Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (292.34 KB, 25 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP

TÌM HIỂU VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG
VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY
TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN SẢN XUẤT – THƯƠNG MẠI –
DỊCH VỤ KHÁNH NGUYÊN

NHÓM 7

Huế, tháng 11 năm 2018


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP

Nhóm sinh viên thực hiện:
1. Nguyễn Huy Hoàng

Giáo viên hướng dẫn:
Thầy Nguyễn Quang Huy

2. Lê Thị Diệu Huyền
3. Trương Nữ Minh Hương
4. Nguyễn Thị Lanh


5. Nguyễn Thị Tường Vân

Huế, tháng 8 năm 2018


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

KPCĐ

Kinh phí công đoàn

TK

Tài khoản


MỤC LỤC
Doanh mục các từ viết tắt.
Doanh mục sơ đồ.


PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT – THƯƠNG MẠI –
DỊCH VỤ KHÁNH NGUYÊN.............................................................................1
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của đơn vị thực tập.................................1
1.2. Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty:...........................................1
1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty...............................................1
PHẦN II. GIỚI THIỆU TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN....................................1
2.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty............................................................1
2.2. Các chính sách kế toán áp dụng tại công ty................................................1
PHẦN III. MÔ TẢ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ NHỮNG CÔNG VIỆC
CHỦ YẾU CỦA VỊ TRÍ KẾ TOÁN LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH................2
SẢN XUẤT – THƯƠNG MẠI – DỊCH VỤ KHÁNH NGUYÊN.......................2
3.3. Mô tả những công việc chủ yếu của Kế toán lương...................................2
3.3.1. Tính tiền lương và các khoản trích theo lương....................................2
3.3.2. Lập bảng lương tháng cho Công nhân viên.........................................3
3.3.3. Hạch toán tính lương phải trả..............................................................4
3.3.4. Các công việc khác của Kế toán lương tại Công ty Khánh Nguyên.. .5
3.3.5. Quá trình lập bảng lương dự phòng.....................................................5
3.4. Đánh giá công tác Kế toán lương tại công ty TNHH Sản Xuất – Thương
Mại – Dịch Vụ Khánh Nguyên..........................................................................5
PHẦN IV: NHỮNG KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG CẦN THIẾT........................7
CỦA VỊ TRÍ KẾ TOÁN LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT –
THƯƠNG MẠI – DỊCH VỤ KHÁNH NGUYÊN...............................................7
4.1. Căn cứ để đưa ra các kiến thức và kỹ năng................................................7


4.2. Tính chính xác............................................................................................7
4.3. Chăm chỉ, cẩn thận.....................................................................................7
4.4. Kiến thức....................................................................................................7
4.5. Chịu đựng áp lực công việc........................................................................8

4.6. Ngăn nắp, gọn gàng....................................................................................8
4.7. Có năng lực chuyên môn............................................................................8
4.8. Kỹ năng......................................................................................................8
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................9


PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT –
THƯƠNG MẠI – DỊCH VỤ KHÁNH NGUYÊN.
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của đơn vị thực tập
Tên đơn vị: Công ty TNHH Sản Xuất – Thương Mai – Dịch Vụ Khánh Nguyên,
được thành lập ngày 16-07-2014 theo giấy phép kinh doanh số 3301547105.
Trụ sở chính: Lô 426 khu quy hoạch Kiểm Huệ - Phường An Đông – Thành
Phố Huế - Thừa Thiên Huế
Giám đốc: Nguyễn Đức Toàn.
Mã số thuế: 3301547105
Điện thoại: 0905.148.679
1.2. Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty:
- Sản xuất các loại cấu kiện kim loại.
- Buôn bán các loại vật liệu xây dựng, thiết bị
- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ.
1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty.
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty:
Giám đốc

Phòng kinh doanh

Phòng kế toán

Phòng kỹ thuật


Phân xưởng 1
Ghi chú:

Phân xưởng 2

Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
Sơ đồ 1.3.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty.

1


Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban:
Giám đốc: chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động kinh doanh của công ty, chịu trách
nhiệm trước nhà nước, trước pháp luật về mọi hoạt động của mình.
Phòng kế toán: có nhiệm vụ bám sát quá trình kinh doanh phản ánh và đảm bảo
cung cấp thông tin đầy đủ kịp thời chính xác phục vụ cho công tác quản lí và chỉ đạo
kinh doanh. Đồng thời ghi chép sổ kế toán và trực tiếp các nghiệp vụ phát sinh toàn
công ty.
Phòng kỹ thuật: dựa vào những hợp đồng đã kí kết, phòng kỹ thuật tiến hành khảo
sát tham mưu cho Giám Đốc các công tác về kỹ thuật để các đơn vị triển khai sản xuất.
Phòng kinh doanh: Tìm và tạo thị trường, ký kết các hợp đồng gia công, chế tạo
các sản phẩm, trực tiếp tiếp xúc với khách hàng kịp thời nắm bắt các yêu cầu hợp đồng.

1.4. Sơ lược nguồn lực của công ty
1.4.1. Tình hình tài sản, nguồn vốn
1.4.2. Tình hình kết quả kinh doanh

2



3


2017

Phân theo
trình độ

Phân theo
độ tuổi

Tỷ lệ tăng giảm (2017/2016)

Số lượng

Cơ cấu (%)

Số lượng

Cơ cấu (%)

40

100

40

100


Tổng số lao động
Phân theo
giới tính

2018

Nam

32

32

Nữ

8

8

Đại học – Cao
đẳng

11

11

Trung cấp

5

5


Sơ cấp và
chưa qua đào
tạo

24

24

Trên 40 tuổi

8

8

Trên 30 tuổi
đến đến dưới
40 tuổi

22

22

Từ 15 tuổi đến
30 tuổi

10

10


1.4.3. Tình hình lao động

1

+/-

%


PHẦN II. GIỚI THIỆU TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN
2.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
Hiện tại, Phòng kế toán của công ty có tổng cộng là 2 người (Kế toán trưởng và
Kế toán tổng hợp), cả 2 người đều là nữ và đều đạt trình độ Đại học. Trong đó, Kế toán
trưởng là người theo dõi, quản lý nguồn Ngân sách của công ty còn Kế toán tổng hợp
đảm nhận vai trò kế toán cho tất cả các phần hành trong chính đơn vị này như kế toán
lương, kế toán tài sản cố định, kế toán thanh toán,..
- Kế toán trưởng (1 người): theo dõi, điều hành, quản lý ngân sách.
- Kế toán tổng hợp (1 người): thực hiện các phần hành kế toán trong đơn vị như
kế toán lương, kế toán thanh toán, kế toán tài sản cố định,..; tổng hợp tình hình thu chi
Ngân sách hàng tháng, quý, năm của công ty.
2.2. Các chính sách kế toán áp dụng tại công ty
- Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số
15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006, đã được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại
Thông tư 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 của Bộ tài chính.
- Niên độ kế toán: năm (bắt đầu từ ngày 01/01/N và kết thúc vào ngày
31/12/N)
- Kỳ kế toán: quý (3 tháng)
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: Đồng Việt Nam (VNĐ)
- Công ty lựa chọn áp dụng hình thức kế toán trên máy tính.


1


PHẦN III. MÔ TẢ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ NHỮNG CÔNG VIỆC
CHỦ YẾU CỦA VỊ TRÍ KẾ TOÁN LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH
SẢN XUẤT – THƯƠNG MẠI – DỊCH VỤ KHÁNH NGUYÊN
3.3. Mô tả những công việc chủ yếu của Kế toán lương
3.3.1. Tính tiền lương và các khoản trích theo lương
a. Tính tiền lương:
- Với việc tính lương, trả lương cho người lao động theo thời gian thì công ty
căn cứ vào thời gian làm việc thực tế của người lao động và căn cứ vào mức lương
thỏa thuận ban đầu giữa công ty với người lao động.
- Thời gian thường được áp dụng là: theo tháng, theo tuần theo ngày, theo giờ.
- Để biết được thời gian làm việc thực tế của người lao động thì doanh nghiệp
căn cứ vào bảng chấm công với từng người lao động.
Với hình thức tính lương theo thời gian này thì việc tính lương thực tế sẽ được
áp dụng như sau:
Lương tháng = Lương cơ bản + (mức lương cơ ngoài giờ ngày thường *
ngày công làm thêm ngoài giờ) + (mức lương ngoài giờ ngày Chủ nhật * ngày
công làm thêm chủ nhật) + Tay nghề + Ăn giữa ca + Đi lại + Nhiệm vụ quản lý,
bao quát các công việc
Ví dụ 1: Cách tính tiền lương được hưởng tháng 9 năm 2018 cho một công
nhân cụ thể như sau: (Đơn vị tính: đồng)
Công nhân Hồ Văn Phương có số ngày công là 26, làm thêm ngày chủ nhật 8
giờ, làm thêm ngoài giờ ngày thường 8 giờ, lương cơ bản là 3.966.000 đồng, mức
lương ngoài giờ ngày thường 28.601 đ/giờ, mức lương ngoài giờ ngày chủ nhật 38.135
đ/giờ, tay nghề 750.000 đồng, ăn giữa ca 390.000 đồng, xăng xe 390000 đồng, chuyên
cần 200.000 đồng
Tổng thu nhập của anh Phương
b. Tính các khoản trích theo lương:

Đối với nhân viên và công nhân (làm việc theo hợp đồng lao động): gồm
BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ.

2


Ví dụ 2: Trích các khoản bảo hiểm trừ vào lương của Nguyễn Văn Minh với các
số liệu ở ví dụ 1: (Đơn vị tính: đồng)
BHXH = Lương x 8% = 10.455.000 x 8% = 836.400đ
BHYT = Lương x 1,5% = 10.455.000 x 1,5% = 156.825đ
BHTN = Lương x 1% = 10.455.000 x 1% = 104.550đ
KPCĐ = Lương x 1% = 10.455.000 x 1% = 104.550đ
3.3.2. Lập bảng lương tháng cho Công nhân viên
Kế toán lương lập bảng lương dự phòng hàng tháng cho công nhân viên tại
công ty: Kế toán nắm rõ số lượng công nhân viên trong công ty,nhập sẵn bảng tính
lương vào phần mềm excel gồm có chức vụ, lương thỏa thuận, lương phụ cấp, các
khoản trích theo lương,...cùng với công thức tính phù hợp với từng công nhân viên
trong công ty, từ đó máy tính sẽ xử lý và cho ra bảng lương cho từng tháng.
Ví dụ: Tiền lương tháng 3/2015 của công nhân Nguyễn Văn Minh cụ thể trong
bảng sau: (Đơn vị tính: đồng).
Họ và tên

Nguyễn Văn Minh

Chức vụ

Công nhân

Lương thỏa thuận


10.000.000

Lương phụ cấp
Tổng tiền lương được hưởng

1.500.000
11.500.000

Bảo hiểm xã hội

836.400

Bảo hiểm y tế

156.825

Bảo hiểm thất nghiệp

104.550

Công đoàn phí

104.550

Cộng

1.202.325

Tổng số tiền lương còn được nhận


10.297.675

3


3.3.3. Hạch toán tính lương phải trả
1. Tính tiền lương và các khoản phụ cấp theo quy định phải trả cho người
lao động, ghi:
Nợ TK 154, 241,642,…
Có TK 334: Phải trả người lao động.
2. Khi trích các khoản bảo hiểm trừ vào lương công nhân viên, ghi:
Nợ TK 334: Phải trả công nhân viên chức
Có TK 3383: Lương thỏa thuận x 8%
Có TK 3384: Lương thỏa thuận x 1,5%
Có TK 3389: Lương thỏa thuận x 1%
Có TK 3382: Lương thỏa thuận x 1%
3. Tiền thưởng trả cho công nhân viên:
- Khi xác định số tiền thưởng trả công nhân viên từ quỹ khen thưởng, ghi:
Nợ TK 353: Quỹ khen thưởng, phúc lợi
Có TK 334: Phải trả người lao động.
- Khi xuất quỹ chi trả tiền thưởng, ghi:
Nợ TK 334: Phải trả người lao động
Có các TK 111, 112,...
4. Tính tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho công nhân viên, ghi:
Nợ TK 154, 642,…
Nợ TK 335: Chi phí phải trả
Có TK 334: Phải trả người lao động.
5. Các khoản phải khấu trừ vào lương và thu nhập của công nhân viên và
người lao động khác của doanh nghiệp như tiền tạm ứng chưa chi hết, bảo hiểm y
tế, bảo hiểm xã hội,…, ghi:

Nợ TK 334: Phải trả người lao động
Có TK 141: Tạm ứng
Có TK 338: Phải trả, phải nộp khác
Có TK 138: Phải thu khác.
6. Trả lương hoặc thưởng cho công nhân viên và người lao động bằng sản
phẩm, hàng hoá:

4


- Đối với sản phẩm, hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo
phương pháp khấu trừ ghi:
Nợ TK 334: Phải trả người lao động
Có TK 512: Doanh thu bán hàng nội bộ (giá chưa thuế GTGT)
Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp.
- Đối với sản phẩm, hàng hoá không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc
thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, ghi:
Nợ TK 334: Phải trả người lao động
Có TK 512: Doanh thu bán hàng nội bộ (Giá thanh toán).
3.3.4. Các công việc khác của Kế toán lương tại Công ty Khánh Nguyên.
- Lập các loại báo cáo: Báo cáo quyết toán năm, Bảng kê chứng từ thanh toán,
Bảng đối chiếu dự toán kinh phí ngân sách của công ty,...
- Kiểm tra sổ sách: Định kỳ tiến hành kiểm tra sổ sách với chúng từ gốc để
tránh tình trạng nhập trùng, nhập thiếu, đảm bảo tính chính xác về số học đối với các
nghiệp vụ phát sinh liên quan đến lương và các khoản trích theo lương; sắp xếp lưu
trữ, bảo quản các chứng từ, tài liệu, sổ sách,..
- Các công việc khác theo yêu cầu của Ban lãnh đạo và kế toán trưởng.
3.3.5. Quá trình lập bảng lương dự phòng
- Khi tiến hành quá trình tính lương và tính các khoản trích theo lương cho công
nhân viên bằng phần mềm Excel, Kế toán lương nhập sẵn vào máy từ trước theo từng

chỉ tiêu ứng với mỗi nhân viên sau đó những tháng sau chỉ dựa vào đó thì đã có thể
tính lương và máy tính cho ra bảng lương cho từng tháng, được lưu trong máy tính.
Khi có bảng lương tháng, Kế toán lương sẽ lập lệnh chi lương để gửi kèm lên thủ quỹ
cùng với bảng lương đã có ký duyệt của Kế toán trưởng. Lệnh chi lương sau khi được
lập thì chứng từ sẽ tự động được làm sẵn bằng máy tính, Kế toán lương không cần làm
thủ công, sau đó chứng từ sẽ được tập hợp để nhập liệu vào phần mềm kế toán, phần
mềm sẽ tự động lưu tất cả tài liệu liên quan.
3.4. Đánh giá công tác Kế toán lương tại công ty TNHH Sản Xuất – Thương Mại
– Dịch Vụ Khánh Nguyên
- Ưu điểm:
+ Công ty áp dụng hình thức kế toán “ Chứng từ ghi sổ” và có máy tính hỗ trợ giúp
cho nên công việc cho kế toán làm đơn giản, gọn nhẹ, mẫu sổ đơn giản và dễ sử dụng.
5


+ Áp dụng các mẫu sổ rất thuận tiện, cụ thể và dễ dàng cho việc tính lương.
+ Bản thân công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương của
Công ty được thực hiện trong sự phối hợp chặt chẽ giữa phòng “Tổ chức lao động” và
kế toán hạch toán tiền lương và các khoản trích nộp theo lương được thực hiện dễ
dàng, chính xác cho người hạch toán tiền lương.
+ Công ty tiến hành theo dõi thường xuyên, nắm bắt được tình hình biến động
số lượng lao động ở phân xưởng, công trường cũng như toàn Công ty. Do đó Công ty
luôn có kế hoạch tuyển dụng, đào tạo lao động một cách kịp thời để đáp ứng nhu cầu
tại từng thời điểm.
+ Thực tế hiện tại đội ngũ kế toán đều sử dụng được máy tính. Do vậy có thể
tận dụng thế mạnh nhanh chóng, chính xác trong công tác kế toán bằng máy và tận
dụng được lợi thế áp dụng vào công việc kế toán của mình. Kế toán có thể xem xét số
liệu một cách nhanh chóng, dễ dàng kiểm tra đối chiếu thuận lợi.
+ Những quy định trong luật lao động về tiền lương, BHXH, BHYT, BHTN, tham
quan nghỉ ngơi và chế độ hạch toán kế toán được đơn vị chấp hành nghiêm chỉnh.

- Nhược điểm:
+ Về hệ thống chứng từ để theo dõi thời gian lao động của người lao động trong
toàn Công ty. Công ty đã sử dụng “ Bảng chấm công” để theo dõi thời gian lao động
của người lao động và đây cũng là phương pháp được sử dụng phố biến nhất ở nước
ta. Tuy nhiên trong khi sử dụng bảng chấm công Công ty đã hạn chế cử người giám sát
kiểm tra trong việc có trường hợp lao động nghỉ vài giờ nhưng vẫn được chấm công.
Điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình tính toán lương và thanh toán lương, thưởng.
Đồng thời cũng chưa giám sát kiểm tra các chứng từ như phiếu xác nhận làm thêm giờ,
phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành.
+ Về tổ chức bộ máy kế toán: được tổ chức theo hình thức tập trung, số lượng
nhân viên kế toán ít, mỗi người phải đảm nhiệm nhiều phần hành kế toán nên không
tránh khỏi sự chậm trễ trong quá trình hạch toán báo cáo.

6


PHẦN IV: NHỮNG KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG CẦN THIẾT
CỦA VỊ TRÍ KẾ TOÁN LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT
– THƯƠNG MẠI – DỊCH VỤ KHÁNH NGUYÊN
Công việc của một Kế toán tiền lương cũng khá đơn giản, không đòi hỏi quá nhiều
kỹ năng cũng như kinh nghiệm thực tế. Qua thời gian thực tập tại công ty, với những quan
sát và tìm hiểu của mình, em đã đưa ra một số kỹ năng cần thiết cho công việc của một
Kế toán tiền lương tại Công ty TNHH Sản Xuất – Thương Mai – Dịch Vụ Khánh
Nguyên như sau:
4.1. Căn cứ để đưa ra các kiến thức và kỹ năng.
Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH Sản Xuất – Thương Mai – Dịch Vụ
Khánh Nguyên, em nhận thấy rằng, so với lý thuyết đã được học, cách thức làm việc
Kế toán lương ở đây có một số điểm khác biệt:
- Thực hiện kế toán lương thì trên thực tế Kế toán sẽ không định khoản khi có
nghiệp vụ phát sinh liên quan đến lương và các khoản trích theo lương mà phần mềm

kế toán sẽ tự động làm sau khi được nhập liệu.
- Chứng từ thực tế Kế toán lương sẽ không ghi chép thủ công mà đều được nhập
sẵn vào máy tính và được máy tính làm sẵn chứng từ sau khi lệnh chi lương được lập.
4.2. Tính chính xác
Đây là một trong những phẩm chất cần thiết hàng đầu, quan trọng của người
làm kế toán. Hàng ngày, người làm Kế toán phải đối mặt với rất nhiều chứng từ và số
liệu. Công việc này đòi hỏi chúng ta phải chính xác trong từng ghi chép, từng phép
tính và định khoản kế toán.
4.3. Chăm chỉ, cẩn thận
Đức tính này cần thiết với mọi nghề nghiệp, nhưng khi bạn là một Kế toán thì
yêu cầu về đức tính chăm chỉ, cẩn thận được đòi hỏi nhiều hơn.
4.4. Kiến thức
Kế toán lương cần có những kiến thức cơ bản như: kiến thức chuyên môn:
Thành thạo việc tính lương và các khoản trích theo lương, việc trả lương cho công
nhân viên,...; kiến thức tin học: Cụ thể là thành thạo phần mềm Excel, Word; biết sử

7


dụng phần mềm kế toán, biết gửi email; biết sử dụng thành thạo các loại máy móc như
máy photocopy, máy in, máy fax, máy scan.
4.5. Chịu đựng áp lực công việc
Hằng ngày, nhân viên Kế toán phải tập trung xử lý hàng loạt các nghiệp vụ sao
cho chính xác và hợp lý, nhất là đến thời điểm quyết toán năm áp lực lại càng lớn. Nên
đòi hỏi người làm kế toán phải chịu đựng áp lực công việc lớn, siêng năng, cẩn thận,
yêu thích công việc kế toán này.
4.6. Ngăn nắp, gọn gàng
Các chứng từ kế toán cần được lưu giữ hết sức cẩn thận, khoa học để tiết kiệm
thời gian của công việc.
4.7. Có năng lực chuyên môn

Trong quá trình học tập phải có đủ kiến thức về kế toán, biết phân tích tài chính
và có khả năng lập, trình bày Báo cáo tài chính
4.8. Kỹ năng
- Kỹ năng giao tiếp, diễn đạt tốt.
- Khả năng tư duy tốt nhất là tư duy toán học, tư duy logic vì Kế toán lương
phải luôn tiếp xúc với những con số và những bảng biểu.

8


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GVC. Phan Đình Ngân, ThS. Hồ Phan Minh Đức (2007) “Giáo trình kế toán
tài chính 1”. Nhà xuất bản Đại học Huế.
2. Hệ thống chuẩn mực Kế Toán Việt Nam.
3. TS. Phan Thị Minh Lý cùng một số giảng viên trường Đại học Kinh tế Huế
(2006), “Giáo trình nguyên lý kế toán”. Nhà xuất bản Đại học Huế.
4. Một số trang web tham khảo:
/> /> />
9


PHỤ LỤC

10


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 01: Bảng chấm công.
Phụ lục 02: Biểu mẫu Bảng thanh toán tiền lương.
Phụ lục 01: Biểu mẫu bảng chấm công.


16


Phụ lục 02: Biểu mẫu Bảng thanh toán tiền lương.

17


BẢNG KẾ HOẠCH THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP
- Họ và tên sinh viên: Nguyễn Huy Hoàng
- Mã SV: 15K4051035

. Lớp: K49B-Kế Toán

- Điện thoại: 01222.772.430
- Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền
- Đơn vị thực tập: Công Ty TNHH Sản Xuất – Thương Mại – Dịch Vụ Khánh Nguyên
- Địa chỉ đơn vị thực tập: Lô 426 khu quy hoạch Kiểm Huệ - Phường An Đông –
Thành Phố Huế - Thừa Thiên Huế.
- Vị trí công việc chủ yếu: Tìm hiểu công việc chủ yếu của kế toán lương
- Người trực tiếp hướng dẫn: Nguyễn Đức Toàn
- Chức vụ: Giám đốc công ty
- Điện thoại liên lạc: 0905.148.679

18


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Huế, ngày 01 tháng 08 năm 2018

KẾ HOẠCH THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP
Sinh viên: Nguyễn Huy Hoàng
MSV: 15K4051035
Lớp: K49B-Kế Toán
Khoa: Kế Toán – Kiểm Toán
Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền
Công ty thực tập: Công Ty TNHH Sản Xuất – Thương Mại – Dịch vụ Khánh Nguyên
Địa chỉ: Lô 426 Khu Quy Hoạch Kiểm Huệ - Phường An Đông - Thành Phố Huế Thừa Thiên Huế
Đề tài dự kiến: Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoảng Trích Theo Lương
CHƯƠNG I: MỤC ĐÍCH YÊU CẦU THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP.
1. Củng cố, nâng cao kiến thức lý luận đã học; gắn học với hành, lý luận với thực tiễn,
tạo điều kiện cho sinh viên có cơi hội được tiếp xúc thực tế, đảm nhiệm một vị trí cụ
thể ở công ty phù hợp với chuyên ngành đào tạo.
2. Tiếp cận với công việc thực tế để học hỏi và rèn luyện kỹ năng, phẩm chất, thái độ,
phương pháp làm việc tại doanh nghiệp và các cơ quan tổ chức nơi thực tập.
3. Phát hiện những thiếu sót, lỗ hỏng trong kiến thức cũng như kĩ năng để kịp thời học
hỏi, bổ sung nhằm hoàn thiện bản thân về mọi mặt được tốt hơn.
4. Áp dụng kiến thức đề tiến hành phân tích, thực hiện hoạt động của doanh nghiệp
phù hợp với chuyên ngành đào tạo.
5. Nhằm làm tiền đề cho sinh viên đi thực tập làm chuyên đề tốt nghiệp hoặc khóa
luận sau này và hơn hết là khi ra trường, nhanh chóng hòa nhập vào công việc.
Để cho việc thực tập nghề nghiệp được thuận lợi, dễ dàng, em đã lập một bản kế hoạch

thực tập cụ thể, xây dựng những công việc cần phải làm khi đến với công ty và cần
làm những gì để hoàn thành bài báo cáo một cách tốt nhất., vạch rõ từng bước chuẩn bị
và thực hiện.
CHƯƠNG II: BẢN KẾ HOẠCH KIẾN TẬP NGHỀ NGHIỆP.

19


Thời gian kiến tập nghề nghiệp trong khoảng thời gian từ 16/07/2018 đến ngày
14/09/2018 tại Công Ty TNHH Sản Xuất – Thương Mại – Dịch vụ Khánh Nguyên như
sau:
Thời gian
20/7-31/07

Công việc
Nội dung
Địa điểm
Chuẩn bị trình diện - Gặp mặt khoa về hướng dẫn thực Hội trường
đơn vị thực tập,

tập nghê nghiệp.
C1.2 trường
- Nghe hướng dẫn đề cương thực
ĐH Kinh tế
tập và phân công giảng viên hướng
Huế.
dẫn.
- Gặp giáo viên hướng dẫn nghe
phổ biến yêu cầu kế hoạch thực tập.
- Lập bản kế hoạch thực tập nghề


1/8- 08/08

Tìm hiểu tổng
quan về Công ty,
cơ sở thực tập và
phòng ban thực
tập.

nghiệp.
- Thông qua kế hoạch thực tập với Phòng kế
công ty.
hoạch kinh
- Đề tài dự kiến: tìm hiểu về kế
đoanh,
toán tiền lương và các khoảng trích
phòng kế
theo lương của công ty
toán của
- Tìm hiểu sơ lược về Công ty,về
công ty.
quá trình hình thành và phát triển,
chức năng, ngành nghề kinh doanh,
sản phẩm chủ yếu.
- Tìm hiểu về tổ chức hoạt động
kinh doanh, tổ chức bộ máy quản lí
kế toán, sơ đồ, chức năng, nhiệm vụ
của từng bộ phận.
- Công việc cụ thể được đảm
nhận, chức năng nhiệm vụ và cách

thức thực hiện của công việc đó.
- Viết báo cáo mô tả công việc và
mô tả vị trí mình đảm nhận.
- Hoàn thành nhiệm vụ được phân

Chưa cụ thể

Tham gia nghe

công tại đơn vị thực tập.
- Nghe các nhà đầu tư từ các doanh Tại

thuyết trình

nghiệp thuyết trình để lập báo cáo Trường

20

C1.2


09/08-20/08

Viết Báo Cáo

thu hoạch

ĐHKT Huế

- Viết báo cáo mâu


Cơ Sở thực

- Nộp bài báo cáo cho giáo viên tập và tại
21/08-14/09

hướng dẫn chỉnh sửa lần 1
nhà
Hoàn thiện báo cáo Sinh viên hoàn thiện báo cáo và nộp Trường ĐH
và nộp bản chính

bản chính thức lên Khoa sau khi KT

thức.

được GVHD thông qua

Huế,

phòng

kế

toán



GVHD, văn
phòng khoa
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn


21


×