Tải bản đầy đủ (.doc) (108 trang)

VE GIÁP (ACARI ORIBATIDA) TRONG cấu TRÚC NHÓM CHÂN KHỚP bé (MICROARTHROPODA) ở VÙNG núi mẫu sơn, TỈNH LẠNG sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.28 MB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
----------------

ĐỖ THỊ HÒA

"VE GIÁP (ACARI: ORIBATIDA) TRONG CẤU TRÚC
NHÓM CHÂN KHỚP BÉ (MICROARTHROPODA)
Ở VÙNG NÚI MẪU SƠN, TỈNH LẠNG SƠN"

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

HÀ NỘI - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
----------------

ĐỖ THỊ HÒA

"VE GIÁP (ACARI: ORIBATIDA) TRONG CẤU TRÚC
NHÓM CHÂN KHỚP BÉ (MICROARTHROPODA)
Ở VÙNG NÚI MẪU SƠN, TỈNH LẠNG SƠN"

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
Chuyên ngành : ĐỘNG VẬT HỌC
Mã số
: 60 42 01 03

Người hướng dẫn khoa học



GS.TSKH VŨ QUANG MẠNH

HÀ NỘI - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.

Tác giả luận văn

ĐỖ THỊ HÒA


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ
quý báu và tạo điều kiện nghiên cứu của nhiều tập thể và cá nhân.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới GS.TSKH Vũ Quang
Mạnh, người thầy kính mến đã hết lòng giúp đỡ, chỉ bảo về khoa học, động viên,
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và
thực hiện luận văn.
Nhân dịp này, tôi xin được cảm ơn chân thành và sâu sắc tới:
- Bộ môn Động Vật, bộ môn Công nghệ sinh học và vi sinh vật, Khoa
Sinh học, Trường ĐHSP Hà Nội.
- Trung tâm Nghiên cứu giáo dục Đa dạng sinh học (CEBRED), Trường
ĐHSP Hà Nội.
- Đề tài nghiên cứu cấp nhà nước NAFOSTED mã số 106.14-2012.46
- Ban quản lý khu du lịch Mẫu Sơn, thành phố Lạng Sơn.

Trân trọng cảm ơn các góp ý khoa học của thầy cô trong suốt quá trình tôi
thực hiện đề tài luận văn.
Cuối cùng, xin tỏ lòng tri ân chân thành tới gia đình và bạn bè, là
nguồn động viên về vật chất và tinh thần, truyền nhiệt huyết để tôi hoàn thành
luận văn này.
Chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 05 năm 2015
Học viên

Đỗ Thị Hòa


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Trang
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu đồ
PHẦN I. MỞ ĐẦU.................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................1
5.3. Vài nét về đặc điểm tự nhiên và xã hội tại Mẫu Sơn, Lạng Sơn....................23
5.3.1. Vị trí địa lý và địa hình........................................................................23
5.3.2. Điền kiện khí hậu và thủy văn............................................................24
PHẦN II. NỘI DUNG..........................................................................................26
Chương 1. Cấu trúc quần xã Chân khớp bé (Microarthropoda) theo 4 đai cao khí
hậu ở vùng nghiên cứu..........................................................................................26
PHỤ LỤC................................................................................................................1



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
TT

Kí hiệu

Ý nghĩa

1

Đai cao (I)

Đai cao khí hậu <300m

2

Đai cao (II)

Đai cao khí hậu >300m-600m

3

Đai cao (III)

Đai cao khí hậu >600-900m

4

Đai cao (IV)


Đai cao khí hậu >900-1200m

5

MĐTB

Mật độ trung bình

6

H’

Độ đa dang loài (chỉ số Shannon – Weaver)

7

J’

Độ đồng đều (chỉ số Pielou)

8

+1

Tầng rêu trên mặt đất từ 0-100cm

9

0


Tầng thảm lá và xác vụn thực vật 0cm

10

-1

Tầng đất 0-10cm

11

-2

Tầng đất >10-20cm


TT
1

DANH MỤC CÁC HÌNH, BẢNG, BIỂU ĐỒ
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1: Sơ đồ cấu trúc cơ thể của Oribatida

Trang
19

2
3

Hình 2: Cấu trúc cơ thể và cấu tạo các cơ quan của Oribatida bậc cao
Hình 3: Vùng núi Mẫu Sơn và các địa điểm lấy mẫu


20
23

TT
1

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Cấu trúc quần xã chân khớp bé (Microarthropoda: Oribatida,

Trang
31

Prostigmata, Mesostigmata, Astigmata, Collembola, Microarthropoda
2

khác) theo đai cao khí hậu và theo tầng thẳng đứng ở vùng nghiên cứu
Bảng 2: Danh sách loài và phân bố của Ve giáp theo đai cao và theo

36

tầng sâu thẳng đứng ở vùng núi Mẫu Sơn, tỉnh Lạng Sơn
3

Bảng 3: Cấu trúc phân loại học của Ve giáp ở vùng núi Mẫu Sơn, Lạng

42

4


Sơn
Bảng 4: So sánh tính đa dạng các taxon họ, giống, loài của khu hệ Ve

43

giáp vùng núi Mẫu Sơn, Lạng Sơn với khu hệ Ve giáp khác được nghiên
5

cứu trước đây
Bảng 5: Sự phân bố các bậc taxon của Ve giáp theo đai cao và theo tầng

56

sâu thẳng đứng ở vùng nghiên cứu
6

Bảng 6 : Tỷ lệ tương đồng về thành phần và số lượng loài Ve giáp giữa

57

các đai cao ở vùng nghiên cứu

7

Bảng 7 : Thành phần loài và phân bố của Ve giáp ở đai cao (I)

60

8


Bảng 8: Một số chỉ số định lượng của Ve giáp theo tầng thẳng đứng ở

63

9
10
11

đai cao (I)
Bảng 9: Các loài Ve giáp ưu thế theo tầng thẳng đứng ở đai cao (I)
Bảng 10: Thành phần loài và phân bố của Ve giáp ở đai cao (II)
Bảng 11: Một số chỉ số định lượng của Ve giáp theo tầng thẳng đứng ở

64
65
68

12
13
14

đai cao (II)
Bảng 12: Các loài Ve giáp ưu thế theo tầng thẳng đứng ở đai cao (II)
Bảng 13: Thành phần loài và phân bố của Ve giáp ở đai cao (III)
Bảng 14: Một số chỉ số định lượng của Ve giáp theo tầng thẳng đứng ở

69
70
73


đai cao (III)
Bảng 15: Các loài Ve giáp ưu thế theo tầng thẳng đứng ở đai cao (III)
Bảng 16: Thành phần loài và phân bố của Ve giáp ở đai cao (IV)
Bảng 17: Một số chỉ số định lượng của Ve giáp theo tầng thẳng đứng ở

74
75
78

đai cao (IV)
Bảng 18: Các loài Ve giáp ưu thế theo tầng thẳng đứng ở đai cao (IV)
Bảng 19: Một số chỉ số định lượng của Ve giáp theo 4 đai cao khí hậu
Bảng 20: Các loài Ve giáp ưu thế trong các đai cao nghiên cứu

79
81
83

15
16
17
18
19
20


TT
1
2
3

4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Cấu trúc nhóm phân loại Microarthropoda ở đai cao nghiên
cứu
Biểu đồ 1.2: Cấu trúc mật độ của các nhóm chính Microarthropoda ở đai
cao nghiên cứu
Biểu đồ 2.5: Sự tương đồng về thành phần loài Ve giáp giữa đai cao ở
vùng núi Mẫu Sơn, tỉnh Lạng sơn
Biểu đồ 3.1.2: Mật độ trung bình của Ve giáp theo tầng thẳng đứng ở
đai cao (I)
Biểu đồ 3.1.3: Độ đa dạng loài H’ và độ đồng đều J’ theo tầng thẳng
đứng ở đai cao (I)
Biểu đồ 3.2.2 Mật độ trung bình của Ve giáp theo tầng thẳng đứng ở đai
cao (II)
Biểu đồ 3.2.3: Độ đa dạng loài H’và độ đồng đều J’ theo tầng thẳng
đứng ở đai cao (II)
Biểu đồ 3.3.2 Mật độ trung bình của Ve giáp theo tầng thẳng đứng ở đai

cao (III)
Biểu đồ 3.3.3: Độ đa dạng loài H’ và độ đồng đều J’ theo tầng thẳng
đứng ở đai cao (III)
Biểu đồ 3.4.2 Mật độ trung bình của Ve giáp theo tầng thẳng đứng ở đai
cao (IV)
Biểu đồ 3.4.3: Độ đa dạng loài H’ và độ đồng đều J’ theo tầng thẳng
đứng ở đai cao (IV)
Biểu đồ 3.5.1: Số lượng loài Ve giáp phân bố ở các đai cao
Biểu đồ 3.5.2: Mật độ trung bình Ve giáp theo 4 đai cao
Biểu đồ 3.5.3 Độ đa dạng loài H’ và độ đồng đều J’ theo đai cao
Biểu đồ3.6.2.1: Sự thay đổi giá trị các chỉ số mật độ trung bình, độ đa
dạng loài H’, độ đồng đều J’ của Ve giáp trong các đai cao nghiên cứu
Biểu đồ 3.6.2.2 Các loài Ve giáp ưu thế theo đai cao ở vùng nghiên cứu

Trang
27
33
57
61
63
67
68
72
73
77
78
80
81
83
87

89


PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong cấu trúc hệ động vật đất, nhóm chân khớp bé – Microarthropoda với
kích thước cơ thể nhỏ bé (từ 0,1-0,2 đến 2-3mm) thường chiếm ưu thế về số
lượng so với nhóm khác. Chân khớp bé trong đất gồm phần lớn là Ve bét (Acari)
và nhóm Bọ nhảy (Collembola). Ngoài ra chiếm số lượng không đáng kể còn có
các nhóm chân khớp bé khác (Microarthropoda khác) như Rết tơ (Myriapoda:
Symphyla), Đuôi nguyên thủy, Hai đuôi, Ba đuôi (Protura, Diplura, Thusanura).
Trong hệ sinh thái đất Ve giáp đóng một vai trò quan trọng:
Chúng tham gia tích cực trong sự phân hủy vật chất hữu cơ, trong chu trình
nito và trong quá trình tạo đất. Tất cả các giai đoạn trong chu kì sống của chúng
đều ăn với một phổ thức ăn rộng, bao gồm thực vật sống và chết, nấm, rêu, địa y
và thịt thối rữa. (Krantz, 1978) [30].
Ve giáp tham gia vào quá trình phân hủy mùn và cấu trúc đất bằng cách
nghiền nát các hợp chất hữu cơ. Phân của chúng dưới dạng viên đã bổ sung một
diện tích bề mặt lớn trong quá trình phân hủy và trở lại thành phần trọn vẹn trong
tầng hữu cơ của đất.
Ve giáp là nhóm quan trọng nhất trong số các động vật thuộc lớp hình nhện
có ảnh hưởng cả trực tiếp và gián tiếp đến sự hình thành và duy trì cấu trúc đất
(Mone et al., 1988) [34]. Ve giáp góp phần phân tán vi khuẩn và nấm (bám
bên ngoài bề mặt cơ thể) hay ăn trực tiếp bào tử nấm, sau đó thải ra qua
đường tiêu hóa. Nhiều loài tích lũy canxi và một số muối khoáng khác trong
lớp vỏ dạ dày của mình. Như vậy, cơ thể chúng có thể tạo thành một "ổ" dinh
dưỡng quan trọng, đặc biệt trong các môi trường bị hạn chế về dinh dưỡng
(Crossley, 1977) [27].
Nhiều Ve giáp là nhóm gây hại trưc tiếp cho rau, quả, cây trồng và thực vật
hoang dại. Do có khả năng di cư tích cự trong môi trường đất hoặc phát tán xa

thụ động nên Ve giáp có vai trò như những vecto mang truyền vi khuẩn, mầm
bệnh và giun sán kí sinh (Vũ Quang Mạnh, 2007) [12].
1


Ve giáp rất nhạy cảm với các biến đổi của môi trường sống vì thế chúng
được sử dụng như những đối tượng nghiên cứu chuẩn cho những điều tra giám
sát biến đổi tài nguyên môi trường, nghiên cứu sinh thái tập tính, phục vụ nghiên
cứu khoa học (theo Vũ Quang Mạnh, 1989, 1990, 2007) [7] [8] [12].
Ve giáp với tầm quan trọng của chúng trong hệ sinh thái tự nhiên cùng với
ý nghĩa thực tiễn đối với con người nên là đối tượng được quan tâm nghiên cứu
từ rất sớm trên thế giới. Nhưng ở Việt Nam, đây là nhóm còn ít được biết đến.
Khu hệ Ve giáp mới chỉ được nghiên cứu ở một số vùng rải rác của đất nước, các
dẫn liệu còn ít và chưa đồng bộ.
Nằm ở độ cao trung bình trên 1000m so với mặt nước biển với hơn 80
ngọn núi lớn nhỏ, nhiệt độ trung bình mùa hè dao động trong khoảng 16-21°C,
mùa đông nhiệt độ xuống thấp những năm gần đây có hiện tượng băng tuyết.
Vùng núi Mẫu Sơn được xác định là điểm du lịch nghỉ dưỡng lý tưởng của
vùng Đông Bắc. Vùng núi Mẫu SơnĐây là nơi có địa hình hiểm trở, tổng diện
tích trên 10740ha, trong đó có 5380ha đất lâm nghiệp và 1543ha rừng nguyên
sinh với nhiều loài cây quý hiếm hàng trăm năm tuổi và đa dạng hệ thống thảm
thực vật sinh học cũng như các loài thú, côn trùng quý hiếm đã tạo ra sự đa
dạng sinh học. Khu vực này được đánh giá là nơi có tiềm năng phát triển thành
khu du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái [51].
Thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, từ năm 2002 đến nay, tỉnh
Lạng Sơn đã tập trung đầu tư khai thác tiềm năng du lịch Mẫu Sơn góp phần
thúc đẩy ngành du lịch phát triển, lượng khách du lịch đến với Mẫu Sơn ngày
càng tăng. Điều đó mang lại những ảnh hưởng tích cực cho nền kinh tế- xã hội.
Nhưng bên cạnh đó cũng làm nảy sinh những tiêu cực do môi trường phải
gánh chịu một lượng ô nhiễm từ sự phát triển nhanh chóng về xây dựng các

công trình, rác thải , chất thải, chăn thả gia súc tự do, khai thác gỗ, chặt phá
cây rừng,...làm mất đi phần nào sự cân bằng sinh thái môi trường. Đặc biệt,
việc chặt phá rừng làm mất đi nơi trú ngụ của nhiều loài động vật, làm suy
giảm số lượng và sự đa dạng của chúng.

2


Hiện tại, khu hệ Ve giáp ở vùng núi Mẫu Sơn, tỉnh Lạng Sơn còn chưa thấy
có công trình nào nghiên cứu, vì thế, với mong muốn bổ sung dẫn liệu và mở
rộng sự hiểu biết đầy đủ hơn về khu hệ Ve giáp Việt Nam, chúng tôi đã chọn đề
tài:
"VE GIÁP (ACARI: ORIBATIDA) TRONG CẤU TRÚC NHÓM
CHÂN KHỚP BÉ (MICROARTHROPODA) Ở VÙNG NÚI MẪU SƠN,
TỈNH LẠNG SƠN"
2. Mục đích chọn đề tài
Nghiên cứu thành phần loài, đặc điểm phân bố của quần xã Ve giáp (Acari:
Oribatida) trong cấu trúc nhóm Chân khớp bé (Microarthropoda: Acari,
Oribatida, Collembola) ở vùng núi Mẫu Sơn và bước đầu đánh giá vai trò chỉ thị
sinh học của chúng ở vùng nghiên cứu.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
1. Nghiên cứu cấu trúc nhóm phân loại của quần xã Chân khớp bé
(Microarthropoda: Acari, Oribatida, Collembola) và đa dạng thành phần loài Ve
giáp (Acari: Oribatida) ở vùng núi Mẫu Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
2. Xây dựng bộ ảnh hình thái phân loại các loài Oribatida xác định được ở
vùng nghiên cứu.
3. Nghiên cứu cấu trúc định lượng quần xã Oribatida theo tầng thẳng đứng,
theo đai khí hậu và bước đầu đánh giá vai trò của chúng như yếu tố sinh học chỉ
thị sự thay đổi khí hậu theo đai cao ở vùng nghiên cứu.
4. Tổng quan tài liệu

4.1. Lược sử nghiên cứu Microathropoda trên thế giới.
Nghiên cứu về Ve giáp trên thế giới được bắt đầu từ rất sớm. Từ cuối thế
kỷ XIX, chúng đã được các nhà khoa học nghiên cứu về sinh vật quan tâm và tiến
hành tìm hiểu. Khu hệ Ve giáp luôn được bổ sung bởi số lượng loài mới, được
phát hiện tăng thêm mỗi năm [12] [18].
Ở Trung Quốc, Wang et al. (2002, 2003) đã thống kê được 580 loài và
phân loài thuộc 279 giống và có cung cấp thông tin chi tiết về sự phân bố của mỗi
loài ở các tỉnh của Trung Quốc [50].
3


Đến 2001, khu hệ Ve giáp thế giới đã ghi nhận hơn 1300 giống của 191 họ,
với hơn 10000 loài. Nhưng theo suy đoán của một số nhà khoa học chuyên
nghiên cứu về Ve giáp, số lượng thực tế của các loài còn được tìm nhiều hơn thế
(khoảng từ 50000 – 100000 [50].
Thành phần loài Ve giáp không chỉ được bổ sung từ môi trường đất. 15
giống với nhiều loài chưa được mô tả, đã được thu thập từ thảm mục ở Oxtraylia
(Walter et al., 1993) [38]. Walter đã ước tính rằng có ít nhất 102 loài Ve giáp sống
trong các tán cây của rừng mưa ở Oxtraylia, vòm lá của một cây cao 10m ở vùng
mưa cận nhiệt đới nuôi dưỡng được gần 400000 Ve bét, mà chủ yếu Ve giáp
(Walter et al., 1995) [39]. Có tới 85 giống thuộc 35 họ Ve giáp đã biết được sống
trên cây. Hầu hết các loài thuộc nhóm Brachypylina, 2 giống của nhóm
Desmononata và một giống của Mixonomata cũng được thu thập từ các tán cây.
Một vài taxon Ve giáp có nguồn gốc phát sinh sớm cũng có đại diện ở đây
(Norton, 1986; Walter et al., 1993) [35] [38].
Krivolutski et al, 2004 đã thực hiện công trình nghiên cứu sự cư trú của Ve
giáp trong lông các loài chim ăn thịt, chim cú và đã thu thập được 180 loài từ bộ
lông của hơn 2100 cá thể chim thuộc 150 loài chim với các nhóm sinh thái khác
nhau. Một số loài Ve giáp thường xuyên sống trong lông chim (Krivolutski et al.,
2004) [32].

Nghiên cứu của Karasawa, 2004 cho thấy có một số loài của một vài giống
(bao gồm Hydrozetes Berlese, 1902) sống trong các sinh cảnh nước ngọt: ao, hồ,
sông, một số loài khác sống trong nước mặn: các bãi ven biển, rừng ngập mặn...
(Karasawa, 2004) [29].
Các nghiên cứu về sinh thái - sinh học Ve giáp có thể kể đến: Lindo et al.
(2007), nghiên cứu độ phong phú, độ đa dạng loài và thành phần quần xã Ve
giáp ở dưới mặt đất và trên tán cây của 12 cây thông đỏ ở rừng thông - độc
cần nội địa (British columbia, Canada), các mẫu được thu từ tán lá, từ 3
nhóm địa y khác nhau (địa y dạng lá, địa y dạng sợi và địa y dạng thùy) và
dưới gốc cây. Kết quả cho thấy Ve giáp là nhóm chân khớp ưu thế ở các kiểu
sinh cảnh. Số lượng chân khớp và Ve giáp phong phú nhất ở đất rừng trong
4


mẫu địa y dạng lá so với các sinh cảnh khác (tán cây, địa y dạng sợi, dạng
thùy) (theo Vũ Quang Mạnh, 2013) [47].
S. Karasawa đã nghiên cứu ảnh hưởng của vi sinh cảnh (Microhabitat) và
sự phân cắt địa lý đến quần xã Ve giáp ở rừng ngập mặn tại đảo Ryukyu (Nhật
Bản), 2004. Ve giáp được thu thập từ lá, vỏ cây (ở 3 độ cao 0-50, 50-100, 100150cm cách mặt đất), mẩu rễ cây, đất nền và từ loài tảo biển từ 2 hòn đảo cách
nhau 470km. Kết quả cho thấy: thành phần loài quần xã Ve giáp ở vỏ đầu rễ cây
và vở thân cây có sự sai khác với ở lá cây, đất nền và từ tảo biển ở 2 hòn đảo này;
quần xã Ve giáp ở cùng một kiểu sinh cảnh nhưng sống ở các địa điểm khác nhau
có khuynh hướng giống nhau hơn là những quần xã ở các sinh cảnh khác nhau
nhưng cùng một địa điểm. Điều này có nghĩa là cùng một thành phần loài Ve giáp
ở rừng ngập mặn chịu ảnh hưởng của nhân tố vi sinh cảnh (đặc trưng đặc biệt bởi
các cây ngập nước thủy triều) lớn hơn là do bị phân cách về địa lí (Karasawa S.,
2004) [29].
Zaitsev và Wolters, 2006 đã thực hiện các đợt điều tra thu mẫu Ve giáp
theo một lớp cắt ngang Châu Âu, từ Hà Lan đến Matxcova (liên bang Nga) trong
cùng một kiểu sinh cảnh (rừng rụng lá theo mùa) với mục đích đánh giá tác động

của khí hậu lục địa đến cấu trúc và độ đa dạng của quần xã Ve giáp. Kết quả
nghiên cứu cho thấy: khi hậu lục địa có ảnh hưởng rõ ràng đến cấu trúc, chức
năng và độ đa dạng của các quần thể Ve giáp như làm gia tăng độ phong phú (mật
độ trung bình) của các loài sống trên bề mặt thảm lá, theo chiều từ phía Tây sang
phía Đông và làm giảm độ phong phú cua các loài sống trong lớp thảm. Mặt
khác, cũng có những dấu hiệu chỉ thị cho sự thay đổi cấu trúc khu hệ dần dần,
dọc theo lát cắt từ Tây sang Đông. Kiểu đất đóng vai trò điều chỉnh thành phần
loài và độ giàu loài của quần xã Ve giáp. (Zaitsev et al., 2006) [42].
Trong một nghiên cứu khác của Taylor và Wolters, 2005 hai tác giả đã sử
dụng phương pháp túi lưới dựng lá để làm thực nghiệm nghiên cứu tác động của
sự khô hạn kéo dài của mùa hè đến cấu trúc quần xã Ve giáp trong 2 dạng lá (lá
cây sồi – cây lá rộng và lá cây vân sam – cây lá kim) với hai loại chất lượng (lá
tươi và lá trong thời gian ủ ban đầu). Kết quả cho thấy trong cả hai dạng lá, sự
5


khô hạn có tác động đến sự phát triển của quần xã Ve giáp. Trong thời gian ngắn
của nghiên cứu, quần xã Ve giáp trong lá cây sồi ít nhạy cảm với sự khô hạn hơn
so với quần xã Ve giáp trong lá vân sam. Sự thay đổi về mật độ và thành phần
loài của Ve giáp được ghi nhận chỉ sau một vụ khô hạn của mùa hè đã cho thấy có
tiềm tàng một khả năng xảy ra sự thay đổi có ý nghĩa về cấu trúc quần xã Ve giáp
ở trong cả hai dạng lá nếu khí hậu thay đổi lâu dài (Taylor et al., 2005) [37].
Minor et al., 2004 đã điều tra ảnh hưởng của một vài loại vật liệu bổ sung
vào đất trồng liễu luân phiên trong thời gian ngắn đến độ phong phú, độ đa dạng
và cấu trúc quần xã quần xã Ve bét sống tự do trong đất (gồm hai nhóm Ve giáp
và Mesostigmata) phản ứng với các chất bổ sung khác với nhóm ăn mùn bã và
nấm (Ve giáp). Phân đạm không ảnh hưởng lâu dài đến các nhóm Ve bét. Lớp đất
phủ dẻo màu đen không ảnh hướng đến Mesostigmasa nhưng về lâu dài lại gây
hại cho Ve giáp. Các vật liệu bổ sung vào đất có lợi cho Mesostigmata trong khi
đó, gây bất lợi cho Ve giáp [33].

Chachaj và Seniczak, 2006 nghiên cứu động thái mùa của độ phong phú Ve
giáp ở các đồng cỏ vùng đất thấp và các bãi chăn thả cừu, trâu bò ở một số địa
phương Bắc Ba Lan, kết quả cho thấy: Động vật chăn thả đã làm thay đổi động
thái mùa của mật độ Ve giáp ở bãi chăn thả khi so sánh với đồng cỏ khô, chủ yếu
do độ phong phú của một vài loài Ve giáp. Hầu hết Ve giáp đều nhạy cảm với
động vật chăn thả (Chachaj et al., 2006) [26].
Tìm hiểu về vai trò chỉ thị sinh học của Ve giáp cũng có nhiều công trình
nghiên cứu.
Ve giáp chịu ảnh hưởng có chọn lọc đối với thuốc trừ sâu. Chúng tỏ ra
“trơ” hay không nhạy cảm với thuốc trừ sâu. Thí dụ như với chlopyrifos (Stark,
1992), phản ứng dương tính với thuốc trừ dịch hại (Broadbent và Tomlin, 1979)
và phản ứng âm tính với azadirachtin (Stark, 1992) (theo Vương Thị Hòa và nnk,
2005) [2].
Theo Behan-Pelletier (1999), loài đông đảo xuất hiện chiếm ưu thế trong
những môi trường sống đặc trưng hay trong các quần hợp đặc trưng, chúng như
những sinh vật chỉ thị thích hợp [25].
6


Một số nghiên cứu sơ bộ về chỉ thị sinh học trong môi trường đô thị cũng
cho thấy Ve giáp là nhóm động vật nhạy cảm với sự thay đổi chất lượng không
khí (Weigmann, 1991) [41]. Theo Steiner, ô nhiễm không khí, đặc biệt trong
trường hợp NO2 tăng cao, đã làm suy giảm độ giàu loài của Ve giáp và tạo ra
những quần xã đơn điệu nhiều hơn. Ông cũng lưu ý rằng nhiều loài bị ảnh hưởng
nhiều hơn bởi đặc trưng của vi sinh cảnh (Microhabitat) hơn là bởi mức độ ô
nhiễm và sự thay đổi trong các cấu trúc quần thể [36].
Cấu trúc quần thể, độ giàu loài và đặc điểm sinh sản của Ve giáp cũng có
phản ứng âm tính với liều cao của một số kim loại nặng trong môi trường đô thị.
Tiềm năng của Ve giáp như một nhóm sinh vật chỉ thị chọn lọc cho sự ô nhiễm
không khí và ô nhiễm kim loại nặng là rất quan trọng, cần được nghiên cứu rộng

hơn, nhiều hơn, đặc biệt là ở những nơi mà hệ sinh thái nông nghiệp tiếp giáp gần
gũi với khu vực đô thị (Behan-Pelletier, 1999) [25].
Không chỉ giới hạn trong các vấn đề vừa nêu, trên thế giới còn có nhiều
hướng nghiên cứu khác nữa về Ve giáp như: nghiên cứu nguồn gốc phát sinh Ve
giáp; lịch sử hình thành loài, hướng tiến hóa của Ve giáp; ảnh hưởng của các nhân
tố tự nhiên lên mật độ, thành phần loài Ve giáp; vài trò của Ve giáp trong sự phân
hủy và chu trình dinh dưỡng; nghiên cứu về quy luật và các yếu tố phát tán Ve
giáp; nghiên cứu về môi trường sống Ve giáp; nghiên cứu về sự đa dạng và phân
bố của Ve giáp trên toàn cầu…
4.2. Lược sử nghiên cứu Microathropoda ở Việt Nam
Động vật Arthropoda đất bao gồm ve bét (Acari), hình nhện (Araneida), bọ
cạp (Scorpionida), rết, cuốn chiếu (Chilopoda & Diplopoda) và nhiều côn trùng
(Insecta) khác. Chúng là thành phần quan trọng, không thể thiếu, tham gia vào
các quá trình sinh học của môi trường đất. Cấu trúc quần xã động vật đất
Arthropoda và biến đổi của nó, liên quan chặt chẽ đến tính chất của môi trường.
Nhiều đại diện Arthropoda đất là những thiên địch ăn mồi, cung cấp một số hoạt
chất sinh học quan trọng. Do có vai trò không thể thay thế, nên Arthropoda đất
đang được nghiên cứu nhiều trên toàn thế giới.
7


Oribatida là thành phần ưu thế trong quần xã động vật Arthropoda đất về
đa dạng nhóm phân loại và mật độ quần thể. Khu hệ Oribatida của Việt Nam chỉ
mới bắt đầu được nghiên cứu rộng và chuyên sâu từ năm 1967. Có thể khái quát
quá trình nghiên cứu khu hệ Oribatida và nhóm Chân khớp (Arthropoda) ở hệ
sinh thái đất Việt Nam, qua 3 giai đoạn chính như sau:
4.2.1. Giai đoạn từ năm 1967 - 1986
Trước năm 1967, nghiên cứu Oribatida ở Việt Nam chưa được quan tâm
nhiều và hầu như vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào về nhóm động vật này.
Đến năm 1967, khu hệ Oribatida bắt đầu được các tác giả nước ngoài quan tâm

nghiên cứu. Công trình đầu tiên được công bố là: “New oribatida (Acari,
Oribatei) from Vietnam” của hai tác giả người Hungari là Balogh J. và Mahunka
S. [23]. Qua công trình này các tác giả đã giới thiệu về khu hệ, danh pháp và đặc
điểm phân bố của 33 loài Oribatida, trong đó mô tả 29 loài và 4 giống mới. Tiếp
theo là nghiên cứu của hai tác giả Tiệp Khắc Rajski và Szudrowicz (theo Ermilov
et al., 2011) [43] [44] [45].
Cũng nhóm tác giả này trong các năm 1979, 1980 đã nghiên cứu về
Acarina và Collembola ở đất canh tác, Savan, đất rừng Buôn Lưới, Konhanưng
(xã Sơn Lang, An Khê, Gia Lai + Kontum), nông trường Biển Hồ (Plêiku Gia Lai
– Kontum), trại giống bông Cheo Reo. Theo kết quả nghiên cứu có sự khác nhau
về sự phân bố của Acarina và Colllembola theo mùa và theo chiều sâu thẳng
đứng. Vào mùa khô Acarina và Collembola phân bố chủ yếu ở tầng đất từ 0 – 20
cm (80%, 75,4% tương ứng của mỗi nhóm trong tổng số lượng). Mùa mưa 2
nhóm động vật này phân bố đồng đều hơn theo chiều sâu thẳng đứng ở độ sâu từ
0 – 40 cm. Thành phần loài Acarina và Collembola có sự sai khác rất nhỏ giữa
mùa mưa và mùa khô: mùa mưa Acarina chiếm 75,5%, Collembola chiếm 25,5%,
mùa khô các tỉ lệ đó là 75,4% Acarina và 24,6% Collembola (theo Vũ Quang
Mạnh và nnk, 2012 [17].
Công trình đầu tiên đánh dấu cho sự phát triển của nghiên cứu trong giai
đoạn này là nghiên cứu về nhóm chân khớp bé (Microarthropoda) ở đất Cà Mau
(Minh Hải) và Từ Liêm (Hà Nội) năm 1984 của Vũ Quang Mạnh. Tác giả đã tiến
8


hành nghiên cứu trên bờ sông Nhuệ, ở ruộng luân canh rau xanh xã Mai Dịch (Từ
Liêm, Hà Nội) và ở vườn trồng các loại cây lâu niên và rau xanh ven thị xã Cà
Mau (Minh Hải) [6].
4.2.2. Giai đoạn từ năm 1987 - 2007
Trong giai đoạn này đầu tiên có thể kể đến công bố của Mara Jeleva và Vũ
Quang Mạnh năm 1987 về ve giáp bậc thấp ở miền Bắc Việt Nam. Trong công

trình này, các tác giả giới thiệu đặc điểm phân bố, danh pháp phân loại học của
những loài ve giáp bậc thấp đã phát hiện được tại thời điểm nghiên cứu ở miền
Bắc Việt Nam (Jeleva M. và Vu Quang Manh, 1987) [46].
Năm 1990, các tác giả Vũ Quang Mạnh và Cao Văn Thuật đã có nghiên
cứu về cấu trúc định lượng của nhóm chân khớp bé (Microarthropoda: Oribatei,
Acari khác và Collembola) ở 7 kiểu hệ sinh thái, 5 dải độ cao khí hậu và 3 loại
đất vùng đồi núi đông bắc Việt Nam. Các tác giả đã xác định được mật độ chân
khớp bé trong lớp đất mặt 10 cm thay đổi từ 4040 đến 12180 cá thể / 1m 2 ở các
hệ sinh thái, từ 2750 đến 16530 cá thể /1m2 ở các dải độ cao khí hậu và từ 5390
đến 6200 cá thể/1m2 ở các loại đất nghiên cứu. Lớn nhất là sai khác mật độ nhóm
chân khớp bé ở các dải độ cao khí hậu; còn ở các loại đất khác nhau thì sai khác
này hầu như không có. Từ hệ sinh thái vườn trồng cây gỗ và cây ngắn ngày
quanh khu dân cư cho đến hệ sinh thái rừng nguyên sinh nhóm ve giáp luôn
chiếm số lượng lớn, từ 72,1% cho đến 83,7% tổng số lượng nhóm chân khớp bé,
còn nhóm bọ nhảy chỉ dưới 10% tổng số lượng. Chỉ riêng hệ sinh thái nông
nghiệp điển hình bọ nhảy chiếm đến 32,8% tổng số lượng chân khớp bé. Theo dải
độ cao khí hậu có khuynh hướng tăng số lượng nhóm chân khớp bé ở dải nhiệt
đới có mùa đông rét, cao 600 – 300m, và giảm chỉ số này ở dải nhiệt đới không
có mùa đông rét, cao 100 – 30 m, còn ở các dải khí hậu còn lại thì số lượng của
chúng giữ vị trí trung bình, so với 2 dải cao trên. Nhóm ve giáp luôn có số lượng
lớn trong tổng số chân khớp bé, từ 65,7% đến 81,5%, còn bọ nhảy cũng chỉ
chiếm số lượng ít, từ 2,6% đến 15,1% tổng số lượng chân khớp bé. Nghiên cứu
trên 3 loại đất (đất pheralít mùn vàng nhạt trên núi cao, đất pheralít đỏ nâu trên
nền vôi và đất phù sa ngòi suối), các tác giả cũng chỉ ra rằng số lượng nhóm ve
9


giáp và cả nhóm chân khớp bé không chênh lệch nhiều giữa 3 kiểu đất nghiên
cứu từ 3480 đến 4080 ve giáp và từ 5390 đến 6200 chân khớp bé trên 1m 2 mặt
đất [15]. Như vậy có thể nói đây là một trong các công trình nghiên cứu khá đầy

đủ về nhóm Oribatida. Các đặc điểm sinh thái học của nhóm động vật này đã
được lần lượt phân tích dưới tác động của các nhóm nhân tố sinh thái. Đặc biệt
trong nghiên cứu này tác giả đã chú ý đến ảnh hưởng của đai khí hậu đến cấu trúc
quần xã Oribatida, đây là một hướng nghiên cứu mới trong giai đoạn này.
Trong thông báo khoa học của các trường đại học năm 1994, Vũ Quang
Mạnh đã đưa ra dẫn liệu về cấu trúc quần xã ve giáp (Acari: Oribatei) vùng đảo
Cát Bà ven biển Bắc Việt Nam. Qua nghiên cứu tác giả đã giới thiệu danh sách
các loài ve giáp, sống ở đất vùng ven biển Yên Hưng (Quảng Ninh), đảo Cát Bà
(Hải Phòng) và đồng bằng sông Hồng (Từ Liêm, Hà Nội). Tác giả đã xác định
được 28 loài ve giáp thuộc 16 họ, 22 giống [9].
Năm 1995, Vũ Quang Mạnh đã công bố công trình nghiên cứu vai trò
của hệ động vật đất đối với quá trình cải tạo đất, góp phần phủ xanh đất trống
đồi trọc [10].
Tổng kết quá trình nghiên cứu về ve giáp ở Việt Nam của bản thân tác giả
và các tác giả có liên quan, năm 1995, Vũ Quang Mạnh và Vương Thị Hòa đã
công bố danh sách đầy đủ các loài ve giáp đất (Acari: Oribatei) ở Việt Nam tại
thời điểm tổng kết. Danh sách này bao gồm 146 loài ve giáp thuộc 87 giống, 44
họ. Tính đa dạng phân loại học của khu hệ ve giáp thể hiện chủ yếu ở các taxon
phân loại bậc giống và họ. Trung bình cứ 1 họ có 2 giống, mỗi giống có chưa đến
2 loài. Trong 44 họ ve giáp đất ở Việt Nam, thì 56,82% họ chỉ có 1 giống. chỉ
riêng họ Oppiidae có 10 giống còn tất cả các họ còn lại chỉ có 5 giống trở xuống.
Trong 44 họ ve giáp thì số họ có từ 1 – 5 loài chiếm 86,36%, số họ chỉ có 1 loài
chiếm 47,73%. Còn các họ có từ 6 loài trở lên chiếm 13,63% tổng số họ [13].
Năm 1997, trong công trình nghiên cứu khu hệ Oribatida của vùng núi cao
Phanxipăng, Krivolutsky và cộng sự đã phát hiện ra 7 họ không những là đại diện
đặc trưng của miền Bắc Việt Nam mà còn là đặc trưng của hệ động vật mang tính
Ấn Độ - Mã Lai, với yếu tố khí hậu ôn đới [48].
10



Một trong các hướng nghiên cứu thu hút được rất nhiều sự chú ý của các
chuyên gia chuyên ngành là nghiên cứu về vai trò chỉ thị sinh học của Ve giáp nói
riêng và của nhóm động vật chân khớp bé nói chung. Thuộc vào hướng nghiên
cứu này, có thể kể đến công trình nghiên cứu của nhóm tác giả Vũ Quang Mạnh,
Đỗ Huy Trình, Nguyễn Trí Tiến báo cáo tại hội thảo bảo vệ môi trường và sử
dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên năm 2002. Trong công trình này các tác giả đã
nghiên cứu về ảnh hưởng của chế độ bón phân lên cấu trúc quần xã động vật chân
khớp bé (Microarthropoda) ở đất canh tác vùng Bắc Giang. Các tác giả đã nghiên
cứu cấu trúc và mật độ các nhóm ve bét chính ở đất canh tác với 7 chế độ bón
phân khác nhau và ở đất đối chứng. Các mẫu đất được thu theo hai tầng thẳng
đứng, tầng 1: sâu trong đất từ 0 – 10cm, tầng 2: sâu trong đất từ 11 – 20cm. Các
nhóm ve bét chính được khảo sát và đối chứng là ve giáp (Oribatei), ve mò mạt
(Gamasina), ve Uropodina và ve bét khác (other Acarina) [19].
Năm 2004, Vũ Quang Mạnh và Nguyễn Xuân Lâm đã đưa ra kết quả
nghiên cứu quần xã chân khớp bé ở các đai khí hậu của vườn quốc gia Tam Đảo.
Các tác giả đã tiến hành nghiên cứu ở các đai độ cao 450m, 900m và 1300m. Kết
quả phân tích về mật độ, phân bố và cấu trúc nhóm cho thấy ở đai cao khí hậu
1300, trên 1m2 số lượng nhóm Oribatei, Collembola chiếm 34,46%, 0,8% tổng số
lượng cá thể chân khớp bé còn lại các ve bét khác chiếm số lượng chủ yếu. Ở đai
cao khí hậu 900m, tỉ lệ số lượng cá thể Oribatei, Acarina khác và Collembola lần
lượt là: 39,9%, 23,3%, 23,7%. Tương ứng ở đai cao khí hậu 450m, các tỉ lệ này
tương ứng là: 50,3%, 19,4%, 15,7%. Như vậy tỉ lệ số lượng cá thể nhóm Oribatei
có xu hướng tăng theo chiều giảm độ cao của đai khí hậu. Đặc điểm khác biệt có
ở mật độ quần xã chân khớp bé đạt lớn nhất ở hệ sinh thái rừng của đai cao
900m, thấp hơn và tương đối đồng đều ở đai cao 1300m và 450m, không xác
định thấy có sự sai khác đặc biệt trong cấu trúc quần xã chân khớp bé, theo ba đai
cao khí hậu của vườn quốc gia Tam Đảo. Kết quả phân tích về mật độ, phân bố và
tỷ lệ giữa các nhom Oribatei, ve Gamasina và ve Uropodina cho thấy ở đai cao
1300m tỷ lệ số lượng cá thể của Oribatei, Gamasina và Uropodina lần lượt là
39,3%, 4,5% và 8,5%. Ở đai cao 900m, các tỷ lệ này là 63,1%, 19% và 7%. Còn

11


ở đai cao khí hậu 450m, Oribatei chiếm 72,2%, Gamasina chiếm 20,5% và
Uropodina chỉ chiếm 0,1%. Như vậy tương tự như ở các nhóm chân khớp bé, mật
độ quần xã Acarina đạt lớn nhất ở hệ sinh thái rừng của đai cao 900m, thấp hơn
và tương đối đồng đều hơn ở các đai cao 1300m và 450m [14].
Ngoài các công trình trên, còn phải kể đến của nhóm tác giả Vương Thị
Hòa, Hoàng Nguyên Bình, Nguyễn Sỹ Vinh, Vũ Quang Mạnh được công bố
năm 2005, nghiên cứu về ảnh hưởng của thuốc trừ sâu Shachong Shuang 200
SL đến cấu trúc và số lượng của động vật chân khớp bé ( Microarthropoda) ở
đất vườn thí nghiệm khoa sinh – KTNN trường ĐHSPHN2 Xuân Hòa, Mê
Linh, Vĩnh Phúc [3].
Năm 2007, trong báo cáo hội nghị khoa học toàn quốc về sinh thái và tài
nguyên sinh vật lần thứ hai, Vũ Quang Mạnh đã trình bày việc áp dụng phương
pháp biểu đồ lưới trong nghiên cứu cấu trúc quần xã động vật. Tác giả đã trình
bày kết quả phân tích sự hình thành quần xã động vật ve giáp (Acari: Oribatida) ở
miền bắc Việt Nam bằng phương pháp biểu đồ lưới. Cấu trúc quần xã đã được
khảo sát theo 6 kiểu hệ sinh thái khác nhau ở miền Bắc Việt Nam. Qua phân tích
bằng phương pháp biểu đồ lưới ta thấy sự biến đổi của quần xã ve giáp ở các hệ
sinh thái đất ở miền Bắc Việt Nam diễn ra theo trình tự, từ rừng tự nhiên đến các
hệ sinh thái nhân tác, mà trong đó gồm cả rừng nhân tác, cuối cùng là trảng cỏ tự
nhiên và cây bụi. Mẫu phân tích ở mức độ loài thu được từ các vùng và sinh cảnh
càng đồng nhất càng tốt. Đối với các nhóm động vật đất, có thể thu mẫu theo đặc
điểm tầng thảm phủ thực vật, theo các tán cây rừng , theo các tầng sâu trong đất,
theo mùa trong năm. Các số liệu để so sánh có thể là dẫn liệu định tính của khu
hệ, như danh sách thành phần loài hay tính chất của các pha phát triển, tuổi sinh
học hoặc các số liệu định lượng cá thể, sinh lượng… Phương pháp biểu đồ lưới
có thể dùng để so sánh từng đôi giá trị chỉ số đồng dạng thành phần loài đồng
thời với nhiều chỉ tiêu khác nhau trong cùng một thời điểm [11].

Một trong những công trình tiêu biểu đánh dấu bước phát triển trong giai
đoạn này là Động vật chí của Vũ Quang Mạnh được công bố năm 2007. Trong

12


công trình này tác giả đã trình bày danh sách gồm 150 loài ve giáp phát hiện
được ở Việt Nam cho đến thời điểm nghiên cứu [12].
4.2.3. Giai đoạn từ năm 2008 đến nay
Đầu tiên có thể kể đến công trình của Vũ Quang Mạnh, Lưu Thanh Ngọc,
Nguyễn Hải Tiến nghiên cứu về cấu trúc quần xã chân khớp bé
(Microarthropoda: Oribatida, Collembola) ở đất liên quan đến đặc điểm thảm cây
trồng ở vùng đồng bằng sông Hồng, Việt Nam. Nghiên cứu được tiến hành ở 5
tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng: Hà Tây, Hà Nội, Thái Bình, Nam Định, trên 6
loại sinh cảnh: rừng tự nhiên, rừng nhân tác, đất trồng cây gỗ lâu năm, vườn
quanh nhà trồng xen cây lâu năm và ngắn ngày, trảng cỏ và bãi cỏ hoang, ruộng
canh tác lúa cạn. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đã xác định được 32 loài Oribatida
ở vùng đồng bằng sông Hồng. Ở sinh cảnh rừng tự nhiên Oribatida luôn chiếm
mật độ ưu thế với 8.267 cá thể/m 2, chiếm 40,26% tổng số lượng chân khớp bé.
Trong cấu trúc quần xã Microarthropoda ở rừng nhân tác, Oribatida cũng chiếm
mật độ lớn nhất với 9.333 cá thể/m2, chiếm 48,28% tổng số lượng cá thể chân
khớp bé. Trong mẫu thảm lá rừng nhân tác mật độ Microarthropoda xác định
được là thấp hơn so với rừng tự nhiên. Ở sinh cảnh đất trồng cây gỗ lâu năm xác
định thấy mật độ các nhóm Microarthropoda tăng đáng kể và Oribatida đạt mật
độ cao nhất với 14.400 cá thể/m2. Ở sinh cảnh vườn quanh nhà trồng xen cây lâu
năm và ngắn ngày, xác định thấy có sự sai khác rõ rệt về mật độ của Oribatida so
với các sinh cảnh nghiên cứu khác. Oribatida chỉ đạt 5.511 cá thể/m 2 và chiếm
14,8%, là mật độ rất thấp so với các nhóm Microarthropoda khác cùng sinh cảnh
nghiên cứu. Nhóm Oribatida có mật độ cá thể lớn nhất ở sinh cảnh trảng cỏ và
bãi cỏ hoang, so với 5 sinh cảnh nghiên cứu còn lại, đạt 16.400 cá thể/m 2, chiếm

48,24% tổng số lượng Microarthropoda. Thành phần loài Oribatida phát hiện
được ở sinh cảnh trảng cỏ và bãi cỏ hoang khá lớn so với các sinh cảnh khác.
Phân tích cấu trúc quần xã Microarthropoda ở sinh cảnh ruộng canh tác lúa cạn cho
thấy, Oribatida có mật độ lớn nhất với 9.600 cá thể/m2. Tuy nhiên đa dạng thành
phần loài Oribatida ở sinh cảnh ruộng lúa cạn là rất thấp, chỉ phát hiện được 2 loài.
Kết quả nghiên cứu còn cho thấy rằng, cấu trúc quần xã Microarthropoda nói
13


chung và thành phần loài Oribatida nói riêng ở vùng nghiên cứu có sự biến đổi
liên quan đến đặc điểm cây trồng và thảm phủ thực vật [16].
Một công trình khác nghiên cứu về Oribatida ở vườn quốc gia Phong Nha
– Kẻ Bàng là công trình của Nguyễn Hải Tiến, Vũ Quang Mạnh. Các tác giả đã
nghiên cứu về vai trò chỉ thị sinh học của cấu trúc quần xã ve giáp với sự thay đổi
điều kiện môi trường ở khu vực nghiên cứu. Tác giả tiến hành nghiên cứu trên 5
sinh cảnh theo diễn thế suy giảm của thảm rừng gồm: rừng tự nhiên, rừng nhân
tác trên nền núi đá vôi và trên nền núi đất, đất canh tác nông nghiệp, đất trảng cỏ,
cây bụi và đất bồi tụ ven sông. Qua nghiên cứu tác giả đã ghi nhận được 106 loài
và 1 phân loài Oribatida, trong đó có 24 loài mới xác định đến giống. Các loài và
phân loài này thuộc 73 giống, 40 họ theo hệ thống phân loại của P. Balogh và J.
Balogh (1992, 2002) [22] [24].
Trong các công trình được công bố gần đây thì có thể nói công trình có
mức nghiên cứu chuyên sâu và rộng nhất công trình nghiên cứu về hệ thống, địa
động vât, hình thái và vai trò trong hệ sinh thái của oribatida của Vũ Quang Mạnh
được trình bày trong luận án tiến sĩ khoa học của tác giả. Trong công trình này tác
giả đã tổng kết và đưa ra danh sách đầy đủ các loài oribatida đã được phát hiện ở
Việt Nam tại 7 khu vực cho tới thời điểm nghiên cứu. Theo đó về đa dạng thành
phần loài ve giáp tại tất cả các địa điểm nghiên cứu được ghi nhận gồm 316 loài
và 4 phân loài, thuộc 163 giống và 60 họ và 2 phân họ. trong đó có 155 loài
(48,44% tổng số loài) lần đầu tiên được phát hiện cho khu hệ Ve giáp Việt Nam

và 183 loài được mô tả mới cho khoa học. Đặc biệt trong công trình này tác giả
đã đưa ra được bộ ảnh chụp và kích thước đo được của đa số các loài được mô tả.
Từ phân tích kết quả thu được tác giả đánh giá một trong các đặc trưng địa động
vật học của khu hệ ve giáp Việt Nam là tính đa dạng. Nó bao gồm tất cả 8 yếu tố
địa động vật thế giới chỉ trừ Nam cực. Thành phần địa động vật chủ yếu cả khu
hệ ve giáp Việt Nam là các loài phương Đông với 192 loài (chiếm 60,0%) tổng số
loài đã được ghi nhận tại Việt Nam. Khu hệ Việt Nam có tính đặc trưng cao với
111 loài (chiếm 34,68% tổng số loài) chỉ phát hiện ở Việt Nam [47].
14


Cho đến nay, đã có nhiều đề tài của sinh viên làm luận văn tốt nghiệp, luận
văn Thạc sỹ, luận án Tiến sỹ nghiên cứu nhóm đối tượng này ở nhiều địa điểm
khác nhau, nhiều phạm vi và nội dung khác nhau (Ngô Như Hải, 2011; Nguyễn
Hải Tiến 2012,...) [1], [21].
Như vậy, nghiên cứu Microarthropoda ở Việt Nam đã bắt đầu từ thế kỷ XX
nhưng mới chỉ tiến hành lẻ tẻ, không đồng bộ. Cho đến cuối những năm 1970 đến
1980 với hàng loạt các công trình do các tác giả Việt Nam tiến hành đã đề cập
vấn đề một cách toàn diện, có hệ thống và đã đạt được nhiều kết quả đáng chú ý.
5. Đối tượng, địa điểm, thời gian và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu
Đối tượng:
Nghiên cứu các loài thuộc bộ Ve giáp (Oribatida), phân lớp ve bét (Acari),
lớp hình nhện (Arachnida), phân ngành chân khớp có kìm (Chelicerata), ngành
chân khớp (Arthopoda) ở vùng núi Mẫu Sơn tỉnh Lạng Sơn.
Thời gian:
Tiến hành nghiên cứu thực địa thu mẫu vào tháng 6 năm 2014. Ngay khi đi
thu mẫu về, chúng tôi đã tiến hành lọc và tách mẫu Microarthropoda ra khỏi đất
trong phòng thí nghiệm. Sau đó tiến hành tách mẫu, phân tích và xử lý số liệu từ
đầu tháng 7/2014 cho đến cuối tháng 5/2015.

Địa điểm:
Nghiên cứu được tiến hành ở vùng núi Mẫu Sơn huyện Lộc Bình, tỉnh
Lạng Sơn. Ở 4 đai cao khí hậu (theo Vũ Tự Lập, 2006) [5].
Đai cao (I) (<300m). Tọa độ địa lý: 21° 50’ 48.6” N - 107° 00’688” E.
Đai cao (II) (>300m-600m). Tọa độ địa lý: 21° 50’ 48.3” N - 107° 00’672” E.
Đai cao (III) (>600-900m). Tọa độ địa lý: 21° 50’ 50,7” N - 108° 00’689” E.
Đai cao (IV) (>900-1200m). Tọa độ địa lý: 21° 50’ 57,5” N-108° 00’721” E.

15


5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Thu mẫu đất, tầng rêu và thảm lá rừng
Phương pháp thu mẫu đất, tách lọc và phân tích xử lý mẫu Oribatida được
sử dụng theo phương pháp chuẩn chuyên ngành và đã được áp dụng đồng bộ ở
Việt Nam. Mẫu thu tại sinh cảnh rừng tự nhiên ở các đai cao.
Mẫu rêu trên mặt đất: 0 → +100cm (kí hiệu +1); Mẫu thảm lá rừng trên
mặt đất: 0cm (kí hiệu: 0); Mẫu đất thu được ở 2 độ sâu thẳng đứng trong đất: 0
-10cm, 10 - 20cm (kí hiệu lần lượt là -1, -2)
Trọng lượng mỗi mẫu rêu là 200g/ 1 mẫu.
Kích thước mỗi mẫu thảm lá rừng là (25x25)cm2
Kích thước mỗi mẫu đất là (5x5x10)cm3.
Lấy mẫu tại 4 điểm thuộc mỗi đai cao. Mỗi điểm lấy 5 mẫu định lượng.
Tổng số mẫu thu ở 4 đai cao khí hậu: 80 mẫu định lượng. Mẫu định tính được thu
ở quanh điểm thu mẫu định lượng để bổ sung thành phần loài Ve giáp ở khu vực
nghiên cứu.
Máy GPS đo tọa độ, bản đồ, thu mẫu bằng hộp kim loại có kích thước
(5x5x15) cm3, thuổng, dao cạo rêu, thước kẻ, túi nilon, giấy etiket (giấy can),
máy ảnh chụp sinh cảnh, sổ nhật kí, bút, bút phớt.
Dùng hộp kim loại (5x5x15) cm 3, thuổng lấy mẫu đất ở vị trí nêu trên.

Ở mỗi vị trí ta thu mẫu đất vào túi nilon nhỏ ghi rõ thông tin vào giấy can
buộc mẫu.
Các mẫu cùng đai cao thì cho vào 1 túi to ghi kí hiệu để tránh nhầm lẫn.
Chú thích kí hiệu ghi trên giấy can theo 1 trình tự nhất định.
Ghi nhật kí thực địa: ngày thu, người thu, thời tiết, sinh cảnh, phỏng vấn
qua dân địa phương...
Mẫu được đem về phòng thí nghiệm để phân tích không để quá 3 ngày.

16


5.2.2. Phương pháp tách lọc mẫu Microarthropoda
Tiến hành tách lọc động vật chân khớp bé (Microarthropoda) ra khỏi đất
theo phương pháp dùng phễu lọc Berlese – Tullgren trong thời gian 7 ngày đêm.
Mẫu đất trên phễu lọc khô dần và theo đó, Microarthropoda sẽ chui dần xuống
phía dưới qua phễu lọc và rơi xuống đáy phễu. Dưới đáy phễu có gắn ống
nghiệm, bên trong đựng dung dịch cồn nguyên chất để cố định mẫu.
Phễu lọc thủy tinh (hoặc giấy cứng) cao 30cm; đường kính miệng 18cm;
đường kính vòi 1,0cm
Rây lọc hình trụ có thành vành kim loại đường kính 15cm, cao 4cm, lưới
lọc bằng sợi nilon có kích thước mắt lưới (1,5x1,5) mm
Giá gỗ, vòi gắn phễu với ống nghiệm (quả bóng bay)
Giấy etiket, cồn nguyên chất.
Các mẫu đất được bẻ nhỏ rải đều trên mặt rây, phần vụn lọt qua mắt lưới sẽ
được đổ lại trước khi đặt rây lên phễu.
Rây để vào miệng phễu cứng, vòi phễu có ống thu đựng dung dịch định
hình là cồn nguyên chất và giấy can ghi thông số.
Lọc trong 7 ngày đêm liên tục và để cố định tránh va chạm.
Sau khi lọc dùng bông không thấm nước nút kín ống nghiệm và dùng dây
nịt bó những ống có cùng công thức và cho vào lọ ghi nhãn để phân tích tránh

nhầm lẫn.
5.2.3. Phân tích và định loại Ve giáp
Giấy lọc, cốc thủy tinh, nước cất, đĩa Petri, kính hiển vi, kim phân tích, lam
lõm, bút không phai, dung dịch định hình axit lactic.
Dùng giấy lọc có chia ô gấp hình phễu đặt lên cốc thủy tinh.
Đổ dung dịch trong ống nghiệm lên phễu lọc đó, tráng lại nhiều lần bằng
nước cất để tránh sót mẫu.
Sau khi lọc đặt giấy lọc chứa mẫu lên đĩa Petri có ghi rõ thông tin ở
đáy hộp.
Tiến hành phân tích dưới kính hiển vi có độ phóng đại 200- 400 lần.

17


×