Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Nghiên cứu bào chế proliposome berberin ứng dụng dùng đường uống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 53 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

TRẦN THỊ HUẾ

NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ
PROLIPOSOME BERBERIN
ỨNG DỤNG DÙNG ĐƯỜNG UỐNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI - 2019


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

TRẦN THỊ HUẾ
MSV: 1401266

NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ
PROLIPOSOME BERBERIN
ỨNG DỤNG DÙNG ĐƯỜNG UỐNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Người hướng dẫn:
1. TS. Trần Thị Hải Yến
2. ThS. Dương Thị Thuấn
Nơi thực hiện:
Bộ môn bào chế

HÀ NỘI - 2019



LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến:
TS. Trần Thị Hải Yến
ThS. Dương Thị Thuấn
Là những người thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn quý thầy cô, các anh chị kĩ thuật viên bộ
môn Bào chế - Trường Đại học Dược Hà Nội đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và tạo
điều kiện cho tôi trong suất quá trình nghiên cứu.
Nhân đây tôi xin được gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong ban giám hiệu,
các phòng ban và cán bộ nhân viên Trường Đại học Dược Hà Nội đã dạy bảo tôi
trong suốt 5 năm học.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã luôn
cổ vũ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và làm khóa luận này.
Hà Nội, tháng 5 năm 2019
Sinh viên
Trần Thị Huế


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ................................................................................. 2
1.1. Đại cương về berberin ................................................................................. 2
1.1.1. Công thức hóa học ................................................................................ 2
1.1.2. Nguồn gốc ............................................................................................. 2
1.1.3. Tính chất hóa lý .................................................................................... 2

1.1.4. Tác dụng dược lý .................................................................................. 3
1.1.5. Đặc tính dược động học ........................................................................ 3
1.1.6. Một số chế phẩm berberin trên thị trường ............................................ 4
1.2. Đại cương về proliposome .......................................................................... 4
1.2.1. Khái niệm .............................................................................................. 4
1.2.2. Thành phần............................................................................................ 5
1.2.3. Các phương pháp bào chế proliposome ................................................ 8
1.2.4. Ưu nhược điểm của proliposome ........................................................ 11
1.2.5. Ứng dụng............................................................................................. 11
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (NGUYÊN
LIỆU, THIẾT BỊ, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU) ............ 16
2.1. Đối tượng nghiên cứu, nguyên liệu và thiết bị nghiên cứu ...................... 16
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 16
2.1.2. Nguyên liệu ......................................................................................... 16
2.1.3. Thiết bị ................................................................................................ 16
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 17
2.3. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 17
2.3.1. Phương pháp bào chế proliposome berberin bằng phương pháp tráng
film trên bề mặt chất mang ........................................................................... 17
2.3.2. Phương pháp hydrat hóa proliposome BBR ....................................... 17
2.3.3. Phương pháp đánh giá proliposome berberin ..................................... 18
2.4. Phương pháp xử lý số liệu......................................................................... 20


CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .............................. 21
3.1. Khảo sát một số công thức bào chế proliposome berberin ....................... 21
3.1.1. Khảo sát một số chất mang ................................................................. 21
3.1.2. Khảo sát nhiệt độ hydrat hóa proliposome berberin ........................... 22
3.1.3. Khảo sát tỉ lệ mol các thành phần trong công thức............................. 23
3.1.4. Khảo sát về tỉ lệ khối lượng lipid : chất mang .................................... 25

3.1.5. Khảo sát về kích thước sorbitol .......................................................... 26
3.1.6. Khảo sát tỉ lệ dung môi sử dụng ......................................................... 27
3.1.7. Công thức bào chế proliposome BBR ................................................ 27
3.2. Khảo sát một số thông số kỹ thuật bào chế proliposome berberin ........... 28
3.2.1. Nhiệt độ cất quay ................................................................................ 28
3.2.2. Tốc độ cất quay ................................................................................... 29
3.2.3. Đề xuất quy trình bào chế proliposome bằng phương pháp tráng film
trên bề mặt chất mang. .................................................................................. 30
3.3. Đánh giá một số đặc tính của proliposome berberin ................................ 32
3.3.1. Hình thức............................................................................................. 32
3.3.2. Đánh giá hình thái liposome BBR ...................................................... 32
3.3.3. Kích thước tiểu phân ........................................................................... 33
3.3.4. Phân tích nhiệt quét vi sai (DSC)........................................................ 34
3.3.5. Hàm lượng dược chất.......................................................................... 35
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ................................................................................ 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ/ cụm từ đầy đủ

STT

Viết tắt

1

BBR


Berberin

2

BCS

Hệ thống phân loại sinh dược học (Biopharmaceutics
classification system)

3

ChoL

Cholesterol

4

DDPC

Didecanoylphosphocholin

5

DMPC

Dimyristoyl phosphatidylcholin

6

DMPG


Dimyristoyl phosphatidylglycerol

7

DPIs

Thuốc hít dạng bột khô (Dry powered inhalers)

8

DSC

Phân tích nhiệt vi sai (Differential scanning calorimetry)

9

DSPC

Distearoyl phosphatidylcholin

10

EPC

11

HEPC

12


HPC

Hexadecylphosphocholin

13

HSPC

Hydrogenated soyphosphatidylcholin

14

KTTP

Kích thước tiểu phân

15

LDL

Lipoprotein phân tử lượng thấp (Low-density lipoprotein)

16

MCC

Cellulose vi tinh thể (Microcrystalline cellulose)

17


MeOH

Methanol

18

MLV

Liposome đa lớp (Multilamellar vesicle)

19

PC

20

SCCO2

21

SPC

Soybean phosphatidylcholin

22

UV

Liposome đơn lớp (Unilamellar Vesicle)


23

UV-VIS

Egg phosphatidylcholin
Hydrogenated Egg phosphatidylcholin

Phosphatidylcholin
Carbon dioxid siêu tới hạn (Supercritical carbon dioxide)

Quang phổ hấp thụ tử ngoại


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Một số chế phẩm berberin trên thị trường ............................................ 4
Bảng 1.2. Một số lipid được sử dụng bào chế proliposome ................................. 6
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của các chất mang sử dụng đến KTTP liposome BBR
............................................................................................................................. 21
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ hydrat hóa đến KTTP liposome BBR ........ 22
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của tỉ lệ mol các thành phần đến KTTP liposome BBR...
............................................................................................................................. 24
Bảng 3.4. Ảnh hưởng tỉ lệ lipid : sorbitol (kl/kl) đến kích KTTP liposome BBR
............................................................................................................................. 25
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của kích thước sorbitolđến KTTP liposome BBR........... 26
Bảng 3.6. Ảnh hưởng tỉ lệ dung môi đến KTTP liposome BBR ........................ 27
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của nhiệt độ cất quay đến KTTP liposome BBR ............ 28
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của tốc độ cất quay đến KTTP liposome BBR ............... 29
Bảng 3.9. Phân bố KTTP liposome BBR............................................................ 33
Bảng 3.10. Mật độ quang của các dung dịch berberin base ................................ 35



DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Công thức cấu tạo của berberin base .................................................... 2
Hình 1.2. Cấu trúc của liposome ........................................................................... 5
Hình 1.3. Cấu trúc lớp màng phospholipid kép .................................................... 6
Hình 1.4. Sự phân bố của cholesterol và phospholipid ......................................... 7
Hình 1.5. Thiết bị cất quay chuẩn bị proliposome ................................................ 8
Hình 2.1. Nguyên liệu dùng trong nghiên cứu .................................................... 16
Hình 3.1. Sơ đồ tóm tắt quy trình bào chế proliposome berberin ....................... 31
Hình 3.2.(a) Bột proliposome BBR, (b) Hỗn dịch liposome BBR ..................... 32
Hình 3.3. Hình ảnh FESEM của liposome BBR ................................................ 33
Hình 3.4. Đồ thị phân bố kích thước tiểu phân liposome BBR .......................... 33
Hình 3.5. Phổ DSC của proliposome BBR, HSPC, Sorbitol, BBR, Cholestrol . 34
Hình 3.6. Đồ thị biểu diễn mối tương quan tuyến tính giữa mật độ quang và nồng
độ ......................................................................................................................... 35


ĐẶT VẤN ĐỀ
Berberin là một isoquinolin alcaloid đã được sử dụng từ rất lâu để điều trị
các bệnh đường tiêu hóa như tiêu chảy, viêm đại tràng, lỵ trực khuẩn,...Gần đây,
nhiều nghiên cứu mới cho thấy berberin có nhiều tiềm năng trong điều trị các bệnh
như tiểu đường, tăng lipid máu, nhồi máu cơ tim, động kinh,...Trong hệ thống
phân loại BCS, berberin thuộc nhóm III, có tính thấm qua màng sinh học kém nên
sinh khả dụng đường uống của berberin rất thấp.
Liposome là những hạt có cấu trúc hình cầu, bao gồm một nhân ưa nước ở
giữa được bao bọc bởi lớp vỏ phospholipid gồm một hay nhiều lớp [12]. Liposome
đã được nghiên cứu rộng rãi ứng dụng để đưa thuốc tới đích, kiểm soát giải phóng
thuốc, tăng độ tan của dược chất khó tan, tăng tính thấm qua màng sinh học. Tuy
nhiên liposome kém ổn định về mặt hóa lý, chúng có thể bị lắng đọng, kết tụ, thủy

phân hay oxy hóa phospholipid. Để cải thiện độ ổn định của liposome, có nhiều
phương pháp như kiểm soát kích thước các hạt, thay đổi thành phần lipid, ổn định
điện tích,...[43]. Năm 1986, Payne và cộng sự [27] mô tả một hệ vận chuyển thuốc
mới giúp tăng độ ổn định của liposome, đó là proliposome. Proliposome là các
hạt khô, trơn chảy tốt, khi thêm nước chúng phân tán thành hỗn dịch liposome.
Do tồn tại ở trạng thái rắn nên hầu hết các vấn đề về độ ổn định của liposome
được giải quyết.
Do đó đề tài “ Nghiên cứu bào chế proliposome berberin ứng dụng dùng
đường uống” được tiến hành nhằm mục đích:
1. Xây dựng được công thức bào chế proliposome berberin.
2. Xây dựng được quy trình bào chế proliposome berberin bằng phương pháp
tráng film trên bề mặt chất mang.

1


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Đại cương về berberin
1.1.1. Công thức hóa học

Hình 1.1. Công thức cấu tạo của berberin base
- Công thức phân tử: C20H19NO5
- Danh pháp IUPAC:
5,6 - dihydro - 9,10 - dimethoxy - 1,3 - dioxa - 6a - azoniaindeno (5,6 - a)
antharacen hydroxid
- Khối lượng phân tử: 353,374 g/mol
1.1.2. Nguồn gốc
- Berberin là một alcaloid thực vật thuộc nhóm isoquinolin. Berberin thường
có trong rễ, thân rễ, vỏ cây của những cây thuộc chi Berberis, Coptidis,
Coscinium. Tại Việt Nam, berberin chủ yếu được chiết từ thân và rễ cây Vàng

đằng (Coscinium usitatum Pierre) với hàm lượng khoảng 2-3% [1].
1.1.3. Tính chất hóa lý
Lý tính [26], [45]
- Cảm quan: Tinh thể hay bột kết tinh màu vàng, không mùi, có vị rất đắng.
- Nhiệt độ nóng chảy: 145oC.
-

Độ tan: Tan chậm trong nước, ít tan trong ethanol và methanol, khó tan

trong ether và cloroform. Berberin không có C bất đối nên không có đồng phân
quang học.
-

Berberin phát huỳnh quang màu vàng đậm dưới ánh sáng tử ngoại UV [30].
2


Hóa tính:
- Hóa tính của N: Berberin có tính chất như một base yếu, có khả năng tạo
muối berberin clorid, berberin sulfat.
- Hóa tính của O: Berberin kém ổn định trong môi trường kiềm mạnh, dễ hỗ
biến mở vòng isoquinolin cho chức aldehyd gọi là berberinal.
- Liên kết đôi C=N của vòng isoquinolin tham gia phản ứng khử nối đôi.
1.1.4. Tác dụng dược lý
Berberin có tác dụng kháng vi sinh vật đường ruột như vi khuẩn (tụ cầu, liên
cầu), vi nấm, nấm candida, nấm men, thể protozoal, kí sinh trùng gây bệnh đường
ruột. Berberin được chỉ định điều trị các bệnh như bệnh lỵ trực khuẩn, hội chứng
lỵ, viêm ruột, đau bụng tiêu chảy, viêm túi mật.
Gần đây, một số nghiên cứu chỉ ra rằng berberin có khả năng điều trị các
bệnh mạn tính. Berberin có khả năng hạ đường huyết hiệu quả như metformin, cơ

chế là ức chế reductase aldose, làm giảm đường huyết và giảm kháng insulin [36],
[40], [46]. Berberin làm giảm mạnh lượng cholesterol, LDL cholesterol,
triglycerid và các mảng xơ vữa nhưng cơ chế hoạt động khác so với các statin, vì
vậy berberin không gây ra tác dụng phụ điển hình như các statin [16], [17]. Ngoài
ra, berberin còn có tác dụng chống co giật nên có thể dùng trong bệnh động kinh
[5], [34]; bảo vệ các tế bào thần kinh trong các trường hợp tổn thương não do tắc
mạch máu não gây ra [45], [47]; có tác dụng chống trầm cảm [11], [18], [28].
Nghiên cứu gần đây đã chỉ ra tác dụng chống ung thư của berberin, nó có thể ngăn
chặn sự phát triển của nhiều loại tế bào ung thư, bao gồm ung thư vú, ung thư biểu
mô, ung thư tụy, ung thư dạ dày mà không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của
các tế bào bình thường ở nồng độ nhất định.
1.1.5. Đặc tính dược động học
-

Hấp thu: Quá trình hấp thu thuốc xảy ra chủ yếu ở ruột non. Một số nghiên

cứu cho thấy rằng sinh khả dụng của berberin dùng đường uống ở người tình
nguyện khỏe mạnh là tương đối thấp (<5%) [25], [45].

3


-

Berberin dễ dàng liên kết với protein huyết tương ảnh hưởng đến phân bố

và hoạt động của thuốc [14].
-

Berberin chuyển hóa qua gan và thải trừ qua mật. Một số nghiên cứu khác


cho thấy thuốc có thể bị thải trừ qua thận [29].
1.1.6. Một số chế phẩm berberin trên thị trường
Bảng 1.1. Một số chế phẩm berberin trên thị trường
Biệt dược

Dạng bào chế/ hàm lượng

Armolipid

Viên nén/ 500mg

Rottapharm S.P.A- Milan, Italy

Viên nang/ 50mg

Công ty cổ phần Dược TW

Nhà sản xuất

Plus
Antesik

MEDIPLANTEX
Loberin

Viên nén bao phim/ 25mg

Công ty cổ phần Dược phẩm
Nam Hà


Berberin

Viên nén bao phim/ 25mg Công ty TNHH sản xuất thương
mại dược phẩm INC

Asterasick

Viên nang/ 100mg

Công ty Cổ phần Traphaco

Berberine

Viên nang/ 500mg

Công ty Orbivit, Mỹ

1.2. Đại cương về proliposome
1.2.1. Khái niệm
Proliposome là các hạt khô, trơn chảy tốt, khi phân tán vào nước tạo hỗn
dịch liposome đa lớp (MLV) [23], [27], [35], [44].
Proliposome tạo thành bởi các phân tử phospholipid có đầu thân nước và
đuôi kỵ nước. Khi các phân tử phospholipid được hydrat hóa trong môi trường
nước, chúng sẽ sắp xếp tạo thành các lớp lipid kép. Dược chất thân nước ở trong
khoang thân nước, dược chất thân dầu thì nằm trong các lớp vỏ [23].

4



Hình 1.2. Cấu trúc của liposome
1.2.2. Thành phần
1.2.2.1. Phospholipid
Phospholipid là thành phần chính của proliposome. Phospholipid gồm đầu
phosphat ưu nước, đuôi acid béo kị nước nên nó có khả năng tự tạo thành lớp
màng kép trong môi trường nước. Phospholipid có nhiều loại:
- Phospholipid tự nhiên:
Phosphatidylcholin (PC) là loại phospholipid hay được sử dụng nhất. PC
còn được gọi là lecithin thường có trong lòng đỏ trứng, đậu tương, một lượng nhỏ
trong tim bò và tủy sống. PC có đầu phân cực thân nước là phosphocholin liên kết
với hai đuôi hydrocarbon sơ nước là oleoyl và palmitoyl thông qua cầu glycerin.
PC thường được sử dụng vì rẻ, trơ về mặt hóa học. Tuy nhiên, PC thu được từ các
nguồn tự nhiên là hỗn hợp của các PC có độ dài chuỗi và mức độ không bão hòa
khác nhau. Sự hiện diện của các chuỗi acid béo chưa bão hòa làm cho lipid không
ổn định, do đó lipid bão hòa được ưa dùng hơn những lipid chưa bão hòa [23].
Ngoài ra còn có phosphatidylethanolamin (PE), phosphatidyl serin (PS),
phosphatidylglycerol (PG), phosphatidylinositol (PI),...
- Phospholipid tổng hợp như: Dioleoyl phosphatidylcholin (DOPC),
Distearoyl phosphatidylcholin (DSPC), dipalmitoyl phosphatidylcholine (DPPC),
dioleyl phosphatidylethanolamin (DOPE) , distearoyl phosphatidylethanolamin
(DSPE), dipalmitoyl phosphatidylglycerin (DPPG),...
5


Ngoài ra còn có thể dùng một số lipid khác như sphingomyelin (SM).
Mặc dù có sẵn nhiều loại phospholipid, việc bào chế proliposome thường
chỉ giới hạn trong PC và PG, chủ yếu là do các cân nhắc về độc tính, độ tinh khiết,
ổn định và chi phí.
Bảng 1.2. Một số lipid được sử dụng bào chế proliposome
Lipid


Viết tắt

L-α phosphatidylcholine (Soy/Egg)

Soy-PC/Egg-PC

Hydrogenated soyphosphatidylcholine

HSPC

Distearoyl phosphatidylcholine

DSPC

Dimyristoyl phosphatidylcholine

DMPC

Dimyristoyl phosphatidylglycerol

DMPG

Dipalmitoyl phosphatidylcholine

DMPP

Hình 1.3. Cấu trúc lớp màng phospholipid kép
1.2.2.2. Steroid
Liposome chỉ bao gồm phospholipid thường không đủ cứng, có xu hướng rò

rỉ thuốc bao gói. Cholesterol là thành phần rất quan trọng trong màng tế bào tự
6


nhiên. Cholesterol là steroid được sử dụng phổ biến nhất giúp cải thiện độ cứng
của màng lipid kép, giảm tính thấm nước và cải thiện tính ổn định của lớp màng
kép khi có chất lỏng sinh học như máu, huyết tương [21]. Nếu không có
cholesterol thì lớp phospholipid dễ tương tác với protein huyết tương như
albumin, transferin, macroglobulin dẫn tới giảm độ ổn định của liposome.
Hình thái và tính ổn định của liposome chủ yếu phụ thuộc vào nồng độ
phospholipid và cholesterol [6], [10], và bất kỳ sự điều chỉnh nào trong thành phần
của chúng đều dẫn đến sự phá vỡ các túi, rò rỉ thuốc.
Cholesterol có thể kết hợp với phospholipid lên đến tỷ lệ mol 1:1, trong khi
ở màng tự nhiên, tỷ lệ mol thay đổi từ 0,1-1, tùy thuộc vào vị trí giải phẫu và tế
bào [39]. Tuy nhiên tỷ lệ cholesterol cao quá cũng có thể ảnh hưởng ngược lại tới
sự bền vững của màng.

Hình 1.4. Sự phân bố của cholesterol và phospholipid
trong lớp màng lipid kép
1.2.2.3. Chất mang
Chất mang được chọn nên có diện tích bề mặt lớn và độ xốp cao để lipid dễ
dàng phân bố đều trên bề mặt chất mang [13]. Một số chất mang được sử dụng là:
maltodextrin, sorbitol, cellulose vi tinh thể, magie nhôm silicat, mannitol,...
1.1.1.1. Dung môi
Các dung môi hữu cơ được dùng để hòa tan các thành phần màng như:
cloroform, methanol, ethanol…
7


1.2.3. Các phương pháp bào chế proliposome

1.2.3.1. Phương pháp tráng film trên bề mặt chất mang (Film deposition on
carrier method)
Đây là phương pháp đầu tiên để bào chế proliposome được báo cáo bởi Payne
và cộng sự [27]. Trong phương pháp này, lớp màng phospholipid được phủ trên
bề mặt một nguyên liệu xốp gọi là chất mang. Một số chất mang được sử dụng là:
maltodextrin, sorbitol, mannitol, sucrose,... Thiết bị sử dụng là máy cất quay chân
không. Trong hình 1.5, dược chất và phospholipid được hòa tan trong một dung
môi hữu cơ dễ bay hơi. Dung dịch này được dẫn và tiêm từng giọt qua một ống
dẫn vào trong bình cất quay chân không có chứa sẵn chất mang. Tại bất kì thời
điểm nào, việc làm ướt chất mang quá mức cần được tránh và dung dịch tiếp tục
được đưa qua ống khi bột trong bình chảy tự do. Sau khi dung môi được loại bỏ,
khối bột được rây và bảo quản ở nhiệt độ thích hợp.

Hình 1.5. Thiết bị cất quay chuẩn bị proliposome
bằng phương pháp tráng film trên bề mặt chất mang
Tuy nhiên, quy trình bào chế proliposome trên khó kiểm soát vì việc bổ sung
và bay hơi dung môi không được liên tục [32]. Để giải quyết vấn đề này, Xu và
8


cộng sự đã thay đổi quy trình [42]. Chất mang được phân tán trong dung dịch
thuốc và lipid trong bình cất quay và dung môi bay hơi chân không. Lipid được
phân bố đồng đều và hiệu quả hơn, quy trình liên tục và tiết kiệm thời gian hơn
so với phương pháp ban đầu.
1.2.3.2. Phương pháp phun sấy (Spray drying method)
Đặc điểm nổi bật của quá trình phun sấy là khả năng hình thành hạt và sấy
khô trong một bước duy nhất, cho phép quy trình diễn ra liên tục, vì thế dễ kiểm
soát hơn. Phương pháp này hiệu quả, chi phí thấp, dễ dàng sản xuất proliposome
ở quy mô lớn. Dịch phun sấy có thể là dung dịch, hỗn dịch.
Quá trình phun sấy gồm 4 bước:

1. Dịch được phun qua vòi phun
2. Tiếp xúc với không khí phun
3. Làm khô các giọt phun
4. Thu sản phẩm
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành các tiểu phân là nhiệt độ , tốc độ
phun và hiện tượng hấp thụ. Do đó cần kiểm soát các thông số vận hành như nhiệt
độ không khí vào và tốc độ phun chất lỏng.
Wipaporn Rojanarat và cộng sự đã nghiên cứu bào chế proliposome
pyrazinamid bằng kỹ thuật phun sấy [31]. Cholesterol và SPC được hòa tan trong
ethanol 95%, sau đó thêm pyrazinamid và siêu âm đến khi dung dịch trong.
Mannitol được phân tán vào trong dung dịch tạo hỗn dịch, siêu âm trong 15 phút.
Trong quá trình phun sấy, dịch phun luôn được khuấy trộn. Nhiệt độ 90°C, áp suất
phun 800 kPa, tốc độ phun 3 ml/phút. Proliposome thu được trong buồng thu và
giữ trong bình hút ẩm đến khi sử dụng. Sau khi hydrat hóa với nước, các tiểu phân
liposome pyrazinamid có kích thước trung bình khoảng 200 – 500 nm, hiệu suất
nạp dược chất 26 - 35%.

9


1.2.3.3. Phương pháp đối kháng dung môi siêu tới hạn (Supercritical Anti-solvent
Method)
Phương pháp sử dụng carbon dioxid siêu tới hạn ( SCCO2 ). SCCO2 là trạng
thái lỏng của carbon dioxid được giữ ở trên nhiệt độ và áp suất tới hạn của nó.
Công nghệ kháng dung môi được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp thực
phẩm và được phát triển để điều chế proliposome vì lượng dung môi còn lại trong
sản phẩm thấp hơn, các bước đơn giản hơn và nhiệt độ hoạt động thấp.
Nguyên tắc của phương pháp là SCCO2, dung dịch chứa dược chất và các
thành phần được phun đồng thời qua vòi phun, SCCO2 và dung môi sẽ bay hơi
thu được proliposome.

Fei Xia và cộng sự đã nghiên cứu bào proliposome lutein bằng phương pháp
kháng dung môi siêu tới hạn [41]. Lutein và HPC được hòa tan trong diclomethan
và ethanol (40:1). Nồng độ lutein là 0,73 mg/ ml, gần với nồng độ bão hòa. Tốc
độ dòng CO2 là 30 ml/phút. Các mẫu proliposome lutein được đánh giá SEM,
TEM, DSC, hiệu suất nạp dược chất là hơn 90%. Nghiên cứu đã chứng minh rằng
bào chế proliosome bằng phương pháp đối kháng dung môi siêu tới hạn là đơn
giản, hiệu quả.
1.2.3.4. Phương pháp bao hạt ( Fluidised bed method)
Phương pháp này dựa trên nguyên tắc bao hạt và có thể được sử dụng để sản
xuất proliposome quy mô lớn. Ban đầu chất mang được bao một lớp giúp cho bề
mặt nhẵn để bao các lớp phospholipid tiếp theo. Nó giúp cho lớp màng
phospholipid đồng nhất và mỏng quanh chất mang, liposome hình thành sau khi
hydrat hóa có kích thước nhỏ hơn. Dược chất, phospholipid, và các thành phần
khác được hòa tan trong dung môi hữu cơ, sau đó được phun lên bề mặt chất mang
qua súng phun đồng thời dung môi hữu cơ được bay hơi trong chân không thu
được các hạt proliposome.

10


1.2.4. Ưu nhược điểm của proliposome
1.2.4.1. Ưu điểm
Prolipome sau khi hydrat hóa với nước tạo hỗn dịch liposome, vì vậy
proliposme có những ưu điểm của liposome [2], [7], [38] :
- Tăng độ tan của dược chất khó tan, do đó tăng sinh khả dụng của thuốc.
- Do đặc tính của lớp phospholipid rất gần với cấu trúc màng tế bào nên
proliposome sau khi hydrat hóa có khả năng xâm nhập tốt vào các mô và tế bào
đích.
- Có thể mang đồng thời cả dược chất thân nước và thân nước và thân dầu.
Dược chất có thể phân bố ở vị trí khác nhau tùy thuộc vào đặc tính thân nước thân

dầu của chúng.
- Bảo vệ dược chất tránh tác động bất lợi của môi trường trong quá trình bảo
quản và đặc biệt là trên đường vận chuyển tới đích sinh học trong cơ thể ( như
pH, enzym, tác nhân oxy hóa,...).
- Giảm chuyển hóa bước 1 qua gan.
Bên cạnh đó proliposome khắc phục được nhược điểm của liposome về tính
ổn định, giúp chế phẩm ổn định hơn, dễ định liều và đưa vào dạng thuốc mong
muốn như viên nang, viên nén.
1.2.4.2. Nhược điểm
-

Phospholipid chủ yếu được chiết tách từ nguồn nguyên liệu tự nhiên do đó

rất khó kiểm soát mức độ tinh khiết của nguyên liệu.
-

Một số phương pháp bào chế sử dụng dung môi hữu cơ để hòa tan lipid gây

tác động bất lợi đến môi trường
-

Hầu hết các phương pháp bào chế chỉ thích hợp với quy mô phòng thí

nghiệm, khó triển khai trên quy mô lớn.
-

Với proliposome ứng dụng dùng đường tiêm thì dễ bị thanh thải bởi đại

thực bào, thời gian tuần hoàn khó kéo dài.
1.2.5. Ứng dụng

Proliposome được sử dụng qua các đường sau:
11


1.2.5.1. Đường uống
Đường uống là đường đưa thuốc thuận tiện nhất. Sinh khả dụng của thuốc
theo đường uống phụ thuộc vào nhiều yêu tố như: độ tan của dược chất trong
nước, tốc độ hòa tan, khả năng thấm qua màng sinh học ở ống tiêu hóa, chuyển
hóa bước một qua gan, độ ổn định của dược chất trong dịch tiêu hóa. Việc sử dụng
liposome dùng đường uống còn nhiều hạn chế do tính ổn định, liều lượng và khó
kiểm soát giải phóng tại vị trí hấp thu. Do tồn tại ở dạng bột chảy tự do,
proliposome là ví dụ đầu tiên về việc đưa liposome vào dạng bào chế rắn như viên
nén hoặc viên nang [37]. Hơn nữa, liposome được hình thành khi proliposome
tiếp xúc với chất lỏng sinh học tại vị trí hấp thu đảm bảo duy trì tính toàn vẹn của
liposome. Proliposome làm tăng độ tan của các dược chất ít tan. Proliposome sau
khi hydrat hóa tạo liposome MLV làm tăng khả năng nạp thuốc vào trong lớp
phospholipid. Trong cấu trúc proliposome, thuốc có khả năng chuyển từ dạng kết
tinh sang dạng vô định hình [33]. Mặt khác các liposome MLV có kích thước lớn
hơn nên cải thiện sinh khả dụng của những thuốc chuyển hóa bước một qua gan
mạnh và tăng khả năng hấp thu vào bạch huyết [19]. Proliposome được bào chế
để tăng tính ổn định của liposome, cải thiện khả năng hòa tan và sinh khả dụng
của một số loại thuốc hòa tan kém.
Domperidon là một chất đối kháng thụ thể 5-HT3 được sử dụng để chống
nôn. Domperidon tan kém trong nước, sau khi uống nó bị ảnh hưởng bởi dịch tiêu
hóa và chuyển hóa bước một qua gan. Do đó sinh khả dụng đường uống của
domperidon rất thấp, không đạt hiệu quả điều trị. P.Nalla và cộng sự đã nghiên
cứu bào chế proliposome domperidon bằng phương pháp tráng film trên bề mặt
chất mang [22]. HSPC, cholesterol và natri cholat với tỉ lệ khác nhau được hòa
tan trong hỗn hợp dung môi MeOH và Cloroform ( 9:1,tt/tt) cùng với 10 mg
domperidon, sau đó dung dịch được cho vào bình cất quay 250 ml cùng với

manitol phun sấy. Dung môi bay hơi dưới áp suất giảm ở nhiệt độ 45 ± 2°C. Sau
khi dung môi được loại bỏ hoàn toàn trong tủ sấy chân không, bột được rây qua
rây 250 µm và được đánh giá tính thấm ex-vivo và sinh khả dụng. Kết quả là sinh
12


khả dụng của thuốc tăng do tăng tính thấm qua ruột dẫn đến sự hấp thu bạch huyết
được cải thiện và hạn chế bị chuyển hóa bước một qua gan.
Praveen S.Hiremath và cộng sự đã nghiên cứu bào chế proliposome
exemestan để tăng sinh khả dụng của thuốc dùng đường uống do tăng độ tan và
tăng tính thấm qua ruột [33]. Exemestan, lipid và cholesterol được hòa tan trong
ethanol, sau khi bay hơi dung môi ethanol bột thu được rây qua rây 250 µm.
Proliposome exemestan được đánh giá tính thấm in vitro, trên ruột chuột, trên
màng thấm nhân tạo song song (PAMPA) và dòng tế bào Caco-2. Kết quả nghiên
cứu cho thấy proliposome đã làm tăng tính thấm của exemestan. Bên cạnh đó
proliposome làm tăng độ tan exemestan do khi kết hợp vào lớp phospholipid kép
exmestan chuyển từ trạng thái kết tinh sang vô định hình. Vì vậy proliposome
exemestan có thể làm tăng sinh khả dụng đường uống do làm làm độ tan và tính
thấm của exmestan qua màng sinh học.
J. R. Arregui và cộng sự đã nghiên cứu bào chế proliposome daptomycin
dùng đường uống với các phospholipid khác nhau như SPC, HEPC, DSPC. Các
chất điều chỉnh điện tích bề mặt như dicetyl phosphat (DCP) và stearylamin (SA)
được thêm vào để tăng cường bao gói thuốc [4]. Lipid, cholesterol, daptomycin
và chất điều chỉnh điện tích ( nếu có) được hòa tan trong ethanol, và sau đó MCC
được phân tán vào trong dung dịch trên. Dung môi được cho bay hơi dưới áp suất
giảm và thu sản phẩm. Proliposome daptomycin sử dụng SPC có hiệu suất nạp
cao hơn các công thức sử dụng HEPC hoặc DSPC. Hiệu suất nạp cao nhất khi
proliposome tích điện dương, khoảng 92% và thế zeta là +28 mV. Đánh giá giải
phóng in vitro cho thấy khoảng 20% lượng thuốc được giải phóng duy trì trong
vòng 60 phút đầu tiên và chỉ giải phóng 42% sau 2 giờ. Các thông số dược động

học sau khi cho chuột uống cho thấy sự sinh khả dụng proliposome daptomycin
cao hơn so với dung dịch thuốc.
1.2.5.2. Đưa thuốc tới phổi
a. Thuốc hít bột khô (DPIs)

13


Thuốc được hít vào dưới dạng bột mịn rồi thuốc được phân tán trực tiếp vào
đường hô hấp của bệnh nhân. Thuốc hít bột khô có rất nhiều lợi ích như phân phối
có kiểm soát, giảm độc tính và tăng cường hiệu lực, tăng sự tuân thủ của bệnh
nhân, cải thiện sự ổn định . Các công thức proliposome ở dạng bột khô nên chúng
được sử dụng tốt nhất để phân phối liposome bằng ống hít bột khô [8].
Wipaporn Rojanarat và cộng sự đã bào chế proliposome isoniazid dạng bột
aerosol bằng phương pháp phun sấy [32]. Độc tính của proliposome isoniazid đối
với các dòng tế bào liên quan đến hô hấp và khả năng kích thích phản ứng miễn
dịch từ các đại thực bào phế nang đã được xác định. Kết quả cho thấy rằng
proliposome isoniazid không độc đối với các tế bào liên quan đến hô hấp và không
kích hoạt đại thực bào phế nang để tạo ra các chất trung gian gây viêm như
interleukin-1β, yếu tố hoại tử khối u TNF-α. Khả năng chống lại đại thực bào phế
nang bị nhiễm Mycobacterium bovis của proliposome isoniazid cao hơn đáng kể
so với isoniazid tự do (p <0,05).
b. Thuốc phun mù
Proliposome là dạng bào chế thích hợp cho thuốc phun mù, vì tạo liposome
ngay trước khi phun, tránh được việc tạo thành các tiểu phân kết tụ quá cỡ không
qua được thiết bị phun mù.
Tejas R. Desai và cộng sự [9] đã nghiên cứu bào chế proliposome phun mù
bằng cách trộn phospholipid với lactose và ciprofloxacin, nghiền thành bột siêu
mịn, khi hydrat hóa với dung dịch natri clorid đẳng trương thu được lipsome có
kích thước khoảng 3 µm. Khảo sát 4 loại phospholipid: DMPG, DMPC, DDPC,

EPC thì các tác giả nhận thấy rằng: khi hydrat hoá, DMPG cho khả năng liposome
hóa ciprofloxacin cao nhất (trên 90%), sau khi phun mù hiệu suất bảo toàn của
hỗn hợp DMPG + EPC là tốt nhất (khoảng 30%) và do đó lượng dược chất mất
đi là ít nhất .
1.2.5.3. Đường niêm mạc
Phospholipid là thành phần của proliposome, chúng không độc hại, không
gây kích ứng và tương thích với màng sinh học. Liposome hình thành khi hydrat
14


hóa prolipsome với chất lỏng niêm mạc sẽ tập trung trên niêm mạc do đó làm tăng
khả năng lưu giữ thuốc trên niêm mạc, dẫn đến nồng độ thuốc cao hơn ở niêm
mạc giúp kéo dài thời gian tác dụng của thuốc.
Proliposome clotrimazol đã được điều chế bằng phương pháp tráng film trên
bề mặt chất mang [24]. Công thức tối ưu của proliposome clotrimazol sau khi
hydrat có hiệu suất nạp là 96,2 ± 1,5%. Proliposome clotrimazol được đánh giá
giải phóng trong dịch âm đạo mô phỏng ở 37 ± 1°C trong 24 giờ và thử hoạt tính
kháng nấm trên chuột. Sau 24 giờ clotrimazol giải phóng khoảng 25%. Như vậy
proliposome clotrimazol giải phóng từ từ, kéo dài thời gian tác dụng của thuốc.
1.2.5.4. Đường qua da
Proliposome gồm các phospholipid có ái lực tự nhiên với lipid da và do đó
tăng cường sự thẩm thấu thuốc trong da. Ngoài ra để tăng tính thấm qua da có thể
lảm giảm sự cản trở của lớp sừng [15].
Exemestan là một streroid bất hoạt aromatase để điều trị ung thư vú có sinh
khả dụng đường uống thấp (42%) do độ tan kém và chuyển hóa bước một qua gan
cao. Jukanti và cộng sự đã sử dụng proliposome để phân phối exemestan qua da
và nhận thấy sinh khả dụng dạng gel proliposome tăng gấp 2,4 lần so với hỗn dịch
uống [15].

15



CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (NGUYÊN
LIỆU, THIẾT BỊ, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU)
2.1. Đối tượng nghiên cứu, nguyên liệu và thiết bị nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Proliposome berberin
2.1.2. Nguyên liệu
Hình 2.1.Nguyên liệu dùng trong nghiên cứu
STT

Tên nguyên liệu

Nguồn gốc

Tiêu chuẩn chất lượng

1

Berberin base

Việt Nam

Nhà sản xuất

2

Cholesterol

Merck, Đức


Nhà sản xuất

3

Hydrogenated

Lipoid - Đức

Nhà sản xuất

soyphosphatidylcholine
4

Sorbitol

Trung Quốc

Nhà sản xuất

5

Cloroform

Trung Quốc

Nhà sản xuất

6


Methanol

Trung Quốc

Nhà sản xuất

7

Manitol

Trung Quốc

Nhà sản xuất

8

Ethanol tuyệt đối

Trung Quốc

Nhà sản xuất

9

Lactose

Trung Quốc

Nhà sản xuất


10

Nước tinh khiết

Việt Nam

DĐVN V

2.1.3. Thiết bị
- Máy cất quay Rovapor R- 210, bình cầu NS 29/32 dung tích 1000 ml,
Buchi- Đức.
- Máy đo kích thước tiểu phân Mastersizer 3000E.
- Bể siêu âm Ultrasonic LC 60H.
- Tủ sấy chân không Daiban Labtech, Hàn Quốc.
- Cân phân tích Satorius AG Gottingen- Đức.
- Tủ sấy, tủ lạnh, cân kỹ thuật, nhiệt kế, các dụng cụ thủy tinh.
- Máy quang phổ UV- VIS U-1800 (Hatachi - Nhật Bản).
16


- Máy phân tích nhiệt vi sai DSC 60 (Shimadzu - Nhật Bản).
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Xây dựng công thức proliposome berberin.
- Xây dựng quy trình bào chế proliposome berberin bằng phương pháp tráng
film trên bề mặt chất mang.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp bào chế proliposome berberin bằng phương pháp tráng
film trên bề mặt chất mang
Chuẩn bị dung dịch chứa HSPC, ChoLvà BBR:
- Cân HSPC và ChoL theo tỉ lệ mol, hòa tan trong một thể tích cloroform

thích hợp.
- Cân BBR, hòa tan trong một thể tích MeOH thích hợp, siêu âm 10 phút.
Phối hợp dung dịch chứa HSPC và Cholesterol vào dung dịch chứa BBR tạo dung
dịch đồng nhất.
- Chuẩn bị chất mang: Chất mang được nghiền, rây qua rây 125 µm, sau đó
được sấy khô ở 60°C trong tủ sấy tĩnh.
Chất mang được chuyển vào bình cầu và phối hợp với dung dịch trên tạo hỗn
dịch chất mang. Bình cầu được lắp vào máy cất quay máy cất quay Rovapor R210, dung môi hữu cơ được loại bỏ dưới áp suất giảm ở nhiệt độ cất quay 45°C.
Sau khi dung môi được loại bỏ, bột thu được cho vào tủ sấy chân không ở 40°C
trong 24 giờ để sản phẩm được khô. Sau đó proliposome BBR được rây qua rây
125 µm, bảo quản ở nhiệt độ phòng.
2.3.2. Phương pháp hydrat hóa proliposome BBR
Cân 0,2 g bột proliposome BBR hòa tan trong 20 ml nước ở nhiệt độ thích
hợp, khuấy đều trong 5 phút để hỗn dịch liposome BBR phân tán đều, để nguội ở
nhiệt độ phòng.

17


×