Trường Trung Học Chuyên Trà Vinh - 1 - Đáp án đề nghị môn Địa Lý
SỞ GD & ĐT TRÀ VINH
TRƯỜNG THPT CHUYÊN TRÀ VINH.
ĐÁP ÁN ĐỀ NGHỊ KỲ THI HỌC SINH GIỎI
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LẦN THỨ 16
MÔN : ĐỊA LÝ
Câu 1 (3 điểm): Địa lí Tự nhiên đại cương.
Đáp án
Câu 1 (3 điểm):
Thế nào là chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời? Nguyên nhân. Ngày 4 tháng 1
Mặt Trời lên thiên đỉnh tại vĩ độ nào?
- Là chuyển động giả của Mặt Trời hàng năm giữa 2 chí tuyến. (0,25 đ)
- Trên Trái Đất ta thấy hiện tượng này lần lượt xảy ra ở các địa điểm chí tuyến Nam (ngày 22/12)
lên chí tuyến Bắc (ngày 26/3) rồi lại xuống chí tuyến Nam (ngày 22/12) (nội chí tuyến)
+ Từ 21/3 đến 23/6, Mặt Trời chuyển động biểu kiến từ Xích đạo lên chí tuyến Bắc (0,25 đ)
+ Từ 23/6 đến 23/9, Mặt Trời chuyển động biểu kiến từ chí tuyến Bắc về Xích đạo (0,25 đ)
+ Từ 23/9 đến 22/12, Mặt Trời chuyển động biểu kiến từ Xích đạo xuống chí tuyến Nam
(0,25 đ)
+ Từ 22/12 đến 21/3 năm sau, Mặt Trời chuyển động biểu kiến từ chí tuyến Bắc về Xích đạo.
(0,25 đ)
- Các địa điểm trong vùng nội chí tuyến có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh ( trừ chí tuyến Bắc và chí
tuyến Nam chỉ có một lần Mặt Trời lên thiên đỉnh vào ngày 23/6 - chí tuyến Bắc và 22/12 - chí tuyến
Nam). (0,25 đ)
- Các địa điểm từ chí tuyến về 2 cực (ngoại chí tuyến) không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên
đỉnh (0,25 đ)
- Nguyên nhân: do trục Trái Đất nghiêng một góc 66
0
33’và không đổi phương khi chuyển động
quanh Mặt Trời. (0,5 đ)
- Ngày 4 tháng 1 Mặt Trời lên thiên đỉnh tại vĩ độ
15’48” x 13 ngày = 3
0
25’
23
0
27’Nam - 3
0
25’ = 20
0
2’Nam (0,75 đ)
Trường Trung Học Chuyên Trà Vinh - 2 - Đáp án đề nghị môn Địa Lý
Câu 2 (2 điểm): Địa lí Kinh tế - xã hội đại cương.
Đáp án
Câu 2 (2 điểm)
Tại sao người ta nói: Để phát triển kinh tế, văn hóa miền núi, giao thông vận tải phải đi trước
một bước?
- Thúc đẩy giao lưu giữa các địa phương ở miền núi, giữa miền núi với đồng bằng. Nhờ thế phá
được thế cô lập, tự cấp tự túc của nền kinh tế. (0,5 đ)
- Khai thác thế mạnh nguồn tài nguyên ở miền núi; hình thành các nông, lâm trường; thúc đẩy sự
phát triển của công nghiệp, đô thị; thu hút dân cư từ đồng bằng lên miền núi. (1,0 đ)
- Thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ, hình thành cơ cấu kinh tế ở miền núi. Các hoạt
động dịch vụ như văn hóa, giáo dục, y tế cũng phát triển. (0,5 đ)
Trường Trung Học Chuyên Trà Vinh - 3 - Đáp án đề nghị môn Địa Lý
Câu 3 (3 điểm): Địa lí Tự nhiên Việt Nam: Phần vị trí địa lí và các đặc điểm tự nhiên.
Địa hình nhiều đồi núi, chủ yếu là đồi núi thấp có ảnh hưởng như thế nào đến cảnh quan tự
nhiên nước ta?
Đáp án
Câu 3 (3 điểm)
Địa hình nhiều đồi núi, chủ yếu là đồi núi thấp có ảnh hưởng như thế nào đến cảnh quan tự
nhiên nước ta?
a. Cảnh quan rừng nhiệt đới gió mùa và đất feralit chiếm ưu thế
- Tính chất nhiệt đới của khí hậu Việt Nam do vị trí địa lý quy định được bảo tồn ở vành đai 600 –
700 m ở miền Bắc và 900 - 1000m ở miền Nam. (0, 5 đ)
- Miền đồi núi nước ta có nhiều đai cao, nhưng đai nhiệt đới dưới chân núi chiếm diện tích lớn
nhất. Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, tại các vùng đồi núi diễn ra qua trình hình thành đất
feralit và phát triển cảnh quan rừng nhiệt đới gió mùa với đất feralit chiếm ưu thế. (0, 5 đ)
b. Sự phân hóa cảnh quan thiên nhiên
- Sự phân hóa theo đai cao
+ Trên độ cao 600 – 700m ở miền Bắc và 900 - 1000m miền Nam khí hậu có tính chất á nhiệt
đới với rừng á nhiệt trên núi, khí hậu mát mẻ, nhiệt độ các tháng mùa hạ dưới 25
0
C. (0, 5 đ)
+ Trên 2600 m, xuất hiện khí hậu ôn đới với vành đai ôn đới núi cao, khí hậu lạnh nhiệt độ trung
bình năm dưới 15
0
C, nhiệt độ tháng lạnh dưới 10
0
C (0, 5 đ)
- Sự phân hóa theo địa phương
+ Cảnh quan tự nhiên Việt Nam thay đổi từ Bắc vào Nam, từ Đông sang Tây, từ đồng bằng lên
miền núi. (0, 5 đ)
+ Sự thay đổi cảnh quan từ rừng rậm ẩm ướt tới rừng thưa, cây bụi gai khô hạn, từ rừng nhiệt
đới gió mùa chân núi đến rừng mưa ôn đới núi cao (0, 5 đ)
Trường Trung Học Chuyên Trà Vinh - 4 - Đáp án đề nghị môn Địa Lý
Câu 4 (3 điểm) ): Địa lí Tự nhiên Việt Nam: Phần sự phân hóa tự nhiên.
Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam, hãy trình bày đặc điểm tự nhiên của miền Nam Trung Bộ và
Nam Bộ.
Đáp án
Câu 4 (3 điểm)
Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam, hãy trình bày đặc điểm tự nhiên của miền Nam Trung Bộ và
Nam Bộ.
Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ
Phạm vi Từ dãy núi Bạch Mã trở vào phía Nam (0, 25 đ)
Địa chất Cấu trúc địa chất – địa hình phức tạp (0, 25 đ)
Địa hình - Gồm các khối núi cổ, các sơn nguyên bóc mòn, cao nguyên badan có sườn đông
dốc, sườn tây thoải (0, 25 đ)
- Đồng bằng châu thổ sông lớn ở Nam Bộ và đồng bằng ven biển nhỏ, hẹp ở Nam
Trung Bộ (0, 25 đ)
- Bờ biển Nam Trung Bộ khúc khuỷu, nhiều vịnh biển sâu được che chắn bởi các
đảo ven bờ (0, 25 đ)
Khí hậu - Khí hậu cận xích đạo gió mùa, nền nhiệt cao, biên độ nhiệt năm nhỏ, phân chia
mùa mưa và mùa khô rõ rệt. (0, 25 đ)
- Mùa mưa ở Nam Bộ và Tây Nguyên từ tháng 5 – 10, duyên hải Nam Trung Bộ từ
tháng 9 – 12 (0, 25 đ)
Sông ngòi - Hệ thống sông Đồng Nai và sông Cửu Long (0, 25 đ)
- Nam Trung Bộ sông ngắn, dốc (0, 25 đ)
Sinh vật - Rừng gió mùa cận xích đạo với cây họ Dầu, nhiều thú lớn (voi, bò rừng, hổ…)
(0, 25 đ)
- Rừng ngập mặn ven biển có diện tích lớn (0, 25 đ)
Khoáng
sản
- Thềm lục địa tập trung các mỏ dầu có trữ lượng lớn, bôxít có nhiều ở Tây Nguyên.
(0, 25 đ)
Trường Trung Học Chuyên Trà Vinh - 5 - Đáp án đề nghị môn Địa Lý
Câu 5 (3 điểm): Địa lí Kinh tế - xã hội Việt Nam: Phần địa lí dân cư
Phân tích tác động của đặc điểm dân số nước ta đối với sự phát triển kinh tế – xã hội và môi
trường.
Đáp án
Câu 5 (3 điểm)
Phân tích tác động của đặc điểm dân số nước ta đối với sự phát triển kinh tế – xã hội và môi
trường.
a. Thuận lợi:
- Dân số đông: tạo ra nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn, thuận lợi
phát triển các ngành sản xuất cần nhiều lao động. (0, 25 đ)
- Dân số tăng nhanh và cơ cấu dân số trẻ: tạo ra nguồn lao động dự trữ dồi dào, nguồn lao động bổ
sung lớn, tiếp thu nhanh khoa học và kĩ thuật. (0, 25 đ)
b. Khó khăn:
- Đối với sự phát triển kinh tế:
▪ Tốc độ tăng dân số chưa phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế. (0, 25 đ)
▪ Vấn đề việc làm luôn là thách thức đối với nền kinh tế (0, 25 đ)
▪ Sự phát triển kinh tế chưa đáp ứng với tiêu dùng và tích lũy. (0, 25 đ)
▪ Chậm chuyển dịch cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ (0, 25 đ)
- Đối với sự phát triển xã hội
▪ Chất lượng cuộc sống chậm cải thiện. (0, 25 đ)
▪ GDP/ người vẫn còn thấp (0, 25 đ)
▪ Các vấn đề giáo dục, y tế, văn hóa còn gặp nhiều khó khăn. (0, 25 đ)
- Đối với tài nguyên môi trường
▪ Suy giảm các nguồn tài nguyên thiên nhiên (0, 25 đ)
▪ Ô nhiễm môi trường (0, 25 đ)
▪ Không gian cư trú chật hẹp. (0, 25 đ)