đường biểu diễn có 3 xung với
mức độ khác nhau do sự suy giảm năng lượng siêu âm ở những khoảng cách khác nhau,
xung càng xa đầu dò thì càng nhỏ, để bù lại sự suy giảm năng lượng như vậy máy có bộ
phận để chỉnh để bù lại sự thiếu hụt năng lượng.
Nếu biết được thời gian sóng siêu âm đi và về, biết tốc độ siêu âm thì tính được
khoảng cách từ vật cản đến đầu dò.
* Máy siêu âm được biểu thị những hình xung ta gọi là máy siêu âm kiểu A.

5


- Biên độ xung có tỷ lệ với cường độ của sóng phản hồi (âm vang hay còn gọi là
ECHO), trong cơ thể con người mỗi bộ phận cơ quan đều có trở kháng khác nhau do vậy ta
có được các xung khác nhau.
- Vị trí của xung đánh dấu vị trí của sóng phản hồi. Để tính khoảng cách trên màn
hiện người ta đã tính toán một thước đo: khoảng cách giữa các vạch nhỏ là 2 mm, khoảng
cách giữa các vạch lớn là 10mm. Từ vị trí đầu dò đếm số vạch mà ta biết được khoảng
cách của sóng phản hồi, khoảng cách giữa các xung với nhau. Máy kiểu A thường gắn cùng

với kiểu B.
2. Máy siêu âm kiểu B
Kiểu A xung nhọn càng cao thì sóng phản hồi càng mạnh. Trong thực tế người ta
chuyển đổi từ xung nhọn sang hình sáng. Độ sáng phù hợp với độ lớn của xung. Có nghĩa
xung càng cao thì độ sáng càng tăng, như vậy từ biểu diễn xung sang biểu diễn độ sáng ta
có máy kiểu B.
* Kiểu B còn gọi siêu âm cắt lớp, âm vang đồ hai chiều
- Chùm siêu âm truyền vào cơ thể sẽ quét theo hai dạng phân kỳ hay hội tụ.
- Chùm siêu âm truyền vào theo hướng ly tâm rồi phản xạ lại và quét kiểu song song
- Tốc độ quét rất nhanh (16 chu kỳ/giây) do có sự lưu ảnh ở võng mạc ta có được
hình siêu âm là ảnh động (các lớp cắt nối tiếp nhanh do vậy thấy ảnh liên tục không bị tách
rời từng lớp cắt).
3. Kiểu M
Người ta biến đổi đường biểu diễn chấm sáng thay cho vạch, ta đặt chúng lên một
bình diện (màn ảnh giao động kế cho chúng chạy quét trên đó và đo được thời gian chuyển
động của chúng) đó là siêu âm kiểu M (Motion). Kiểu M thường dùng để thăm khám hệ
tim mạch. Siêu âm kiểu M cho phép ghi được biên độ, tần số chuyển động của vật di động
với độ chính xác cao.
4. Doppler
Nguyên lý hiệu ứng Doppler
Ta khảo sát thí nghiệm sau: Nếu hai người cùng đứng cách xa nguồn phát âm thanh
(còi) âm thanh phát ra thì cả hai đều nghe được, độ vang của âm thanh như nhau (bởi vì
khoảng cách như nhau). Nếu người thứ nhất đứng cố định, người thứ hai dịch ra xa hơn, thì
người thứ hai nghe tiếng âm thanh chậm hơn người thứ nhất, tại sao vậy: Do có sự thay đổi
tần số âm thanh, người ở khoảng cách gần tần số âm thanh cao hơn và bước sóng âm ngắn
hơn, còn người đứng xa, tần số âm giảm, bước sóng âm dài do vậy nghe chậm hơn.
Trong thực tế lâm sàng đầu phát siêu âm coi như là còi, hồng cầu là vật thể chuyển
động coi như người nghe. Như vậy hồng cầu ở vị trí 1 và hồng cầu ở vị trí 2 sẽ cho ta sóng
phản hồi khác nhau. Hiệu số giữa hai vị trí được gọi là hiệu ứng Doppler, đơn vị đo bằng Herz.
Như vậy sóng siêu âm phản hồi từ một vật đang chuyển động thì tần số của sóng siêu

âm phản hồi sẽ bị thay đổi, ta thu được hiệu số giữa tần số phát và sóng phản hồi nó phụ
thuộc vào tốc độ di chuyển của vật thể chuyển động, góc va chạm của tia với vật. Để đo
tốc độ thực cần phải biết góc giữa tia và vật, vận tốc sóng âm. Hiệu ứng Doppler là phương
pháp đo tốc độ dòng chảy của máu.

6


III. CHỈ ĐỊNH KHÁM SIÊU ÂM

Siêu âm không có hại do vậy ta có thể khám được nhiều lần, cho mọi lứa tuổi. Một
số nước còn dùng phương pháp khám siêu âm để kiểm tra hàng loạt cho toàn dân để phát
hiện bệnh trong giai đoạn đầu
Để làm tăng hiệu quả chẩn đoán, ta cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa hai phương pháp
X- Quang và siêu âm, đây là hai thành phần bổ trợ cho nhau rất có hiệu quả. Nên có một lời
khuyên ta không nên tách biệt chúng khi chẩn đoán bệnh bằng hình ảnh.
IV. CHẤT LƯỢNG ẢNH SIÊU ÂM

Ảnh siêu âm cung cấp cho người ta hai loại thông tin: Thông tin về hình và thông tin
về cấu trúc.
Nhờ sự thu sóng phản hồi, ta có thể phát hiện được những đường bao, mặt phân cách
của các cơ quan trong cơ thể, cho phép phát hiện được các biến dạng hình thể. Người ta
chia ra 2 loại hình cơ bản sau
1. Hình đường bờ
a. Hình liên bề mặt
Đó là hình giới hạn của hai cấu trúc khác nhau (môi trường có tổng trở kháng âm
thanh mạnh, yếu khác nhau)
Ví dụ: Thành mạch và thành phần mạch máu
b. Hình thành:
Là hình giới hạn giữa hai thành phần đặc có âm vang và vùng không có âm vang

Ví dụ: Túi mật, nang nước, bàng quang.
c. Hình khoang trống:
Biểu hiện hình khối lỏng
2. Hình cấu trúc
a. Cấu trúc đều
Đó là hình của các tạng đặc bình thường
b. Cấu trúc không đều:
Thấy trong bệnh lý
c. Cấu trúc lỏng:
Đó là hình rỗng âm
Siêu âm còn giúp chúng ta phát hiện được các dị vật trong cơ thể: sỏi
Ảnh siêu âm được phân biệt qua mức độ xám (thang xám): đen, xám, trắng. Nhờ sự
suy giảm năng lượng qua tổ chức đó. Dựa vào độ phân giải độ xám ta đánh giá được tình
trạng bình thường hay bệnh lý của các tạng thăm khám.

Rỗng âm

Giảm âm

Đẳng âm
Cấu trúc bệnh lý

7

Tăng âm


CƠ SỞ VẬT LÝ CỦA PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN ĐIỆN QUANG
I. LỊCH SỬ TÌM RA TIA X


Tia X được tìm ra năm 1895 do nhà vật lý người Đức có tên là Runtgen, trong một
cuộc thí nghiệm nghiên cứu các tia tím phóng trong chân không.
Vào một đêm mùa đông 8/11/1895 nhà vật lý Rơntgen cho bóng CROOK chạy, ông
phát hiện thấy tấm tinh thể phát quang platino- cyanua- Bari đặt kế bên phát sáng màu
xanh lục, sau nhiều lần thử nghiệm ông đã đưa ra nhận xét:
- Tia này có tính đâm xuyên mạnh, chỉ có kim loại nặng mới có thể ngăn cản tia này được.
- Tia lạ kỳ có khả năng đâm xuyên qua cơ thể con người, do ông đã nhìn được xương
bàn tay của mình trên tấm bìa phát quang.
Sau vài ngày ông đã tiến hành chụp thử bàn tay của người vợ ông và đã thành công.
Ông đặt tên tia đó là tia X, và cũng từ đó hai kỹ thuật chiếu và chụp X-Quang ra đời. Thời
gian này công xuất của tia X còn rất thấp do vậy thời gian chụp phải kéo dài từ 30 phút đến
hàng giờ. Đến ngày nay thời gian phát tia của máy điện quang chỉ tính đến phần trăm giây,
chất lượng ảnh chụp cũng tốt lên rất nhiều. Đặc biệt sau khi gắn chương trình toán học vi
xử lý, ngành chẩn đoán bằng tia X đã chuyển sang trang mới, nó là một trong những mũi
nhọn trong ngành y học.
Tính chất vật lý của tia X
- Tia X thuộc loại bức xạ điện từ, tương tự như sóng vô tuyến, sóng ánh sáng (hồng
ngoại và tử ngoại) và bước sóng của tia X rất bé cho nên nó có tính chất riêng biệt mà sóng
ánh sáng không có được.
- Tia X là loại bức xạ điện từ nên nó có thể truyền được trong không khí mà không bị
suy giảm năng lượng. Tốc độ truyền của mọi bức xạ điện từ trong chân không là đều bằng
nhau và bằng tốc độ của ánh sáng 3x 10 m/s.
- Bước sóng tia X: Đơn vị đo là angstron (A 0), trong các máy X-Quang thường dùng
tia X có dải bước sóng 0.1 A0 – 100 A.
- Tia cứng, tia mềm: Tia cứng có bước sóng ngắn nên có khả năng đâm xuyên tốt. Tia
mềm có bước sóng dài nên khả năng đâm xuyên kém
Tính chất đặc trưng của tia X
+ Tia X có khả năng gây phát quang, một số chất do có khả năng này ta có thể dùng
nó để chiếu hoặc chụp điện quang
+ Tia X gây biến màu một số muối, do vậy ta mới chụp được phim điện quang.

+ Tia X truyền theo đường thẳng và theo mọi hướng, sự suy giảm năng lượng tia
theo bình phương khoảng cách.
+ Tia X có khả năng đâm xuyên qua vật chất, suy giảm năng lượng phụ thuộc vào
quãng đường đâm xuyên và thành phần cấu tạo của vật thể. Đây là cơ sở lý luận của sự tạo
ảnh X- Quang, khi xuyên qua vật thể sẽ nẩy sinh ra các tia đi lệch hướng, tia thứ phát do sự
va đập vào vật thể trên đường đi (tia khuyếch tán) tia khuyếch tán bắn theo mọi hướng và
gây nên nhiều tác dụng phụ
Ví dụ: Gây mờ ảnh chụp, phá huỷ tổ chức.

8


II. QUÁ TRÌNH PHÁT SINH TIA X VÀ MÁY X-QUANG
1. Quá trình phát sinh ra tia X

ELETRON
ANODE

CATHODE

X RAY
Tia X được sinh ra do sự chuyển đổi năng lượng khi chùm điện tử chuyển động
nhanh từ tóc đèn (Cathode) tới đập vào tấm kim loại (Anode) quá trình bắn phá trên đã tạo
ra một giải tia X với các bước sóng khác nhau. Quá trình bắn phá đặc trưng đã tạo ra một
loại tia X có bước sóng đặc trưng.
Trong quá trình bắn phá phần lớn năng lượng của chùm điện tử chuyển thành nhiệt
năng (99%) chỉ còn khoảng 1% được chuyển thành năng lượng tia X.
2. Máy điện quang
2.1: Bóng phát tia X
Bóng điện quang là một dụng cụ được cấu tạo đặc biệt để tạo ra nguồn tia X.

Điều kiện để bóng có khả năng tạo tia X:
- Vỏ bóng được sản xuất bằng thuỷ tinh đặc biệt, đảm bảo độ an toàn có độ chân không
gần tuyệt đối (10-6 mmHg), hai đầu bóng có hai điện cực là Anode (+) và Cathode (-)
- Cathode: Là nguồn cung cấp điện tử, thực chất là tóc đèn được đốt nóng đỏ với
nguồn điện vài von và vài Ampe, tóc đèn được đốt nóng để sinh ra nguồn điện tử, lượng
điện tử quyết định lượng tia X sinh ra, đám mây điện tử bao quanh tóc đèn đã được một
lực đẩy của điện trường đẩy nhanh tới đập vào Anode và sinh ra tia X.
Số lượng điện tử tới đập vào Anode được gọi1là dòng bóng (đơn vị đo là mA).
- Anode: Là điện cực dương của bóng, cấu tạo Anode gồm hai phần.
+ Phần bia: Phần đón nhận luồng điện tử. Bia là vật liệu kim loại dẫn nhiệt, dẫn điện
tốt, có sức bền cấu kết cao, chất lượng bia quyết định hiệu xuất phát tia X. Độ rộng của bia
quyết định độ rộng chùm tia X phát ra (còn gọi là tiêu điểm bóng). Ngày nay bóng phát tia
X có cấu tạo hai bia (bia cỡ lớn và bia cỡ bé) ta có bóng tiêu điểm lớn và tiêu điểm nhỏ.
+ Phần đế của bia, cố định bia bằng đồng.
Có hai loại Anode:
+ Anode cố định: Loại này bia được gắn vào giá đỡ cố định do vậy bia nhanh hỏng.
+ Anode quay: Bia được gắn lên một đế hình đĩa, tấm đĩa nối với trục của một mô tơ
với nguồn điện thấp để làm quay đĩa, do vậy nguồn điện tử sẽ được giải đều trên bề mặt bia
đồng thời làm nguội bia khi bị bắn phá, nhờ đó tuổi thọ của bia được kéo dài, sức bền của
bia quyết định tuổi thọ của bóng.

9


Bia

Anode cố định
Bóng thuỷ tinh

Anode quay

5

4
Cathode

3

1 2
Anode

Vỏ kim loại

Mô tơ

Dầu

Phổi dầu

Cửa sổ tia
Thực tế bóng thuỷ tinh được đặt trong một vỏ bọc bằng kim loại, có một khoảng trống
đó là cửa sổ phát tia, dầu cách nhiệt, cách điện được đổ đầy vào khoảng giữa vỏ và bóng.
Hai đầu bóng Anode, Cathode được nối với nguồn điện cao thế một chiều để tạo
lực đẩy. Như vậy năng lượng của đám mây điện tử phụ thuộc vào cường độ điện trường,

10


hiệu điện thế hai đầu bóng, đơn vị đo hiệu điện thế là kilovon (KV), hiệu điện thế quyết
định bước sóng tia X.
mA, KV là những thông số quan trọng và cơ bản của chụp điện quang.

2.2: Máy điện quang
2.2.1: Tạo cao áp cho bóng
a. Nhắc lại một số khái niệm cơ bản
* Dòng điện một chiều: Dòng điện có điện áp không đổi theo thời gian.
* Dòng điện xoay chiều: Là dòng điện mà điện áp thay đổi theo thời gian.
* Dòng xoay chiều hình sin: Dòng điện có điện áp thay đổi theo quy luật hình sin và
theo thời gian.
* Tần số và chu kỳ: Tần số là số lần giao động trong một đơn vị thời gian. Đơn vị đo tần
số là Hertz (Hz). Chu kỳ là thời gian thực hiện một giao động, Đơn vị đo là miligiây (ms).
Điện thành phố từ 50Hz đến 60 Hz có nghĩa: trong 1 giây có 50 giao động và chu kỳ
là 1/50 hay 0.020 = 20ms.
Máy điện quang 10KHz
10 KHz = 10.000 Hz
Tần số 10 KHz, chu kỳ 1/ 10.000 ms.
* Điện áp tĩnh: Là giá trị cao nhất của dòng điện xoay chiều, ký hiệu Vp, KVp.
* Cường độ dòng điện: Là số lượng điện tử đi qua một đơn vị diện tích trong một
đơn vị thời gian được đo bằng Ampe (Dòng của bóng được tính bằng miliampe 1mA =
1/1000A).
* Biến áp: Là một dụng cụ biến đổi độ lớn của dòng điện xoay chiều.
Biến áp tăng áp: Chuyển đổi dòng điện từ điện thế thấp lên điện thế cao.
Biến áp hạ áp: Chuyển đổi dòng điện từ điện thế cao xuống điện thế thấp.
* Chỉnh lưu: Hay bộ nắn dòng, là dụng cụ biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng
điện một chiều.
2.2.2: Máy điện quang
Bộ chỉnh lưu
Bộ cao áp

Bộ hạ áp
Máy chụp chiếu điện quang được coi như là một thiết bị cung cấp năng lượng cho
bóng phát tia X, máy bao gồm:

* Nguồn cấp điện một chiều cao áp vào hai cực của bóng:
Bộ phận này gồm bộ biến đổi tăng áp từ 220V nên 10.000V, sau đó điện cao áp xoay
chiều qua bộ phận chỉnh lưu thành dòng một chiều cao áp để đi vào hai cực của bóng.
* Nguồn điện cấp đốt nóng tóc đèn: Chỉ cần vài V để tạo đám mây điện tử.

11


* Nguồn điện vài V để làm cho Anode quay
Hai nguồn điện này lấy ra từ đầu ra của bộ phận hạ áp
* Bộ đo thời gian: Để đo thời gian phát tia X.
* Các nguồn điện phụ khác để điều khiển sự di chuyển của bàn chụp, bóng, xoay góc chụp.
Công suất của bóng quyết định công suất máy. Giá trị cao nhất của cao áp mà bóng phát
tia X chịu đựng được và giá trị dòng bóng cao nhất tương ứng với thời gian chụp dài nhất.
2.2.3. Các loại máy điện quang
a. Máy nửa sóng và phương pháp tạo cao áp:
Máy chỉ dùng nửa sóng của chu kỳ dương, máy nửa sóng công xuất thấp, chỉ chụp
được các bộ phận mỏng, tia X phát cường độ không đều, có nhiều tia mềm và tia khuyếch tán.

Nắn nửa sóng
b. Máy chỉnh lưu cả sóng
Máy sử dụng cả hai nửa sóng, sau khi dòng điện qua bộ phận tăng áp, bộ phận
chỉnh lưu chuyển dòng xoay chiều về dòng điện một chiều.

Nắn cả sóng
Ưu điểm: Tia X được sinh ra có cường độ cao hơn máy nửa sóng, tia mềm, tia
khuyếch tán ít do vậy độ an toàn phóng xạ cao hơn. Tia có cường độ cao nó đáp ứng được
đầy đủ mọi cuộc thăm khám điện quang.
c. Máy điện quang cao tần
Là phương pháp chuyển đổi dòng điện có tần số thấp lên dòng điện có tần số cao, sau

đó chỉnh lưu sang dòng điện một chiều.
Dòng điện thành phố có tần số 50 Hz được đưa vào dụng cụ chuyển đổi tần số lên vài
nghìn KHz.

12


600 Hz

6,5 KHz

50 Hz

KV

KV

TẦN SỐ THẤP

TẦN SỐ CAO

Ưu điểm: Bộ phận chuyển tần số và tạo cao áp, chỉnh lưu các biến áp nhỏ gọn hơn
nhiều so với máy thông thường, điện áp tĩnh rất ổn định do vậy tia X phát ra rất đều và
khoẻ, chất lượng ảnh đẹp lên rất nhiều, thời gian phát tia rất ngắn chỉ vài phần trăm giây, tia
mềm, tia khuyếch tán rất ít do vậy độ an toàn phóng xạ tốt hơn hẳn.
2.3. Nguyên lý hoạt động của máy chụp điện quang
Máy chụp điện quang là một thiết bị dùng bức xạ tia X để nghiên cứu các tổ chức
trong cơ thể, khi chùm tia X đâm xuyên qua cơ thể sẽ bị suy giảm năng lượng do trên
đường đi bị va đập vào các thành phần của tổ chức. Sự suy giảm chùm tia X phụ thuộc vào
quãng đường đi, thành phần cấu tạo của tổ chức, xương làm chùm tia X bị suy giảm nhiều

nhất. Trong cơ thể con người các cơ quan có độ dày khác nhau, thành phần cấu tạo cũng
khác nhau, vì vậy sự suy giảm của tia X cũng khác nhau. Ta dùng một phương tiện, dụng
cụ để phát hiện sự suy giảm ấy. Trong điện quang quy ước thông qua sự biến đổi màu của
phim chụp điện quang trắng xám đen, trên màn chiếu biểu hiện sáng tối. Đối với chụp cắt
lớp vi tính nhờ biến đổi tỷ trọng mà ta biết được bóng dáng, thành phần vùng khám.
3. Ảnh điện quang và chất lượng ảnh
3.1. Ảnh điện quang
Tia X tác dụng lên phim sẽ làm biến đổi màu của muối bạc tráng trên phim, chùm tia
X càng nhiều năng lượng càng lớn, màu của phim càng đen và ngược lại. Như vậy biến đổi
màu của phim có tỷ lệ thuận với chùm tia (năng lượng tia).
Sự suy giảm tia X phụ thuộc các yếu tố sau:
- Độ dầy của cơ thể càng lớn: Chẳng hạn gan và thận, bóng của gan nhìn thấy trên
phim rõ hơn bóng của thận.
- Thành phần cấu tạo của tổ chức: Xương được cấu tạo thành phần chính là Ca, P có
trọng lượng nguyên tử lớn, nên ta nhìn được rõ xương trên phim (do tia X khó xuyên được
qua xương). Đối với không khí tia X bị suy giảm ít nhất nên khi chiếu phổi ta thấy màn
tăng quang rất sáng.
Nhờ có sự đậm nhạt, sáng, tối khác nhau trên phim đã tạo nên bóng dáng các bộ
phận. Qua phân tích ảnh mà ta biết được dấu hiệu nào là bình thường, hình nào là bệnh lý.

13


3.2. Chất lượng phim ảnh
Chất lượng ảnh chụp là yếu tố rất quan trọng giúp cho công tác chẩn đoán bệnh, sự
chẩn đoán sai lầm ngoài yếu tố kiến thức của người thầy thuốc thì chất lượng hình ảnh
đứng ở vị trí thứ hai, chất lượng ảnh đẹp - xấu phụ thuộc vào công suất máy, sự điều chỉnh
hài hoà cả ba yếu tố: KV – mA – t. Ngoài ra ta còn thấy:
- Ảnh chụp bị mờ do các tia đi xiên (tia thứ cấp), đó là tấm lưới lọc tia. Lưới lọc tia
được cấu tạo bằng những lá chì rất mỏng được xếp song song với nhau, ngăn cách giữa các lá

chì bằng những chất liệu không cản quang, các lá chì này được cố định bằng chất liệu không
hấp thụ tia.
Có hai loại lưới lọc tia: Loại lưới di động người ta gắn sẵn trong giá chụp, loại này
khi chụp lưới di động như cái sàng, thời gian di động bằng thời gian phát tia. Lưới cố định
được sử dụng khi cần chụp các bộ phận dày, lưới đặt trên catset đựng phim ngay dưới bộ
phận chụp, loại này khi chụp không chuyển động được.
- Ảnh chụp bị rung do quá trình chụp cố định không tốt, để khắc phục bệnh nhân
phải nín thở trước khi chụp.
- Ảnh nhoè do tiêu điểm bóng, ảnh chụp ở tiêu điểm lớn sẽ bị nhoè hơn ảnh chụp ở
tiêu điểm nhỏ.
- Ảnh bị méo hình do tia trung tâm không đi vào đúng vùng cần chụp.
3.3. Độ tương phản của ảnh
Một phim chụp tốt phải do có độ tương phản tốt, tương phản tốt là độ trắng đen của
ảnh phải rõ nét, độ tương phản ta điều chỉnh tốt 3 thông số, song cần chú ý yếu tố mA.
Trong kỹ thuật ta có sử dụng hai loại tương phản để làm tăng chất lượng ảnh chụp.
- Tương phản tự nhiên: Tương phản giữa hai môi trường có tỷ trọng khác nhau:
xương cơ, phổi với các thành phần khác.
- Tương phản nhân tạo: Tạo ra một môi trường khác biệt đưa vào vùng khám có cùng
tỷ trọng:
+ Bơm khí vào ruột tìm búi lồng ruột, bơm hơi vào ổ bụng để khám gan.v.v. ta gọi là
chất cản quang âm tính.
+ Dùng các chất kim loại nặng (hợp chất này phải đạt 3 yêu cầu: hấp thụ tia X tốt,
không bị phân huỷ, đặc biệt không độc cho cơ thể). đưa vào vùng cần khám: khám dạ dày,
khám mạch máu.v.v. các loại như vậy có tên là chất cản quang dương tính.
III. KỸ THUẬT CHỤP ĐIỆN QUANG
1. Chụp điện quang quy ước
1.1. Chiếu điện
Là kỹ thuật đơn giản, người thầy thuốc quan sát ảnh ngay trên màn chiếu, màn chiếu
phát sáng yếu muốn quan sát được ta phải quan sát trong buồng tối. Do vậy để quan sát
được ta phải đợi trong buồng tối từ 10 đến 15 phút để cho mắt quen với ánh sáng yếu.

Chiếu dưới màn tăng sáng truyền hình: người ta sử dụng bóng tăng sáng đặt ngay sau
màn huỳnh quang khuyếch đại độ sáng lên nhiều lần, ánh sáng từ màn thứ hai của bóng tăng
sáng được camera thu và truyền đến màn nhận, ta quan sát được không cần buồng tối.

14


Chiếu điện là phương pháp quan sát trực tiếp của vật thể cần khám, sự di động, sự di
chuyển vật lạ trong cơ thể theo các chiều khác nhau. Nhược điểm là tư liệu thu được thiếu
khách quan không để lại tư liệu.
1.2. Chụp điện quang
Vật chụp được đặt ngay giữa nguồn phát tia X và phim. Hình vật chụp sẽ làm biến
đổi màu của phim khi lên ảnh.
Chụp theo ba bình diện khác nhau:
- Chụp hướng trước sau hoặc sau trước: xem hình thể vật và hai bờ phải - trái của vật.
- Chụp hướng bên trái phải hoặc phải - trái: Xem hình thể vật và quan sát bờ trước,
bờ sau của vật.
- Chụp chếch hai bên: Quan sát mặt bên vật.
Chú ý khi nhận định kết quả chụp:
- Ảnh của vật bao giờ cũng lớn hơn vật có hai lý do gây lớn ảnh:
+ Vật chụp để xa phim.
+ Bóng phát tia để gần vật chụp.
- Do vậy muốn phóng đại ảnh ta đưa bóng vào sát vật. Phương pháp này gọi là chụp
phóng đại.
- Chụp télé là kỹ thuật chụp đo kích thước thật của vật, bóng phát tia được đưa ra xa.
1.2.1. Chụp ảnh hình tăng sáng
Đặt máy ảnh tại màn tăng sáng chụp, cỡ phim là 7x7cm, 10x10cm.
1.2.2. Chụp huỳnh quang
Đặt máy ảnh ngay sau màn huỳnh quang để chụp.
1.2.3. Chụp X-Quang khô

Bộ phận phát hiện là lớp mỏng Selen, chất bán dẫn có cảm thụ ánh sáng và được nạp
điện. Khi tia X chiếu vào có cường độ khác nhau làm cho tấm Selen dẫn điện và mất điện
và mất điện tích ở vùng bị chiếu xạ, tạo nên ảnh tích điện rồi được tiếp xúc với đám mây
đã được nạp điện và được in ra giấy, in lên phim. Hình ảnh X-Quang khô làm tăng hiệu
ứng đường bờ do đó phương pháp này thường được áp dụng chụp vú (mamôgraphie).
1.2.4. Chụp cắt lớp thường quy
Dựa vào nguyên lý bóng phát tia X và phim chạy ngược chiều nhau qua tâm O.
Tâm O là mặt phẳng cắt, các thành phần nằm trong mặt phẳng này được giữ nguyên hình
dạng, các thành phần nằm ngoài mặt phẳng này thì bị xoá nhoè hoặc bị đẩy ra ngoài.
Độ dày của lớp cắt phụ thuộc vào góc mở của bóng và phim chạy, góc mở càng lớn
thì lớp cắt càng mỏng.

15


Bóng phát tia X

Mặt phẳng cắt

Cắt thẳng và
cắt xoáy tròn

2. Chụp cắt lớp vi tính: (CT-Scanner hay Computer Tomographie).
Chụp cắt lớp vi tính (CLVT) được định nghĩa là một phương pháp đo tỷ trọng của
những thể tích cơ bản trong một lớp cắt.
2.1. Nguyên lý cơ bản
Chụp cắt lớp quy ước đã có từ 30 năm. Dựa trên nguyên tắc là làm rõ các tạng ở mặt
phẳng định trước và xoá đi hình chiếu của các mặt phẳng khác trên ảnh đó.
Phương pháp chụp CLVT cho phép sự phân biệt sự chênh lệch tỷ trọng của các cấu
trúc trên cùng một mặt phẳng cao nhất là 5%.

Dựa trên lý thuyết vẽ tái tạo ảnh cấu trúc của một vật thể ba chiều, Hounsfield thiết
kế máy chụp CLVT gồm một hệ thống phản xạ tia X và những đầu dò đặt phía đối diện với
bóng phát tia X. Hệ thống này được gắn với nhau qua một bộ phận cơ khí xác định mặt
phẳng phát hiện, khi chụp hệ thống này quay quanh một đường tròn của một mặt phẳng
vuông góc với trục cơ thể.

16


Bệnh nhân

Bóng X
quang

Bộ phát hiện

Chùm tia X đi qua một cửa sổ hẹp (vài mm) xuyên qua cơ thể và bị cơ thể hấp thu
một phần, phần còn lại được đầu dò ghi lại, kết quả ghi ở rất nhiều các vị trí khác nhau
trong khi bóng phát tia X quay tròn, kết quả sẽ truyền vào bộ nhớ của máy vi tính để phân
tích, tính toán xây dựng hình ảnh của sự phân bổ sự suy giảm của tia X trong một lớp cắt.
Phương pháp này cho phép phân biệt được cấu trúc cơ thể trên cùng một mặt phẳng có độ
chênh lệch tỷ trọng 0,5%.
Nguyên lý dựng lại hình ảnh giống như cách tính những con số chứa trong một ma
trận mà người ta đã biết tổng số theo trục dọc và ngang.
Ví dụ: có một vật thể hình vuông có cỡ 8x8 đơn vị thể tích, nếu cho một nguồn tia X I o
chiếu qua hai hướng ta có kết quả thu được ở hai phía đối diện từ I X1 đến IX8 và IY1 đến IY8,
hai nhóm kết quả này không đủ để tính ra được trị số hấp thụ của quang tuyến X của từng
đơn vị thể tích của vật thể nói trên. Muốn có 8x8 = 64 trị giá hấp thụ của 64 đơn vị thể tích
cần có ít nhất 64 lần phát tia X và 64 nhóm kết quả ghi lại. Trong hệ thống CLVT số lần đo
quyết định số đơn vị thể tích của một lớp cắt và như vậy một lớp cắt càng chia ra nhiều đơn

vị thể tích bao nhiêu thì ảnh của nó càng có độ phân giải không gian cao bấy nhiêu (có nghĩa
độ tin cậy càng có ý nghĩa). Số đơn vị trong một lớp cắt trong toán học gọi là ma trận.
Hiện nay máy chụp CLVT càng thế hệ sau máy có ma trận càng cao: Các máy thế
hệ trước có ma trận: 252 x 252, 340 x 340, 512 x 512, hiện nay máy chụp CLVT thế hệ 4
có ma trận 1024 x 1024.
2.2. Chỉ định
Chụp CLVT đã đem lại nhiều lợi ích cho chẩn đoán, các thủ thuật chọc dò và ứng
dụng trong điều trị dựa vào chụp CLVT.
Chụp CLVT ngoài phát hiện các tổn thương mặc dù có kích thước rất nhỏ (vài
mm), nhờ phép đo tỷ trọng, chụp CLVT còn cho phép dự đoán được cấu trúc của các ổ bất
thường trong cơ thể.
Do sự kết hợp hài hoà giữa siêu âm và chụp CLVT đã làm tăng giá trị đúng cho một
chẩn đoán.

17


IV. NGUY HIỂM CỦA QUANG TUYẾN X VÀ PHƯƠNG PHÁP BẢO VỆ
1. Nguy hiểm của quang tuyến X
1.1. Tại cơ quan cảm thụ
a. Da:
Da là một tổ chức chịu sự tác dụng của tia mềm nhiều, tia X tác dụng lên da tuỳ
theo liều chiếu từ gây đỏ da, viêm biểu bì. Lông tóc móng rụng, bỏng hoại tử.
Liều tia: 150 – 200 Rad: đỏ da.
300 – 400 Rad: viêm biểu bì.
600 – 800 Rad: viêm, hoại tử.
b. Xương
Gây rỗ xương, ròn xương, cũng có thể gây viêm xương vô khuẩn.
c. Cơ quan tạo huyết
Hiện tại chưa thấy bệnh lý tạo huyết, song nó cũng có thể gây thiếu máu đặc biệt

dòng bạch cầu.
d. Bào thai
Cơ quan nhạy cảm nhiều với tia X đặc biệt trong 12 tuần đầu của thai, nếu chiếu xạ
nhiều trong thời gian này sẽ gây dị dạng thai đặc biệt ảnh hưởng nặng nề đối với hệ thần
kinh trung ương, trẻ sinh ra kém thông minh.
- Với một liều chiếu xạ trên 5 Rad trước tuần 12, xét vấn đề đình chỉ thai là hợp lý.
- Dưới con số trên, không thể khẳng định được trong tương lai vấn đề gì sẽ sảy ra.
- Đối với thai từ 8 tháng tuổi trở lên không còn nguy cơ cho một cuộc thăm khám
điện quang quy ước.
e. Đối với cơ quan sinh dục
Khám điện quang nhiều lần vùng tiểu khung sẽ ảnh hưởng đến tế bào dòng rõi, teo,
mất tế bào sinh sản, nhẹ có thể làm chết gây thiếu hụt số lượng tinh trùng, ảnh hưởng đến
chức năng của nó.
1.2. Đối với gen
Nguy cơ càng lớn nếu khám X-Quang cho những người càng trẻ, sự đột biến của
gen tăng lên theo liều chiếu xạ, liều chiếu xạ làm tăng gấp đôi tần xuất đột biến trong
khoảng 30 Rad. Đột biến gen tiềm tàng và kéo dài sang thế hệ sau.
2. Phương pháp bảo vệ
2.1. Các đơn vị đo lường tia phóng xạ
- Becquered (Bp): là đơn vị đo lường phóng xạ nó bằng sự phân huỷ trong giây
- 1 Curie = 3,7x1010 Bp
- Gray = 100 Rad
- Sivert (Sv) là liều hấp thụ tương đương.
2.2. Liều chiếu xạ
Mỗi một cơ thể có thể bị chiếu xạ nhiều hay ít theo một bậc thang từ 1.000.000 đến 1 Rad
- Vài trục Rad gây đột biến sinh dục.
- Vài nghìn Rad cho liều diều trị tổng cộng từ 4000 đến 7000 Rad/ khối u.
- Chiếu toàn thân: 500 Rad gây tử vong.

18



- Chiếu xạ khoảng 1 Rad, liều tối đa cho phép với người làm nghề tia xạ 5 Rad/ năm,
đối với nhân viên điện quang sau 1 tháng kiểm tra xạ kế chỉ trên 0,1 Rad là có vấn đề, cần
tìm rõ nguyên nhân, liều cho phép tối đa trong năm 100 mili Rad (tuỳ từng cá nhân).
2.3. Biện pháp an toàn phóng xạ
2.3.1. Nhà điện quang
Nhà đặt máy cần cách biệt với các phòng làm việc, tường nhà được trát chất chống
tia dò rỉ ra môi trường xung quanh.
a. Buồng máy
Tường xây xa nơi đặt máy ít nhất là 2 m ; tường, cửa, trần được trát Baris chì hoặc
được ốp những tấm chì, cửa buồng máy có đặt đèn báo có tia phóng xạ.
b. Máy điện quang
Kiểm tra độ an toàn của bóng phát tia X, trước khi lắp đặt sử dụng.
- Quy chuẩn cho phép khi bóng phát tia X đo cách xa 1m tia dò rỉ không quá 1mGy/ giờ.
- Cửa sổ tia phải có bộ phận đóng mở để khu trú chùm tia X đi ra
- Máy phải có đồng hồ đo thời gian phát tia.
2.3.2. Cán bộ điện quang
- Trang bị kiến thức an toàn phóng xạ, cán bộ phải có ý thức về an toàn phóng xạ.
- Không nên lạm dụng sử dụng tia X khi không cần thiết.
- Trang bị dụng cụ bảo vệ chống nhiễm tia, không sử dụng các trang bị đã bị rách,
thủng, kính chì đã vỡ (áo chì, găng tay chì, tạp dề chì.v.v.), khi khám tuyệt đối nghiêm cấm
dùng tay sờ nắn thăm khám bệnh khi đang phát tia X.
- Kiểm tra sức khoẻ định kỳ, đo liều xạ kế cá nhân theo kế hoạch.
2.3.3. Người bệnh
- Không chỉ định khám điện quang bừa bãi.
- Không nên thăm khám cho phụ nữ có thai trong 12 tuần đầu, đối với trẻ em thì dè dặt.
- Mở cửa sổ tia vừa đủ cho vùng cần thăm khám và che chắn vùng không thăm khám
lại (bộ phận sinh dục).
- Khi khám không cho tia phát quá lâu và không khám nhiều lần trong tuần (lần 2

nên cách lần 1 ít nhất 10 ngày).
- Rất hạn chế khám điện quang cho chị em phụ nữ còn độ tuổi sinh đẻ, nếu bắt buộc
ta nên khám trong vòng 10 ngày tiếp theo ngày bắt đầu thấy kinh.

- Trẻ em rất nhạy cảm với tia X cho nên việc chỉ định khám điện quang thật
hãn hữu.

19


PHỔI VÀ LỒNG NGỰC
MỤC TIÊU: Sau khi học song bài này học viên có khả năng.

1. Trình bày được các kỹ thuật thăm khám cơ bản về X quang thường quy lồng ngực.
2. Liệt kê được các tiêu chuẩn đánh giá phim chụp phổi – lồng ngực ở người lớn bình
thường.
3. Liệt kê và tóm tắt các dấu hiệu chính của các tổn thương cơ bản, có khả năng chẩn
đoán được một số bệnh thường gặp.
MỞ ĐẦU

Bệnh lý phổi và lồng ngực rất phổ biến và gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh diễn biến phức
tạp, bệnh có khi chỉ xuất hiện tại nhu mô, tại khoang màng phổi hoặc tại các nhánh huyết
quản riêng rẽ. Trên phim biểu hiện là những hình mờ, hình quá sáng, hình hỗn hợp khí và
nước. Song trong thực tế chúng thường kết hợp với nhau, đan chồng chéo lên nhau đã làm
cho hình ảnh trở nên vô cùng phức tạp.
Nhiệm vụ của các thầy thuốc chúng ta phải bóc tách được chúng, dựa vào mỗi bộ
phận tổn thương chúng đều mang đặc điểm, sắc thái riêng của nó. Đồng thời triệu chứng
lâm sàng giúp ta nhận diện được rõ bệnh hơn.
Muốn vậy chúng ta cần tiến hành trình tự theo các bước sau đây:
NỘI DUNG BÀI HỌC

I. KỸ THUẬT THĂM KHÁM
1.1. Chiếu điện
Không còn áp dụng rộng rãi bởi tư liệu không khách quan, không phát hiện được tổn
thương nhỏ, do vậy phép chiếu chỉ còn áp dụng quan sát sự cử động của lồng ngực.
1.2. Chụp quy ước
Đây là phương pháp cơ bản đối với tất cả các bệnh lý của lồng ngực. Có hai tư thế
chủ yếu.
a. Chụp ngực thẳng
Ngực người bệnh áp sát phim, tia X đi từ sau ra trước. Về chỉ tiêu kỹ thuật thấy rõ 3
đốt sống lưng đoạn ngực, phần mềm thấy vòm hoành đầu trước sụn sườn IV.
Chụp hướng thẳng là quan sát hai bên phế trường, trung thất, bờ phải, bờ trái của
bóng tim và các nhánh phế huyết quản phổi.
Nếu muốn quan sát rõ phần trung thất ta để độ đâm xuyên của tia X cao (thấy rõ
đoạn cột sống lưng). Đồng thời thấy được lưới mạch máu phổi, quan sát được cấu trúc tổ
chức phổi (phần sau tim, đáy phổi lấp sau cơ hoành). Đặc biệt các thành phần của trung
thất: Động mạch chủ, các đường trung thất.
b. Chụp nghiêng
Thường được chỉ định chụp để làm rõ phần tổn thương trên phim chụp thẳng. Tổn
thương bên phổi nào thì bên đó đặt gần phim. Tia X xuyên từ phía đối diện.

20


c. Các tư thế khác
Các tư thế này thường được chụp theo yêu cầu: Chụp chếch, Chụp nằm ngửa, nằm
nghiêng tia đi thẳng sau trước, thường chỉ định để chẩn đoán phân biệt tràn dịch khu trú
hay tự do.
1.3. Chụp cắt lớp cổ điển
Hiện nay kỹ thuật này không còn được phổ biến rộng rãi nữa bởi vì giá trị cho chẩn
đoán còn nhiều hạn chế.

1.4. Chụp cắt lớp vi tính
Dựa vào sự biến đổi tỷ trọng theo lớp cắt nó cho biết rõ ràng về mặt cấu trúc.
1.5. Chụp phế quản có bơm thuốc cản quang
Là phương pháp bơm thuốc cản quang vào phế quản chọn lọc. Hiện nay nhờ có chụp
CT, kỹ thuật này không còn sử dụng nữa.
1.6. Siêu âm
Phổi rất nhiều khí việc khám siêu âm rất khó, song khám siêu âm thường được chỉ
định tràn dịch màng phổi, u màng phổi.
1.7. Chụp mạch
Thường chỉ định bệnh nhân có tổn thương mạch máu phổi và mạch phế quản ngoài mục
đích chẩn đoán mà mục đích thứ hai là điều trị bằng nút gây tắc mạch (X quang can thiệp)
1.8. Các phương pháp khác
Ghi hình bằng đồng vị phóng xạ, chụp cộng hưởng từ, các kỹ thuật này đang phát
triển mạnh.
II. GIẢI PHẪU X QUANG PHỔI – LỒNG NGỰC
2.1. Khí quản – phế quản gốc
Khí quản nằm thẳng chính giữa lồng ngực, có thể hơi lệch phải, có dấu ấn quai động
mạch chủ (ĐMC).
Ngang đốt sống D5 khí quản chia thành phế quản gốc phải và trái. Độ mở giữa hai
phế quản gốc 45 đến 750. Phế quản gốc phải dốc hơn phế quản gốc trái.
Chụp phim với KV cao ta nhận thấy có hình sáng rộng 2,0 – 2,5 cm năm trùng với
cột sống. Hình sáng ngang D5 thì tách đi về hai phía. Trên phim chụp nghiêng hình phế
quản rất rõ, ống sáng chạy chếch xuống dưới và ra sau. Phế quản gốc phải tiếp theo trục
khí quản, phế quản gốc trái đi ngang cho nên ta chỉ thấy một hình tròn sáng hoặc là hình
thoi (Elíp).
2.2. Rãnh liên thuỳ sự phân chia thuỳ, phân thuỳ
Lá tạng màng phổi có các rãnh lấn sâu vào nhu mô tới sát rốn phổi chia phổi tạo
thành rãnh liên thuỳ, chia phổi ra các thuỳ.
+ Phổi phải có hai rãnh: Lớn và nhỏ chia phổi thành 3 thuỳ: thuỳ trên, thuỳ giữa, thuỳ dưới.
+ Phổi trái có một rãnh liên thuỳ và chia phổi bên trái thành hai thuỳ: Thuỳ trên và

thuỳ dưới.
Trên phim chỉ thấy được khi chùm tia X đi song song với rãnh liên thuỳ.
Sự phân chia thuỳ và liên thuỳ phổi nó phụ thuộc vào sự cấu trúc của cây phế quản.
Tên thuỳ là tên của phế quản.

21


Hình 1

Hình 2

22


Hình 3. Phân chia thuỳ - phân thuỳ
Thuỳ trên

Phải: Phân thuỳ đỉnh (1)
Trái: Phân thuỳ đỉnh và sau (1+ 2)

Phải: Phân thuỳ sau (2)
Trái: Phân thuỳ đỉnh và sau

Phân thuỳ trước (3) phải và trái
Phân thuỳ nách phải và trái
Phân thuỳ 4,5: Bên phải thuộc thuỳ giữa, bên trài thuộc thuỳ trên

Bên phải: Phân thuỳ sau ngoài (4)
Bên trái: Phân thuỳ lưỡi trên (4)


Bên phải: Phân thuỳ trứoc trong (5)
Bên trái: Phân thuỳ lưỡi dưới (5)
Thuỳ dưới

Bên phải và trái phân thuỳ đỉnh (6)

Chỉ có bên phải có phân thuỳ cạnh tim (7)

Bên phải và trái phân thuỳ trước nền (8)

Bên phải và trái phân thùy bên nền (9)

Bên phải và trái phân thuỳ sau nền (10)

23


2.3. Mạch máu phổi
Thân động mạch phổi (ĐMP) xuất phát từ thất phải và chia thành hai nhánh đi vào
hai bên phổi ĐMP trái ngắn hơn ĐMP phải có hướng đi lên. ĐMP phải nằm ngang và đi
xuống. Do vậy rốn phổi bên phải thấp hơn rốn phổi bên trái.
Khi động mạch đi đến nhu mô sẽ được phân chia theo các phế quản cho đến phế
nang rồi chuyển thành 4 tĩnh mạch (TM) rồi đổ vào nhĩ trái. Trên phim mạch máu thấy rõ
nó là hình mờ gốc từ tim toả vào phổi như cành cây. Ở tư thế chụp đứng mạch máu ở đáy
phổi to hơn và phong phú hơn.
Các động mạch dinh dưỡng của phế quản (gọi là động mạch phế quản). Nó xuất phát
từ động mạch chủ (ĐMC) chạy cùng và phân chia theo phế quản.
Ở phổi còn có mạng lưới mạch bạch huyết nằm trong tổ chức liên kết rồi đổ về hạch
rốn phổi.


a

b

Hình 4. Llưới mạch máu phổi bình thường và dạng tăng áp
a: Lưới tưới máu phổi bình thường ; b: Tăng áp lực động mạch phổi gây phân bố lại lưới mạch
máu, nhiều hơn ở vùng đỉnh, có phù nề tổ chức kẽ
2.4. Nhu mô phổi
Là đơn vị cấu trúc của tổ chức phổi, là tiểu thuỳ thứ cấp. Nó có cấu trúc hình tháp. Bao
quanh gồm các mạch máu, phế quản tiểu thuỳ. Tổ chức liên kết bao quanh phế nang, các phế nang
có đường kính 5mm. Các tiểu thuỳ hình tháp có thể tích 0,3 - 3 cm3. Trong một đơn vị tiểu thuỳ sơ cấp
có trung bình từ 3 – 6 chùm phế nang.
Trên phim chụp X quang chuẩn ta có thể thấy các hốc sáng là phế nang được đan xen các
thành phần mạch và tổ chức liên kết như mắt lưới (được gọi là tổ chức phổi).

a

b

Hình 5: Các tiểu thuỳ thứ cấp
và chùm phế nang
a. Tiểu thuỳ thứ cấp: 1. Phế quản
tiểu thuỳ ; 2. tiểu phế quản tận; 3
và 4. Tiểu phế quản hô hấp ; 5.
ống phế nang ; 6. Túi phế nang.
b. Chùm phế nang: 7 lỗ Kohn ; 8.
ống Lambert ; 9. Tổ chức kẽ
quanh phế huyết quản ; 10 vách
liên tiểu thuỳ ; 11. Tổ chức dưới

màng phổi.

24

H×nh 5: C¸c tiÓu thuú
thø cÊp vµ chïm phÕ
nang
a. TiÓu thuú thø cÊp: 1.


tiểu phế quản tận; 3 và 4.
Tiểu phế quản hô hấp ; 5.
ống phế nang ; 6. Túi phế
nang.
b. Chùm phế nang: 7 lỗ
Kohn ; 8. ống Lambert ; 9.
2.5. C honh
Tổ chức kẽ quanh phế
Phn di nn ca hai bờn lng ngc l
c honh
nú; cú
huyết
quản
10dng
váchhỡnh
liêncung li vo
thuỳ
11. Tổ
dới gúc nhn.
trng phi. Hỡnh cong u n phớa dỡa ngoi tiểu

tip xỳc
vi ;thnh
ngcchức
to thnh
phổi.
Trờn phim chp nghiờng trỏi vũm honh trỏi bmàng
xoỏ mt
mt phn phớa trong do búng tim
ố vo.
2.6. Thnh ngc
Khi c phim phi ta luụn ngh rng õy l phim chp lng ngc. Bi ngoi bnh lý
ti phi nhiu khi bnh lý t lng ngc cú nh hng n phi. Do s mt cu trỳc cõn i
ca khung xng, cu trỳc phn mm ca thnh ngc liờn quan n bnh lý phi.
2.7. Trung tht
Mt bờn ca trung tht khụng bng phng m ln theo cỏc cu trỳc ca trung tht v
mt trong ca phi. S tip giỏp ca nhu mụ phi vi cỏc cu trỳc ca trung tht to thnh
cỏc ng b m ta cú th quan sỏt c trờn phim chp ngc (gi l ng trung tht).
Bờn phi: ng cnh ct sng phi, ng cnh thc qun.
Bờn trỏi: ng cnh ct sng trỏi, ng cnh ng mch ch.
gia: ng trung tht trc v trung tht sau l ni tip giỏp gia mng phi
phi v trỏi
.Hỡnh 6: S cỏc ng trung tht
1. ng cnh ct sng
2. ng cnh thc qun
3. Tnh mch ch trờn
4. Quai tnh mch n
5. ng cnh ct sng trỏi
6.ng cnh ng mch ch
7. ng trung tht trc
8. ng trung tht sau

9. ng di ũn trỏi
10. ng cnh tim

IIII. TRIU CHNG HC X QUANG PHI
A. HI CHNG THNH NGC
Xỏc nh v trớ thnh ngc ca mt hỡnh nh bnh lý ụi khi cho phộp trỏnh c
nhng khỏm xột khụng cn thit.
Ti phn mm:
Tng dy khu trỳ do nhim trựng hoc do u. S gia tng v th tớch ó to nờn mt
búng m ng u cú mt nh dch. B búng m cú nột v gii hn, nột v mt phớa
hoc ton b b khi u m. Nu ch quan sỏt trờn mt phim chp khi m ny nm ố
vo trng phi, d lm tng tn thng trong nhu mụ phi, hoc tn thng khu trỳ
mng phi.

25


×