Tải bản đầy đủ (.docx) (99 trang)

CĂNG THẲNG NGHỀ NGHIỆP ở NHÂN VIÊN y tế tại BỆNH VIỆN PHONG DA LIỄU TRUNG ƯƠNG QUY hòa năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (483.43 KB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

LÊ THỊ HUỆ

C¡NG TH¼NG NGHÒ NGHIÖP ë NH¢N VI£N Y TÕ
T¹I BÖNH VIÖN PHONG - DA LIÔU TRUNG ¦¥NG QUY
HßA N¡M 2018

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

HÀ NỘI – 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

LÊ THỊ HUỆ
C¡NG TH¼NG NGHÒ NGHIÖP ë NH¢N VI£N Y TÕ
T¹I BÖNH VIÖN PHONG - DA LIÔU TRUNG ¦¥NG QUY
HßA N¡M 2018
Chuyên ngành: Y học dự phòng
Mã số: 62720163
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học


PGS. TS. Lê Thị Thanh Xuân


HÀ NỘI – 2018
LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành luận văn này là một thành công của bản thân em. Thật may
mắn khi em luôn nhận được sự giúp đỡ của những người xung quanh, của thầy
cô, gia đình và bạn bè trong suốt quá trình làm khóa luận.
Trước hết, em xin tri ân và gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo của em,
PGS.TS. Lê Thị Thanh Xuân, một người cô tâm huyết, luôn nhiệt tình chỉ dạy,
giúp đỡem trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận. Những điều em
học được không chỉ là kiến thức, kinh nghiệm mà còn phong cách, thái độ làm
việc đầy tích cực của cô. Chính những điều đó đã truyền cảm hứng cho em, giúp
em học tập và làm việc tốt hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, các thầy, cô giáo Viện đào tạo
Y học Dự phòng và Y tế Công Cộng, trường Đại học Y Hà Nội đã trang bị kiến
thức cho em trong thời gian học tập tại trường.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến lãnh đạo Bệnh viện Phong – Da
liễu Trung ương Quy Hòa, các anh chị phòng Chỉ đạo tuyến, phòng Khoa học
đào tạo đã ủng hộ và tạo những điều kiện tốt nhất cho em trong suốt quá trình
học tập và thực hiện khóa luận.
Em xin gửi lời cảm ơn đến tập thể các anh chị Bác sĩ và Điều dưỡng khối
Lâm sàng của Bệnh viện Phong – Da liễu Trung ương Quy Hòa, là đối tượng
nghiên cứu của đề tài, đã hỗ trợ cung cấp thông tin đầy đủ để em có thể thực
hiện tốt nhất đề tài này.
Cuối cùng em xin cảm ơn ba, mẹ, chồng, các anh chị em trong gia đình,
bạn bè đã luôn bên cạnh ủng hộ, chia sẽ và hỗ trợ em trong suốt thời gian học tập
tại trường Đại học Y Hà Nội.
Em xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2018


Lê Thị Huê


LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi:
- Phòng Quản lý đào tạo sau đại học trường Đại học Y Hà Nội.
- Phòng Quản lý đào tạo Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y
tế công cộng.
- Bộ môn Sức khỏe nghề nghiệp– Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế
công cộng
- Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp
Tên em là Lê Thị Huệ - Học viên lớp Cao học Y học dự phòng khoá
26- Trường Đại học Y Hà Nội.
Em xin cam đoan các số liệu trong luận văn này là có thực, kết quả trung
thực, chính xác và chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình khoa học nào.

Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2018
Học viên

Lê Thị Huệ


DANH MỤC VIẾT TẮT

DASS:

Depression Anxiety Stress Scale
Thang đánh giá lo âu - trầm cảm - căng thẳng


ĐTNC:

Đối tượng nghiên cứu

JCQ:

Job contend questionnaire
Bảng công cụ đánh giá căng thẳng nghề nghiệp của Karasek

NVYT:

Nhân viên y tế

OR:

Odds ratio -Tỷ suất chênh

PVS:

Phỏng vấn sâu

SASA:

Stress Assessment Score for Asians

WHO:

Tổ chức Y Tế Thế Giới (World Health Organization)



MỤC LỤC

PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC BIỂU ĐỒ


9

ĐẶT VẤN ĐỀ
Căng thẳng nghề nghiệp là sự mất cân bằng giữa yêu cầu và khả năng
lao động [1]. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và những yếu tố thay đổi của tính
chất công việc, môi trường sống ngày càng nhiều áp lực, bất ổn thì con người
có nguy cơ đối mặt với căng thẳng trong công việc ngày càng gia tăng [2].
Nghề y là một nghề danh giá và được xã hội tôn vinh. Cũng như những
ngành nghề khác, nhân viên y tế (NVYT) là đối tượng dễ mắc phải căng
thẳng nghề nghiệp, vì phải làm việc trong môi trường có khối lượng công việc
lớn, trách nhiệm nặng nề, trực đêm, phải đối mặt với phản ứng tiêu cực từ
bệnh nhân và người nhà, có nguy cơ cao mắc các bệnh truyền nhiễm do tiếp
xúc trực tiếp với người bệnh… [3].
Với xu hướng hội nhập khu vực, Bộ Y tế đã phê duyệt kế hoạch về
“Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng
của người bệnh” và theo lộ trình đến năm 2018, tất cả các bệnh viện công lập
phải tự chủ hoàn toàn về tài chính [4]. Điều này đòi hỏi các cơ sở y tế nói
chung và NVYT nói riêng phải nỗ lực hơn nữa để nâng cao thái độ và chất
lượng phục vụ người bệnh. Mặc khác, trong những năm gần đây, bạo lực

trong ngành y tế, nguy cơ bị bạo hành, xâm hại từ người bệnh và người nhà
cũng là vấn đề mà NVYT phải đối mặt hàng ngày [5].
Tại Việt Nam, vấn đề căng thẳng nghề nghiệp ở nhân viên y tế cũng đã
được quan tâm nhiều trong những năm gần đây. Cụ thể, năm 2016, nghiên cứu
của Nguyễn Thu Hà, Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường tiến hành trên
8 bệnh viện/viện tuyến Trung ương tại Hà Nội cho thấy 48,6% nhân viên y tế
có biểu hiện căng thẳng [6]. Một số nghiên cứu tập trung tìm hiểu tình trạng
căng thẳng ở đối tượng Điều dưỡng lâm sàng tại Bệnh viện và cho thấy tỉ lệ
mắc căng thẳng nghề nghiệp ở nhóm này cũng tương đối cao [7], [8], [9].


10

Bệnh viện Phong – Da liễu Trung ương Quy Hòa là một bệnh viện hạng
I về da liễu với nhiệm vụ khám chữa bệnh, phòng bệnh và phục hồi chức năng
cho người bệnh Phong, người bệnh da liễu trong khu vực Miền Trung – Tây
Nguyên. Nhân viên y tế của bệnh viện phải thường xuyên làm việc trong môi
trường có tiếp xúc lây nhiễm cao, điều kiện lao động độc hại xếp hạng IV. Từ
năm 2014, Bệnh viện mở rộng khám chữa bệnh đa khoa cho người dân khu
vực Miền Trung - Tây Nguyên nên gặp rất nhiều khó khăn thách thức trong về
cả nhân lực và vật lực. Đặc biệt các bác sĩ, điều dưỡng làm việc khối lâm sàng
thường xuyên chịu áp lực công việc khi các mặt bệnh ngày càng tăng, lượng
bệnh nhân tăng, chịu áp lực về mặt kĩ năng chuyên môn, áp lực với đồng
nghiệp, áp lực với người bệnh và người nhà người bệnh, cơ sở vật chất đang
còn nhiều thiếu thốn. Cho đến nay chưa có đề tài nào về căng thẳng nghề
nghiệp ở đối tượng này tại Bệnh viện được tiến hành. Chính vì vậy, chúng tôi
thực hiện đề tài: “Căng thẳng nghề nghiệp ở nhân viên y tế Bệnh viện
Phong – Da liễu Trung ương Quy Hòa năm 2018” với mục tiêu sau:
1. Xác định tỷ lệ căng thẳng nghề nghiệp theo thang đo JCQ-V ở bác sĩ
và điều dưỡng khối lâm sàng tại Bệnh viện Phong - Da liễu Trung

ương Quy Hoà năm 2018.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ căng thẳng nghề nghiệp ở
bác sĩ và điều dưỡng khối lâm sàng tại Bệnh viện Phong - Da liễu
Trung ương Quy Hoà năm 2018.


11

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đại cương về căng thẳng
1.1.1. Khái niêm căng thẳng
Căng thẳng hay còn gọi là stress, là tổng thể bất cứ những thay đổi môi
trường nào đòi hỏi cơ thể phải phản ứng và điều chỉnh đáp ứng vớinhững rối
loạn tâm lý xảy ra đột ngột do nhiều nguyên nhân khác nhau như sốc, xúc
động, quá tải… [10].
Theo Hans Selye, căng thẳng là sự phản ứng của cơ thể sống, trước
những tác động lên nó. Các căng thẳng bình thường không gây hại, một số
căng thẳng còn có tác động có lợi: kích thích tính tích cực, huy động sức
mạnh để con người vượt qua khó khăn. Tuy nhiên những căng thẳng quá mức
và kéo dài về thời gian mới có thể gây ra một chuỗi những ảnh hưởng xấu đến
con người [11].
1.1.2. Biểu hiên của căng thẳng
Có 3 biểu hiện do căng thẳng gây ra là rối nhiễu tâm lý, các rối loạn
sinh lý và các lệch lạc ứng xử [10]:
- Những rối nhiễu tâm lý do căng thẳng: lo hãi, cảm giác hụt hẫng, quá
nhạy cảm trong cảm xúc, giảm hiệu quả trong giao tiếp, cảm giác bị xa lánh
và ghét bỏ, mất tập trung và mất tính tự chủ.
- Những triệu chứng thực thể: tăng nhịp tim và huyết áp, bệnh đường
tiêu hóa (loét dạ dày, tá tràng), sự mệt mỏi thể xác, bệnh tim mạch, bệnh hô

hấp, chứng nhức đầu và đau mỏi cơ xương.
- Triệu chứng ứng xử: chần chừ và né tránh công việc, tăng lạm dụng
rượu và ma túy, ăn mất ngon và giảm trọng lượng đột ngột, các quan hệ với
bạn bè và gia đình xấu đi, tự sát và mưu toan tự sát….


12

1.1.3. Ảnh hưởng của căng thẳng
Dù mắc phải căng thẳng trong thời gian ngắn hay dài thì cũng để lại
những ảnh hưởng nhất định.
- Về mặt sức khỏe cá nhân, các nghiên cứu đã chỉ ra tình trạng căng
thẳng, lo âu, trầm cảm kéo dài sẽ gây ra các ảnh hưởng toàn thân, hệ tuần
hoàn, tim mạch, hô hấp, thần kinh, tiêu hóa… [12], [13]. Căng thẳng nhẹ có
thể đóng vai trò tích cực vì sẽ giúp cá thể thích nghi với hoàn cảnhmới, nhưng
nếu căng thẳng kéo dài sẽ gây ra nhiều rối loạn phức tạp và những hậu quả
như gây thiếu máu làm thoái hóa rồi hoại tử mô dẫn đến chảy máu, các bệnh
tim mạch (cơ đau thắt tim, nhồi máu cơ tim, cao huyết áp), bệnh da (eczema,
rụng tóc), bệnh nội tiết (suy tuyến thượng thận) … [12].
- Về mặt xã hội: vừa làm giảm năng suất lao động của cá nhân người lao
động vừa làm tăng chi phí gánh nặng điều trị. Theo thống kê tại Anh, trong một
năm có tới 12,8 triệu ngày công lao động bị mất do người lao động nghỉ ốm bởi
các nguyên nhân liên quan đến căng thẳng, lo âu và trầm cảm [14].
Điều tra lao động đặc thù và sức khỏe nghề nghiệp NVYT tại Việt Nam
cho thấy nhiều căng thẳng trong công việc ảnh hưởng đến các trạng thái sức
khỏe của NVYT. Các biểu hiện chủ yếu của trạng thái căng thẳng sau mỗi
ngày làm việc ở NVYT là mệt mỏi, thường xuyên cảm thấy bận rộn, đau mỏi
cơ xương khớp, đau đầu, rối loạn giấc ngủ, dễ bị kích thích và nóng nảy, biểu
hiện đau dạ dày, hoa mắt chóng mặt, không hứng thú với công việc hàng
ngày, thường gặp ác mộng… [15].

1.2. Căng thẳng nghề nghiệp
1.2.1. Khái niêm căng thẳng nghề nghiêp
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), căng thẳng nghề nghiệp là phản ứng
mà mọi người có thể có khi nhu cầu và áp lực công việc không phù hợp với
kiến thức và khả năng của người lao động [16].


13

Căng thẳng thường xảy ra ở môi trường lao động mà người lao động ít
nhận được sự hỗ trợ từ các nhà quản lý và đồng nghiệp, cũng như khi họ khó
kiểm soát được quy trình làm việc.
Theo Đặng Phương Kiệt (2007), căng thẳng nghề nghiệp là sự tương tác
giữa các điều kiện lao động với đặc trưng của người lao động khiến cho các
chức năng bình thường về tâm lý hay sinh lý hoặc cả hai bị thay đổi [10].
Căng thẳng nghề nghiệp bắt nguồn từ những đặc trưng của công việc
mà tạo ra một mối đe dọa cho cá nhân người lao động, bao gồm [10]:
+ Những đòi hỏi quá mức của việc làm trong một thời gian quá ngắn
đối với người lao động làm nảy sinh tình trạng làm việc quá tải.
+ Sự không thỏa mãn các nhu cầu có liên quan đến những gì người lao
động hi vọng nhận được tại nơi làm việc, bao gồm: tiền lương thỏa đáng,
được toại nguyện trong công việc và có cơ hội thăng tiến.
Như vậy, có thể thấy căng thẳng nghề nghiệp là vấn đề rất dễ xảy ra do
nhiều yếu tố tác động đến. Vì vậy chúng ta phải quan tâm đến tình trạng căng
thẳng nghề nghiệp và ảnh hưởng của nó đối với người lao động để có thể đưa
ra các biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
1.2.2. Các yếu tố nguy cơ của căng thẳng nghề nghiêp
Theo Rajesh Chandwani, có ba yếu tố sau đây có thể dẫn đến căng
thẳng trong công việc [17]:
+ Yếu tố về tổ chức: Sự căng thẳng có thể là do yếu tố nội tại của

công việc, chẳng hạn như điều kiện làm việc nghèo nàn, tình trạng quá tải
công việc hoặc áp lực thời gian. Người lao động cảm thấy mơ hồ giữa trách
nhiệm và công việc, không rõ quyền hạn của họ trong công việc, làm phát
sinh những xung đột giữa cấp trên, cấp dưới và đồng nghiệp.
+ Yếu tố gia đình: sự xung đột trách nhiệm trong giữa các thành viên
trong gia đình, khi mối quan hệ này không cân bằng được thì cũng sẽ dẫn đến
căng thẳng.


14

+ Yếu tố cá nhân con người: Bên cạnh các yếu tố bên ngoài, các yếu tố
các nhân như độ tuổi, giới tính, giáo dục, tính cách và tình trạng sức khỏe
cũng quyết định tình trạng căng thẳng ở mỗi cá nhân.
1.2.3. Các yếu tố nghề nghiêp gây căng thẳng tại nơi làm viêc cho nhân
viên y tế [15]
- Đặc điểm công việc: chế độ lương thấp, trực đêm, thiếu nhân lực,
khối lượng công việc nhiều, áp lực công việc cao.
- Điều kiện làm việc:
+ Thiết bị kém hoạt động, tổ chức lao động không hợp lý.
+ Nhiều thủ tục hành chính, nhiều yêu cầu từ người bệnh, yêu cầu tinh
thần trách nhiệm cao.
- Môi trường làm việc
+ Môi trường quan liêu khiến nhân viên cảm thấy cô độc, cách biệt,
mệt mỏi, bực bội và bất lực.
+ Nguy cơ rủi ro tai nạn nghề nghiệp, tiếp xúc với nhiều loại bệnh nguy
hiểm tiềm ẩn, nguy cơ bị lây nhiễm các bệnh nguy hiểm.
+ Đối mặt với nguy cơ bạo hành từ người bệnh và người nhà người bệnh.
- Các mối quan hệ trong công việc: Ít nhận được sự hỗ trợ và chia sẻ từ
đồng nghiệp và nhà quản lý trong công việc, ít có cơ hội thăng tiến…

1.2.4. Thang đo căng thẳng
Trên thế giới có nhiều thang trắc nghiệm đánh giá tình trạng căng thẳng
của cá nhân. Các thang đánh giá đều có điểm chung là dùng bộ câu hỏi trắc
nghiệm tự điền, cụ thể sau đây:
+ Bộ câu hỏi đánh giá căng thẳng do Hội quản lý căng thẳng quốc tế
(International Stress Management Association) của Anh sử dụng gồm 25 câu
hỏi trắc nghiệm dạng có/không. Mỗi câu trả lời có được 1 điểm, còn lại là 0
điểm, tính tổng điểm cho 25 câu hỏi để đánh giá mức độ căng thẳng của từng


15

cá nhân. Từ 4 điểm trở xuống là ít có căng thẳng, từ 5-13 điểm là có liên quan
giữa căng thẳng và tình trạng sức khỏe thể chất, tinh thần, từ 14 điểm trở lên
là những người dễ bị căng thẳng [18]. Thang đo này chưa được Việt hóa và
chưa được sử dụng nhiều tại Việt Nam.
+ Thang đánh giá của Lovibond (DASS 42 và DASS 21) là một thang
đo đánh giá được tổng hợp cả ba vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến hiện nay
là căng thẳng, lo âu và trầm cảm. Thang đo DASS 21 là bản rút gọn, đã được
đánh giá về tính giá trị, độ tin cậy và khẳng định có thể áp dụng tại Việt Nam,
không có sự khác biệt nhiều về văn hóa [19]. Thang đo này cũng đã được sử
dụng nhiều trong các nghiên cứu về căng thẳng nghề nghiệp trong nhân viên y
tế tại Việt Nam [7], [8].
+ Bảng hỏi nội dung công việc JCQ, trong đó có đánh giá về các căng
thẳng do công việc gây ra. Bảng hỏi gồm 27 câu hỏi với số điểm từ 1 đến 4
tương ứng với các mức độ tăng dần cho mỗi câu mô tả mô hình căng thẳng
của Karasek. Bảng hỏi này đánh giá 3 phương diện: áp lực về tâm lý liên quan
đến áp lực trong khi làm việc, quyền quyết định hay tự chủ trong công việc và
sự ủng hộ thông qua đánh giá mối quan hệ người lao động với đồng nghiệp và
cấp trên [20], [21]. Bảng hỏi này đã được Việt hóa và được sử dụng trong một

vài nghiên cứu nhằm đánh giá tình trạng căng thẳng nghề nghiệp tại Việt Nam
[22], [23].
1.3. Một số nghiên cứu về căng thẳng nghề nghiệp và yếu tố liên quan ở
nhân viên y tế trong nước và trên thế giới
1.3.1. Thế giới
Tại Anh trong giai đoạn 2013 - 2014, có 487.000 trường hợp có liên
quan đến căng thẳng, lo âu và trầm cảm (39%) trong tổng số 1.241.000 trường
hợp có vấn đề sức khỏe liên quan đến công việc, tổng số ngày làm việc bị mất
do căng thẳng, lo âu, trầm cảm là 11,3 triệu ngày. Y tế (đặc biệt là điều


16

dưỡng) là một trong những công việc được báo cáo có tỷ lệ hiện mắc căng
thẳng, lo âu, trầm cảm có liên quan đến công việc cao nhất [24].
 Các nghiên cứu về căng thẳng trong nhân viên y tế:
Thường tập trung vào nhóm đối tượng bác sỹ hoặc điều dưỡng, là
những người có nhiều nguy cơ mắc căng thẳng do thường xuyên làm việc
trong môi trường dễ lây nhiễm bệnh tật, tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân và
người nhà bệnh nhân, áp lực trực đêm, quá tải…
Một số kết quả nghiên cứu trên thế giới cho thấy tỉ lệ căng thẳng ở bác
sĩ, điều dưỡng dao động từ 2% đến 62,96% bao gồm:
Nghiên cứu năm 2009 tại Bồ Đào Nha của Perez-Guzman và cộng sự
cắt ngang trên 167 nhân viên y tế tại hai đơn vị chăm sóc sức khỏe ban đầu đã
được thực hiện để điều tra tỷ lệ căng thẳng nghề nghiệp. Kết quả cho thấy tỷ
lệ nhân viên y tế có tỷ lệ căng thẳng mức bình thường 11%, nhẹ 37%, vừa
25% và nặng là 2% [25].
Nghiên cứu của Orawan Kaewboonchoo và cộng sự trên 514 điều
dưỡng nữ tại các bệnh viện ở Thái Lan năm 2014, dùng bộ công cụ JCQ cho
thấy, tỉ lệ căng thẳng nghề nghiệp là 17,5% [26].

Cũng sử dụng thang đo JCQ, nghiên cứu của Li-Ping Chou và cộng sự trên
1329 nhân viên y tế tại một bệnh viện khu vực Đài Loan năm 2014 cho thấy, tỉ lệ
căng thẳng ở điều dưỡng là cao nhất với 27,9%, tiếp đến là trợ lý bác sĩ với 27,2%,
nhân viên hành chính 14,7%; kĩ thuật viên 14,4% và Bác sĩ là 2% [27].
Nghiên cứu của BauerJ và cộng sự năm 2016 trên 354 bác sĩ ở các
Bệnh viện Đức cho thấy tỉ lệ bác sĩ có căng thẳng là 52% [28].
Nghiên cứu của Beschoner P và cộng sự năm 2016 nhằm đánh giá các
liên quan về giới tính đến tình trạng trầm cảm, căng thẳng trong công việc của
các bác sĩ, sử dụng thang đo Beck Depression Inventory (BDI) và Maslach
Burnout Inventory (MBI)) cho thấy tỉ lệ bác sĩ mắc căng thẳng là 51,8% [29].


17

Nghiên cứu cắt ngang của Sharma và cộng sự năm 2018 trên 81 điều
dưỡng làm việc tại các trung tâm Ung thư của Ấn độ sử dụng bộ câu hỏi tự
điền đánh giá stress của David Fontana đã cho thấy tỉ lệ điều dưỡng mắc căng
thẳng là 62,96% [30].
 Một số nghiên cứu về những yếu tố liên quan đến căng thẳng nghề
nghiệp bao gồm:
Nghiên cứu D. Tripodi trên 1868 nhân viên y tế của một Bệnh viện đại
học Pháp năm 2014, dùng bộ công cụ JCQ cho thấy, các yếu tố liên quan đến
căng thẳng nghề nghiệp là nữ giới trên 40 tuổi, trình độ chuyên môn là điều
dưỡng, bác sĩ; hợp đồng làm việc dài hạn [31].
Nghiên cứu của He L và cộng sự năm 2016 tại Trung quốc, sử dụng bộ
công cụ JCQ, nhằm tìm hiểu mối liên quan giữa căng thẳng nghề nghiệp, kinh
nghiệm phục hồi và sức khỏe sinh lý trên 296 điều dưỡng tại 7 bệnh viện đa
khoa hạng A được chọn từ tháng 10/2015 đến tháng 2 năm 2016, cho thấy 65
y tá có công việc căng thẳng cao (21,95%), 56 y tá với công việc thoải mái
(thấp) (18,92%), 49 y tá với việc làm thụ động (16,55%), và 126 y tá với công

việc chủ động (42,57%). Nghiên cứu đã chỉ rakhối lượng công việc có ảnh
hưởng lớn đến sự căng thẳng nghề nghiệp của điều dưỡng, khối lượng công
việc tăng lên có thể dẫn đến phản ứng căng thẳng mạnh hơn, giảm kinh
nghiệm phục hồi và sức khỏe sinh lý kém hơn [32].
Một nghiên cứu khác trên 6111 bác sĩ chuyên khoa thần kinh tại Trung
Quốc của tác giả Zhou năm 2017 cho thấy có đến 50,7% bác sĩ có căng thẳng
nghề nghiệp, 25,7% có mức độ hài lòng công việc thấp, 76,9% có mối quan
hệ bác sĩ-bệnh nhân kém và 58,1% hối hận khi trở thành bác sĩ. Các yếu tố
liên quan tới sự căng thẳng là thu nhập thấp, nhiều giờ làm việc mỗi tuần, làm
việc tại các bệnh viện công, công việc căng thẳng, mức độ thỏa mãn công
việc thấp và mối quan hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân kém [33].


18

Nghiên cứu cắt ngang của Sharma và cộng sự năm 2018 trên 81 điều
dưỡng làm việc tại các trung tâm Ung thư của Ấn độ cũng cho thấy có mối
liên quan giữa căng thẳng nghề nghiệp với mức độ bị chỉ trích, mức độ đánh
giá cao trong công việc và thời gian nghỉ ngơi[30].
1.3.2. Tại Viêt Nam
Những năm gần đây, Việt Nam cũng đã có nhiều nghiên cứu về căng
thẳng nghề nghiệp ở nhân viên y tế sử dụng nhiều thang đo khác nhau để đánh
giá căng thẳng nghề nghiệp của nhân viên y tế như DASS21, JCQ, SASA
 Các nghiên cứu về căng thẳng trong nhân viên y tế:
Nghiên cứu của Nguyễn Thu Hà và cộng sự, Viện Sức khỏe nghề
nghiệp và môi trường năm 2016 đã tiến hành trên 811 nhân viên y tế của 8
bệnh viện/viện tuyến Trung ương tại Hà Nội, Sử dụng bảng “Tự đánh giá
căng thẳng dành cho người châu Á” (Stress Assessment Score for Asians) của
trường đại học quốc gia Singapore, kết quả cho thấy 48,6% nhân viên y tế có
biểu hiện căng thẳng, trong đó nhóm bác sĩ, điều dưỡng có xu hướng biểu

hiện căng thẳng ở mức độ cao hơn so với các nhóm còn lại [6].
Một nghiên cứu khác của Phạm Minh Khuê và Hoàng Thị Giang (2011)
có sử dụng bộ công cụ Job Content Questionnaire (JCQ) của Karasek đã được
chuẩn hóa tiếng Việt (JCQ-V) để xác định tỷ lệ căng thẳng nghề nghiệp trên
nhân viên y tế của một bệnh viện tại Hải Phòng năm 2011. Kết quả cho thấy tỉ
lệ căng thẳng nghề nghiệp trên đối tượng nhân viên y tế Bệnh viện Kiến An là
tương đối thấp (6,39%). Tuy nhiên, sự phân bố là không đều, cao nhất là ở
nhóm bác sỹ với tỷ lệ khoảng 14,9%, còn ở điều dưỡng chỉ khoảng 3,8% [22].
Nghiên cứu của Đậu Thị Tuyết tại Bệnh viện đa khoa thành phố Vinh,
Bệnh viện đa khoa 115 Nghệ An trên các nhân viên y tế năm 2013, sử dụng
công cụ thang đo DASS21, cho kết quả mức độ căng thẳng nhẹ chiếm tỷ lệ cao
nhất, tiếp đến là các mức vừa (14,0%), nặng (0,5%) và rất nặng (0,5%) [34].


19

 Một số nghiên cứu về những yếu tố liên quan đến căng thẳng nghề nghiệp
bao gồm:
Nghiên cứu mô tả cắt ngang năm 2015 của Trần Thị Thu Thuỷ và cộng
sự trên 600 điều dưỡng tại Bệnh viện Việt Đức với công cụ thang đo DASS21
cho thấy tỷ lệ căng thẳng trong công việc là 18,5%. Các yếu tố liên quan đến
mức độ căng thẳng trong công việc là yếu tố quản lý, mối quan hệ đồng
nghiệp và mâu thuẫn với cấp trên. Cụ thể những điều dưỡng kiêm nhiệm công
tác quản lý có nguy cơ căng thẳng gấp 5,2 lần, mối quan hệ với đồng nghiệp ở
mức bình thường/không tốt có nguy cơ căng thẳng gấp 2,3 lần so với những
điều dưỡng khác [9].
Cũng sử dụng công cụ thang đo DASS21, nghiên cứu của Đặng Kim
Oanh năm 2017 về tình trạng căng thẳng nghề nghiệp của điều dưỡng lâm
sàng tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã cho thấy tỉ lệ điều dưỡng lâm sàng
mắc căng thẳng là 35,1%. Theo mức độ căng thẳng, tỷ lệ điều dưỡng mắc ở

mức độ nhẹ là 22,1%, vừa là 10,5%, nặng là 2,1%, và không có ai mắc stress
ở mức độ rất nặng. Các yếu tố liên quan là tham gia công tác quản lý, thiếu
trang thiết bị, môi trường làm việc chật chội, ồn ào, nguy cơ lây bệnh, khối
lượng công việc quá tải, tập trung cao độ, không đủ thời gian nghỉ ngơi,
trách nhiệm với bệnh nhân nặng nề, không có khả năng thăng tiến trong
công việc, quan hệ không tốt với bệnh nhân và người nhà, và không hài lòng
với công việc [7].
Nghiên cứu của Phạm Minh Khuê và Hoàng Thi Giang năm 2011 tại
một bệnh viện Hải Phòng, sử dụng bộ công cụ JCQ cho thấy, các yếu tố tăng
nguy cơ dẫn đến căng thẳng nghề nghiệp ở nhân viên y tế bao gồm: tuổi dưới
50, tuổi nghề dưới 1 năm, làm việc thuộc khoa Ngoại sản, chuyên môn điều
dưỡng, bác sĩ, kĩ thuật viên X quang [22].


20

1.4. Sơ lược về địa điểm nghiên cứu
Bệnh viện Phong – Da liễu Trung ương Quy Hòađược thành lập theo
quyết định 539/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế, là đơn vị sự nghiệp trực
thuộc Bộ Y tế, với nhiệm vụ khám chữa bệnh, phòng bệnh và phục hồi chức
năng cho người bệnh Phong, người bệnh da liễu và một số bệnh chuyên khoa
khác trong khu vực Miền Trung – Tây Nguyên.
Hiện nay, Bệnh viện đã được công nhận là Bệnh viện hạng I, đẩy mạnh
phát triển chuyên khoa Da Liễu và mở rộng khám chữa bệnh đa khoa. Bệnh
viện là một trung tâm điều trị chuyên sâu về Da liễu và đang mở rộng ra các
chuyên khoa khác nên luôn phải chịu áp lực quá tải. Đồng thời điều kiện lao
động độc hại được xếp vào hạng IV. Theo báo cáo tổng kết bệnh viện năm
2017, trung bình một ngày bệnh viện có 500 lượt khám mỗi ngày, số người
điều trị nội trú là 900 với công suất sử dụng giường bệnh là 115% vượt 15%
so với kế hoạch đầu năm [35].

Bệnh viện có 2 cơ sở. Cơ sở I là khu hành chính của bệnh viện và là trung
tâm chuyên điều trị chăm sóc cho bệnh nhân Phong. Cơ sở II là khu mở rộng
khám chữa bệnh da liễu và đa khoa cho toàn bộ người dân trong khu vực.
Theo kết quả sơ kết 6 tháng đầu năm của bệnh viện, nhân lực Bệnh viện
có 452 nhân viên với 224 biên chế tại 27 khoa chuyên môn (lâm sàng, cận
lâm sàng) và 9 phòng chức năng. Nhân lực khối chuyên môn có 68 Bác sĩ,
155 Điều dưỡng, 53 hộ lý, 46 kĩ thuật viên và khoảng 150 nhân viên chuyên
môn khác (y sĩ, chẩn đoán hình ảnh, dược...) [35]. Như vậy, tổng số Bác sĩ và
điều dưỡng của bệnh viện là 223, chiếm 49,3% trong tổng số nhân viên tại
Bệnh viện.


21

BỘ Y TẾ

ĐẢNG ỦY VÀ CÁC TỔ CHỨC GIÁM
ĐOÀN ĐỐC VÀ CÁC PHÓ GIÁgM ĐỐC
CÁC HỘI ĐỒNG CHUYÊN MÔN

KHOA LÂM SÀNG

-Khám bệnh
-Cấp cứu
-Nội-Nhi
-Ngoại Thợp
-NgoạiT.Hình
-Da T.hợp
- Bệnh nhiệt đới
-Chăm sóc da

- Vảy nến tự miễn

KHOA CẬN LÂM SÀNG

-Sinh học Phân tử
-Huyết học sinh hóa
-Vi sinh
-Giải phẫu bệnh
-Chẩn đoán hình ảnh
-Dược
-Thăm dò chức năng
-Kiểm soát nhiễm khuẩn

PHÒNG CHỨC NĂNG

-Tổ chức cán bộ
-Hành chính quản trị
-Tài Chính Kế Toán
-Vật tư
-Công nghệ Thông Tin
-Hợp tác Quốc tế
-Khoa học đào tạo

Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức của Bệnh viện

TRUNG TÂM

-Đào tạo chỉ đạo tuyến
-Phục hồi chức năng
-Chăm sóc laser



22

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng
Bác sĩ và điều dưỡng lâm sàng tại Bệnh viện Phong – Da liễu Trung
ương Quy Hòa.
2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn
Là những Bác sĩ, điều dưỡng đang công tác tại các khoa lâm sàng (thuộc
khối Nội, Ngoại, Da liễu và các Chuyên khoa khác), có hợp đồng lao động từ 1
năm trở lên tại thời điểm thu thập số liệu và đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ
Là những đối tượng có hợp đồng làm việc dưới 1 năm, làm việc tại
khối hành chính hoặc xét nghiệm, đối tượng từ chối tham gia nghiên cứu,
vắng mặt tại thời điểm tiến hành nghiên cứu.
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.2.1. Địa điểm
Bệnh viện Phong – Da liễu Trung Ương Quy Hòa.
2.2.2. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 5/2018 đến tháng 10/2018, thời gian thu thập số liệu là tháng
8 và tháng 9 năm 2018.
2.3. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, phối hợp định tính và định lượng. Nghiên
cứu định tính được tiến hành sau nghiên cứu định lượng nhằm giải thích và
làm rõ kết quả nghiên cứu định lượng.



23

2.4. Cỡ mẫu và chọn mẫu
2.4.1. Nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu áp dụng chọn mẫu toàn bộ các bác sĩ, điều dưỡng làm việc
tại các khoa lâm sàng Bệnh viện Phong – Da liễu TW Quy Hòa.
Bệnh viện hiện có 213 Bác sĩ và điều dưỡng đang làm việc tại 20 khoa
Lâm sàng, trong đó có 6 đối tượng có thâm niên làm việc dưới 1 năm, 4 đối
tượng làm việc tại phòng hành chính và xét nghiệm, không đáp ứng tiêu
chuẩn lựa chọn. Do đó, chúng tôi chọn toàn bộ 203 đối tượng còn lại. Tại thời
điểm tiến hành nghiên cứu, một số nhân viên y tế vắng mặt với các lý do
(công tác, đào tạo, học tập, ốm, nghỉ phép) và một số từ chối tham gia.
Nghiên cứu đã phỏng vấn được 171/203 đối tượng (chiếm tỷ lệ 84,2%),
trong đó có 46 bác sĩ và 125 điều dưỡng làm việc tại các khoa lâm sàng thuộc
khối Nội, Ngoại, Da liễu và các chuyên khoa khác.
2.4.2. Nghiên cứu định tính
Nghiên cứu chọn mẫu theo phương pháp chủ đích và thuận tiện. Cụ thể
chúng tôi đã tiến hành 06 cuộc phỏng vấn sâu bao gồm:
 01 cuộc PVS Bác sĩ làm công tác quản lý trong Khối Nội
 01 cuộc PVS Bác sĩ làm công tác quản lý trong Khối Da liễu
 01 cuộc PVS Bác sĩ làm công tác điều trị trong khối Ngoại
 01 cuộc PVS Bác sĩ làm công tác điều trị trong khối Nội
 01 cuộc PVS Điều dưỡng làm công tác quản lý trong khối Ngoại
 01 cuộc PVS Điều dưỡng làm công tác chăm sóc khối Da liễu
2.5. Kĩ thuật và công cụ thu thập thông tin
2.5.1. Nghiên cứu định lượng
2.5.1.1. Công cụ
Công cụ thu thập thông tin là bộ câu hỏi thiết kế sẵn có tự điền (phụ lục
1) tham khảo từ các nghiên cứu tương tự trước đây [22], [23]với 6 phần:



24

- Phần A gồm 10 câu: Thu thập những thông tin chung của đối tượng
nghiên cứu
- Phần B gồm 7 câu thu thập thông tin về đặc điểm gia đình, xã hội của
đối tượng
- Phần C gồm 10 câu thu thập thông tin về đặc điểm công việc của đối tượng
- Phần D gồm 3 câu thu thập thông tin về môi trường làm việc của đối tượng
- Phần E gồm 5 câu thu thập thông tin về các mối quan hệ trong công
việc của đối tượng
- Phần F gồm 33 câu từ bộ công cụ JCQ-V nhằm đánh giá tình trạng
căng thẳng nghề nghiệp của đối tượng
+ Bộ công cụ đánh giá căng thẳng nghề nghiệp theo mô hình của
Karasek, gồm 33 câu hỏi, đánh giá 3 phương diện: áp lực về tâm lý (từ câu 1
đến câu 8), quyền quyết định hay tự chủ trong công việc (từ câu 9 đến câu 25)
và sự ủng hộ thông qua đánh giá mối quan hệ người lao động với đồng nghiệp
và cấp trên (từ 26 đến 33) [21].
Bộ câu hỏi đã được tiến hành thử nghiệm trên 02 đối tượng là 01 Bác sĩ
và 01 điều dưỡng, sau đó được hoàn chỉnh lại trước khi điều tra chính thức.
2.5.1.2. Kĩ thuật thu thập
Trước khi tiến hành, nghiên cứu viên liên hệ lãnh đạo bệnh viện để xin
phép tiến hành nghiên cứu và chốt lịch lấy số liệu tại bệnh viện từ 28/8 8/9/2018. Tại mỗi khoa, nghiên cứu viên gặp trực tiếp lãnh đạo, điều dưỡng
trưởng các khoa để thông báo về nội dung, mục đích nghiên cứu và đồng thời
tổng hợp số lượng Bác sĩ và điều đưỡng đang công tác trong thời gian nghiên
cứu (loại trừ các trường hợp không đủ tiêu chuẩn lựa chọn, nghỉ ốm, nghỉ
sinh, học tập, công tác).
Sau các buổi họp giao ban khoa (đầu giờ buổi sáng hoặc chiều), điều
tra viên đến từng khoa để thông báo mục đích của nghiên cứu và cách trả lời



25

phiếu theo quy định cho đối tượng nghiên cứu, gửi phiếu phỏng vấn (được
đựng trong phong bao kín, đảm bảo tính bí mật, khách quan) cho các đối
tượng đủ tiêu chuẩn lựa chọn, sau đó tập trung lại vào một nơi quy định sẵn
tại phòng hành chính khoa.
Sau 3 ngày kể từ ngày phát phiếu, điều tra viên đến từng khoa và thu
thập lại các phiếu điều tra của các đối tượng tham gia nghiên cứu.
2.5.2. Nghiên cứu định tính
2.5.2.1. Công cụ
Công cụ thu thập là Hướng dẫn phỏng vấn sâu (phụ lục 2) về thực trạng
căng thẳng nghề nghiệp tại Bệnh viện Phong – Da liễu TW Quy Hòa.
Thời gian mỗi cuộc phỏng vấn sâu kéo dài khoảng20 phút.
2.5.2.2. Kĩ thuật
- Liên hệ với các đối tượng là 02 Bác sĩ làm công tác Quản lý khoa
phòng, 02 Bác sĩ làm công tác điều trị, 02 điều dưỡng thuộc các khoa Nội,
Ngoại, Da liễu để xin phép sự đồng ý tham gia PVS, hẹn thời gian và địa
điểm phỏng vấn.
- ĐTV tiến hành PVS, giấy bút ghi chép cho cuộc phỏng vấn.
2.6. Biến số nghiên cứu
2.6.1. Biến số nghiên cứu định lượng
2.6.1.1. Nhóm biến số nghiên cứu
Bao gồm 6 nhóm
- Nhóm biến số đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu (10): tuổi, giới,
tôn giáo, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, chuyên môn, tuổi nghề (số
năm làm việc tại bệnh viện), tình trạng hút thuốc lá, tình trạng uống rượu bia,
đánh giá tình trạng sức khỏe của bản thân.
- Nhóm biến số đặc điểm về gia đình, xã hội (7): phải chăm sóc con <5
tuổi, phải chăm sóc người cao tuổi, là nguồn thu nhập chính của gia đình, mối



×