SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP.CẦN THƠ
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG
KỲ THI HSG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
LẦN THỨ 16 – NĂM HỌC 2008 - 2009
ĐÁP ÁN MÔN ĐỊA LÝ
Câu Nội Dung Điểm
Câu 1
(3 điểm)
a.Góc nhập xạ lớn nhất lúc giữa trưa trong năm tại A:
A có góc nhập xạ lớn nhất lúc giữa trưa trong năm khi Mặt Trời chuyển
động biểu kiến lên vĩ độ cao nhất về phía Bắc. Tức là lên thiên đỉnh tại chí
tuyến Bắc. Lúc đó góc nhập xạ tại A là:
90
o
– (82
o
– 23
o
27’) = 31
o
27’.
Lúc đó là ngày 22/06.
b.Thời gian ban ngày dài 24 giờ tại A là:
A có thời gian ban ngày dài 24 giờ đầu tiên và cuối cùng khi Mặt Trời lên
thiên đỉnh tại : 90
o
B
– 82
o
B
= 8
o
B.
Khi Mặt Trời chuyển động biểu kiến từ 8
o
B đến CTB và trở về 8
o
B thì
A luôn có ngày dài 24 giờ.
Mặt trời chuyển động biểu kiến từ 8
o
B lên CTB mất:
(23
o
27’ - 8
o
): 0
o
15’8’’ = 61 ngày .
Vậy thời gian ban ngày dài 24 giờ tại A là: 61 ngày x 2 = 122 ngày.
Bắt đầu từ ngày (22/6 – 61 ngày) 22/4 đến ngày (22/6 + 61 ngày) 22/8
1điểm
0,5điểm
1 điểm
0,5điểm
Câu Nội Dung Điểm
Câu 2
(2 điểm)
*Cơ cấu dân số theo giới biểu thị tương quan giữa giới nam so với giới nữ
hoặc so với tổng số dân. Cơ cấu dân số theo giới biến động theo thời gian
và khác nhau ở từng khu vực.
*Cơ cấu dân số theo tuổi là sự tập họp những nhóm người sắp xếp theo
những nhóm tuổi nhất định.
Dân số thường được chia thành 3 nhóm:
- Nhóm 1: Dưới tuổi lao động : 0 - 14 tuổi.
- Nhóm 2: Trong độ tuổi lao động:15- 55 (Đ/V nữ); 15 -
60(Đ/V nam)
- Nhóm 3: Trên tuổi lao động: hơn 55 (Đ/V nữ) và hơn
60(Đ/V nam)
*Dân số trẻ là dân số có nhóm 1 hơn 35% và nhóm 3 ít hơn 10%.
Dân số già là dân số có nhóm 1 ít hơn 25% và nhóm 3 nhiều hơn 15%.
*Những khó khăn:
-Dân số trẻ: Lực lượng lao động bổ sung hang năm lớn, khó giải quyết
việc làm.
-Dân số già: Thiếu lao động thay thế, số người xã hội phải nuôi dưỡng
nhiều
0,5điểm
0,5điểm
0,25điểm
0,25điểm
0,25điểm
0,25điểm
Câu Nội Dung Điểm
Câu 3
(3,0 đ)
* Xác định vị trí địa lí và hệ tọa độ địa lí nước ta.
Vị trí địa lí.
Nước ta nằm ở rìa phía Đông của bán đảo Đông Dương, ở trung tâm của khu
vực Đông Nam Á
Việt Nam vừa gắn liền với lục địa Á –Âu, vừa tiếp giáp với Thái Bình Dương
rộng lớn
=> Dễ dàng giao lưu với các nước trên thế giới.
Hệ tọa độ địa lí.
0,5
1,25
Câu Nội Dung Điểm
Phần trên đất liền của nước ta nằm trong khung của hệ tọa độ địa lý sau:
- - Điểm cực Bắc: 23
0
23
’
B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang
- - Điểm cực Nam: 8
0
34
’
B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau
- - Điểm cực Tây: 102
0
10
’
Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện
Biên
- - Điểm cực Đông: 109
0
24
’
Đ tại xã Vạn Thanh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh
Hòa
Với hệ tọa độ địa lí như trên, Việt Nam nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới
của nửa cầu Bắc, nơi trhường xuyên chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch và chế
độ gió mùa Châu Á.
* Ý nghĩa tự nhiên của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
- Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính
chất nhiệt đới ẩm gió mùa
+ Nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở nửa cầu Bắc
+ Trong khu vực ảnh hưởng của chế độ gió mùa Châu Á
+ Tiếp giáp biển Đông là nguồn dự trữ rất dồi dào về nhiệt và ẩm nên chịu
ảnh hưởng sâu sắc của biển. Vì thế thảm thực vật nước ta bốn mùa xanh tươi.
- Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương trên vành đai sinh
khoáng Châu Á - Thái Bình Dương, trên đường di cư của nhiều loài động
thực vật nên nước ta có nhiều tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật
vô cùng quý giá
- Vị trí và hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên giữa
các miền
- Nước ta cũng nằm trong vùng có nhiều thiên tai trên thế giới cần có những
biện pháp phòng chống tích cực.
1,25
Câu 4
( 3,0 đ )
Nêu khái quát sự phân hóa thiên nhiên theo Đông – Tây ở nước ta.
Từ Đông sang Tây, thiên nhiên nước ta có sự phân hóa thành 3 dải rõ rệt
- Vùng biển và thềm lục địa: Thiên nhiên vùng biển rất đa dạng và giàu
có, tiêu biểu cho thiên nhiên vùng biển nhiệt đới ẩm gió mùa
- Vùng đồng bằng ven biển: Thiên nhiên vùng đồng bằng nước ta thay
đổi tùy nơi, thể hiện mối quan hệ chặt chẽ với dải đồi núi phía tây và
vùng biển phía đông
- Vùng đồi núi: Sự phân hóa thiên nhiên theo Đông – Tây ở vùng đồi
núi rất phức tạp, chủ yếu do tác động của gió mùa với hướng của các
dãy núi
Giải thích sự khác nhau về khí hậu và thiên nhiên giữa Đông Trường Sơn và
Tây Nguyên
- Đông Trường Sơn: Mùa mưa vào thu đông từ tháng 8 đến tháng 1 do đón
nhận trực tiếp các luồng gió thổi hướng Đông Bắc từ biển vào ( gió mùa
Đông Bắc, gió Tín phong Bắc Bán cầu ), báo, áp thấp từ Biển Đông, dải hội
tụ nhiệt đới.
Vào thời kỳ này, phía Tây Trường Sơn lại là mùa khô, mùa khô tại Tây
Nguyên rất khắc nghiệt, xuất hiện cảnh quan rừng thưa nhiệt đới khô rụng
lá
- Tây Nguyên: mùa mưa vào hè thu do gió mùa Tây Nam mang lại. Vào nửa
đầu mùa hạ ( tháng 5, 6 ) gió mùa mùa hạ từ Bắc Ấn Độ Dương qua vịnh Ben
gan mang theo lượng mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên, đồng thời gây
hiệu ứng phơn đem lại gió Tây khô nóng cho Đông Trường Sơn
1,0 điểm
2,0 điểm
Câu Nội Dung Điểm
Câu 5
( 3,0 đ )
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình phát triển dân số của nước ta
trong giai đoạn 1995 – 2005
Yêu cầu:
- Vẽ biểu đồ cột chồng kết hợp với đường biểu diễn (có 2 trục tung)
- Chia khoảng cách năm chính xác
- Có chú giải
- Chính xác các số liệu thể hiện trên biểu đồ
- Tên biểu đồ
b. Nhận xét, giải thích tình hình phát triển dân số của nước ta trong giai đoạn
1995 – 2005
- Nhận xét:
Dân số nước ta tăng nhanh từ năm 1995: 71,9 triệu người đến năm 2005 tăng
lên 83,3 triệu nguời, trung bình mỗi năm dân số nước ta tăng thêm 1,14 triệu
người
Số dân thành thị cũng tăng qua các năm nhưng tỷ lệ dân số thành thị ở nước
ta vẫn còn thấp 26,89 % năm 2005, thấp hơn tỷ lệ dân cư thành thị của thế
giới 48% năm 2005
Tốc độ gia tăng dân số có xu hướng giảm dần, nhưng vẫn còn cao hơn tỷ suất
gia tăng dân số tự nhiên thế giới 1,2% năm 2005
- Giải thích:
Do dân số đông, tuy tốc độ gia tăng dân số có giảm, nhưng tổng số dân vẫn
tăng nhanh
Nhờ kết quả của quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa nên số dân thành thị
tăng lên cả về qui mô và tỷ trọng
Tốc độ gia tăng dân số giảm do thực hiện kết quả công tác dân số kế hoạch
hóa gia đình
1,5 điểm
1,5 điểm
Câu 6
( 3,0 đ )
a. Hãy phân biệt một số nét khác nhau cơ bản giữa nền nông nghiệp cổ truyền
và nền nông nghiệp hàng hóa
Nền nông nghiệp cổ truyền (1,0đ ) Nền nông nghiệp hàng hóa (1,0đ )
- Sản xuất nhỏ, công cụ thủ công, sử
dụng nhiều sức người
- Năng suất lao động thấp
- Sản xuất tự cấp tự túc, đa canh là
chính
- Người sản xuất quan tâm nhiều
đến sản lượng
- Sản xuất quy mô lớn, sử dụng
nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp,
công nghệ mới
- Năng suất lao động cao
- Sản xuất theo hướng nông nghiệp
hàng hóa, đẩy mạnh thâm canh,
chuyên môn hóa
- Nông nghiệp gắn liền với công
nghiệp chế biến và dịch vụ nông
nghiệp
- Người sản xuất quan tâm nhiều
đến lợi nhuận
b. Tại sao việc phát triển nông nghiệp hàng hóa lại góp phần nâng cao hiệu
quả của nông nghiệp nhiệt đới?
Việc phát triển nông nghiệp hàng hóa, kết hợp với công nghiệp chế biến và
dịch vụ nông nghiệp có thể làm thay đổi cơ cấu mùa vụ, khắc phục những hạn
chế do tính mùa vụ của nông nghiệp nhiệt đới, đồng thời phát huy những lợi
thế của nông nghiệp nhiệt đới trong việc cung cấp các nông sản hàng hóa với
khối lượng lớn
Chính sự phát triển của nông nghiệp hàng hóa làm cho cơ cấu nông nghiệp trở
2,0 điểm
1,0 điểm
Câu Nội Dung Điểm
nên đa dạng hơn, thích ứng tốt hơn với các điều kiện của thị trường và sử
dụng hợp lí các nguồn lực
Câu 7
( 3,0 đ )
Dựa vào Átlát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh các thế mạnh
để phát triển kinh tế giữa Đông Nam Bộ với Trung du và miền núi Bắc Bộ.
1. Giống nhau
- Cả 2 vùng đều tiếp giáp với biển và các nước láng giềng, tạo điều kiện
thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế trong và ngoài nước
- Tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng tạo điều kiện phát triển ngành
nông nghiệp và công nghiệp
- Tài nguyên du lịch phong phú là tiền đề phát triển ngành du lịch
- Cơ cở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ cho các ngành kinh tế bước
đầu được xây dựng và phát triển
2. Sự khác nhau
* Vị trí địa lí
- Đông Nam Bộ giáp với Campuchia và có vị trí rất thuận lợi cho sự phát
triển kinh tế - xã hội của vùng
- Trung du và miền núi Bắc Bộ có ưu thế trong việc giao lưu quốc tế, tiếp
giáp với 2 quốc gia là Trung Quốc và Lào
* Thế mạnh
Đông Nam Bộ
- Các mỏ dầu khí ở thềm lục địa ( Mỏ Rồng, Bạch Hổ, Rạng Đông, Hồng
Ngọc…) tạo điều kiện phát triển công nghiệp khai thác dầu khí và công
nghiệp điện lực
- Địa hình tương đối bằng phẳng cùng với tài nguyên đất là cơ sở để hình
thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nmhất nước ta
- Dân cư đông, là địa bàn thu hút mạnh lực lượng lao động có chuyên môn
cao
-Cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng phát triển tốt
- Là địa bàn có sự tích tụ lớn về vốn và kĩ thuật, lại tiếp tục thu hút đầu tư
trong nước và quốc tế
Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Tập trung nhiều khoáng sản, là cơ sở để phát triển công nghiệp với cơ cấu
ngành đa dạng ( than, sắt, thiếc, chì, kẽm,đồng, Apatít, pyrit,đá vôi, sét làm xi
măng, …
- Nguồn thủy năng lớn nhất so với các vùng khác trong cả nước ( Hệ thống
sông Hồng 11 000 MW chiếm hơn 1/3 trữ năng thủy điện của cả nước )
- Đất phần lớn diện tích là đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác,
ngoài ra còn có đất phù sa cổ
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh thuận lợi cho việc đa dạng
hóa cơ cấu cây trồng
- Trên các cao nguyên 600 – 700m có nhiều đồng cỏ tạo điều kiện cho chăn
nuôi đại gia súc
- Vùng thưa dân, có nhiều dân tộc ít người có kinh nghiệm trong sản xuất và
chinh phục tự nhiên.
3,0 điểm
1,0 điểm
2,0 điểm
-- HẾT --