Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

PHÁP LUẬT QUẢN LÝ CHẤT THẢI TRONG KHU CÔNG NGHIỆP ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (451.95 KB, 72 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

PHẠM THỊ PHƯƠNG THẢO

PHÁP LUẬT QUẢN LÝ CHẤT THẢI
TRONG KHU CÔNG NGHIỆP ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Ở VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LUẬT KINH DOANH

Hệ đào tạo

: Chính quy

Khóa học

: QH-2011 - L

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS. DOÃN HỒNG NHUNG

HÀ NỘI - 2015


LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Doãn
Hồng Nhung, giảng viên chuyên ngành Đất đai-Môi trường, Khoa Luật, Đại
học Quốc Gia Hà Nội đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành bài khóa
luận này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô thuộc Khoa luật-Đại học Quốc


gia Hà Nội cùng thầy cô trong chuyên ngành Đất đai- Môi trường , những
người đã dày công dạy dỗ, truyền đạt kiến thức quý báu làm nền tảng cho em
hoàn thành bài khóa luận,
Bên cạnh đó, em còn nhận được sự động viên, giúp đỡ của người thân
trong gia đình và bạn bè, đã luôn giúp đỡ về vật chất và tinh thần cho e trong
suốt quá trình học tập và làm bài.
Hà Nội, tháng 5/2015
Sinh viên

Phạm Thị Phương Thảo


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU- CHỮ VIẾT TẮT..........................................i
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ.........................................................................ii
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu....................................................................................1
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài..................................................................2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................2
5. Phương pháp nghiên cứu :............................................................................3
6. Cấu trúc khóa luận :......................................................................................3
CHƯƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ
CHẤT THẢI VÀ PHÁP LUẬT QUẢN LÝ CHẤT THẢI TRONG KHU
CÔNG NGHIỆP..............................................................................................4
1.1 Khái niệm khu công nghiệp.....................................................................4
1.1.1 Định nghĩa.........................................................................................4
1.1.2 Đặc điểm pháp lý KCN......................................................................6
1.1.3 Phân loại KCN tại Việt Nam :.............................................................7
1.2 Khái niệm quản lý chất thải.....................................................................8

1.2.1 Định nghĩa.........................................................................................8
1.2.2 Phân loại chất thải tại KCN..............................................................11
1.3 Quản lý chất thải tại Khu công nghiệp..................................................12
1.3.1 Sự cần thiết phải quản lý chất thải tại Khu công nghiệp.....................12
1.3.2 Tổng quan quản lý chất thải tại KCN ở Việt Nam.............................14
1.4 Kinh nghiệm quản lý chất thải của một số quốc gia trên thế giới và bài
học gợi mở cho Việt Nam.............................................................................19
1.4.1 Trung Quốc......................................................................................20
1.4.2 Singapore.........................................................................................20
1.4.3 Hà Lan.............................................................................................22


CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT QUẢN LÝ CHẤT THẢI
TẠI KHU CÔNG NGHIỆP..........................................................................23
2.1 Nôi dung pháp luật quản lý chất thải :.....................................................23
2.1.1 Khái niệm pháp luật quản lý chất thải.................................................23
2.1.2 Đối tượng, chủ thể của pháp luật quản lý chất thải :.............................24
2.1.3 Nội dung của quan hệ pháp luật quản lý chất thải tại khu công nghiệp. 26
2.2 Thực trạng pháp luật quản lý chất thải trong khu công nghiệp................31
2.2.1 Mối quan hệ giữa pháp luật quản lý chất thải và bảo vệ môi trường...31
CHƯƠNG 3 : HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI ĐỂ
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG KHU CÔNG NGHIỆP...........................45
3.1 Phương hướng hoàn thiện pháp luật quản lý chất thải khu công nghiệp. 45
3.1.1 Sự cần thiết hoàn thiện pháp luật quản lý chất thải khu công nghiệp....45
3.1.2 Quan điểm và yêu cầu hoàn thiện pháp luật quản lý chất thải KCN...47
3.2 Hoàn thiện pháp luật về quản lý chất thải KCN......................................49
3.2.1 Hoàn thiện quy định về quản lý chất thải :...........................................49
3.2.2 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức thực hiện quản lý chất thải KCN................54
3.2.3 Giải pháp bổ trợ khác.........................................................................55
KẾT LUẬN....................................................................................................58

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................59
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU- CHỮ VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1

KCN

Khu công nghiệp

2

KCX

Khu chế xuất

3

QLCT

Quản lý chất thải

4


QCN

Quyền con người

5

CTR

Chất thải rắn

6

CTNH

Chất thải nguy hại

7

BVMT

Bảo vệ môi trường

i


DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ
STT

Sơ đồ,


Nội dung

bảng

1

Sơ đồ 1.1

2

Sơ đồ 1.2

3

Bảng 1.1

Mối quan hệ giữa các khâu trong quá trình quản lý
chất thải
Phân loại chất thải
Thống kê các chất thải rắn phát sinh tại Khu công
nghiệp hàng năm và tỉ lệ phát sinh

ii

Trang
11
14
9



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển các khu công nghiệp là xu thế tất yếu trong tiến trình phát
triển đi lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước nhưng vấn đề quan
trọng là làm sao giải quyết hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với việc nâng cao
đời sống của người dân và kiểm soát mức độ ô nhiễm trong phạm vi cho
phép. Tuy nhiên hiện nay Việt Nam đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi
trường ngày càng tăng do tốc độ phát triển các khu công nghiệp nhanh chóng.
Vấn đề quản lý chất thải từ KCN chính là bài toán khó không chỉ Việt Nam
mà còn đến tất cả các quốc gia có nền công nghiệp phát triển trên thế giới.
Chính phủ Việt Nam đã xây dựng nhiều chính sách, ban hành văn bản
pháp luật về quản lý chất thải cũng như đầu tư vào lĩnh vực này, trong đó có
việc đầu tư xây dựng các hệ thống thoát nước và xử lý nước thải trong thời
gian gần đây. Tuy nhiên, thực tế vì nhiều nguyên nhân khách quan và chủ
quan mà việc quản lý chất thải KCN vẫn chưa thực sự đạt hiệu quả. Vì vậy, để
đáp ứng những yêu cầu hiện nay trong hoàn thiện pháp luật thì việc nghiên
cứu các quy định về quản lý chất thải KCN để bảo vệ môi trường là điều cần
thiết. Và đó cũng là lý do em chọn đề tài : “Pháp luật về quản lý chất thải khu
công nghiệp nhằm bảo vệ môi trường” làm đề tài khóa luận để nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu
Pháp luật về quản lý chất thải trong khu công nghiệp có tầm quan trọng
lớn song mới chỉ được quan tâm đúng mức. Có thể kể một số các công trình
nghiên cứu như :
- Vũ Thị Duyên Thủy (2009) “Xây dựng và hoàn thiện pháp luật quản
lý chất thải nguy hại ở Việt Nam hiện nay”, Luận án Tiến sĩ Luật học, Đại học
Luật Hà Nội, Hà Nội.
- Luyện Thị Thùy Nhung (2013) “Pháp luật bảo vệ môi trường tại các
khu công nghiệp ở Việt Nam hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Đại học
Luật Hà Nội.


1


- Lê Kim Nguyệt (2001) “Hoàn thiện pháp luật về quản lý chất thải nguy
hại ở Việt Nam hiện nay”, Luận Văn Thạc sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội.
- Hiếu Giang (2011) “Bảo vệ môi trường Khu công nghiệp- thực trạng
và giải pháp” Báo Cộng Sản-Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam, Chuyên
đề số 58 (10/2011), trang 66-68
- Đào Mạnh Đức (2012) “Giải pháp nào cho bảo vệ và phát triển môi
trường sinh thái khu công nghiệp, khu chế xuất” Báo Cộng Sản-Trung Ương
Đảng Cộng Sản Việt Nam, Chuyên đề số 63 ( trang 15-16).
Hầu như các công trình được nêu mới chỉ đề cập đến hoặc pháp luật
quản lý chất thải hoặc bảo vệ môi trường khu công nghiệp, chưa có sự đi sâu
nghiên cứu một cách cơ bản và lồng ghép có hệ thống về pháp luật quản lý
chất thải trong khu công nghiệp.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
Việc nghiên cứu đề tài này làm rõ hơn khái niệm về quản lý chất thải nói
chung và tại các KCN nói riêng ; các khâu trong quản lý chất thải tại KCN.
Bên cạnh đó trong đề tài này có phân tích thực trạng quản lý chất thải
tại KCN, thực trạng áp dụng pháp luật , những mặt tích cực, hạn chế còn tồn
tại và nguyên nhân của những hạn chế này. Từ đó rút ra được những định
hướng cải cách, giải pháp giúp hoàn thiện pháp luật hiện hành.
Để thực hiện được những mục đích trên, đề tài có những nhiệm vụ
nghiên cứu chủ yếu là :
- Nghiên cứu trên cơ sở lý luận, đồng thời đánh giá các quy định pháp
luật hiện hành về quản lý chất thải KCN
- Nghiên cứu những thành tựu và hạn chế trong pháp luật quản lý chất
thải KCN tại Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đặc điểm, tính chất của quản lý chất
thải KCN, từ đó hiểu rõ được các biện pháp áp dụng pháp luật trong quản lý
chất thải để phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, phù hợp với quá trình bảo
vệ môi trường.

2


Phạm vi nghiên cứu của đề tài được nghiên cứu trên cơ sở pháp luật
Việt Nam quy định về môi trường nói chung, các văn bản pháp luật về quản lý
chất thải và các văn bản khác liên quan. Đồng thời, đề tài được nghiên cứu
dựa trên các số liệu thống kê và diễn biến quản lý chất thải KCN hiện nay,
góp phần vào hoàn thiện pháp luật, cải cách pháp luật.
5. Phương pháp nghiên cứu :
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau :
Phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu kết hợp với so sánh giữa
lý luận và thực tiễn nhằm làm rõ các quy định của pháp luật về quản lý chất
thải KCN
Phương pháp so sánh pháp luật để so sánh các văn bản pháp luật khác
nhau có quy định về quản lý chất thải KCN nhằm mục tiêu bảo vệ môi trường
và phát triển bền vững , từ đó rút ra những điểm mới tiến bộ cũng như những
hạn chế của văn bản pháp luật hiện hành.
Phương pháp thu thập và xử lý thông tin. Đây là phương pháp quan
trọng và xuyên suốt trong quá trình thực hiện khóa luận. những thông tin,
nguồn tài liệu cho phép chúng ta hiểu biết những thành tựu nghiên cứu về lĩnh
vực này. Việc khai thác các nguồn tài liệu quan trọng từ Internet sẽ là nguồn
tư liệu hỗ trợ cho việc tổng hợp các vấn đề nghiên cứu.
6. Cấu trúc khóa luận :
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận còn có 3 chương :
- Chương 1 : Một số vấn đề lý luận pháp lý về quản lý chất thải và

pháp luật quản lý chất thải trong khu công nghiệp.
- Chương 2 : Thực trạng pháp luật quản lý chất thải tại khu công
nghiệp.
- Chương 3 : Hoàn thiện pháp luật về quản lý chất thải khu công
nghiệp để bảo vệ môi trường.

CHƯƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ
CHẤT THẢI VÀ PHÁP LUẬT QUẢN LÝ CHẤT THẢI TRONG
KHU CÔNG NGHIỆP
3


1.1 Khái niệm khu công nghiệp
1.1.1 Định nghĩa
Trên thế giới, KCN đầu tiên được hình thành vào năm 1896 ở Trafford
Park, thành phố Manchester của Anh với tư cách là một doanh nghiệp tư
nhân. Năm 1899, KCN đầu tiên của Mỹ cũng bắt đầu hoạt động tại vùng công
nghiệp Clearing, thành phố Chicago. Có thể coi Mỹ là vùng đất của sự “bùng
nổ” các khu công nghiệp trong khi trên thế giới có rất ít thì đất nước này đã
thành lập 33 KCN tính đến năm 1940, và đến năm 1959 có 452 vùng công
nghiệp với ước tính 1000 KCN. [28, tr.3 ]
Tại Châu Á, KCN đầu tiên được hình thành tại Singapore vào năm
1952 với tên gọi KCN công cộng. Sau đó là sự hình thành các KCN ở
Malaysia, Ấn Độ,… Trong đó Ấn Độ là nước dẫn đầu trong khu vực với 705
KCN vào năm 1979.
Đi cùng với một bề dày lịch sử phát triển từ những thập niên 90 của thế
kỷ 19 thì KCN là một khái niệm không còn xa lạ đối với các nước đang phát
triển và các nước phát triển hiện nay. Tuy nhiên định nghĩa về KCN vẫn còn
chưa thống nhất giữa các quốc gia và các tổ chức.
Theo cơ quan nghiên cứu phát triển công nghiệp thuộc Liên hiệp quốc

(UNIDO, 1970) đã đưa ra khái niệm về KCN như sau “KCN là khu có hàng
rào ngăn cách với bên ngoài, chịu sự quản lý riêng, tập trung tất cả các doanh
nghiệp hoạt động theo bất kỳ cơ chế nào (xuất khẩu hàng hóa và/hoặc tiêu thụ
nội địa, miễn là phù hợp với các quy định quy hoạch về vị trí ngành nghề.
Một phần đất nằm trong KCN có thể dành cho KCX” [29, tr.14] . Tuy nhiên
khái niệm này được đưa ra vào thời điểm KCN, KCX trên thế giới chưa phát
triển mạnh mẽ vì thế nội dung còn đơn giản và chưa bao hàm đủ hết các yêu
cầu đối với một KCN.
Hiệp hội Khu chế xuất thế giới (WEPZA) đưa ra một khái niệm phù
hợp với yêu cầu phát triển của các KCN trên thế giới hiện nay theo hướng đa
dạng và nhu cầu giao lưu kinh tế, đó là: “ KCX là tất cả các khu vực được
Chính phủ cho phép như mậu dịch tự do, cảng tự do, khu phi thuế quan, KCN
tự do, khu ngoại thương”.
4


Bên cạnh đó, còn một số quan điểm khác nhau về KCN tại Châu Á.
Điển hình như : “KCN là khu vực lãnh thổ rộng có nền tảng sản xuất công
nghiệp, dịch vụ sinh hoạt, vui chơi, giải trí, khu thương mại, văn phòng nhà
ở…” theo quan điểm này thì KCN thực chất là khu hành chính- kinh tế đặc
biệt như KCN thương mại ở Indonesia, các công viên công nghiệp ở Đài
Loan, Thái Lan…
Khu công nghiệp đầu tiên tại Việt Nam được hình thành khởi nguồn
vào tháng 9, năm 1991 với tên gọi khu chế xuất Tân Thuận tại Thành phố Hồ
Chí Minh. Cùng với đó, Nhà nước đã ban hành quy chế KCN, khu công nghệ
cao kèm Nghị định số 36/1997/NĐ-CP ngày 24/4/1997 “Về ban hành Quy
chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao”. Tại Nghị định này,
khái niệm KCN được đề cập đến tại Khoản 1 Điều 2 : “Khu công nghiệp là
khu tập trung các doanh nghiệp KCN chuyên sản xuất hang công nghiệp và
thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định,

không có dân cư sinh sống; do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết
định thành lập. Trong khu công nghiệp có thể có doanh nghiệp chế xuất”. Đến
năm 2008, khái niệm này được sửa đổi trong Nghị định số 29/2008/NĐ-CP
ngày 14/03/2008 “Quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế”
tại Khoản 1 Điều 2 và thể hiện được một cách đầy đủ những đặc trưng và yêu
cầu chủ yếu đối với một KCN : “Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất
hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh
giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy
định tại Nghị định này.” Hiện nay, định nghĩa này vẫn được sử dụng với
những nội hàm bao quát nhất về KCN.
Qua đó có thể thấy KCN là một khái niệm chung bao gồm nhiều hình
thức từ các hình thức truyền thống như: khu mậu dịch tự do, cảng tự do…
đến các hình thức mới như KCN cao, Khu chế xuất, KCN tập trung. KCN là
một quần thể liên hoàn các xí nghiệp, được xây dựng trên một vùng có thuận
lợi về mặt địa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội, có cơ sở hạ tầng tốt…

5


nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào hoạt động theo một cơ cấu hợp
lý nhằm đạt hiệu quả cao trong sản xuất công nghiệp và kinh doanh dịch vụ.
1.1.2 Đặc điểm pháp lý KCN
 Về bản chất : trong KCN bao gồm các doanh nghiệp sản xuất các mặt
hàng công nghiệp và doanh nghiệp dịch vụ. Xét về lĩnh vực đầu tư cho sản
xuất thì trong KCN có thể có khu vực hoặc doanh nghiệp chuyên sản xuất
hàng xuất khẩu được gọi là khu chế xuất. doanh nghiệp chế xuất và khu chế
xuất có ranh giới địa lý phân biệt với các khu vực còn lại của KCN và áp
dụng quy chế pháp lý riêng.
 Chức năng hoạt động : KCN chuyên sản xuất hàng công nghiệp và
thực hiện dịch vụ cho sản xuất công nghiệp. Một số mặt hàng công nghiệp

nặng và nhẹ tại Việt Nam hiện nay phổ biến như : chế biến thủy hải sản tại
Khu công nghiệp Trà Nóc thành phố Cần Thơ, sản xuất thuốc và dược phẩm
tại KCN Phú Lãm Hà Đông Hà Nội, Khu công nghiệp Dung Quất thuộc tỉnh
Quảng Ngãi chuyên về lọc hóa dầu và cảng biển nước sâu…
 Thủ tục thành lập : KCN được thành lập theo điều kiện, trình tự, thủ
tục của Nghị định số 29/2008/NĐ-CP. Theo đó, Nhà nước phải xây dựng quy
hoạch phát triển các khu công nghiệp, sau đó phải trải qua quá trình điều tra
thẩm định kỹ trước khi thành lập và triển khai xây dựng. Đồng thời trên cơ sở
quy hoạch đã phê duyệt, dự án đầu tư đã thẩm định thì Thủ tướng Chính phủ
sẽ quyết định thành lập KCN trên những địa bàn cụ thể. Bên cạnh đó, khu
công nghiệp sau khi được thành lập thì có thể được mở rộng thêm nếu đáp
ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Nhà nước cũng quy định những
ngành ( hay loại xí nghiệp ) được khuyến khích phát triển và những ngành
( loại xí nghiệp ) không được đặt trong khu công nghiệp vì lý do môi trường
sinh thái hoặc an ninh quốc phòng.
1.1.3 Phân loại KCN tại Việt Nam :
Với vai trò góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế đồng thời là
ngành sản xuất vật chất tạo ra khối lượng lớn sản phẩm cho xã hội, KCN ngày
nay phát triển ngày càng đa dạng trên thế giới nói chung và tại Việt Nam- một
nước đang phát triển nói riêng. Tính đến năm 2013, trên cả nước có 289 KCN

6


với tổng diện tích đất tự nhiên 81000 ha trong đó có 209 KCN đã đi vào hoạt
động với tổng diện tích trên 47.300 ha (tính đến tháng 10/2014). [49]
KCN được phân loại dựa vào một số tiêu chí khác nhau như : vị trí địa
lý, tính chất chuyên môn hóa, cơ cấu, đặc điểm sản xuất, quy mô, trình độ
công nghệ.[56 ]
 Về vị trí địa lý : do nằm ở những địa bàn khác nhau nên KCN được

phân ra : KCN nằm ở trung du hay vùng núi ( KCN Cái Lân, Hải Yên , Việt
Hưng thuộc tỉnh Quảng Ninh ; KCN Đinh Trám, Quang Châu thuộc tỉnh Bắc
Giang…) ; KCN ven biển ; KCN nằm trong các thành phố lớn.
 Về quy mô thì gồm : KCN có quy mô lớn ( KCN Phước Đông, Tây
Ninh ; KCN Tân Phú Trung, Tp.HCM, KCN Đình Vũ, Nomura- Hải Phòng ),
KCN có quy mô vừa ( KCN Quán Toan, Đông Hải- Hải Phòng), KCN có quy
mô nhỏ ( KCN Tam Điệp I- Ninh Bình, KCN Cửa Lò- Nghệ An…)
 Về cơ cấu và đặc điếm sản xuất : KCN chuyên môn hóa ( trên cơ sở
xí nghiệp chuyên môn hóa sử dụng một loại nguyên liệu cơ bản như than,
điện, luyện kim, hóa chất. Ví dụ KCN khai khoáng Hòn Gai- Bãi Cháy, Uông
Bí- Mạo Khê) , KCN tổng hợp ( cơ cấu đa dạng với nhiều ngành sản xuất tập
trung trong một KCN ), KCN sản xuất chuyên để xuất khẩu ( khu chế xuất ).
 Về trình độ công nghiệp : KCN kỹ thuật cao, KCN với công nghệ thủ
công.


Dựa vào mục tiêu thành lập và chức năng hoạt động, KCN được chia

làm 4 loại : KCN được xây dựng trên khuôn viên đã có một số doanh nghiệp
công nghiệp đang hoạt động (các KCN thuộc loại này được thành lập nhằm
đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp theo đúng quy hoạch, đồng thời tạo
hạ tầng kỹ thuật tập trung đồng bộ và hạ tầng xã hội thuận lợi phục vụ tốt việc
phát triển KCN, có điều kiện xử lý chất thải với những thiết bị tiên tiến) ;
KCN được hình thành nhằm đáp ứng nhu cầu di dời các nhà máy, xí nghiệp
đang ở trong nội thành các đô thị ; KCN có quy mô nhỏ và vừa, trong đó hoạt
động sản xuất công nghiệp gắn liền với nguồn nguyên liệu nông, lâm, thủy
sản, được hình thành ở một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng,
trung du Bắc Bộ, duyên hải miền Trung và Tây Nguyên, là nơi nguyên liệu

7



nông sản hàng hóa dồi dào nhưng công nghiệp chế biến chưa phát triển ; KCN
hiện đại được xây dựng mới hoàn toàn.
1.2 Khái niệm quản lý chất thải
1.2.1 Định nghĩa
Chất thải là những vật chất tồn tại ở thể rắn, lỏng, khí…được sản sinh
từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hay các hoạt động
khác của con người như du lịch, nghiên cứu khoa học,… Từ thời nguyên thủy,
lượng rác thải của con người là không đáng kể do mật độ dân số còn thấp và
mức độ khai thác tài nguyên thiên nhiên phục vụ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất
cũng chưa cao. Tuy nhiên, trải qua các nền văn minh cùng sự phát triển của
các loại hình công nghiệp thì lượng chất thải ra môi trường cũng tăng theo
nhu cầu của con người. Do đó, vấn đề quản lý chất thải nói chung luôn được
đề cao. Tuy nhiên, xét theo góc độ nào đó thì có lẽ ít ai hiểu được bản chất thế
nào là quản lý chất thải, mà chỉ đơn thuần cho rằng việc quản lý chất thải là
việc quản lý sự thu gom chất thải.
Khái niệm quản lý chất thải (QLCT) (tiếng Anh là Waste Managament)
được hiểu là việc thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế, loại bỏ hay thẩm tra các
vật liệu chất thải. [46]. Việc quản lý này thường liên quan đến những vật chất
do hoạt động của con người tạo ra trong quá trình sinh hoạt cũng như sản
xuất. Mục đích của việc quản lý giúp hạn chế, giảm thiểu tối đa nhất sự ảnh
hưởng không tốt đến sức khỏe con người, môi trường hay tính mỹ quan, đồng
thời góp phần phục hồi các nguồn tài nguyên lẫn trong chất thải. Tuy nhiên thì
việc quản lý dù với mục đích nào để các cá nhân, tổ chức thực hiện đúng quy
trình thì vẫn phải đặt dưới sự kiểm soát của pháp luật. Và bản chất của việc
quản lý này chính là xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và các nhà làm luật dựa
vào đó để đưa ra các quy định pháp lý phù hợp điều chỉnh. Vì thế định nghĩa
về quản lý chất thải hiểu dưới góc độ pháp lý, được quy định trong luật vẫn
mang tính cụ thể và bao quát hơn.

“Quản lý chất thải là hoạt động phân loại. thu gom, vận chuyển, giảm
thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải”. [15,Khoản 2

8


Điều 3]. Đây là phần định nghĩa được quy định tại Luật Bảo vệ Môi trường số
52/2005/QH11 năm 2005. Tuy nhiên trong Luật Bảo vệ môi trường mới số
55/2014/QH13 năm 2014 được Quốc Hội thông qua ngày 1/7/2014 thì khái
niệm về QLCT được quy định có phần mở rộng và cụ thể hơn. Nếu như Luật
năm 2005 chỉ liệt kê các hoạt động trong QLCT thì Luật năm 2014 đã khẳng
định ngay từ đầu Quản lý chất thải là một quá trình bao gồm các hoạt động từ
phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử
dụng, tái chế và xử lý chất thải. Như vậy để hiểu rõ thế nào là QLCT thì
chúng ta phải phân tích từng quá trình của nó theo trình tự:
Giảm thiểu

Phòng ngừa

Giám sát

Phát sinh chất thải
Thu gom
Vận chuyển

Phân loại
Tái sử dụng, tái chế

Xử lý


Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa các khâu trong quản lý chất thải
 Thứ nhất là quá trình phòng ngừa : đây là quá trình quan trọng trong
khâu quản lý chất thải, có thể ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật hay
đơn giản cảnh báo trước để hạn chế lượng chất thải có thể phát sinh trên thực
tế. Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường cũng quy định các dấu hiệu cảnh báo nhằm khuyến cáo và nhắc
nhở thực hiện các yêu cầu an toàn khi tiếp cận với chất thải nguy hại để
phòng tránh rủi ro và tại nạn cho con người cũng như môi trường. Ví dụ như
biểu tượng tam giác bên trong là hình bàn tay được đặt dưới ống nước nhỏ, đó

9


là cảnh báo về chất thải có chứa chất mòn được đạt ở các công xưởng, nơi sản
xuất có chứa chất mòn.
 Thứ hai là quá trình giảm thiểu chất thải: trong quá trình này thường
áp dụng các biện pháp kỹ thuật hiện đại, công nghệ tiên tiến và được ưu tiên
cho bước giảm thiểu chất thải tại nguồn.
 Thứ ba là quá trình phân loại, thu gom và vận chuyển chất thải: ba
quá trình này được thực hiện tuần hoàn và gắn liền với nhau và thường áp
dụng đối với chất thải rắn. Trước tiên chất thải sẽ được phân loại với tiêu chí
các loại chất thải cùng loại, cùng giá trị sử dụng, tái chế hay xử lý…thì sẽ
được phân chia và chứa riêng biệt. Ví dụ,các loại can, hộp, chai lọ có thể chứa
vào một thùng; các loại giấy, sách, báo, thùng các tông được để vào cùng
nhau… Sau đó chất thải được thu gom lại với nhau và vận chuyển đến nơi xử
lý chất thải. Những quá trình này tưởng chừng như đơn giản nhưng cũng có
thể phát sinh nhiều vi phạm với mục đích trục lợi vì thế cũng cần phải có sự
quản lý và sự điều chỉnh của pháp luật.
 Cuối cùng là quá trình tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải. Tái sử
dụng là việc sử dụng lại các chất thải hoặc một phần của chất thải cho chính

mục đích cũ hay cho mục đích khác và sử dụng nhiều lần cho đến khi hết tuổi
thọ của. Nếu chất thải đó không tái sử dụng lại được thì sẽ được mang đi tái
chế. Tái chế là hoạt động thu hồi lại chất thải (thường có trong chất thải rắn
đô thị) sau đó được chế biến thành những sản phẩm mới phục vụ cho sản xuất
và sinh hoạt (Ví dụ quá trình đốt rác sau đó thu hồi ở dạng nhiệt cung cấp cho
quá trình sản xuất khác như hơi nước chạy tuốc bin, nhiệt để sấy sản phẩm.
Như vậy thì quá trình tái sử dụng không làm biến đổi hình thái của chất thải
nhưng tái chế thì sẽ biến chất thải tồn tại dưới dạng vật chất khác. Còn đối với
những loại chất thải nào không thể tái sử dụng hay tái chế được nữa thì sẽ
được mang đi xử lý. Việc xử lý này thực chất là tiêu huy chất thải để nó
không làm ảnh hưởng gây ô nhiễm môi trường cũng như sức khỏe con người.
(Ví dụ sử dụng ôzon để xử lý các hợp chất hữu cơ khó phân hủy trong nước).
10


1.2.2

Phân loại chất thải tại KCN

Chất thải công nghiệp chủ yếu được phân loại dựa vào mức độ gây
nguy hại cho môi trường. Do đó, với từng loại chất thải thì pháp luật quy định
về việc quản lý, vận chuyển, xử lý và tiêu hủy khác nhau.
Chất thải công nghiệp

Chất thải CN thông thường

Chất thải CN nguy hại

Rắn, lỏng, khí
Sơ đồ 1.2: Phân loại chất thải

Chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sản xuất công nghiệp,làng nghề,
kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động các được gọi chung là chất thải rắn
công nghiệp [4,Điều 3]. Trong CTR công nghiệp gồm CTR nguy hại và CTR
không nguy hại:
 CTR nguy hại : là các chất thải rắn chứa các chất hoặc hợp chất có
một trong các đặc tính : phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm,
gây ngộ độc hoặc các đặc tính nguy hại khác (Khoản 3 Điều 3 Nghị định
59/2007/NĐ-CP về quản lý chất thải rắn). Ví dụ : bóng đèn, giẻ lau hay bao
tay dính dầu nhớt, bao bì dính các loại hóa chất thải dạng bột, bo mạch điện
tử…
 CTR không nguy hại hay còn gọi là CTR thông thường được thải ra
từ các nhà máy, công ty sản xuất, ít chứa hoặc không chứa các đặc tính gây
nguy hại. ví dụ như : bao bì, chai lọ, phế phẩm sản xuất,…
Nước thải của khu công nghiệp gồm hai loại chính : nước thải sinh hoạt
từ các khu văn phòng và nước thải sản xuất từ các nhà máy sản xuất trong
11


KCN. Đặc tính nước thải sinh hoạt thường là ổn định so với nước thải sản
xuất. Nước thải sinh hoạt ô nhiễm chủ yếu bởi các thông số BOD5, COD, SS,
Tổng N, Tổng P, dầu mỡ – chất béo.
Khí thải tại KCN chủ yếu phát sinh từ hoạt động sản xuất, quá trình tạo
nên sản phẩm công nghiệp. Ví dụ như đốt than thì ngoài lượng Carbon tự do
thì than còn chứa các chất như lưu huỳnh, nito, nhôm, canxi…khi đốt sẽ tạo
ra các sản phẩm CO, CO2, SO2, SO3, NO, NO2…đây cũng là các thành phần
gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Hay là khói, bụi trong quá trình vận
chuyển, nghiền tán vật liệu ban đầu cũng là khí thải công nghiệp ảnh hưởng
đến môi trường và sức khỏe con người.
1.3 Quản lý chất thải tại Khu công nghiệp
1.3.1 Sự cần thiết phải quản lý chất thải tại Khu công nghiệp

Xuất phát từ vấn đề lý luận về quyền con người (QCN ) đối với môi
trường là một trong những quyền thuộc nhóm quyền thứ ba ( quyền được
hưởng hòa bình, quyền phát triển và quyền được sống trong môi trường trong
lành). Tuyên bố Stockholm năm 1972 được xác định là một mốc đầu tiên cho
sự gắn kết hai vấn đề tưởng chừng như hai lĩnh vực riêng biệt nhưng lại có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau đó là QCN và môi trường. [42]. Trong Tuyên
bố có nhắc đến Nguyên tắc 1 : “con người có các quyền cơ bản về tự do, bình
đẳng và điều kiện sống tối thiểu trong môi trường trong lành, cho phép con
người có cuộc sống có nhân phẩm và hạnh phúc”. Năm 1992, trong Hội nghị
thượng đỉnh thế giới về Môi trường và phát triển bền vững tại Rio de
Janeiro,Brasil đã đưa ra tuyên bố 27 Nguyên tắc cơ bản và chương trình hành
động về phát triển bền vững để toàn thế giới cùng thực hiện trong thế kỷ XXI,
thì một lần nữa QCN được nhấn mạnh trong hàng loạt các Nguyên tắc 1 “Con
người có quyền được sống một cuộc sống lành mạnh và sản xuất trong sự hòa
hợp với thiên nhiên” ; Nguyên tắc 10 “Vấn đề môi trường phải được giải
quyết một cách tốt nhất với sự tham gia của tất cả các cá nhân liên quan, ở
cấp độ thích hợp. Cấp độ quốc gia, mỗi cá nhân sẽ được tiếp cận thông tin
thích hợp liên quan đến môi trường, do các cơ quan công quyền lưu giữ, bao
12


gồm cả thông tin về các chất và hoạt động nguy hiểm trong cộng đồng của họ,
và có cơ hội được tham gia trong quá trình ban hành các quyết định..” và
Nguyên tắc 14 “các quốc gia nên hợp tác hiệu quả để ngăn cản hoặc ngăn
chặn việc di dời và chuyên giao cho các tiểu bang khác các hoạt động gây ra
các chất được cho là có hại cho sức khỏe của con người”.Tại Việt Nam, tư
tưởng khoan dung nhân đạo được hình thành từ thời các vua Hùng với tư
tưởng “nhân trị với pháp trị”, giữa “trị quốc” và “an dân” cũng chính là nền
tảng của các quy định về QCN phát triển qua từng thời kỳ lịch sử sau này.
Đến nay, Hiến pháp năm 2013 có quy định sự gắn kết giữa QCN với môi

trường, đó là “Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và
có nghĩa vụ bảo vệ môi trường” [ 14, Điều 43].
Xuất phát từ thực tiễn, khi nền công nghiệp phát triển thì cụm từ “chất
thải công nghiệp” cũng không còn xa lạ với chúng ta. Đó là các chất thải phát
sinh từ hoạt động sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp trong các khu công
nghiệp. Chất thải công nghiệp bao gồm nhiều chất thải độc hại, ảnh hưởng
nghiêm trọng đến môi trường. Nếu không được xử lý thì sẽ ảnh hưởng vô
cùng lớn đến sức khỏe con người. Cùng với sự phát triển kinh tế thì hệ thống
các KCN ở nước ta cũng tạo ra nhiều thách thức lớn về vấn đề ô nhiễm môi
trường, về vấn đề sức khỏe con người và cả vấn đề quyền con người được
sống trong môi trường trong lành.
Do đó, có thể thấy hoạt động quản lý chất thải tại KCN cũng là một
trong các biện pháp nhằm cải thiện đời sống con người, cải thiện môi trường
giúp hạn chế những rủi ro mà chất thải tại KCN đem lại gây ảnh hưởng đến
chất lượng cuộc sống.
1.3.2

Tổng quan quản lý chất thải tại KCN ở Việt Nam

Ở Việt Nam, việc thu hồi và tái chế, tái sử dụng chất thải còn gặp nhiều
khó khăn, việc xử lý chất thải cũng chủ yếu là chôn lấp. Sự tồn tại các bãi
chôn lấp chất thải cẩu thả ở các địa phương đang tạo nên những nỗi bức xúc
về môi trường không chỉ cho cộng đồng dân cư gần bãi chôn lấp mà còn cả cư
dân ở các địa bàn thu gom chất thải. Việc quản lý chất thải khu công nghiệp
13


của các bộ, ngành và các địa phương chưa đáp ứng được những đòi hỏi của
tình hình thực tế. Vì vậy, nguy cơ ô nhiễm môi trường do chất thải đang là
một vấn đề cấp bách đối với hầu hết các đô thị trong cả nước

1.3.2.1 Quản lý chất thải rắn :
Tuy tỉ lệ thu gom CTR công nghiệp khá cao ( khoảng > 90% ) , tuy
nhiên phần lớn KCN chưa có khu chung trung chuyển CTR. Dưới đây là bảng
thống kê các CTR phát sinh tại KCN hàng năm và tỷ lệ chất thải phát sinh :
Vật liệu

%
Kim loại
4-9
Cao su, da, giả da
3-7
Plastic các loại
<1
Gỗ vụn, mạt cưa
15-25
Vải giẻ
<1
Các loại bao bì
2-4
Sơn keo, hóa chất, dung môi
1-5
Bã vôi, gạch đá, cát
4-8
Bảng 1.3: Thống kê các chất thải rắn phát sinh tại khu công nghiệp
hàng năm và tỉ lệ phát sinh. [35]
Thành phần chính của chất thải nguy hại công nghiệp bao gồm : Giẻ
lau dính dầu mỡ, dầu mỡ thải, bóng đèn huỳnh quang, vỏ bao bì chưa CTNH,
… hầu như CTNH phát sinh chủ yếu tại các KCN và mức độ phát sinh chất
thải nguy hại công nghiệp trong các KCN tùy thuộc vào loại hình sản xuất
chủ yếu.Một số KCN với các ngành công nghiệp chủ đạo của nước ta có tỉ lệ

CTR thải ra tương đối lớn. Điển hình như ngành công nghiệp dầu khí với hoạt
động thăm dò và khai thác dầu khí ngoài khơi Việt Nam mỗi năm thải ra 5-6
ngàn tấn trong đó 50% là CTNH. Bên cạnh đó, còn có các chất thải phóng xạ
của nhà máy điện hạt nhân, chất thải từ chế biến đồ ăn, đồ hải sản..
Trên thực tế, tại các KCN hợp đồng vận chuyển, thu gom,xử lý với các
đơn vị có chức năng hành nghề quản lý chất thải rất nhiều, tuy nhiên lượng
chất thải được thu gom trên thực tế chỉ chiểm khoảng 50-60% tỷ lệ phát sinh.
Tiêu biểu như Hà Nội là một trong hai thành phố có tốc độ phát triển kinh tế
14


lớn nhất cả nước trong đó sản xuất công nghiệp cũng chiểm vai trò chủ đạo.
Theo báo cáo hiện trạng môi trường thành phố năm 2013 thì hiện nay có 8
KCN bao gồm các lĩnh vực như công nghiệp thuộc da, da giày, chế biến thực
phẩm , cơ khí, điện tử… Theo đó, số liệu thống kê cho thấy có 97% các cơ sở
đã ký hợp đồng vận chuyển, thu gom, xử lý với các đơn vị có chức năng hành
nghề quản lý chất thải nguy hại. Tuy nhiên, đến nay, lượng chất thải nguy hại
được thu gom mới đạt khoảng 62-73 tấn/ngày, chiếm 60- 70 % tỷ lệ phát sinh
và được xử lý tại khu xử lý chất thải Nam Sơn và các cơ sở xử lý khác. Lượng
chất thải nguy hại còn lại vẫn được lưu giữ tại các cơ sở phát sinh theo đúng
quy định, do lượng không đủ lớn để đơn vị đã ký hợp đồng xử lý vận chuyển
đi. Phần lớn, các cơ sở đều thực hiện báo cáo quản lý chất thải nguy hại định
kỳ theo quy định.
Tổng phát thải chất thải rắn từ các KCN năm 2015 vào khoảng 6-7,5
triệu tấn/năm và dự báo sẽ đạt khoảng 9,0-13,5 triệu tấn/ năm vào năm 2020.
Theo đánh giá của các chuyên gia thì thành phần chất thải rắn KCN sẽ gia
tăng theo hướng gia tăng chất thải nguy hại. Bên cạnh đó, chất thải nguy hại
tại KCN cũng chưa được quản lý chặt chẽ, nhiều cơ sở chưa tiến hành phân
loại, không có kho lưu giữ tạm thời theo quy định, chỉ một phần được các đơn
vị chức năng xử lý, rất nhiều chất thải nguy hại được chôn lẫn với rác thải

sinh hoạt.
1.3.2.2 Quản lý nước thải tại KCN
Đặc tính nổi bật của nước thải tại KCN đó là chứa các thông số ô
nhiễm gây nguy hại môi trường và sức khỏe rất cao, do đó nếu không xử lý
cục bộ mà chảy chung vào đường cống thoát nước thì sẽ gây hư hỏng đường
ống và chảy ra ngoài môi trường mà chưa được xử lý. Do đó, đối với công tác
quản lý nước thải tại KCN thì yêu cầu chung đối với các nhà máy, xí nghiệp
trong KCN cần phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải sơ bộ trước khi xả
thải vào hệ thống thoát nước chung của KCN.

15


Tuy nhiên trên thực tế, trong số 297 các KCN đi vào hoạt động thì chỉ
có 158 KCN đã hoàn thành đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập
trung. Các KCN còn lại chiếm khoảng 24% chưa xây dựng hoặc có triển khai
nhưng chưa hoàn thành để đáp ứng yêu cầu xử lý nước thải KCN. Ngoài ra,
các hệ thống xử lý nước thải ở các KCN chỉ xử lý được khoảng 60% lượng
nước thải phát sinh. Lượng nước thải còn lại, một phần do các cơ sở đã được
miễn trừ đầu nối tự xử lý, một phần các cơ sở xử lý chưa đạt quy chuẩn và đã
xả trực tiếp ra môi trường (sông, hồ, kênh,..) [59]. Bên cạnh đó, hàm lượng
các chất thải đều vượt mức tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Ví dụ: ở ngành
công nghiệp dệt may, ngành công nghiệp giấy và bột giấy, nước thải thường
có độ pH trung bình từ 9-10; chỉ số nhu cầu oxy sinh hóa (COD) là 2500mg/l.
Hàm lượng xyanua (CN) vượt 84 lần, H 2S vượt 4,2 lần, NH3 vượt 84 lần tiêu
chuẩn cho phép. Mức độ ô nhiếm nước cở các khu công nghiệp, khu chế suất,
cụm công nghiệp tập trung là rất lớn. Ví dụ như công ty trách nhiệm hữu hạn
Hoa Tiến ( thuộc ngành dệt nhuộm, KCN Tân Bình ) từ năm 2005 đến nay,
công ty này liên tục vi phạm với các hành vi như xả nước thải vượt tiêu chuẩn
cho phép, không tách rời hệ thống thoát nước thải với nước mưa. Tiếp đó là

Công ty Cổ phần Hoàng Quỳnh (sản xuất bia tại KCN Vĩnh Lộc), chưa xây
dựng hoàn chỉnh hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn.
Tại Hội thảo Công tác phòng ngừa , xử lý vi phạm pháp luật về môi
trường trong hoạt động xử lý nước thải tập trung tại các KCN do Cục cảnh sát
phòng chống tội phạm về môi trường (C49) được tổ chức tại thành phố Hồ
Chí Minh vào tháng 3/2012 đã đưa ra thống kê tổng lượng nước thải tại các
KCN đang hoạt động ước tính lên đến hơn 1 triệu m³/ngày đêm ( chiếm 35%
lượng nước thải trên toàn quốc) trong đó hơn 75% không được xử lý mà thải
trực tiếp ra môi trường. Nước thải KCN phần lớn chứa nhiều thành phần nguy
hại nên nếu không được xử lý thì sẽ gây thiệt hại lớn đến sản xuất nông
nghiệp, nuôi trồng thủy sản tại khu vực lân cận và cả sức khỏe của người dân
sống xung quanh KCN. Một thực trạng đáng báo động là hầu hết các sông hồ,
16


kênh, rạch nằm gần các KCN đều bị ô nhiễm nghiêm trọng. Ví dụ tại kênh
điều hòa nước thải KCN Khánh Phú, tỉnh Ninh Bình, đoạn từ cống Kem đến
cống Bà Đại , các cơ quan chức năng đã lấy mẫu nước kiểm nghiệm và kết
quả cho thấy hàm lượng amôni cao gấp 60 lần đến 80 lần cho phép. Hay sông
Bần và sông Bắc Hải Hưng đang bị ô nhiễm nghiêm trọng do nước thải từ
KCN Phố Nối A tỉnh Hưng Yên,…
Nguyên nhân các KCN thiếu nhà máy xử lý nước thải chủ yếu là do
nhà đầu tư chưa thực sự quan tâm và do cơ chế, chính sách, chế tài xử phạt
còn chưa đủ mạnh. Nhiều hệ thống xử lý nước thải chỉ nhằm mục đích đối
phó với cơ quan chức năng, chỉ vận hành hệ thống khi có sự kiểm tra của cơ
quan chức năng sau đó thì xả trộm ra môi trường bên ngoài khi có điều kiện
thuận lợi. Nguồn vốn đầu tư cho các hoạt động bảo vệ môi trường của các
doanh nghiệp hạn chế, do doanh nghiệp cố gắng giảm giá thành sản phẩm và
ưu tiên tăng lợi nhuận tài chính. Các doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ
trách nhiệm về BVMT. Các doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng KCN khó tiếp

cận các nguồn vốn thích hợp để đầu tư xây mới và mở rộng các khu xử lý
nước thải tập trung. Trên thực tế, nếu chỉ trông vào nguồn thu phí thu gom, xử
lý nước thải từ các nhà đầu tư, thì chủ đầu tư hạ tầng các KCN khó có thể bù
đắp được các chi phí cho việc xây dựng và vận hành hệ thống cống thu gom,
trạm bơm, trạm xử lý nước thải của KCN. Rủi ro càng cao khi trạm xử lý
nước thải phải được xây dựng trước khâu các nhà đầu tư xem xét vào KCN.
1.3.2.3 Quản lý khí thải tại KCN
Hoạt động công nghiệp gây ô nhiễm không khí chủ yếu từ các khu,
cụm công nghiệp cũ, như các khu công nghiệp: Thượng Đình, Minh Khai Mai Động (Hà Nội), Thủ Đức, Tân Bình (thành phố Hồ Chí Minh), Biên Hoà
I (Đồng Nai), Khu Công nghiệp Việt Trì, Khu Gang thép Thái Nguyên,... và ô
nhiễm không khí cục bộ ở xung quanh các xí nghiệp, nhà máy xi măng trong
KCN (đặc biệt là xi măng lò đứng), các lò nung gạch ngói, xí nghiệp sản xuất
đồ gốm, các nhà máy nhiệt điện đốt than và đốt dầu FO, các nhà máy đúc
17


đồng, luyện thép, các nhà máy sản xuất phân hoá học,... Các chất ô nhiễm
không khí chính do công nghiệp thải ra là bụi, khí SO 2, NO2, CO, HF và một
số hoá chất khác. Các khí thải thải tại KCN gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng như : khói thải từ nguồn đốt nhiên liệu ( một số khu vực sử dụng dầu
nguyên nguyên liệu như các KCN trong thành phố Hồ Chí Minh ) ; khí thải từ
công nghiệp luyên kim ( lượng khói thải từ lò hồ quang ước tính lưu lượng là
50.000 M3/H, khí thải chứa bụi với hệ số ô nhiễm là 20-30kg/tấn sản phẩm) ;
khí thải từ công nghiệp hóa chất, khí thải chứa chất ô nhiễm dạng hạt,… [54].
Tuy nhiên thì công tác quản lý với khí và khói thải vẫn còn nhiều hạn
chế. Khí thải không thể thu gom hay vận chuyển được, do đó trong quá trính
phát thải thì các KCN chỉ có thể xử lý các chất độc hại có trong chất thải để
hạn chế đặc tính ô nhiễm, sau đó xả thải ra môi trường. Một số các KCN vẫn
còn xả thải trực tiếp khí thải ra môi trường chưa được xử lý, nguyên nhân chủ
yếu do hệ thống xử lý khí thải như hệ thống lọc khí, bụi và hạn chế tiếng ồn

chưa có hoặc không đủ tiêu chuẩn để xử lý do sơ sài và mang tính hình thức.
Ví dụ như ngày 2/5/2013, Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật môi trường ( Sở
Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai ) cho biết kết quản quan trắc tại
nhiều KCN cho thấy chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm
trọng. Thông số môi trường không khí không đạt quy chuẩn, vượt từ 1 đến
hơn 9 lần so với quy định, gây tác động xấu đến sức khỏe con người. Cụ thể
KCN Nhơn Trạch tổng số bụi vượt 2,56 lần ; KCN Xuân Lộc tổng số bụi vượt
1,23 lần, KCN Hổ Nai vượt 1,16 lần…[37]
1.4 Kinh nghiệm quản lý chất thải của một số quốc gia trên thế
giới và bài học gợi mở cho Việt Nam
Hiện nay trên thế giới đã có nhiều cơ quan quốc tế như IRPTC (tổ chức
đăng ký toàn cầu về hoá chất độc tiềm tàng). IPCS (Chương trình toàn cầu về
an toàn hoá chất),WHO (Tổ chức Y tế thế giới)... xây dựng và quản lý các dữ
liệu thông tin về an toàn hoá chất.
Tuỳ từng điều kiện kinh tế xã hội và mức độ phát triển khoa học kỹ
thuật cùng với nhận thức về quản lý chất thải mà mỗi nước có những cách

18


quản lý chất thải của riêng mình. Các nước phát triển trên thế giới thường áp
dụng đồng thời nhiều phương pháp để xử lý chất thải rắn, trong đó có chất
thải rắn nguy hại, tỷ lệ xử lý chất thải rắn bằng các phương pháp như đốt, xử
lý cơ học, hóa/lý, sinh học, chôn lấp,... rất khác nhau. Qua số liệu thống kê về
tình hình xử lý chất thải của một số nước trên thế giới cho thấy rằng, Nhật
Bản là nước sử dụng phương pháp thu hồi chất thải rắn với hiệu quả cao nhất
(38%), sau đó đến Thuỵ Sỹ (33%), trong lúc đó Singapore chỉ sử dụng
phương pháp đốt, Pháp lại sử dụng phương pháp xử lý vi sinh nhiều nhất
(30%),... Các nước sử dụng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh nhiều nhất
trong việc quản lý chất thải rắn là Phần Lan (84%), Thái Lan (Băng Cốc

-84%), Anh (83%), Liên Bang Nga (80%), Tây Ban Nha (80%).
Ngoài ra, trên thế giới đã có rất nhiều nước phát triển như Mỹ, Đan
Mạch, Pháp, Thụy Điểnđã áp dụng phí bảo vệ môi trường đối với khí thải
được thu dựa trên khối lượng khí trực tiếp thải ra môi trường. đây là công cụ
kinh tế trực tiếp nhằm đứa chi phí bảo vệ môi trường vào giá thành sản phẩm
theo nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền”. Dưới đây là kinh nghiệm
của 1 số quốc gia trong quản lý chất thải KCN
1.4.1 Trung Quốc
Với công nghệ tái chế phát triển đã tận dụng lại một phần đáng kể chất
thải nguy hại, còn lại chất thải được thải vào nước và đất. Biện pháp xử lý
thông thường là đưa vào các bãi rác hở, tuy nhiên có một số hố chôn lấp hợp
vệ sinh. Vì thế phần lớn chất thải nguy hại của một số KCN có khả năng xử lý
tại chỗ. Trung Quốc cũng đã đề ra Luật kiểm soát và phòng ngừa nhiễm bẩn
do chất thải rắn (1995), trong đó quy định các ngành công nghiệp phải đăng
ký việc phát sinh chất thải, nước thải,... đồng thời phải đăng ký việc chứa
đựng, xử lý và tiêu huỷ chất thải, liệt kê các chất thải từ các ngành công
nghiệp, đặc biệt là ngành công nghiệp hoá chất. Tuy nhiên Trung quốc cũng
vẫn phải đối mặt với nhiều thực tế về sự ô nhiễm nghiêm trọng từ các nhà
máy trong KCN như nhà máy xử lý nước thải thuộc KCN hóa chất Fluorine
của thành phố Thường Thục, tỉnh Giang Tô thay vì xử lý nước thải thì nhà

19


×