Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Tìm hiểu về truyện ngụ ngôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.03 KB, 8 trang )

MỤC LỤC
Trang
1. Khái niệm…………………………………………………………….1
2. Đặc trưng…………………………………………………………….1
3. Nguồn gốc……………………………………………………………3
4. Giá trị truyện ngụ ngôn…………………………………………......4
5. Giới thiệu, tóm tắt và nêu ý nghĩa một số truyện………………….4
7. Diễn xướng: Truyện ngụ ngôn Cò và Cáo………………………….
8. Củng cố………………………………………………………………

NỘI DUNG
1. KHÁI NIỆM TRUYỆN NGỤ NGÔN
Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể, có thể bằng văn xuôi hoặc văn vần, ở đó người
ta mượn một câu chuyện nhỏ mà nhân vật là loài vật, đồ vật hay chính con người,
… để gửi gắm những bài học kinh nghiệm sống, răn dạy người ta về luân lí, đạo
đức, cách đối nhân xử thế.
1


2. ĐẶC TRƯNG CỦA TRUYỆN NGỤ NGÔN
1.2 Truyện ngụ ngôn là loại truyện mượn một cốt truyện ẩn dụ để ngụ ý một
lời quy châm.
Nội dung của hầu hết các truyện ngụ ngôn là thể hiện một nguyên lí đạo đức hay
nguyên tắc xử lí nào đó, kèm theo nó là hậu quả tốt hay xấu của việc vận dụng
nguyên tắc nguyên lí xử thế ấy, từ đó rút ra bài học đạo đức, kinh nghiệm sống,
triết lí sống, … cho con người. Tất cả điều này gọi chung là lời quy châm.
Lời quy châm có khi dược diễn đạt một cách trực tiếp qua nhan đề của câu chuyện
đó là phương thức tư duy theo kiểu diễn dịch, cũng có khi được tổng kết lại qua
câu văn cuối bài gọi là phương thức tư duy theo kiểu quy nạp. Lời quy châm
thường được diễn đạt một cách kín đáo, ý nhị, ẩn dấu dưới lớp ngôn từ thông qua
phương pháp ẩn dụ, người đọc phải suy ngẫm mà rút ra. Truyện ngụ ngôn bao giờ


cũng có hai phần, phần nghĩa đen và phần nghĩa bóng, phần xác và phần hồn, phần
truyện và phần bài học kinh nghiệm. Mục đích là hướng đến người đọc việc lĩnh
hội những bài học kinh ngiệm đó.
Tính ẩn dụ là một căn cứ rất quan trọng để nhận biết truyện ngụ ngôn. Ẩn dụ một
tiêu chí vừa thuộc nội dung vừa thuộc nghệ thuật, mỗi một câu chuyện ngụ ngôn
là một câu chuyện hoàn toàn tưởng tượng, trong đó nhân vật có thể là con vật, đồ
vật hay con người, với những hành động có thể không có thật và tưởng như vô lí
gọi chung là nhân vật khác thường. Nhưng không vấn đề gì bởi tất cả những điều
đó lại có thể tạo ra một không gian ẩn để che dấu một ngụ ý gì đó mà người đọc
phải rút ra được. Ở truyện ngụ ngôn cốt truyện chỉ là phương tiện còn lời châm quy
mà người đọc rút ra được từ cốt truyện mới là mục đích chính. Hay nói một cách
đơn giản và dễ hiểu hơn là Ngụ ngôn là nói có ngụ ý, nghĩa là không nói trực tiếp
điều mình muốn nói, trong đó có nghĩa đen và nghĩa bóng mà nghĩa bóng là ý sâu
kín gởi gắm trong câu chuyện.
Ví dụ như phẩm như: “Thầy bói xem voi” ( 5 ông thầy bói người thì sờ đến tai mà
không sờ đến vòi , người thì sờ đến chân mà không sờ được dến mình, người thì
chỉ sờ được bụng…cho nên cả 5 ông đều đưa ra kết luận sai về hình dáng của con
voi.) Từ đó khuyên người ta nên nhìn nhận , đánh giá sự vật một cách tổng thể;
không nên chủ quan, không nên nóng vội. Ngoài ra còn có rất nhiều câu chuyện
phê phán khác như: “ Người nông dân và con lừa Cà cuống với người tịt mũi, Thả
mồi bắt bóng, Chân tay tai mắt miệng…”,
2.2 Tính phức thể của truyện ngụ ngôn

2


Khi phân tích truyện ngụ ngôn Việt Nam cần chú ý đến tính phức thể: có truyện
ngắn, có truyện lại khá dài, có truyện ngụ ngôn văn xuôi, lại có truyện ngụ ngôn
văn vần ( Trê Cóc, Lục súc tranh công, Trinh thử, Hoa điểu tranh năng,…); có
truyện ngụ ngôn dân gian vô danh, lại có truyện ngụ ngôn thành văn, có tác giả

( truyện ngụ ngôn của Nguyễn Văn Ngọc, Nguyễn trọng Thuật, Bùi Huy Cường,
….); có tính dân tộc và có tính quốc tế, có sự tự nảy sinh và cả sự vay mượn ngoại
lai trong truyện ngụ ngôn Việt Nam.
3. NGUỒN GÔC TRUYỆN NGỤ NGÔN
Một trong những tiền thân của truyện ngụ ngôn là các truyện cổ tích về loài vật.
Trong quá trình sống gần gũi với tự nhiên và chưa hoàn toàn tách mình ra khỏi tự
nhiên, người cổ đại đã từng quan sát, tìm hiểu các con vật (để dễ săn bắt và tự vệ).
Cũng do sự phân biệt giữa con người và tự nhiên chưa rõ ràng nên người ta đã gán
cho mọi vật tính cách của con người nhằm phản ánh đặc điểm của loài vật, cung
cấp cho người đọc những tri thức về giới tự nhiên qua những câu chuyện sinh
động, trên cơ sở đó truyện loài vật ra đời.
Truyện ngụ ngôn có liên quan đến cách nói bằng hình tượng của nhân dân. Trong
cách nói của mình, nhân dân thường dùng những sự vật cụ thể, những so sánh, ví
von để diễn đạt cái trừu tượng (chẳng hạn cách nói ngu như bò, dữ như cọp, nhanh
như cắt, chậm như rùa,...). Khi con người có ý thức mượn truyện loài vật để nói về
con người có tính chất thế sự thì truyện ngụ ngôn được hình thành.
+ Đa số các truyện ngụ ngôn dân gian Việt Nam được nảy sinh từ thực tế cuộc
sống của dân chúng, của xã hội Việt Nam.
+ Một số truyện ngụ ngôn có nguồn gốc ảnh hưởng của văn hóa ngoại lai.
+ Phật Giáo đem vào nước ta ngụ ngôn Ấn Độ.
+ Hán học đem vào nước ta truyện ngụ ngôn Trung Quốc,…
4. GIÁ TRỊ CỦA TRUYỆN NGỤ NGÔN
4.1 Truyện ngụ ngôn có tính giáo dục sâu sắc, cho chúng ta nhiều triết lý đạo
đức làm người.
- Truyện ngụ ngôn phê phán thói hư tật xấu của con người. Truyện ngụ ngôn cũng
là tiếng nói giáo dục để răn dạy, rút ra bài học về đạo lý, kinh nghiệm sống.
+ Thói huênh hoang đi kèm với bệnh chủ quan (Ếch ngồi đáy giếng)
+ Tính tham lam vô độ (Người nông dân và con lừa , Thả mồi bắt bóng )
+ Thói đoán mò của người kém hiểu biết (Cà cuống với người tịt mũi )
- Truyện nêu lên những bài học từ thực tiễn của cuộc sống. Những kinh nghiệm

này tuy chưa là ý niệm triết học đích thực nhưng là những bài học bổ ích. Chẳng
hạn, truyện ngụ ngôn khuyên con người nên:
+ Đứng đúng vị trí của mình (Quạ mặc lông công )
+ Sống cần có lập trường (Ðẽo cày giữa đường )
3


+ Tác hại của óc xa rời thực tế (Chị bán nồi đất )
- Thông qua những truyện ngụ ngôn tác giả xưa cũng thể hiện sức mạnh của tình
đoàn kết của sự sẻ chia, đồng cảm trong cuộc sống.
+ Thể hiện tình đoàn kết( Đàn Trâu và con Cọp, Chuyện bó đũa)
4.2 Truyện ngụ ngôn phản ánh cuộc đấu tranh trong xã hội. Truyện lên án
bản chất xấu xa của giai cấp thống trị, kẻ ác, kẻ xấu.
Điều này thể hiện sự đối lập giữa hai nhân vật, đại diện cho hai giai cấp khác
nhau. Kẻ có sức mạnh nhưng độc ác, xấu xa, hống hách,.. còn người thì nhỏ bé, ốm
yếu. Bản chất tham lam, hách dịch, cướp bóc tiền của nhân dân và giả nhân giả
nghĩa (Mèo ăn chay, Hai thứ mọt, Lí trưởng diều hâu,…)
 Thông thường những truyện ngụ ngôn tác giả dân gian xưa thường mượn những
con vật, đồ vật hiện tượng để phê phán một điều gì đó. Những câu chuyện đều là
những kinh nghiệm sống được tái hiện lại một cách đơn giản dễ hiểu để người đọc
dễ dàng cảm nhận. Nó chính là những bài học bổ ích, chân thành nhằm giúp con
người biết mình biết người không bị những thói hư tật xấu những điều xa hoa bên
ngoài làm mất đi những bản chất tốt đẹp của mình.
5. GIỚI THIỆU, TÓM TẮT, NÊU Ý NGHĨA CỦA MỘT SỐ TRUYỆN
5.1 Con quạ thông minh

Tóm tắt truyện: Một con quạ đang khát nước. Nó bay rất lâu để tìm nước nhưng
chẳng thấy một giọt nước nào. Mệt quá, nó đậu xuống cành cây nghỉ. Nó thấy một
chiếc lọ có nước. Song nước trong lọ có ít, cổ lọ lại cao, nó không sao thò mỏ vào
uống nước được. Quạ liền nghĩ ra một kế. Nó lấy mỏ gấp từng hòn sỏi bỏ vào lọ.

Nước dâng lên dần dần. Thế là quạ tha hồ uống. Quạ rất vui sướng khi nhìn thấy
công sức của mình đã có kết quả. Quạ uống thỏa thích những giọt nước mát ngọt
rồi bay lên cây nghỉ ngơi.
Ý nghĩa: Qua câu truyện “Con quạ thông minh” muốn gởi đến người đọc một bài
học về tính kiên nhẫn và trí thông minh. Quạ là một loài vật mà còn biết suy nghĩ
4


tìm mọi cách để vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Điều đó khẳng định rằng:
Con người chúng ta nếu không ngại gian khổ, biết dùng trí thông minh, sức lao
động cùng với tính kiên nhẫn thì bất cứ khó khăn nào ta cũng vượt qua và luôn
thành công.
5.2 Dê đen và dê trắng

Tóm tắt truyện: Có một chú Dê Trắng vào rừng tìm ăn lá non và uống nước suối
mát. Bất ngờ một con Chó Sói xuất hiện, quát hỏi Dê Trắng. Dê Trắng vì quá nhút
nhát, sợ hãi nên bị Chó Sói ăn thịt. Một lần khác, Dê Đen cũng đến khu rừng kia và
gặp Chó Sói nhưng dê đen không hề sợ mà còn bình tĩnh trả lời lại làm cho Sói sợ
hãi bỏ chạy.
Ý nghĩa: Ai cũng có một cuộc đời riêng phải sống, không thể dùng cách của
người này áp dụng cho người kia được. Cũng như trong câu truyện trên, con sói cứ
nghĩ rằng mình đã dùng chiêu bài đó để hỏi dê trắng thì có thể sử dụng lại với dê
đen nhưng sói đã lầm. Không nên đánh đòng mọi quan điểm và nghĩ rằng ai cũng
như nhau. Cần phải biết khiêm nhường và nhanh trí xử lí mọi tình huống. Đúng là
một chú dê thông minh.
Qua câu chuyện ngụ ngôn trên, bạn có thể truyền tải nhiều thông điệp khác nhau
như biết cách ứng xử trước các tình huống khó, nguy hiểm, lạc quan và bản lĩnh để
xử lý vấn đề.
5.3 Hai hạt giống


5


Hai hạt giống nằm cạnh nhau trên một mảnh đất màu mỡ, hạt giống thứ nhất nói:
“Tôi muốn lớn lên, rễ đâm sâu vào trong lòng đất, lộc đâm xuyên qua mặt đất, tôi
muốn đâm chồi nảy lộc để báo hiệu mùa xuân tới, tôi muốn cảm nhận được sự ấm
áp của mặt trời và hứng trọn sương mai đọng trên cánh hoa.” Và hạt giống thứ nhất
được như ý nguyện.
Hạt giống thứ hai nói: “Nếu tôi đâm rễ xuống lòng đất, tôi không biết sẽ gặp phải
thứ gì trong bóng tối. Nếu tôi đâm chồi lên mặt đất rắn chắc, những mầm non nớt
của tôi có thể bị hỏng. Nếu tôi đâm chồi và bị một con ốc sên ăn mất thì sao? Nếu
tôi nở hoa, một đứa trẻ có thể tiện tay hái hoa. Không! Tốt hơn là cứ đợi đến khi
nào an toàn”. Và hạt giống thứ hai cứ chờ đợi như ý muốn.
Vào một sáng mùa xuân, một con gà mái đi loanh quanh trên mảnh đất, nó tìm thấy
hạt giống đang nằm đợi và nhanh chóng ăn mất.
Ý nghĩa: Đừng chờ đợi bất cứ giây phút nào, vì cuộc đời không có thời gian cho
bạn chờ đợi. Đừng bao giờ tự khép mình trong lớp vỏ chắc chắn để cố giữ sự
nguyên vẹn vô nghĩa của bản thân mà hãy can đảm bước đi, âm thầm chịu nát tan
để góp thêm một màu xanh cho cánh đồng cuộc đời bạn nhé.
5.4 Ếch ngồi đáy giếng:

6


Vì sống lâu ngày trong đáy giếng, xung quanh ếch lâu nay chỉ có một vài con vật
nhỏ bé, mà tiếng ếch kêu “ồm ộp” vang động trong giếng nên ếch ta cứ tưởng ”bầu
trời trên đầu bé chỉ bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể”. Điều đó
chứng tỏ môi trường, hoàn cảnh sống của ếch rất nhỏ hẹp, tầm nhìn, sự hiểu biết
của ếch cũng rất nông cạn, thiếu chính xác. Bầu trời bao la, rộng mênh mông như
thế mà ếch ta tưởng nó chỉ bằng chiếc vung. Thế giới bên ngoài cũng vô cùng rộng

lớn, phong phú như thế mà ếch ngỡ chỉ có vài con vật nhỏ bé, yếu đuối hơn mình.
Ở trong đáy giếng lâu ngày, do tầm nhìn, sự hiểu biết hạn chế, lại có một chút năng
lực là kêu “ồm ộp” trong giếng, được thành giếng cộng hưởng khiến tiếng kêu âm
vang lên một chút nên chú ếch kia nhiễm bệnh chủ quan, kiêu ngạo, huênh hoang,
cho mình là chúa tể muôn loài. Đúng là kẻ “coi trời bằng vung” như thành ngữ cha
ông ta thường nói.
Nhưng rồi, hoàn cảnh sống của ếch thay đổi. Sau một trận mưa to, nước giếng
dềnh lên, đưa ếch lên khỏi đáy giếng tiếp xúc với thế giới bao la. Vậy mà chú ta
vẫn không thay đổi tính tình. Nó cứ “nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời,
chả thèm để ý đến xung quanh”. Hậu quả là ếch “bị một con trâu đi qua giẫm bẹp”.
Chao ơi ! Chú ếch hư đốn kia đã phải trả giá, một cái giá quá đắt bằng chính mạng
sống của mình.
Ý nghĩa: Từ câu chuyện một chú ếch ngồi trong đáy giếng, nhân dân ta ngụ ý phê
phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang, đồng thời khuyên nhủ chúng
7


ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo.
Những thành ngữ “Coi trời bằng vung”, “Ếch ngồi đáy giếng” mà chúng ta thường
được nghe nhiều người nói, phải chăng bắt nguồn từ truyện ngụ ngôn này và cũng
ngụ ý phê phán, răn dạy tương tự.
Bài học đó là không nên kiêu ngạo ngạo mạn trong bất kì hoàn cảnh nào, từ bỏ thói
kiêu căng, xem thường nếu không sẽ bị trừng trị đích đáng. Mỗi chúng ta vẫn phải
học hỏi rất nhiều vì thế giới bên ngoài là rất rộng lớn.

TÀI LIỆU KHAM KHẢO
/> /> /> />
8




×