Tải bản đầy đủ (.docx) (83 trang)

NHU cầu DỊCH vụ CÔNG tác xã hội TRONG LĨNH vực CHĂM sóc TRẺ mầm NON TRONG các KHU CÔNG NGHIỆP tại THÀNH PHỐ VĨNH yên, TỈNH VĨNH PHÚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (865.33 KB, 83 trang )

TỔNG LIÊN ĐỒN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG ĐỒN
KHOA CƠNG TÁC XÃ HỘI

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
NHU CẦU DỊCH VỤ CƠNG TÁC XÃ HỘI TRONG
LĨNH VỰC CHĂM SĨC TRẺ MẦM NON TRONG
CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ
VĨNH YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC

Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Thị Thu Hoài

Lớp

: CT9A

Giảng viên hướng dẫn: TS. Hoàng Thanh Xuân

HÀ NỘI, THÁNG 5 NĂM 2016


LỜI CẢM ƠN

Ðể hồn thành khóa luận này, em xin tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến Thầy
TS. Hồng Thanh Xuân, đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình viết khóa
luận tốt nghiệp.
Em chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Công tác xã hội,
Trường Đại Học Công Đồn đã tận tình truyền đạt kiến thức trong 4 năm học


tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong q trình học khơng chỉ là nền tảng
cho q trình nghiên cứu khóa luận mà cịn là hành trang q báu để em bước
vào đời một cách vững chắc và tự tin.
Em chân thành cảm ơn Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Khai Quang,
ban quản lý Khu công nghiệp thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc đã cho
phép và tạo điều kiện thuận lợi để em thực tập tại địa phương.
Cuối cùng em kính chúc q Thầy, Cơ dồi dào sức khỏe và thành công
trong sự nghiệp cao quý.
Em xin chân thành cảm ơn!
SVTH
Nguyễn Thị Thu Hoài.


MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Hiện nay có gần hai triệu công nhân làm việc trong các khu cơng nghiệp,
khu chế xuất trong đó 60 đến 70% là lao động nữ ( theo chuyên đề “Thiếu hụt
nhà trẻ trong các Khu công nghiệp” Báo nhân dân, ngày 11/12/2015). Một
trong những điều đau đầu nhất đối với lao động nhập cư tại các Khu cơng
nghiệp chính là tìm nơi để gửi con em mình, nhất là trẻ ở độ tuổi nhà trẻ, mầm
non. Trong khi số lượng trường mầm non công lập đã hiếm và chủ yếu đáp
ứng nhu cầu cho người dân địa phương thì hệ thống trường mầm non ngồi
cơng lập lại rất mỏng. Số liệu từ Vụ Giáo dục Mầm non (Bộ Giáo dục-đào
tạo) cho biết, tính đến nay, cả nước có 1.736 trường mầm non ngồi cơng lập

và hơn 16 nghìn nhóm trẻ mầm non tư thục. Ít vậy nhưng cịn phân bổ lệch
khi mà chỉ có hơn 110 trường ngồi cơng lập tại khu vực có các khu cơng
nghiệp, chiếm khoảng 7,5%.
Thực tế cho thấy, người lao động có an tâm con cái mới yên tâm công
tác. Nhưng, với nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, việc giải quyết nhu cầu
trông giữ trẻ cho công nhân vẫn chưa được chú trọng đúng mức. Cả một thời
gian dài, việc quy hoạch cho các khu vực này thường được tính tốn một cách
độc lập, khơng bao gồm những điều kiện đi kèm phục vụ đời sống người lao
động, cho nên chính các Khu cơng nghiệp, Khu chế xuất cũng thiếu quỹ đất
triển khai trường. Thêm vào đó, việc xây dựng nhà trẻ, mẫu giáo ln đi kèm
theo những điều kiện cần và đủ, mang yếu tố đặc thù, đòi hỏi vốn đầu tư
nhiều, thu hồi chậm… Cũng bởi vậy mà lĩnh vực đầu tư này ít được doanh
nghiệp để tâm đến. Nhiều cá nhân đứng ra lập nên các cơ sở, nhóm nhận
trơng trẻ. Họ đánh vào tâm lý chị em công nhân vốn đang trong điều kiện eo
hẹp về kinh tế và khơng cịn lựa chọn nào khác. Qua tìm hiểu thực tế cho thấy,


hầu hết nhóm trẻ được xây dựng tự phát, chủ cơ sở khơng có việc làm, quay
ra giữ trẻ dù khơng hề có nghiệp vụ chun mơn. Thậm chí, có nơi chủ còn
cơi nới, sửa chữa nhà trọ để làm nơi trông giữ trẻ. Các công nhân vừa gửi con
vừa run, nhưng cũng khơng cịn sự lựa chọn nào khác. Khảo sát từ Bộ Giáo
dục và Đào tạo, được biết, chỉ tính trong 50 tỉnh, thành, có tới 5.590 nhóm trẻ
chưa được cấp phép, chiếm 56% nhóm trẻ tư thục. Vậy là nhóm trẻ từ 18 đến
36 tháng tuổi tại các Khu công nghiệp, Khu chế xuất đáng lẽ cần phải được
chăm sóc chu đáo thì lại đang bị các nhà quản lý “buông” bởi không đủ năng
lực với tay tới.
Nhận thấy vai trò cũng như ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc xây
dựng nhà trẻ trong các khu công nghiệp, Đảng và nhà nước ta đã dành sự
quan tâm đặc biệt nhằm đảm bảo cuộc sống cho mọi cơng dân , ngày 20-32014 Chính phủ đã ban hành Quyết định 404/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Hỗ
trợ, phát triển nhóm trẻ độc lập tư thục ở Khu cơng nghiệp, Khu chế xuất đến

năm 2020” (Đề án 404). Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam được giao chủ trì,
phối hợp với các bộ, ngành có liên quan xây dựng kế hoạch và tổ chức thực
hiện. Mục tiêu đặt ra rất nhân văn, đến năm 2020, 80% cán bộ, giáo viên, bảo
mẫu của các nhóm trẻ tư thục thuộc Đề án sẽ được hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng
kiến thức, nghiệp vụ; 70% trẻ dưới 36 tháng tuổi được gửi tại các nhóm trẻ
được quản lý và bảo đảm chất lượng; 500 nhóm trẻ độc lập tư thục được hỗ
trợ kiện toàn, xây dựng và phát triển. Song, khi thực thi quả thật là gặp nhiều
khó khăn. Theo khảo sát của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam chỉ có 20% số
trẻ trong độ tuổi nhà trẻ, mầm non được gửi an tồn, cịn 80% các em phải đối
mặt với nhiều nguy cơ. Vì nguồn lực có hạn nên Hội dự kiến mỗi tỉnh sẽ thực
hiện triển khai thành công cho 5 nhóm/năm. Tuy nhiên, 10 tỉnh được chọn
thực hiện trong giai đoạn đầu cho đến thời điểm sắp hết năm 2015, mới chỉ
xong phần thành lập ban chỉ đạo, khảo sát. Dự kiến sang năm 2016, các tỉnh


này mới triển khai các công việc cụ thể. Nhiều địa phương khi triển khai Đề
án 404 còn gặp phải khó khăn về quỹ đất do sự thiếu thống nhất trong hệ
thống văn bản liên quan đến đất đai trong Khu cơng nghiệp, Khu chế xuất.
Ngồi ra, nguồn giáo viên cũng rất khan hiếm.
Trước tình hình đó, ngày 22-5-2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành
Chỉ thị số 09/CT-TTg, giao trách nhiệm cho Tổng Liên đoàn Lao động Việt
Nam và Bộ Giáo dục và Đào tạo, phối hợp cùng các cơ quan liên quan xây
dựng Đề án “Phát triển nhà trẻ, mẫu giáo, trong đó chú trọng phát triển trường
lớp dành cho trẻ dưới 36 tháng tuổi ở Khu công nghiệp, Khu chế xuất đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Cơ chế chính sách cởi mở, thực thi
vướng mắc trở thành thách thức không nhỏ. Để tháo gỡ cần đến sự chung sức
của cả hệ thống, bởi xét đến cùng, giải quyết vấn đề nhà trẻ, mẫu giáo trong
Khu công nghiệp, Khu chế xuất không chỉ là bảo đảm điều kiện sống cho
người lao động, mà điều quan trọng hơn, là góp phần nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực tương lai của đất nước.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 9 khu cơng nghiệp đã được
thành lập, đi vào hoạt động, thu hút khoảng gần 30.000 lao động nữ vào làm
việc, trong đó có 20-30% là lao động nữ đang nuôi con nhỏ. Dự báo, con số
này có xu hướng tăng lên do các khu cơng nghiệp của Vĩnh Phúc đang dần
được lấp đầy. Do vậy, nhu cầu gửi trẻ của người lao động tại các khu công
nghiệp rất cao. Tuy nhiên, ở các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đều thiếu
nhà trẻ, mẫu giáo, không đáp ứng được nhu cầu của các gia đình cơng nhân
mỗi khi con nhỏ đến tuổi đi học. Những lý do chính trên đã nói lên sự cần
thiết để em tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Nhu cầu dịch vụ cơng tác xã hội
trong lĩnh vực chăm sóc trẻ mầm non trong các khu công nghiệp tại thành phố
Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc”


2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu.
Trước nhu cầu thiết yếu của người dân, ngày 20-3-2014 Chính phủ đã
ban hành Quyết định 404/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Hỗ trợ, phát triển nhóm
trẻ độc lập tư thục ở khu cơng nghiệp, khu chế xuất đến năm 2020” (Đề án
404). Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam được giao chủ trì, phối hợp với các bộ,
ngành có liên quan xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện. Mục tiêu đặt ra
rất nhân văn, đến năm 2020, 80% cán bộ, giáo viên, bảo mẫu của các nhóm
trẻ tư thục thuộc Đề án sẽ được hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp
vụ; 70% trẻ dưới 36 tháng tuổi được gửi tại các nhóm trẻ được quản lý và bảo
đảm chất lượng; 500 nhóm trẻ độc lập tư thục được hỗ trợ kiện toàn, xây
dựng và phát triển. Song, khi thực thi quả thật là gặp nhiều khó khăn. Bà
Nguyễn Thị Tuyết Mai, Trưởng Ban Gia đình xã hội (Hội Liên Hiệp Phụ Nữ
Việt Nam), phải thốt lên, chúng tôi đã không lường trước được khó khăn lại
nhiều đến thế! Theo khảo sát của Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam chỉ có
20% số trẻ trong độ tuổi nhà trẻ, mầm non được gửi an tồn, cịn 80% các em
phải đối mặt với nhiều nguy cơ. Vì nguồn lực có hạn nên Hội dự kiến mỗi
tỉnh sẽ thực hiện triển khai thành cơng cho 5 nhóm/năm. Ấy thế nhưng 10 tỉnh

được chọn thực hiện trong giai đoạn đầu cho đến thời điểm sắp hết năm 2015,
mới chỉ xong phần thành lập ban chỉ đạo, khảo sát. Dự kiến sang năm 2016,
các tỉnh này mới triển khai các công việc cụ thể. Nhiều địa phương khi triển
khai Đề án 404 còn gặp phải khó khăn về quỹ đất do sự thiếu thống nhất trong
hệ thống văn bản liên quan đến đất đai trong khu cơng nghiệp, khu chế xuất.
Ngồi ra, nguồn giáo viên cũng rất khan hiếm. Liên quan đến việc thực thi Đề
án 404 bị chậm, có ý kiến cho rằng, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam không đủ
nguồn lực để bao quát một vấn đề mà lẽ ra phải giao cho Bộ Giáo dục-Đào
tạo chịu trách nhiệm. Liệu đây có phải là lý do, mà Bộ giáo dục-đào tạo, đơn
vị được giao phối hợp, phải mất đến hơn một năm mới ban hành Kế hoạch
triển khai Đề án 404. Rõ ràng, bài toán về trường mầm non, nhà trẻ tại các


khu công nghiệp, khu chế xuất là vô cùng cấp bách. Cho dù Hội liên hiệp phụ
nữ Việt Nam từng thí điểm xây dựng, hỗ trợ một số nhóm trẻ tư thục trong
năm năm qua, nhưng như vậy cũng chưa đủ nguồn lực và kinh nghiệm để
triển khai hầu khắp các tỉnh, thành. Bộ chủ quản cũng không thể đơn lẻ thực
thi được. TS Nguyễn Kim Dung - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục
cho rằng, “lúc này chưa thể đóng cửa các nhóm trẻ khơng phép vì nhu cầu
gửi trẻ quá cao. Thay vào đó, nên hỗ trợ nhóm này nâng cao cơ sở vật chất,
kỹ năng ni dạy trẻ...”. Muốn làm được điều đó, Bộ giáo dục- đào tạo cần sự
cộng hưởng, chia sẻ từ các tổ chức như Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Tổng
Liên đồn Lao động Việt Nam, chính quyền địa phương.
Ngày 22-5-2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 09/CTTTg, giao trách nhiệm cho Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Bộ Giáo
dục và Đào tạo, phối hợp cùng các cơ quan liên quan xây dựng Đề án “Phát
triển nhà trẻ, mẫu giáo, trong đó chú trọng phát triển trường lớp dành cho trẻ
dưới 36 tháng tuổi ở khu công nghiệp, khu chế xuất đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030”. Dự kiến năm 2016 sẽ phê duyệt Đề án, như vậy, tiếp nối Đề
án 404, Đề án mới sẽ giúp độ tuổi được chăm sóc có tính liền mạch hơn.
Những kinh nghiệm trong thực thi Đề án 404 cần phải được rút ra để Bộ giáo

dục- đào tạo cùng với các đơn vị liên quan, sẽ có phương án tốt hơn trong
thực thi Chỉ thị 09.
Trẻ em là tương lai của đất nước. Vì vậy, trong những năm qua, Đảng và
Nhà nước ta rất quan tâm tới cơng tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em,
đặc biệt là lứa tuổi nhà trẻ mẫu giáo. Tuy nhiên, việc chăm sóc con cơng nhân
lao động trong độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo hiện nay còn gặp khá nhiều khó
khăn, bất cập. Trước vấn đề trên, Đồn Chủ tịch Tổng Liên đồn giao cho
Ban Nữ cơng Tổng Liên đồn nghiên cứu đề tài: “Chăm sóc con cơng nhân,
lao động trong độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo, tại các khu công nghiệp - thực
trạng và giải pháp”. Việc yêu cầu nghiên cứu đề tài này nhằm đề xuất các giải


pháp khả thi, giúp giải quyết những vướng mắc và cải thiện tt́nh ht́nh nuôi con
trong độ tuổi nhà trẻ mẫu giáo của công nhân lao động ở các khu công nghiệp.
Đề tài thực hiện trên phạm vi 7 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Hải Pḥng, Quảng
Ninh, Thanh Hoá, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh và Đồng Nai với 1.000 phiếu hỏi
cơng nhân lao động, cán bộ cơng đồn khu cơng nghiệp, khu chế xuất nơi có
nhiều doanh nghiệp sử dụng đông lao động nữ. Qua quá tŕnh nghiên cứu,
phân tích và đánh giá, đề tài đă đạt được những kết quả chủ yếu như sau:
Thứ nhất, đề tài đă phân tích khá sâu sắc những vấn đề lí luận liên quan
đến trẻ em, trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo, khu công nghiệp và các
kiến thức cơ bản về chăm sóc trẻ từ dinh dưỡng đến thể chất, tinh thần, chỉ ra
những nhân tố tác động đến quá tŕnh chăm sóc trẻ. Đồng thời, đề tài cũng đă
nêu được những chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và
vai tṛ của tổ chức công đồn đối với cơng tác chăm sóc trẻ em con công nhân
lao động trong độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo giúp ht́nh dung được một cách tổng
quát nhất về vấn đề này.
Thứ hai, qua khảo sát, phân tích đề tài đă nêu ra thực trạng khá đầy đủ về
tình hình chăm sóc trẻ em trong lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo ở các khu công
nghiệp, cụ thể:

Chỉ ra thực trạng về trình độ chun mơn của cơng nhân lao động trong
các khu cơng nghiệp, chế độ chính sách đối với lao động nữ, tt́nh trạng hôn
nhân và gia đt́nh của công nhân. Qua khảo sát cho thấy đa số công nhân lao
động trình độ cịn thấp (Đại học: 10,9%; Cao đẳng: 6,7%; Sơ cấp/Trung cấp:
17,7%; đào tạo ngắn hạn tại doanh nghiệp: 40,9%; chưa qua đào tạo: 23,8%),
hơn 1/2 là lao động nhập cư, nhiều công nhân đă lập gia đt́nh và có con, tuy
nhiên đời sống cc̣n gặp nhiều khó khăn và có sự chênh lệch giữa cơng nhân
nhập cư với công nhân người địa phương về điều kiện sống cũng như điều
kiện chăm sóc con nhỏ.


Về chất lượng nhà trẻ, mẫu giáo: nhiều cơ sở trường lớp hiện tại vừa
xuống cấp vừa lạc hậu, kéo chất lượng giáo dục mầm non xuống thấp. Đội
ngũ giáo viên còn thiếu về số lượng, hạn chế về chất lượng, nhất là ở các khu
cơng nghiệp có đơng lao động. Với chất lượng kém về cơ sở hạ tầng và đồ
dùng, thiết bị dạy học và đội ngũ giáo viên cc̣n nhiều bất cập ở khu công
nghiệp, dẫn tới người lao động không an tâm làm việc. Bên cạnh đó, các khu
vui chơi, giải trí cho các cháu cũng cịn rất hạn chế, nhất là những khu vui
chơi cơng cộng hoặc những địa điểm vui chơi thu phí thấp, phù hợp với điều
kiện kinh tế của công nhân.
Hàng ngàn trường mầm non, nhà trẻ, lớp, nhóm trẻ tư thục ồ ạt mọc lên
ở các khu công nghiệp như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương,
Đồng Nai. Những trường lớp loại này thường có tỷ lệ trẻ con cơng nhân lao
động nhập cư cao do họ gặp khó khăn trong việc gửi con vào các trường công
lập. Tuy nhiên, đây chỉ là lựa chọn bất đắc dĩ và trên thực tế rất nhiều công
nhân lao động thấp thỏm, lo lắng khi gửi con vào các trường này.
Khó khăn lớn đặt ra đối với các cháu trong lứa tuổi nhà trẻ là rất ít cơ sở
giáo dục mầm non nhận trông các cháu ở độ tuổi từ 6 tháng đến 24 tháng do
lứa tuổi này đc̣i hỏi điều kiện chăm sóc nhiều hơn về cả người chăm, cách
chăm, và nếu có nhận thì chi phí cũng đội lên rất cao, từ đó gây ra rất nhiều

vấn đề buộc cha mẹ các cháu phải tt́ìm cách khắc phục dẫn đến sự thiệt hại
cho một thế hệ trong độ tuổi này.
Những lí do làm hạn chế cơng nhân lao động gửi con vào nhà trẻ, mẫu
giáo cũng rất đáng được quan tâm như điều kiện kinh tế khơng cho phép,
khơng có hộ khẩu thường trú, trả phí vào học cao, chất lượng đội ngũ giáo
viên … dẫn tới nhiều công nhân bỏ việc để chăm con ngày càng trở nên phổ
biến trong thời gian gần đây. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm,
đời sống của người lao động và hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó,
cơng nhân cũng gặp một số khó khăn như chỗ ở xa các địa điểm gửi trẻ,


phương tiện đi lại cịn khó khăn nên việc gửi con vào nhà trẻ, mẫu giáo chiếm
nhiều thời gian, không kịp và không tiện cho việc đi làm.
Thứ ba, đề tài cũng khẳng định được vai trò của tổ chức cơng đồn
trong việc tham gia cơng tác chăm sóc con công nhân lao động trong độ tuổi
nhà trẻ, mẫu giáo tại các khu cơng nghiệp. Tuỳ từng điều kiện, hồn cảnh, các
cấp cơng đồn hỗ trợ cho cơng tác chăm sóc con cơng nhân lao động với
nhiều hoạt động phong phú, đa dạng như hỗ trợ các cháu qua các quỹ từ thiện
cơng đồn, xây dựng và đề xuất với Nhà nước về những chính sách có lợi cho
người lao động, thương lượng với người sử dụng lao động có kinh phí hỗ trợ
người lao động có con trong độ tuổi gửi trẻ, tham gia bảo vệ quyền lợi hợp
pháp, chính đáng của người lao động trong đó có giáo viên mầm non, tổ chức
các hoạt động vui chơi giải trí cho các cháu…
Thứ tư, từ thực trạng đă được phân tích ở trên, đề tài cũng đề xuất một số
giải pháp và kiến nghị đối với tổ chức công đồn, trong đó chú trọng vào việc
đẩy mạnhcơng tác tun truyền, giáo dục pháp luật lao động để nâng cao nhận
thức cho người lao động nói chung và lao động nữ nói riêng về quyền và lợi
ích hợp pháp chính đáng của ḿnh; cơng đồn phối hợp với người sử dụng lao
động thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động, đặc biệt là lao động
nữ và quan tâm tới cơng tác chăm sóc trẻ em tại các khu cơng nghiệp, khu chế

xuất; cơng đồn chủ động đề xuất phối hợp với Bộ, ngành hữu quan, chính
quyền địa phương để tổ chức nhà trẻ, lớp mẫu giáo cho con cơng nhân lao
động tại địa bàn trọng điểm có tập trung nhiều lao động di cư; cơng đồn chủ
động và phối hợp giám sát, kiểm tra, thực hiện chế độ, chính sách lao động
nữ; cơng đồn đồng hành cùng người lao động vượt qua mọi khó khăn trong
cơng tác chăm sóc trẻ em lứa tuổi nhà trẻ mẫu giáo.
3. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
3.1. Ý nghĩa lý luận:


Đề tài này nhằm vận dụng một số lý luận cơ bản về những quan điểm
của Đảng Cộng Sản Việt Nam, những chính sách chủ trương của Nhà nước và
những kiến thức ngành Công tác xã hội về các dịch vụ cơng tác xã hội trong
việc chăm sóc trẻ mầm non tại các khu cơng nghiệp, nhằm góp phần phát
triển đất nước ngày một giàu đẹp, vững mạnh.
Hệ thống hóa và đánh giá sự tác động của các chính sách về an sinh xã
hội tới nhân dân nhất là công nhân lao động làm việc trong các khu công
nghiệp, khu chế xuất trên cả nước; đồng thời đem lại sự thay đổi trực tiếp cho
người lao động nhập cư trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
1 3.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu của đề tài phản ánh cho chúng ta thấy được đời
sống kinh tế, văn hóa- xã hội của người dân nói chung và nhu cầu của người
lao động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất nói riêng. Trong đó có nhu
cầu chăm sóc trẻ mầm non là nhu cầu cần được đáp ứng trước mắt. Cũng như
đánh giá được hiệu quả của cơng tác triển khai, thực hiện chính sách, dự án
phát triển an sinh xã hội tại đây. Đồng thời chỉ ra những điểm mạnh, hạn chế,
thiếu sót của các chính sách, dự án đã được xây dựng. Tạo cơ sở thực tiễn cho
các nhà xã hội học có thể hoạch định được những chính sách phù hợp với
thực tiễn, cùng hướng tới mục tiêu nâng cao đời sống cho công nhân, nhân
dân, đảm bảo công bằng xã hội.

4. Đối tượng, phạm vi và khách thể nghiên cứu.
4.1. Đối tượng nghiên cứu.
Nhu cầu dịch vụ công tác xã hội trong lĩnh vực chăm sóc trẻ mầm non
trong các khu cơng nghiệp.
4.2. Phạm vi nghiên cứu.
Không gian: Các khu công nghiệp tại Thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Thời gian: Từ ngày 11/01/2016 đến 20/05/2016.
4.3. Khách thể nghiên cứu.
Các hộ gia đình cơng nhân có con nhỏ tại địa bàn thành phố Vĩnh Yên,
tỉnh Vĩnh Phúc.
5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.


5.1. Mục đích nghiên cứu:
- Phân tích nhu cầu dịch vụ Cơng tác xã hội trong lĩnh vực chăm sóc
-

trẻ mầm non tại các khu cơng nghiệp.
Tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến lĩnh vực chăm sóc trẻ mầm non tại

-

các khu cơng nghiệp.
Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
dịch vụ cơng tác xã hội trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe trẻ mầm

non tại các khu công nghiệp.
5.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Thu thập tài liệu, chương trình nghiên cứu, đề tài nghiên cứu… để
-


xác định những thông tin phục vụ cho nghiên cứu của đề tài.
Xây dựng bộ công cụ để thu thập thơng tin định tính và định lượng.
Xây dựng mơ hình can thiệp để giải quyết vấn đề tại địa bàn nghiên

-

cứu.
Đề xuất một số phương hướng, chính sách nhằm đẩm bảo bền vững
đời sống kinh tế xã hội tại địa bàn nghiên cứu nói chung và đời sống
cho con em công nhân trong khu công nghiệp nói riêng.

6. Câu hỏi nghiên cứu.
Để tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu ta cần trả lời các câu hỏi:
- Người lao động trong khu cơng nghiệp có nhu cầu chăm sóc trẻ
-

mầm non khơng? Nếu có thì nhu cầu của họ như thế nào?
Người lao động gửi con vào nhà trẻ cơng lập hay dân lập?
Những khó khăn nào cản trở việc gửi trẻ?
Có cần cung cấp dịch vụ cơng tác xã hội trong lĩnh vực chăm sóc trẻ
mầm non trong các khu cơng nghiệp khơng? Nếu có thì cung cấp

-

những dịch vụ gì?
Xây dựng mơ hình như thế nào để giúp người lao động có nhu cầu
gửi trẻ tại các trường mầm non?

7. Giả thiết nghiên cứu.

Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, tơi đặt ra 3 giả thiết:
- Nhu cầu chăm sóc trẻ mầm non trong các khu công nghiệp đang rất
lớn và là vấn đề người lao động rất quan tâm.


-

Nhu cầu gửi trẻ của công nhân lao động đang có chiều hướng gia

-

tăng.
Nhu cầu cung cấp các dịch vụ công tác xã hội ngày càng xuất hiện.

8. Phương pháp nghiên cứu.
-Phương

pháp phỏng vấn
Là phương pháp tiếp xúc với cá nhân để có được nhưng câu trả lời cho
những vấn đề mà mình muốn tìm hiểu.
Trong quá trình thực tập, để có thêm thơng tin một cách đúng đắn và đầy
đủ nhất, em đã trực tiếp đi phỏng vẫn những cơng nhân lao động có con nhỏ
đang làm việc tại khu công nghiệp Khai Quang- Thành phố Vĩnh Yên để biết
thêm về các thủ tục cũng như những khó khăn mà họ gặp phải. Họ đều là
người ở các địa phương, các tỉnh lân cận đến đây làm việc, đa số họ khi gửi
con đều gặp khó khăn ở vấn đề thủ tục vì khơng có sổ hộ khẩu tại địa phương
nên phần lớn các trường mầm non công lập trên địa bàn đều không nhận giữ
trẻ. Một trong số họ phải gửi con ở các trường tư thục với giá cả đắt đỏ, một
phần phải gửi con về quê học cho ơng bà ni để tiết kiệm chi phí, rất ít người
xin được cho con học tại các trường cơng lập trên địa bàn, nếu xin được thì

thủ tục cũng rất phức tạp và khó khăn.
- Phương pháp quan sát và nghiên cứu thực địa.
Quan sát là một phương pháp thu thập thông tin xã hội sơ cấp về đối
tượng nghiên cứu bằng cách tri giác trực tiếp và ghi chép những nhân tố có
liên quan đến đối tượng và mục đích nghiên cứu. Quan sát khác với cái nhìn
khơng thơng thường ở chỗ quan sát là cái nhìn có chủ đích từ trước.
Qua tìm hiểu em được biết Vĩnh Yên là một thành phố còn non trẻ, đang
trên đà phát triển, là nơi tập trung rất nhiều tiềm năng về kinh tế, du lịch, dịch
vụ vì có vị trí địa lý thuận lợi, có nhiều tuyến đường giao thông huyết mạch
( nằm trên Quốc lộ 2), gần sân bay quốc tế Nội Bài, diện tích lớn ( 50,8 km 2)
nên thu hút nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước. Bởi vậy, số người lao


động chiếm phần lớn dân số ở đây, phân bố dân số tập chung chủ yếu ở các
khu công nghiệp, khu chế suất; tuy nhiên đời sống của người dân chưa được
đảm bảo nhất là trong vấn đề chăm sóc trẻ mầm non tại các khu công nghiệp.
Điều này không những ảnh hưởng đến cuộc sống của người lao động tại đây
nói riêng mà cịn gây hạn chế khả năng làm việc của đa số người lao động,
bởi lẽ con cái được sống trong mơi trường tốt thì cha mẹ mới n tâm hoạt
động, cơng tác tốt.
Phương pháp phân tích và xử lý thông tin, số liệu.
Là áp dụng các cơng thức tốn học vào các xử lý nói chung và các câu
-

hỏi nói riêng bằng máy tính, đồng thời là sự phân loại, phân tích các thơng tin
thu được qua ghi chép, biên bản, phỏng vấn sâu, tài liệu thống kê, băng ghi
âm, đĩa hình và các tài liệu khác.
Để có được những thơng tin và số liệu phục vụ cho bài viết không thể bỏ
qua phương pháp này. Bên cạnh những thông tin thu được qua quan sát, điều
tra, phỏng vấn, em tiến hành phân tích và xử lý thông tin để đảm bảo rằng

những thông tin dùng trong bài là những thơng tin chính xác, được kiểm
chứng từ nhiều phía để người đọc, người nghe thấy được cái nhìn tổng quát
nhất về vấn đề này.
- Phương pháp phát vấn.
Là phương pháp thu thập thông tin xã hội sơ cấp thành lời ( phỏng vấn)
hoặc gián tiếp bằng bảng câu hỏi (Anket) hoặc bằng sự kết hợp của hai
phương pháp đó.
Phương pháp này chiếm vị trí chủ đạo trong việc thu thập thơng tin sơ
cấp, vì nó thu được lượng thông tin phong phú và chất lượng.
Trong quá trình nghiên cứu, để thu thập được những thơng tin chính xác
và tồn diện nhất, em đã tiến hành thu thập thông tin bằng phương pháp bảng
hỏi và phương pháp phỏng vấn sâu. Trong số 50 bảng hỏi được phát ra đều
thu về những kết quả khái quát nhất những đánh giá cũng như ý kiến của
người dân về lĩnh vực chăm sóc trẻ mầm non tại các khu cơng nghiệp trên địa


bàn thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHU CẦU DỊCH VỤ
CHĂM SĨC TRẺ MẦM NON TẠI CÁC KHU CƠNG
NGHIỆP
1.1. Các khái niệm công cụ
1.1.1. Công tác xã hội
Theo từ điển Công tác xã hội: Công tác xã hội là một khoa học ứng dụng
nhằm giúp con người phát huy có hiệu quả chức năng của mình và tạo ra những
thay đổi xã hội nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho tất cả mọi người.
Theo Hiệp hội những người làm Công tác xã hội quốc gia (NASW):
Công tác xã hội là hoạt động nghề nghiệp giúp đỡ các cá nhân, nhóm hay
cộng đồng để nhằm nâng cao hay khơi phục tiềm năng của họ để giúp họ thực

hiện chức năng xã hội và tạo ra các điều kiện xã hội phù hợp với các mục tiêu
của họ. Công tác xã hội tồn tại để cung cấp các dịch vụ xã hội mang tính hiệu
quả và nhân đạo cho cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng và xã hội, giúp họ
tăng năng lực và cải thiện cuộc sống.
1.1.2. Nhân viên công tác xã hội.
Nhân viên Công tác xã hội là những người có trình độ chun mơn, được
trang bị kiến thức, kỹ năng về công tác xã hội chuyên nghiệp và sử dụng kiến
thức, kỹ năng đó trong q trình tác nghiệp, trợ giúp đối tượng ( cá nhân, gia
đình, nhóm, cộng đồng).
1.1.3. Dịch vụ công tác xã hội.
Dịch vụ xã hội là hoạt động cung cấp, đáp ứng nhu cầu cho các cá nhân,
nhóm người nhất định nhằm bảo đảm các giá trị và chuẩn mực xã hội.
1.1.4. An sinh xã hội.
An sinh xã hội là một hệ thống bao gồm các chính sách, luật pháp và tổ chức
bộ máy được các cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội, các tổ chức tự nguyện
thực thi nhằm mục đích phịng ngừa, giảm nhẹ, hay giải quyết các vấn đề xã hội,


góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống cho cá nhân, nhóm và cộng đồng.
1.1.5. Nhà trẻ.
Nhà trẻ hay nhà giữ trẻ hay mẫu giáo, mầm non là một hình thức dịch
vụ giáo dục cho trẻ em tại một địa điểm tập trung nhất định nơi có khn viên
nhất định, có các cơ giáo hay bảo mẫu, và thường được thiết kế với nhiều đồ
chơi hay đồ vật dễ thương, âm nhạc vui tai nằm trong một quá trình chuyển
đổi từ nhà để trẻ bắt đầu học một cách chính thức hơn, đây là lần đầu tiên cho
một trẻ tập tễnh làm quen với đời sống xã hội, môi trường tập thể. Tại nhà trẻ,
trẻ em được dạy để phát triển các kỹ năng cơ bản và kiến thức thông qua trò
chơi sáng tạo và tương tác xã hội giữa các nhóm bạn, cũng như bài học sơ
khai đầu đời.
1.1.6. Chăm sóc trẻ em.

Chăm sóc trẻ em là hoạt động ni dưỡng, giáo dục, theo dõi q trình
phát triển của trẻ nhỏ.
1.1.7. Khu cơng nghiệp
Khu cơng nghiệp, cịn gọi là khu kỹ nghệ là khu vực dành cho phát
triển công nghiệp theo một quy hoạch cụ thể nào đó nhằm đảm bảo được sự
hài hòa và cân bằng tương đối giữa các mục tiêu kinh tế - xã hội - mơi trường.
Khu cơng nghiệp thường được Chính phủ cấp phép đầu tư với hệ thống hạ
tầng kỹ thuật và pháp lý riêng.
Những khu cơng nghiệp có quy mơ nhỏ thường được gọi là cụm công nghiệp
1.1.8. Công nhân
Công nhân là người lao động phổ thông, theo nghĩa rộng là người kiếm
sống bằng cách làm việc thể xác (lao động chân tay), bằng cách của mình cung cấp lao động để lãnh tiền công (tiền lương) của chủ nhân (người sử dụng
lao động), để nỗ lực tạo ra sản phẩm cho người chủ và thường được thuê với
hợp đồng làm việc (giao kèo) để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể được đóng gói


vào một công việc hay chức năng.
1.1.9. Đời sống xã hội.
Bao gồm toàn bộ những điều kiện sinh hoạt của con người, của xã hội.
Đời sống của con người được chia làm hai mảng: đời sống vật chất và đời
sống tinh thần:
Đời sống vật chất: là những gì thuộc về nhu cầu ăn, ở, mặc, đi lại, nói
chung là những nhu cầu bên ngoài về thể xác của con người.
Đời sống tinh thần: là những hoạt động về đời sống nội tâm của con
người ( suy nghĩ, ý nghĩa, nhu cầu tình cảm, mong muốn của con người).
1.1.10. Bất bình đẳng xã hội.
Bất bình đẳng xã hội là sự khơng bình đẳng, sự khơng bằng nhau về các
cơ hội hoặc lợi ích đối với những cá nhân khác nhau trong một nhóm hoặc
nhiều nhóm trong xã hội.
Tất cả các xã hội - cả quá khứ hay hiện tại - đều được đặc trưng bởi sự

khác biệt xã hội. Đó là một q trình trong đó con người tạo nên khoảng cách
do cách ứng xử khác nhau bởi các địa vị, vai trị và những đặc điểm khác
nhau. Q trình của sự khác biệt xã hội khơng địi hỏi con người đánh giá các
vai trò và các hoạt động cụ thể tồn tại như là quan trọng hơn những cái khác;
tuy nhiên, sự khác biệt xã hội chuẩn bị cho sự bất bình đẳng xã hội, là một
điều kiện trong đó con người có cơ hội khơng ngang bằng về sử dụng của cải,
quyền lực và uy tín.
Bất bình đẳng xã hội không phải là một hiện tượng tồn tại một cách ngẫu
nhiên giữa các cá nhân trong xã hội. Xã hội có bất bình đẳng khi một số nhóm
xã hội kiểm sốt và khai thác các nhóm xã hội khác. Qua những xã hội khác
nhau đã tồn tại những hệ thống bất bình đẳng xã hội khác nhau. Bất bình đẳng
xã hội là một vấn đề trung tâm của xã hội học, đây là vấn đề có ý nghĩa quyết
định đối với sự phân tầng trong tổ chức xã hội.


1.2. Các lý thuyết ứng dụng trong nhiên cứu.
1.2.1. Lý thuyết nhu cầu.
Abraham Maslow là nhà tâm lý học người Mỹ, gốc Nga. Năm 1943 bắt
đầu nghiên cứu lý thuyết thang bậc nhu cầu. Ông chia nhu cầu của con người
thành 5 bậc. Maslow cho rằng hành vi của con người bắt nguồn từ nhu cầu và
những nhu cầu của con người được sắp xếp theo một thứ tự ưu tiên từ thấp tới
cao. Theo tầm quan trọng, cấp bậc nhu cầu được sắp xếp thành năm bậc sau:
Tháp nhu cầu của Abraham Maslow

(1) Nhu cầu cơ bản hay nhu cầu sinh học: là những nhu cầu đảm bảo cho
con người tồn tại như: ăn, uống, mặc, tồn tại và phát triển nòi giống và các


nhu cầu của cơ thể khác.
(2) Nhu cầu về an ninh và an toàn: là các nhu cầu như ăn ở, sinh sống an

tồn, khơng bị đe đọa, an ninh, chuẩn mực, luật lệ...
(3) Nhu cầu xã hội hay nhu cầu liên kết và chấp nhận: là các nhu cầu về
tình yêu được chấp nhận, bạn bè, xã hội...
(4) Nhu cầu được tôn trọng: là các nhu cầu về tự trọng, tôn trọng người
khác, được người khác tôn trọng, địa vị ...
(5) Nhu cầu tự thể hiện hay tự thân vận động: là các nhu cầu như chân,
thiện, mỹ, tự chủ, sáng tạo, hài hước...
Maslow đã chia các nhu cầu thành hai cấp: cấp cao và cấp thấp. Nhu cầu
cấp thấp là các nhu cầu sinh học và nhu cầu an ninh/an toàn. Nhu cầu cấp cao
bao gồm các nhu cầu xã hội, tôn trọng, và tự thể hiện. Sự khác biệt giữa hai
loại này là các nhu cầu cấp thấp được thỏa mãn chủ yếu từ bên ngoài trong khi
đó các nhu cầu cấp cao lại được thỏa mãn chủ yếu là từ nội tại của con người.
Qua nghiên cứu, tôi nhận thấy rằng nhu cầu của người lao động trong
các khu công nghiệp rất lớn, bao gồm các nhu cầu cơ bản như ăn, ở vì những
người lao động có mức thu nhập tương đối thấp, họ phải sống trong các nhà
trọ trật hẹp, nóng bức nên rất ảnh hưởng đến sức khỏe. Bên cạnh đó cịn có
nhu cầu về tinh thần, như các nhu cầu giải tỏa stress, được vui chơi, con cái
của họ được an toàn…
1.2.2. Lý thuyết tương tác biểu trưng.
Đại biểu: Blumer
Mỗi một cá nhân trong xã hội có sự tương tác với nhau. Tương tác xã hội


là hình thức trao đổi thơng tin của ít nhất hai chủ thể hoạt động xã hội. Sự tác
động qua lại, sự thích ứng của hành động này với hành động khác.
Biểu trưng giúp cho con người tương tác với nhau. Các cá nhân trong
quá trình tương tác qua lại với nhau không phản ứng với các hoạt động trực
tiếp của người khác mà phải đọc và lý giải chúng. Chỉ khi chúng ta đặt mình
vào vị trí của đối tượng tương tác chúng ta mới hiểu hết ý nghĩa của nhiều phát
ngôn, nhiều cử chỉ, hoạt động của họ. Khả năng của con người đặt mình vào vị

trí, vai trị của đối tác và nhìn nhận mình như một đối tác hoạt động là cơ sở
quan trọng bậc nhất trong sự tương tác của họ với môi trường xung quanh,
chính cơ chế này giúp cho con người tạo ý nghĩ cho các sự vật, hiện tượng.
Thuyết tương tác biểu trưng coi gia đình là hệ thống các mối tương tác
giữa các thành viên trong các mối quan hệ của các vai trò. Mỗi thành viên giữ
một vai trò và nhiệm vụ nhất định như vai trò của người cha, người mẹ, người
anh, người chị, người con. Thông qua các vai trị mà đời sống của gia đình ổn
định và phát triển.
Dựa vào thuyết tương tac biểu trưng tôi hiểu hơn về vai trò của từng
thành viên và chức năng của các thành viên trong gia đình. Khi mà vai trị đó
khơng được đáp ứng, thì cấu trúc gia đình cũng bị ảnh hưởng. Ví dụ như đối
với gia đình cơng nhân lao động, trẻ mầm non đóng vai trị của người con
trong gia đình, phải thực hiện vai trị của người con, ăn, ngủ, đi học….thì
những cơng nhân lao động với vai trị bố mẹ trong gia đình mới có thể thực
hiện cơng việc của mình. Nhưng vì nhu cầu gửi trẻ của người lao động không
được đảm bảo, dẫn đến chức năng của gia đình bị đảo lộn. Người bố hoặc
người mẹ, thường là người mẹ sẽ phai nghỉ việc ở nhà trông con….
1.2.3. Lý thuyết trao đổi xã hội và lựa chọn hợp lí.
Đại diện: Homans, Georg Simmel
Việc trao đổi các nguồn lực xã hội và vật chất là một hình thức cơ bản
của tương tác con người. Cách thức của lý thuyết này thông qua cơ chế “


được- mất”, “ thưởng- phạt”, “ có lợi- có hại”.
Hành vi xã hội là kết quả của một quá trình trao đổi, mục đích của trao
đổi là tối đa hóa lợi ích ( cái được) và tối thiểu hóa cái mất.
Con người ln hành động 1 cách có chủ đích để lựa chọn và sử dụng các
nguồn lực một cách duy lý nhằm đạt được kết quả tốt nhất. Mục đích tự giác
của con người sẽ là quy luật quyết định nội dung, tính chất, hành động và ý chí
của con người. Nói cách khác trước khi quyết định 1 hành động nào đó con

người ln ln đặt lên bàn cân để cân đo đong đếm giữa chi phí và lợi nhuận
mang lại, nếu chi phí ngang bằng hoặc nhỏ hơn lợi nhuận thì sẽ thực hiện hành
động và nếu chi phí lớn hơn hành động thì sẽ khơng hành động.
Tơi sử dụng lý thuyết này để tìm hiểu tiêu chí chọn trường gửi trẻ mầm non
của cơng nhân lao động. Đa số đều thống nhất rằng học phí là yếu tố hàng đầu
mà họ chọn vì cơng nhân có mức thu nhập thấp, và họ phải trả cho rất nhiều các
hoạt động vật chất và tinh thần khác nhau để sống và làm việc. Vì thế họ cần có
những lựa chọn đúng đắn và phù hợp với bản thân và gia đình hơn.
1.3. Một số văn bản pháp luật liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
-

Quyết định 404/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Hỗ trợ, phát triển
nhóm trẻ độc lập tư thục ở khu công nghiệp, khu chế xuất

đến năm 2020” (Đề án 404). Cụ thể:
• Về mục tiêu:
Mục tiêu tổng qt: Hỗ trợ việc kiện tồn, phát triển nhóm trẻ độc lập tư
thục tại khu vực khu công nghiệp, khu chế xuất nhằm góp phần hỗ trợ nữ
cơng nhân lao động có con dưới 36 tháng tuổi.
Mục tiêu cụ thể: Phấn đấu đến năm 2020:
 80% cán bộ, giáo viên, bảo mẫu của các nhóm trẻ độc lập tư thục tại

địa bàn thực hiện Đề án được hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức,
nghiệp vụ, kỹ năng chăm sóc trẻ và được giáo dục đạo đức lương tâm
nghề nghiệp;


 70% trẻ dưới 36 tháng tuổi tại địa bàn triển khai Đề án được gửi tại

các nhóm trẻ được quản lý và bảo đảm chất lượng;

 95% các bà mẹ ở khu vực khu công nghiệp, khu chế xuất được truyền

thơng nâng cao nhận thức về chăm sóc và phát triển trẻ thơ.
 500 nhóm trẻ độc lập tư thục được hỗ trợ kiện toàn, xây dựng và phát triển;


Nhiệm vụ và giải pháp:

 Hỗ trợ, kiện tồn, phát triển nhóm trẻ độc lập tư thục tại cộng đồng:

Khảo sát đầu vào và đầu ra thực trạng nhóm trẻ độc lập tư thục và trẻ
dưới 36 tháng tuổi có nhu cầu ra lớp tại địa bàn triển khai Đề án; rà sốt các
cá nhân, tổ chức có điều kiện để thành lập nhóm trẻ;
Vận động người có điều kiện nhận trơng trẻ hoặc thành lập nhóm trẻ;
Hỗ trợ kỹ thuật để các nhóm trẻ độc lập tư thục đang hoạt động hoàn
thiện hồ sơ, thủ tục để cấp phép hoạt động;
Hỗ trợ trang bị cơ sở vật chất cho các nhóm trẻ độc lập tư thục, bao gồm
cả các nhóm được kiện tồn và nhóm thành lập mới.
 Hỗ trợ nâng cao năng lực cho người quản lý, giáo viên, bảo mẫu các

nhóm trẻ độc lập tư thục và các bà mẹ, người chăm sóc trẻ dưới 36
tháng tuổi tại khu vực khu công nghiệp, khu chế xuất:
Xây dựng tài liệu và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ và
đạo đức, lương tâm nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên, bảo mẫu tại các nhóm
trẻ độc lập tư thục;


×