Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

KIẾN THỨC, THÁI độ, mức độ THAM GIA và KHẢ NĂNG CHI TRẢ các KHÓA đào tạo về kỹ NĂNG CHĂM sóc sức KHỎE tại NHÀ của SINH VIÊN điều DƯỠNG năm CUỐI TRƯỜNG CAO ĐẲNG y tế THÁI BÌNH năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (362.11 KB, 51 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

TRẦN NHẬT TUẤN

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ
KHẢ NĂNG CHI TRẢ CÁC KHÓA ĐÀO TẠO VỀ KỸ NĂNG
CHĂM SÓC SỨC KHỎE TẠI NHÀ CỦA SINH VIÊN
ĐIỀU DƯỠNG NĂM CUỐI TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ
THÁI BÌNH NĂM 2018

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC DỰ PHÒNG

Hà Nội - 2018


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

TRẦN NHẬT TUẤN
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ


KHẢ NĂNG CHI TRẢ CÁC KHÓA ĐÀO TẠO VỀ KỸ NĂNG
CHĂM SÓC SỨC KHỎE TẠI NHÀ CỦA SINH VIÊN
ĐIỀU DƯỠNG NĂM CUỐI TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ
THÁI BÌNH NĂM 2018
Chuyên ngành: Y học dự phòng
Mã số: 60720163
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC DỰ PHÒNG
Người hướng dẫn khoa học:
1: GS.TS Lưu Ngọc Hoạt
2: TS Nguyễn Thị Thu Dung


3

Hà Nội - 2018
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

APHA

American Public Health Association
(Hiệp hội Y tế Công cộng Hoa Kỳ)

BYT

Bộ Y tế

CAHC

The Connecticut Association for Home Care
(Hiệp hội chăm sóc sức khỏe gia đình Connnecticut)


CHN

Community health nursing
(Điều dưỡng chăm sóc sức khỏe cộng đồng)

CSSK

Chăm sóc sức khỏe

CSSKCĐ

Chăm sóc sức khỏe cộng đồng

NAHC

National Association of Homecare and Hospice
(Hiệp hội gia đình và nhà tế bần quốc gia)

UBND

Ủy ban nhân dân

VNAA

Visiting nurse Associations of America
(Hiệp hội Điều dưỡng Thỉnh nguyện của Hoa Kỳ)


4


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.............................................................3
1.1. Đại cương về điều dưỡng cộng đồng...................................................3
1.1.1. Điều dưỡng cộng đồng..................................................................3
1.1.2. CSSK tại nhà.................................................................................4
1.1.3. CSSK tại các trung tâm CSSKCĐ không phải bệnh viện.............5
1.2. Nhu cầu xã hội về CSSK tại nhà..........................................................6
1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn làm việc tại cộng đồng...........7
1.4. Đào tạo điều dưỡng cộng đồng............................................................8
1.5. Chính sách về điều dưỡng CSSK tại nhà ở Việt Nam..........................9
1.6. Trường Cao đẳng Y tế Thái Bình.......................................................10
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............14
2.1. Đối tượng...........................................................................................14
2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu..........................................................14
2.3. Thiết kế nghiên cứu............................................................................14
2.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu.........................................................16
2.4.1. Cỡ mẫu........................................................................................16
2.4.2. Phương pháp chọn mẫu...............................................................16
2.5. Biến số, chỉ số nghiên cứu và phương pháp thu thập số liệu.............16
2.6. Công cụ, kỹ thuật thu thập số liệu......................................................20
2.7. Phương pháp phân tích, xử lí số liệu..................................................21
2.9. Đạo đức nghiên cứu...........................................................................22
Chương 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ.................................................................23
3.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu.......................................23
3.2. Nhận thức về các dịch vụ mà điều dưỡng có thể cung cấp tại nhà....24



5

3.3. Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn tham gia CSSK
tại nhà của điều dưỡng........................................................................25
3.4. Nhu cầu tham gia đào tạo thành điều dưỡng cộng đồng chăm sóc tại nhà....26
3.5. Khả năng chi trả cho các khóa đào tạo dành cho dịch vụ điều dưỡng
cộng đồng............................................................................................27
Chương 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN...............................................................29
DỰ KIẾN KẾT LUẬN..................................................................................30
DỰ KIẾN KHUYẾN NGHỊ.........................................................................30
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


6

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu..................................23

Bảng 3.2.

Đặc điểm kinh tế gia đình của đối tượng nghiên cứu.................24

Bảng 3.3.

Nhận thức của sinh viên về CSSK tại nhà theo từng nhóm biến số......24

Bảng 3.4.


Nhận thức của sinh viên về CSSK tại nhà..................................24

Bảng 3.5.

Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn tham gia
CSSK tại nhà của điều dưỡng.....................................................25

Bảng 3.6.

Nhu cầu về đào tạo để CSSK tại nhà..........................................26

Bảng 3.7.

Tỉ lệ sinh viên có nhu cầu làm việc ở cộng đồng trong từng lĩnh
vực...............................................................................................26

Bảng 3.8.

Biểu đồ thể hiện sự sẵn sàng chi trả để tham gia các khóa đào tạo
điều dưỡng cộng đồng.................................................................27

Bảng 3.9.

Biểu đồ thể hiện đánh giá mức học phí các khóa đào tạo...........27


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Theo Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2014, mô hình gánh nặng
bệnh tật của nước ta có sự dịch chuyển mạnh mẽ theo hướng càng ngày càng
tăng các bệnh mạn tính: đến năm 2010, gần 80% gánh nặng bệnh tật là do các
bệnh không lây nhiễm (66%) và tai nạn thương tích (13%). [1]. Bên cạnh đó,
Việt Nam là nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất trên thế giới. Từ năm
2012 nước ta đã bước vào giai đoạn già hóa khi số người thuộc nhóm tuổi từ
60 trở lên chiếm đến 10,2% tổng dân số. Dự báo đến năm 2049 tỉ lệ này sẽ lên
tới 25% trong khi đó độ tuổi lao động giảm xuống chỉ còn 57%[2]. Điều này
không chỉ gây áp lực rất lớn đến kinh tế, chính trị, xã hội mà còn tạo ra áp lực
rất lớn cho hệ thống CSSK, nhất là với các bệnh viện tuyến trên khi mà y tế
tuyến cơ sở và tuyến dưới còn yếu kém và người dân vẫn muốn “vượt tuyến”
để được khám chữa bệnh ở tuyến trên.
Thực tế, mức thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện, hiểu biết
của người dân về sức khoẻ, y tế ngày càng tối nên nhiều người dân đã quan
tâm đến vấn đề dự phòng bệnh tật và mong muốn được khám, điều trị chăm
sóc sức khoẻ tại nhà và tại y tế tuyến dưới nếu có hệ thống cung cấp dịch vụ
tốt với giá cả hợp lý. Tuy nhiên, hiện nay nguồn nhân lực y tế của nước ta ở
tuyến dưới còn hạn chế, đặc biệt là hệ thống chăm sóc sức khỏe tại nhà và tại
cộng đồng như chưa có nhiều các cơ sở cung cấp bác sỹ gia đình, cung cấp
điều dưỡng chăm sóc tại nhà có chất lượng. Ngay cả điều dưỡng vốn được
đào tạo ra với nhiệm vụ chăm sóc thì cũng chỉ được đào tạo phục vụ trong
bệnh viện chứ không được đào tạo để phục vụ tại cộng đồng. Hiện có hơn
100.000 điều dưỡng trung cấp không thể xin được việc do chính sách hội
nhập khu vực, rất nhiều điều dưỡng cao đẳng được đào tạo ra cũng không xin
được việc tại các bệnh viện. Lực lượng này hoàn toàn có thể được đào tạo để


2

chuyển đổi sang điều dưỡng cộng đồng, đặc biệt trong bối cảnh cuộc cách

mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra, công nghệ thông tin đang được ứng dụng
càng ngày càng nhiều trong hỗ trợ chẩn đoán, tư vấn sức khoẻ, bệnh tật từ xa.
Ở các nước trên thế giới, mô hình dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng
đã được thực hiện từ giữa thế kỉ XX và ngày càng hoàn thiện. Các dịch vụ
chăm sóc sức khỏe cộng đồng được cung cấp bởi cả hệ thống chăm sóc sức
khỏe công lập, tư nhân và cả bởi các tổ chức từ thiện, bao gồm chăm sóc tại
nhà và chăm sóc tại các trung tâm y tế cộng đồng không phải bệnh viện [5].
Tuy nhiên ở nước ta, mô hình bác sỹ gia đình, chăm sóc sức khỏe tại nhà và
các dịch vụ liên quan còn khá mới mẻ và chưa được nhiều người biết đến.
Ngay cả trong các trường đào tạo y khoa cũng chưa có các mã ngành đào tạo
về chăm sóc sức khỏe cộng đồng, đội ngũ điều dưỡng được đào tạo tại các
trường cũng chưa hiểu về mô hình chăm sóc sức khoẻ tại nhà để có thể xin
việc sau khi tốt nghiệp. Đây thực sự là một hướng đi mới đầy triển vọng cho
các cơ sở đào tạo cũng như các sinh viên điều dưỡng đang chưa có định
hướng nghề nghiệp cụ thể.
Với những lí do trên, chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Kiến thức, thái độ,

mức độ tham gia và khả năng chi trả các khóa đào tạo về kỹ
năng chăm sóc sức khỏe tại nhà của sinh viên điều dưỡng năm
cuối trường cao đẳng y tế thái bình năm 2018Nhận thức và sự tự
nguyện tham gia các khóa đào tạo kỹ năng chăm sóc sức khỏe tại nhà của
sinh viên điều dưỡng trường Cao đẳng Y tế Thái Bình năm 2018” với các
mục tiêu như sau:
1. Mô tả nhận kiến thức,và thái độ và mức độ hưởng ứng, tham gia các
khoá học về chăm sóc sức khỏe tại nhà của sinh viên điều dưỡng năm
cuối trường Cao đẳng Y tế Thái Bình năm 2018.


3


2. Xác định một số yếu tố liên quan đếnMô tả mức độ độ tự nguyện tham
gia và khả năng chi trả cho các khóa đào tạo kỹ năng chăm sóc sức
khỏe tại nhà của sinh viên điều dưỡng năm cuối trường Cao đẳng Y
tế Thái Bình năm 2018.


4

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đại cương về điều dưỡng cộng đồng.
1.1.1. Điều dưỡng cộng đồng
Điều dưỡng trên thế giới đang hoạt động trong hai hệ thống chính là
điều dưỡng bệnh viện và điều dưỡng chăm sóc sức khỏe cộng đồng
(Community health nursing - CHN). Nhiều nước như Canada, Ireland,
Mỹ, Australia và một số nước châu Âu đã thành lập CHN để mở rộng
phạm vi và chất lượng CSSK trong cộng đồng và thực hiện công bằng
trong hệ thống y tế [6]
Hiện nay, định nghĩa về CSSKCĐ chưa được thống nhất trên thế giới.
Mỗi quốc gia hoặc tổ chức đưa ra định nghĩa đều có ít nhiều sự khác biệt để
phù hợp với mô hình thực tiễn của mình[7–9].Ở Mĩ có tới 3 tổ chức đưa ra 3
định nghĩa về CSSK cộng đồng[10]. Năm 1996, Hiệp hội Y tế Công cộng Hoa
Kỳ (American Public Health Association –APHA) đã đưa ra định nghĩa
CSSKCĐ và vẫn được sử dụng rộng rãi cho tới bây giờ:
CSSKCĐ là thực hiện việc nâng cao và bảo vệ sức khoẻ của người dân
bằng cách sử dụng kiến thức khoa học y học, xã hội và y tế công cộng [7].
Điều dưỡng cộng đồng: Được biết đến như là những điều dưỡng làm
việc ở bên ngoài bệnh viện. Đối tượng CSSK của họ có thể là một cá nhân,
một nhóm người hay một gia đình. Điều dưỡng cộng đồng cung cấp những
tiến bộ mới trong CSSK - đặc biệt là trong việc giải quyết các bất bình đẳng
về tiếp cận các dịch vụ CSSK. Điều dưỡng cộng đồng có các chứng chỉ y

khoa với trình độ từ trung cấp, cao đẳng, đại học và thậm chí là sau đại học.
Điều dưỡng cộng đồng được đào tạo để có khả năng độc lập giải quyết nhiều
vấn đề sức khoẻ và đóng góp quan trọng trong việc đạt được, duy trì và nâng
cao sức khoẻ cộng đồng. Với phạm vi thực hành rộng bao gồm chăm sóc lâm


5

sàng, tư vấn sức khoẻ, báo cáo giám sát theo hệ thống nhằm thúc đẩy và bảo
vệ sức khoẻ của người dân; người điều dưỡng có vai trò và trách nhiệm thiết
yếu trong việc cải thiện sức khoẻ và thúc đẩy sự công bằng trong chăm sóc
sức khoẻ.[11]
Điều dưỡng cộng đồng thực hành ở các lĩnh vực chính là điều dưỡng
thực hành lâm sàng, điều dưỡng tham gia vào đào tạo, điều dưỡng tham gia
vào quá trình quản lí và điều dưỡng tham gia nghiên cứu[8]. Tuy nhiên trong
nghiên cứu này chúng tôi tập trung vào tìm hiểu nhu cầu sinh viên điều dưỡng
muốn thực hành lâm sàng tại cộng đồng nên phần tổng quan sẽ tập trung vào
điều dưỡng chăm sóc tại nhà và tại các trung tâm CSSK không phải là bệnh
viện (các phòng khám, viện dưỡng lão, các trung tâm phục hồi chức năng,
trung tâm tiêm chủng…) sẽ là nơi làm việc chính của điều dưỡng nếu muốn
thực hành CSSKCĐ trong tương lai[5].
1.1.2. CSSK tại nhà
Cũng như thuật ngữ CSSK cộng đồng, định nghĩa CSSK tại nhà cũng
được các tổ chức liên quan đến chăm sóc sức khoẻ tại nhà, như NAHC hoặc
Hiệp hội Điều dưỡng Thỉnh nguyện của Hoa Kỳ (VNAA), phát triển các định
nghĩa của chính mình. Về cơ bản thì CSSK tại nhà bao gồm việc sắp xếp các
dịch vụ được cung cấp cho những khách hàng ngay tại gia đình của họ. Định
nghĩa toàn diện sau đã được cung cấp bởi Warhola (1980)
CSSK tại nhà là một phần của mục tiêu CSSK toàn diện, theo đó các
dịch vụ y tế được cung cấp cho cá nhân và gia đình ở tại nhà của họ với mục

đích duy trì, phục hồi, nâng cao sức khoẻ, đa hoá mức độ độc lập của khách
hàng, đồng thời giảm thiểu bệnh tật. Các dịch vụ phù hợp với nhu cầu của
từng cá nhân và gia đình được lên kế hoạch, phối hợp và thực hiện bởi các
nhà cung cấp. Các dịch vụ này được thực hiện bởi các nhân viên CSSK cộng


6

đồng cùng với các trang thiết bị cần thiết. Các dịch vụ CSSK tại nhà có thể
được phân thành hai loại lớn là:
CSSK chuyên nghiệp tại nhà là thực hành định hướng - nghĩa là, có ranh
giới rõ ràng và được xác định bởi các tiêu chuẩn cụ thể trong nghề nghiệp dựa
trên cơ sở lý thuyết khoa học và nghiên cứu. Loại dịch vụ chăm sóc tại nhà
này được cung cấp bởi các điều dưỡng có giấy phép, chứng chỉ hoặc đặc biệt
trình độ về CSSK tại nhà.
CSSK kỹ thuật tại nhà là hướng sản phẩm và các nhà cung cấp dịch vụ
này không phải lúc nào cũng có tiêu chuẩn, quy định, hay giấy phép hướng
dẫn thực hành của họ. Thay vào đó, những nhân viên chăm sóc sẽ tuân theo
hoàn phí hướng dẫn chi tiết các khoản thanh toán của họ. CSSK gia đình kỹ
thuật các nhà cung cấp bao gồm các nhà cung cấp thiết bị y tế lâu bền.
Các nhà cung cấp dịch vụ CSSK tại nhà sẽ đưa ra các loại hình dịch vụ
và mô hình cần thiết để đảm bảo chăm sóc toàn diện cho khách hàng. Ví dụ
như nếu người bệnh cần điều trị thở oxy trong nhà, cần phải có nhà cung cấp
thiết bị y tế như bình ôxy và ống thông mũi và người thường xuyên phải bảo
hành, sửa chữa các thiết bị. Đồng thời các điều dưỡng CSSK tại nhà phải
đánh giá tình trạng hô hấp của người bệnh và quan sát các thiết bị của liệu
pháp thường xuyên. Điều dưỡng chăm sóc tại nhà cũng là tham gia vào việc
hướng dẫn người bệnh và gia đình về các biện pháp phòng ngừa đặc biệt khi
người bệnh sử dụng liệu pháp thở oxy trong nhà. Nhà cung cấp một mình
không thể đáp ứng được tất cả các nhu cầu CSSK của người bệnh. Thông qua

sự hợp tác của người bệnh và gia đình, tự khách hàng có thể duy trì một cách
an toàn và hiệu quả các trang thiết bị trong nhà riêng của mình.
1.1.3. CSSK tại các trung tâm CSSKCĐ không phải bệnh viện.
Chăm sóc người cao tuổi ở viện dưỡng lão:
Chăm sóc cá nhân hàng ngày: Người cao tuổi sinh hoạt và được chăm
sóc vệ sinh đảm bảo sạch sẽ, gọn gàng và đúng nhịp sinh học theo lịch sinh


7

hoạt cụ thể xây dựng thói quen ăn ngủ đúng giờ, từ bỏ các thói quen xấu
nghiện rượu, cờ bạc, ngủ thất thường...
Quản lý sức khỏe : Người cao tuổi được lập hồ sơ theo dõi, kiểm tra các
chỉ số thể trạng hàng ngày, đánh giá các nguy cơ ngã, nguy cơ tai biến, nguy
cơ dinh dưỡng. Được khám sức khỏe hàng tuần và khám theo chuyên đề theo
các chương trình liên kết với các bệnh viện đảm bảo phát hiện và xử lý kịp
thời các nguy cơ phát sinh bệnh tật có thể xảy ra.
Phục hồi chức năng: Tùy theo từng mức độ thể trạng người cao tuổi sẽ
có chỉ định luyện tập phục hồi theo các nhóm bệnh về tinh thần, về thể chất
nâng cao thể trạng với các hoạt động như: xoa bóp bấm huyệt, châm cứu,
ngâm chân, luyện tập hỗ trợ trí nhớ với người cao tuổi bị các chứng
Alzheimer, sa sút trí tuệ. Tập luyện giảm thiểu thoái hóa khớp, co cứng khớp
tuổi già.
Sinh hoạt cộng đồng: Ngoài việc được chăm sóc và quản lý sức khỏe
người cao tuổi được tham gia vào các hoạt động sinh hoạt tập thể và xã hội
như: tổ chức các ngày lễ kỉ niệm sinh nhật, mừng thọ, kỉ niệm ngày cưới,
tham gia các câu lạc bộ thơ, cờ, vẽ tranh và các hoạt động du lịch tâm linh lễ
chùa, yoga...
1.2. Nhu cầu xã hội về CSSK tại nhà
Tăng trưởng nhanh về mặt xã hội và kinh tế ở các nước trên thế giới đã

làm tăng cả số người cao tuổi bị bệnh thoái hóa và mạn tính và các mô hình
bệnh tật mới do các yếu tố kinh tế xã hội như những nguy cơ nghề nghiệp, tai
nạn và ô nhiễm môi trường do ô nhiễm không khí, tiếng ồn và nước bị ô
nhiễm. Các cộng đồng đang phải vật lộn với một số lượng lớn người trong
suốt tuổi thọ, những người được CSSK tối thiểu hoặc không được chăm sóc
bởi vì họ không có khả năng hoặc không tiếp cận các dịch vụ. Hơn nữa,
những lo ngại của công chúng về chất lượng, chi phí, sự tiếp cận và phân


8

mảnh của CSSK đã góp phần làm thay đổi chăm sóc từ các cơ sở chăm sóc
cấp tính truyền thống sang cộng đồng hơn.
Điều này đã dẫn đến những thay đổi trong thực hành điều dưỡng. Gần
đây, đã có sự gia tăng số lượng điều dưỡng làm việc bên ngoài bệnh viện, chủ
yếu ở các cơ sở dựa vào cộng đồng tập trung vào các cá nhân và gia đình.
Ngoài ra còn có sự nhấn mạnh ngày càng tăng về chăm sóc điều dưỡng tập
trung vào cộng đồng. Dân số của các người bệnh già đi và bệnh tuổi già đang
tăng lên, và kết hợp với các điều kiện xã hội phức tạp của ngày hôm nay, đã
dẫn đến bệnh tật, làm tăng chi phí chăm sóc bệnh viện. Các dịch vụ chăm sóc
sức khoẻ chuyên nghiệp không thể đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ngày
càng tăng trong văn hoá y tế đang dần dần thay đổi này. Bằng chứng cho thấy
sự quan tâm ngày càng tăng lên về lối sống lành mạnh, hành vi sức khỏe ngăn
ngừa các vấn đề sức khoẻ và giảm nguy cơ sức khoẻ. Vì vậy, tăng cường hệ
thống CSSK cộng đồng dựa trên CSSKBĐ là trọng tâm của cải cách chăm sóc
sức khoẻ. [12]
1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn làm việc tại cộng đồng
Các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa
chọn việc làm được chia làm hai nhóm chính là các đặc trưng cá nhân ( tuổi,
giới, tình trạng hôn nhân, sở thích, kinh nghiệm cá nhân…) và sự thỏa mãn

trong công việc. Đối với nhóm yếu tố sự thỏa mãn trong công việc được phân
chia thành các nhóm nhỏ khác nhau tùy vào các nghiên cứu[13–16]. Trong
nghiên cứu này chúng tôi đề cập đến 6 nhóm nhỏ là:

 Lương và các phúc lợi đi kèm: như là mức thu nhập đi kèm với các
phúc lợi như số ngày nghỉ phép, hỗ trợ về bảo hiểm cho nhân viên và người
thân …
 Cơ hội phát triển sự nghiệp: gồm số yếu tố có thể kể đến như cơ hội
tiếp tục học tập, khuyến khích nghiên cứu khoa học, hỗ trợ tài chính khi học


9

sau đại học lần lượt là các yếu tố được lựa chọn nhiều thứ 5 và thứ 6 theo
một nghiên cứu trên các sinh viên điều dưỡng mới tốt nghiệp tại Ý[16].
 Các mối quan hệ trong công việc: bao gồm mối quan hệ trong nhóm
làm việc, quan hệ với người bệnh, với gia đình người bệnh, quan hệ với
cấp trên
 Môi trường làm việc: gồm các yếu tố như sự an toàn( với tác nhân gây
bệnh, phóng xạ…), ứng dụng các kĩ thuật tiên tiến, công nghệ thông tin
 Đặc trưng về công việc: như khối lượng công việc, áp lực công việc,
thời gian làm việc, các kĩ năng trong công việc, mong muôn của người
bệnh…
 Quyền tự quyết: là sự tự chủ trong việc ra quyết định về chăm sóc và
điều trị đối với người bệnh.
Theo một nghiên cứu được tiến hành trên 529 điều dưỡng tại CAHC
(The Connecticut Association for Home Care), các yếu tố liên quan đến công
việc thu hút điều dưỡng trong chăm sóc tại nhà bao gồm sự linh hoạt, sự độc
lập, mỗi điều dưỡng chỉ phụ trách 1 người bệnh trong khi yếu tố khiến họ cảm
thấy không thích công việc này nhất đó là nhiều giấy tờ liên quan, sự tốn kém

cho phương tiện đi lại, thường xuyên phải làm việc ngoài giờ hoặc quá thời
gian và tiền lương mà họ được trả. Cũng theo nghiên cứu này, lợi ích quan
trọng nhất mà họ quan tâm trong công việc đó là bảo hiểm y tế, kế hoạch làm
việc linh hoạt, ngày nghỉ ốm, nghỉ lễ [14].
1.4. Đào tạo điều dưỡng cộng đồng.
Ở hầu hết quốc gia, nguồn nhân lực tham gia thực hành CSSKCĐ đều rất
đa dạng, nên các khóa học và các chương trình đào tạo thường được thiết kế
sao cho phù hợp với từng nhóm đối tượng tham gia vào khóa học và công
việc thực tế họ sẽ thực hành trong tương lai. Điều quan trọng đối với chương
trình đào tạo điều dưỡng phải đáp ứng được hệ thống CSSK của đất nước.


10

Yêu cầu về năng lực của các điều dưỡng làm việc trong CSSKCĐ phải được
điều chỉnh để đáp ứng các yêu cầu của quốc gia nhưng các đặc điểm chung
vẫn phải được duy trì. Chìa khóa để đáp ứng nhu cầu CSSKCĐ là tập trung
vào việc chuẩn bị cho những sinh viên sắp tốt nghiệp hoặc mới tốt nghiệp
điều dưỡng thành những điều dưỡng thực hành lâm sàng tại cộng đồng chứ
không phải là các chuyên gia về CSSKCĐ. Do đó, các chức năng cốt lõi được
đề xuất phải được áp dụng trong bối cảnh của hệ thống chăm sóc sức khoẻ và
các chức năng phải được khái niệm theo những cách có thể áp dụng được
trong bối cảnh CSSKCĐ cụ thể. Đội ngũ giảng viên phải biết rõ rằng họ đang
đào tạo các điều dưỡng tương lai cho hệ thống CSSKCĐ [12].
Ở Thái Lan, mục tiêu đề ra cho một khóa đào tạo cần có kiến thức và
nhiều kỹ năng đa dạng để điều dưỡng CSSKCĐ hoạt động có hiệu quả. Đây
chủ yếu liên quan đến một trong hai năng lực cốt lõi: nội dung lâm sàng kết
hợp các kiến thức từ khoa học điều dưỡng và khoa học y tế công cộng với
kiến thức thực tiễn dựa vào công việc. Để sinh viên đạt được tất cả các kiến
thức cần thiết, nội dung và tài nguyên để học hỏi, cả về văn bản lẫn từ các

chuyên gia, các khóa học phải được lập đề cương chi tiết các môn học.
1.5. Chính sách về điều dưỡng CSSK tại nhà ở Việt Nam
Ngày 01/7/2016, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam đã ra Nghị định 109/2016/NĐ-CP về quy định cấp chứng chỉ hành
nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với các cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh. Nghị định đã cho phép thành lập các phòng khám chuyên khoa tư
vấn từ xa, tiêm truyền tại cộng đồng và đặc biệt là đưa ra các điều kiện
cấp giấy phép hoạt động đối với các cơ sở dịch vụ CSSK tại nhà. Bên
cạnh đó, Thông tư số 02/2017/TT-BYT ban hành ngày 15/3/2017 đã có
quy định về mức tối đa khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, trong
đó có mức thu phí tối đa cho dịch vụ Telemedicine là 1.500.000 đồng.


11

Đây là điều kiện thuận lợi để phát tiển các dịch vụ CSSK tại nhà và là
hướng đi có triển vọng đối với các điều dưỡng tương lai làm việc tại
cộng đồng dưới sự hướng dẫn, tư vấn từ xa của các bác sỹ.


12

1.6. Trường Cao đẳng Y tế Thái Bình
Lịch sử hình thành và phát triển
Trường Cao đẳng Y tế Thái Bình được thành lập tháng 10/1960 theo
quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế dưới tên gọi trường Y sỹ Thái Bình. Năm
1974, trường được đổi tên thành trường Trung học Y tế Thái Bình và tháng
1/2008 trường được nâng cấp lên thành trường Cao đẳng Y tế Thái Bình. Sau
khi được thành lập, trường đã xây dựng Đề án tổ chức trình UBND tỉnh phê
duyệt, xây dựng đề án mở mã ngành Cao đẳng Điều dưỡng chính quy và liên

thông, tổ chức tuyển sinh và đào tạo ngay trong năm 2008. Hiện nay Nhà
trường là một trong các trường đào tạo nghề trọng điểm cả nước với 3 mã
ngành cao đẳng chính quy: Cao đẳng Điều dưỡng, Dược và Xét nghiệm, 3 mã
ngành cao đẳng liên thông chính quy cũng như các mã ngành cao đẳng, trung
cấp văn bằng 2.
Cơ sở vật chất và lực lượng cán bộ giảng dạy của trường
Để đáp ứng kịp thời nhu cầu của xã hội, trường mở rộng về quy mô,
số lượng học sinh, sinh viên hàng năm tăng lên. Cơ sở vật chất được đầu tư
xây mới:
- Nhà học lý thuyết và thực hành 3 tầng được đưa vào sử dụng từ năm
2003.
- Khu hiệu bộ 3 tầng đưa vào sử dụng vào năm 2006.
- Nhà đa năng đưa vào sử dụng vào năm 2008.
- Nhà học lý thuyết 4 tầng được đưa vào sử dụng từ năm 2013. Tất cả
các phòng học lý thuyết đều có máy chiều Projector.
Đội ngũ cán bộ giảng viên được bổ sung số lượng và chất lượng, năm
2008 có 30 biên chế cán bộ, giáo viên; năm 2016 lên 54 biên chế và hợp đồng
24 giảng viên cơ hữu. Ngoài ra Nhà trường còn mời được trên 45 giảng viên
thỉnh giảng có chất lượng tốt từ trường Đại học Y Dược Thái Bình, Cao đẳng


13

Sư phạm, Đại học Thái Bình, Đại học Điều dưỡng Nam Định … và các bệnh
viện trong tỉnh. Nhà trường xây dựng chính sách thu hút: hỗ trợ Bác sĩ, Dược
sĩ về trường công tác do đó đã tuyển dụng được thêm nhiều giảng viên đáp
ứng yêu cầu phát triển của Nhà trường. Tỷ lệ giảng viên trên đại học đạt trên
30%. Năm học 2016-2017 có 03 bác sĩ tốt nghiệp Thạc sĩ. Hiện nay, Nhà
trường có 03 tiến sỹ, 1 bác sỹ Chuyên khoa cấp 2, 19 thạc sỹ, 12 bác sỹ, cử
nhân đang học Thạc sĩ và nhiều cán bộ, giảng viên được đào tạo về chính trị,

quản lý nhà nước, chuyên môn và nghiệp vụ.
Đào tạo Cử nhân Điều Dưỡng
Chuẩn đầu ra
Kiến thức:
- Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin;
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Có kiến thức cơ bản về giáo dục quốc phòng, an ninh.
- Có kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên, xã hội và nhân văn, làm cơ
sở tiếp thu kiến thức cơ sở ngành, kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả
năng học tập ở trình độ cao hơn.
- Có trình độ Ngoại ngữ tương đương trình độ B
- Có trình độ Tin học tương đương trình độ B
- Hiểu biết về cấu tạo, hoạt động và chức năng của cơ thể con người
trong trạng thái bình thường và bệnh lý.
- Hiểu biết về sự tác động qua lại giữa môi trường sống và sức khoẻ con
người, các biện pháp duy trì và cải thiện điều kiện song để bảo vệ và nâng cao
sức khoẻ.
- Hiểu biết về những nguyên tắc cơ bản về quy trình chăm sóc, chẩn
đoán điều dưỡng và phòng bệnh.


14

- Hiểu biết về Luật pháp, chính sách của Nhà nước về công tác chăm
sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân.
- Hiểu biết về phương pháp luận khoa học trong công tác chăm sóc,
phòng bệnh, chữa bệnh và nghiên cứu khoa học.
Kỹ năng.
- Thực hiện tốt y lệnh của Bác sỹ, đề xuất các biện pháp xử lý hợp lý,
phối hợp với Bác sỹ để chăm sóc và nâng cao sức khoẻ cho người bệnh.

- Thực hiện được đầy đủ và thành thạo các kỹ thuật chăm sóc điều
dưỡng.
- Lập được kế hoạch thực hiện và tổ chức thực hiện quy trình điều
dưỡng.
- Tham gia làm tốt công tác quản lý ngành, tham gia tổ chức và đào tạo
cán bộ điều dưỡng và các nhân viên Y tế.
- Áp dụng y học cổ truyền trong công tác chăm sóc, phòng bệnh và chữa
bệnh.
- Tham gia phát hiện sớm các bệnh dịch tại địa phương và đề xuất các
biện pháp phối hợp nhằm phòng chống dịch.
- Tư vấn giáo dục sức khoẻ cho người bệnh và cộng đồng.
- Phối hợp thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân, kế hoạch
hoá gia đình, nâng cao sức khoẻ cộng đồng và bảo vệ môi trường sức khoẻ.
- Sử dụng được tiếng Anh để đọc và hiểu được tài liệu chuyên môn.
- Sử dụng được tin học trong soạn thảo văn bản, bảng tính và các phần
mềm quản lý bệnh viện.
Thái độ
- Tận tuỵ với sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân
dân, hết lòng phục vụ người bệnh.


15

- Tôn trọng và chân thành hợp tác với đồng nghiệp, giữ gìn và phát huy
truyền thống tốt đẹp của ngành .
- Khiêm tốn học tập vươn lên.
Vị trí và khả năng công tác sau khi tốt nghiệp
- Các cơ sở y tế tuyến trung ương, tỉnh, huyện công lập và ngoài công
lập.
- Có thể làm giáo viên giảng dạy cho các trường Trung cấp Y tế

Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp.
- Tiếp tục học tập các ngành chuyên sâu như Điều dưỡng Mắt, Điều
dưỡng Tai Mũi Họng, Điều dưỡng Nhi, Điều dưỡng Sản phụ khoa …
- Có thể học lên Đại học, Cao học, Nghiên cứu sinh theo quy định của
Bộ Giáo dục & Đào tạo.


16

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng
– Đối tượng : Sinh viên điều dưỡng chính quy năm cuối của trường Cao
đẳng Y tế Thái Bình năm học 2017 - 2018.
– Tiêu chuẩn lựa chọn: Sinh viên điều dưỡng chính quy từ năm thứ nhất
đến năm thứ banăm cuối của trường Cao đẳng Y tế Thái Bình năm học 2017 –
2018.
2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu
– Thời gian : Nghiên cứu được tiến hành từ 11/2017 đến 10/2018.
– Địa điểm nghiên cứu: Trường Cao đẳng y tế Thái Bình.
2.3. Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế mô tả cắt ngang: Do mục tiêu nghiên cứu là xác định nhận thức,
sự tự nguyện tham gia các khóa đào tạo kỹ năng CSSK tại nhà của sinh viên
điều dưỡng trường Cao đẳng Y tế Thái Bình trong khi các khái niệm điều
dưỡng cộng đồng, chăm sóc tại nhà còn rất mới mẻ với sinh viên điều dưỡng
nên chúng tôi sẽ tiến hành nghiên cứu theo các bước sau:
- Chọn và mời đối tượng tham gia nghiên cứu.
- Phỏng vấn chung các đối tượng để biết được mức độ hiểu biết về
công việc điều dưỡng tại cộng đồng, CSSK tại nhà.
- Giới thiệu mô hình, công việc, các kỹ năng cần thiết, nhu cầu của
người dân về điều dưỡng làm việc tại cộng đồng, tại nhà trong bối cảnh hiện

tại.
- Phỏng vấn tiếp các đối tượng để thu thập số liệu và thông tin phục vụ
cho từng mục tiêu.


17

Quá trình thu thập số liệu được tóm tắt như sau:
Cách chọn mẫu

Nhóm biến số

Thời điểm

1. Nhận thức của

Ngay từ đầu

và triển khai
Phỏng vấn nhóm (tổ chức

sinh viên điều

cuộc họp

họp nhóm sinh viên điều

Phiếu

dưỡng về công việc


nhóm (trước

dưỡng).

phỏng

điều dưỡng tại cộng can thiệp)

vấn

đồng, điều dưỡng

nhóm

tại nhà.
2. Can thiệp giới

Sau khi đã

+ Trình bày bằng power

thiệu về các công

hỏi đối

point về mô hình, nhu cầu

việc mà điều dưỡng


tượng

của người dân, lợi ích của

có thể tham gia

nghiên cứu

công việc điều dưỡng tại

CSSK tại nhà với sự kiến thức về

cộng đồng cho nhóm trên.

hỗ trợ của bác sỹ

điều dưỡng

+ Giải đáp các câu hỏi của

thông qua hệ thống

tại cộng

đối tượng nghiên cứu.

y tế từ xa

đồng
+ Phát phiếu tự điền cho đối


tượng nghiên cứu

tượng tham gia họp nhóm.

tượng

về CSSK tại nhà sau nghiên cứu

+ Hướng dẫn trả lời theo

can thiệp, nhu cầu

được giới

từng mục để cá nhân tự điền.

làm việc tại cộng

thiệu về

+ Giải đáp thắc mắc trong

đồng, sự hưởng ứng công việc
và khả năng chi trả

điều dưỡng

cho các khóa đào


cộng đồng,

tạo kỹ năng CSSK

tại nhà

Bài
thuyết
trình phù
hợp với
đối
tượng
phỏng
vấn

(telemedicine).
3.Nhận thức của đối Sau khi đối

tại nhà.

Công cụ

quá trình đối tượng tự điền.

Phiếu tự
điền của
đối
tượng
tham dự
phỏng

vấn


18

2.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu.
2.4.1. Cỡ mẫu
Bao gồm toàn bộ sinh viên điều dưỡng chính quy từ năm thứ nhất đến
năm thứ ba học tạinăm cuối của trường Cao đẳng Y tế Thái Bình năm học
2017 – 2018.
2.4.2. Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu toàn bộ.
2.5. Biến số, chỉ số nghiên cứu và phương pháp thu thập số liệu
Bảng biến số chỉ số theo mục tiêu nghiên cứu:
Tên biến số
Định nghĩa
Nhận thức về các dịch vụ CSSK tại nhà
Nhận biết nhu cầu của
1. Tuổi thọ trung bình ngày càng tăng.

Thang điểm

xã hội về CSSK tại nhà

2. Kinh tế ngày càng phát triển.

ý=1

3. Mong muốn của người dân lên tuyến


Không đồng ý =

trên.
4. Nhiều bệnh mạn tính có thể được
khám và điều trị tại nhà.

Nhận biết về CSSK tại
nhà

Rất không đồng

2
Không chắc
chắn = 3

5. Sẵn sàng tham gia và chi trả thích

Đồng ý = 4

đáng cho dịch vụ CSSK tại nhà.
1. Đã được đào tạo về kỹ năng chăm

Rất đồng ý = 5
Rất không đồng

sóc.
2. Cần học thêm 1 số kỹ năng.

ý=1
Không đồng ý =


3. Nhu cầu học thêm để xin việc vào các 2
cơ sở y tế CSSK tại nhà: điều dưỡng

Không chắc

chưa xin được việc, sinh viên điều

chắn = 3

dưỡng, điều dưỡng bệnh viện có nhu

Đồng ý = 4

cầu làm thêm.

Rất đồng ý = 5


19

Ưu nhược điểm của

1. Chủ động trong công việc.

Rất không đồng

CSSK tại nhà

2. Khoa học công nghệ giúp ích cho


ý=1

CSSK.

Không đồng ý =

3. Có cơ hội tăng thu nhập.

2

4. Không cần thành thạo tất cả các kỹ

Không chắc

năng CSSK.

chắn = 3

5. Phải đi lại nhiều.

Đồng ý = 4

6. Làm việc một mình.

Rất đồng ý = 5

7. Cảm thấy tự tin hơn khi có sự hướng
dẫn của bác sỹ, điều dưỡng có kinh
nghiệm.

Yếu tố có thể ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn tham gia CSSK tại nhà
Lương và phúc lợi đi
Không ảnh hưởng =
kèm

1
Không ảnh hưởng/ ảnh hưởng ít/ ảnh
hưởng trung bình/ ảnh hưởng nhiều

Ảnh hưởng ít = 2
Ảnh hưởng trung
bình = 3
Ảnh hưởng nhiều =
4
Không ảnh hưởng =

Được đào tạo đủ các
kỹ năng chăm sóc sức
khoẻ tại nhà

Không ảnh hưởng/ ảnh hưởng ít/ ảnh
hưởng trung bình/ ảnh hưởng nhiều

1
Ảnh hưởng ít = 2
Ảnh hưởng trung
bình = 3
Ảnh hưởng nhiều =

Tự tin với kiến thức và

kĩ năng của bản thân

Không ảnh hưởng/ ảnh hưởng ít/ ảnh

4
Không ảnh hưởng =

hưởng trung bình/ ảnh hưởng nhiều

1
Ảnh hưởng ít = 2
Ảnh hưởng trung


×