Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của chất lượng tinh trùng đến kết quả thụ tinh trong ống nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (512.35 KB, 32 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

VŨ THỊ TUẤT

SỰ HÌNH THÀNH
VÀ BIỆT HÓA TINH TRÙNG
Cho đề tài:
“Nghiên cứu ảnh hưởng của chất lượng tinh trùng
đến kết quả thụ tinh trong ống nghiệm”
Chuyên ngành : Sản phụ khoa
Mã số

: 62720131

CHUYÊN ĐỀ TIẾN SĨ
Người hướng dẫn khoa học:
GS. TS Trần Thị Phương Mai

HÀ NỘI – 2018


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
NỘI DUNG.......................................................................................................3
I. Giải phẫu, sinh lý cơ quan sinh dục nam và ứng dụng trong sinh sản.......3
1.1. Tinh hoàn............................................................................................3


1.2. Cấu tạo ống sinh tinh..........................................................................6
1.3. Mào tinh hoàn....................................................................................7
1.4. Ống dẫn tinh và ống phóng tinh.........................................................8
1.5. Túi tinh...............................................................................................8
1.6. Tuyến tiền liệt.....................................................................................8
1.7. Dương vật...........................................................................................9
II. Quá trình hình thành tinh trùng................................................................9
2.1. Tinh nguyên bào...............................................................................11
2.2. Giai đoạn tinh bào............................................................................12
2.3. Giai đoạn tinh tử...............................................................................12
III. Các giai đoạn biệt hoá của tinh tử.........................................................12
3.1. Pha Golgi..........................................................................................12
3.2. Tạo ra mũ cực đầu............................................................................13
3.3. Tạo ra đoạn cổ và dây trục, hình thành đuôi tinh trùng...................13
3.4. Tinh tử trưởng thành.........................................................................13
IV. Vận chuyển, lưu trữ, biến đổi sinh hoá để tinh trùng trưởng thành dần
về chuyển động và khả năng sinh sản...................................................13
4.1. Vận chuyển tinh trùng......................................................................13
4.2. Lưu trữ tinh trùng.............................................................................14
4.3. Khả năng di động của tinh trùng......................................................14


4.4. Sự trưởng thành của tinh trùng.........................................................14
4.5. Trưởng thành về sinh sản.................................................................14
V. Điều hòa quá trình sinh tinh trùng..........................................................15
5.1. Hormon điều hòa quá trình sinh tinh trùng......................................15
5.2. Ngoài cơ chế hormon, còn có nhiều yếu tố tham gia vào quá trình
điều hòa...........................................................................................16
VI. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành tinh trùng.............................16
VII. Cấu tạo tinh trùng................................................................................19

7.1. Đầu tinh trùng..................................................................................20
7.2. Cổ tinh trùng....................................................................................22
7.3. Đoạn trung gian của đuôi tinh trùng................................................22
7.4. Đuôi tinh trùng.................................................................................22
7.5. Giọt bào tương..................................................................................23
7.6. Liên quan giữa bất thường hình thái tinh trùng với bất thường NST....23
KẾT LUẬN....................................................................................................24
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Cấu tạo cơ quan sinh dục nam.........................................................3
Hình 2. Quá trình hình thành tinh trùng......................................................9
Hình 3. Cấu tạo tinh trùng...............................................................................20


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DNA

: Acid deoxyribonucleic

NST

: Nhiễm sắc thể
(chromosome)

PESA : Chọc hút tinh trùng từ mào tinh
TESA : Chọc hút tinh trùng từ tinh hoàn
IVF


: Intra vitro fertilization
(thụ tinh trong ống nghiệm)

ICSI

: Intra-Cytoplasmic Sperm injection
(bơm tinh trùng vào bào tương noãn)

LH

: Luteinizing hormone

FSH

: Follicle-stimulating hormone
(hormone kích thích noãn)

GnRH : Gonadongropin Releasing hormone
(hormone giải phóng)
WHO : Tổ chức y tế thế giới (World Health Organization)


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo số liệu nghiên cứu của WynS C năm 2007 cho thấy khoảng 80 triệu
người trên thế giới khó có con; trong đó vô sinh nam chiếm 50%. Đến năm
2008 theo ước tính cứ 20 người đàn ông sẽ có một người bị vô sinh và nguyên
nhân chính gây ra vô sinh nam là do stress oxy hóa, chiếm 30-80% nguyên
nhân vô sinh nam trên thế giới (LeKamge DN, 2008).

Nhận rõ được tầm quan trọng của nâng cao chất lượng dân số cần thiết
phải giảm tỉ lệ sảy thai, thai chết lưu, dị tật bẩm sinh cũng như giảm thiểu tỉ lệ
tử vong sơ sinh do thai nghén bất thường thì nâng cao chất lượng tinh trùng
cũng đóng một vai trò quan trọng để đạt được những mục đích trên.
Quá trình hình thành và biệt hóa tình trùng trải qua giai đoạn rất dài và
liên tục trong suốt cuộc đời của nam giới. Mỗi giai đoạn sinh tinh diễn ra rất
phức tạp chịu tác động của nhiều yếu tố: thần kinh, nội tiết, các yếu tố môi
trường… mới tạo ra được tinh trùng có đầy đủ chức năng thực hiện quá trình
sinh sản, duy trì nòi giống.
Trước kia các nghiên cứu không đặc biệt chú trọng tới việc đánh giá chất
lượng tinh trùng nên các tiêu chí đánh giá chất lượng tinh trùng hoặc tinh dịch
rất hạn chế với việc đếm số lượng, độ di động và hình thái tinh trùng thông
qua kiểm tra tinh dịch đồ.
Trên thực tế tầm quan trọng của chất lượng tinh trùng cả về hình thái lẫn
đặc tính sinh học là rất lớn (Asghar W 2014). Tinh trùng là một công cụ vận
chuyển vật liệu di truyền (DNA) từ nam để thụ tinh với noãn. Việc vận
chuyển được nguyên vẹn vật chất di truyền sẽ đảm bảo cho hình thành giao tử
khỏe mạnh, đứa trẻ sinh ra bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo sẽ không gặp
những bệnh di truyền (Dattilo, 2014).


2

Ngày nay khi quan tâm tới chất lượng tinh trùng ta phải quan tâm, đánh
giá từ gốc rễ vấn đề, nghĩa là nghiên cứu đến sự hình thành, phát triển và thụ
tinh của tinh trùng, đưa ra được những dự đoán tin cậy về khả năng thụ thai
của nam giới cũng như phát hiện triệt để nguyên nhân gây ra sự vô sinh nam
trong đó có đứt gãy DNA của tinh trùng. Sự tổn thương DNA của tinh trùng
có thể sảy ra ở bất kì giai đoạn nào trong quá trình hình thành tinh trùng. Vì
vậy nhằm phục vụ cho đề tài “ nghiên cứu ảnh hưởng của chất lượng tinh

trùng đến kết quả thụ tinh trong ống nghiệm” chúng tôi viết chuyên đề này đề
cập đến các nội dung sau:
1.

Sự hình thành và biệt hoá tinh trùng

2.

Các yếu tố liên quan và quá trình điều hòa sản xuất tinh trùng.


3

NỘI DUNG
I. Giải phẫu, sinh lý cơ quan sinh dục nam và ứng dụng trong sinh sản

Hình 1. Cấu tạo cơ quan sinh dục nam
1.1. Tinh hoàn
- Từ tuần thứ 7 bào thai tuyến sinh dục nguyên thủy (Gonad) bắt đầu biệt
hoá để trở thành nam hoặc nữ (theo gen di truyền giới tính).
- Cuối tháng thứ 3 bào thai, ống Wolf và ống Muller biệt hoá, tinh hoàn
cũng biệt hoá và bắt đầu xuất hiện chức năng. Suốt trong thời kỳ bào thai, hai
tinh hoàn phát triển trong ổ bụng. Từ tuần lễ thứ 24 - 35 tuần thai hai tinh
hoàn di chuyển xuống phía dưới. Từ khi mới sinh đến 7 tuần trong tinh hoàn
rất ít thay đổi. Từ 7 - 9 tuần sau sinh hoạt hoá giảm nhiễm các tế bào sinh dục
nguyên thủy để hình thành tinh nguyên bào cơ bản. Song song với quá trình
biệt hoá tinh hoàn, các ống sinh dục cũng biệt hoá thành mào tinh, ống dẫn
tinh, túi tinh và ống phóng tinh. Ống cận trung thận (Mueller) thoái hoá chỉ để
lại vài dấu tích là mấu phụ tinh hoàn và túi bịt tiền liệt.[1][2]
- Cấu tạo tinh hoàn:

+ Có 2 tinh hoàn hình bầu dục ở hai bên, đối xứng là tuyến nội tiết và
ngoại tiết. Tinh hoàn nằm trong bìu mật độ rắn. Tinh hoàn của người trưởng


4

thành Việt Nam 4x3x2.5cm, thể tích trung bình 2-30ml [1][2]. Tinh hoàn nằm
trong bìu và được treo bằng thừng tinh (spermatic cord). Cấu tạo mô học của
tinh hoàn gồm hai vùng riêng biệt là các ống sinh tinh và mô kẽ. Trong các
ống sinh tinh biểu mô chiếm 99% thể tích tinh hoàn còn trong mô kẽ các tế
bào leydig chiếm <1% thể tích tinh hoàn.[3][4][5]
- Tinh hoàn được bao bọc bên ngoài bởi màng trắng (tunica albuginea)
không đàn hồi. Vì vậy nên khi tinh hoàn bị chấn thương, khi viêm phù nề dễ
bị chèn ép vào các mao mạch nuôi dưỡng, giảm tưới máu dẫn tới teo tinh
hoàn. Ngay phía dưới lớp màng trắng là lớp mô liên kết mạch, trong đó có
nhiều mạch máu nằm trong lớp tổ chức liên kết lỏng lẻo. Các mạch máu này
dễ bị chảy máu khi rạch qua lớp màng trắng vào tinh hoàn như trong thủ thuật
chọc hút tinh hoàn hay sinh thiết mô tinh hoàn. Màng trắng và lớp mô liên kết
mạch cũng bọc cả mào tinh.[3][5]
- Trong mỗi tinh hoàn có khoảng từ 150-200 tiểu thùy, các tiểu thùy
được ngăn cách nhau bằng các vách xơ (fibrous septa). Trong mỗi tiểu thùy
có 3 - 4 ống sinh tinh, nơi đây sản xuất tinh trùng. Ống sinh tinh có đường
kính 150 - 200 micromet, chiều dài 3 - 15cm. Nằm xen kẽ giữa các ống sinh
tinh là tuyến kẽ, chứa tế bào leydig đứng cạnh mao mạch và chế tiết hormon
testosteron và bài tiết vào mạch máu.[3][5]
- Các ống sinh tinh trong tiểu thùy sẽ đổ vào các ống thẳng, rồi vào lưới
tinh (retetestis) hoặc gọi là lưới Haler nằm trong trung thất của tinh hoàn
(mediastinum testis). Từ lưới tinh sẽ đổ vào 12-20 ống ra (ductuli efferenti).
Các ống ra chạy vào đoạn đầu của mào tinh để tạo thành ống mào tinh. Ống
mào tinh dài 5-6m.

- Các ống mào tinh sẽ hợp nhất tạo thành một ống duy nhất là ống dẫn
tinh chạy trong thừng tinh cùng với mạch máu và thần kinh từ trong bìu ra.[6]
[7]


5

- Động mạch: động mạch tinh hoàn xuất phát từ động mạch chủ ngay
dưới động mạch thận và chạy trong thừng tinh đến tinh hoàn. Tại tinh hoàn,
động mạch nối với động mạch của ống dẫn tinh, là những nhánh xuất phát từ
động mạch chậu trong (động mạch hạ vị). Trên đường tới tinh hoàn, động
mạch tinh hoàn chia thành nhánh động mạch tinh hoàn trong, động mạch tinh
hoàn dưới và động mạch đầu đi tới mào tinh. Chỗ phân nhánh nằm trong ống
bẹn (chiếm 31% đến 85%). Khi mổ thoát vị bẹn hoặc ống dẫn tinh dễ chạm
hoặc buộc vào các động mạch này, gây chảy máu hoặc thiểu dưỡng, làm giảm
chức năng của tinh hoàn. Do nhiều nhánh nối giữa động mạch ở đầu mào tinh,
tại đuôi mào tinh là vòng nối giữa động mạch tinh hoàn và động mạch mào
tinh, động mạch cơ bìu và động mạch ống dẫn tinh. Các động mạch tinh hoàn
đi vào trung thất và phân nhánh dưới bao trắng, chủ yếu phần trước, giữa và
bên của đầu dưới và phần trước của đầu trên. Vì vậy, khi cố định tinh hoàn
bằng mối chỉ móc có thể làm tổn hại các mạch máu nông này, dẫn đến thiếu
máu tinh hoàn. Sinh thiết tinh hoàn chỉ nên làm ở mặt giữa hoặc hai mặt bên
cả đầu trên, nơi có ít mạch máu, sẽ làm giảm nguy cơ tổn thương đến các
mạch máu.[1][2]
- Tĩnh mạch: trong ống bẹn, tĩnh mạch chạy cùng với động mạch và tạo
thành 2 hay 3 tĩnh mạch nhỏ, rồi hợp nhất thành một tĩnh mạch lớn hơn, dẫn
máu trở thành tĩnh mạch chủ ngay dưới tĩnh mạch thận (đối với bên phải) và
tĩnh mạch thận (đối với bên trái). Các tĩnh mạch tinh hoàn có thể nối thông
với các tĩnh mạch ống dẫn tinh, tĩnh mạch cơ bìu, tĩnh mạch thẹn ngoài. Vòng
nối phong phú này giúp máu lưu thông để làm giảm nhiệt độ tinh hoàn, bảo

vệ tinh trùng, nhưng cũng dễ bị giãn hoặc nếu bị tắc dễ dẫn đến giãn tĩnh
mạch thừng tinh.[1][2]


6

- Thần kinh: gồm hai nhánh:
+ Một nhánh xuất phát từ các đám rối thận và động mạch chủ, đi cùng
với các mạch máu. Nhánh này thuộc hệ thận kinh tự chủ.
+ Một nhánh phụ khác xuất phát từ đám rối chậu đi kèm với ống dẫn
tinh. Nhánh này được ứng dụng để phong bế đám rối chậu nhằm giảm đau khi
đau tinh hoàn. Đặc điểm riêng của hệ thần kinh tại tinh hoàn là có một số sợi
thần kinh ly hoặc hướng tâm bắt chéo nhau, kết nối sang đám rối chậu bên đối
diện, vì vật bệnh lý một bên tinh hoàn có thể ảnh hưởng đến bên đối diện (như
ung thư tinh hoàn hoặc giãn mạch tinh). Nhánh chậu của thần kinh sinh dục
đùi cung cảm giác cho lá thành, lá tạng của tinh mạc và các lớp bìu, làm thành
nhiều nhánh tận.[1][2]
1.2. Cấu tạo ống sinh tinh
- Ống sinh tinh có hai đặc tính: hấp thu các chất dinh dưỡng và ngăn
cách lòng ống sinh tinh không được tiếp xúc với hệ miễn dịch của cơ thể, đây
chính là hàng rào máu - tinh hoàn.
- Dưới kính hiển vi quan sát từ thành ống sinh tinh đến lòng ống sẽ thấy
tinh nguyên bào A, tinh nguyên bào B nằm trên màng đáy. Các tinh bào sơ
cấp và các tinh bào đang ở giai đoạn phân chia khác nhau. Hàng rào máu tinh
ngăn cách tế bào dòng tinh với hệ miễn dịch của cơ thể do vậy tinh trùng có
thể được biệt hoá, di chuyển và trưởng thành mà không bị ức chế bởi các tế
bào miễn dịch. Hàng rào máu tinh được tạo bởi mao mạch, mô kẽ, vỏ xơ,
màng đáy, bào tương của các tế bào Sertoli nhô ra và liên kết với nhau.[8]
Ngoài ra, tế bào Sertoli cũng nằm trên màng đáy có chức năng tạo hàng rào
máu-tinh, tổng hợp và bài tiết ABP (Androgen Binding Protein) gắn kết và vận

chuyển testosteron qua hàng rào máu tinh tác động đến tế bào dòng tinh.


7

- Bài tiết Tranferrin có tác dụng vận chuyển sắt kích thích quá trình phát
triển của tế bào dòng tinh. Bài tiết inhibin có tác dụng ức chế tế bào hướng
sinh dục thùy trước tuyến yên bài tiết FSH. Bài tiết dịch lỏng làm cho tinh
trùng di chuyển dễ dàng từ lòng ống sinh tinh đến ống mào tinh, vận chuyển
và phóng thích các tế bào dòng tinh và thực bào các tế bào sinh tinh bị thoái
hoá, các tinh trùng không giải phóng và các mảnh vỡ tế bào.[5].
1.3. Mào tinh hoàn
Mào tinh hoàn nằm dọc theo bờ sau bên của tinh hoàn được tạo bởi các
ống mào tinh xoắn bện lại với nhau nằm bên trong một tổ chức liên kết lỏng
lẻo. Mào tinh gồm 3 phần: đầu mào tinh (caput), nằm cực trên của tinh hoàn,
thân mào tinh (body) nằm dọc theo bờ sau và đuôi mào tinh (tail) nằm cực
dưới của tinh hoàn.[9][5]
- Mỗi tế bào tinh gồm 3 hệ thống ống chính: ống ra nối các ống sinh tinh
từ tinh hoàn ra, tinh trùng sẽ đi ra khỏi tinh hoàn qua các ống này. Sau đó tập
trung lại thành một ống duy nhất là ống mào tinh.
- Ống ra: khoảng 12-20 ống, thành ống được cấu tạo bởi các tế bào dạng
cơ (myoid), co bóp tự nhiên để giúp tinh trùng di chuyển được trong ống mào
tinh. Lót mặt trong ống ra là các tế bào trụ có lông có tác dụng hấp thu nước
và protein.
- Ống mào tinh cũng được cấu tạo bởi các tế bào dạng cơ và tế bào cơ
trên lòng ống cũng được lót tế bào biểu mô trụ có chức năng bài tiết các chất
vào lòng ống sinh tinh.
- Tinh trùng di chuyển trong ống mào tinh mất khoảng 4-12 ngày [10]
[11]. Cá biệt có trường hợp tinh trùng di chuyển trong 1 ngày. Chính vì vậy
tuổi trưởng thành của tinh trùng ở đuôi mào tinh rất khác nhau [12]. Thời gian

di chuyển này rất quan trọng trong việc giúp tinh trùng trưởng thành để có
khả năng thụ tinh. Ống mào tinh xoắn cuộn thành ống dẫn tinh (vasdeferene).


8

Tinh trùng trong tinh hoàn chưa có khả năng di chuyển và mào tinh có chức
năng giúp cho tinh trùng trưởng thành. Tinh trùng trong mẫu xuất tinh một
nửa có nguồn gốc từ ống dẫn tinh và một nửa có nguồn gốc từ ống mào tinh.
Đuôi mào tinh là vị trí thấp nhất trong bìu và nhiệt độ nơi này cũng thấp nhất,
đây là vị trí thích hợp để dự trữ tinh trùng trước khi xuất tinh. Tại đây tinh
trùng sẽ tiêu thụ lượng oxy thấp nhất. Do vậy duy trì được khả năng sống và
di động lâu nhất.[3][5]
1.4. Ống dẫn tinh và ống phóng tinh
- Ống dẫn tinh bắt đầu từ đuôi mào tinh đến túi tinh dài khoảng 25 cm.
Ống này là ống thẳng dày và có lớp cơ bao bọc xung quanh ống chạy trong
thừng tinh gồm 3 đoạn nằm trong bìu nằm trong ống bẹn và nằm trong ổ bụng.
- Ống phóng tinh nằm trong tiền liệt tuyến. Chức năng ống phóng tinh và
ống dẫn tinh là dẫn tinh trùng và tinh dịch từ túi tinh đến niệu đạo tiền liệt tuyến.
1.5. Túi tinh (Seminal vesicle)
- Túi tinh nằm ngay phía trên tiền liệt tuyến, phía sau và dưới bàng
quang gần với trực tràng có cùng nguồn gốc bào thai với ống dẫn tinh.
- Túi tinh bài tiết phần lớn tinh dịch chiếm 60% khối lượng mỗi lần xuất
tinh chứa nhiều fructose và prostaglandin và một phần protein có tác dụng
làm đông vón tinh dịch.[13][14]
1.6. Tuyến tiền liệt
- Tuyến tiền liệt có hình nón lộn ngược nằm ở đáy bàng quang và bao
bọc xung quanh niệu đạo (còn gọi là niệu đạo tiền liệt tuyến) gồm 3 thùy
phải,trái và giữa. Người trưởng thành tiền liệt tuyến nặng 15-20 gram gồm tổ
chức tuyến và vỏ bao xơ với các cơ thắt có tác dụng co lại trong lúc phóng

tinh tránh hiện tượng phóng tinh ngược dòng. Tuyến tiền liệt gọi là tuyến
ngoại tiết, tiết xấp xỉ 1/3 lượng tinh dịch chứa nhiều kẽm, acid citric và
cholin.[14]


9

- Trong tinh dịch còn có dịch của một số tuyến phụ nằm ở hành niệu đạo,
bài tiết tinh dịch lệ thuộc vào nồng độ nội tiết tố nam, DHT, testosteron…[13]
1.7. Dương vật
Dương vật có cấu tạo chủ yếu là 3 thể hình trụ của mô cương và niệu
đạo, bên ngoài có da bao bọc (thể hang, thể xốp và niệu đạo nằm trong thể
xốp). Phía cuối của thể xốp phình to tạo nên quy đầu. Niệu đạo nằm giữa
dương vật chung cho cả nước tiểu và tinh dịch nhưng không bao giờ thoát ra
cùng lúc. Khi tinh dịch đang được phóng ra khỏi túi tinh thì cơ thắt cổ bàng
quang co chặt không cho nước tiểu từ bàng quang vào niệu đạo.[1][2]
II. Quá trình hình thành tinh trùng

Hình 2. Quá trình hình thành tinh trùng
Quá trình hình thành tinh trùng trải qua các giai đoạn từ tinh nguyên bào
phân chia và biệt hoá để trở thành tinh trùng.
- Vào tuần thứ 7 của thai kỳ, các tế bào mầm sinh dục của nguyên thủy ở
gò sinh dục bắt đầu tăng sinh và tăng nhanh đến tuần thứ 17 của tuổi thai
bằng cách giảm phân, sau đó đến tuần thứ 20 thì dừng lại.
- Khi trẻ ra đời, ống sinh tinh vẫn là một thể đặc, chưa có lòng ống,
phần trở thành lòng ống sau này chứa đầy các tế bào sinh dục nguyên thủy
thoái hoá.


10


- Lúc trẻ 6 tuổi các tế bào sinh dục nguyên thủy biệt hoá thành tinh
nguyên bào. Một số tinh nguyên bào liên tục giảm phân làm nguồn sinh sản
các tế bào dòng tinh trong suốt đời. Tất cả những biến đổi của tinh nguyên
bào chỉ liên quan đến giảm phân. Hiện tượng giảm phân chỉ xảy ra ở tuổi dậy
thì và bắt đầu từ tinh bào I.
- Tinh trùng là tế bào biệt hoá cuối cùng của các tế bào dòng tinh. Sau
khi được sinh ra tại ống sinh tinh, tinh trùng đi vào mào tinh để trải qua giai
đoạn trưởng thành và được dự trữ một phần nhỏ ở phần đuôi của mào tinh,
một phần lớn tinh trùng được dự trữ ở ống dẫn tinh. Tại nơi dự trữ chúng có
thể duy trì khả năng thụ tinh trong vòng một tháng. Hàng ngày, ở người
trưởng thành, mỗi tinh hoàn có thể tạo ra 94x10 6 tinh trùng. Nếu hiện tượng
xuất tinh lâu không xảy ra, tinh trùng sẽ thoái hoá, chết và bị hấp thu bởi biểu
mô mào tinh.
- Quá trình sinh tinh rất nhạy cảm với các nhân tố tác động từ môi trường
bên ngoài và bên trong cơ thể [3]. Quá trình sinh tinh từ các tế bào mầm ban
đầu phải trải qua rất nhiều giai đoạn trong quá trình biệt hoá để trở thành tinh
trùng. Gồm 3 giai đoạn:
+ Sinh tinh bào: là quá trình tinh nguyên bào phân chia, sản xuất liên
tiếp các thế hệ tế bào và đến cuối cùng tạo thành tinh bào.
+ Giảm phân : là quá trình tinh nguyên bào chia đôi qua hai lần liên
tục, quá trình này giảm đi một nửa nhiễm sắc thể và DNA trong mỗi tế bào và
cuối cùng và sản xuất ra tế bào tiền tinh trùng.
+ Tạo tinh trùng: Trong quá trình này có sự biệt hoá của tiền tinh trùng
thành tinh trùng.[2][3]
- Một tiền tinh bào sản sinh ra 16 tinh bào và sau phân chia giảm nhiễm,
mỗi tinh bào giảm nhiễm sản sinh 4 tiền tinh trùng và cuối cùng là 4 tinh
trùng. Như vậy mỗi tiền tinh bào sản sinh ra 64 tinh trùng qua 6 giai đoạn của
quá trình sinh tinh.



11

2.1. Tinh nguyên bào (Spermatogomina)
Tinh nguyên bào là tế bào đầu dòng của người trưởng thành, nằm ở
ngoại vi biểu mô tinh và sát màng đáy, có đường kính 9 – 15 micromet, trong
bào tương có chứa ít mitochondri và các mitochodri có hình que ngắn.
Tinh nguyên bào phân chia bằng cách giảm phân để tăng nhanh về số
lượng. Một số tinh nguyên bào biệt hoá thành tinh bào I. Tinh nguyên bào
được chia làm 3 loại dựa vào đặc điểm của nhân tế bào: loại A sẫm màu, loại
A nhạt màu và loại B.
- Loại A sẫm màu (Type A dark – Ad – tinh nguyên bào chủng): nhân tế
bào hình cầu hoặc hình trứng, nhiều hạt nhiễm sắc, phân bố đều nên thẫm
màu. Tinh nguyên bào chủng được cho là những tế bào mầm nằm trong ống
sinh tinh, chúng có khả năng gián phân thường xuyên. Gián phân của tinh
nguyên bào chủng sinh ra hai tế bào con: một trong số đó vẫn giữ nguyên
được đặc điểm cấu tạo và khả năng gián phân để làm nguồn dự trữ sinh sản
vô hạn của nam giới cho tới khi chết. Tế bào còn lại sẽ biệt hoá thành tinh
nguyên bào loại A nhạt màu.
- Loại A nhạt màu (Type A pale – Ap – tinh nguyên bào bụi): nhân tế bào
nói chung có hình trứng, các hạt nhiễm sắc nhỏ như hạt bụi. Khi phân chia,
cặp tế bào con loại này nối với nhau bằng cầu nối bào tương. Sau vài lần phân
chia, tinh nguyên bào bụi biệt hoá thành tinh nguyên bào B (tinh nguyên bào
vảy).
- Loại B (Tinh nguyên bào vảy): nhân hình cầu có những đám nhiễm sắc
lớn như những vảy nằm ở xung quanh hoặc sát với màng nhân. Loại B cũng
có gián phân để gia tăng số lượng tế bào, các cặp tế bào con sinh ra vẫn nối
nhau bằng cầu nối bào tương. Tinh nguyên bào vảy biệt hoá thành tinh bào 1
có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n=46. Số lần gián phân từ giai đoạn A đậm
đến tinh bào 1 thường cố định và nhiều ít tùy thuộc loài.



12

2.2. Giai đoạn tinh bào
- Tinh bào 1(Spermatocyte 1) tiến hành phân chia lần thứ nhất của quá
trình giảm phân (giảm nhiễm). Mỗi tinh bào 1 sinh ra hai tinh bào 2, mỗi tế
bào có số lượng nhiễm sắc thể đơn bội (n=23).
- Tinh bào 2 (Spermatocyte 2) có 2 loại mang nhiễm sắc thể giới tính
khác nhau, một loại mang nhiễm sắc thể X, loại kia mang nhiễm sắc thể Y.
Những tế bào này khi vừa sinh ra đã tiếp tục phân chia lần thứ 2 của quá trình
phân chia giảm nhiễm để sinh ra hai tiền tinh trùng. Mỗi tinh tử (tiền tinh
trùng) chứa 23 NST. Giảm phân 1 thường diễn ra trong khoảng 24 ngày, trong
khi đó giảm phân 2 chỉ xảy ra trong vài giờ, do vậy trên thiết đồ cắt ngang
tinh hoàn ít tìm thấy trên tinh bào 2.
2.3. Giai đoạn tinh tử (Tiền tinh trùng - Spermatid)
Tiền tinh trùng nằm gần lòng ống sinh tinh có hình dài, nhân sáng có một
hạt lớn, bào tương chứa những bào quan giống như tinh bào 1. Tiền tinh trùng
không có khả năng sinh sản mà chỉ biệt hoá thành tinh trùng gồm 4 hiện
tượng liên quan đến những biến đổi hình thái của tinh tử. Tinh tử có bộ NST
đơn bội n=23 và có 2 loại mang NST X và Y.
III. Các giai đoạn biệt hoá của tinh tử
Tiền tinh trùng : là kết quả của quá trình phân chia tinh bào 2, kích thước
nhỏ, một hạt nhân với vòng nhiễm sắc thể dày đặc và vị trí ở gần lòng ống
sinh tinh. Từ tiền tinh trùng trải qua quá trình biệt hoá cực đầu, tụ đặc và kéo
dài nhân, quá trình phát triển của dây trục và mất phần lớn lượng bào tương
và tạo tinh trùng được giải phóng vào lòng ống sinh tinh.
3.1. Pha Golgi
Các hạt xuất hiện trong phần túi của bộ máy Golgi, những túi này lập lại
với nhau thành một túi duy nhất gọi là không bào cực đầu, nằm sát với cực

trên của nhân. Màng định ranh giới túi cực đầu là một màng kép có hai lá
ngoài và trong.


13

3.2. Tạo ra mũ cực đầu (acrosomal cap)
Đặc trưng của giai đoạn này là nhân cô đặc, dẹt ra, túi cực đầu trải rộng ôm
lấy nửa cực trước của nhân tạo ra “mũ cực đầu”, màng nhân dày lên ở nơi tiếp giáp.
3.3. Tạo ra đoạn cổ và dây trục, hình thành đuôi tinh trùng
Nhờ những biến đổi của hai tiểu thể trung tâm gần và xa di chuyển về
phía cực của nhân đối lập với cực có túi cực đầu. Trong đó, tiểu thể trung tâm
xa có những biến đổi cấu tạo để bắt đầu hình thành sợi trục nằm trong đuôi
của tinh trùng sau này. Sự phân bố lại của ti thể xếp dọc theo sợi trục đóng vai
trò tạo năng lượng cho hoạt động của đuôi tinh trùng. Ở đoạn bào tương gần
nhân hơn, ti thể thưa thớt. Ở đoạn bào tương xa nhân hơn, ti thể tạo thành bao
ti thể. Bao ti thể được giới hạn bởi một vòng đặc, gọi là vòng Zensen, được
tạo ra do màng bào tương dày lên.
- Loại bỏ bào tương: bào tương lan dần về phía sau này sẽ là đuôi tinh
trùng, chỉ để lại một lớp mỏng xung quanh túi cực đầu, nhân và đoạn cổ tinh
trùng tương lai. Trong một thời gian, khối bào tương này tồn tại và hơi phình
lên, gọi là “giọt bào tương”.
3.4. Tinh tử trưởng thành (tinh trùng chưa trưởng thành)
Tinh tử trưởng thành không còn cầu nối vào nhau. Chúng tách ra và đi
vào lòng ống sinh tinh. Các thành phần không còn cần thiết sẽ bị loại bỏ trong
quá trình biệt hoá và được thực bào bởi các tế bào Setoli. Một dấu hiệu để
nhận biết tinh trùng chưa trưởng thành hoàn toàn chính là còn giọt bào tương
bám quanh cổ tinh trùng.[15]
IV. Vận chuyển, lưu trữ, biến đổi sinh hoá để tinh trùng trưởng thành
dần về chuyển động và khả năng sinh sản

4.1. Vận chuyển tinh trùng
Qua suốt mào tinh đến ống dẫn tinh mất khoảng 10-20 ngày và thời gian
này cũng phụ thuộc vào mức độ sản xuất tinh trùng. Tinh trùng được vận
chuyển là do sự co bóp tự động, nhịp nhàng của tế bào cơ co thắt quanh ống
mào tinh, cũng như hệ thần kinh tự động trong mào tinh.[16][17][18]


14

4.2. Lưu trữ tinh trùng
Thường lưu trữ ở đuôi mào tinh 155 – 209 triệu tinh trùng ở mỗi bên và
có chừng một nửa được lưu trữ tại đây. Số lượng tinh trùng lưu trữ dao động
tùy theo khả năng hoạt động tình dục của từng cá nhân[19].
Thời gian để hoàn tất một chu kỳ tạo tinh trùng xấp xỉ 64 ngày, tinh
trùng chưa trưởng thành không có khả năng thụ tinh. Tinh trùng lấy ra từ ống
sinh tinh và phần đầu mào tinh không có khả năng di động.
4.3. Khả năng di động của tinh trùng
Khả năng di động của tinh trùng được hoạt hoá khi có xuất tinh. Trong tự
nhiên, khi di chuyển trong đường sinh dục nữ chức năng của tinh trùng mới
được hoạt hoá. Trong thụ tinh trong ống nghiệm hiện tượng hoạt hoá này xảy
ra khi tinh trùng gặp môi trường nuôi cấy thuận lợi và được tách bỏ khỏi bào
tương những yếu tố ức chế hoạt hoá tinh trùng. Phản ứng cực đầu chỉ xảy ra
khi tinh trùng đến gần trứng[20]. Ngoài ra, trong hình thức sinh sản bằng
phương pháp chọc hút tinh hoàn, mào tinh (PESA, TESA)… để lấy tinh trùng
thì sau lọc rửa tinh trùng khả năng thụ tinh bằng IVF thường quy rất kém. Do
vậy, thường cần đến sự hỗ trợ của kỹ thuật ICSI. [21]
4.4. Sự trưởng thành của tinh trùng
Khả năng chuyển động của tinh trùng xuất hiện và tăng dần lên khi di trú
qua suốt mào tinh.
4.5. Trưởng thành về sinh sản

Nhiều bằng chứng thực nghiệm cho rằng tinh trùng lấy từ trong tinh
hoàn không có khả năng thụ thai với trứng, khả năng thụ thai với trứng chỉ
đảm bảo khi mà tinh trùng di trú ở phần xa của mào tinh.
Một số thực nghiệm chỉ ra rằng, thụ thai mà sử dụng tinh trùng chưa
trưởng thành hoặc tinh trùng non từ những ống mào tinh gần tinh hoàn thì tỉ lệ
chết phôi cao hơn so với tinh trùng lấy từ dịch xuất tinh hoặc tinh trùng đã
trưởng thành từ ống mào tinh xa tinh hoàn.


15

Những biến đổi sinh hoá của tinh trùng: tinh trùng đã có nhiều biến đổi
về sinh hoá và phân tử khi di chuyển qua chiều dài mào tinh, tăng tính điện
âm của bề mặt màng tinh trùng. Ngoài ra nhóm Sulfhdryl ở màng tinh trùng
bị oxy hoá gắn disulfid làm cho đầu và đuôi tinh trùng cứng hơn, thuận lợi
cho việc vận chuyển về trước và thành công cao hơn khi xâm nhập vào trứng.
V. Điều hòa quá trình sinh tinh trùng
5.1. Hormon điều hòa quá trình sinh tinh trùng
Vùng dưới đồi bài tiết hormon giải phóng GnRH, hormon này kích thích
tuyến yên bài tiết FSH, LH, chúng có vai trò quan trọng điều hòa sản sinh tinh
trùng. FSH tác động trực tiếp lên biểu mô của ống sinh tinh, LH tác động lên
quá trình sinh tinh bằng cách kích thích tế bào leydig bài tiết testosteron.
Testosteron không tác động trực tiếp lên tế bào mầm mà tác động gián tiếp lên
Receptor tại Sertoli và các tế bào nằm quanh ống sinh tinh. Quá trình sinh tinh
muốn diễn ra bình thường thì testosteron trong tinh hoàn phải cao hơn trong
huyết tương 5 – 10 lần. Mặt khác, FSH cũng kích thích tế bào Sertoli sản
xuất ra protein mang testosteron là ABP (Androgen Binding Protein), có ái lực
cao với Testosteron mang Testosteron đi từ khoảng kẽ qua màng đáy của ống
sinh tinh để đi vào trong tế bào Sertoli, đây chính là lượng Testoteron cần
thiết để kích thích sinh tinh trùng. Sau đó Testosteron đi qua màng tế bào để

vào trong lòng ống sinh tinh. Ngoài ra, Testosteron cũng đi vào máu ngoại vi
để ức chế tuyến yên bài tiết LH (cơ chế điều hòa ngược). FSH còn kích thích
tế bào Sertoli sản xuất ra hormon inhibin. Có 2 loại là chuỗi α và chuỗi β
(gồm chuỗi β – A và β – B) có tác dụng ức chế tuyến yên bài tiết FSH. Khi
tổn thương tế bào Sertoli sẽ không sản xuất được Inhibin B không ức chế sản
xuất FSH dẫn đến [FSH] tăng cao.[5][3]


16

5.2. Ngoài cơ chế hormon, còn có nhiều yếu tố tham gia vào quá trình
điều hòa
Yếu tố phát triển, cytokin … Một số gen, phân tử được mã hoá trong quá
trình sản xuất tinh trùng: chaperon ngăn chặn quá trình phân bào giảm nhiễm.
[5][3]
VI. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành tinh trùng
- Chế độ dinh dưỡng: Quá trình hình thành tinh trùng đòi hỏi cung cấp
đầy đủ các chất dinh dưỡng, protein và một số axit amin cần thiết như arginin.
Người ta thấy nếu thiếu một số vitamin có thể ảnh hưởng tới quá trình biệt
hoá của các tế bào dòng tinh: thiếu vitamin A gây thoái hoá tinh trùng, thiếu
vitamin B gây ảnh hưởng trực tiếp lên tuyến yên và gián tiếp lên tinh hoàn,
thiếu vitamin E gây tổn thương tinh trùng, thiếu vitamin C, kẽm, fructose làm
giảm số lượng và chất lượng tinh trùng.
+ Sữa đậu nành làm giảm chất lượng tinh trùng vì có chứa isoflavones
là một loại phytoestrogen. Giả thuyết cho rằng, nồng độ phytoestrogen cao
gây ảnh hưởng lên trục dưới đồi – tuyến yên. Một số nghiên cứu cũng chứng
minh hormon này có thể làm giảm khả năng có con. Tuy nhiên, một số nghiên
cứu khác lại cho rằng isoflavones có ảnh hưởng rất ít hoặc không ảnh hưởng
đến mật độ, tỉ lệ tinh trùng di động cũng như không làm thay đổi thể tích tinh
hoàn và thể tích tinh dịch.

+ Uống rượu với lượng nhỏ không ảnh hưởng đến các chỉ số trong tinh
dịch đồ, tuy nhiên nếu uống liên tục trong thời gian dài thì có ảnh hưởng đến
các chỉ số trong tinh dịch đồ. Cũng tương tự như thuốc lá, nếu ngừng sử dụng
trong một thời gian sẽ cải thiện đáng kể các chỉ số trong tinh dịch đồ.
+ Chế độ ăn giàu các chất chống oxy hoá như vitamin A, E, C và
selenium giúp chống lại sự hình thành các gốc tự do, do đó có tác dụng làm
tăng khả năng bảo vệ của cơ thể.


17

+ Hút thuốc ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tinh trùng vì trong thuốc
lá có nhiều chất gây đột biến và gây ung thư như các chất có nguồn gốc từ
nitrosamin. Các chất này có tác dụng tương tự như các gốc tự do làm tổn
thương DNA của tinh trùng, làm giảm mật độ tinh trùng. Biểu hiện của thuốc
làm ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng, làm giảm mật độ tinh trùng, giảm tỉ
lệ tinh trùng bình thường, tăng số lượng bạch cầu trong tinh dịch.
+ Các chất oxy hoá được sinh ra trong các phản ứng oxy hoá mà hai chất
thường được đề cập đến là các gốc tự do hydroxyid (OH –) và superoxid (O2–).
Các gốc tự do ảnh hưởng tới chức năng tinh trùng do làm tổn thương lipid
màng tế bào, DNA và protein của tinh trùng, kết quả làm giảm khả năng thụ
tinh, hoặc có thể gây bất thường di truyền cho bào thai.
- Môi trường sống và làm việc
Môi trường sống và làm việc có ảnh hưởng đến sự sinh sản tinh trùng.
Rất nhiều nghề nghiệp đòi hỏi làm việc trong điều kiện nhiệt độ cao sẽ ảnh
hưởng đến mật độ tinh trùng và tỉ lệ di động như các lái xe, công nhân làm
trong hầm mỏ. Môi trường sống và làm việc có nhiều tia xạ cũng làm giảm
quá trình sinh sản của tinh trùng.
- Hoá chất và dược chất
+ Các thuốc nội tiết như corticoid hoặc androgen nếu điều trị với liều

cao và thời gian kéo dài có thể ức chế tuyến yên dẫn tới ức chế quá trình sinh
tinh và gây teo tinh hoàn.
+ Các thuốc điều trị ung thư thường ức chế mạnh quá trình sinh tinh.
Khả năng phục hồi sau khi dùng thuốc khoảng 80% và mất đi sau khoảng 5
năm. Hơn nữa, các thuốc này còn làm biến đổi cấu trúc nhiễm sắc thể tinh
trùng và có thể di truyền cho thế hệ sau.
+ Một số loại thuốc kháng sinh, thuốc đau dạ dày, thuốc hạ huyết áp …
như cimetidine, spironolactone, nitrofuratoin, sulfasalazin, erythromycin,
tetracylin, gentamycin, chlotetracylin, co-trimixazol, steroid đồng hoá và các
chất điều trị bệnh phổi có tác dụng phụ làm giảm chất lượng tinh trùng. Các


18

kháng sinh khác như spiramycin, kháng sinh nhóm quinolon có thể làm ngừng
quá trình sinh tinh. Các thuốc chẹn α giao cảm, phetolamin,α-methyldopa,
guanethidine, reserpine có thể làm mất khả năng xuất tinh.
- Các bệnh lý cấp và mãn tính
Các bệnh lý toàn thân ít nhiều đều có ảnh hưởng đến hoạt động của tinh
hoàn. Các bệnh lý cấp tính nặng như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, cơn cao huyết
áp, dị ứng … đều ức chế quá trình sinh tinh. Một số bệnh mãn tính như suy
thận mãn dẫn đến rối loạn trục dưới đồi – tuyến yên và gián tiếp ức chế chức
năng tinh hoàn. Suy gan mãn tính gây rối loạn nội tiết, làm giảm sinh tinh, teo
tinh hoàn, nữ hoá, suy giảm chức năng tình dục. Các bệnh lý đường tiêu hoá,
huyết học, nội tiết đều có tác động xấu đến chất lượng tinh trùng. Các bệnh ác
tính phải điều trị bằng tia xạ và hoá chất nên quá trình sinh sản cũng bị ảnh
hưởng nặng nề.
- Tuổi nam giới
Không có nhiều nghiên cứu về tuổi của nam giới ảnh hưởng đến quá
trình sinh tinh. Khác với ở nữ giới, buồng trứng hoạt động theo chu kỳ và có

thời gian nhất định, còn nam giới tinh hoàn vẫn hoạt động liên tục, không có
chu kỳ và gần như không có điểm dừng. Mặc dù vậy, tuổi của người nam giới
cũng ít nhiều ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh, được thể hiện qua các chỉ số
tinh dịch đồ.
+ Thể tích tinh dịch là yếu tố ảnh hưởng rõ rệt liên quan đến tuổi của
nam giới. Một nghiên cứu năm 2000 cho thấy thể tích tinh dịch giảm 1% ở độ
tuổi 30 và giảm tới 40% ở tuổi 50. Nguyên nhân của việc giảm thể tích tinh
dịch là do cùng với độ tuổi tăng thì lượng testosteron cũng giảm xuống và ảnh
hưởng đến chế tiết của các tuyến sinh dục phụ như túi tinh và tuyến tiền liệt,
giảm sản xuất tinh trùng tới 30% ở nam giới độ tuổi 50-80 so với nam giới độ
tuổi 20-50.


19

+ Mật độ tinh trùng: gần như không thay đổi nhiều theo tuổi, một vài
nghiên cứu cho thấy kết quả trái ngược nhau, do vậy không đủ cơ sở để kết
luận tuổi có ảnh hương đến sự sinh sản tinh trùng hay không.
+ Độ di động của tinh trùng thay đổi nhiều theo tuổi của nam giới dựa
vào tiêu chuẩn của WHO, và theo một vài nghiên cứu cho thấy sự thay đổi
này từ 2 đến 37% tuỳ theo nghiên cứu.
+ Hình thái tinh trùng cũng liên quan đến tuổi. Tuy nhiên, không có
nhiều nghiên cứu về mối liên quan này. Bất thường tinh trùng thường gặp ở
những nam giới lớn tuổi là biến dạng đuôi tinh trùng biểu hiện bằng đuôi bị
cuộn lại hoặc cong.
+ Khả năng sinh sản cũng liên quan đến tuổi của nam giới, tuy nhiên yêu
tố này không tác động trực tiếp đến tinh trùng cũng như không phản ánh quá
trình sinh tinh. Có nhiều nghiên cứu về mối liên quan, tuy nhiên các nghiên
cứu đó cũng gặp phải nhiều sai số như các cặp vợ chồng trong nghiên cứu là
những cặp vợ chồng hiếm muộn hoặc cũng có khả năng liên quan đến nhiều

yếu tố khác như tuổi của người vợ hoặc các nguyên nhân vô sinh khác. [3][5]
VII. Cấu tạo tinh trùng
Tinh trùng là một tế bào biệt hoá cao có khả năng di chuyển, nhưng
không phát triển cũng như không có khả năng phân chia tiếp. Để có khả năng
thụ tinh với noãn tinh trùng phải trải qua một loạt các biến đổi về cấu trúc và
chức năng.
Mỗi tinh trùng có cấu tạo rất phức tạp và có thể chia làm 4 phần là đầu
(head), cổ (neck piece), đoạn trung gian (midpiece) và đuôi (tail). Đầu tinh
trùng là nơi mang vật liệu di truyền từ người bố, còn đuôi có nhiệm vụ giúp
cho tinh trùng di chuyển được. Tinh trùng là một tế bào khá đặc biệt và khác
với các tế bào khác trong cơ thể là nhân to, bào tương rất nhỏ và ít có khả
năng di chuyển được.


20

Hình 3. Cấu tạo tinh trùng
7.1. Đầu tinh trùng
Đầu tinh trùng có kích thước dài khoảng 3-5µm, rộng 2-3µm và dày chỉ
khoảng 1.5µm. Như vậy, đầu tinh trùng chỉ lớn vào khoảng một nửa kích
thước hồng cầu với hai phân chính là nhân và cực đầu (acrosome). Trên tiêu
bản nhuộm thì đầu tinh trùng có kích thước hơi nhỏ hơn tinh trùng sống trong
mẫu tinh dịch do ít bị mất nước [22] phần nhân sẽ bắt màu đen chứa chất liệu
di truyền là DNA của tinh trùng, mang NST 23n. Về mặt hình thái đầu tinh
trùng có rất nhiều hình dạng khác nhau song có hai dạng chính, một là hình
bầu dục với bề mặt trơn tru và hai là cũng có hình bầu dục trơn tru nhưng hơi
thon ở phía sau cực đầu. [23]
Chiếm 2/3 trước đầu tinh trùng là một cấu trúc có hình túi bao bọc phần
đầu gọi là túi cực đầu (acrosome), có nguồn gốc từ bộ golgi của tinh tử.
Acrosome kéo dài từ đầu đến tận giữa đầu, như vậy cực đầu chiếm khoảng

40-70% thể tích cực đầu, cực đầu là phần đặc biệt giúp tinh trùng có thể xâm
nhập vào noãn. Acrosome được cấu tạo gồm hai lớp màng ngoài và màng
trong tạo thành có chứa men thuỷ ngân giúp cho tinh trùng có thể xâm nhập
qua màng trong suốt. Các men này gồm hyaluronidase và một số men tiêu
protein khác. Phía cuối của acrosome có một gờ nhô ra gọi là vùng xích đạo.
Phía sau vùng xích đạo, nhân và màng bào tương hoà lẫn vào nhau tạo thành
một lá đặc sau acrosome. Acrosome gắn vào nhân bằng lớp vỏ quanh nhân.
Lớp vỏ này được cho là có vai trò chính trong việc hoạt hoá noãn thụ tinh.


×