Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Quan ly sau nhen hai cay co mui

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 13 trang )

QUẢN LÝ CÔN TRÙNG VÀ NHỆN HẠI CÂY CÓ MÚI
Rầy chổng cánh (Diaphorina citri)
Khả năng gây hại
- Ấu và thành trùng chích hút dinh dưỡng lá, đọt non làm phiến lá nhỏ và xoăn, đọt non
lụi dần, sần sùi.
- Chất thải của rầy thu hút nấm bồ hóng ảnh hưởng đến quang hợp.
- Rầy chổng cánh là môi giới truyền bệnh vàng lá gân xanh (Greening).
Biện pháp quản lý
- Cắt tỉa cành, điều khiển các đọt ra tập trung
- Trồng cây chắn gió xung quanh vườn (bạch đàn, dương…) để ngăn rầy chổng cánh.
- Không trồng nguyệt quới, cần thăng, kim quýt (cây ký chủ phụ của rầy chổng cánh).
- Trồng xen ổi xá lị trong vườn cây có múi để tăng khả năng xua đuổi rầy.
- Nhổ tiêu hủy cây bệnh Greening cắt nguồn lây bệnh.
- Nuôi thả kiến vàng phát triển trong vườn.
- Theo dõi mật số rầy vào các giai đoạn cây ra đọt non để phòng trị kịp thời. Phun các
sản phẩm có hoạt chất Pymetrozin…

Hình 1: (A) Vòng đời của rầy chổng cánh; (B) Rầy chổng cánh trưởng thành; (C) Triệu
chứng thiệt hại trên cam quýt.
Sâu vẽ bùa (Phyllocnistic citrella)
Tập tính và khả năng gây hại
Bướm hoạt động về ban đêm, thường đẻ trứng ở mặt dưới lá gần gân chính của các

1


đọt non mới mọc. Sâu non ăn phần nhu mô của lá tạo thành đường hầm ngoằn ngoèo
dưới lớp biểu bì, phía sau là đường phân thải ra của sâu như sợi chỉ, lớp biểu bì có
thể bị bong ra hoặc trông giống như nhầy ốc sên. Sâu hoá nhộng tại mép lá bằng cách
dùng tơ gấp lại che tổ kén.
Khi sâu gây hại, lá nhỏ, dị dạng ảnh hưởng đến sự phát triển của chồi non. Hoa và trái


có thể bị rụng khi cây bị gây hại nặng. Ở giai đoạn cây con nếu bị gây hại thường
xuyên cây sẽ kém phát triển và có tán nhỏ hơn bình thường. Sâu vẽ bùa là môi giới
truyền bệnh loét trên cam quít. Sâu vẽ bùa gây hại quanh năm, tập trung nhiều vào
các đợt ra đọt non trong mùa khô. Sâu gây hại trên các loại cây thuộc họ cam quít.
Biện pháp quản lý
Thường xuyên theo dõi quan sát, để bảo vệ các đọt non vào các giai đoạn cao điểm
phát triển của sâu.
Trong tự nhiên có nhiều loại ong ký sinh trên sâu non và nhộng, đôi khi tỉ lệ kí sinh có
thể lên đến 70-80%.
Khi mật số sâu quá cao, có thể dùng các loại thuốc nội hấp để phun hay các hỗn hợp
(Chlorantraniliprole + Abamectin)…

Hình 2: (A) Vòng đời sâu vẽ bùa; (B) Triệu chứng gây hại trên cành lá và trái.
Rầy mềm (Toxoptera auranti và Toxoptera citricidus)
Tập tính và khả năng gây hại
Rầy mềm là loài đa ký chủ. Chúng gây hại trên nhiều loại cây như cây có múi, cà phê,
trà, xoài, đu đủ, ca cao... Con trưởng thành đực luôn luôn có cánh, con trưởng thành
cái có hai dạng: có và không cánh. Trong điều kiện nhiệt đới, thức ăn phù hợp, rầy cái
thường không có cánh, chủ yếu là sinh sản đơn tính và đẻ con. Do vậy, chúng tích lũy
mật số rất nhanh. Còn khi mật số của rầy cao, hết thức ăn phù hợp, rầy sẽ sinh cánh
dài, bắt cặp và di chuyển đi tìm nguồn thức ăn, sản sinh quần thể mới.

2


Cả rầy non và trưởng thành đều bám ở mặt dưới lá, cành và đọt non để chích hút làm
cho chồi, lá biến dạng, cong queo, còi cọc, không phát triển được giảm sức tăng
trưởng của cây. Ngoài ra, chất bài biết của rầy có chứa nhiều đường mật tạo môi
trường thuận lợi cho cho nấm bồ hóng phát triển làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá
trình quang hợp của cây.

Biện pháp quản lý
- Cắt tỉa và tiêu hủy cành vượt, cành có nhiều rầy, tạo thông thoáng.
- Tưới đủ ẩm và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho vườn cây.
- Cần theo dõi vườn thường xuyên, đặc biệt là vào các đợt cây cam ra đọt non, nếu
thấy rầy có mật số cao thì có thể sử dụng thuốc hóa học để phun xịt. Các hoạt chất có
thể sử dụng như Pymetrozin…
- Lưu ý: Tránh phun thuốc tràn lan, mà chỉ xử lý trực tiếp vào những chỗ có rầy bu
bám (đọt non, lá non, cành non...) để bảo tồn các loài thiên địch quan trọng trong vườn
như bọ rùa đỏ, kiến 3 khoang, ong ký sinh…

Hình 3: Rầy mềm gây hại trên cây có múi.

Bọ phấn trắng (Dialeurodes citri)
Tập tính và khả năng gây hại
Thân bọ phấn thường có phấn và sáp bao che, lại hay bám vào mặt dưới của lá cho
nên rất khó diệt trừ.
Bọ phấn sinh sản nhanh, chỉ trong một thời gian ngắn chúng đã lan tràn khắp vườn,
làm cho cây bị úa lá. Bọ phấn hút nhựa cây già lẫn cây non và tiết mật, dẫn đường
mang kiến và rệp đến. Sau khi có cánh, chúng di chuyển sang gây hại trên môi trường
mới. Bọ phấn là tác nhân truyền bệnh và vius từ cây này sang cây khác.

3


Biện pháp quản lý
- Tưới tia nước mạnh cũng làm giảm mật số bọ phấn
- Pha 1-2 muỗng cà phê bột giặt/1 lít nước hoặc pha ½ ly trà dầu giấm/1 lít nước + 1 ít
bột giặt… phun vào cây cũng hạn chế sự phát tán của bọ phấn.
- Dùng bẫy màu vàng: Treo một túi nilon màu vàng sáng có bôi chất liệu dính (vazelin,
dầu thầu dầu, nhựa cây) vào mặt ngoài để nhử bọ phấn bay vào và bị dính ở đó.

- Trong trường hợp mật số bọ phấn cao cần phun các loại thuốc có hoạt chất
Pymetrozin…

Hình 4: (A) Bọ phấn trưởng thành; (B) Ấu trùng bọ phấn.
Rầy bướm (Metcalfa pruinosa)
Tập tính và khả năng gây hại
Thông thường, rầy bướm chỉ gây hại nghiêm trọng cục bộ cho 1 số vườn cây. Rầy
chích hút nhựa cây và gây nên hiện tượng nấm bồ hóng làm ảnh hưởng đến quang
hợp của cây. Người ta cũng chưa ghi nhận thấy rầy bướm đã truyền bệnh virus nào
cho cây có múi ở Việt Nam.
Biện pháp quản lý
- Cắt tỉa tiêu hủy cành bị hại, vệ sinh vườn cây.
- Tưới bằng tia nước mạnh cho vườn cây.
- Trong trường hợp mật số rầy cao cần phun các sản phẩm có hoạt chất Pymetrozin…

Hình 5: (A) Rầy bướm trưởng thành; (B) Ấu trùng rầy bướm.

4


Bọ xít xanh (Rhynchocoris humeralis)
Tập tính và khả năng gây hại
Cả con trưởng thành và ấu trùng đều chích hút từ khi trái non. Chỗ vết chích có 1
chấm nhỏ và 1 quầng màu nâu. Trái bị chích hút sẽ vàng, chai, thối và rụng sớm. Một
con có thể chích hút gây hại nhiều trái. Bọ xít gây hại nặng hơn ở những vườn rậm
rạp, vườn cây lớn tuổi có nhiều bóng mát (nhất là ở giai đoạn trái còn non)… Nếu mật
số bọ xít cao, thì khi vào vườn có thể ngửi thấy cả mùi hôi đặc trưng do chúng tiết ra.
Biện pháp quản lý
- Không nên trồng quá dầy, tỉa các cành già, bị sâu bệnh, cành vượt... để vườn cây
luôn thông thoáng.

- Nuôi kiến vàng trong vườn cam quýt.
- Vợt tay để bắt bọ xít vào sáng sớm hay chiều mát.
- Thường xuyên kiểm tra trái và những lá gần trái để phát hiện và thu gom ổ trứng của
chúng đem tiêu hủy.
- Phun các hoạt chất trừ rầy như Pymetrozin khi thấy mật số bọ xít cao.

Hình 6: (A) Bọ xít xanh trưởng thành; (B) Ấu trùng bọ xít; (C) Bọ xít chích hút trái cam.
Bướm phượng (Papilio demoleus)
Tập tính và khả năng gây hại
Bướm phượng trưởng thành dài 30-32mm thân có màu xám đen, điểm vàng, cánh sau
màu đen mép cánh gợn sóng, trên cánh có những đốm vàng, xanh, đỏ. Trứng có kích
thước 1mm, màu trắng sữa đến xám nâu.
Sâu non tuổi nhỏ có màu đen, thân nhiều lông, sâu đủ sức dài 50mm, nhộng dài 2530mm, có màu từ xám đến xanh xám và được treo vào cành bằng 2 sợi tơ ở bụng.
Bướm phượng vàng là loài gây hại phổ biến. Bướm hoạt động vào ban đêm. Sâu ăn lá
non, lá bánh tẻ và có thể ăn trụi cả lá, ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng của cành và
cây con. Sâu thường gây nặng trong mùa khô.

5


Biện pháp quản lý
- Tỉa cành để các đợt chồi non ra tập trung và xử lý thuốc khi thấy thành trùng xuất
hiện và đẻ trứng trên các chồi non.
- Có thể xử lý các hoạt chất Emamectin, Lufenuron… hay hỗn hợp (Chlorantraniliprole
+ Abamectin)…

Hình 7: (A) Bướm phượng; (B) Trứng bướm phượng trên lá; (C) Sâu non phá hại lá.
Ruồi đục trái (Bactrocera dorsalis)
Khả năng gây hại
Ruồi trưởng thành hình dạng giống nhưng nhỏ hơn ruồi nhà. Thân dài 5-6mm, màu

nâu đỏ. Ruồi cái dùng ống đẻ trứng chọc sâu vào vỏ quả rồi đẻ một chùm 5-10 trứng.
Vết chích trên mặt vỏ có vết mủ khô màu nâu.
Dòi nở ra đục ăn trong quả. Một quả có thể bị nhiều đòi phá hại. Quả bị dòi đục
thường bị bội nhiễm các loại vi sinh vật nên thối rất nhanh. Ruồi đục quả phá hại từ khi
quả già đến chín. Vòng đời 20 - 30 ngày, trong đó thời gian sâu non 10 - 15 ngày.
Biện pháp quản lý
- Thu hoạch kịp thời, không để quả chín lâu trên cây. Thu gom tiêu hủy các quả bị rụng
để diệt dòi.
- Bao quả có tác dụng hạn chế ruồi rất tốt.
- Khi quả già chưa chín, phun trừ ruồi và dòi bằng các thuốc có hoạt chất
Cyromazine…

Hình 8: (A) Ấu trùng ruồi đục trái; (B) Ruồi đục trái trưởng thành.

6


Rệp sáp (Pseudococcus sp.)
Khả năng gây hại
Rệp sáp gây hại ở đọt non, lá non, hoa, trái…và cả rễ cây có múi. Chúng ít di chuyển,
phần lớn nhờ vào một số loài kiến tha đi (kiến hôi, kiến cao cẳng…).
Trong quá trình sống rệp bài tiết nhiều đường mật, làm môi trường cho nấm bồ hóng
phát triển. Nếu mật độ cao, gây hại nặng, rệp có thể làm cho rễ cây bị hư thối, cây bị
suy kiệt, bộ lá vàng úa và chết.
Biện pháp quản lý
- Xử lý hố trước khi trồng với Diazinon hay Carbofuran. Những cây bị chết do rệp sáp
hại, trước khi trồng lại cần xử lý hố.
- Trong mùa khô cần tưới đủ ẩm cho cây, diệt kiến xung quanh gốc và kiểm soát rệp
sáp ở những bộ phận phía trên mặt đất.
- Do cơ thể của rệp được phủ một lớp sáp nên phải sử dụng những loại thuốc có tính

xông hơi hay nhũ dầu như Dầu khoáng hay hỗn hợp Dầu khoáng với Pymetrozin… để
phun hay tưới vào đất xung quanh bộ rễ.
- Nếu đất trong vườn khô có thể dùng xà beng chọc một số lỗ trong diện tích hình
chiếu của tán cây, với độ sâu khoảng 20-40cm. Sau đó pha thuốc tưới đầy các lỗ vừa
chọc và lấp kín đất lại.
- Nếu đất vườn ẩm ướt có thể dùng cào sắt xới lớp đất mặt dưới tán cây, sâu khoảng
5-7cm rồi rải thuốc. Cào nhẹ trộn thuốc xuống dưới để thuốc bốc hơi diệt rệp.
- Sau khi diệt rệp nên tăng cường bón phân cho cây.

Hình 9: (A) Rệp sáp trên vỏ trái; (B) Rệp sáp trên vỏ cuống trái; (C) Rệp sáp trên rễ
cây; (D) ) Rệp sáp phát triển và nhân nhanh mật số.
Một số loài rệp vảy gây hại trên cây có múi
Khả năng gây hại
Rất nhiều loài rệp vảy và có màu sắc khác nhau. Trong vườn chúng thường bám đầy
vào cành lá và có vảy màu đen, nâu hoặc xanh. Trong vài trường hợp, có thể bất ngờ
khi nhận thấy trong thời gian ngắn cây trồng bị nhiễm còi cọc và chết. Vì vậy, cần
khống chế rệp vảy càng sớm càng tốt khi phát hiện. Rệp vảy tụ tập trên lá, cuống,
thân, chích hút nhựa cây làm cây lùn và còi cọc rồi chết.

7


Nấm có màu đen gọi là bồ hóng mọc trên dịch ngọt do rệp vảy tiết ra. Nấm này làm
cho cây mọc yếu và có hình dạng khó nhìn. Kiến cũng thích dịch ngọt của rệp và sẽ
giúp cho rệp di chuyển, lan truyền.
Biện pháp quản lý
- Khi thấy vài con rệp vảy có thể dùng tay diệt, dùng dao hoặc bàn chải diệt, nhưng
phải kiểm tra thường xuyên để phòng trừ.
- Do cơ thể của rệp được phủ một lớp sáp vảy nên phải sử dụng những loại thuốc có
tính xông hơi hay nhũ dầu như Dầu khoáng hay hỗn hợp Dầu khoáng với

Pymetrozin…

Rệp vảy nâu mềm

Rệp vảy đen Caribe

Rệp vảy tuyết

Rệp vảy bông

Nhộng rệp vảy bông

Rệp vảy dương xỉ

Rệp vảy bông

Rệp vảy sáp Florida

Rệp vảy đỏ Florida

Rệp vảy bao tay trên chanh

Con đực rệp vảy tuyết

Rệp vảy tím

Hình 10: Các loài rệp vảy phổ biến hại cây có múi.

8



Nhện đỏ (Panonychus citri)
Khả năng gây hại
Nhện đỏ là loài đa ký chủ có vòng đời ngắn (10-15 ngày) nên mật số tăng rất nhanh
nhất là trong điều kiện khô hạn. Chúng có thể gây hại trên nhiều bộ phận của cây:
- Trên lá, khi bị gây hại sẽ có những chấm nhỏ li ti, khi bị nặng, vết chấm lan rộng, lá
có màu ánh bạc, biến dạng… sau đó có thể bị khô và rụng. Khi mật số nhện cao, cành
non cũng bị làm cho khô và chết.
- Trên trái, nhện thường sống tập trung ở phần lõm (cuống trái, đáy trái). Nhện chích
hút dịch ở lớp biểu bì trái non làm vỏ trái bị biến màu và các vết thương khô lại tạo nên
những vết sần sùi gọi là da lu, da cám…ảnh hưởng đến mẫu mã của trái.
Biện pháp quản lý
- Cắt tỉa tạo thông thoáng cho vườn cây.
- Mùa nắng, tưới nước đầy đủ để làm tăng ẩm độ vườn cây.
- Chú ý dùng khi dùng thuốc cần luân phiên các gốc hóa học với nhau để tránh nhện
kháng thuốc. Có thể dùng hỗn hợp (Chlorantraniliprole + Abamectin), dầu khoáng…

Hình 11: (A) Nhện đỏ trưởng thành; (B) Triệu chứng nhện đỏ gây hại trên lá; (C), (D)
Triệu chứng nhện đỏ gây hại trên vỏ trái.
Bọ trĩ (Scirtothrips dorsalis)
Khả năng gây hại
Bọ trĩ gây hại trên trái tạo ra đường vòng màu trắng như da cám ở quanh cuống.
Chiều dài bọ trĩ <1mm, thường tập trung chích hút ở mặt dưới làm lá cam biến màu
nâu vàng và cong lại. Trên vỏ trái non, bọ trĩ chích vào tế bào biểu bì tạo thành những
mảng sẹo màu trắng xám. Do bọ tập trung gây hại ở phía dưới lá đài hoa nên khi trái
lớn những mảng sẹo này lộ ra ngoài thành những đường sẹo vòng quanh cuống rất
điển hình.
Biện pháp quản lý
- Bọ trĩ thường phát triển gây hại nhiều trong điều kiện khô nóng nên dùng vòi tưới
phun mưa, tạo ẩm độ và mát mẻ cho vườn cây.


9


- Dùng các thuốc có hiệu quả cao với bọ trĩ như Pymetrozin, (Chlorantraniliprole +
Abamectin)… nên phun lúc trái cam lớn bằng đầu ngón tay.

Hình 12: (A) Bọ trĩ trưởng thành; (B) Lá bị hại; (C) Trái bị bọ trĩ hại.
Ngài chích hút trái (Othreis fullonia)
Khả năng gây hại
Thành trùng hoạt động và để trứng vào ban đêm. Chúng gây hại bằng cách châm vòi
hút trực tiếp vào trái để hút dịch. Trái bị hại lúc mới rất khó phát hiện, vài ngày sau vết
chích thâm lại, tạo vầng thâm đen xung quanh. Ngài rất thích những trái lớn, mỏng vỏ,
nhiều nước. Khi hiếm thức ăn, ngài có thể chích cả trái non.
Tác hại của ngài chích hút trái là còn làm cho các vi sinh vật, nấm gây bệnh tấn công.
Biện pháp quản lý
- Vệ sinh vườn, diệt dây leo (ký chủ phụ).
- Mùa trái chín có thể dùng vợt hay đèn bắt ngài.
- Dùng trái chín và có mùi thơm như chuối, khóm có tẩm thêm nước mật và thuốc trừ
sâu để làm bẫy mồi bắt ngài.
- Dùng biện pháp bao trái.
- Phun sản phẩm có hoạt chất Emamectin hay Lufenuron để diệt ấu trùng (sâu non).
>10 tuần
16-18 ngày

3-4 ngày

40-60 ngày
30-32 trứng


2-3 ngày
18-22 ngày

Hình 13: (A) Vòng đời ngài chích hút trái; (B) Con trưởng thành; (C) Trái bị hại.

10


Sâu đục vỏ trái (Prays citri)
Khả năng gây hại
Sâu xâm nhiễm gây hại từ khi quả còn rất nhỏ, vết đục tạo nên những u sần trên quả,
nếu bị nặng quả sẽ rụng. Nếu sâu đục quả gây hại muộn, quả không rụng nhưng bị
biến dạng bởi những u sần làm giảm giá trị thương phẩm. Sâu gây hại nhiều giai đoạn
quả non, quả có vỏ dày như bưởi, cam sành, cam mật nhưng gây hại phổ biến nhất là
trên cây bưởi. Chúng chỉ gây hại ở lớp vỏ quả, không hại phần thịt quả (múi, tép bưởi).
Biện pháp quản lý
- Tỉa cành tạo tán sau khi thu hoạch để vườn thông thoáng, kết hợp bón phân vun đất
để diệt nhộng.
- Phát hiện sớm thời gian bướm bắt đầu đẻ trứng hoặc khi sâu mới gây hại trên quả
vừa hình thành.
- Thu gom quả bị nhiễm còn trên cây và quả đã rụng, ngâm trong nước vôi nồng độ
1% ít nhất 24 giờ để diệt sâu non.
- Bao trái khi trái to bằng trái chanh.
- Nuôi thả kiến vàng để diệt trứng sâu đục quả và sâu non.
- Phun các hoạt chất Emamectin, Lufenuron hay hỗn hợp (Chlorantraniliprole +
Abamectin)… trừ sâu non ở giai đoạn trước nở hoa và giai đoạn quả non.

6-7 ngày

3-4 ngày


33 - 40 ngày

20-22 ngày

4-7 ngày

Hình 14: (A) Vòng đời sâu đục vỏ trái; (B) Sâu non đục vỏ trái; (C) Trái bị sâu hại.

Bọ cánh cứng đục cành (Nadezhdiella cantori)
Khả năng gây hại
Sâu non của xén tóc màu nâu nên gọi là xén tóc nâu. Xén tóc nâu thích nơi râm mát,
ban ngày ẩn nấp, ban đêm thường tìm đến đẻ trứng vào những kẽ nứt, những chỗ gồ
ghề ở thân cây cách mặt đất từ 0,3 đến 1 m. Xén tóc đẻ trứng tập trung vào các tháng

11


5-6-7 dl. Sâu non nở ra chui vào vỏ và phá hoại phần gỗ tạo thành những đường đục
ngoằn ngoèo không theo quy luật dọc theo thân cây.
Biện pháp quản lý
- Dùng vợt hoặc bắt bằng tay trong thời gian con trưởng thành vũ hoá và đẻ trứng từ
tháng 4-6 dl.
- Bẻ cành non bị héo diệt sâu non vào các tháng 5, 6, 7 dl. Biện pháp bẻ cành héo triệt
để có thể hạn chế được sự gây hại của sâu trên 90%. Dùng móc thép bắt sâu non đã
đục vào trong cành lớn, thân hoặc gốc cây qua lổ đùn phân.
- Sau khi thu hoạch, quét vôi hoặc Boóc-đô (pha tỉ lệ: 1 phần CuSO4 + 1 phần vôi tôi +
20 phần nước) vào gốc cây, thân cây từ 1m trở xuống để phòng các loại nấm bệnh và
hạn chế việc đẻ trứng của các loại xén tóc.


1-2 tháng

2,5-3,0 năm

6-12 ngày
22-24 tháng

Hình 15: Vòng đời bọ cánh cứng đục cành (xén tóc).

Sâu đục trái bưởi (Citripestis sagittiferella)
Khả năng gây hại
Sau khi nở 1-2 giờ, sâu non nhanh chóng đục thẳng rồi chui vào bên trong vỏ trái, ăn
vỏ, phần xốp và hột của trái, khi sâu đủ lớn sẽ đục vào bên trong ăn phần thịt trái. Vì
vậy, cần xác định thời gian nở trước đó để xử lý kịp thời và hiệu quả.
Sâu đục và ăn rất nhanh, thải phân tạo thành lớp mùn cưa bên ngoài vỏ trái, gây xì
mủ.. Sâu đục tạo vết thương có thể làm bội nhiễm các loại nấm bệnh, giòi… trái bị hư
và rụng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng của trái. Sâu
thường đục từ vị trí giữa trái xuống đáy trái. sâu có thể gây hại ở tất các giai đoạn phát
triển của trái từ rất sớm sau đậu trái đến trái gần thu hoạch.

12


Biện pháp quản lý
- Vệ sinh vườn cây (tỉa và tiêu hủy bằng cách ngâm nước vôi 1-2% cho trái bị nhiễm
sâu kể cả những trái rụng trên mặt đất), bồi bùn để hạn chế nơi sâu làm nhộng, phun
nước lên tán cây để hạn chế sâu đẻ trứng, sử dụng ánh sáng đèn xua đuổi thành
trùng.
- Tỉa cành, bón phân hợp lý giúp cho cây ra chồi và hoa đồng loạt.
- Nuôi dưỡng và bảo vệ kiến vàng trong vườn.

- Tuyển chọn và bao trái sau khi trái đậu khoảng 1 tháng. Trước khi bao trái nên phun
hỗn hợp các hoạt chất (Chlorantraniliprole + Abamectin)… cho toàn bộ vườn.
- Thăm và phát hiện sớm sự xuất hiện của sâu đục trái và sử dụng thuốc hóa học hợp
lý khi sâu mới nở chưa chui vào trái: sử dụng các chế phẩm như hướng dẫn.

Hình 16: (A) Vòng đời sâu đỏ đục trái bưởi; (B) Trái bị sâu hại; (C) Sâu non đục trái.

13



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×