Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Luật dân sự 2 LAW 206 TOPICA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (537.59 KB, 11 trang )

LUẬT DÂN SỰ 2
1.

A 14 tuổi mồ côi cha mẹ, từ nhỏ A được người chú ruột nhận nuôi, A đánh bạn học cùng lớp là B, khiến B
gẫy rang, chi phí điều trị hết 3 triệu đồng. Chủ thể nào là người phải bồi thường thiệt hại cho B? – Chú ruột
của A.

2.

A 19 tuổi, thất tình, tự uống rượu và gây thiệt hại cho B. Ai phải bồi thường thiệt hại cho B? – A tự bồi
thường.

3.

A 20 tuổi, A mắc bệnh động kinh từ nhỏ. Ngày 01/01/2017, A ném đá vỡ kính nhà B. Ai chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại? – Chính A.

4.

A bán cho B chiếc tủ lạnh, B đã thanh toán tiền đầy đủ cho A nhưng A chưa kịp thực hiện nghĩa vụ giao tài
sản cho B thì A chết. Khẳng định nào sau đây đúng? – Nghĩa vụ chuyển giao tủ lạnh không chấm dứt.

5.

A cho B vay 100 triệu, hai bên thỏa thuận thời hạn của hợp đồng vay là 1 năm. Nhưng khi hợp đồng vay hết
hạn, B không có khả năng trả tiền cho A, khi A đòi B còn lên tiếng thách thức. Do quá tức giận, A điều khiển
xe máy tông vào B khiến B bị thương. Hãy xác định trách nhiệm mà A phải gánh chịu với thiệt hại đã gây ra
cho B? – Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do sức khỏe bị xâm phạm.

6.


A cho B vay số tiền 200 triệu đồng. Hai bên thỏa thuận, sau 1 năm chị B phải hoàn trả cả gốc và lãi cho anh
A là 230 triệu đồng. Hỏi lãi suất do các bên thỏa thuận là bao nhiêu? – 15%/năm.

7.

A đến cửa hàng của B mua chiếc tivi của hãng Sam Sung với giá 20 triệu, nhưng do không đủ tiền, B thỏa
thuận với A cho phép A trả làm nhiều đợt số tiền còn thiếu. Hợp đồng của A và B phải được xác lập bằng
hình thức nào? – Hình thức bằng văn bản.

8.

A đốt cỏ dại trên nương, vô ý khiến cho đám cháy lan sang ruộng ngô nhà B đang phơi trên cây (tập quán
phơi sản phẩm ngay trên thân cây ngô), khiến ruộng ngô nhà B cháy, số ngô cháy trị giá khoảng 4 triêu đồng.
Trong quá trình dập đám cháy, tay A bị thương phải điều trị mất 1 triệu đồng. Hãy xác định đây là trường
hợp bồi thường thiệt hại nào? – Bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm

9.

A dùng ổ điện cắm nồi lẩu, ổ điện cháy, vật dụng nhà A cháy, cháy lan sang nhà B. Chủ thể nào phải bồi
thường thiệt hại cho B? – A.

10.

A giăng dây điện bắt chuột, B đi ngang qua bị điện giật chết. Đây là trường hợp? – Bồi thường thiệt hại do
hành vi của con người gây ra.

11.

A kí kết hợp đồng góp vốn làm ăn với B. Nhưng do nhu cầu tiền khám chữa bệnh cho mình. A muốn rút khỏi
hợp đồng hợp tác với B. Trường hợp nào sau đây A có quyền rút khởi hợp đồng hợp tác? – Khi xuất hiện

điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng hợp tác.

12.

A là chủ tịch UBND xã B, A ra quyết định cưỡng chế, thu hồi đất sai thẩm quyền và gây thiệt hại cho ông X.
Đây là trường hợp bổi thường thiệt hại do? – Người thi hành công vụ gây ra.

13.

A lẻn vào nhà B trộm đồ bị B phát hiện, A dùng tay khống chế con gái B là C. B nhân lúc A sơ ý đã dùng gậy
đánh A bị mất hoàn toàn khả năng nhận thức. Hỏi B có phải bồi thường thiệt hại cho A không? – B phải bồi
thường thiệt hại do sức khỏe của A bị xâm phạm.


14.

A nghi ngờ cháu ruột của mình là B lấy trộm 2 triệu đồng trong túi áo vest khi A sang nhà B chơi. A đã hỏi B
nhưng B một mực từ chối. Quá tức giận, A đánh B gây thương tích, lúc này B mới khai nhận. A đánh B bị
thương, chi phí điều trị hết 200.000 đồng. A có phải bồi thường thiệt hại cho B không? Bồi thường bao nhiêu?
– A phải bồi thường cho B 200.000 đồng và một khoản tiền bù đắp tinh thần do các bên thỏa thuận hoặc do
pháp luật quy định.

15.

A phát hiện con chó của nhà B đi lạc, nhưng không thông báo cho B biết mà bắt về nuôi. A nuôi con chó
được hai tháng, con chó phát dại cắn A bị thương. Lúc này, A mới mang chó đến yêu cầu B phải bồi thường
cho mình, B không chấp nhận, A khởi kiện ra Tòa. Tòa án tuyên bố B không phải bồi thường thiệt hại cho A
vì? – A hoàn toàn là người có lỗi.

16.


A sang nhà B, được sự đồng ý của B, A mang chổi nhà B về quét sân nhà mình, quét xong, A mang chổi sang
trả lại cho B. Hợp đồng giữa A và B là hợp đồng gì? – Hợp đồng mượn tài sản.

17.

A tặng cho B chiếc xe đạp nhưng quên không thông báo cho B biết chiếc xe đạp đã hỏng phanh, khiến B khi
sử dụng xe gặp tai nạn. Chi phí sửa chữa xe và điều trị tại bệnh viện của B hết 10 triệu. A có phải chi trả
những chi phí trên không? – A phải bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy ra với B.

18.

A thuê B chặt cây, trong quá trình chặt do không thực hiện các biện pháp gia cố cây chắc chắn, cây nghiêng,
đổ sang nhà C, làm sập mái nhà của C. Chủ thể nào phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho C? – B
phải bồi thường.

19.

A và B giao kết hợp đồng thuê nhà. Vậy đây là loại giao dịch dân sự nào? – Hợp đồng song vụ và có đền bù.

20.

A và B kí kết hợp đồng theo đó: A chuyển giao cho B chiếc ti vi của mình, B chuyển giao chiếc xe máy của B
cho A. Đặc điểm nào sau đây KHÔNG phải đặc điểm của hợp đồng được kí kết giữa A và B? – Là hợp đồng
đơn vụ.

21.

A vào cửa hàng mua quà sinh nhật cho bạn gái. Vậy, hợp đồng mua bán mà A xác lập là loại hợp đồng nào?
– Hợp đồng song vụ.


22.

A vay B 10 triệu. A đã trả cho B được 5 triệu, 5 triệu còn lại do A không còn tiền nên B miễn cho A không
phải trả. Vậy nghĩa vụ trả nợ của A chấm dứt do? – Nghĩa vụ trả nợ của A được coi là hoàn thành.

23.

A, B, C cùng rủ nhau bắt trộm gà nhà D đem bán lấy tiền chơi điện tử. Trách nhiệm của A, B, C đối với D là?
– A, B, C phải liên đới bồi thường thiệt hại cho D tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người.

24.

A, B, C thỏa thuận góp vốn kinh doanh. A góp 400 triệu, B góp 200 triệu, C góp chiếc ô tô trị giá 200 triệu.
Các bên lập thành hợp đồng ghi rõ giá trị tài sản đóng góp, thời hạn chiếm hữu, sử dụng… Hỏi: Hình thức
của hợp đồng được kí giữa A, B, C phải là hình thức nào? – Luôn được xác lập bằng văn bản.

25.

Ai KHÔNG phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra? – Người bị thiệt hại.

26.

Anh A cho chị B vay 50 triệu đồng. Một thời gian sau A và B kết hôn. Hỏi nghĩa vụ trả nợ của B được xử lý
như thế nào? – Nghĩa vụ trả nợ của B không chấm dứt.

27.

Bảo lãnh KHÔNG chấm dứt trong trường hợp nào sau đây? – Bên bảo lãnh chết.


28.

Bảo lưu quyền sở hữu KHÔNG chấm dứt trong trường hợp nào sau đây? – Bên mua tài sản chết.


29.

Bên bán KHÔNG chịu trách nhiệm về khuyết tật của tài sản trong trường hợp nào sau đây? – Khuyết tật mà
bên mua đã biết hoặc phải biết khi mua.

30.

Bên cầm cố có quyền? – Được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản cầm cố nếu được bên nhận cầm cố
đồng ý.

31.

Bên cầm giữ KHÔNG có quyền nào sau đây? – Được cho thuê, cho mượn tài sản cầm giữ.

32.

Bên có quyền và bên có nghĩa vụ KHÔNG được thỏa thuận sửa đổi hợp đồng trong trường hợp nào sau đây?
– Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba mà người thứ ba đã đồng ý hưởng lợi ích.

33.

Bên có quyền yêu cầu có thể chuyển giao quyền yêu cầu đó cho người thế quyền, trừ trường hợp nào sau
đây? – Quyền yêu cầu cấp dưỡng.

34.


Bên đề nghị giao kết hợp đồng phải có điều kiện gì sau đây? – Là người có năng lực hành vi dân sự phù hợp
với hợp đồng mà họ đưa ra đề nghị giao kết.

35.

Bên đề nghị không được rút lại, thay đổi đề nghị giao kết hợp đồng khi? – Bên được đề nghị nhận được
thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị trước, cùng hoặc sau thời điểm nhận được đề nghị.

36.

Bên được bảo lãnh có bắt buộc phải biết về việc mình được bảo lãnh hay không? – Có thể không biết về việc
họ đang được bảo lãnh.

37.

Bên nào phải chịu chi phí về việc giao vật? – Bên giao vật phải chịu mọi chi phí về việc giao vật, trừ trường
hợp có thỏa thuận khác.

38.

Bên nhận cầm cố có quyền? – Khai thác công dụng tài sản cầm cố và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm
cố nếu có thỏa thuận.

39.

Bên thế chấp có quyền? – Có thể bán tài sản thế chấp mà không cần bên nhận thế chấp đồng ý.

40.


Bên thế chấp phải? – Giao giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp hoặc không giao theo sự thỏa thuận giữa
các bên.

41.

Biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ khi? – Đăng kí biện pháp bảo đảm
hoặc bên nhận bảo đảm nắm giữ hoặc chiếm giữ tài sản bảo đảm.

42.

Các bên trong hợp đồng vay được quyền thỏa thuận về lãi suất nhưng KHÔNG được vượt quá? – 20%/năm
của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.

43.

Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ KHÔNG bao gồm biện pháp nào sau đây? – Niềm tin.

44.

Cầm giữ tài sản chỉ phát sinh khi? – Tài sản cầm giữ là đối tượng của hợp đồng song vụ mà bên có nghĩa vụ
không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

45.

Căn cứ nào sau đây KHÔNG phải là một trong các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng? – Có sự kiện bất khả kháng.

46.

Câu khẳng định nào sau đây KHÔNG đúng? – Hợp đồng mua bán điện, nước sinh hoạt không có sự thỏa

thuận giữa các bên.

47.

Câu khẳng định nào sau đây KHÔNG đúng? – Hợp đồng mua bán điện, nước sinh hoạt không có sự thỏa
thuận giữa các bên.


48.

Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là? – Sự trả lời của bên được đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội
dung của đề nghị.

49.

Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là? – Sự trả lời của bên được đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội
dung của đề nghị.

50.

Cho tình huống sau: Ngày 01/01/2017, A đến nhà B hỏi mua một cây giống hoa hồng cổ Sapa, hai bên thỏa
thuận giá cây giống là 500.000 đồng, nhưng vì A là bạn thân của B nên B không lấy tiền của A, Hợp đồng
được ký giữa A và B là hợp đồng gì? – Hợp đồng mua bán tài sản.

51.

Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp
nào sau đây? – Nguồn nguy hiểm tự gây thiệt hại cho những người xung quanh.

52.


Chủ thể làm ô nhiễm môi trường mà gây thiệt hại thì không phải bồi thường theo quy định của pháp luật
khi? – Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng.

53.

Chủ thể nào sau đây KHÔNG được trở thành bên bảo đảm trong biện pháp tín chấp? – Doanh nghiệp nhà
nước.

54.

Chủ thể tham gia quan hệ kí quỹ bao gồm? – Bên có nghĩa vụ, bên có quyền và tổ chức tín dụng.

55.

Công ty A cho công ty B vay 3 tỷ đồng. Sau một thời gian hoạt đông kinh doanh bị thua lỗ nên công ty B sáp
nhập vào công ty A. Hỏi: nghĩa vụ trả nợ của B đối với A được xử lý như thế nào? – Chấm dứt do bên có
quyền và bên có nghĩa vụ hòa nhập làm một.

56.

Công ty A kí hợp đồng cho B thuê khoán diện tích mặt nước, hợp đồng của công ty A và B hình thành thông
qua một phiên đấu thầu công khai. Hỏi: Giá thuê khoán trong hợp đồng giữa công ty A và B được xác định
dựa trên cơ sở nào dưới đây? – Theo kết quả đấu thầu.

57.

Dấu hiệu nào sau đây KHÔNG phải là đặc điểm pháp lí của hợp đồng thuê tài sản? – Là hợp đồng đơn vụ.

58.


Dấu hiệu nào sau đây KHÔNG phải là đặc điểm pháp lí của hợp đồng mua bán tài sản? – Có mục đích chuyển
quyền sử dụng.

59.

Dấu hiệu nào sau đây là một trong các đặc điểm pháp lí của hợp đồng thuê khoán tài sản? – Là hợp đồng
song vụ.

60.

Dấu hiệu nào sau đây là một trong các đặc điểm pháp lí của hợp đồng vận chuyển tài sản? – Là hợp đồng
song vụ.

61.

Đề nghị giao kết hợp đồng KHÔNG chấm dứt trong trường hợp nào sau đây? – Bên đề nghị giao kết hợp
đồng chết.

62.

Điều khoản về đối tượng của hợp đồng là? – Điều khoản cơ bản đối với mọi loại hợp đồng.

63.

Điều khoản về giá là gì? – Không phải điều khoản cơ bản trong mọi hợp đồng.

64.

Điều kiện chuyển giao quyền yêu cầu trong trường hợp khi bên có quyền yêu cầu chuyển giao quyền yêu

cầu cho người thế quyền là? – Không cần sự đồng ý của bên có nghĩa vụ.

65.

Điều kiện để bên có nghĩa vụ được chuyển giao nghĩa vụ cho chủ thể khác? – Khi bên có quyền đồng ý.


66.

Điều kiện để hợp đồng cho thuê tài sản phát sinh hiệu lực là? – Tuân thủ các quy định của pháp luật về điều
kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự.

67.

Do giận bạn gái nói lời chia tay, Long kéo bạn gái ra đường quốc lộ nhằm mục đích tự tử. Hùng là lái xe tải,
do bất ngờ không kịp tránh nên xe tải của Hùng đâm vào Long làm gẫy hai chân của Long và làm bạn gái của
Long bị gẫy tay. Hỏi ai phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong tình huống trên? – Long.

68.

Do mâu thuẫn cá nhân, A đốt nhà B, vì lối vào nhà B chật hẹp và là lối đi duy nhất, nên xe cứu hỏa vào chữa
cháy đã làm đổ một đoạn tường của nhà C trị giá 1 triệu đồng. Ngôi nhà của B trị giá khoảng 100 triệu đồng
chỉ bị cháy một khoảng nhỏ, phần lớn vật dụng trong nhà đã được bảo vệ kịp thời. Chủ thể nào phải bồi
thường thiệt hại cho C? – A phải bồi thường thiệt hại.

69.

Do mâu thuẫn cá nhân, A dùng dao chém B bị thương tích tổn hại 15 % sức khỏe. Đây là trường hợp? – Thiệt
hại do sức khỏe bị xâm phạm.


70.

Đối tượng của giao dịch bảo đảm bao gồm? – Tài sản, công việc hoặc uy tín (đối với biện pháp tín chấp).

71.

Đối tượng của hợp đồng mua bán tài sản là gì? – Tài sản.

72.

Đối tượng của nghĩa vụ bao gồm? – Tài sản, công việc phải thực hiện hoặc không được thực hiện.

73.

Đối tượng của thế chấp bao gồm? – Tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.

74.

Đối với tài sản bảo đảm có nguy cơ bị hư hỏng dẫn đến bị giảm sút giá trị hoặc mất toàn bộ giá trị thì? – Bên
nhận bảo đảm có quyền xử lí ngay.

75.

Giá trị của tài sản bảo đảm? – Có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.

76.

Giá trị của tài sản bị xâm phạm được tính tại thời điểm? – Do các bên thỏa thuận, nếu các bên không thỏa
thuận được giá trị tài sản bị xâm phạm được xác định tại thời điểm bị thiệt hại.


77.

Giao dịch nào sau đây KHÔNG phải hợp đồng dân sự? – X lập di chúc cho Y hưởng toàn bộ di sản của mình.

78.

Hao mòn tự nhiên do sử dụng tài sản thuê là gì? – Là sự giảm sút giá trị chắc chắn xảy ra khi con người tác
động vào tài sản, những giá trị này bên thuê không phải chịu trách nhiệm.

79.

Hợp đồng bị hủy bỏ thì hiệu lực của hợp đồng chấm dứt từ thời điểm? – Hợp đồng được giao kết.

80.

Hợp đồng dân sự phải có mấy bên tham gia? – Có từ bên trở lên.

81.

Hợp đồng KHÔNG đương nhiên chấm dứt trong trường hợp nào sau đây? – Cá nhân giao kết hợp đồng chết.

82.

Hợp đồng KHÔNG thể được xác lập dưới hình thức nào sau đây? – Bằng hình ảnh.

83.

Hợp đồng mua bán điện là? – Hợp đồng dân sự theo mẫu.

84.


Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà? – Các bên trong hợp đồng đều có nghĩa vụ đối với nhau.

85.

Hợp đồng tặng cho động sản phát sinh hiệu lực tại thời điểm nào? – Tùy từng trường hợp, có thể là thời
điêm chuyển giao tài sản, có thể là thời điểm khác do các bên thỏa thuận, có thể là thời điểm tài sản tặng
cho được đăng kí trong trường hợp pháp luật có quy định.

86.

Khi bên bán trong hợp đồng mua bán tài sản giao tài sản không đúng chủng loại, bên mua được quyền? –
Nhận và thanh toán theo giá do các bên thỏa thuận.


87.

Khi bên có quyền thay đổi nơi cư trú hoặc trụ sở mà khiến chi phí tăng lên thì bên nào phải chịu chi phí đó?
– Chính bên có quyền phải chịu chi phí tăng lên, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

88.

Khi cá nhân giao kết hợp đồng chết thì? – Hợp đồng chỉ chấm dứt khi hợp đồng do chính cá nhân đó thực
hiện.

89.

Khi đối tượng của hợp đồng thuê khoán là gia súc, nếu các bên không có thỏa thuận khác, bên thuê khoán
được hưởng bao nhiêu gia súc con sinh ra trong thời hạn của hợp đồng thuê khoán? – 1/2.


90.

Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì? – Hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm bên kia nhận
được thông báo chấm dứt.

91.

Khi một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên
cùng nhận bảo đảm được xác định như sau? – Các biện pháp bảo đảm đều phát sinh hiệu lực đối kháng với
người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập hiệu lực đối kháng.

92.

Khi nào pháp nhân sản xuất kinh doanh hàng hóa phải bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng? – Không
bảo đảm chất lượng hàng hóa mà gây thiệt hại cho người tiêu dùng.

93.

Khi nhiều người cùng bảo lãnh một nghĩa vụ thì? – Phải liên đới thực hiện việc bảo lãnh, trừ khi có thỏa
thuận hoặc pháp luật có quy định khác.

94.

Khi súc vật gây ra thiệt hại cho người khác, ai có thể phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt
hại? – Chủ sở hữu, người chiểm hữu, sử dụng súc vật.

95.

Kí cược chỉ áp dụng đối với? – Hợp đồng thuê tài sản là động sản.


96.

Lan đào ao thả cá cách móng nhà của Điệp 0.2 m gây nứt tường và trần nhà nhà Điệp. Trách nhiệm bồi
thường thiệt hại phát sinh trong tình huống này thuộc về ai? – Lan.

97.

Loại nghĩa vụ nào sau đây có thể được bù trừ cho nghĩa vụ khác? – Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do xâm
phạm tài sản.

98.

Loại nghĩa vụ nào sau đây có thể thay thế được bằng nghĩa vụ khác? – Nghĩa vụ tiếp nhận về công việc.

99.

Loại nghĩa vụ nào sau đây KHÔNG phải là nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng mua bán tài sản? – Thực hiện công
việc tạo ra vật mới.

100. Mặc dù biết Mạnh chưa có bằng lái nhưng Dũng vẫn cho Mạnh mượn xe máy đi đón người yêu của Mạnh.
Trên đường đi, không may lốp xe máy nổ và gây thiệt hại cho người đi đường. Hỏi ai phải chịu trách nhiệm
bồi thường thiệt hại? – Dũng.
101. Một tài sản có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, nếu có giá trị tại thời điểm xác lập giao
dịch bảo đảm? – Lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm.
102. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tính bị xâm phạm
nếu các bên không thỏa thuận được thì mức tối đa không quá bao nhiêu? – 10 lần mức lương cơ sở do Nhà
nước quy định.
103. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần nếu các bên không thỏa thuận được thì mức tối đa đối với
mỗi mồ mả bị xâm phạm KHÔNG quá? – Mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.



104. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần tối đa đối với mỗi thi thể bị xâm phạm nếu các bên không thỏa
thuận được thì KHÔNG quá? – Ba mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
105. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân được xác định dựa trên những cơ sở nào? – Độ
tuổi, khả năng nhận thức và làm chủ hành vi, khả năng kinh tế.
106. Nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì? – Chấp nhận này được
coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời.
107. Nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng với người thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời thì? – Phải
bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị mà không được giao kết hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh.
108. Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì? – Phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt
cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
109. Nếu các bên không có thỏa thuận, hoa lợi lợi tức phát sinh từ tài sản thuê khoán trong thời hạn thuê khoán
thuộc về? – Bên thuê khoán.
110. Nếu các bên không thỏa thuận thì mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần tối đa cho một người có
tính mạng bị xâm phạm là KHÔNG quá? – 100 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
111. Nếu các bên không thỏa thuận và pháp luật không quy định phạm vi bảo đảm thì nghĩa vụ coi như được bảo
đảm? – Toàn bộ, kể cả nghĩa vụ trả lãi, tiền phạt và bồi thường thiệt hại.
112. Nếu các bên không thỏa thuận về chất lượng của vật phải giao thì bên có nghĩa vụ phải giao vật với chất
lượng? – Trung bình.
113. Nếu hợp đồng chính vô hiệu thì? – Hợp đồng phụ chấm dứt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hợp
đồng phụ được thay thế hợp đồng chính.
114. Nếu không có thỏa thuận khác thì người chuyển giao quyền yêu cầu phải thông báo cho bên có nghĩa vụ
bằng hình thức nào sau đây? – Văn bản.
115. Nếu một bên vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng thì? – Họ phải chịu một khoản phạt nếu các bên đã thỏa
thuận trong hợp đồng.
116. Nghĩa vụ chuyển giao vật chấm dứt khi? – Vật chuyển giao là vật đặc định không còn.
117. Nghĩa vụ được bảo đảm KHÔNG bao gồm? – Nghĩa vụ vô điều kiện.
118. Nghĩa vụ được hoàn thành được hiểu là? – Bên có nghĩa vụ đã thực hiện xong toàn bộ nghĩa vụ hoặc đã
thực hiện được một phần nghĩa vụ; phần còn lại được bên có quyền cho miễn thực hiện.
119. Nghĩa vụ KHÔNG phát sinh từ căn cứ nào? – Hậu quả từ thảm họa thiên nhiên.

120. Nghĩa vụ liên đới là nghĩa vụ? – Do nhiều người cùng phải thực hiện.
121. Nghĩa vụ nào sau đây KHÔNG phát sinh từ hợp đồng cho thuê tài sản? – Nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu tài
sản thuê.
122. Nghĩa vụ phân chia được theo phần là nghĩa vụ? – Đối tượng của nghĩa vụ có thể chia thành nhiều phần để
thực hiện.


123. Nghĩa vụ riêng rẽ là? – Nghĩa vụ thuộc nhiều người thực hiện, nhưng mỗi người có một phần nghĩa vụ nhất
định và riêng rẽ.
124. Nghĩa vụ trả tiền bao gồm? – Cả tiền nợ gốc và lãi trên nợ gốc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
125. Người gây thiệt hại sẽ chắc chắn được giảm mức bồi thường thiệt hại nếu? – Được người bị thiệt hại đồng
ý giảm mức bồi thường thiệt hại.
126. Người gây thiệt hại trong trường hợp phòng vệ chính đáng sẽ? – Không phải bồi thường cho người bị thiệt
hại.
127. Phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm bao gồm? – Một phần hoặc toàn bộ theo thỏa thuận hoặc theo quy định
của pháp luật.
128. Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra khi? – Người của pháp nhân đang thực hiện
nhiệm vụ được pháp nhân giao.
129. Quyền nào là quyền của hành khách phát sinh từ hợp đồng vận chuyển hành khách? – Nhận hành lí tại địa
điểm đã thỏa thuận theo đúng thời gian, lộ trình.
130. Quyền nào sau đây KHÔNG phải là quyền của bên mượn tài sản? – Được bán tài sản mượn.
131. Quyền nào sau đây là quyền của các thành viên tham gia hợp đồng hợp tác? – Quyền tham gia quyết định
các vấn đề liên quan đến thực hiện hợp đồng hợp tác.
132. Sau khi chuyển giao quyền yêu cầu, người chuyển giao quyền yêu cầu? – Không phải chịu trách nhiệm về
khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ sau khi chuyển giao yêu cầu, trừ trường hợp có thỏa thuận
khác.
133. Sự im lặng của bên được đề nghị? – Có thể được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng trong một số
trường hợp.
134. Sự kiện pháp lí nào sau đây KHÔNG phải là căn cứ chấm dứt hợp đồng, nếu các bên không có thỏa thuận?
– Bên cho thuê tài sản mất năng lực hành vi dân sự.

135. Tài sản bảo đảm? – Có thể không thuộc sở hữu của bên bảo đảm.
136. Tài sản thế chấp do? – Bên thế chấp hoặc người thứ ba giữ.
137. Thế chấp chỉ áp dụng với đối tượng là? – Mọi tài sản đáp ứng đủ các điều kiện luật định.
138. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm không bao gồm? – Chi phí xác định thiệt hại do tài sản bị xâm phạm.
139. Thiệt hại do tổn thất về tinh thần KHÔNG được bồi thường trong trường hợp nào sau đây? – Thiệt hại do
tài sản bị xâm phạm.
140. Thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ bao gồm? – Thiệt hại vật chất và thiệt hại tinh thần.
141. Thiệt hại nào KHÔNG phải thiệt hại do tài sản bị xâm phạm? – Chi phí hợp lí cho việc mai tang.
142. Thiệt hại nào KHÔNG phải thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm? – Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
143. Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực được xác định như thế nào? – Do bên đề nghị ấn định.


144. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm nào sau đây? – Bên sau cùng kí vào văn bản hay
bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản.
145. Thời hạn chuộc lại tài sản trong hợp đồng chuộc lại tài sản đã bán do các bên thỏa thuận nếu các bên trong
hợp đồng không có thỏa thuận thì thời hạn chuộc lại tài sản là? – Thời hạn chuộc lại không quá 01 năm đối
với động sản và 05 năm đối với bất động sản kể từ thời điểm giao tài sản, trừ trường hợp luật liên quan có
quy định khác.
146. Thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm, khi người bị thiệt hại mất hoàn
toàn khả năng lao động là? – Người bị thiệt hại được hưởng bồi thường từ thời điểm mất hoàn toàn khả
năng lao động cho đến khi chết.
147. Thời hạn trả tiền thuê trong hợp đồng thuê tài sản có thể được xác định theo tập quán nơi nào? – Tập quán
nơi trả tiền.
148. Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là? – 03 năm kể từ ngày người có
quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
149. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là bao lâu kể từ ngày người có quyền yêu
cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm? – 03 năm.
150. Thứ tự xác định hiệu lực của hợp đồng? – (1) Do pháp luật quy định; (2) Thời điểm giao kết; (3) Do các bên
thỏa thuận.
151. Tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở có thể bảo đảm bằng tín chấp cho chủ thể nào? – Cá nhân, hộ gia đình

nghèo.
152. Tòa án khi giải quyết tranh chấp về họ, hụi, bưu, phường phải áp dụng? – Văn bản hướng dẫn cụ thể về họ,
hụi, bưu, phường.
153. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định lần đầu tiên trong Bộ luật Dân sự năm nào? – Năm 1995.
154. Trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại phát sinh trong trường hợp nào? – Trường hợp nhiều người cố ý
cùng gây thiệt hại cho một chủ thể.
155. Trong các giao dịch sau đây, giao dịch nào KHÔNG phải là căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự? – Hợp đồng
mua bán ma túy.
156. Trong hợp đồng về quyền sử dụng đất, việc chuyển quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm nào sau
đây? – Thời điểm đăng ký theo quy định của Luật Đất đai.
157. Trong trường hợp bên vay sử dụng tài sản vay không đúng mục đích mà các bên đã thỏa thuận trong hợp
đồng vay, bên cho vay được quyền? – Kiểm tra việc sử dụng tài sản và có quyền đòi lại tài sản vay trước thời
hạn nếu đã nhắc nhở mà bên vay vẫn sử dụng tài sản trái mục đích.
158. Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thời hạn của hợp đồng thuê khoán được xác định theo?
– Theo chu kì sản xuất, kinh doanh phù hợp với tính chất của đối tượng thuê khoán.
159. Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận, pháp luật không có quy định cụ thể thì chi phí vận chuyển
và chi phí liên quan đến việc chuyển giao quyền sở hữu đối với tài sản trong hợp đồng mua bán do ai chi
trả? – Bên bán phải chịu chi phí.


160. Trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản, bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền? – Yêu cầu bên kia đàm
phán lại hợp đồng trong một thời hạn hợp lí.
161. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác, Hợp đồng cầm cố có hiệu lực kể từ thời
điểm? – Giao kết.
162. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác, Hợp đồng thế chấp tài sản có hiệu lực kể từ
thời điểm nào sau đây? – Giao kết hợp đồng thế chấp.
163. Trực tiếp hoặc chỉ định người thứ ba nhận lại tài sản đã thuê vận chuyển là? – Quyền của bên thuê vận
chuyển tài sản.
164. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì? – Có thể vẫn phãi
chịu trách nhiệm dân sự.

165. Trường hợp bên có nghĩa vụ là cá nhân chết thì? – Nghĩa vụ không đương nhiên chấm dứt.
166. Trường hợp các bên không có thỏa thuận về phương thức xử lí tài sản cầm cố, thế chấp thì? – Tài sản được
bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác.
167. Trường hợp các bên không có thỏa thuận về thời hạn thuê trong hợp đồng thuê tài sản thì thời hạn thuê
được xác định? – Theo mục đích thuê.
168. Trường hợp các bên không thỏa thuận về địa điểm thực hiện nghĩa vụ thì địa điểm thực hiện nghĩa vụ được
xác định? – Là nơi có bất động sản nếu đối tượng của nghĩa vụ là bất động sản.
169. Trường hợp các bên không thỏa thuận về địa điểm thực hiện nghĩa vụ thì địa điểm thực hiện nghĩa vụ được
xác định? – Là nơi có bất động sản nếu đối tượng của nghĩa vụ là bất động sản.
170. Trường hợp cầm cố ti vi thì? – Điều khiển ti vi thuộc tài sản cầm cố, trừ khi các bên thỏa thuận khác.
171. Trường hợp không xác định được thời hạn thực hiện nghĩa vụ thì? – Mỗi bên có thể thực hiện nghĩa vụ hoặc
yêu cầu thực hiện nghĩa vụ vào bất cứ lúc nào nhưng phải thông báo cho bên kia biết trước một thời gian
hợp lí.
172. Trường hợp một trong số những người có quyền liên đới miễn cho bên có nghĩa vụ không phải thực hiện
phần nghĩa vụ đối với mình thì? – Bên có nghĩa vụ vẫn phải thực hiện phần nghĩa vụ còn lại.
173. Trường hợp nào người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại KHÔNG phải người trực tiếp gây thiệt hại? –
Người chưa thành niên dưới 15 tuổi gây thiệt hại.
174. Trường hợp nào sau đây là đối tượng của hợp đồng thuê khoán tài sản? – Đất đai, rừng…
175. Trường hợp nào sau đây là trường hợp bồi thường thiệt hại do hành vi của con người gây ra? – Bồi thường
thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường.
176. Trường hợp nào sau đây người bị thiệt hại sẽ KHÔNG được bồi thường thiệt hại? – Thiệt hại xảy ra do người
bị thiệt hại không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lí để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.
177. Trường hợp nào sau đây thiệt hại xảy ra nhưng người gây thiệt hại KHÔNG phải chịu trách nhiệm bồi thường
thiệt hại? – Thiệt hại do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại.


178. Trường hợp nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm được chuyển giao thì? – Biện pháp bảo đảm có thể không chấm
dứt.
179. Trường hợp người chưa đủ mười lăm tuổi trong thời gian trường học trực tiếp quản lí mà gây thiệt hại thì
chủ thể nào phải bồi thường thiệt hại? – Trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra.

180. Trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì? – Điều
khoản này vẫn có thể được áp dụng.
181. Trường hợp quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm thì? – Việc chuyển giao quyền yêu cầu
bao gồm cả biện pháp bảo đảm đó.
182. Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất thì? – Xử lí cả quyền sử
dụng đất và xử lí cả tài sản trên đất nếu những tài sản này cùng thuộc sở hữu của một chủ thể.
183. Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất thì căn nhà trên đất? – Cũng thuộc tài sản thế chấp nếu căn nhà
cũng thuộc sở hữu của bên thế chấp quyền sử dụng đất.
184. Vai trò của yếu tố lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là gì? – Là căn cứ xác định chủ
thể nào phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
185. Vi phạm nghĩa vụ là việc? – Bên có nghĩa vụ không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không
đúng nội dung của nghĩa vụ.
186. Vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng của một bên được hiểu là? – Sự vi phạm làm cho bên kia không
đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng.
187. Việc cầm cố tài sản KHÔNG bị chấm dứt trong trường hợp nào sau đây? – Bên cầm cố chết.
188. Xử lí tài sản bảo đảm vào thời điểm nào? – Khi đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ được đảm bảo mà bên có
nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.



×