Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Suy nghĩ về câu nói: Chỉ có trái tim yêu thương mới gieo mầm hạnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191 KB, 10 trang )

Bài văn mẫu lớp 12
Chỉ có trái tim yêu thương mới gieo mầm hạnh phúc

Chỉ có trái tim yêu thương mới gieo mầm hạnh phúc - Mẫu 1
Nhà văn người Anh Elbert Hubbard đã từng nói: “Tình yêu lớn lên nhờ sự cho
đi. Sự yêu thương chúng ta cho đi là sự yêu thương duy nhất mà chúng ta có
được.” Đúng vậy! Sự yêu thương là thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng và cao
cả, là thứ tình cảm sẽ chẳng thể nào thiếu ở một con người. Vì đó là vì sao tinh
túy nhất, sáng nhất trên bầu trời đầy sao đêm, là niềm vui, không chút bận tâm
của con người. Đúng như ý kiến: “Chỉ có trái tim yêu thương mới gieo mầm
hạnh phúc của Đặng Thùy Trâm.
“Con người không có tình yêu
Như trái đất này không có lá”
Nếu như Trái Đất là hình vuông thì con người ta sẽ có các góc cạnh để trốn
tránh. Nhưng bởi vì nó là hình cầu nên chúng ta phải đối mặt với cuộc đời.
Cuộc đời không phải là khu vườn đầy hoa thơm và cỏ lạ, ngát tính chiêm hót
mà là một hành trính vạn dặm đầy thử thách, chông gai.
Ai đó đã từng cho rằng nơi lạnh nhất không phải là bắc cực mà là nơi không có
tình yêu thương. Trái tim là nới bắt nguồn tất cả, khơi dậy bao rung động cảm
xúc của con người. Nó cũng chính là yếu tố duy nhất làm xao động những con
sóng yêu thương. Một “trái tim yêu thương” Là một trái tim biết đồng cảm, xót
xa trước những nỗi khổ của người khác, là người biết tha thứ, bao dung trước


nỗi lầm người khác gây ra, là người biết cảm thông và giúp đỡ mọi người trong
mọi hoàn cảnh. Hạnh phúc là một quả bóng tròn, có thể to hoặc cũng có thể
nhỏ những vẫn luôn là cái đích cuối cùng mà người ta vẫn tìm đến. Trạng thái
vui vẻ, thỏa mãn thì được gọi là hạnh phúc, có bao nhiêu trái tim là có bấy
nhiêu nhịp đập về hạnh phúc. Tình yêu thương – đó là niềm hạnh phúc to lớn
nhất và mãi mãi của con người. Trên con đường dài rộng của cuộc đời có
những niềm hạnh phúc trọn vẹn và cũng có những nỗi đắng cay, đau khổ, chua


chát. Một cơn song dữ dội từ đại dương bất ngờ ập đến, đánh chìm cuộc sống
chúng ta xuống đáy sâu vực thẳm của sự đau khổ. Có lẽ, lúc đó tình yêu thương
sẽ là ngọc đuốc snags xua đi bóng tối và tiếp thêm sức mạnh để ta vượt lên tất
cả. Vì cái rộng hơn biển cả là bầu trời, cái lớn hơn bầu trời lại là trái tim yêu
thương của con người. Với tình yêu thương chúng ta có thể nhân đôi niềm vui,
chia sẻ bớt nỗi buồn, khổ đau. Có tình yêu thương, chúng ta sẽ cùng ươm mầm
cho trái tim hoài bão và đầy khát vọng. Cuộc đời là một bản nhạc và chúng ta
là những người nghệ sĩ. Tại sao lại không tạo ra một bản nhạc hạnh phúc cho
chính mình từ tính yêu thương?
Con người chỉ có thể cảm nhận được trọn vẹn ý nghĩa của hai từ hạnh phúc khi
họ biết cho đi mà không cần nhận lại. Như trong bài thơ của Tố Hữu:
“Nếu là con chim, chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không trả
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”
Nếu như không biết chia sẻ, cảm thông nỗi niềm với người khác thì đó là con
người nô lệ cho khát vọng tham lam, bao nhiêu cũng không đủ để thỏa mãn
nhu cầu. Mãi mãi họ chỉ sống trong sự cô đơn, lẻ loi, tâm hồn cảm thấy bị gò
bó, không được thanh thản. Ai rồi cũng sẽ trở về nơi suối vàng. Có những
người dù đã ra đi những vẫn được mọi người nhắc đến và yêu quý, có những
nguwoif dù đã không tồn tại nữa nhưng những suy nghĩ xấu xa trong người
khác về mình cũng chẳng bao giờ nhạt nhòa. Đâu đó trên mảnh đất tươi xốp,
màu mỡ này vẫn tồn tại những mảnh đời khốn khó, bất hạnh. Đó là những con
người sống mưu sinh bằng nghề nghiệp giản đơn, bình dị biết mấy. Những


chương trình như “Cặp lá yêu thương” “Lục lạc vàng” “Như bao giờ có cuộc
chia li” được dựng lên để cưu mang những hoàn cảnh khó khăn và vất vả. Chợt
những câu thơ của Đỗ Phủ hiện ra. Những câu thơ dãi bày đầy đủ những nỗi
niềm, qua đó bộc lộ ước muốn khát khao của nhà thơ.

Dù vậy! Phải đặt tình yêu thương đúng chỗ để không rơi vào sự thiếu tỉnh táo
của lí trí hay sự lợi dụng của lòng yêu thương mà thôi!
Cuộc sống là một bát nước chứa đầy những giọt nước của yêu thương. Để bát
nước đấy sẽ không bao giờ vơi cạn thì hãy luôn biết yêu thương, chia sẻ với
người xung quanh. Những người chỉ biết cho riêng mình đã bị sự ích kỉ lấn át,
họ sẽ dần trở nên vô cảm, nhỏ nhen. Họ quên mất đi tình yêu thương, bị sự ồn
ào của cuộc sống ngày càng tha hóa, bị lu mờ bởi vật chất nên tình yêu thương
trở nên nguội lạnh. Chính vì cái “tôi” của mình, vì cuộc sống đơn điệu của bản
thân mà họ bỏ mặc cả những thứ xung quanh.
Guồng quay tất bật của cuộc sống cứ như gió đẩy ta ra xa bờ, cuốn con thuyền
đi mãi, cuốn vào sự hối hả, đầy lo toan của xã hội đồng tiền. Đến những lúc
mệt mỏi, nơi bình yên nhất lại là một vòng tay dang ra, hay một người ngồi
cạnh lắng nghe hết nỗi lòng của ta thì mới hiểu. Để cuộc đời không trở nên vô
vị và tẻ nhạt hãy luôn mở lòng để yêu thương. Gửi trao yêu thương khắp mọi
nơi, chờ đợi ta đó luôn là những ánh cầu vồng và mảnh đất mang tên hạnh
phúc. Bởi vì: “Yêu nhiều là sống nhiều, yêu mãi là sống vĩnh hằng”.

Chỉ có trái tim yêu thương mới gieo mầm hạnh phúc - Mẫu 2


Nếu như trái đất này hình vuông thì con người sẽ có các góc cạnh để ẩn náu,
nhưng vì nó hình cầu, nên chúng ta lại phải đối mặt với cuộc đời. Và cuộc đời
không phải là một khu vườn hoa thơm cỏ ngát, rực rỡ, tươi tắn những cánh hoa
mềm mại như lụa đào. Duy nhất “Chỉ có trái tim yêu thương mới gieo mầm
hạnh phúc” (Đặng Thùy Trâm), duy nhất chỉ thần kì giọt nước của sẻ chia, cây
xương rồng nơi sỏi đá cát bụi khô cằn cũng có ngày nở những đóa hoa rực rỡ
và lộng lẫy nhất.
Thượng đế ban phát cho ta quyền được sở hữu một trái tim. Trái tim là nơi bắt
nguồn cho tất cả, khơi dậy bao rung động cảm xúc của con người. Nó là chiếc
“cần rung” làm xao động những con sóng của tình yêu thương. Một “trái tim

yêu thương” là trái tim biết đồng cảm, động lòng trắc ẩn trước nỗi đau thương
của người khác, có ý thức hành động để giúp đỡ, cởi bỏ nỗi đau khổ bất hạnh
và đem đến niềm vui, hạnh phúc cho con người. “Trái tim yêu thương” là nơi
gieo mầm hạnh phúc. Hạnh phúc có thể đơn giản hoặc cũng có thể lớn lao
nhưng luôn là cái đích mà ta hướng đến. Hạnh phúc là trạng thái thỏa mãn của
con người về tinh thần khi những nhu cầu, mong ước, nguyện vọng được thực
hiện. Có bao nhiêu trái tim là có bấy nhiêu nhịp đập về hạnh phúc. Tình thương
yêu và hạnh phúc luôn tồn tại trong nhau. Yêu thương – đó là niềm hạnh phúc
mãi mãi và cũng là duy nhất.
Trên con đường đời, niềm vui đong đầy, hạnh phúc ngọt ngào hay trái đắng
chua chát, vất vả nhọc nhằn, tất cả đều là ẩn số. Một cơn sóng dữ từ đại dương
cuộc sống bất ngờ ập đến, đánh chìm ta xuống vực thẳm của đau khổ. Tình yêu
thương, lúc ấy chính là ánh sáng xua đi bóng tối và dẫn lối ta thoát khỏi nghịch
cảnh. Vì cái rộng hơn biển cả là bầu trời, cái rộng hơn bầu trời là trái tim con
người nên tâm hồn con người rất cần tình đồng loại. Anh vác cho tôi, tôi vác
cho anh, chúng ta phải dựa vào nhau là vì thế. Với yêu tình thương, chúng ta có
thể chia sẻ những cảm xúc và thấu hiểu lẫn nhau. Tình yêu thương giúp chúng
ta trong lúc khó khăn bởi nó giúp ta kết nối ngôn ngữ trái tim. Có tình thương
chúng ta cùng sát cánh bên nhau khắp mọi nẻo đường đời. Có tình thương,
chúng ta cùng ươm mầm cho trái tim hoài bão và khát vọng. Cuộc đời là một


bản nhạc và chúng ta là những nghệ sĩ đệm đàn. Tại sao không tạo nên một bản
nhạc hạnh phúc cho chính mình từ tình yêu thương?
Con người chỉ có thể có một hạnh phúc trọn vẹn khi để cho bản thân mình trải
nghiệm trong nhiều cung bậc cảm xúc, sự hài hòa giữa cho và nhận. Sự nhàn
cư trong tâm hồn, sự tiếp nhận một chiều chỉ muốn nhận lấy thêm mà không hề
có sự chia sẻ, không có sự bù trừ sẽ làm cho con người ấy chỉ còn là nô lệ của
những tham vọng, bao nhiêu cũng không đủ cho cơn thèm khát về quyền lực,
vật chất vì nhu cầu được voi đòi tiên của mình. Họ bị bực bội vì chỉ quen nhận

nên không cảm nhận được sự nhẹ nhõm, lan tỏa trong những ánh mắt thân
thiện. Là cái kết đã được định đoạt, họ sống cô đơn trong cái vỏ ốc của chính
mình. Ai rồi cũng sẽ trở về với cát bụi. Có chăng điều còn lại chính là dấu ấn
của họ trong trái tim của mọi người. Có người ra đi mà dường như họ còn sống
mãi trong lòng người khác, tỏa bóng mát tình thương cho hành trình sự sống.
Họ dường như tái sinh trong tâm hồn mọi người.
Cuộc đời không phải là một khu vườn hoa thơm cỏ ngát, rực rỡ, tươi tắn những
cánh hoa mềm mại như lụa đào. Vẫn còn nhiều lắm những mảnh đời cơ cực,
nhọc nhằn, lam lũ hiện hữu trong xã hội. Cuộc sống mưu sinh của họ chỉ dựa
vào những nghề nghiệp hết sức bình dị, số vốn quá ít ỏi như nặn tò he, làm
nhang, làm quạt… Và những chương trình như “Ngôi nhà mơ ước” đã gieo
thêm cho cuộc đời “mầm hạnh phúc”. Từ số tiền đóng góp của các nhà tài trợ,
nhà hảo tâm, của bao ngôi nhà kiên cố hơn được dựng lên để thay thế ngôi nhà
xiêu vẹo. Những giọt nước mắt của người xem hòa với những giọt nước mắt
của những người lam lũ, tần tảo khi nhận được ngôi nhà mà có lẽ nằm mơ họ
cũng không thể nghĩ tới họ sẽ nhận được. Ngôi nhà đó sẽ giúp họ an tâm hơn
vào những ngày mùa mưa, sẽ giúp họ an tâm hơn vì sẽ có một nơi để đi về mà
không sợ nắng mưa giông bão. Ta chợt nhớ đến nhà thơ Đỗ Phủ cách ta mấy
ngàn năm cũng đã từng mong ước một ngôi nhà vững chai cho tất cả mọi người
được che mưa, che nắng, che lạnh lẽo, cô đơn, băng giá. Những ngôi nhà rách
nát, xiêu vẹo, xám xờ trong sương gió giờ đây ửng hồng, sáng trong khiến cho
ta cảm giác đó là thế giới cổ tích của những trái tim. Từ “trái tim yêu thương”,


“mầm hạnh phúc” được gieo trồng vun đắp để tăng thêm hơi ấm trong cuộc
sống có lẽ chỉ đơn giản như thế.
“Trái tim yêu thương” sẽ gieo “mầm hạnh phúc”. Nhưng nó chỉ thật sự đem
đến điều tốt đẹp khi tình yêu thương ấy được đặt đúng chỗ. Có những tình yêu
thương mù quáng, thiếu sự tỉnh táo của lí trí thì chỉ còn là sự lợi dụng của lòng
yêu thương mà thôi. Có những tình yêu thương còn mang tính chất tạm thời

“chữa cháy” chưa thật sự bền chắc, hiệu quả. Tình yêu thương không chỉ là sự
ban ơn, ban phát ân huệ, làm phước mà sâu sắc nhất chính là tạo cơ hội, điều
kiện cho họ phát huy được khả năng sức mạnh của chính mình để có thể tìm
thấy nội lực của chính mình, để vững vàng trên chính đôi chân của mình. Nghĩa
là chỉ cho họ cái cần câu cá hơn là cho họ con cá. Nếu chỉ cho ăn thì núi lở non
mòn, không thể đáp ứng hết được, không thể có mà cho mãi. Từ cái cho không
như thế có thể tạo thành sự ỷ lại, lười biếng, thụ động.
Cuộc sống giống như một bát nước lớn chứa những giọt nước của yêu thường.
Con người ta biết yêu thương, sẻ chia thì bát nước cứ thế đầy lên bằng những
niềm vui và hạnh phúc và cũng khô cạn dần nếu con người không chịu mở cửa
trái tim trao gởi yêu thương đi. Những người không tiếp thêm nước cho chiếc
bát ấy, tâm hồn sẽ héo úa, khô cạn từng ngày. Họ dần dần sống vô cảm, chỉ
quan tâm đến lợi ích cá nhân nhỏ nhen, ích kỉ. Đáng buồn thay, vẫn còn những
con người như thế trong cuộc sống ngày nay. Họ quên mất đi tình yêu thương,
bị sự ồn ào của cuộc sống, bị lu mờ bởi vật chất nên để tình yêu thương nguội
lạnh. Vì cái tôi, vì cuộc sống đơn điệu của bản thân mà họ bỏ mặc những thứ
xung quanh. “Mầm hạnh phúc” cũng từ đấy mà trở nên héo úa, lụi tàn.
Cuồng quay tất bật của cuộc sống cứ thế cuốn ta đi mãi, cuốn vào những lo
toan mưu sinh và nhịp sống hối hả của công việc. Nó lược bỏ dần dần những
điều tốt đẹp nhỏ bé khỏi tâm hồn ta, quay cuồng ta khiến ta quên mất một niềm
hạnh phúc cơ bản nhất mang tên yêu thương. Khi ta mệt mỏi dừng lại, chính
vòng quay ấy sẽ hất vội ta ra một cách lạnh lùng nhất. Vì thế, đừng ngại yêu
thương nhiều hơn. Gởi trao yêu thương khắp mọi miền gần gũi xa xôi, chờ đợi
ta đó luôn là những ánh cầu vồng – miền đất hứa mang tên hạnh phúc.


Chỉ có trái tim yêu thương mới gieo mầm hạnh phúc - Mẫu 3
Bạn tìm thấy hạnh phúc khi nào? Khi bạn nhận được thật nhiều tiền, khi bạn
may mắn nhận đựơc một suất học bổng hay khi bạn tự hào vì mình đã hạ gục
được một đối thủ bằng chút trò bịp bượm của bản thân hay khi bạn nhận được

tình thương từ người khác? Câu hỏi ấy thật dể đối vói những ai biết được giá trị
đích thực của cuộc sống nhưng cũng thật khó đối với những ai chỉ biết đến vật
chất, tôn thờ những giá trị mơ hồ, phù phiếm ở đời.Và câu trả lời ấy là trái tim
yêu thương là nơi bắt nguồn cho hạnh phúc.
Thượng đế sinh ta ra và ban phát cho ta quyền được sở hữu một trái tim. Trái
tim hiểu theo một cách khoa học thì nó là một bộ phận của cơ thể và giúp duy
trì sự sống của con người.Nhưng với cái thế giới đa ngã, nhiều chiêù nhiều
hướng thì trái tim không đơn thuần chỉ là trái tim mà nó là nơi bắt nguồn cho
tất cả.Nó là nơi khơi dậy bao cảm xúc, tình yêu rung động của con người.Nó là
chiếc “cần rung” làm xao động những con sóng, đỉnh sóng và bụng sóng của
tình yêu thương.
Song không phải trái tim nào cũng biết làm những con sóng tình yêu mà đôi
khi là ngược lại. Trái tim ấy biết đập, đập đúng với nhịp đập của một trái tim
khoẻ mạnh nhưng nào biết được dòng máu chảy trong nó không hề ấm nóng
mà lạnh lùng đến ghê sợ. Sự lạnh lùng đó khiến cho người khác tổn thương,
đau khổ và dằn vặt. Ban đã bao giờ lặng thinh và cảm nhận sức ấm của trái tim
mình chưa? Hay là bạn mặc kệ nó? Với bạn chỉ đơn giản trái tim ấy biết đập là


đủ rồi. Còn với tôi, tôi luôn giành một chút ít thời gian để cảm nhận về nó.Vì
những lúc như thế tôi hiểu ra được nhiều điều ho. Trong xã hội tiến bộ nhưng
không kém phần xô bồ, phức tạp, khó khăn thì cần lắm những khoảnh khắc như
vậy, cần lắm những trái tim biết rung động, biết yêu thương. Vậy mà những
người dân Trung Quốc lại vô tình, lạnh lùng, vô cảm chỉ biết nhìn cô bé mới 2
tuổi ra đi, từ bỏ cuộc sống này trong khi nó chưa đủ nhận thức, chưa hiểu và
khám phá những gam màu kì diệu của thế giới này. Tại sao người ta lại làm
như vậy? Trái tim của họ đâu cả rồi?Họ vô tình đến vậy sao? Đó là những câu
hỏi mà tôi tự hỏi chính mình khi đọc được những dòng tin tức đó.Sự ghẻ lạnh
của họ đã đánh mất đi hạnh phúc của người khác, làm cho “những điều trông
thấy mà đau đớn lòng”. Nếu họ biết yêu thương, biết mở lòng mình ra, mở

vòng tay của mình ra để đón lấy và cứu sống nó thì mọi chuyện đã khác.
Nhưng không họ đã không làm như vậy.
Vâng, trái tim yêu thương, hạnh phúc đó là điều quan trọng và tuyệt vời nhất
nếu ai đó có được nó.Nhưng tại sao một trái tim biết rung lại quan trọng đến
vậy? Câu hỏi này có lẻ là thừa nhưng ta cần phải đặt nó vào một tình huống để
bàn luận thấu đáo hơn. Như chúng ta đã khẳng định từ truớc trái tim yêu
thương là nơi bắt nguồn cho hạnh phúc. Hạnh phúc ở đây không đơn thuần chỉ
là ta thỏa mãn những gì ta muốn mà là một cảm giác ấm lòng, ta đau với nổi
đau của họ. Hiểu đựơc điều đó, ta giúp họ bằng trái tim yêu thương thật sự của
mình. Sự giúp đở ấy không phải là khi ta quyên góp một khoản tiền thật lớn mà
quan trọng là ở tấm lòng, ở tình cảm mà ta giành cho họ. “Cách cho quý hơn
vật cho” đúng là như vậy. Tuy ta không có đủ tiền để giúp đỡ họ như bao nhiêu
người khác nhưng ta có trái tim, ta sẽ chia với họ bằng tài sản tinh thần mà
mình có. Chính vì vậy khi nhận được những tình cảm, những thông điệp yêu
thương ấy dù nhiều hay ít thì cũng khiến cho những kiếp người đau khổ cảm
thấy ấm áp và hạnh phúc hơn, giúp họ hiểu rằng họ không hề cô độc trong cái
thế gíơi này.Không chỉ họ cảm thấy hạnh phúc mà riêng bản thân ta cũng cảm
thấy hạnh phúc. Bởi lẻ “trong cuộc sống không có gì cao quý và tốt đẹp hơn là
đem đến hạnh phúc cho người khác”. Những lúc như thế trái tim của bạn đã


đúng nghĩa là một trái tim. Nó đã biết yêu thương, biết chia sẽ và bạn nên tự
hào về điều đó.
Hơn nữa vật chất không thể bù đắp và mang đến hạnh phúc cho người khác.
Mặc dù có cho đi chăng nữa thì đó cũng chỉ là một chút giây phút ấm lòng mà
thôi, giây phút đó không tồn tại vĩnh hằng với lòng người. Đó là điều cần phải
nói đến trong xã hội như ngày nay.Dòng chảy của thời đại khiến ta bắt gặp
nhiều trường hợp gây tổn thương cho người khác làm cho họ đau khổ đặc biệt
là trong tình yêu rồi khước từ và đánh đổi nó bằng tiền. Nhưng liệu tiền có hoá
giải tất cả không, chắc chắn là không. Cũng chính vì tiền có thể mua được một

liều thuốc đắt nhưng không thể mua được sức khoẻ, tiền có thể mua được ngôi
nhà lớn nhưng không thể mua được sự bình yên trong ngôi nhà. Và hơn hết tiền
không thể mua được hạnh phúc. Hay nói cách khác hạnh phúc không thể đánh
đổi bằng tiền và rộng hơn là vật chất. Chính vì thế duy chỉ ở trái tim yêu
thương mới đem đến hạnh phúc. Tôi sẽ kể cho bạn nghe một câu chuyện để
chứng minh cho những gì tôi đã phân tích. Một anh chàng đem trái tim mình
khoe với mọi người rằng trái tim của anh ta là trái tim đẹp nhất nhưng một ông
lão lại cho rằng trái tim của anh ta không đẹp bằng trái tim của lão. Tất cả mọi
người ai cũng ngạc nhiên khi thấy ông mang ra một trái tim không biết bao
nhiêu là vết xướt, lồi lõm. Ông lão nói rằng “Trái tim của anh tuy đẹp không có
một vết sẹo nào nhưng trái tim của tôi biết ban phát tình yêu thương những chổ
lồi là khi tôi dành cho họ ít tình yêu thương họ lại trả lại cho tôi nhiều hơn cái
mà tôi cho họ, còn những chổ lõm là khi tôi cho đi mà không được nhận lại”.
Nghe ông lão giải thích ai cũng thấy chí lí và anh chàng đó đã cảm thấy xấu hổ
về mình, về cách sống lặng lẻ, ích kỉ của mình. Anh không biết cho đi chỉ biết
dành tình yêu thương ấy cho mình. Những vết xướt, lồi lõm trên tái tim của
ông lão dù nhất thời nó xấu đi nhưng nó lại làm đẹp chính tâm hồn ông và hơn
hết là đem đến hạnh phúc cho người khác.
Chính vì những lẻ đó mà chúng ta khi sống cần phải biết mở rộng tấm lòng để
yêu thương, để trái tim của mình không chỉ là một trái tim mà hơn hết là một
trái tim biết yêu thương. Hãy sống và đừng bao giờ chỉ nghĩ cho mình mà phải
biết “sống là cho và chết cũng là cho”. Vì cuộc sống thay đổi nào ai ngờ, hôm


nay bạn may mắn nhưng ngày mai sự may mắn ấy có được bão tồn và đó là lúc
bạn cần đến sự giúp đỡ, chia sẽ từ người khác. Hãy sống mà không thôi nung
nóng những giọt máu tình thương trong trái tim mình, hãy sống mà để những
con sóng tình thương cứ tiếp tục xô bờ. “Hạnh phúc không phải là người sở
hửu nhiều mà người biết yêu thương và hi vọng nhiều”. Đó là nguyên lý và cái
đích cho cuộc sống.

Tóm lại “chỉ có yêu thương mới gieo mầm hạnh phúc” là một định lí đúng đã
được khẳng định qua thực tế cuộc sống. Và chúng ta những con người của thế
hệ mới hãy tiếp tục gieo mầm hạnh phúc, gieo mầm cho tình yêu thương và gặt
hái những trái tim với nhịp đập nhân ái và dòng máu của một dân tộc với
truyền thống yêu thương và lấy hạnh phúc của người khác làm bến cảng cho
con tàu tình thương cập bến.



×