BÀI PHÁT BIỂU
TOẠ ĐÀM NGÀY NGVN 20/11
Kính thưa q đại biểu!
Kính thưa các nhà giáo lão thành!
Kính thưa toàn thể q thầy cô giáo có mặt trong buổi toạ đàm hôm nay!
Lời đầu tiên xin kính chúc q vò đại biểu, các nhà giáo lão thành và toàn thể
q thầy cô giáo lời kính chúc sức khoẻ. Chúc buổi toạ đàm thành công tốt đẹp.
Thay mặt cho đội ngũ giáo viên Huyện Đông Hoà, tôi xin được phép bày tỏ
những suy nghó, cảm xúc về nghề dạy học nhân buổi toạ đàm kỉ niệm lần thứ 27
ngày NGVN (20/11/1982 – 20/11/2008) hôm nay.
Kính thư q đại biểu!
Kính thưa q thầy cô!
Làm thầy là một nghề cao q và được người đời tôn trọng.Vì vậy, cố Thủ
tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Nghề dạy học là nghề cao q nhất trong những nghề
cao q, nghề sáng tạo nhất trong những nghề sáng tạo” Bởi lẽ, thành quả giáo dục là
sản phẩm vô giá mà không một nghành nghề nào có được đó là con người. Nghề dạy
học là nghề được xã hội tôn vinh, vì giáo dục là chìa khoá vàng để nhân loại đi vào
kho báu tri thức. Môït nền giáo dục có chất lượng sẽ giúp cho con người hiểu biết về
quyền lợi và nghóa vụ công dân, về truyền thống của cha ông, ý thức và trách nhiệm
đối với tổ quốc, biết đối nhân xử thế, có hành vi đúng đắn trong cuộc sống, có nếp
sống lành mạnh, ... và hơn cả là biết làm người. Cổ nhân đã nói “Nhân bất học bất tri
lí”, vì vậy việc dạy và học có ý nghóa sống còn đối vối mọi người và mọi dân tộc.
Vì sao vậy? Như chúng ta đã biết: Trong quá trình sản xuất, bất kì ngành nghề
nào cũng có những phế phẩm nhưng trong quá trình dạy học, điều đó không thể chấp
nhận được. Một nhà tư tưởng Pháp đã nói: “Nếu thợ kim hoàn làm hỏng một đồ vàng
bạc thì anh ta có thể phá bỏ. Nhưng một hạt kim cương lớn nhất cũng không thể q
hơn một con người sẽ ra đời. Làm hư một con người là một tội lớn, một lỗi lầm lớn
không thể tha thứ được”. Vì vậy, người thầy dạy học không phải chỉ bằng tri thức và
phương tiện mà còn bằng chính cả nhân cách của mình.
Nghề dạy học là một nghề mà muốn làm tròn thiên chức nghề nghiệp đòi hỏi
người thầy trước hết phải có cái “tâm”, có đạo đức nghề nghiệp như y đức của người
thầy thuốc vậy, sau nữa là phải có vốn kiến thức sâu rộng không chỉ ở môn chuyên
ngành mà còn ở nhiều bộ môn khoa học khác. Dạy học, theo đúng ý nghóa của nó,
không phải là dạy những con người chung chung mà là dạy từng con người cụ thể. Vì
vậy, nghề dạy học khác với nghề phát thanh viên vì phát thanh viên chỉ cần đọc hay
và truyền cảm đã làm mọi người hài lòng. Nghề dạy học lại khác, nếu chúng ta dạy
bao nhiêu học sinh thì ta phải có trách nhiệm sao cho từng em đều hiểu bài được học.
Nếu em nào chưa hiểu, chậm hiểu thì ta phải tìm cách giúp đỡ để em đó hiểu bài. Vì
mỗi một con người là một nhân cách đặc điểm riêng về tư chấât, hoàn cảnh, đặc điểm
tâm lí nên việc dạy cũng không thể rập khuôn, máy móc. Để có được một giờ dạy
tốt, người giáo viên phải mất nhiều thời gian chuẩn bò cho phù hợp với đối tượng và
đem lại hiệu quả cao trong giảng dạy. Công việc đó của người giáo viên diễn ra âm
thầm lặng lẽ để tạo ra hoa thơm, quả ngọt cho đời.
Nghề dạy học là một nghề lao động trí óc nặng nhọc. Sự nặng nhọc ấy vừa thể
hiện ở sự đầu tư về trí tuệ vừa biểu hiện ở mặt tình cảm. Có những giây phút nhà
giáo tìm thấy niềm vui trong ánh mắt học sinh, khi học sinh chăm học, biết vâng lời
nhưng cũng có những giây phút nhà giáo phải chòu sự căng thẳng trong mối quan hệ
thầy trò khi gặp những học sinh bướng bỉnh. Nghề dạy học là một nghề vừa gần vừa
xa, vừa cụ thể vừa trừu tượng vì kết quả giáo dục thể hiện ở người học sinh có khi
thấy ngay cụ thể, có khi phải là một khoảng thời gian dài sau này mới thấy được.
Cuộc sống ngày càng phát triển và hiện đại, máy móc dần thay thế cho sức
lao động của con người. Song có một điều chắc chắn, không có một máy móc hiện
đại nào có thể thay thế được vò trí của người thầy trên bục giảng. Bởi lẽ, ngoài dung
lượng tri thức cần truyền đạt, người thầy còn là biểu tượng sống động của tình cảm,
trách nhiệm, sự bao dung, có giá trò cảm hoá mạnh mẽ vô cùng.
Kính thưa q đại biểu!
Kính thưa q thầy cô!
Sự nghiệp trồng người là sự nghiệp lâu dài và khó nhọc nhưng cao q, đòi hỏi
người thực hiện phải có nhiệt huyết, có tinh thần trách nhiệm. Nghề nghiệp thiêng
liêng ấy ẩn chứa ngọn lửa mãnh liệt thắp sáng trí tuệ và tâm hồn của mỗi nhà giáo
chúng ta. Vì nếu bản thân không có ngọn lửa thì làm sao truyền ngọn lửa đó cho học
sinh được. Xuất phát từ những điều đó, bản thân tôi nói riêng và toàn thể giáo viên
đang thực hiện công tác giảng dạy trong toàn Huyện Đông Hoà nói chung sẽ đem hết
khả năng, trách nhiệm để phục vụ cho sự nghiệp giáo dục Huyện Đông Hoà vàø luôn
tự tin về một nghề nghiệp thiêng liêng cao q mà chúng ta đã chọn: nghề dạy học.
Vàø trước mắt là thực hiện thật nghiêm túc và có chất lượng các cuộc vận động của
ngành và thực hiện tốt nhiệm vụ năm học: “Năm học đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin, đổi mới quản lý tài chính và triển khai phong trào xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực”, “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và
sáng tạo”.
Cuối cùng xin kính chúc q đại biểu, các nhà nhà giáo lão thành và toàn thể
thầy cô giáo về dự buổi tạo đàm hôm nay lời kính chúc sức khoẻ, hạnh phúc và thành
đạt.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hoà Hiệp Bắc, Ngày 19/ 11/ 2008
Giáo viên
Nguyễn Minh Chính
(Trường THCS Trường Chinh, Huyện Đông Hoà)