Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Ôn tập Quản trị Marketing

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (49.15 KB, 4 trang )

Câu 1: Công việc của Marketing là phát hiện nhu cầu và biến nhu cầu thành cơ hội. Phân tích
và cho ví dụ?
Có thể hiểu, marketing là toàn bộ những hoạt động của cá nhân, tổ chức nhằm thỏa mãn nhu cầu của
khách hàng mục tiêu tốt hơn đối thủ cạnh tranh thông qua quá trình trao đổi, để hoàn thành mục tiêu
của cá nhân, tổ chức.
Định nghĩa Marketing dựa trên những khái niệm cốt lõi là: nhu cầu tự nhiên, mong muốn, nhu cầu
có hả năng thanh toán, sản phẩm, lợi ích, chi phí, sự thoã mãn, trao đổi, giao dịch và thị trường. các
yếu tố này có lien hệ trực tiếp với nhau.
Marketing dựa trên Quy luật cung cầu. Trên thị trường, có cầu ắt sẽ có cung. Cung phản ánh khôi
lượng sản phẩm, dịch vụ được sản xuất đưa ra thị trường để trao đổi, mua bán. Cầu phản ứng nhu
cầu tiêu dùng có khả năng thanh toán của xã hội. Cung và cầu có sự tác động lần nhau trên thị
trường. Ở đâu có thị trường thì ở đó sẽ có qui luật cung cầu tồn tại khách quan với nhau. Cầu xác
định cung và ngược lại. Khi cầu xác định khối lượng, chất lượng và chủng loài cung về hàng hóa,
những hàng hóa nào được tiêu thụ thì mới được tác sản xuất thì cung tạo ra cầu, kích thích tăng cầu
thông qua phát triển số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hóa, hình thức, qui cách và giá cả của nó.
Nếu doanh nghiệp, cụ thể là marketing nắm rõ được qui luật này thì có thể vận dụng tác động vào
hoạt động kinh doanh theo hướng kiếm được lợi nhuận nhiều nhất. và nhờ vào hoạt động marketing
mà doanh nghiệp có thể vận dụng hiệu quả hơn qui luật cung cầu.
Marketing không thể tạo ra được nhu cầu tự nhiên, mong muốn, cũng không thể sáng tạo ra nó
nhưng marketing có khả năng phát hiện nhu cầu tự nhiên, mong muốn của NTD. Từ đó, DN sản
suất ra những sản phẩm hàng hóa thỏa mãn nhu cầu, mong muốn của thị trường một cách tối đa
nhất, biến những nhu cầu đó thành cơ hội để sản xuất kinh doanh kiếm lợi nhuận.
VD: Apple nắm bắt được nhu cầu về việc thỏa mãn nhu cầu khách hàng để tạo ra lợi nhuận, hàng
điện thoại Apple luôn không ngừng nghiên cứu, cải tiến sản phẩm Iphone của mình và cho ra đời
các dòng sản phẩm từ Iphone 3G, 3Gs, 4s,… cho đến hiện tại là Iphone X. Những chiếc điện thoại
này ko chỉ thỏa mãn nhu cầu cơ bản của con người là liên lạc mà còn thỏa mãn những nhu cầu cấp
cao khác như khẳng định được mình, được tôn trọng,… Từ đó hãng đã thu được những lợi nhuận
lớn khi tung ra các sản phẩm mới thỏa mãn các nhu cầu cao cấp hơn của khách hàng. So với những
chiến điện thoại có cùng tính năng tương đương thì Iphone có giá cao hơn rất nhiều, từ đó, khoản lợi
nhuận của hãng cũng tăng đáng kể.
Câu 2: Các nội dung chiến lược phát triển cường độ, đa dạng hóa, thâm nhập? (trang 25)


Câu 3: Tại sao DN phải phát triển sản phẩm mới? Tại sao sản phẩm mới thường không thành
công (30% thành công)? Ví dụ sản phẩm không thành công?
Sp mới là (100)


DN phải phát triển sản phẩm mới vì: một thực tế khách quan là hiện nay các DN phải đương đầu với
điều kiện kinh doanh ngày càng trở nên khắt khe hơn: sự phát triển nhanh chóng của tiến bộ khoa
học và công nghệ làm nảy sinh thêm những nhu cầu mới; sự đòi hỏi và lựa chọn ngày cành khắt khe
của khách hàng đối với các loiaj sản phẩm khác nhau; khả năng thay thế nhau của các sản phẩm;
chu kì sống của sản phẩm; tính trạng cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt hơn,…
Các sản phẩm mới thường ko thành công vì (101)
VD sp ko thành công: New Coke của Coca Cola ra mắt năm 1985 với doanh thu ra mắt 7,4 tỷ USD. Đầu
những năm 1980, thị phần của công ty trên đà sụt giảm, nhiệt huyết của công chúng dành cho loại đồ uống
này cũng giảm sút. Đối thủ chính của Coke, Pepsi đã thành công trong việc thay đổi công thức rất nhiều lần
để giành lấy thị phần. Với nỗ lực cạnh tranh, Coca Cola lần đầu tiên thay đổi công thức pha chế so với vị
truyền thống của Coke trong vòng 99 năm. Phản ứng dữ dội của công chúng đến gần như ngay lập tức.
Người tiêu dùng không hề tán thưởng hương vị mới, đồng thời nuối tiếc phiên bản cổ điển của Coca Cola đã
không còn nữa. Theo như website của công ty đưa tin, nhóm thử nghiệm đã trưng cầu ý kiến xung quanh
nước Mỹ. 77 ngày sau đó, công ty quay trở lại với vị coca truyền thống dưới một cái tên mới “Coca Cola
Classic”. Do tập trung vào sản phẩm mới, công ty đã làm mất hơn 30 triệu USD và tiêu tốn khoảng 4 triệu
USD để thử nghiệm.

Câu 4: phân tích chiến lược mar tấn công, phòng thủ. VD? (trực diện, mạng sườn, bao vây,
đường vòng) trang 5 tài liệu Q.trị Mar
Câu 5: Cân bằng giữa KH và cạnh tranh? VD (nếu thiên về bên nào thì có bất lợi gì) Câu 5 CÂU HỎI
ÔN THI MÔN QUẢN TRỊ MARKETING

Câu 6: Mối quan hệ giữa sản phẩm và thương hiệu? thương hiệu mạnh có ý nghĩa gì (trang 12
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP QUẢN TRỊ MAR)?
Mối quan hệ thương hiệu và sản phẩm: chặt chẽ, tác động lẫn nhau. sản phẩm làm tiền đề cho

thương hiệu, cơ sở của thương hiệu là sản phẩm, có nghĩa là cần đầu tư cho sản phẩm, vì sản phẩm
tồi tệ là cách nhanh nhất để làm mất thương hiệu trên thị trường. Nhưng sản phẩm không phải là tất
cả. Người làm thương hiệu thường nhận thức rõ thương hiệu là phạm trù rộng lớn hơn sản phẩm,
nếu nói P/S là chuyên gia chăm sóc răng miệng thì kem đánh răng, bàn chải, hay nước súc miệng là
những sản phẩm cụ thể của P/S, An Phước là chuyên gia chăm sóc phong cách của bạn thì áo sơ mi
chỉ là một sản phẩm. Do vậy khi xây dựng thương hiệu, người lãnh đạo quan tâm đến tất cả các vấn
đề của doanh nghiệp chứ không chỉ quan tâm đến sản phẩm, và trong đó đặc biệt quan tâm đến yếu
tố con người.
Câu 7: Phân tích chiến lược công ty dẫn đầu thị trường? (cty lớn, Mar – mix mạnh)
Vinamilk - thương hiệu sữa tươi dẫn đầu thị trường Việt Nam


Trong nhiều năm qua, Vinamilk luôn dẫn đầu thị trường với sản phẩm sữa tươi hàng đầu Việt Nam
và nhiều sản phẩm dinh dưỡng chất lượng quốc tế. Với những nỗ lực cải tiến công nghệ và tiên
phong với các xu hướng sản phẩm mới, Vinamilk tiếp tục củng cố và khẳng định vị trí là công ty
sữa hàng đầu Việt Nam.
Phát triển bền vững: nguồn nguyên liệu sữa tươi sẽ là điểm tựa cho chiến lược cạnh tranh trong phân khúc
này. Nhận thức được tầm quan trọng của vùng nguyên liệu sữa tươi, nhiều doanh nghiệp đã chủ động xây
dựng vùng nguyên liệu tại chỗ.
Trong hơn 40 năm phát triển, Vinamilk luôn tiên phong phát triển các sản phẩm mới dẫn đầu xu hướng về
dinh dưỡng và sức khoẻ theo các chuẩn mực cao nhất của thế giới.
Để đáp ứng nhu cầu sản xuất cho một sản lượng thành phẩm sữa nước lên đến hàng trăm triệu lít mỗi năm,
cùng với hàng trăm chủng loại chế phẩm sữa khác, Vinamilk đã đầu tư một cách bài bản vào hệ thống phát
triển nguồn nguyên liệu theo tiêu chuẩn quốc tế từ khâu trồng cỏ, xây dựng chuồng trại, chế biến thức ăn
cho bò đến quản lý thú y, môi trường xung quanh.
Hiện nay, Vinamilk đã có hệ thống 10 trang trại đang hoạt động, đều có quy mô lớn với toàn bộ bò giống
nhập khẩu từ Úc, Mỹ, và New Zealand. Hệ thống trang trại Vinamilk trải dài khắp Việt Namlà những trang
trại đầu tiên tại Đông Nam Á đạt chuẩn quốc tế Thực Hành Nông Nghiệp Tốt Toàn cầu

Không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng sữa

Tại hệ thống trang trại bò sữa Vinamilk trải dài khắp Việt Nam, đàn bò được chăm sóc trong môi trường tự
nhiên với quy trình “3 KHÔNG” nghiêm ngặt: Không sử dụng hoocmon tăng trưởng, không dư lượng kháng
sinh, thuốc trừ sâu và không dùng chất bảo quản.
Cùng với hệ thống các nhà máy chuẩn quốc tế trải dài khắp Việt Nam, Vinamilk luôn đảm bảo việc nguồn
sữa tươi nguyên liệu từ các trang trại được vận chuyển nhanh chóng đến các nhà máy chế biến, đảm bảo giữ
trọn vị thơm ngon và các chất dinh dưỡng từ sữa trong các sản phẩm một cách tối ưu.
Vinamilk tiếp tục tăng trưởng, gia tăng thị phần
Hai năm vừa qua Vinamilk tiếp tục tăng trưởng 2 con số và gia tăng thị phần, khẳng định vị trí số một của
Vinamilk trong ngành sữa, nâng cao uy tín và niềm tin về chất lượng với người tiêu dùng.
Không ngừng nỗ lực áp dụng những công nghệ và tiêu chuẩn hàng đầu thế giới, nâng cao chất lượng sản
phẩm, Vinamilk được tạp chí Forbes Việt Nam bình chọn là thương hiệu giá trị nhất Việt Nam với giá trị
thương hiệu đạt 1,7 tỷ USD và liên tục trong 3 năm liền Vinamilk được bình chọn là nhãn hàng tiêu dùng
nhanh hàng đầu Việt Nam theo số liệu báo cáo của Kantar Worldpanel.


Uy tín của công ty cũng như chất lượng sản phẩm lại một lần nữa đã được khẳng định khi sản phẩm sữa tươi
Vinamilk 100% được Công ty Nielsen chứng nhận là nhãn hiệu đứng đầu phân khúc sữa tươi Vinamilk trong
năm 2015, 2016 và 7 tháng đầu năm 2017 về cả doanh số và sản lượng.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×