Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

NGHIÊN cứu ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG CUỘC SỐNG BỆNH NHÂN BỆNH PHỔI tắc NGHẼN mạn TÍNH có SUY hô hấp mạn TÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 70 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

VŨ THỊ HẰNG

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG CUỘC SỐNG
BỆNH NHÂN BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
CÓ SUY HÔ HẤP MẠN TÍNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA
KHÓA 2010 – 2016
Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS CHU THỊ HẠNH

Hà Nội - 2016


LỜI CÁM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này tôi nhận
được sự dạy bảo và giúp đỡ, động viên rất tận tình của các thầy cô, bạn bè
đồng nghiêp, người thân trong gia đình.
Tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc PGS. TS Chu Thị Hạnh Phó giám đốc
trung tâm Hô Hấp. Người giảng viên đã tận tụy, trực tiếp hướng dẫn tôi trong
suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin chân trọng cám ơn:
 Ban giám hiệu, phòng đào tạo đại học trường Đại học Y Hà Nội
 Bộ môn Nội trường Đại học Y Hà Nội
 Ban giám đốc và cán bộ nhân viên trung tâm Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai


Đã cho phép và tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu.
Cuối cùng xin được dành tình cảm yêu quý nhất và biết ơn tới bố mẹ tôi,
chị gái tôi đã luôn bên cạnh động viên tôi trong suốt quá trình học tập. Tôigửi
lời cám ơn những người bạn tốt của tôi đã giúp đỡ, bên cạnh tôi cả khi học tập
và lúc khó khăn trong cuộc sống.
Trong quá trình thực hiện và trình bày khóa luận không thể tránh khỏi
những sai sót và hạn chế, vì vậy tôi rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét và
phê bình từ quý thầy cô và các bạn.
Hà Nội, ngày 22 tháng 05 năm 2016
Sinh viên

Vũ Thị Hằng


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các dữ liệu,
kết quả trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào khác.
Hà Nội, ngày 22 tháng 05 năm 2016
Sinh viên

Vũ Thị Hằng


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ATS

: American Thoracic Society

(Hội lồng ngực Mỹ)

BMI

: Body Mass Index
(Chỉ số khối cơ thể)

BN

: Bệnh nhân

BPTNMT

: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

BTS

: British Throracic Society
(Hội lồng ngực Anh)

CAT

: COPD Asessment Test
(Bộ câu hỏi đánh giá COPD)

CCQ

: Clinical COPD Questonaire
(Bảng điểm đánh giá lâm sàng COPD)


CRQ

: Chronic Respiratory Questionair
(bộ câu hỏi bệnh hô hấp mạn tính)

CRQ – SR : Self reported Chronic Respiratory Questionaire
(Bộ câu hỏi Bệnh hô hấp tự đánh giá)
CLCS-SK

: Chất lượng cuộc sống- sức khỏe

COPD

: Chronic Obstructive pulmonary Disease
(Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính)

ECSC

: European Community for Coal and Steel
(Cộng đồng than thép Châu Âu)

ERS

: European Respiratory Society
(Hội hô hấp Châu Âu)

FEV1/FVC : Chỉ số Gaensler


FEV1/VC


: Chỉ số Tiffeneau

ICCC

: Intraclass correlation Coefficient
(Hệ số tương quan trong cùng nhóm)

FEV1

: Forced expiratory volume in one second
(Thể tích thở ra gắng sức trong giây đầu tiên)

FVC

: Forced vital capacity
(Dung tích sống thở mạnh)

GOLD

: Global initiative for Chronic Obstructive Lung Disease
(Sáng kiến toàn cầu về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính)

HRQOL

: Health-related quality of life.

mMRC

: Modified Medical Reasearch Councildysnea scale

(Bảng điểm đánh giá mức độ khó thở theo hội đồng nghiên
cứu Y khoa)

NHLBI

: National Heart, Lung and Blood Institude
(Viện nghiên cứu tim, phổi và huyết học quốc gia Hoa Kỳ)

RLTKTN

: Rồi loạn thông khí tắc nghẽn

VC

: Vital capacity
(Dung tích sống)

WHO

: World Health Organization
(Tổ chức Y tế thế giới)

SGRQ

: George’s Respiratory Questionnaire
(Bảng câu hỏi hô hấp)

SF-36

: Medical Outcomes Study 36-tem short Form

(Nghiên cứu 36 kết cục y khoa)


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN ............................................................................... 3
1.1. Một số đặc điểm về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.................................... 3
1.1.1. Sơ lược lịch sử BPTNMT ......................................................................3
1.1.2. Định nghĩa. ..............................................................................................3
1.1.3. Gánh nặng bệnh tật. ................................................................................4
1.1.4. Cơ chế bệnh sinh.....................................................................................5
1.1.5. Nguyên nhân gây BPTNM. ...................................................................5
1.1.6. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng. ................................................6
1.1.7. Chẩn đoán BPTNMT .............................................................................9
1.2. Tổng quan về suy hô hấp ......................................................................... 10
1.2.1. Đại cương suy hô hấp ...........................................................................10
1.2.2. Suy hô hấp mạn tính .............................................................................11
1.2.3. Chẩn đoán suy hô hấp mạn tính ...........................................................11
1.3. Tổng quan về phương pháp đánh giá mức độ khó thở ở bệnh nhân
BPTNMT................................................................................................... 11
1.4. Tổng quan về chất lượng cuộc sống sức khỏe ......................................... 12
1.4.1. Các phương pháp đánh giá chất lượng cuộc sống bệnh nhân
BPTNMT. ...........................................................................................13
1.4.2. Thang đo CAT ......................................................................................13
1.4.3. Thang điểm CCQ ..................................................................................15
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 17
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu. ......................................... 17
2.1.1. Địa điểm, thời gian nghiên cứu............................................................17
2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân: ..........................................................17



2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ: ...............................................................................17
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 18
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ..............................................................................18
2.2.2. Nội dung nghiên cứu. ...........................................................................18
2.2.3. Cách thu thập số liệu. ...........................................................................18
2.2.4. Các biến số và chỉ số nghiên cứu.........................................................19
2.2.5. Phương pháp xử trí và phân tích số liệu. .............................................19
2.2.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ........................................................19
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 20
3.1. Đo lường các chỉ số sức khỏe. ................................................................. 20
3.1.1. Phân loại đối tượng theo tuổi, giới tính. ..............................................20
3.1.2. BMI đối tượng nghiên cứu ...................................................................21
3.1.3. Phân loại đối tượng theo nghề nghiệp. ................................................21
3.1.4. Lý do khám bệnh. .................................................................................21
3.1.5. Tình trạng hút thuốc. ............................................................................22
3.1.6. Sử dụng liệu pháp oxy tại nhà..............................................................23
3.1.7. Đo chức năng hô hấp. ...........................................................................23
3.1.8 Khí máu động mạch...............................................................................24
3.1.9. Mức độ khó thở theo thang đo mMRC. ..............................................24
3.1.10. Điểm số CCQ. .....................................................................................25
3.1.11. Đo lường các chỉ số CLCS-SK của nhóm BN COPD có suy hô hấp
mạn tính bằng bộ câu hỏi CAT phiên bản tiếng Việt ......................25
3.2. Khảo sát sự tương quan giữa tổng điểm CAT và các chỉ số sức khỏe. ... 26
3.2.1. Sự tương quan giữa PaCO2 và PaO2 và CAT. ....................................26
3.2.2. Khảo sát sự tương quan giữa mMRC với CAT ..................................27
3.2.3. Khảo sát sự tương quan giữa tổng điểm CAT và tổng điểm CCQ,...28



Chƣơng 4: BÀN LUẬN ................................................................................. 30
4.1. Bàn luận về đo lường chỉ số CLCS-SK ở BN COPD .............................. 30
4.1.1. Giới tính.................................................................................................30
4.1.2. Tuổi........................................................................................................30
4.1.3. BMI........................................................................................................31
4.1.4. Nghề nghiệp ..........................................................................................31
4.1.5. Lí do đến khám bệnh. ...........................................................................31
4.1.6. Tình trạng hút thuốc lá. ........................................................................32
4.1.7. Mức độ khó thở.....................................................................................32
4.1.8. Kết quả chức năng thông khí phổi. ......................................................33
4.1.9. Kết quả khí máu ở bệnh nhân COPD có suy hô hấp mạn tính. .........33
4.2. Bàn luận về đo lường chỉ số CLCS-SK ở bệnh nhân COPD có suy hô hấp
mạn tính bằng câu hỏi CAT, CCQ ............................................................ 34
4.2.1. Kết quả điểm số đánh giá tình trạng lâm sàng CCQ ..........................34
4.2.2. Kết quả đo lường chỉ số CLCS-SK bằng thang điểm CAT ...............35
4.2.3. Sự tương quan giữa kết quả khí máu PaO2 và PaCO2 và CLCS-SK
bệnh nhân BPTNMT .........................................................................36
4.2.4. Sự tương quan giữa mức độ khó thở(mMRC) và điểm CLCS-SK ở
bệnh nhân BPTNMT (CAT) .............................................................37
4.2.5. Sự tương quan giữa CCQ và CAT. .....................................................38
KẾT LUẬN .................................................................................................... 39
ĐỀ XUẤT ....................................................................................................... 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Phân loại đối tượng nghiên cứu theo tuổi....................................... 20
Bảng 3.2: BMI của đối tượng nghiên cứu....................................................... 21
Bảng 3.3: Lý do khám bệnh ............................................................................ 21

Bảng 3.4: Số bao.năm đã hút .......................................................................... 22
Bảng 3.5: Đánh giá chức năng thông khí ........................................................ 23
Bảng 3.6: Đánh giá khí máu bệnh nhân .......................................................... 24
Bảng 3.7: Điểm CCQ ...................................................................................... 25
Bảng 3.8: Điểm số CLCS-SK theo thang điểm CAT ..................................... 25
Bảng 3.9: Sự tương quan giữa PaCO2 và CAT ............................................... 26
Bảng 3.10: Sự tương quan giữ mMRC với CAT ............................................ 27
Bảng 3.11: Sự tương quan giữa tổng điểm CAT và tổng điểm CCQ ............ 28


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Phân loại đối tượng theo giới ..................................................... 20
Biểu đồ 3.2: Phân loại đối tượng theo nghề nghiệp ........................................ 21
Biểu đồ 3.3: Tỉ lệ hút thuốc lá ......................................................................... 22
Biểu đồ 3.4: Tỉ lệ sử dụng oxy tại nhà ............................................................ 23
Biểu đồ 3.5: Mức độ khó thở theo mMRC ..................................................... 24
Biểu đồ 3.6: Phân độ tác động theo tổng điểm CAT ...................................... 25
Biểu đồ 3.7: Tương quan giữa tổng điểm CAT và PaCO2.............................. 26
Biểu đồ 3.8: Sự tương quan giữa PaO2 với CAT ............................................ 27
Biểu đồ 3.9: Sự tương quan giữa mMRC với CAT ........................................ 28
Biểu đồ 3.10: Sự tương quan giữa tổng điểm CAT và tổng điểm CCQ ......... 29


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) - Chronic Obstructive
Pulmonary Disease (COPD) là bệnh lý hô hấp mạn tính có thể điều trị và
phòng ngừa được. Bệnh đặc trưng bởi sự tắc nghẽn luồng khí thở ra không có

khả năng hồi phục hoàn toàn [1]. Theo GOLD 2014 (Global for Obstructive
Lung Disease – Chiến lược toàn cầu quản lý BPTNMT), BPTNMT hiện đang
đứng thứ 4 trong các nguyên nhân gây tử vong cho nhân loại, và dự đoán sẽ
lên vị trí thứ 3 vào năm 2020, lí do này làm BPTNMT ngày càng được các
nhà lâm sàng quan tâm nhiều hơn [2].
BPTNMT không chỉ là tắc nghẽn luồng khí như tên bệnh đề cập, mà nó
còn là bệnh đa thành phần [3], vì thế cần đánh giá bệnh một cách toàn diện
[4].Trên lâm sàng, đánh giá toàn diện BPTNMT là để đáp ứng 6 mục tiêu
điều trị: (1) giảm mức độ khó thở, (2) tăng khả năng gắng sức, (3) tăng chất
lượng cuộc sống, (4) chậm suy giảm chức năng hô hấp, (5) ngăn ngừa đợt
cấp, (6) giảm tử vong của GOLD [2].
Trước đây, GOLD đề nghị đánh giá BPTNMT dựa trên một thành phần
hạn chế luồng khí với FEV1 (forced expiratory volume in the first second –
thể tích thở ra gắng sức trong giây đầu tiên) [5]. Đáng tiếc, FEV1 chỉ tương quan
yếu đến vừa với khó thở và khả năng gắng sức, chất lượng cuộc sống, tiền căn
đợt cấp [6], nên không thể đại diện đánh giá toàn diện BPTNM. Như vậy cần có
thêm những thành phần khác ngoài FEV1 để đánh giá toàn diện BPTNMT, điều
này được khẳng định mạnh mẽ trong nghiên cứu ECLIPSE [7].
Trong các hướng dẫn mới đây GOLD 2011-2015, cách tiếp cận chung
để quản lí BPTNMT cần chú trọng cải thiện chất lượng cuộc sống [8],[2].Chất
lượng cuộc sống kém liên quan chặt chẽ với tiên lượng xấu của bệnh nhân
BPTNMT. Một số câu hỏi đã thành kinh điển như: Medical Outcomes Study


2

36-tem short Form: SF-36; CRQ (Chronic Respiratory Questionaire: bộ câu
hỏi bệnh hô hấp mạn tính);CRQ – SR (Self reported Chronic Respiratory
Questionaire);SGRQ (Saint George Respiratory Questionaire: Bộ câu hỏi hô
hấp Saint George SGRQ), và mới đây là hai thang điểm CAT (COPD

Asessment Test) và CCQ (Clinical COPD Questonaire) [9].
CAT và CCQ là 2 bảng câu hỏi ngắn gọn, đơn giản, BN có thể tự làm
để đánh giá tình trạng bệnh và tác động chung của COPD, và nhằm cải thiện
sự giao tiếp giữa thầy thuốc và bệnh nhân. Ioanna G Tsiligianni và cộng sự đã
chứng minh độ tin cậy của hai bảng điểm với Cronbach’sαcủa CAT = 0,86
vào Cronbach’s α của CCQ = 0,89 thể hiện độ tin cậy cao [10]. CAT và CCQ
phù hợp cho BN COPD ở hầu hết các giai đoạn bệnh, càng có giá trị nhiều
hơn ở nhóm COPD giai đoạn nặng có suy hô hấp mạn tính [11].Tại Việt Nam,
bộ câu hỏi CAT, CCQ đã được dịch sang tiếng Việt và được sự chấp thuận
của chính tác giả. Trong nước cũngcó một số tác giả nghiên cứu áp dụng hai
thang điểm đánh giá CLCS – SK trên bệnh nhân COPD ở các giai đoạn
[12],[13]. Tuy nhiên, CLCS – SK trên đối tượng BPTNMT có suy hô hấp
mạn tính, chưa được các tác giả quan tâm nhiều trong các nghiên cứu trước
đó.
Bởi vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đánh giá
chất lượng cuộc sống bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có suy hô
hấp mạn tính” nhằm các mục tiêu sau:
1. Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân COPD có suy hô hấp man
tính bằng bộ câu hỏi CAT, CCQ
2. Khảo sát mối tương quan của CAT với CCQ, mMRC và mức độ suy hô
hấp mạn tính ở bệnh nhân COPD.


3

Chƣơng 1
TỔNG QUAN
1.1. Một số đặc điểm về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
1.1.1. Sơ lược lịch sử BPTNMT
Năm 1964, thuật ngữ “Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính” lần đầu tiên được

sử dụng để mô tả tình trạng tắc nghẽn đường thở không hồi phục hoàn toàn.
Thuật ngữ BPTNMT đã dần dần thay thế cho cụm từ “Viêm phế quản phổi”
và “Khí phế thũng”.
Trong hội nghị lần thứ 10-1992 của Tổ chức Y tế thế giới bàn về sửa đổi
phân loại bệnh tật đã nhất trí dùng thuật ngữ BPTNMT trong chẩn đoán và
thống kê bệnh tật.
Năm 1995 đánh dấu bước ngoặt của việc chuyển hướng dùng thuật ngữ
BPTMT, Hội lồng ngực Hoa Kỳ (ATS), Hội Hô hấp Châu Âu (ERS), các Hội
lồng ngực khác đồng loạt đưa ra các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị
BPTNMT [14].
Năm 2001 Viện huyết học, Tim mạch, Hô hấp Hoa Kỳ (NHLBI) phối
hợp với Tổ chức y tế Thế giới (WHO) đề ra chương trình khởi động toàn cầu
về BPTNMT viết tắt là GOLD (Global Initative for Chronic Obstructive
Pulmonary Disease Z) [1]. Năm 2003, GOLD đã đưa ra bản cập nhật hướng
dẫn chẩn đoán và điều trị BPTNMT [15].
1.1.2. Định nghĩa.
BPTNMT là một bệnh thường gặp, có thể điều trị và dự phòng được, đặc
trưng bởi tắc nghẽn đường thở, tiến triển nặng dần, liên quan đến các phản
ứng bất thường của phổi bởi các phân tử và khí độc hại. Các đợt cấp và bệnh
đồng mắc góp phần vào mức độ nặng ở mỗi bệnh nhân và trích dẫn [2].


4

1.1.3. Gánh nặng bệnh tật.
1.1.3.1. Tình hình thế giới.
Tỷ lệ tử vong và tàn phế do BPTNMT ở mức cao và đang gia tăng.
Trên thế giới, phân tích gộp 67 nghiên cứu từ 28 nước cho tần suất BPTNMT
ở người trên 40 tuổi từ 1990–2004 là 4,9% (lời khai bệnh nhân); 5,2% (chẩn
đoán bác sỹ);9,2% (hô hấp ký) [16]. Nghiên cứu PLATINO tại Brazil, Chile,

Mexico, Uruguay và Venezuela cho tần suất từ 7,8% ở Mexico City đến 20%
ở Montevideo [17]. Nghiên cứu BOLD cho tần suất từ 5,1% ở Quảng Châu
đến 16,7% ở Cape Town (nữ giới); từ 8,5% ở Reykjavik đến 22,2% ở Cape
Town (nam giới) [18]. Nghiên cứu NICE ở Nhật cho tần suất 10,9% [69].
Năm 2003, nghiên cứu tại châu Á Thái Bình Dương cho tần suất BPTNMT là
6,3% trên người >30 tuổi, dao động từ 3,5% (Hong Kong, Singapore) đến
6,7% (Việt Nam) [19].
Năm 2001, BPTNMT là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 5 –
3,8% tử vong toàn bộ tại các nước thu nhập cao và hàng thứ 6 – 4,9% tử vong
toàn bộ tại các nước thu nhập vừa và thấp [20]. Năm 2001, BPTNMT là
nguyên nhân gây tàn phế đứng hàng thứ 7 tại các nước thu nhập cao và hàng
thứ 10 tại các nước thu nhập vừa và thấp [20]. Dự báo, BPTNMT là nguyên
nhân gây tàn phế đứng hàng thứ 5 năm 2020 [5] và thứ 7 năm 2030 [21].
1.1.3.2. Tình hình Việt Nam
Tại Việt Nam, nghiên cứu của Phan Thu Phương, Ngô Quý Châu, Dương
Đình Thiện trên 1012 người >40 tuổi ở 5 xã thuộc huyện Lạng Giang, tỉnh
Bắc Giang, Việt Nam cho tần suất BPTNMT là 3,85% (nam 6,9% và nữ
1,4%) [22]. Tần suất này không khác kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị
Xuyên, Đinh Ngọc Sỹ, Nguyễn Viết Nhung cho tần suất BPTNMT trên người
>40 tuổi tại Việt Nam là 4,2% (nam 7,1% và nữ 1,9%) [23].


5

BPTNMT luôn chiếm tỷ lệ lớn trong các khoa hô hấp tại các bệnh viện,
là gánh nặng cho nền y tế Việt Nam. Tại khoa hô hấp, bệnh viện Bạch Mai từ
1996 – 2000, BPTNMT chiếm 25,1% [24]. Tại khoa lao – bệnh phổi, bệnh
viện 103 từ 2001– 2010, nhóm bệnh phế quản có tỷ lệ cao nhất: 35,5% với
49,5% là BPTNMT [25].
1.1.4. Cơ chế bệnh sinh

Cơ chế bệnh sinh của BPTNMT khá phức tạp và ngày càng có những
hiểu biết mới, nhất là với những thành tựu của sinh học phân tử.
Có 4 vấn đề trong cơ chế bệnh sinh của BPTNMT là:
 Tăng đáp ứng viêm của đường thở [26].
 Mất cân bằng giữa protesase và anti protease [27].
 Mất cân bằng giữa hệ thống oxy hóa và kháng oxy hóa [28].
 Sự biến đổi của các chất trung gian hóa học [29].
1.1.5. Nguyên nhân gây BPTNM.
 Khói thuốc lá
 Hút thuốc chủ động.
Khói thuốc là một yếu tố nguy cơ quan trọng gây ra nhưng bệnh đường
hô hấp. Khoảng 20% những người hút thuốc có giảm đáng kể chức năng phổi
ở giai đoạn sớm và tỉ lệ cao đáng kể các triệu chứng ho, khạc đờm [30].
Khói thuốc đóng vai trò là yếu tố nguy cơ ở 80-90% số các BN mắc
BPTMT [31].
 Hút thuốc thụ động.
Tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc của những người hút thuốc trong
cùng phòng(nhà ở hoặc nơi làm việc) làm tăng tỷ lệ mắc BPTNMT [31].
Một số đối tượng không hút thuốc nhưng đã phơi nhiễm đến mức độ cao
của khói thuốc lá: Chồng hút thuốc lá nặng, vợ không bao giờ hút thuốc, dấu
hiệu tắc nghẽn tìm thấy ở cả hai vợ chồng [32].


6

 Bụi và hóa chất nghề nghiệp.
Ô nhiễm nghề nghiệp làm gia tăng tần suất mắc bệnh đường hô hấp, làm
tắc nghẽn đường dẫn khí, giảm FEV1 nhanh hơn. Bụi và hóa chất nghề
nghiệp(hơi, chất kích thích,khói) gây BPTNMT khi phơi nhiễm với tác động
mạnh kéo dài [33].

 Ô nhiễm không khí.
Vai trò của ô nhiễm không khí gây ra BPTNMT không rõ ràng, tác động
của ô nhiễm không khí tới sự xuất hiện BPTNMT thấp hơn thuốc lá.
 Nhiễm trùng hô hấp.
Bệnh nhân bị VPQMT dễ mắc các đợt nhiễm trùng cấp hơn so với người
bình thường.
Tiền sử có nhiễm trùng hô hấp khi còn nhỏ có liên quan đến giảm chức
năng phổi và tăng các triệu chứng ở tuổi trưởng thành. Viêm phổi nặng do
virus xảy ra khi còn nhỏ có thể dẫn đến tắc nghẽn mạn tính các đường thở sau
này [34].
 Tình trạng kinh tế xã hội.
Nguy cơ xuất hiện BPTNMT không hoàn toàn liên quan đến tình trạng
kinh tế xã hội. Tuy nhiên, những cư dân có tình trạng kinh tế thấp thường có
tình trạng dinh dưỡng nghèo nàn, cũng như môi trường sống ẩm thấp và ô
nhiễm, do vậy tạo điều kiện thuận lợi hơn cho nhiễm khuẩn hô hấp và xuất
hiện BPTNMT [34].
1.1.6. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng [35],[36],[29].
1.1.6.1. Biểu hiện lâm sàng.
 Các triệu chứng cơ năng
Triệu chứng chủ yếu của bệnh nhân COPD đó là: ho(thường kèm theo
khạc đờm) và khó thở khi gắng sức.
o Ho có đờm.


7

Ho khạc đờm mạn tính thường vào buổi sáng hoặc sau khi hút điếu
thuốc đầu tiên. Ho thường nặng lên trong những mùa đông và đặc biệt là sau
nhiễm khuẩn hô hấp. Lúc đầu là ho ngắt quãng sau đó là ho hàng ngày và
thường ho cả ngày.

Ở giai đoạn ổn định ho kèm theo khạc đờm nhầy, số lượng đờm thay đổi
tùy từng bệnh nhân. Đờm trở thành đờm mủ trong đợt cấp.
o Khó thở:
Khó thở tiến tiển từ từ và bệnh nhân cố gắng làm giảm cảm giác khó thở
bằng cách tự giảm gắng sức biến đổi kiểu thông khí để thích nghi do vậy việc
phát hiện bệnh bị chậm trễ.
 Các triệu chứng thực thể.
Khám lâm sàng bệnh nhân mắc COPD không thấy có biểu hiện bệnh lí
nếu chưa có tắc nghẽn mức độ trung bình hoặc nặng.
Thở nhanh, nhịp thở >20 lần/phút.
Kiểu thở chúm môi ở cuối thì thở ra thường gặp ở bệnh nhân thuộc giai
đoạn nặng, kiểu thở này nhằm làm chậm xẹp đường thở ở thì thở ra.
Xương ức lồi ra tăng đường kính trước sau dẫn đến biến dạng lồng ngực
tạo cho lồng ngực có hình thùng.
Dấu hiệu Hoover: sự giảm bất thường đường kính lồng ngực khi hít vào
(ở người bình thường đường kính lồng ngực tăng khi hít vào).
Sự co các cơ hô hấp lúc nghỉ ngơi(cơ ức đòn chũm) là dấu hiệu chứng tỏ
bệnh đã tiến triển nặng hoặc là trong đợt cấp.
Ngón tay ám khói vàng chứng tỏ bệnh nhân nghiện thuốc lá.
Khám phổi: Rì rào phế nang giảm ở những bệnh nhân có giãn phế nang
nặng. Đôi khi có thể có ran ngáy thay đổi với ho, thở rít là triệu chứng gặp
thường xuyên. Có thể có ran nổ.


8

Có thể có dấu hiệu của tăng áp lực động mạch phổi và tâm phế mạn:
Phù, thổi tâm thu nghe thấy ở mũi ức, phản hồi gan tĩnh mạch cổ dương tính,
tĩnh mạch cổ nổi.
1.1.6.2. Đặc điểm cận lâm sàng

Cần làm các xét nghiệm để chẩn đoán COPD trong đó quan trọng nhất là
đo CNHH.
 X quang phổi thường: hiếm khi chẩn đoán sớm được bệnh
Ở giai đoạn đầu đa số bình thường, có thể thấy hình tăng đậm các nhánh
phế huyết quản: “phổi bẩn”.
Lồng ngực giãn.
Dày thành phế quản.
Các mạch máu ngoại vi thưa thớt tạo nên vùng giảm động mạch kết hợp
với hình ảnh căng giãn phổi, bóng khí.
Tim: cung động mạch phổi nổi, đường kính động mạch phổi thùy dưới
bên phải>16mm là dấu hiệu của tăng áp động mạch phổi.Tim dài và thõng,
giai đoạn cuối có hình ảnh tim to toàn bộ.
 Chức năng hô hấp.
Là xét nghiệm quan trọng để chẩn đoán bệnh và mức độ nặng của bệnh.
Rối loạn thông khí trong COPD là rối loạn thông khí tắc nghẽn với
FEV1 giảm, FEV1/FVC<70%. Phục hồi không hoàn toàn sau test phục hồi
phế quản.
Thể tích khí cặn tăng, DLCO giảm.
 Đo khí máu động mạch:
Với những bệnh nhân BPTNMT tiếntriển là rất quan trọng.
Test này nên tiến hành khi có FEV1< 50% hoặc suy hô hấp trên lâm
sàng.


9

 Chụp CT scan ngực mỏng với độ phân giải cao.
Thường được tiến hành khi có giãn phế nang. Hình ảnh: thấy các vùng
sáng, không có mạch máu, các bóng khí. Nặng có hình mạng nhện.
 Điện tâm đồ giúp chẩn đoán biến chứng tâm phế mạn ở bệnh nhân COPD

Tuy nhiên có thể bình thường ngay cả ởmột số ca bệnh nặng. Một số
trường hợp có thể thấy các dấu hiệu dày thất phải, nhĩ phải. Trên hình ảnh
điện tim có thể thấy:
P phế ở DII,DIII, aVF; P cao>2,5 mm, nhọn, đối xứng.
Dày thất phải
 Siêu âm doppler tim: nhằm đánh giá tình trạng tăng áp động mạch phổi,
giãn thất phải, suy thất trái phối hợp.
 Định lượng α1 antitrypsin. Ở những bệnh nhân BPTNMT tuổi trẻ (<45
tuổi), người có tiền sử gia đình nặng nề.
1.1.7. Chẩn đoán BPTNMT
1.1.7.1. Chẩn đoán xác định
Theo GOLD 2015 [22], chuẩn đoán COPD khi:
o BN có phơi nhiễm với các yếu tố nguy cơ: Thuốc lá, nghề nghiệp, ô
nhiễm trong và ngoài nhà.
o Triệu chứng lâm sàng: Khó thở, ho mạn tính, có đờm.
o Khẳng định chẩn đoán bằng đo chức năng thông khí:FEV1/FVC <70%.
1.1.7.2. Phân giai đoạn BPTNMT
Theo GOLD 2015 [37].
- Bệnh nhân thuộc nhóm (A) - Nguy cơ thấp, ít triệu chứng: Mức độ tắc
nghẽn đường thở nhẹ, trung bình và/hoặc có 0 - 1 đợt cấp trong vòng
12 tháng và khó thở giai đoạn 0 hoặc 1 (theo phân loại mMRC) hoặc
điểm CAT<10.
- Bệnh nhân thuộc nhóm (B) - Nguy cơ thấp, nhiều triệu chứng: Mức độ


10

tắc nghẽn đường thở nhẹ, trung bình và/hoặc có 0 – 1 đợt cấp trong
vòng 12 tháng và mức độ khó thở từ giai đoạn 2 trở lên (theo phân loại
mMRC) hoặc điểm CAT ≥ 10.

- Bệnh nhân thuộc nhóm (C) - Nguy cơ cao, ít triệu chứng: Mức độ tắc
nghẽn đường thở nặng, rất nặng và/hoặc có ≥ 2 đợt cấp trong vòng 12
tháng (hoặc 1 đợt cấp nặng phải nhập viện hoặc phải đặt nội khí quản)
và mức độ khó thở từ giai đoạn 0 - 1 (theo phân loại mMRC) hoặc
điểm CAT < 10.
- Bệnh nhân thuộc nhóm (D) - Nguy cơ cao, nhiều triệu chứng: Mức độ
tắc nghẽn đường thở nặng, rất nặng và/hoặc có ≥ 2 đợt cấp trong vòng
12 tháng (hoặc 1 đợt cấp nặng phải nhập viện hoặc phải đặt nội khí
quản) và mức độ khó thở từ giai đoạn 2 trở lên (theo phân loại mMRC)
hoặc chỉ số CAT ≥ 10.
1.2. Tổng quan về suy hô hấp
1.2.1. Đại cương suy hô hấp
Suy hô hấp là một hội chứng trong đó hệ thống hô hấp bị suy giảm trong
một hoặc cả hai chức năng trao đổi khí oxy và đào thải khí carbon dioxide.
Trong thực tế, nó có thể được phân loại là giảm oxy máu hoặc hypercapnic.
Suy hô hấp giảm oxy máu (loại I) được đặc trưng bởi sự giảm oxy động
mạch PaO2 < 60 mmHg và CO2 động mạch bình thường hoặc thấp. Đây là
loại phổ biến nhất của suy hô hấp, và nó có thể kết hợp với hầu hết các bệnh
cấp tính của phổi. Một số ví dụ về suy hô hấp loại I là phù phổi cấp, viêm
phổi, và xuất huyết phổi.
Suy hô hấp (loại II) được đặc trưng bởi PaCO2 > 50 mmHg. pH máu
phụ thuộc vào mức độ bicarbonate, phụ thuộc vào thời gian tăng CO2.
Nguyên nhân gây bệnh thường gặp bao gồm dùng thuốc quá liều, bệnh thần
kinh cơ, bất thường thành ngực và rối loạn đường hô hấp nặng (ví dụ: hen


11

suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Suy hô hấp có thể được phân nhiều loại như cấp tính hoặc mạn tính.Suy

hô hấp cấp thường xảy ra nhanh do đó độ pH < 7,3. Suy hô hấp mạn tính phát
triển trong vài ngày hoặc lâu hơn, cho phép thận có thời gian bù trừ và tăng
nồng độ bicarbonate. Do đó độ pH bình thường hoặc giảm nhẹ.
Sự khác biệt giữa suy hô hấp giảm oxy máu cấp tính và mạn tính có thể
không dễ dàng được thực hiện trên cơ sở khí máu động mạch [38],[39].
1.2.2. Suy hô hấp mạn tính
Suy hô hấp mạn tính thường được thể hiện bởi sự kết hợp của thiếu oxy
mạn tính, tăng CO2 và nhiễm kiềm chuyển hóa còn bù (mức bicarbonate cao).
Suy hô hấp mạn tính góp phần đáng kể vào mức độ nghiêm trọng, phức tạp và
chi phí chăm sóc.
Nhiều bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cũng có suy hô hấp
mạn tính. Nếu một bệnh nhân nhập viện cho một đợt cấp COPD, luôn luôn
tìm những triệu chứng phù hợp với suy hô hấp mạn tính. Thông thường bệnh
nhân suy hô hấp mạn tính cần điều trị oxy tại nhà bổ sung, vì vậy việc chẩn
đoán cần được xem xét mạnh mẽ cho bất kỳ bệnh nhân đã sử dụng liệu pháp
oxy tại nhà [40].
1.2.3. Chẩn đoán suy hô hấp mạn tính [38],[40],[39].
 Tiền sử: Có tình trạng khó thở kéo dài, hoặc bệnh lí phổi mạn tính
 Lâm sàng: Biểu hiện của thiếu oxy mạn tính: tím, móng tay dùi trống
 Khí máu:
- PaO2 < 60 mmHg.
- PaCO2 > 45 mmHg.
- HCO3 > 28 mmHg.
1.3. Tổng quan về phƣơng pháp đánh giá mức độ khó thở ở bệnh nhân
BPTNMT


12

Khó thở là cảm giác chủ quan của người bệnh do nhu cầu oxy không

được đáp ứng đầy đủ. Khó thở là triệu chứng thường gặp của bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính.
Khó thở có thể gặp ở bệnh nhân BPTNMT. Có rất nhiều cách để đánh
giá khó thở.Thang đo được sử dụng để đo lường mức độ khó thở trong hoạt
động hàng ngày của hội đồng nghiên cứu y khoa Medical Research Concil
(mMRC) [41], Oxygen Cost Diagram (COD) [42]. Các thang đo được sử
dụng để đo lường khó thở cấp khi thực hiện nghiệm pháp gắng sức của Bog
[27]. Trong nghiên cứu này sử dụng thang đo mMRC vì thang đo này rất đơn
giản, ngắn gọn, dễ áp dụng.
1.4. Tổng quan về chất lƣợng cuộc sống sức khỏe
Năm 1948 tổ chức y tế thế giới (WHO) lần đầu tiên đưa ra định nghĩa về
sức khỏe: “ Sức khỏe là sự sảng khoái hoàn toàn về thể chất, tinh thần và xã
hội, chứ không phải chỉ là không có bệnh hay tật”. Trong thực tế nhiều người
có bệnh tật nhưng lại sống rất hạnh phúc trong khi những người khỏe mạnh
lại trở thành các nhân tố nguy hiểm cho xã hội. Do vậy sức khỏe là một yếu tố
rất quan trọng của chất lượng cuộc sống. Ngày nay, trong đời sống xã hội,
chất lượng cuộc sống ngày càng được quan tâm nhiều hơn [43].
Định nghĩa của tổ chức thế giới cho rằng: “chất lượng cuộc sống” là sự
nhận thức của cá nhân về tình trạng hiện tại của người đó, theo những chuẩn
mực về văn hóa và sự thẩm định về giá trị của xã hội mà người đang sống.
Những nhận thức này gắn liền với mục tiêu, kỳ vọng và những mối quan tâm,
lo lắng của người đó [44].
Giảm chất lượng cuộc sống liên quan mật thiết gánh nặng bệnh tật, xuất hiện
phổ biến ở mọi giai đoạn tiến triển của BPTNMT [45]. Do BPTNMT không
thể điều trị khỏi, đánh giá chất lượng cuộc sống và điều trị tăng chất lượng
cuộc sống là then chốt trong quản lí BPTNMT [9].


13


1.4.1. Các phương pháp đánh giá chất lượng cuộc sống bệnh nhân
BPTNMT.
Chất lượng cuộc sống trong BPTNMT có thể được đánh giá qua rất
nhiều bộ câu hỏi khác nhau [9]. Một số câu hỏi đã thành kinh điển như: SF36; CRQ (Chronic Respiratory Questionaire: bộ câu hỏi bệnh hô hấp mạn
tính);CRQ – SR (Self reported Chronic Respiratory Questionaire); SGRQ
(Saint George Respiratory Questionaire: Bộ câu hỏi hô hấp Saint George
SGRQ) [9].
Năm 1991, PW. Jone và cộng sự đã nghiên cứu phát triển bộ câu hỏi
Saint George Respiratory Questionaire (SGRQ), kể từ khi ra đời bộ câu hỏi đã
trở thành công cụ hữu hiệu trong đánh giá CLCS-SK cho bệnh nhân COPD.
[46].SGRQ được cải tiến liên tục để phù hợp áp dụng trong lâm sàng.
Năm 1995,Donald A. Mahller đãnghiên cứu giá trị của bộ câu hỏi 36 kết cục
y khoa trong COPD (Medical Outcomes Study 36- tem short Form: Bộ câu
hỏi 36 kết cục y khoa), và tác giả nhận thấySF-36 là một công cụ có giá trị để
đo lường HRQOL(health-related quality of life) ở bệnh nhân COPD [47].SF36 sau đó đã được áp dụng rộng rãi và nhiều tác giả đồng tình.
Năm 2001, J E A Williams và đồng nghiệp đã nghiên cứu phát triển bộ
câu hỏi CRQ – RS (Self reported Chronic Respiratory Questionaire: bộ câu
hỏi bệnh hô hấp tự đánh giá) dựa trên thang điểm CRQ trước đó, nhằm giảm
thời gian trả lời mà hiệu quả đánh giá không giảm [48]. Trong tất cả những nỗ
lực, các tác giả luôn luôn hướng tới nghiên cứu một công cụ đơn giản nhất,
mà giá trị lượng giá cao.Hai bộ câu hỏi tôi sử dụng trong nghiên cứu này là
CAT, CCQ.
1.4.2. Thang đo CAT
Năm 2009, Jone giới thiệu bộ câu hỏi CAT để đánh giá ảnh hưởng của


14

BPTNMT lên sức khỏe bệnh nhân và cải thiện trao đổi các bác sỹ - bệnh nhân [49].
CAT có 8 câu hỏi chia làm 3 phần (1) triệu chứng (ho, khạc đờm, nặng

ngực, khó thở); (2) tình trạng hoạt động (sinh hoạt hàng ngày, giấc ngủ); (3)
trạng thái thần kinh (tự tin, thoải mái).
Mỗi câu hỏi có 6 khả năng trả lời, cho điểm từ 0-5. Điểm 0 là không ảnh
hưởng, điểm 5 là ảnh hưởng nặng cuộc sống.Tổng điểm từ 0-40.
Bệnh nhân tự đọc và trả lời các câu hỏi CAT phù hợp với tình trạng bệnh
hiện tại thời điểm đánh giá. Bác sỹ và người nhà không được phép can thiệp
[45].CAT được kiểm định bằng 3 nghiên cứu lớn với cỡ mẫu n=1503.
Nghiên cứu đầu tiên gồm BPTNMT giai đoạn ổn định tại Hoa Kỳ nhằm
chọn ra các câu hỏi từ bộ 21 câu hỏi ban đầu để đưa vào CAT. Kết quả, 3 câu
hỏi bị loại với hiệu ứng trần quá cao, 1 câu hỏi bị loại vì tương quan thấp với
điểm số cộng, 3 câu hỏi bị loại vì tương quan quá cao với nhau, 6 câu bị loại
vì không tương hợp với mô hình toán học Rasch [50].
Nghiên cứu thứ hai gồm bệnh nhân BPTNMT tại Hoa Kỳ có một đợt cấp
trong thời gian nghiên cứu. Cả nghiên cứu thứ nhất và hai bệnh nhân đều trả
lời câu hỏi hai lần cách nhau 2 tuần để kiểm định tính tin cậy. Kết quả, hệ số
tương quan nội tại Cronbach’s α giữa 8 câu hỏi còn lại là 0,88; hệ số tương
quan cùng nhóm ICCClà 0,8; tất cả 8 câu hỏi đều ổn định để đánh giá
BPTNMT cả trong và ngoài đợt cấp [50].
Nghiên cứu thứ ba gồm bệnh nhân BPTNMT ở châu Âu tham gia nghiên
cứu cắt ngang khảo sát tương quan giữa CAT và SGRQ-C để khảo sát giá trị
của CAT [99]. Kết quả, điểm CAT tương quan tốt với điểm SGRQ-C trong và
ngoài đợt cấp với hệ số tương quan lần lượt là r= 0,78 (n=67) vàr = 0,77[50].
CAT ngắn gọn, cách tính điểm đơn giản, thời gian trả lời ngắn (2 phút) và hầu
như không cần bác sĩ trợ giúp vì thế khả thi cao trong lâm sàng [50].
Phân độ mức độ ảnh hưởng CLCS-SK theo CAT


15

Điểm trung bình tổng thể được tính bằng cách cộng lại điểm của 8 câu

hỏi. Điểm TB tổng thể càng thấp nghĩa là CLCS càng tốt. Tổng điểm được
phân làm 4 loại:
* < 10 điểm: Ảnh hưởng ít: COPD gây vài vấn đề và ngăn BN làm 1-2 việc
họ muốn làm.
* 10-20 điểm: Ảnh hưởng vừa: BPTNMT là một trong các vấn đề quan trọng
nhất BN có.
* 21-30 điểm: Ảnh hưởng nhiều: BPTNMT ngăn BN làm hầu hết các việc họ
muốn. Khó thở khi đi lại xung quanh nhà, khi thay quần áo, khó thở cả khi
nói. Mệt, mất ngủ về đêm vì ho, nặng ngực. Sợ tập thể dục và mọi việc dường
như là quá sức. Sợ hãi, hoảng loạn, bất lực không thể kiểm soát được bệnh.
* 31-40 điểm: Ảnh hưởng rất nhiều: BPTNMT ngăn BN làm tất cả mọi việc
mà họ muốn.
Thay đổi điểm số CAT = 2 điểm là thay đổi có ý nghĩa lâm sàng, cần
xem xét lại điều trị hiện tại.
1.4.3. Thang điểm CCQ
Năm 2003, Thys van der Molen giới thiệu CCQ dùng trong đánh giá lâm
sàng BPTNMT [51].
CCQ gồm 10 câu hỏi, nhằm đánh giá điểm lâm sàng cho bệnh nhân
BPTNMT. 10 câu hỏi được chia làm 3 nhóm: điểm triệu chứng(gồm các câu
1,2,5,6), điểm chức năng (gồm các câu 7,8,9,10), điểm tâm thần kinh (gồm
các câu 3,4). Mỗi câu có 7 khả năng trả lời cho điểm từ 0-6 theo mức độ nặng
dần ảnh hưởng của bệnh lên cuộc sống [51].
Kết quả của điểm CCQ toàn bộ, CCQ triệu chứng, CCQ chức năng,
CCQ tâm thần. Điểm CCQ toàn bộ là trung bình cộng của 10 câu hỏi, điểm
thành phần là trung bình cộng của các câu hỏi thành phần. Hai điểm CCQ
toàn bộ và thành phần đều được qui về thang điểm 0-6 [51].


×