Tải bản đầy đủ (.pdf) (149 trang)

TÍNH ĐỐI XỨNG VÀ BẤT ĐỐI XỨNG CỦAQUAN HỆ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 149 trang )

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC BẢNG

3

DANH MỤC CÁC HÌNH, HỘP

4

MỞ ĐẦU

5

1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu

5

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

6

3. Đối tượng, khách thể, phạm vi và phương pháp nghiên cứu

7

3.1. Đối tượng nghiên cứu

7



3.2. Khách thể nghiên cứu

7

3.3. Phạm vi nghiên cứu

7

3.4. Phương pháp nghiên cứu

8

4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

9

5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

9

5.1. Câu hỏi nghiên cứu

9

5.2. Giả thuyết nghiên cứu

10

6. Cấu trúc luận án


10

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

11

1.1. Các nghiên cứu về mạng lưới quan hệ xã hội

11

1.1.1. Khái niệm mạng lưới quan hệ xã hội

11

1.1.2. Các đặc tính của mạng lưới quan hệ xã hội

13

1.1.3. Đặc trưng quan hệ giúp đỡ trong mạng lưới quan hệ xã hội

16

1.1.3.1. Quan hệ giúp đỡ về kinh tế

16

1.1.3.2. Giúp đỡ về tinh thần

18


1.1.3.3. Giúp đỡ về sức lao động

19

1.1.3.4. Giúp đỡ về thông tin, tri thức

20

1.2. Các nghiên cứu về tính chất có đi có lại như một thành tố của vốn xã hội

22

1.2.1. Tính chất có đi có lại trong khái niệm vốn xã hội

22

1.2.2. Tính chất có đi có lại như một chỉ báo đo lường vốn xã hội

23

1.2.3. Tính chất có đi có lại của quan hệ giúp đỡ trong vốn xã hội

24

1.3. Các nghiên cứu về cách đo tính đối xứng và bất đối xứng của quan hệ giúp đỡ

26

1



trong vốn xã hội
1.4. Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu

31

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

33

2.1. Cơ sở lý luận

33

2.1.1. Nhóm lý thuyết trò chơi

34

2.1.2. Nhóm lý thuyết xã hội học tiếp cận theo quan điểm kinh tế học hành vi

35

2.1.3. Nhóm lý thuyết về vốn xã hội

37

2.1.4. Khung lý thuyết của luận án

39


2.2. Thiết kế nghiên cứu

40

2.3. Phương pháp nghiên cứu

42

2.3.1. Thao tác hóa khái niệm và công cụ đo

42

2.3.2. Cơ sở dữ liệu

49

2.3.3. Các chiến lược và mô hình phân tích

53

CHƯƠNG 3: MỨC ĐỘ ĐỐI XỨNG VÀ BẤT ĐỐI XỨNG CỦA QUAN HỆ
GIÚP ĐỠ TRONG VỐN XÃ HỘI CỦA NGƯỜI VIỆT NAM

57

3.1. Mức độ đối xứng và bất đối xứng về số lượng loại hình giúp đỡ

57


3.2. Mức độ đối xứng và bất đối xứng về tính chất loại hình giúp đỡ

75

3.3. Mức độ đối xứng và bất đối xứng về hoàn cảnh giúp đỡ

81

3.4. Thảo luận về mức độ đối xứng và bất đối xứng của quan hệ giúp đỡ trong vốn
xã hội của người Việt Nam

90

CHƯƠNG 4: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH ĐỐI XỨNG VÀ BẤT
ĐỐI XỨNG CỦA QUAN HỆ GIÚP ĐỠ TRONG VỐN XÃ HỘI CỦA NGƯỜI

99

VIỆT NAM
4.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến tính đối xứng và bất đối xứng về số lượng loại hình
giúp đỡ
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tính đối xứng và bất đối xứng về tính chất loại hình
giúp đỡ
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tính đối xứng và bất đối xứng về hoàn cảnh giúp đỡ
4.4. Thảo luận về các yếu tố ảnh hưởng đến tính đối xứng và bất đối xứng của quan
hệ giúp đỡ trong vốn xã hội của người Việt Nam

99
102
112

131
136

KẾT LUẬN
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN

141
142

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
2


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Số lượng phỏng vấn sâu và nghiên cứu trường hợp
Bảng 3.1: So sánh mức độ đối xứng và bất đối xứng của quan hệ giúp đỡ với
người bạn thân thứ nhất theo một số tiêu chí
Bảng 3.2: So sánh mức độ đối xứng và bất đối xứng của quan hệ giúp đỡ với
người bạn thân thứ hai theo một số tiêu chí
Bảng 3.3: So sánh mức độ đối xứng và bất đối xứng của quan hệ giúp đỡ với
người bạn thân thứ ba theo một số tiêu chí
Bảng 3.4: Kiểm định McNemar về tính đối xứng và bất đối xứng trong tính chất
các loại giúp đỡ chính
Bảng 3.5: Kiểm định McNemar về tính đối xứng và bất đối xứng trong một số
hoàn cảnh trợ giúp chính
Bảng 4.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ đối xứng và bất đối xứng về số
lượng loại hình giúp đỡ giữa người trả lời và ba người bạn thân
Bảng 4.2: Các yếu tố ảnh hưởng đến mng độác yếu tố ảnh́ t đối xứng vố ảnh

hưởng đến mng trong tính chất các loại hình giúp
Bảng 4.3: Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ đối xứng và bất đối xứng về tiền
bạc giữa người trả lời và bạn thân thứ nhất
Bảng 4.4: Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ đối xứng và bất đối xứng về sức
lao động giữa người trả lời và bạn thân thứ nhất
Bảng 4.5: Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ đối xứng và bất đối xứng về sức
lao động giữa người trả lời và bạn thân thứ nhất
Bảng 4.6: Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ đối xứng và bất đối xứng trong
hoàn cảnh cưới hỏi giữa người trả lời và bạn thân thứ nhất
Bảng 4.7: Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ đối xứng và bất đối xứng trong
hoàn cảnh tang ma giữa người trả lời và bạn thân thứ nhất
Bảng 4.8: Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ đối xứng và bất đối xứng trong
hoàn cảnh xây/mua nhà giữa người trả lời và bạn thân thứ nhất
Bảng 4.9: Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ đối xứng và bất đối xứng trong
hoàn cảnh tìm việc giữa người trả lời và bạn thân thứ nhất
Bảng 4.10: Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ đối xứng và bất đối xứng trong
hoàn cảnh đầu tư làm ăn giữa người trả lời và bạn thân thứ nhất
Bảng 4.11: Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ đối xứng và bất đối xứng trong
hoàn cảnh mua sắm vật dụng đắt tiền giữa người trả lời và bạn thân thứ nhất
Bảng 4.12: Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ đối xứng và bất đối xứng giữa "bố
mẹ đẻ giúp" và "nhận giúp đỡ từ con cái" trong hoàn cảnh đầu tư làm ăn
Bảng 4.13: Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ đối xứng và bất đối xứng giữa "bố
mẹ đẻ giúp" và "nhận giúp đỡ từ con cái" trong hoàn cảnh ốm đau

3

52
58
59
60

76
82
100
103
106
108
110
112
114
116
118
120
121
124
126


DANH MỤC CÁC HÌNH, HỘP
Hình 2.1: Khung lý thuyết của luận án

39

Hình 2.2: Thiết kế nghiên cứu Có đi có lại gián tiếp giữa ba chủ thể

40

Hình 2.3: Có đi có lại trực tiếp giữa hai chủ thể

43


Hình 2.4: Có đi có lại gián tiếp giữa ba chủ thể

43

Hình 2.5: Có đi có lại gián tiếp giữa nhiều chủ thể

43

Hình 2.6: Đối xứng trong quan hệ cho – nhận giúp đỡ

44

Hình 2.7: Bất đối xứng trong quan hệ cho – nhận giúp đỡ

44

Hình 2.8: Quan hệ giúp đỡ giữa hai người bạn

46

Hình 2.9: Quan hệ giúp đỡ giữa các thế hệ trong gia đình

47

Hình 3.1: Giúp đỡ đối xứng và bất đối xứng giữa bạn bè thân và ít thân

62

Hình 3.2: Bất đối xứng liên thế hệ về số lượng loại hình giúp đỡ


67

Hình 3.3: Giúp đỡ đối xứng và bất đối xứng giữa bố mẹ và con cái

71

Hình 3.4: Tính bất đối xứng trong quan hệ giúp đỡ với con trai/ con gái; con trưởng/ 73
con thứ
Hình 3.5a: Bất đối xứng về chia sẻ tâm sự giữa hai người bạn
77
Hình 3.5b: Đối xứng về chia sẻ tâm sự giữa hai người bạn

77

Hình 3.6: Tính đối xứng trong giúp đỡ về tiền bạc và sức lao động giữa bạn bè

78

Hình 3.7a: Bất đối xứng về cung cấp thông tin quan trọng giữa hai người bạn

79

Hình 3.7b: Đối xứng về cung cấp thông tin quan trọng giữa hai người bạn

79

Hộp 3.1: Tính bất đối xứng của quan hệ giúp đỡ trong gia đình đô thị

70


Hộp 3.2: Tính bất đối xứng của quan hệ giúp đỡ trong gia đình nông thôn

70

Hộp 3.3: Tính đối xứng và bất đối xứng về số lượng loại hình giúp đỡ giữa bố mẹ và
con cái ở gia đình nông thôn
Hộp 3.4: Tính đối xứng và bất đối xứng về số lượng loại hình giúp đỡ giữa bố mẹ và
con cái ở gia đình đô thị
Hộp 3.5: Tính bất đối xứng trong quan hệ giúp đỡ với con trai/ con gái; con trưởng/
con thứ
Hộp 3.6: Mức độ đối xứng và bất đối xứng trong giúp đỡ về chia sẻ tâm sự giữa hai
người bạn
Hộp 3.7: Tính bất đối xứng của quan hệ giúp đỡ về tiền bạc trong gia đình

73

Hộp 3.8: Tính đối xứng trong nhận giúp đỡ về chia sẻ tâm sự từ bố mẹ và con cái

88

4

74
75
79
87


MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài
Xã hội Việt Nam trong 28 năm đổi mới đã và đang có những bước chuyển mình
liên tục và mạnh mẽ kéo theo nhiều biến đổi trong các quan hệ xã hội, nơi sản sinh ra
vốn xã hội. Do vậy, muốn nâng cao chất lượng vốn xã hội thì việc nghiên cứu làm rõ
các đặc tính của các quan hệ xã hội là rất cần thiết. Vốn xã hội là một phạm trù rộng
lớn và phức tạp, được tạo nên bởi bốn thành tố: quan hệ xã hội (mạng lưới xã hội),
lòng tin xã hội, chuẩn mực có đi có lại và sự tham gia xã hội. Chuẩn mực có đi có lại
chính là tính chất cơ bản của quan hệ giúp đỡ trong vốn xã hội. Khi nói đến tính chất
có đi có lại, phần lớn mọi người đều nghĩ đến những trao đổi, giúp đỡ trong kinh tế
theo kiểu A giúp B bao nhiêu thì B cũng giúp A bấy nhiêu một cách sòng phẳng.
Nhưng trên thực tế, tính chất có đi có lại trong quan hệ giúp đỡ còn chứa đựng những
đặc tính riêng, trong đó có tính đối xứng/bất đối xứng. Ví dụ, những loại hình giúp đỡ
như tình cảm, cung cấp thông tin v.v... không phải lúc nào cũng dễ dàng giúp đỡ lẫn
nhau một cách sòng phẳng, tức là đối xứng. Vậy làm thế nào để đo được tính đối
xứng/bất đối xứng này vẫn đang là vấn đề bị bỏ ngỏ trong các nghiên cứu ở Việt Nam.
Tính đối xứng và bất đối xứng có thể nhìn ở ba chiều cạnh: số lượng loại hình
giúp đỡ, tính chất các giúp đỡ và hoàn cảnh giúp đỡ. Xét chiều cạnh thứ nhất, A giúp
B ba loại hình gồm tiền bạc, tình cảm, sức lao động nhưng B chỉ có thể giúp lại A một
hoặc hai trong số ba loại hình trên hoặc có thể giúp A thêm các loại hình khác thì quan
hệ giúp đỡ cho - nhận giữa A và B là bất đối xứng. Ngược lại, nếu B cũng có thể giúp
lại A đúng bằng số lượng loại hình giúp đỡ mà A đã giúp B thì quan hệ giúp đỡ giữa A
và B là đối xứng. Xét chiều cạnh thứ hai, A giúp B về tiền bạc nhưng B chỉ có thể giúp
lại A về tình cảm. Khi đó, quan hệ giúp đỡ giữa A và B là bất đối xứng. Ngược lại, B
cũng giúp lại A về tiền bạc thì quan hệ giúp đỡ này mang tính đối xứng. Xét chiều
cạnh thứ ba, A giúp B trong hoàn cảnh cưới hỏi và B cũng giúp lại A khi cưới hỏi thì
quan hệ giúp đỡ giữa A và B là đối xứng. Ngược lại, nếu B không giúp đỡ được gì cho
A trong hoàn cảnh cưới hỏi nhưng có giúp A trong các hoàn cảnh khác như tang ma,
xây mua nhà v.v... thì quan hệ giúp đỡ giữa A và B mang tính bất đối xứng. Hiện nay,
ở Việt Nam, chưa có nghiên cứu nào đo lường được tính đối xứng/bất đối xứng của
quan hệ giúp đỡ hai chiều ở ba chiều cạnh này.

5


Vấn đề “tính đối xứng/ bất đối xứng” trong vốn xã hội chủ yếu được bàn luận
một cách không trực tiếp trong một số nghiên cứu ở Việt Nam như Đặng Nguyên Anh
(1998), Lê Ngọc Hùng (2003, 2008), Nguyễn Quý Thanh (2005, 2012, 2013),
Thomése. F và Nguyễn Tuấn Anh (2007, 2011, 2012), Nguyễn Duy Thắng (2007), Lê
Minh Tiến(2007), Trần Hữu Dụng (2006) v.v… Phần lớn các nghiên cứu này quan
tâm xem cá nhân nhận được những sự giúp đỡ nào về kinh tế, tình cảm hay loại hình
khác khi họ rơi vào những hoàn cảnh cần đến chúng. Mặt “giúp đỡ” của quan hệ xã
hội được đề cập còn khá mờ nhạt, hoặc nếu có, lại không đặt trong những cặp chủ thể
nhất định, và trên nền tảng của quan hệ “cho - nhận giúp đỡ” qua lại.
Xuất phát từ thực tiễn biến đổi xã hội và tình hình nghiên cứu mạng lưới quan
hệ xã hội và vốn xã hội còn giải quyết chưa đầy đủ và triệt để về vấn đề tính đối xứng
và bất đối xứng trong quan hệ giúp đỡ của người Việt Nam, luận án này mong muốn
tìm hiểu xem mức độ đối xứng và bất đối xứng của quan hệ giúp đỡ trong vốn xã hội
của người Việt Nam hiện nay như thế nào? Yếu tố nào ảnh hưởng hơn cả đến mức độ
đối xứng và bất đối xứng của quan hệ giúp đỡ?1 Như vậy, luận án sẽ đo lường mức độ
đối xứng và bất đối xứng của quan hệ giúp đỡ ở ba chiều cạnh: số lượng loại hình giúp
đỡ, tính chất các giúp đỡ và hoàn cảnh giúp đỡ. Cuối cùng, luận án sẽ tìm hiểu xem
các yếu tố nào có ảnh hưởng nhiều hơn cả đến mức độ đối xứng và bất đối xứng này.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án này đặt mục đích đầu tiên vào việc tìm ra một số logic xã hội của quan
hệ giúp đỡ trong vốn xã hội của người Việt Nam. Thứ hai, luận án này nhằm bổ sung
một khung phân tích mới về mạng lưới quan hệ xã hội thông qua việc đo lường định
lượng và kiểm chéo thông tin bằng phương pháp định tính về tính đối xứng và bất đối
xứng của quan hệ giúp đỡ trong vốn xã hội. Thứ ba, nghiên cứu này hy vọng sẽ cung
cấp tài liệu cơ sở cho các nhà làm công tác xã hội và chính sách xã hội.
Để đạt được các mục đích nghiên cứu trên, luận án xác định hai nhiệm vụ cần
thực hiện như sau. Thứ nhất là đo lường mức độ đối xứng và bất đối xứng của quan hệ

giúp đỡ giữa những bạn bè thân thông qua ba chiều cạnh nêu trên. Đồng thời, luận án
cũng sẽ đo lường mức độ đối xứng và bất đối xứng của quan hệ giúp đỡ giữa người
1

Để thực hiện nghiên cứu này, luận án này đã tiếp cận và sử dụng một phần dữ liệu trong bộ dữ liệu của đề tài
"Sự hình thành và phát triển vốn xã hội ở Việt Nam" do Quỹ Nafosted tài trợ. Từ các dữ liệu sẵn có, luận án đã
khai thác, chọn lọc để xây dựng các ý tưởng và phương pháp nghiên cứu cụ thể và phù hợp.

6


được hỏi với bố mẹ và con họ. Các kết quả định lượng sẽ được kiểm định chéo bằng
các phỏng vấn sâu và nghiên cứu trường hợp. Thứ hai, luận án sẽ phân tích các yếu tố
ảnh hưởng hơn cả đến mức độ đối xứng và bất đối xứng của các quan hệ giúp đỡ này.
3. Đối tượng, khách thể, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án này là tính đối xứng và bất đối xứng của
quan hệ giúp đỡ trong vốn xã hội của người Việt Nam. Cụ thể, đó là tính đối xứng và
bất đối xứng của quan hệ giúp đỡ giữa những bạn bè thân và trong đó, quan hệ giúp đỡ
giữa người được hỏi với bố mẹ và con họ sẽ là trường hợp đặc thù để làm rõ thêm cho
quan hệ giúp đỡ trong xã hội2. Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ tìm hiểu các yếu tố ảnh
hưởng hơn cả đến mức độ đối xứng và bất đối xứng của các quan hệ giúp đỡ này.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu của luận án này là cá nhân, đại diện cho các hộ gia đình
từ 20 tuổi trở lên và cộng đồng nơi cá nhân sống. Các cá nhân tham gia khảo sát thuộc
các ngành nghề khác nhau và mức thu nhập trung bình tháng của hộ gia đình không
giống nhau. Cộng đồng nơi cá nhân sống bao gồm cả khu vực nông thôn và đô thị3.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian nghiên cứu, luận án này sử dụng một phần dữ liệu định lượng và
định tính từ bộ dữ liệu của đề tài "Sự hình thành và phát triển vốn xã hội tại Việt Nam"

được thực hiện từ năm 2011 đến năm 2013. Bên cạnh đó, tác giả đã trực tiếp thực hiện
thêm 25 phỏng vấn sâu và nghiên cứu trường nhằm phục vụ riêng cho mục đích
nghiên cứu của luận án này trong khoảng thời gian từ năm 2013 đến năm 2015.
Về địa bàn nghiên cứu, điều tra bảng hỏi của đề tài "Sự hình thành và phát triển
vốn xã hội tại Việt Nam" được tiến hành ở 5 tỉnh thành bao gồm: Hà Nội, Thành phố
Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Dương, Bình Dương. Địa bàn tiến hành phỏng vấn sâu và
nghiên cứu trường hợp bổ sung riêng cho luận án này được thực hiện ở các khu vực
nông thôn và đô thị thuộc các tỉnh thành như Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang.

2

Quan hệ giúp đỡ giữa những người bạn bè thân thiết được hiểu là quan hệ giúp đỡ trong mạng lưới xã hội nói
chung. Mạng lưới bạn bè thân chính là mạng quan hệ xã hội lõi hay là nguồn vốn xã hội hữu ích nhất của cá
nhân. Gia đình là xã hội thu nhỏ. Do vậy quan hệ giúp đỡ trong gia đình được coi là một trường hợp riêng của
quan hệ giúp đỡ trong xã hội.
3
Các thông tin cơ bản về khách thể được khảo sát được trình bày trong phụ lục 4.

7


Về nội dung nghiên cứu: luận án này đo lường mức độ đối xứng và bất đối
xứng của quan hệ giúp đỡ cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ đối xứng và bất
đối xứng này ở ba chiều cạnh: số lượng các loại hình giúp đỡ, tính chất loại hình giúp
đỡ, hoàn cảnh giúp đỡ.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
Ở phần này chúng tôi chỉ mô tả khái quát về phương pháp nghiên cứu được sử
dụng trong luận án. Các mô tả chi tiết về phương pháp nghiên cứu sẽ được trình bày cụ
thể hơn trong chương 2. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận án này là
sự kết hợp của phương pháp nghiên cứu định lượng và phương pháp nghiên cứu định

tính. Cụ thể, luận án này đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau:
- Phân tích cơ sở dữ liệu định lượng:
Cơ sở dữ liệu định lượng được sử dụng trong luận án là một phần dữ liệu của
bộ dữ liệu từ cuộc khảo sát 1430 đại diện hộ gia đình tại 5 tỉnh/thành phố ở Việt Nam,
bao gồm: Hà Nội, Hải Dương, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương trong
khuôn khổ của đề tài do Quỹ Khoa học và công nghệ Quốc gia Việt Nam tài trợ4.
Các chiến lược phân tích đa dạng như kiểm định T, kiểm định McNemar được
áp dụng để mô tả và kiểm định các số liệu thống kê ở các chiều cạnh như: số lượng
loại hình giúp đỡ, tính chất loại hình giúp đỡ và hoàn cảnh giúp đỡ. Chi tiết về từng
chiến lược phân tích sẽ được trình bày trong chương 2, trang 53-54.
Các mô hình hồi quy tuyến tính bội được áp dụng để tìm ra các yếu tố ảnh
hưởng đến việc làm tăng hay làm giảm mức độ đối xứng và bất đối xứng của quan hệ
giúp đỡ ở chiều cạnh số lượng loại hình giúp đỡ. Tổng số biến độc lập được đưa vào
chạy các mô hình hồi quy tuyến tính bội là 20 biến. Trong khi đó, các mô hình hồi quy
logistic được áp dụng để tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm tăng hay làm giảm
mức độ đối xứng và bất đối xứng của quan hệ giúp đỡ ở chiều cạnh tính chất loại hình
giúp đỡ và hoàn cảnh giúp đỡ. Tổng số biến độc lập được đưa vào các mô hình hồi quy
logistic cho quan hệ giúp đỡ giữa bạn bè thân là 22 biến. Tổng số biến độc lập được
đưa vào các mô hình hồi quy logistic cho quan hệ giúp đỡ trong gia đình là 23 biến.
Thông tin về các biến độc lập sẽ được trình bày kỹ hơn trong chương 2, trang 55-56.
4

Nghiên cứu sinh đã được sự đồng ý và khuyến khích của chủ nhiệm đề tài và cơ quan quản lý đề tài để khai
thác một phần dữ liệu liên quan đến quan hệ giúp đỡ giữa bạn bè thân và giữa các thế hệ trong gia đình từ cuộc
khảo sát của đề tài này.

8


- Dữ liệu phỏng vấn sâu và nghiên cứu trường hợp:

Bên cạnh dữ liệu định lượng, nghiên cứu sinh đã thực hiện thêm 25 phỏng vấn
sâu và nghiên cứu trường hợp trong khoảng thời gian từ năm 2013 đến năm 2015 để
phục vụ riêng cho luận án này. Các khách thể được khảo sát đang sinh sống ở cả khu
vực nông thôn và đô thị. Thông tin chi tiết về số lượng các khách thể được khảo sát
tương ứng với mỗi khu vực sẽ được trình bày trong dữ liệu định tính, trang 52.
- Dữ liệu từ các biên bản phỏng vấn sâu của đề tài:
Ngoài các trường hợp phỏng vấn sâu do tác giả trực tiếp thực hiện, luận án đã
tham khảo và sử dụng 3 trường hợp phỏng vấn sâu từ các biên bản phỏng vấn sâu của
đề tài "Sự hình thành và phát triển vốn xã hội tại Việt Nam". Thông tin cụ thể về các
trường hợp phỏng vấn sâu này sẽ được trình bày trong phần dữ liệu định tính, trang 52.
- Dữ liệu từ các bản ghi chép quan sát trực tiếp
Bên cạnh các nguồn dữ liệu định tính nêu trên, tác giả cũng tiến hành quan sát
tự do, quan sát có tham dự và ghi chép lại các kết quả quan sát được về quan hệ giúp
đỡ giữa bạn bè thân và giữa các thế hệ trong gia đình. Các bản ghi chép này chính là
cơ sở dữ liệu định tính hữu ích cho luận án. Chi tiết về thiết kế nghiên cứu và việc sử
dụng các phương pháp nghiên cứu sẽ được trình bày trong chương 2, trang 40-56.
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Về ý nghĩa khoa học: Luận án này góp phần tìm ra một số logic xã hội đang
chi phối các quan hệ xã hội, liên quan đến tính đối xứng và bất đối xứng của quan hệ
giúp đỡ giữa bạn bè thân và giữa người được hỏi với bố mẹ và con họ. Từ đó, luận án
này đã góp phần bổ sung thêm khung lý thuyết mới về phân tích mạng lưới quan hệ xã
hội trong vốn xã hội của người Việt Nam.
Về ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu này góp phần gợi ý cho các nhà
hoạch định chính sách có quan tâm đến việc phát triển mạng lưới quan hệ xã hội dựa
trên những phát hiện về đặc tính đối xứng và bất đối xứng này.
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu này sẽ trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: (1) Mức độ đối xứng và
bất đối xứng của quan hệ giúp đỡ trong vốn xã hội của người Việt Nam được biểu hiện
như thế nào thông qua số lượng loại hình, tính chất và hoàn cảnh của sự "giúp đỡ 9



được giúp đỡ"? (2) Những yếu tố nào có ảnh hưởng nhiều hơn cả đến tính đối xứng và
bất đối xứng của quan hệ giúp đỡ trong vốn xã hội của người Việt Nam?
5.2. Giả thuyết nghiên cứu
Để trả lời cho hai câu hỏi nghiên cứu trên, luận án này đặt ra hai giả thuyết
chính. Giả thuyết chính H1 là quan hệ giúp đỡ trong vốn xã hội của người Việt Nam
không bất đối xứng hoàn toàn và mức độ đối xứng/bất đối xứng của quan hệ giúp đỡ
phụ thuộc vào mức độ gắn kết tình cảm. Tức là, quan hệ giúp đỡ có thể bất đối xứng ở
chiều cạnh số lượng loại hình giúp đỡ nhưng lại đối xứng ở các chiều cạnh khác. Và
những người bạn có tình cảm thân thiết hơn thì mức độ bất đối xứng trong quan hệ
giúp đỡ cũng được biểu hiện rõ hơn và ngược lại. Theo đó, giả thuyết phụ H1.1 là nhìn
chung, quan hệ giúp đỡ giữa bạn bè thân thường mang tính đối xứng rõ rệt. Giả thuyết
H1.2 là quan hệ giúp đỡ trong gia đình thường mang tính bất đối xứng rõ nét.
Giả thuyết chính H2 là mức độ đối xứng và bất đối xứng của quan hệ giúp đỡ
trong vốn xã hội chịu ảnh hưởng đan xen của cả ba nhóm yếu tố cá nhân, gia đình và
cộng đồng/xã hội. Trong đó, nhóm yếu tố gia đình chắc hẳn sẽ ảnh hưởng nhiều hơn
cả đến việc làm tăng hay làm giảm mức độ đối xứng và bất đối xứng của quan hệ giúp
đỡ trong gia đình và nhóm yếu tố cá nhân sẽ ảnh hưởng rõ nhất đến việc làm tăng hay
làm giảm mức độ đối xứng và bất đối xứng của quan hệ giúp đỡ giữa bạn bè thân thiết.
6. Cấu trúc luận án
Luận án này được cấu thành bởi ba phần chính: phần mở đầu, phần nội dung và
phần kết luận. Trong đó, phần nội dung bao gồm bốn chương. Chương 1 là phần tổng
quan các nghiên cứu liên quan đến đặc tính mạng lưới quan hệ xã hội, tính có đi có lại
như một thành tố của vốn xã hội và tính đối xứng và bất đối xứng như một trường hợp
riêng của tính có đi có lại. Chương 2 sẽ đưa ra các cơ sở lý luận, thiết kế nghiên cứu và
phương pháp nghiên cứu. Nội dung chính của luận án được trình bày trong chương 3
và chương 4. Chương 3 tìm hiểu về mức độ đối xứng và bất đối xứng của quan hệ giúp
đỡ. Chương 4 tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng hơn cả đến tính đối xứng và bất đối
xứng của quan hệ giúp đỡ.


10


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Chương này sẽ khảo sát lịch sử nghiên cứu vấn đề theo ba chủ điểm chính. Thứ
nhất là các nghiên cứu về mạng lưới quan hệ xã hội, thứ hai là các nghiên cứu về tính
chất có đi có lại như một thành tố của vốn xã hội và thứ ba là các nghiên cứu về tính
đối xứng và bất đối xứng của quan hệ giúp đỡ trong vốn xã hội. Từ đó, chúng tôi sẽ
nêu rõ những vấn đề luận án cần tập trung làm rõ.
1.1. Các nghiên cứu về mạng lưới quan hệ xã hội
Trong phần này, chúng tôi sẽ khảo sát lịch sử nghiên cứu liên quan đến các vấn
đề như khái niệm, đặc tính của mạng lưới quan hệ xã hội, đặc trưng của quan hệ giúp
đỡ trong quan hệ xã hội nói chung và trong gia đình Việt Nam nói riêng.
1.1.1. Khái niệm mạng lưới quan hệ xã hội
Nhiều quan điểm cho rằng nhà xã hội học người Đức Georg Simmel là người
đầu tiên đưa ra khái niệm "tính xã hội" (sociability), tiền thân của khái niệm "mạng
lưới xã hội". Theo ông, tính xã hội được hiểu như một tập hợp các mối quan hệ giữa cá
nhân/nhóm với những cá nhân khác/nhóm khác [A. Degenne, M. Forsé, 1994, tr. 38].
Tức là, Simmel xác định mạng lưới bao gồm các mối liên hệ của các cá nhân trong
trạng thái vận động tương tác lẫn nhau [Lê Ngọc Hùng, 2003, tr. 68]. Sau đó, các nhà
xã hội học theo trường phái Chicago đã ứng dụng khái niệm "tính liên kết xã hội" của
Simmel vào các chủ đề nghiên cứu như quan hệ láng giềng, quan hệ gia đình, quan hệ
bạn bè trong đời sống đô thị [Xem Lê Minh Tiến, 2006, tr. 68-69].
Tuy nhiên, một số quan điểm lại cho rằng nhà nhân học người Anh J.A. Barnes
mới là người sáng tạo ra khái niệm "mạng lưới xã hội" (social network). Ông đã dành
3 năm để quan sát tổ chức xã hội tại Bremnes, Na Uy. Và trong bài viết "Giai cấp và
cộng đồng ở đảo Parish, NaUy" được công bố năm 1954, ông dùng thuật ngữ "mạng
lưới xã hội" để chỉ loại hình tổ chức xã hội bao gồm toàn bộ các mối quan hệ phi chính
thức giữa các thành viên của đảo [Lê Minh Tiến, 2006, tr.70]. Tuy nhiên, nhiều nhà

nghiên cứu đều đồng ý rằng nhà tâm lý học người Mỹ gốc Romania J.L.Moreno mới là
người có công đầu tiên phát minh ra phương pháp phân tích mạng lưới xã hội. Ngay từ
tác phẩm "Ai sẽ sống sót?", ông đã đưa ra khái niệm "mạng lưới xã hội" là một lược
đồ các quan hệ đan chéo lẫn nhau, trong đó mỗi cá nhân đều có một vị trí xác định
11


trong lược đồ đó và liên kết với các cá nhân khác bởi những lý do khác nhau và theo
những phương thức khác nhau [xem Lê Minh Tiến, 2006, tr.70].
Hiểu một cách chung nhất, mạng lưới xã hội là tập hợp các quan hệ xã hội giữa
các chủ thể (actor). Các chủ thể có thể là cá nhân hoặc nhóm/ tổ chức/ cơ quan/ quốc
gia. Các mối quan hệ này mang nhiều nội dung khác nhau như giúp đỡ về tinh thần
hay vật chất, trao đổi thông tin v.v...[Xem Lê Minh Tiến, 2006, tr. 66]. Vậy mạng lưới
xã hội và vốn xã hội có phải là một hay không?
Về bản chất mạng lưới quan hệ xã hội, có nhiều quan điểm coi nó như một nơi
chứa đựng, nguồn tạo lập vốn xã hội. Tiêu biểu cho quan điểm này là Nan Lin trong
định nghĩa "Vốn xã hội là nguồn vốn được tiếp cận thông qua các liên kết xã hội của
cá nhân..." [Nan Lin, 1999, tr. 28]. Nan Lin đã khẳng định mạng lưới xã hội hay chính
là các liên kết xã hội là nơi sản sinh ra vốn xã hội. Đồng quan điểm với Nan Lin,
Pierre Bourdieu từng định nghĩa vốn xã hội như “một tập hợp các nguồn lực hiện hữu
hoặc tiềm tàng, gắn với việc sở hữu một mạng lưới bền vững của các mối quan hệ
quen biết hoặc thừa nhận lẫn nhau ít nhiều được thể chế hóa” [Pierre Bourdieu, 1983,
tr. 3]. Mạng lưới xã hội mà Bourdieu nói đến ở đây là tổng hòa các mối quan hệ xã hội
của một cá nhân với đặc trưng là ít nhiều đã được thể chế hóa dựa trên sự quen biết
hoặc thừa nhận lẫn nhau. Theo đó, từ mối quan hệ vốn đã được gắn kết chặt chẽ và
thừa nhận từ lâu như quan hệ gia đình, họ hàng, bạn bè thân thiết đến những quan hệ
chỉ là quen biết như quan hệ bạn bè thông thường và nhiều quan hệ xã giao khác đều
có thể đan kết thành một mạng lưới dày đặc, đa dạng và cũng khá phức tạp. Bourdieu
đã nêu lên cả cấu trúc và đặc trưng của mạng lưới xã hội là nơi chứa đựng vốn xã hội.
Cùng xem xét mạng lưới quan hệ xã hội ở góc độ cấu trúc như Bourdieu,

Hoàng Bá Thịnh cho rằng mạng lưới quan hệ xã hội bao gồm tập hợp các đối tượng
(giao điểm) và một lược đồ miêu tả mối quan hệ giữa các đối tượng đó. Vốn xã hội
được sinh ra từ tập hợp các giao điểm này [Hoàng Bá Thịnh, 2009, tr. 44]. Đồng quan
điểm với Nan Lin còn nhiều tác giả khác như Bourdieu (1986), Coleman (1988) v.v...
Bên cạnh đó, dòng quan điểm thứ hai với đại diện tiêu biểu là nhà xã hội học
nổi tiếng Robert Putnam (1995) đã cho rằng "...vốn xã hội chỉ các liên kết xã hội
(mạng lưới xã hội), các chuẩn mực và sự tin tưởng kèm theo” [Putnam, 1995, tr. 664665; D.Hapern, 2005, tr. 1]. Putnam khẳng định mạng lưới xã hội chỉ là một trong
những thành tố quan trọng cấu thành nên vốn xã hội. Rất nhiều nghiên cứu như Portes
12


(1998), Fukuyama (2002), David Halpern (2005), Lê Ngọc Hùng (2003, 2008)
v.v...cũng ủng hộ dòng quan điểm này.
Tuy nhiên, xét về bản chất, mạng lưới xã hội và vốn xã hội không phải là hai
phạm trù biệt lập mà là một phạm trù thống nhất. A và B là hai thành viên trong mạng
lưới quan hệ xã hội của C cũng đồng nghĩa rằng A và B là vốn xã hội của C. Mạng
lưới xã hội và vốn xã hội nằm trong nhau và được tạo nên theo một chu trình khép kín
gồm hai giai đoạn: giai đoạn thứ nhất là các quan hệ xã hội sinh ra các nguồn vốn xã
hội, đến lượt mình ở giai đoạn thứ hai, các nguồn vốn xã hội trong quá trình tương tác
với nhau lại tạo nên các mạng lưới quan hệ xã hội mới. Như vậy, thực chất hai dòng
quan điểm nêu trên chỉ là sự nhấn mạnh hơn đến giai đoạn 1 hay giai đoạn 2 mà thôi.
Như vậy, mạng lưới xã hội là vốn xã hội. Tuy nhiên, trong một mạng lưới xã
hội khá rộng lớn, không phải quan hệ xã hội nào cũng được coi là nguồn vốn xã hội
hữu ích. Vấn đề này đã từng được chúng tôi bàn đến trong các nghiên cứu trước.
Chúng tôi đã phân biệt rõ "mạng lưới xã hội" và "mạng lưới xã hội lõi". "Mạng lưới
quan hệ xã hội" hiểu theo nghĩa rộng là tổng hòa tất cả các đối tác mà cá nhân đã xây
dựng và duy trì các quan hệ một cách có chủ đích. Nhưng xét theo nghĩa hẹp, mạng lưới
quan hệ xã hội có thể chỉ là số người bạn mà cá nhân có thể tìm đến như nguồn hỗ trợ
đầu tiên khi họ gặp những khó khăn trong cuộc sống cần có sự trợ giúp. Những người
bạn thân thiết nhất chính là những người sẵn sàng cung cấp các trợ giúp này cho bạn của

mình. Như vậy, số lượng những người được xem như là bạn thân cùng với các thành
viên trong gia đình ruột thịt luôn sẵn sàng sẻ chia giúp đỡ chính là mạng lưới quan hệ xã
hội lõi (core network) của mỗi chủ thể.6 Với cách lập luận như trên thì các quan hệ xã
hội có thể cung cấp các giúp đỡ cho nhau chỉ có thể là mạng quan hệ lõi bao gồm bạn bè
thân thiết nhất và các thành viên gia đình ruột thịt. Do vậy, luận án này sẽ đo tính đối
xứng và bất đối xứng của quan hệ giúp đỡ trong mạng lõi của người Việt Nam.
1.1.2. Các đặc tính của mạng lưới quan hệ xã hội
Để có được thông tin về một mạng lưới quan hệ xã hội thì cần nắm được các
đặc tính về mạng lưới đó. Các đặc tính thường được nhắc đến của mạng lưới xã hội
bao gồm qui mô, mật độ, tần suất tiếp xúc, cơ chế hình thành, có đi có lại v.v...
6

Tham khảo: Nguyễn Quý Thanh và Cao Thị Hải Bắc (2015), " Đặc trưng quy mô mạng lưới quan hệ xã hội của
người Việt Nam và một số yếu tố ảnh hưởng", tạp chí Nghiên cứu con người số 2, tr.38 và cuốn sách "Mạng lưới
quan hệ xã hội và lòng tin: một phân tích xã hội học về vốn xã hội ở Việt Nam", nxb Đại học QGHN, dự kiến
xuất bản 2015.

13


Về đặc tính qui mô mạng lưới xã hội, chúng tôi đã từng khảo sát ba dòng quan
điểm chính. Thứ nhất, qui mô mạng lưới quan hệ xã hội của một cá nhân là tổng số
lượng các chủ thể mà cá nhân quen biết. Quan điểm này giới hạn qui mô mạng lưới xã
hội của một cá nhân trong các liên kết mạnh (strong ties). Tiêu biểu cho dòng quan
điểm này là nghiên cứu của Pool, Kochen (1978). Khác với dòng quan điểm cổ điển là
quan điểm cho rẳng qui mô mạng lưới quan hệ xã hội là mạng lưới của cả những
người quen biết và người lạ. Tiêu biểu cho dòng quan điểm này là Chang, Fu (2003).
Dòng quan điểm thứ ba có thể tìm thấy trong nghiên cứu của Lee Jae Yeol (2000) về
"Mạng lưới quan hệ xã hội của người Hàn Quốc". Trong nghiên cứu của Lee Jae Yeol,
qui mô mạng lưới quan hệ xã hội được tính là tổng số người được liệt kê như là nguồn

giúp đỡ đầu tiên trong cuộc sống và những người được tin cậy để chia sẻ và bàn luận
những việc quan trọng [Nguyễn Quý Thanh, Cao Thị Hải Bắc, 2015, tr. 36-37].
Ở Việt Nam có lẽ cũng chưa có nghiên cứu nào đo lường qui mô mạng lưới
quan hệ xã hội. Do vậy, nghiên cứu về "Quan hệ xã hội và vốn xã hội: nghiên cứu so
sánh Việt Nam và Hàn Quốc" của chúng tôi được thực hiện năm 2012 có lẽ là một
trong số ít các nghiên cứu có bàn đến chủ đề này. Chúng tôi cũng đã so sánh với kết
quả nghiên cứu của Lee Jae Yeol (2000) và đưa ra kết luận rằng qui mô mạng lưới
quan hệ xã hội của người Việt Nam lớn hơn qui mô này của người Hàn Quốc. Các
nghiên cứu trước của chúng tôi về mạng lưới quan hệ xã hội cũng đã giới hạn rõ ràng
qui mô mạng lưới xã hội của người Việt Nam được đo lường là qui mô lõi và thuộc về
loại các quan hệ xã hội do cá nhân kiến tạo chứ không phải là loại quan hệ xã hội mặc
định. Cụ thể, qui mô lõi mạng lưới quan hệ xã hội được đo trong nghiên cứu của
chúng tôi chính là tổng số bạn bè thân thiết nhất, là những người sẵn sàng cung cấp các
trợ giúp cho bạn của mình [Nguyễn Quý Thanh, Cao Thị Hải Bắc, 2015, tr. 38].
Về đặc tính cơ chế hình thành mạng lưới quan hệ xã hội, phần lớn tác giả nhấn
mạnh đến đặc tính đồng dạng. Miller McPherson, Lynn Smith-Lovin, James M.Cook
(2001) trong tác phẩm "Birds of a feather homophily in social network" đã chỉ ra rằng
sự tương đồng tạo ra các liên kết, nghĩa là các mạng lưới quan hệ xã hội liên kết với
nhau dựa trên những đặc điểm tương đồng nhất định. Sự tương đồng đó có thể là về
tuổi, giới tính, nghề nghiệp, vị trí công tác, quê quán, sở thích v.v...[Miller McPherson,
Lynn Smith-Lovin, James M.Cook, 2001, tr. 415-416]. Trước khi lý thuyết đồng dạng
này ra đời, đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm đề cập đến mạng lưới đồng nhất.
14


Chẳng hạn như Portney, Berry (1997) cho rằng “Sự đồng thuận thường được tìm thấy
phổ biến hơn ở các mạng lưới đồng nhất so với các mạng lưới không đồng nhất”.
Sampson và đồng sự (1997) cũng cho rằng: “Các hàng xóm đồng nhất hơn thì tinh
thần tập thể cao hơn” [Xem Anirudh Krishna, 2002, tr. 59-60].7
Nghiên cứu của Lee Jae Yeol (2000) hay nghiên cứu của chúng tôi năm 2012

về "Quan hệ xã hội và vốn xã hội: nghiên cứu so sánh Việt Nam và Hàn Quốc" cũng
bàn về tính đồng dạng của mạng lưới quan hệ xã hội. Kết quả nghiên cứu của Lee Jae
Yeol cho thấy mức độ đồng dạng trong mạng lưới quan hệ xã hội của người Hàn cao
hơn mức độ này trong mạng lưới của người Mỹ. Trong khi đó, nghiên cứu của chúng
tôi mới chỉ đo lường sơ lược một số chỉ số đồng dạng như cùng giới tính, cùng quê,
cùng học, cùng họ hàng mà chưa phân tích sâu về các chỉ số này. Chúng tôi cũng đã
chỉ ra một số đặc tính trong quan hệ xã hội của người Hàn và người Việt như tính tôn
ti trật tự, tính gia trưởng nhưng chưa đo lường được các đặc tính này bằng định lượng.
Năm 2015 chúng tôi tiếp tục thực hiện một nghiên cứu về "Nguyên lý đồng
dạng: cơ chế hình thành mạng lưới quan hệ xã hội của người Việt Nam" để đi sâu hơn
vào việc đo lường các chỉ số đồng dạng của mạng lưới quan hệ xã hội của người Việt
Nam theo 6 tiêu chí: cùng giới tính, cùng học, cùng nơi làm việc (đồng nghiệp), cùng
vị trí làm việc (đồng cấp), cùng quê và cùng họ hàng. Bên cạnh đó, chúng tôi đã phân
tích sự khác biệt theo giới tính, vùng miền nông thôn-đô thị của các chỉ số đồng dạng
này và đo lường được các yếu tố ảnh hưởng đến đặc tính đồng dạng của mạng lưới
quan hệ xã hội của người Việt Nam. Một số kết luận được rút ra như sau. Cùng với
nguyên lý bù trừ, tính đồng dạng là một trong hai cơ chế hình thành mạng lưới xã hội
cơ bản nhất và cũng là đặc tính tương đối phổ biến của người Á Đông, trong đó tương
đối rõ nét với người Việt Nam. Tính chất đồng dạng được thể hiện rõ rệt nhất qua các
tiêu chí như cùng đặc tính giới, đồng môn, đồng hương và ngang cấp.
Ngoài các đặc tính cơ bản như qui mô, mật độ, tính đồng dạng, một mạng lưới
quan hệ xã hội còn chứa đựng nhiều đặc tính khác, trong đó có tính chất có đi có lại
mà tính đối xứng/bất đối xứng chính là trường hợp riêng của tính có đi có lại này. Có
đi có lại là một nguyên tắc phổ biến và dễ nhận thấy trong mọi sự trao đổi xã hội, đặc
biệt là các quan hệ giúp đỡ. Nhưng tính chất có đi có lại có luôn đối xứng hay không là
7

Tham khảo cuốn sách của Nguyễn Quý Thanh (chủ biên) về "Mạng lưới quan hệ xã hội và lòng tin: một phân
tích xã hội học về vốn xã hội ở Việt Nam", nxb Đại học QGHN, dự kiến xuất bản năm 2015.


15


điều khó nhận thấy ngay trong cuộc sống. Cũng khó tìm được nhiều nghiên cứu tại
Việt Nam bàn về đặc tính đối xứng và bất đối xứng trong quan hệ giúp đỡ, trong khi
đây là một đặc tính khá thú vị giúp hiểu hơn đặc điểm tâm lý cũng như tư duy tình cảm
của người Việt Nam. Do vậy, trong các phần sau, luận án sẽ khảo sát kỹ hơn về các
nghiên cứu liên quan đến tính chất có đi có lại và đặc tính đối xứng/bất đối xứng này.
1.1.3. Đặc trưng quan hệ giúp đỡ trong mạng lưới quan hệ xã hội
Như đã đề cập ở trên, mạng lưới xã hội của cá nhân hiểu theo nghĩa rộng là
tổng hòa tất cả các mối quan hệ xã hội của cá nhân đó. Nhưng khi bàn về quan hệ giúp
đỡ trong mạng lưới các nhà nghiên cứu thường xem xét mạng lưới đó theo nghĩa hẹp.
Đó là mạng lưới thân gần nhất như một nguồn vốn xã hội hữu ích nhất. Mạng lưới này
chính là các quan hệ bạn bè thân thiết và các quan hệ gia đình ruột thịt (bố mẹ và con
cái). Do vậy, ở phần này, chúng tôi sẽ khảo sát các nghiên cứu liên quan đến quan hệ
giúp đỡ trong cả các quan hệ xã hội nói chung và quan hệ gia đình ruột thịt nói riêng.
Các nghiên cứu về quan hệ giúp đỡ trong mạng lưới xã hội cũng chiếm một tỉ lệ
lớn trong các nghiên cứu về mạng lưới xã hội. Một số nghiên cứu tiêu biểu như
Granovetter (1973, 1983); Lee Jae Yeol (2000); Hirasawa Ayami (2011), Russell J.
Dalton và cộng sự (2001), Lê Ngọc Hùng (2003, 2008), Hoàng Bá Thịnh (2009), Đặng
Nguyên Anh (1998), Phan Đại Doãn (1994), Lê Ngọc Văn (2004), Lê Ngọc Lân (2011,
2012), Nguyễn Hữu Minh (2012) v.v...đã cung cấp nhiều bằng chứng thực nghiệm để
khẳng định rằng mạng lưới xã hội đã đem lại những giúp đỡ nhất định cho các cá nhân.
Granovetter (1973) đã nhắc đến hai kiểu loại giúp đỡ bao gồm những giúp đỡ
mang tính tình cảm (emotion) như chia sẻ, động viên trong lúc khó khăn; chăm sóc,
thăm hỏi lúc ốm đau v.v...và những giúp đỡ mang tính công cụ (instrumental) như hỗ
trợ tiền bạc để xây/mua nhà hay để làm ăn v.v...Tuy nhiên, còn nhiều loại hình giúp đỡ
khác sẽ rất khó xếp chúng thuộc hẳn về kiểu loại nào như giúp sức lao động, giúp cung
cấp thông tin v.v... Do vậy, trong phần này, luận án tập trung khảo sát các nghiên cứu
bàn về bốn loại hình giúp đỡ được cho là cơ bản, thiết yếu và thường gặp nhất trong

cuộc sống bao gồm: kinh tế, tinh thần, sức lao động và thông tin, tri thức.
1.1.3.1. Quan hệ giúp đỡ về kinh tế
Mạng lưới xã hội di cư là chủ đề được bàn đến nhiều trong nghiên cứu thực
nghiệm về vai trò mạng lưới xã hội. Một nghiên cứu tiêu biểu về chủ đề này là nghiên
16


cứu của Hirasawa Ayami (2011) về "Nhà hàng Việt Nam - một hiện tượng về vốn xã
hội của người Việt Nam định cư ở Nhật". Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết những
người Việt Nam định cư tại Nhật khi cần những hỗ trợ kinh tế họ thường tìm đến giúp
đỡ từ bạn bè như hội đồng hương, hội đồng học, hội cùng nhà thờ v.v... Hình thức giúp
đỡ phổ biến là cho nhau vay vốn làm ăn. Cùng chủ đề nghiên cứu về mạng lưới di cư,
Đặng Nguyên Anh (1998) trong bài viết "Vai trò của mạng lưới xã hội trong quá trình
di cư" đã đưa ra những bằng chứng thực nghiệm rằng trong quá trình thích ứng với
cuộc sống thành thị, người di cư đã huy động sự giúp đỡ về kinh tế từ chính những bạn
đồng hương hay đồng học như vay mượn tiền, nhờ chuyển tiền v.v...
Như vậy đặc trưng giúp đỡ về kinh tế của mạng lưới di cư là sự nương tựa lẫn
nhau giữa các thành viên trong cùng mạng lưới. Và hình thức giúp đỡ phổ biến nhất là
cho nhau vay mượn tiền. Khác với mạng lưới di cư, các giúp đỡ về kinh tế trong quan
hệ gia đình lại phản ánh nhiều đặc trưng riêng. Phan Đại Doãn đã phác họa lại hình
ảnh gia đình Việt Nam trong xã hội truyền thống: "Gia đình là đơn vị giáo dục, truyền
thụ những kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp. Đây đó chúng ta gặp những gia đình là
'thầy thuốc gia truyền', 'thợ mộc truyền nghề', 'thợ gốm truyền nghề' v.v..." [Phan Đại
Doãn, 1994, tr. 4]. Hiện tượng này vẫn còn khá phổ biến trong xã hội ngày nay tạo nên
đặc trưng về sự giúp đỡ "cha truyền con nối" trong quan hệ gia đình người Việt. Dựa
vào sự giúp đỡ này, các cá nhân có được công ăn việc làm và con đường sự nghiệp cho
riêng mình, tức là gia đình Việt Nam xưa và nay đã và đang góp phần không nhỏ trong
việc tạo kế sinh nhai cho các thành viên trong gia đình. Cùng quan điểm này, nghiên
cứu của Lê Ngọc Lân và đồng nghiệp cũng đã nhấn mạnh đến mối quan hệ giúp đỡ về
kinh tế giữa người cao tuổi và con cháu. Trong đó, các tác giả nhấn mạnh hiện nay

người cao tuổi cũng mang lại nhiều trợ giúp về kinh tế cho con cháu như đóng góp thu
nhập, góp vốn làm ăn, phổ biến kinh nghiệm làm ăn [Lê Ngọc Lân, 2011, tr. 61-62].
Một đặc trưng giúp đỡ kinh tế khác trong các gia đình Việt Nam được giới thiệu
trong nghiên cứu của Mai Văn Hai, Ngô Thị Thanh Quý (2012). Nghiên cứu này được
tiến hành từ năm 2007 đến năm 2009 ở làng Duy Tắc, xã Giao Tân, huyện Giao Thủy,
tỉnh Nam Định. Nghiên cứu cho thấy, trong các hình thức liên kết làm kinh tế ở Duy
Tắc, mạng lưới gia đình và họ hàng lấy cá nhân làm trung tâm có vị trí và vai trò đặc
biệt quan trọng, giúp nhau xóa đói giảm nghèo, cải thiện cuộc sống trong bối cảnh
kinh tế thị trường. Hình thức giúp đỡ chủ yếu là cùng hợp tác làm ăn, kinh doanh như
17


cho nhau vay tiền, cung cấp thông tin v.v... Nghiên cứu này đã phản ánh một đặc trưng
nữa của quan hệ giúp đỡ về kinh tế trong gia đình người Việt Nam là cá nhân thường
tìm đến sự trợ giúp của gia đình, họ hàng ruột thịt bên bố mẹ đẻ trước tiên, rồi mới đến
gia đình, họ hàng ruột thịt bên vợ/chồng. Thêm một đặc trưng giúp đỡ khác không thể
không nhắc đến, đó là, gia đình thường là nguồn giúp đỡ đầu tiên trong hoạt động kinh
doanh của mỗi cá nhân. Đặc trưng này đã được rút ra từ kết quả nghiên cứu thực
nghiệm của Nguyễn Quý Thanh trong nghiên cứu về "Sự giao thoa giữa vốn xã hội với
các giao dịch kinh tế trong gia đình: so sánh gia đình Việt Nam và gia đình Hàn
Quốc". Kết quả nghiên cứu cho thấy gia đình luôn là nguồn hỗ trợ đắc lực nhất trong
việc cho cá nhân vay vốn khởi nghiệp, vay vốn luân chuyển, vận hành kinh doanh,
thực hiện những giao dịch đối ngoại v.v...[Nguyễn Quý Thanh, 2005].
Cũng là một nghiên cứu thực nghiệm tại làng Quỳnh Đôi, tỉnh Nghệ An, tác giả
Nguyễn Tuấn Anh trong nghiên cứu "Dòng họ như một nguồn vốn xã hội: Các chiều
cạnh kinh tế và văn hóa của sự biến đổi quan hệ dòng họ ở một làng thuộc miền Bắc
Việt Nam" đã chứng minh được rằng quan hệ họ hàng, đặc biệt là dòng họ bên nội,
trong đó có bao hàm cả quan hệ giữa các thành viên gia đình ruột thịt có vai trò vô
cùng quan trọng trong việc cung cấp các giúp đỡ có đi có lại giữa các thành viên và hộ
gia đình trong dòng họ. Tác giả nhấn mạnh đến các giúp đỡ về vật chất và tài chính

trong các hoạt động như sản xuất nông nghiệp, sản xuất thủ công nghiệp và cho vay
vốn làm ăn [Nguyễn Tuấn Anh, 2010].
1.1.3.2. Giúp đỡ về tinh thần
Cũng trong nghiên cứu của Đặng Nguyên Anh (1998) nêu trên, những người
bạn, đặc biệt là những người cùng quê còn được nhấn mạnh là nguồn vốn xã hội hữu
ích trong việc cung cấp những giúp đỡ về tinh thần cho người di cư. Đó là việc tâm sự
những vui buồn, thuận lợi và khó khăn trong quá trình sống nơi nhập cư hay là những
trao đổi và chia sẻ về tin tức quê nhà v.v...
Tuy nhiên, Granovetter (1973) đã nhấn mạnh rằng những giúp đỡ mang tính
tình cảm (emotional helps) luôn gắn liền hơn với các quan hệ gia đình. Về điều này,
Phan Đại Doãn cũng nhấn mạnh rằng gia đình Việt Nam có chức năng nuôi dưỡng
người già. Con cái có một ý nghĩa tinh thần vô cùng quan trọng trong gia đình người
Việt. Con cái là của để dành. Con cái được kì vọng sẽ phụng dưỡng cha mẹ lúc tuổi
18


già, có thể về vật chất, có thể về tình cảm hoặc bằng nhiều hình thức giúp đỡ khác.
Nhưng trên tất cả, việc làm tròn đạo hiếu với cha mẹ chính là thể hiện rõ nét nhất của
sự giúp đỡ về tinh thần của con cái với cha mẹ. Về phần cha mẹ, tác giả cũng đề cập
đến vai trò quan trọng của cha mẹ trong việc giáo dục con cái [Phan Đại Doãn, 1994,
tr.6]. Đồng nhất với quan điểm của Phan Đại Doãn, Vũ Thị Cúc cũng tiến hành một
nghiên cứu định tính ở Hưng Yên để tìm hiểu quan niệm của người dân về giá trị con
cái. Nghiên cứu này cho thấy đối với hầu hết các bậc cha mẹ thì con cái có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng về mặt tinh thần. Sự giúp đỡ đặc biệt mà con cái mang lại cho cha mẹ
chính là sự giúp đỡ tinh thần lúc cha mẹ về già [Vũ Thị Cúc, 2012].
Nhấn mạnh đến một đặc trưng khác trong giúp đỡ về tinh thần giữa người cao
tuổi với con cháu, nghiên cứu của Lê Ngọc Văn đã phản ánh rõ những biến đổi trong
quan hệ giúp đỡ giữa người cao tuổi và con cháu. Xu hướng biến đổi rõ nhất là nhìn
chung ngày nay người cao tuổi và con cháu đều muốn nương tựa vào nhau để giúp đỡ
lẫn nhau chứ không theo mô hình người cao tuổi chỉ sống phụ thuộc hoàn toàn vào con

cháu hay con cháu thường cảm thấy nhiều áp lực khi phải phụng dưỡng người cao tuổi
như trước đây. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định gia đình luôn là nơi đáng tin cậy
nhất trong việc cung cấp cho cá nhân những giúp đỡ về tinh thần, tình cảm [Lê Ngọc
Văn, 2004]. Cũng bàn về quan hệ giúp đỡ giữa người cao tuổi và con cháu, Nguyễn
Hữu Minh đã phát hiện ra một số đặc trưng thú vị như: nhìn chung người Việt Nam có
xu hướng chia sẻ tâm sự với con ruột nhiều hơn là với con dâu và con rể, tỷ lệ về thăm
hỏi bố mẹ lúc ốm đau của con gái nhiều hơn con trai v.v... [Nguyễn Hữu Minh, 2012].
Các bài viết trên đã phản ánh rõ về một đặc trưng của những giúp đỡ về tinh
thần trong quan hệ gia đình người Việt. Đó là sự sẻ chia và động viên tinh thần có đi
có lại mang tính liên thế hệ. Những giúp đỡ về tinh thần này dường như là qui luật tâm
lý cố hữu. Sự kì vọng của các thế hệ trước vào thế hệ sau về sự giúp đỡ tinh thần lúc
họ về già có thể xuất phát từ một sự tính toán lợi ích như quan điểm của Becker (1999)
trong bối cảnh này hay bối cảnh khác. Nhưng trên tất cả, sự giúp đỡ về tinh thần trong
quan hệ gia đình người Việt xuất phát từ một chuẩn mực đạo đức có từ lâu đời.
1.1.3.3. Giúp đỡ về sức lao động
Trở lại với nghiên cứu về mạng lưới di cư của Hirasawa Ayami (2011) nêu trên,
mạng lưới bạn bè tại cộng đồng nơi nhập cư còn đóng vai trò quan trọng trong việc
19


giúp đỡ về sức lao động. Hình thức giúp đỡ phổ biến được đề cập là làm giúp hoặc làm
thuê tại nhà hàng với các công việc như bồi bàn, dọn dẹp, chuyên chở hàng hóa v.v...
Về mạng lưới quan hệ gia đình, Phan Đại Doãn cũng đề cập đến vai trò của gia
đình trong việc giúp đỡ sức lao động cho các cá nhân. Tác giả lập luận rằng trong xã
hội nông nghiệp, sức lao động là nguồn tài sản quan trọng. Do vậy, trong công việc
nhà nông, các thành viên trong gia đình, mở rộng ra là trong họ hàng thường được huy
động về sức để giúp đỡ nhau cầy cấy, trồng trọt hay chăn nuôi. Đối với các gia đình
nông nghiệp có thêm thủ công nghiệp hay buôn bán thì các thành viên gia đình, họ
hàng vẫn có thể giúp đỡ nhau về sức lao động như sản xuất, vận chuyển và trông nom
hàng hóa. Đây chính là sự giúp đỡ mang tính nghĩa vụ. [Phan Đại Doãn, 1994, tr. 6]

Cùng nhấn mạnh tầm quan trọng của gia đình trong sự giúp đỡ về sức lao động,
Nguyễn Quý Thanh đã đưa ra bằng chứng thực nghiệm để khẳng định lao động gia
đình có năng suất cao hơn lao động bên ngoài trong khi chi phí lại thấp hơn. Một ví dụ
thực nghiệm là khi các ông chủ cần bốc dỡ hàng ngoài giờ mà những người lao động
họ thuê đã kết thúc giờ làm việc thì lúc này, các thành viên gia đình chính là lực lượng
lao động rẻ nhất và không kêu ca nhiều về công việc nặng nhọc [Nguyễn Quý Thanh,
2005]. Từ đây có thể rút ra một đặc trưng của quan hệ giúp đỡ về sức lao động trong
gia đình giống như đã tìm thấy trong nghiên cứu của Phan Đại Doãn. Đó là những
giúp đỡ về sức lao động trong gia đình thường luôn mang tính tự nguyện và nghĩa vụ.
1.1.3.4. Giúp đỡ về thông tin, tri thức
Cùng nghiên cứu về vai trò của mạng lưới quan hệ xã hội trong tìm kiếm việc
làm, Granovetter và Lê Ngọc Hùng lại lựa chọn các đối tượng khảo sát khác nhau và
thu được những kết quả nghiên cứu không giống nhau. Granovetter (1973) đã tiến
hành khảo sát 266 người đã thay đổi công việc tại vùng Newton, thuộc thành phố
Boston và thấy rằng trong trường hợp tìm kiếm việc làm, các quan hệ yếu tỏ ra hữu ích
hơn các quan hệ mạnh [Granovetter, 1973, tr. 1373]. 10 năm sau, Granovetter lại
khẳng định lại rằng các liên kết yếu có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo ra cơ
hội di động cho cá nhân, thậm chí chúng còn mang lại nhiều thông tin việc làm hơn
các liên kết mạnh [Granovetter, 1983, tr. 205]. Khác với Granovetter, Lê Ngọc Hùng
chỉ giới hạn chủ thể nghiên cứu là sinh viên. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các liên

20


kết mạnh hay chính là các quan hệ gia đình vẫn có sức ảnh hưởng lớn hơn các liên kết
yếu trong tìm kiếm việc làm của người Việt Nam [Lê Ngọc Hùng, 2003].
Cũng bàn về mạng lưới di cư nhưng Hirasawa Ayami (2011) lại lựa chọn đối
tượng khảo sát là những người Việt Nam kinh doanh nhà hàng định cư tại Nhật. Kết
quả khảo sát của Hirasawa Ayami cho thấy bạn bè giúp đỡ rất nhiều trong việc cung
cấp thông tin về nguồn nhân lực (giới thiệu người lao động Việt Nam biết tiếng Nhật)

hay địa điểm phù hợp để mở nhà hàng v.v...
Không chỉ mạng lưới quan hệ bạn bè, mạng lưới quan hệ gia đình cũng được
bàn đến như một nguồn vốn xã hội hữu ích trong việc cung cấp các giúp đỡ về thông
tin cho cá nhân. Nguyễn Hữu Minh đã khảo sát thực nghiệm để tìm hiểu về vai trò của
gia đình trong việc cung cấp những thông tin về sức khỏe cho thanh niên và trẻ vị
thành niên. Dựa trên chỉ báo đo được rằng đại đa số các em nói chuyện lần đầu tiên
chủ yếu với bố mẹ về biểu hiện dậy thì, tác giả khẳng định gia đình chính là nguồn
cung cấp thông tin quan trọng về sức khỏe giới tính cho thanh thiên và trẻ vị thành
niên [Nguyễn Hữu Minh, 2006]. Phan Đại Doãn cũng nhấn mạnh rằng mỗi khi cần
giúp đỡ về thông tin hay tri thức, các cá nhân thường tìm đến gia đình như nguồn đáng
tin cậy đầu tiên bởi gia đình chính là cái nôi kiến thức đã nuôi lớn mỗi cá nhân [Phan
Đại Doãn, 1994]. Ở cả hai nghiên cứu này, các tác giả đều muốn nhấn mạnh rằng gia
đình của người Việt Nam thường được coi là nguồn giúp đỡ đầu tiên và đáng tin cậy
nhất trong việc cung cấp các thông tin hay tri thức cho cá nhân khi họ cần đến.
Trong phần khảo sát các nghiên cứu bàn về đặc trưng quan hệ giúp đỡ trong
mạng lưới xã hội nói chung và trong quan hệ gia đình nói riêng của người Việt như
trên, có thể nhận thấy một vài điểm hạn chế. Thứ nhất, phần lớn các nghiên cứu mới
chỉ nói lên những giúp đỡ một chiều theo kiểu các thành viên trong mạng lưới đã cung
cấp cho cá nhân những giúp đỡ gì mà chưa phân tích chiều ngược lại. Tức là, chưa
phân tích được trường hợp riêng của tính chất có đi có lại là đặc tính đối xứng/bất đối
xứng. Thứ hai, mặc dù một số nghiên cứu về quan hệ giúp đỡ trong gia đình như Lê
Ngọc Văn (2004), Lê Ngọc Lân (2011), Nguyễn Hữu Minh (2012) đã bàn đến mối
quan hệ giúp đỡ hai chiều giữa người cao tuổi và con cháu nhưng chưa phân tích được
đặc trưng về xu hướng giúp đỡ của mối quan hệ này. Tức là, chưa đo được xem những
giúp đỡ của con cháu cho người cao tuổi so với những giúp đỡ họ nhận lại được từ
người cao tuổi đang theo xu hướng cân bằng hay mất cân bằng? Mặt khác, đặc trưng
21


quan hệ giúp đỡ trong gia đình thường mang tính liên thế hệ. Để tìm hiểu đặc trưng

này, cần đặt quan hệ giúp đỡ trong gia đình thông qua ba chủ thể, trong đó cá nhân là
trung tâm nhận sự giúp đỡ từ thế hệ trước và thế hệ sau. Qua đó, người nghiên cứu sẽ
thấy được sự khác biệt và biến đổi giữa các thế hệ của quan hệ giúp đỡ. Tuy nhiên,
tính liên thế hệ của quan hệ giúp đỡ chưa được bàn đến trong các nghiên cứu này.
1.2. Các nghiên cứu về tính chất có đi có lại như một thành tố của vốn xã hội
Tính chất có đi có lại là một trong những thành tố quan trọng của vốn xã hội.
Do vậy, phần này sẽ tập trung tìm hiểu các nghiên cứu liên quan đến các vấn đề như
tính chất có đi có lại trong khái niệm vốn xã hội, tính chất có đi có lại như một chỉ báo
đo lường vốn xã hội, tính chất có đi có lại của quan hệ giúp đỡ trong vốn xã hội.
1.2.1. Tính chất có đi có lại trong khái niệm vốn xã hội
Trong nhiều định nghĩa về vốn xã hội đã bao hàm tính chất có đi có lại.
Bourdieu định nghĩa vốn xã hội là nguồn lực dựa trên mạng lưới được thừa nhận hoặc
quen biết, trong đó các thành viên tương tác qua lại với nhau [Bourdieu, 1986: tr.
248]. Hay như Nan Lin (2001: 25) đã nhấn mạnh: "... Để sản sinh ra lợi ích, các cá
nhân tiến hành tương tác lẫn nhau trong các mạng lưới quan hệ xã hội của ho”. Như
vậy, cả Bourdieu và Nan Lin đều nhắc đến cái gọi là "tương tác qua lại với nhau" hay
chính là tính chất có đi có lại trong vốn xã hội. Theo Bourdieu và Nan Lin, vốn xã hội
không tự nhiên có được mà được sinh ra từ chính sự có đi có lại trong mạng lưới quan
hệ xã hội và sẽ trở lên đa dạng hơn tùy thuộc vào sự đa dạng của các liên kết xã hội.
Nói một cách khác, "có đi có lại" chính là một tính chất quan trọng của vốn xã hội.
Nhấn mạnh hơn đặc trưng của vốn xã hội, Portes khẳng định sự trao đổi qua lại
và lòng tin là nguồn gốc của vốn xã hội [Portes, 1998, tr. 7]. Còn nhà chính trị học
người Mỹ gốc Nhật Fukuyama lại đề cập đến tính chất có đi có lại trong vốn xã hội ở
góc độ văn hóa, thái độ. Ông nhấn mạnh chuẩn mực có đi có lại là đặc trưng quan
trọng nhất của vốn xã hội. Trong bài viết "Vốn xã hội và xã hội dân sự" (Social
Capital and Civil Society) Fukuyama đã định nghĩa về vốn xã hội như sau: "Trong các
chuẩn mực làm nên vốn xã hội có chuẩn mực có đi có lại. Chuẩn mực có đi có lại tồn
tại trong tiềm thể (in potentia), trong lối xử sự của tôi với mọi người, nhưng nó chỉ
được hiện thực hóa khi tôi xử sự với bạn bè của tôi mà thôi" [Fukuyama, 2000, tr.3].
Tính chất có đi có lại tiếp tục được khẳng định là một trong ba tính chất quan

22


trọng nhất tạo nên vốn xã hội trong khái niệm về vốn xã hội của Putnam: "Tóm lại, vốn
xã hội chỉ các liên kết xã hội (social connection) và các chuẩn mực và sự tin tưởng
kèm theo” [Putnam, 1995, tr. 664-665]. Hay như Lê Minh Tiến tiếp cận vốn xã hội
theo 3 cấp độ: vĩ mô, trung mô và vi mô, trong đó "Ở cấp độ vĩ mô, vốn xã hội được
hiểu là là các giá trị và chuẩn mực của nền văn hóa xã hội, bao gồm cả lòng tin và sự
có đi có lại" [Lê Minh Tiến, 2007, tr. 72-73]. Nguyễn Ngọc Bích (2006) và Ngô Đức
Thịnh (2008) cũng cùng chung một quan tâm là nêu lên các biểu hiện ra bên ngoài của
vốn xã hội, trong đó có tính chất có đi có lại. Thêm một bằng chứng nữa là nhận định
của Trần Hữu Dụng (2006) rằng "không giống mọi loại vốn khác, vốn xã hội tùy vào
“lòng tốt” của kẻ khác, sự “có đi có lại” của nhiều người, và lợi ích của nó là của
chung". Tất cả các quan điểm trên đều hướng tới một mục đích chung là chỉ ra mối
liên hệ mật thiết giữa vốn xã hội và "có đi có lại", trong đó "có đi có lại" là một thành
tố để tạo nên vốn xã hội và vốn xã hội chỉ được duy trì khi tồn tại "có đi có lại".
1.2.2. "Có đi có lại" như một chỉ báo đo lường vốn xã hội
"Có đi có lại" không chỉ được nhắc đến như một tính chất của vốn xã hội mà
còn được nhấn mạnh như một chỉ báo đo lường vốn xã hội một cách hiệu quả. Mặc dù
cho đến nay đã có rất nhiều các bộ tiêu chí đo lường vốn xã hội với các tiêu chí không
hoàn toàn trùng nhau, nhưng có thể tựu chung lại thành bốn phương pháp đo lường
chính và phổ biến nhất, đó là đo lường thông qua qui mô mạng lưới quan hệ xã hội, chỉ
số lòng tin xã hội, chuẩn mực có đi có lại và mức độ tham gia xã hội.
Thời kỳ đầu, những năm 1990, các nhà nghiên cứu thường lựa chọn phương
pháp đo lường vốn xã hội thông qua qui mô mạng quan hệ xã hội. Nhưng kể từ sau
năm 2000, nhiều tiêu chí đo lường đa dạng hơn đã được sử dụng. Chẳng hạn như Ton
van Schaik đã tiến hành đo lường vốn xã hội của người Châu Âu thông qua 4 chiều
cạnh: 1) Lòng tin giữa các cá nhân, 2) Lòng tin đối với thể chế, 3) Sự tham gia vào xã
hội dân sự, 4) Chuẩn mực có đi có lại. Như vậy, chuẩn mực có đi có lại đã được đề cập
đến như một tiêu chí quan trọng để đo lường vốn xã hội [Ton van Schaik, 2002].

Hay như Hilde Coffe´ (2009) cũng lựa chọn tính chất "có đi có lại" là một trong
những tiêu chí để đo lường vốn xã hội tại Flemish - một vùng đất thuộc Bỉ. Ngoài ra,
còn nhiều nghiên cứu khác đã đề cập đến nhiều tiêu chí đo lường đa dạng như bộ tiêu
chí của hai nghiên cứu thuộc cơ quan Thống kê Canada là C.A. Bryant và D.Norris, bộ
23


tiêu chí của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), bộ tiêu chí của cơ quan
thống kê Úc hay bộ tiêu chí của hai tác giả V.Vella (Nam Phi) và D. Narajan (Ngân
hàng thế giới) [Lê Minh Tiến, 2007, tr. 74]. Tuy nhiên, có thể thấy một trong những
tiêu chí chung được lựa chọn để đo lường vốn xã hội vẫn là sự giúp đỡ có đi có lại.
1.2.3. Tính chất có đi có lại của quan hệ giúp đỡ trong vốn xã hội
Có thể rút ra nghĩa vụ tối cần thiết cho đi phải đáp lại trong hành vi trao đổi từ
câu nói nổi tiếng của nhà triết học La Mã Cicero: "Không có nghĩa vụ nào cần thiết hơn
nghĩa vụ phải đáp trả lại lòng tốt...Tất cả loài người sẽ đều không tin những kẻ hay
quên ơn huệ" [Howard Becker, 1956, tr. 1]. Tính chất "có đi có lại" này cũng đã được
đề cập đến như một nguyên tắc trong trao đổi quà cũng như các giao dịch kinh tế giản
đơn ngay từ các xã hội cổ sơ trong tác phẩm "Luận về biếu tặng" của Mauss. Mauss
cho rằng trao đổi là mẫu số chung của nhiều sinh hoạt xã hội và thực chất của trao đổi
luôn cho thấy "ba sự bắt buộc: Tặng, nhận và đáp tặng" [Mauss, 1925, tr.207].
Ở góc độ kinh tế, Homans trong tác phẩm "Hành vi xã hội như một sự trao đổi"
đã xem tính chất có đi có lại như một khuôn mẫu trao đổi trong giao dịch kinh tế nói
riêng và trong mọi trao đổi xã hội nói chung [Cropanzano, Russell; Mitchell, Marie,
2007, tr. 878]. Điểm giống nhau giữa Mauss và Homans là cùng thừa nhận "có đi có
lại" là bản chất của mọi mối quan hệ trao đổi trong vốn xã hội nhưng với Mauss,
nguyên tắc này chịu sự kiểm soát của các qui ước xã hội, còn Homans lại cho rằng sự
tính toán đến chi phí và lợi ích đã tạo nên nguyên tắc có đi có lại này. Gouldner (1960)
cũng có một đóng góp quan trọng trong việc chỉ ra ba dạng thức có đi có lại dựa trên
quan điểm liên ngành. Ba dạng thức đó là: (1) Có đi có lại là một mô hình trao đổi phụ
thuộc lẫn nhau, (2) Có đi có lại như một tín ngưỡng dân gian, (3) Có đi có lại như một

chuẩn mực đạo đức [Cropanzano, Russell; Mitchell, Marie S, 2007, tr. 876].
Nhưng đến những năm 1980, các nhà nghiên cứu mới bắt đầu nhìn nhận tính
chất "có đi có lại" trong vốn xã hội như một hành vi ứng xử xã hội để nghiên cứu sâu
hơn về nó như một chỉnh thể độc lập. Bài viết "Sự có đi có lại: Cung cấp hàng hóa
công thông qua những đóng góp tự nguyện" (1984) của Sugden là một nghiên cứu tiêu
biểu về hành vi trao đổi có đi có lại thông qua việc đóng góp tự nguyện để cung cấp
hàng hóa công. Sugden đã đưa ra giả thuyết rằng mỗi chủ thể đều chú ý đến số lượng
đóng góp mà họ muốn người khác cung cấp cho mình. Nếu số lượng đóng góp đó
24


bằng hoặc lớn hơn e thì họ cũng sẽ cảm thấy có nghĩa vụ phải đóng góp trở lại một số
lượng ít nhất bằng e. Và Sugden gọi đây là nguyên tắc có đi có lại [Sugden, 1984, tr.
775]. Sugden đã nhấn mạnh rằng sự hợp tác được thực hiện không phải do lựa chọn
hợp lý về kinh tế mà do chịu sự chi phối của "qui tắc đạo đức".
Tuy nhiên, phải đến những năm 1990, các nghiên cứu về tính chất "có đi có lại"
mới bắt đầu chú ý đến việc phát hiện các lý thuyết cơ bản liên quan đến đặc tính này.
Nhà kinh tế học người Mỹ Mattheww Rabin được coi là một trong những nhà nghiên
cứu đầu tiên chính thức xây dựng khái niệm "có đi có lại" thành một mô hình lý thuyết.
Rabin đã đưa ra một khuôn mẫu có đi có lại dựa trên sự nhấn mạnh về ý định
(intention) và mức độ lòng tốt (không tốt) chứ không phải kết quả của hành động [trích
dẫn theo Armin Falk and Urs Fischbacher, 2006, tr. 298].
Tóm lại, nhìn ở mặt cấu trúc, "có đi có lại" là một thành tố của vốn xã hội hay
nói cách khác "có đi có lại" chính là vốn xã hội và vốn xã hội chính là các quan hệ
giúp đỡ có đi có lại. Mặt khác, về chức năng, nó là chỉ báo hiệu quả để đo lường vốn
xã hội và là một nguyên tắc cơ bản quan trọng nhất để tạo ra và duy trì sự cân bằng, ổn
định trong mọi trao đổi xã hội. Nó nhấn mạnh đến qui luật cho đi thì phải đáp lại hay
cho thì phải được nhận, nhận rồi thì phải cho đi. Tức là, mọi mối quan hệ xã hội muốn
phát triển tốt đẹp và bền vững thì phải có sự giúp đỡ lẫn nhau, đôi bên cùng có lợi.
Nhưng nhìn về nội dung, điều này có đúng ở mọi loại hình giúp đỡ, trong mọi loại

hình mạng lưới xã hội hay không? Ví dụ, những giúp đỡ qua lại về tình cảm có luôn
sòng phẳng được như những giúp đỡ nhau về tiền bạc hay không? Finch and Mason
(1993) chỉ ra rằng có đi có lại giữa các thành viên trong gia đình và họ hàng là quá
trình liên tục và phải mất nhiều năm mới nhận ra. Sự có đi có lại này được thực hiện
rất linh hoạt, dựa trên nền tảng của nghĩa vụ gia đình [Xem Wendy Stone, 2001, tr. 30].
Như vậy, nhiều nghiên cứu về quan hệ giúp đỡ trong vốn xã hội đã nhấn mạnh
đến tính chất có đi có lại như một thành tố hay chỉ báo đo lường quan trọng của vốn xã
hội. Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu này mới chỉ tìm hiểu tính có đi có lại ở góc
độ lý thuyết mà chưa phân tích nó ở góc độ thực nghiệm, tức là chưa đo lường được
thế nào là đối xứng/bất đối xứng, trường hợp riêng của tính có đi có lại. Do vậy, trong
phần tiếp theo, luận án sẽ khảo sát các nghiên cứu có bàn đến trường hợp riêng này.

25


×