Tải bản đầy đủ (.pdf) (1 trang)

QUAN NIỆM văn CHƯƠNG (PHẦN 2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (41.32 KB, 1 trang )

QUAN NIÊÊM VỀ VĂN CHƯƠNG CỦA TÁC GIA NƯỚC NGOÀI
Biêlinxki
Tính kịch như một yếu tố đời sống là sự va chạm xô xát của các tư tưởng đối lập nhau, thù
địch nhau và chống lại nhau, mà mỗi tư tưởng đều xuất hiện như một dục vọng, một động
lực tình cảm.
Gorki
- Văn học tiến chậm hơn hiện thực, văn học bao giờ mà chẳng đi sau cuộc sống, xưa nay
nó vẫn “nhận xét những sự kiện” khái quát nghệ thuật các sự kiện ấy, và chưa bao giờ có ai
đòi hỏi văn học phải làm nhà tiên tri, phải tiên đoán về tương lai cả.
- Vật liệu chủ yếu của văn học là từ ngữ: từ ngữ thể hiện tất cả các ấn tượng, tình cảm tư
tưởng của chúng ta. Văn học là nghệ thuật biểu hiện tạo hình bằng từ ngữ. Các nhà văn cổ
điển dạy ta rằng nội dung ý nghĩa và hình tượng của từ ngữ càng sáng sủa, đơn giản, rõ
ràng thì việc miêu tả ngoại cảnh và ảnh hưởng của nó đối với con người cũng như việc
miêu tả tình cảm của con người và thái độ của nó đối với những người khác càng mạnh mẽ
chân xác và vững vàng.
- Người viết văn cần phải hiểu rằng mình không phải chỉ viết bằng ngòi bút mà còn vẽ bằng
từ ngữ và không phải vẽ theo kiểu người hoạ sĩ, nghĩa là tạo nên một hình người bất động,
mà cố gắng biểu hiện những con người đang chuyển động không ngừng, đang hành động
trong những cuộc xung đột bất tận với nhau, trong cuộc đấu tranh giữa những giai cấp, tập
đoàn, những cá nhân.
Goethe
Cái gì mà nghệ sĩ không yêu và không còn yêu, thì ông ta không nên mô tả, ông ta không
thể mô tả.
Vônte
Thơ là nhạc của tâm hồn, nhất là tâm hồn quảng đại, đa cảm.
L. Tônxtôi
Nghệ sĩ là nghệ sĩ chỉ vì anh ta nhìn đối tượng không phải như điều anh ta mong muốn mà
như nó đang tồn tại.
T. Aitmatốp:
Tôi cho rằng bản chất của tài năng nghệ thuật là ở chỗ phải có khả năng khơi gợi và truyền
đến người đọc quan niệm của anh về những giá trị tinh thần, về những gì tốt đẹp và xấu xa.


Nhà văn là lương tâm của thời đại của mình.



×