Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

NĂNG LỰC TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.68 MB, 89 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

NGUYỄN LỆ MỸ HẰNG

NĂNG LỰC TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ
NĂNG SỐNG CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
GIÁO DỤC MẦM NON

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: Tiến sĩ Nguyễn Văn Hùng

Hà Nội, 5/2015


LỜI CẢM ƠN
Có được bản luận văn tốt nghiệp này, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân
thành và sâu sắc tới đến Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội, khoa Giáo dục Mầm
non, đặc biệt là thầy giáo, tiến sĩ Nguyễn Văn Hùng đã trực tiếp hướng dẫn, dìu
dắt, giúp đỡ em với những chỉ dẫn khoa học quý giá trong suốt quá trình triển
khai, nghiên cứu và hoàn thành đề tài “Năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục
kỹ năng sống của giáo viên mầm non ở một số trường mầm non khu vực quận
Tây Hồ – Thành phố Hà Nội”.
Xin chân thành cảm ơn thầy đã trực tiếp giảng dạy truyền đạt những kiến
thức khoa học chuyên ngành mầm non cho bản thân em trong những năm tháng
qua. Xin gửi tới các trường mầm non lời cảm tạ sâu sắc vì đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi giúp em thu thập số liệu ngoại nghiệp cũng như những tài liệu nghiên
cứu cần thiết liên quan tới đề tài tốt nghiệp. Xin ghi nhận công sức và những
đóng góp quý báu và nhiệt tình của các bạn học viên lớp, nhóm thực tập lớp
Giáo dục Mầm non K3A đã đóng góp ý kiến và giúp đỡ cùng em triển khai,


điều tra thu thập số liệu ngoại nghiệp. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn
các đơn vị và cá nhân đã hết lòng quan tâm tới sự nghiệp đào tạo đội ngũ giáo
viên mầm non. Em rất mong nhận được sự đóng góp, phê bình của quý thầy cô,
các nhà khoa học, độc giả và các bạn đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, 5/2015
Nguyễn Lệ Mỹ Hằng

2


MỤC LỤC
Nội dung
LỜI CẢM ƠN
MỞ ĐẦU

Trang

1

6

NỘI DUNG 10
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 10
1.1: Một số vấn đề về giáo dục kỹ năng sống 10
1.1.1: Khái niệm kỹ năng sống 10
1.1.2: Phân loại kỹ năng sống 13
1.2: Một số vấn đề về giáo dục kỹ năng sống 16
1.3: Giáo dục kỹ năng sống ở trường mầm non


17

1.3.1: Mục tiêu của giáo dục kỹ năng sống mầm non

17

1.3.2: Sự cần thiết của giáo dục kỹ năng sống mầm non 18
1.3.3: Nội dung của giáo dục kỹ năng sống mầm non

20

1.3.4: Phương pháp của giáo dục kỹ năng sống mầm non.

20

1.3.5: Hình thức thực hiện giáo dục kỹ năng sống trong trường mầm non

21

1.3.6: Đánh giá giáo dục kỹ năng sống trong trường mầm non 21
1.3.7: Nhiệm vụ, vai trò của giáo viên mầm non trong các hoạt động giáo dục
kỹ năng sống
22
CHƯƠNG 2: NĂNG LỰC TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ
NĂNG SỐNG CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON
KHU VỰC TÂY HỒ – THÀNH PHỐ HÀ NỘI
23
2.1: Đặc điểm một số trường mầm non khu vực quận Tây Hồ

23


2.2: Thực trạng về các kỹ năng sống của trẻ 28
2.3: Nhận thức của giáo viên mầm non về kỹ năng sống và tầm quan trọng giáo
dục kỹ năng sống cho trẻ trong trường mầm non 31
2.3.1: Nhận thức của giáo viên về kỹ năng sống
3

31


2.3.2: Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của của việc giáo dục kỹ
năng sống cho trẻ 34
2.4: Năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống của giáo viên mầm
non 38
2.4.1: Các nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non được thực hiện ở
các trường mầm non
38
2.4.2: Phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống
51
2.4.3: Kết quả thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho trẻ

58

2.4.4: Đánh giá năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống của
giáo viên mầm non61
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC THỰC TRẠNG

63

3.1: Biện pháp 1: Giúp giáo viên nhận thức sâu sắc về các kỹ năng sống và tầm

quan trọng của việc dạy kỹ năng sống cho trẻ
64
3.2: Biện pháp 2: Xác định rõ những kỹ năng sống cơ bản cần cho trẻ mầm non
và có những biện pháp dạy hiệu quả, sáng tạo, khoa học 65
3.3: Biện pháp 3: Tuyên truyền với các bậc cha mẹ cách dạy kỹ năng sống
trong gia đình:
68
3.4: Biện pháp 4: Đề ra những biện pháp chỉ dẫn cho giáo viên thực hiện dạy
trẻ những kỹ năng sống cơ bản 69
3.5: Biện pháp 5: Nâng cao năng lực, chuyên môn của giáo viên về giáo dục kỹ
năng sống qua các buổi học (tự học và nhà trường bồi dưỡng) 72
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾNGHỊ 76
1. Kết luận 76
2. Khuyến nghị:

77

TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
PHỤ LỤC 83

4


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Chúng ta đang sống trong một thời đại mới, thời đại phát triển rực rỡ của
công nghệ thông tin (CNTT), từ đó đã số hóa tất cả các dữ liệu thông tin, và kết
nối tất cả chúng ta lại với nhau. Những công cụ và sự kết nối của thời đại kỹ
thuật số cho phép chúng ta dễ dàng thu thập, chia sẻ thông tin và hành động trên
cơ sở những thông tin này theo phương thức hoàn toàn mới, kéo theo hàng loạt

sự thay đổi về các quan niệm, các tập tục, các thói quen truyền thống, và thậm
chí cả cách nhìn các giá trị trong cuộc sống. CNTT đến với từng người dân,
từng người quản lý, nhà khoa học, người nông dân, bà nội trợ, học sinh tiểu
học, ngay cả đối với những trẻ mới lên 3, 4 tuổi. Tác động của CNTT đối với xã
hội loài người vô cùng to lớn, nó không chỉ thúc đẩy nhanh quá trình tăng
trưởng kinh tế, mà còn kéo theo sự biến đổi trong phương thức sáng tạo của cải,
trong lối sống và tư duy của con người trong nền kinh tế tri thức, các quy trình
sản xuất đều được tự động hoá.
Thế nhưng, ngoài những tác động tích cực ở bể nổi, thì luôn có những
mặt tiêu cực “chìm” gây nguy hại cho chính bản thân con người, đặc biệt là trẻ
em – đối tượng non nớt dễ bị dụ dỗ nhất mà không phải lúc nào người lớn cũng
có thể ở bên cạnh nhắc nhở và quan tâm đến sức khỏe, tâm lý của trẻ. Vì vậy
ngay từ nhỏ, trẻ em nên có những kiến thức cần thiết để biết lựa chọn những giá
trị sống tích cực, phải có những năng lực để ứng phó, để vượt qua những thử
thách mà hành động theo lí trí thì mới vượt qua trở ngại trong cuộc sống.
Theo nghiên cứu của các tổ chức của Liên Hiệp Quốc như WHO (Tổ
chức y tế thế giới), UNICEF (Tổ chức giáo dục văn hóa và khoa học) và các
nhà giáo dục thế giới đã nghiên cứu và cho ra kết luận: những năm đầu đời đặc
5


biệt là 5 năm đầu đời mà trong đó, đóng vị trí quan trọng hơn cả là 3 năm đầu
đời. Trong thời gian này, não bộ sẽ tiếp tục phát triển và đạt tới 80% diện tích
não bộ của trẻ khi đạt độ tuổi trưởng thành. Trong quá trình phát triển này, não
bộ cũng thu thập các thông tin để xử lý và làm “giàu” kiến thức của bé trong đó
chủ yếu là kiến thức sống - kiến thức hoà nhập với môi trường xung quanh ở
mức sơ khai tức là kiến thức giao tiếp, tương tác (chủ yếu trong quan hệ với gia
đình, trẻ cùng trang lứa) trên 3 phương diện: chơi, giao tiếp và cảm nhận.
Tuy những kiến thức này là sơ khai nhưng nền tảng và quan trọng bởi nó
là những kiến thức sống đầu tiên mà trẻ được trải nghiệm, những hình ảnh đầu

tiên mà “não bộ” của bé chụp được về cuộc sống xung quanh bé nên sâu sắc
và mang tính định hướng cao. Không phải vô cớ mà các công trình nghiên cứu
tội phạm học đã chứng minh được sự liên kết giữa những trải nghiệm đầu đời
đau khổ vì bạo lực gia đình hay stress, trầm cảm do thiếu thốn tình cảm,
… Những trải nghiệm đầu đời tốt đẹp sẽ giúp trẻ thêm hồ hởi và hoà nhập tốt
hơn với cuộc sống xung quanh trong những năm tháng sau này. Và ngược lại,
tất nhiên là khi nhưng cảm xúc đầu tiên là tiêu cực, nó sẽ làm cho trẻ không có
hào hứng để tiếp tục “đi sâu” tìm hiểu cuộc sống này hoặc nếu có tiếp tục sẽ là
những cảm giác lạc lõng, mệt mỏi và căng thẳng,... hình thành những vấn đề về
hành vi, cảm xúc và nhân cách lệch lạc. Khi bạn trưởng thành, nếu bạn gặp
những tình huống khó khăn hoặc một lúc nào đó vấp váp, bạn vẫn có thể đứng
lên và đi tiếp vì có thể lúc đó bạn đã có kinh nghiệm sống, có đủ kỹ năng để xử
lý tình huống. Nhưng với trẻ nhỏ, nếu để những khó khăn này xảy ra, trẻ sẽ
không đủ kiến thức để phân tích và xử lý – vì trẻ không hề có trải nghiệm hay
kinh nghiệm hay kiến thức trước đó. Vì thế, kỹ năng sống rất quan trọng để
giúp trẻ tránh khỏi những hoàn cảnh bị cô lập, tránh được những cảm xúc tiêu
6


cực hoặc hình thành những hành vi ứng xử thiếu chuẩn mực. Do đó, kỹ năng
sống cần phải đuợc học càng sớm càng tốt, phù hợp với từng lứa tuổi, đặc điểm
của tuỳ từng đứa trẻ cũng như hoàn cảnh.
Vì thế, yêu cầu đặt ra là các trường phải tổ chức thực hiện một cách
nghiêm túc và khoa học trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Đối với trẻ
thì ngoài gia đình thì cô giáo dạy mầm non có thể xem như một “người mẹ thứ
hai” để giúp trẻ có thêm tự tin , học hỏi được nhiều điều và giáo dục những kiến
thức đầu tiên cho trẻ trong môi trường trường lớp, chính vì vậy mà người làm
giáo viên mần non có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giáo dục ra một thế
hệ “mầm non” tương lai cho đất nước.
Mỗi đứa trẻ được sinh ra mang theo ước mơ và hi vọng của cha mẹ. Một

trong những ước mơ lớn nhất mà bất kì bậc làm cha, làm mẹ nào cũng mong
chờ ở đứa con của mình trong tương lai đó là bé sẽ trở thành một người tốt, có
đạo đức, có lối sống độc lập, tự chủ và khả năng làm việc nhóm, biết sẻ chia
giúp đỡ mọi người và tôi – một giáo viên mầm non tương lai cũng mong muốn
những kỹ năng sống sẽ nâng đỡ, tạo tiền đề và chắp cánh cho những ước mơ
con trẻ, giúp trẻ nhận thức, phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Do vậy với vai
trò của giáo viên tương lai, bản thân em luôn trăn trở phải nâng cao năng lực tổ
chức giáo dục kỹ năng sống cho trẻ như thế nào để đạt được kết quả tốt hơn.
Nói một cách cụ thể hơn là tìm hiểu thực tế năng lực tổ chức các hoạt động giáo
dục kỹ năng sống của giáo viên mầm non ở một số trường mầm non, từ đó tìm
ra phương pháp nâng cao trình độ chuyên môn giúp trẻ tìm hiểu, nhận biết và
thực hành một một số kỹ năng sống cần thiết có hiệu quả hơn đó chính là lý do
mà tôi chọn đề tài này.

7


2. Mục đích, yêu cầu của đề bài
- Tìm hiểu thực trạng năng lực giáo dục kỹ năng sống cho trẻ của giáo viên
trong hoạt động ở một số trường mầm non quận Tây Hồ.
- Đề xuất một số biện pháp để thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho trẻ đạt hiệu
quả hơn. Đề ra những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của việc giáo dục kỹ
năng sống cho trẻ mầm non.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là giáo viên mầm non và trẻ mầm non trong hoạt động
giáo dục kỹ năng sống một số trường mầm non quận Tây Hồ.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Tìm hiểu nội dung chương trình và phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho
trẻ.
- Tìm hiểu thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở trường mẫu

giáo.
5. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu là giáo viên và trẻ mầm non trong hoạt động giáo dục kỹ
năng sống một số trường mầm non quận Tây Hồ.
6. Các phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp nghiên cứu lí luận điều tra, phỏng vấn.
7. Cấu trúc của khóa luận: gồm 3 phần

8


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1: Một số vấn đề về giáo dục kỹ năng sống
1.1.1: Khái niệm kỹ năng sống
Thuật ngữ ”Kỹ năng sống ” được WinthropAdkins sử dụng lần đầu tiên
trong một chương trình đào tạo nghề thực hiện trong những năm 1960 với tên
gọi “The Adins Lìfe Skills Programme: Employability Skills Series.
Trên thế giới đã tồn tại nhiều định nghĩa và quan niệm khác nhau về kỹ
năng sống. Mỗi định nghĩa được thể hiện dưới những cách thức khác nhau.
Thông thường, kỹ năng sống được hiểu là những kỹ năng thực hành mà con
người cần để có được sự an toàn, cuộc sống khỏe mạnh với chất lượng cao.
Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), kỹ năng sống là những kỹ năng tâm
lý xã hội và giao tiếp mà mỗi cá nhân có thể có để tương tác với những người
khác một cách hiệu quả và giải pháp tích cực hoặc ứng phó với những vấn đề
hay những thách thức của cuộc sống hàng ngày.
Theo UNICEFF, kỹ năng sống là tập hợp rất nhiều kỹ năng tâm lý xã
hội và giao tiếp cá nhân giúp cho con người đưa ra những quyết định có cơ sở,
giao tiếp một cách có hiệu quả, phát triển các kỹ năng tự xử lý và quản lý bản

thân nhằm giúp họ có một cuộc sống lành mạnh và có hiệu quả. Từ kỹ năng
sống có thể thể hiện thành những hành động cá nhân và những hành động đó sẽ
tác động đến hành động của những người khác cũng như dẫn đến những hành
động nhằm thay đổi môi trường xung quanh, giúp nó trở nên lành mạnh.

9


Như vậy, kỹ năng sống hướng vào việc giúp con người thay đổi nhận
thức, thái độ và giá trị trong những hành động theo xu hướng tích cực và mang
tính chất xây dựng.
Kỹ năng sống thường được thiết lập với một nền tảng riêng biệt, do đó
mọi người có thể hiểu và thực hành. Kỹ năng sống liên hệ mật thiết với những
nội dung giáo dục thực hành giúp chúng ta trả lời những câu hỏi như là: Chúng
ta cần làm gì để có thái độ quyết đoán? Quyết định của chúng ta liên quan đến
những điều gì?...
Ở mỗi nước khác nhau, khái niệm kỹ năng sống cũng được hiểu rất khác
nhau. Ở một số nước, đào tạo kỹ năng sống chính là để giáo dục cách vệ sinh,
dinh dưỡng và phòng chống bệnh tật. Ở những nước khác, kỹ năng sống đào
tạo tập trung vào giáo dục hành vi, an toàn trên đường phố, bảo vệ môi trường
hoặc giáo dục hòa bình.
Kỹ năng sống mang cả tính cá nhân và xã hội. Tính cá nhân bởi vì đó là
khả năng của mỗi cá nhân. Tính xã hội là vì trong mỗi giai đoạn của sự phát
triển xã hội, mỗi tôn giáo, cá nhân được yêu cầu để có sự phù hợp với những kỹ
năng sống ấy. Ví dụ: Kỹ năng sống cần đến ở những nơi cần đến ngân sách trợ
cấp khác với ở những thị trường kinh tế, kỹ năng sống của những người sống ở
những vùng nơi khác với những người sống ở vùng biển,…
Theo một cách khác, kỹ năng sống là khả năng để mỗi người có thể ứng
phó một cách thích hợp, chắc chắn với từng điều kiện kinh tế, xã hội và văn hóa
khác nhau. Kỹ năng sống là kỹ năng là tập hợp các kỹ năng mà con người sử

dụng để liên lạc và giao tiếp với những cá nhân khác xung quanh họ, được
hình thành và liên tục phát triển trong môi trường sống trên cơ sở các giá trị và
quy định xã hội nhất định.
10


Nói cách khác đi, kỹ năng sống là cách một cá thể “sống” giữa các cá
thể khác: cách bạn hành xử, cách bạn nói năng, thậm chí là cách bạn cảm nhận
và nhìn nhận về một sự vật hay hiện tượng diễn ra trong cuộc sống …
Định nghĩa theo khái niệm chuyên ngành kỹ năng sống chính của một
cá nhân được thể hiện bằng EQ và SQ, đó chính là kiến thức mềm “Kiến thức
xã hội” mà bạn có để có thể có.
Nói tóm lại một cách đơm giản và dễ hiểu nhất thì ta được những điều
sau đây:
- Kỹ năng sống : Là những kỹ năng cần có cho hành vi lành mạnh cho phép
bạn đối mặt với những thách thức của cuộc sống hằng ngày.
- Dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non nhằm giúp trẻ có kinh nghiệm trong
cuộc sống, biết được những điều nên làm và không nên làm.
- Theo các chuyên gia giáo dục, kỹ năng sống và kiến thức cơ bản sẽ tạo nền
tảng tốt cho quá trình học hỏi, phát triển sau này của trẻ. Các bé được học
kỹ năng từ sớm, đúng phương pháp sẽ tự tin và nhanh nhẹn hơn trong cuộc
sống.
- Nhiều người cho rằng trẻ dưới 5 tuổi cần nhất là được nuôi dưỡng tốt về thể
chất, còn học tập nên để tới giai đoạn sau. Song theo các nghiên cứu khoa
học, đây là "thời kỳ vàng", là cơ hội khai mở những tiềm năng phát triển ở
trẻ nếu được dạy dỗ và sinh hoạt trong môi trường phù hợp. Theo các
chuyên gia giáo dục, trong giai đoạn này, trẻ cần được học hỏi những kỹ
năng và kiến thức cơ bản sau để tạo nền tảng cho sự phát triển toàn diện và
trở thành cá nhân độc lập.


11


1.1.2: Phân loại kỹ năng sống
Kỹ năng sống được chia thành 2 loại: kỹ năng cơ bản và kỹ năng nâng cao.
a. Kỹ năng cơ bản bao gồm: kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, múa, hát, đi, đứng,
chạy, nhảy v.v...
- Kỹ năng ghi chép
- Kỹ năng lắng nghe
- Kỹ năng đọc
- Kỹ năng đọc nhanh
- Viết tốc ký
- Kỹ năng nói
- Kỹ năng đặt câu hỏi
- Kỹ năng trả lời
- Kỹ năng viết
- Kỹ năng ghi nhớ
- Kỹ năng nêu khái niệm
- Kỹ năng phân tích
- Kỹ năng tổng hợp

12


- Kỹ năng sáng tạo
- Học quên
- Học thất bại
b. Kỹ năng nâng cao là sự kế thừa và phát triển các kỹ năng cơ bản dưới một
dạng thức mới hơn. Nó bao gồm: các kỹ năng tư duy logic, sáng tạo, suy
nghĩ nhiều chiều, phân tích, tổng hợp, nêu khái niệm, đặt câu hỏi, v.v...

- Kỹ năng làm cha mẹ.
Bảo vệ trẻ em
Chăm sóc trẻ em
Dinh dưỡng
Đời sống gia đình
Đời sống online
Giai đoạn mang thai
Giáo dục trẻ em
Kiến thức làm cha mẹ
Tình dục an toàn
- Kỹ năng khai thác thông tin.
- Kỹ năng sáng tạo.
- Kỹ năng làm việc độc lập.
- Kỹ năng trình bày.

13


- Kỹ năng quản lý thời gian.
- Kỹ năng giao tiếp.
- Kỹ năng nghề nghiệp.
Hồ sơ
Hướng nghiệp
Kiến thức nghề nghiệp
Nhân viên
Phỏng vấn
- Kỹ năng đàm phán.
- Kỹ năng giải quyết xung đột.
- Kỹ năng quản lý.
Cần phân biệt hai khái niệm "kỹ năng" và "khả năng". Khả năng là

những kỹ năng sống phát triển phù hợp nhất đối với từng loại nghề nghiệp, môi
trường hoặc giai đoạn sống nhất định của con người, ví dụ như: khả năng nói
trước đám đông, khả năng làm việc độc lập, khả năng thích nghi với sự thay đổi
của môi trường sống, khả năng biên tập báo chí, khả năng phân tích thị trường,
khả năng dự báo sự kiện, khả năng ghi nhớ (biển số hoặc đặc điểm xe phù hợp
với nghề nghiệp) của cảnh sát giao thông....
- Trong giáo dục ở Anh, kỹ năng sống được chia thành 6 nhóm chính là:
Hợp tác nhóm
Tự quản
Tham gia hiệu quả

14


Suy nghĩ/tư duy bình luận, phê phán
Suy nghĩ sáng tạo
Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề
- Ở Việt Nam :
Nhóm các kỹ năng nhận biết và sống với chính mình: tự nhận thức, xác
định giá trị, ứng phó với căng thẳng, tìm kiếm sự hỗ trợ, tự trọng, tự tin,...
Nhóm các kỹ năng nhận biết và sống với người khác: giao tiếp có hiệu
quả, giải quyết mâu thuẫn, thương lượng, từ chối, bày tỏ sự cảm thông, hợp
tác,...
Nhóm các kỹ năng ra quyết định một cách có hiệu quả: tìm kiếm và xử lí
thông tin, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề,...
Kỹ năng sống thay đổi theo nền văn hoá và hoàn cảnh xã hội. Vì vậy,
trong quá trình dạy kỹ năng sống, cần xem xét các yếu tố văn hoá và xã hội có
ảnh hưởng đến việc ra quyết định hay lựa chọn hành động.
Các nhóm kỹ năng sống có thể dạy cho trẻ em tuổi mầm non:
- Nhóm kĩ năng chăm sóc bản thân

- Nhóm kĩ năng quản lý cảm xúc
- Nhóm kĩ năng giao tiếp
- Nhóm kĩ năng đảm nhận trách nhiệm
- Nhóm kĩ năng lãnh đạo
1.2: Một số vấn đề về giáo dục kỹ năng sống
Trong thời đại công nghệ ngày nay, trẻ em dường như được học cách
làm thế nào để sử dụng máy tính truy cập vào mạng Internet nhiều hơn kỹ năng

15


sống cơ bản. Theo một khảo sát gần đây với 2.200 bà mẹ của trẻ nhỏ, được tiến
hành bởi một công ty an ninh mạng AVG, thấy nhiều trẻ em nhỏ biết cách chơi
một trò chơi máy tính hơn là đi xe đạp. Sáu mươi ba phần trăm trẻ trong độ tuổi
từ 2 đến 5 có thể khởi động và tắt một máy tính, nhưng chỉ có 20 phần trăm biết
làm thế nào để gọi tới số 911. Nhiều kỹ năng sống có thể được dạy ngay từ nhỏ
giúp trẻ em tạo dựng được nền tảng cơ bản trong suốt những năm thơ ấu của
mình.
Hơn nữa, cuộc sống ngày càng phát triển, xã hội ngày càng văn minh, tri
thức ngày một phong phú. Việc dạy kỹ năng sống cho bé sẽ giúp bé sớm bắt kịp
với cuộc sống và phát triển khả năng của bản thân. Có được các kỹ năng sống
tốt đẹp, trẻ sẽ hình thành được nhân sinh quan, thái độ sống tích cực và hành vi
đúng đắn. Ngoài ra sự tấc động về tâm sinh lý của trẻ cũng tác động làm trẻ
phải đối mặt với những sự thay đổi trong cuộc sống. Ở mỗi gia đoạn phát triển,
trẻ sẽ có những biến đổi về trạng thái, cách nhìn nhận sự vật xung quanh cũng
như cách ứng xử với vấn đề đó. Bởi vậy, trang bị cho trẻ những kỹ năng sống
cơ bản sẽ giúp bé có khả năng thích nghi tốt, đáp ứng tốt cho nhu cầu thay đổi
đó. Những áp lực về học tập từ gia đình và xã hội ngày càng lớn đối với trẻ.
Những kỳ vọng của cha mẹ vào con cái luôn khiến trẻ thấy trách nhiệm của
mình cần phải đáp ứng. Việc rèn luyện cho trẻ những kỹ năng tích cực sẽ giúp

trẻ nhìn nhận vấn đề một cách lạc quan, tự tin và đối mặt với vấn đề tốt hơn,
tránh sự sợ hãi và lảng tránh không đáng có.
Trong công văn mới nhất ngày 28/1/2015, Bộ Giáo dục & Đào tạo yêu
cầu các cơ sở giáo dục khi tổ chức dạy kỹ năng sống cho học sinh phải đảm bảo
an toàn, nghiêm túc, hiệu quả, dựa vào điều kiện thực tế của trường, địa
phương và tâm lý lứa tuổi của trẻ để tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống.
16


Các trường tránh tổ chức hình thức, quá tải, khiên cưỡng, không gây áp lực,
không ép trẻ tham gia.
Bộ nhấn mạnh, người học phải được giáo dục những kỹ năng cơ bản
hướng tới hình thành thói quen tốt, phù hợp thực tiễn, thuần phong mỹ tục của
Việt Nam, vừa đảm bảo hội nhập quốc tế. Nội dung phải phù hợp từng lứa tuổi
và rèn luyện theo mức độ tăng dần.
1.3: Giáo dục kỹ năng sống ở trường mầm non
1.3.1: Mục tiêu của giáo dục kỹ năng sống mầm non
- Mục tiêu của giáo dục kỹ năng sống là rèn luyện cách tư duy tích cực,
hình thành thói quen tốt thông qua các hoạt động và bài tập trải nghiệm.
- Mục tiêu của giáo dục kỹ năng sống là để giúp người học có khả năng
làm chủ bản thân, ứng xử phù hợp với xung quanh và có khả năng ứng phó tích
cực trước các tình huống của cuộc sống.
- Mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non là nhằm giúp trẻ có
kinh nghiệm trong cuộc sống, biết được những điều nên làm và không nên làm,
giúp trẻ tự tin, chủ động và biết cách xử lý các tình huống trong cuộc sống,
khơi gợi khả năng tư duy sáng tạo của trẻ, đặt nền tảng cho trẻ trở thành người
có trách nhiệm và có cuộc sống hài hòa trong tương lai.
1.3.2: Sự cần thiết của giáo dục kỹ năng sống mầm non
a. Kĩ năng sống thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội
-


Thực tế cho thấy, có khoảng cách giữa nhận thức và hành vi của con

người, có nhận thức đúng chưa chắc đã có hành vi đúng.
-

Kỹ năng sống chính là những nhịp cầu giúp con người biến kiến thức

thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh.
17


-

Kỹ năng sống góp phần thúc đẩy sự phát triển xã hội, ngăn ngừa các vấn

đề xã hội và bảo vệ quyển con người.
-

Giáo dục kỹ năng sống sẽ thúc đẩy những hành vi mang tính xã hội tích

cực, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống xã hội và giảm các vấn đề xã hội.
Giáo dục kỹ năng sống còn giải quyết một cách tích cực nhu cầu và quyền con
người, quyền công dân được công nhân trong luật pháp Việt Nam và quốc tế.
b. Giáo dục kỹ năng sống là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ
Trẻ thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động,… Hiện nay, thế hệ trẻ
thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực,
luôn được đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với
những khó khăn, thách thức, những áp lực tiêu cực. Nếu thiếu kỹ năng sống,
các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, vào lối sống ích kỉ, lai

căng, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách.
Giáo dục kỹ năng sống giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước
sức ép của cuộc sống và sự lôi kéo thiếu lành mạnh, giúp các em xây dựng mối
quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống an toàn, lành mạnh và
phát triển tốt.
c. Đối với trẻ mầm non
Trong quá trình phát triển nhân cách nếu trẻ được sớm hình thành và
tôn vinh các giá trị đích thực của mình thì các em sẽ có một nhân cách phát
triển toàn diện, bền vững, có khả năng thích ứng và chống chọi với mọi biến
động xã hội, biết tự khẳng định mình trong cuộc sống...
Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là quan trọng, giúp trẻ làm chủ suy
nghĩ, cảm xúc và hành động của mình, nhưng điều quan trọng hơn nữa là việc

18


trẻ sẽ vận dụng những kỹ năng đó như thế nào trong cuộc sống. Việc áp dụng
một cách linh hoạt các kỹ năng sống cần thiết vào cuộc sống sẽ giúp cho trẻ có
những nền tảng vững chắc trong việc tạo dưng tư thế chủ động sáng tạo của
một đứa trẻ năng động. Đó cũng là cách giúp trẻ đối đầu và tìm cách vượt qua
những áp lực tâm lý về công việc, học tập cũng như các mối quan hệ phức tạp
khác trong cuộc sống. Điều này nghe tưởng như phức tạp đối với trẻ nhưng thật
ra rất đơn giản, thực tế, rất nhiều bé không biết vận dụng kỹ năng để tự phục vụ
cho mình trong cuộc sống hằng ngày. Đó là kỹ năng đơn giản như mở được 12
loại nút áo, mặc và gấp quần áo; kỹ năng khó hơn như đánh giày, cắm hoa,
trồng cây; kỹ năng đòi hỏi sự khéo léo như sử dụng dao, nĩa, kim khâu an toàn;
biết làm một số việc nhà đơn giản. Chúng không chỉ giúp bé khéo léo mà còn
góp phần "dạy" trẻ biết yêu thiên nhiên, biết chia sẻ, rèn luyện tính kiên trì, làm
việc có chủ đích.
1.3.3: Nội dung của giáo dục kỹ năng sống mầm non

- Đơn giản
- Gần gũi
- Thiết thực với cuộc sống
- Tạo cơ hội cho trẻ vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học vào giải quyết các
vấn đề của thực tiễn gần gũi với đời sống của trẻ:


Sự hợp tác, tự kiểm tra, tính tự tin, tự lập, tò mò, khả năng thấu hiểu
và giao tiếp



Học cách có được những mối liên kết mật thiết với các bạn khác trong
lớp, biết chia sẽ, chăm sóc, lắng nghe, trình bày và diễn đạt được ý của
mình trong nhóm bạn.

19




Tạo hứng thú, sáng tạo và tính tích cực hơn trong các hoạt động cho
trẻ.



Giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin khi tiếp nhận các thử thách mới.

1.3.4: Phương pháp của giáo dục kỹ năng sống mầm non.
- Làm gương/làm mẫu

- Trải nghiệm
- Trò chơi
- Tập luyện thường xuyên
- Trò chuyện, đàm thoại
- Giải quyết tình huống
- Thông qua các hoạt động nghệ thuật như vẽ tranh, ca hát, nhảy múa, kể
chuyện
- Khen ngợi, động viên trẻ kịp thời
1.3.5: Hình thức thực hiện giáo dục kỹ năng sống trong trường mầm non
Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ có thể tiến hành trong tất cả các hoạt
động giáo dục hàng ngày như: vui chơi, học tập, chăm sóc sức khỏe, lao động
vừa sức, lễ hội, tham quan,... Mỗi hoạt động có ưu thế riêng đối với việc dạy
những kỹ năng sống cần thiết với cuộc sống của trẻ. Để có được kỹ năng sống
trẻ cần phải có thời gian, trong một quá trình tập luyện thường xuyên với sự hỗ
trợ của người lớn và bạn bè.
1.3.6: Đánh giá giáo dục kỹ năng sống trong trường mầm non
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non là một nhiệm vụ đang được
ngành giáo dục triển khai và thực hiện khá tốt trong trường mầm non. Tùy theo
lứa tuổi, các cháu sẽ được bắt đầu làm quen với các kỹ năng như giao tiếp,

20


thích nghi, khám phá thế giới xung quanh, kỹ năng tự chăm sóc bản thân, kỹ
năng tạo niềm vui, tự bảo vệ mình, kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng tự quyết
một số tình huống phù hợp với lứa tuổi.
Nhận thức rõ việc rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ là cần thiết nhưng
không thể vội vàng nên, phần nội dung thực thi theo tôi được chia 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1 là "thu hút trẻ quan tâm đến việc cần thiết phải trang bị kỹ năng
sống cho bản thân "; "Rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ" là giai đoạn 2; Giai

đoạn cuối là "nâng cao chất lượng kỹ năng sống".
Nhìn vào thực tế các trường mầm non, việc trẻ được quan tâm tới
việc cần thiết phải trang bị kỹ năng sống cho bản thân là quá ít, các trẻ cơ bản
được đánh giá là chăm ngoan, và có hầu hết điều kiện gia đình khá tốt nhưng
đây cũng là một bất lợi cho việc giáo dục kỹ năng sống cho các trẻ vì gia đình,
thầy cô chỉ tập trung đầu tư vào học thêm các môn không còn thời gian quan
tâm đến các vấn đề khác trong đó có kỹ năng sống…
1.3.7: Nhiệm vụ, vai trò của giáo viên mầm non trong các hoạt động giáo
dục kỹ năng sống
Để dạy trẻ kỹ năng sống, thì trước tiên chính người lớn hãy tỏ ra rằng
mình là người sống có kỹ năng và hình thành kỹ năng sống cho trẻ thông qua
việc thực hiện các hành động trong giao tiếp cũng như trong việc bảo vệ chính
bản thân trẻ. Để thực hiện được vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho tốt thì người
giáo viên và phụ huynh đóng một vai trò rất quan trọng:
- Nắm được đặc điểm tâm sinh lí của trẻ, từ đó có các phương pháp để giáo dục
trẻ tốt hơn.
- Chuẩn bị tốt không gian và đồ dùng, đồ chơi cho trẻ hoạt động

21


- Tạo mọi điều kiện để trẻ phát huy được những kỹ năng sống, cô giáo là người
gợi mở và hướng dẫn cho trẻ để trẻ được khám phá tìm tòi và phát huy hết
khả năng của trẻ. Trong quá trình giáo dục trẻ gái viên cần chú ý phải thực
hiện từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó. Giáo viên chỉ là người hướng
dẫn và gợi mở cho trẻ. Tránh trường hợp cô giáo làm hộ trẻ...

CHƯƠNG 2: NĂNG LỰC TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
KỸ NĂNG SỐNG CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON Ở MỘT SỐ
TRƯỜNG MẦM NON KHU VỰC TÂY HỒ – THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1: Đặc điểm một số trường mầm non khu vực quận Tây Hồ
Được nhà nước quan tâm và đầu tư có hiệu quả, Hệ thống mầm non Tây
Hồ đã thực sự lớn mạnh, trở thành một trong những hệ thống trường mũi nhọn
của Thủ đô Hà Nội.
Cùng với hàng loạt cơ sở mẫu giáo công lập, hệ thống mầm non Tây Hồ đã
và đang mang đến cho một phong cách mới cho hoạt động giáo dục, chăm sóc
trẻ mầm non: Thân thiện – hiện đại – thích ứng với xã hội mới.
- Đội ngũ và cơ sở hạ tầng
Chất lượng giáo dục, chăm sóc trẻ luôn phụ thuộc, đồng hành với chất
lượng đội ngũ giáo viên và hệ thống cơ sở vật chất của nhà trường.
Được dẫn dắt bởi Hội đồng Quản trị và Ban giám hiệu có trình độ chuyên
môn cao, đội ngũ giáo viên của các trường mầm non quận Tây Hồ được đào tạo
bài bản về tri thức, chuyên nghiệp về kĩ năng. Cùng với sự trẻ trung, nhiệt tình,
yêu trẻ, các thầy cô giáo đã và đang nhận được niềm yêu mến và tin tưởng của
gia đình bé.
22


Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng cũng là yếu tố được chú trọng đầu tư ngay từ
những ngày đầu thành lập của nhà trường. Hầu hết các trường mầm non ở Tây
Hồ có phòng học tiện nghi cao cấp, thoáng mát, đầy đủ ánh sáng tự nhiên.
Trang thiết bị dạy học và vui chơi ngoại nhập, đảm bảo an toàn sức khỏe và đáp
ứng tối ưu việc dạy học, chăm sóc trẻ.
- Môn học chính khóa
Mỗi trẻ sinh ra đều đã có tài năng ở một lĩnh vực nào đó. Với mục tiêu
phát hiện, phát triển và hoàn thiện các tài năng ấy, hệ thống các trường mầm
non quận Tây Hồ chú trọng đầu tư cho các bộ môn năng khiếu, đưa các bộ môn
này trở thành môn học chính khóa ở trường.
Tiếng Anh, múa, tạo hình, âm nhạc, võ wushu, bóng rổ,… đang dần trở
thành thế mạnh đặc biệt của các trường mầm non ở quận Tây Hồ. Trong đó, đội

ngũ chuyên gia có trình độ và giàu kinh nghiệm là nơi hệ thống gửi trọn niềm
tin và hi vọng, là khởi nguồn động viên trẻ phát huy tài năng thiên bẩm của
mình.

23


Trẻ đang hào hứng tham gia buổi tập võ

Trẻ làm quen với tiếng Anh

- Hoạt động ngoại khóa
Trẻ phát triển toàn diện thông qua các hoạt động đa dạng, có tính chất khác
nhau.
Chú trọng việc phát triển các kĩ năng toàn diện cho trẻ, ngày nay các
trường mầm non ở quận Tây Hồ luôn tích cực tổ chức các hoạt động ngoại
khóa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ ở lứa tuổi mầm non, mẫu giáo.
Trong mỗi một kì học, trẻ được đi tham quan dã ngoại tại các địa điểm thú
vị, hấp dẫn: Khu du lịch sinh thái, bảo tàng, triển lãm,…
Đồng hành với những ngày học vui ở trường, trẻ được cô hướng dẫn làm
món ăn cổ truyền và đồ chơi dân tộc trong mỗi dịp lễ tết…

24


Các lễ hội Tết nguyên đán, Trung thu, Giáng sinh, ngày hội thể thao, hội
chợ quê,… được tổ chức thường niên cũng là lời nhắc bé luôn gìn giữ, phát huy
truyền thống tốt đẹp của dân tộc; bồi dưỡng tinh thần tự tin, hòa nhập với tập
thể ở mỗi cá nhân trẻ.


25


×