Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Quản lý không gian xanh thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 120 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

LÝ BÁ HẢI

QUẢN LÝ KHÔNG GIAN XANH
THÀNH PHỐ SÔNG CÔNG, TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

Hà Nội - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

LÝ BÁ HẢI
KHÓA: 2017-2019

QUẢN LÝ KHÔNG GIAN XANH
THÀNH PHỐ SÔNG CÔNG, TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành:

Quản lý đô thị và công trình


Mã số:

60.58.01.06

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN THỊ LAN PHƢƠNG

XÁC NHẬN
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội - 2019


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập chƣơng trình thạc sỹ, chuyên ngành Quản
lý Đô thị và Công trình, khóa học 2017 - 2019 tại Trƣờng Đại học Kiến trúc
Hà Nội. Học viên đã đƣợc các thầy cô giáo truyền đạt cho những kiến thức và
phƣơng pháp luận nghiên cứu khoa học vô cùng quý báu. Đây chính là nền
tảng kiến thức giúp các học viên tự tin, vững vàng hơn trong công tác và
trong lĩnh vực nghiên cứu sau khi tốt nghiệp. Học viên xin bày tỏ lòng tri ân
tới toàn thể quý thầy cô trong nhà trƣờng. Đặc biệt xin đƣợc gửi lời cảm ơn
chân thành nhất tới TS. Nguyễn Thị Lan Phƣơng, là ngƣời trực tiếp hƣớng
dẫn, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, giúp cho học viên hoàn thành luận văn
tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn các Phòng, Khoa trong nhà trƣờng, cảm ơn
phòng Quản lý đô thị thành phố Sông Công, Quy hoạch Kiến trúc, Sở Xây
dựng Thái Nguyên đã giúp đỡ học viên hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2019

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Lý Bá Hải


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học
độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Lý Bá Hải


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
* Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1
* Mục đích nghiên cứu .................................................................................... 3
* Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: ............................................................. 3
* Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................. 3
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................... 4
* Các khái niệm (thuật ngữ) liên quan.......................................................... 4
* Cấu trúc luận văn: Gồm 3 chƣơng: ............................................................ 5
NỘI DUNG....................................................................................................... 7

CHƢƠNG I. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KHÔNG GIAN XANH TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ THÀNH PHỐ SÔNG CÔNG ....... 7
1.1. Thực trạng xây dựng và quản lý không gian xanh tại ở Việt Nam ..... 7
1.1.1. Thực trạng xây dựng phát triển không gian xanh tại các đô thị ............. 7
1.1.2. Thực trạng quản lý không gian xanh trong các đô thị .......................... 10
1.2. Thực trạng phát triển không gian xanh thành phố Sông Công ........ 13
1.2.1. Khái quát chung thành phố Sông Công ................................................ 13
1.2.2. Thực trạng phát triển không gian xanh thành phố Sông Công ............. 23
1.2.3. Công tác quy hoạch hông gian xanh đô thị ......................................... 26
1.2.4. Công tác đầu tƣ phát triển hông gian xanh đô thị ............................... 27
1.2.5. Quản lý hai thác và sử dụng hông gian xanh đô thị .......................... 29
1.2.6. Những vấn đề về thực trạng hông gian xanh thành phố Sông Công .. 29


1.3. Thực trạng quản lý không gian xanh thành phố Sông Công ............. 32
1.3.1. Phân cấp quản lý nhà nƣớc về không gian xanh của TP. Sông Công .. 32
1.3.2. Vai trò tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý hông gian xanh
thành phố Sông Công ...................................................................................... 36
1.4. Một số tồn tại ất cập trong c ng tác quản

kh ng gian anh đ thị

......................................................................................................................... 36
CHƢƠNG II: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ KHÔNG GIAN
XANH THÀNH PHỐ SÔNG CÔNG .......................................................... 40
2.1. Cở sở lý luận ........................................................................................... 40
2.1.1. Lý luận quản lý không gian xanh .......................................................... 40
2.1.2. Vai trò của cây xanh trong việc cải thiện môi trƣờng đô thị ................ 44
2.1.3. Phân loại cây xanh đô thị ...................................................................... 46
2.2. Cơ sở pháp lý .......................................................................................... 50

2.2.1. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật ........................................... 50
2.2.2. Các Tiêu chu n và Quy chu n ỹ thuật quốc gia.................................. 54
2.2.3. Hệ thống các văn bản pháp quy của địa phƣơng .................................. 55
2.3. Các yếu tố tác động đến quản lý không gian xanh TP. Sông Công... 55
2.3.1. Điều iện tự nhiên, inh tế - xã hội....................................................... 56
2.3.2. Những tác động của biến đ i hí hậu ................................................... 57
2.3.3. Yếu tố hoa học công nghệ trong quản lý hông gian xanh đô thị ...... 58
2.4. Kinh nghiệm tổ chức, quản

kh ng gian anh đ thị trong nƣớc và

quốc tế............................................................................................................. 59
2.4.1. Kinh nghiệp trong nƣớc ........................................................................ 59
2.5.2. Kinh nghiệp quốc tế .............................................................................. 64
CHƢƠNG III. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KHÔNG GIAN
XANH THÀNH PHỐ SÔNG CÔNG .......................................................... 70
3.1. Quan điểm, nguyên tắc và mục tiêu ..................................................... 70


3.1.1. Quan điểm ............................................................................................. 70
3.1.2. Nguyên tắc............................................................................................. 70
3.1.3. Mục tiêu................................................................................................. 71
3.2. Nhóm giải pháp về triển khai thực hiện quy hoạch ............................ 72
3.2.1. Quy định giải pháp phát triển hông gian xanh đô thị theo đồ án Quy
hoạch chung và đồ án Quy hoạch đô thị liên quan ......................................... 72
3.2.2. Quy định quản lý không gian xanh trong quy hoạch đã đƣợc duyệt .... 74
3.2.3. Giải pháp chặt bỏ thay thế..................................................................... 84
3.2.4. Quản lý tiện ích đô thị trong không gian xanh...................................... 86
3.3. Giải pháp về tổ chức bộ máy quản lý ................................................... 88
3.3.1. T chức bộ máy ..................................................................................... 88

3.3.2. Nâng cao năng lực quản lý hông gian xanh đô thị.............................. 93
3.4. Giải pháp cơ chế, chính sách ................................................................. 94
3.4.1. Cơ chế quản lý thực hiện và xử lý vi phạm .......................................... 94
3.4.2. Chính sách thu hút và huy động đầu tƣ ................................................. 94
3.5. Giải pháp huy động sự tham gia của cộng đồng trong quá trình quản
lý không gian xanh ........................................................................................ 96
3.5.1. Các hình thức tham gia của cộng đồng ................................................. 96
3.5.2. Các bƣớc tham gia của cộng đồng ........................................................ 97
3.5.3. Các cấp độ và phạm vi tham gia của cộng đồng trong xây dựng và quản
lý hông gian xanh trên địa bàn thành phố Sông Công .................................. 99
3.6. Giải pháp thông tin tuyên truyền ....................................................... 100
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 105
1. Kết luận .................................................................................................... 105
2. Kiến nghị .................................................................................................. 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

CP

Chính phủ

ĐTM

Đô thị mới


GPMB

Giải phóng mặt bằng

KĐTM

Khu đô thị mới

QHCT

Quy hoạch chi tiết

KGX

Không gian xanh

QLĐT

Quản lý đô thị

QHXD

Quy hoạch xây dựng

TB

Trung bình

TP


Thành phố

TTg

Thủ tƣớng Chính phủ

UBND

Ủy ban nhân dân


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Số hiệu
hình

Tên hình

Trang

Hiện trạng cây xanh tại thành phố Đà Nẵng - Huế Hình 1.1.
Hình 1.2.
Hình 1.3.
Hình 1.4.
Hình 1.5.
Sơ đồ 1.1.

Sơ đồ 1.2.
Hình 2.1.
Hình 2.2.
Hình 2.3.


Hải Phòng
Sơ đồ vị trí mối liên hệ vùng thành phố Sông Công
Công viên vui chơi giải trí Hòa Bình, thành phố
Sông công
Không gian xanh khu vực trung tâm thành phố Sông
Công
Dòng sông Công, thành phố Sông Công

trình đô thị Sông Công
Sơ đồ tổ chức bộ máy phòng quản lý đô thị thành
phố Sông Công
Phân loại cây xanh đô thị

24
25

33

36
49

n

v ng

hông gian xanh trong

14


26

Sơ đồ tổ chức Công ty cổ phần môi trường và công

uy hoạch thành phố ội n – Đô thị sinh th i

7

C thành phố Đà ạt

62

63

Hình 2.4.

hông gian xanh trong khu đô thị Ecopark

65

Hình 2.5.

ình ảnh ng Mo io Town

68

Sơ đồ li n kết gi a c c không gian xanh trong
Sơ đồ 2.1.

CĐĐT yon


70


Sơ đồ công tác quản lý hệ thống không gian xanh
Sơ đồ 3.1.

đô thị
Sơ đồ tổ chức cơ cấu quản lý không gian xanh các

Sơ đồ 3.2.

ĐT, DC
Sơ đồ c c ước tham gia của cộng đồng trong phát

Sơ đồ 3.3.

triển không gian xanh thành phố Sông Công

77

92

98


DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Số hiệu

Tên bảng, biểu


bảng, biểu
Bảng 1.1.

Cây xanh thực tế/Chỉ tiêu cây xanh ở một số đô thị
nước ta

Bảng 1.2.

So s nh chỉ ti u s

Trang

8

ng đất công vi n vườn hoa của

thành phố Sông Công và Ti u chu n TC DVN 362:

27

2005
Bảng 1.3.

iện trạng không gian xanh thành phố Sông Công năm
2017

Bảng 2.1.

C c mô hình không gian xanh trong quy hoạch đô thị


Bảng 3.1.

Hình thức tham gia của cộng đồng trong quản lý và
xây dựng không gian xanh trong khu đô thị mới

28
42
99


1

MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài
Không gian xanh là thành phần không thể thiếu trong các loại hình đô
thị, đóng vai trò quan trọng trong t chức môi trƣờng sống của con ngƣời và
tạo lập cảnh quan đô thị. Việc duy trì và phát triển không gian xanh trong các
đô thị là hết sức cần thiết bởi ngoài các nhu cầu về ăn, ở thì trong xã hội hiện
đại còn yêu cầu về các không gian xanh thoáng đãng và bầu không khí trong
lành dành cho việc luyện tập và nghỉ ngơi lấy lại sức khỏe sau một ngày làm
việc căng thẳng. Sự hài hòa giữa lao động, học tập với thƣ giãn, giải trí và nhu
cầu giao tiếp cộng đồng đã làm cho hông gian xanh trong các đô thị trở nên
quan trọng và cần thiết đối với sức khỏe và sự phát triển của con ngƣời.
Việc xây dựng các dải cây xanh cho các tuyến phố và các không gian
xanh đô thị nhƣ công viên, vƣờn hoa, dải cây xanh cách ly… sẽ khai thác
đƣợc tối đa vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên đô thị. Trong quy hoạch, các không
gian xanh đƣợc coi nhƣ lá ph i của đô thị; Trong kiến trúc, cây xanh đƣợc
thiết kế làm phông nền cho công trình nhờ sự sinh động của màu sắc và các
lớp cây tạo không gian có chiều sâu giúp công trình hòa nhập với thiên nhiên.

Cho tới nay, vai trò của cây xanh đã có sự thay đ i cơ bản về chức năng
trong hệ sinh thái đô thị: trƣớc đây chủ yếu là trang trí và kiến trúc cảnh quan
thì nay là điều hòa khí hậu và bảo vệ môi trƣờng. Cây xanh đô thị đã trở thành
một chuyên ngành khoa học thực sự. Với quan điểm này đòi hỏi phải xây
dựng một loạt các giải pháp khoa học công nghệ từ việc quy hoạch đến việc
chọn loại cây trồng, xây dựng hệ thống tiêu chu n cây trồng, các kỹ thuật
trồng trọt, chăm sóc và quản lý….
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc t chức các không gian xanh,
trong thời gian qua, nhiều dự án đầu tƣ xây dựng các hu đô thị mới khu vực
ngoại thành kết hợp với công tác chỉnh trang đô thị khu vực nội thành tại


2

thành phố Sông công đã bƣớc đầu quan tâm đến việc t chức các không gian
xanh đô thị. Tính đến năm 2015, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có nhiều
chƣơng trình, kế hoạch phát triển đô thị hƣớng tới đô thị xanh đã đƣợc triên
khai. Nhìn chung, các các dự án cơ bản đáp ứng đƣợc nhu cầu không gian
xanh cho nhân dân trên địa bàn thành phố và khu vực lân cận. Tuy nhiên, trên
thực tế, việc lập quy hoạch và xây dựng các hu đô thị mới, chỉnh trang đô thị
cũ đã cho thấy rất nhiều khiếm khuyết, đặc biệt là chƣa thực sự quan tâm tới
việc quy hoạch cảnh quan, quy hoạch cây xanh, thiết kế và lựa chọn các loại
cây xanh trồng trong từng khu chức năng đô thị nên không gian xanh trong
các hu đô thị mới đơn điệu và hiệu quả th m mỹ còn hết sức hạn chế.
Cho đến nay, nhiều dự án đƣợc đầu tƣ đặc biệt là các dự án hu đô thị
mới đã và đang đƣợc đầu tƣ xây dựng trên địa bàn tỉnh, việc lập quy hoạch
chi tiết xây dựng đã đƣợc chủ đầu tƣ, các cơ quan chức năng và các đơn vị
liên quan tham gia lập, th m định và phê duyệt trên cơ sở đảm bảo chỉ tiêu
cây xanh và các tiêu chu n, quy chu n về quy hoạch không gian xanh theo
quy định. Tuy nhiên, thành phố Sông Công hiện chƣa lập quy hoạch hệ thống

công viên và cây xanh cho toàn thành phố. Do vậy, khi lập các đồ án chi tiết,
các hu đô thị mới chỉ nghiên cứu đến chỉ tiêu cây xanh cho riêng hu đô thị,
hu dân cƣ chứ chƣa tính toán đến các không gian xanh phục vụ cho các khu
vực lân cận. Mặt khác, nhằm đ y nhanh tiến độ đầu tƣ các dự án hu đô thị,
Uỷ ban nhân dân tỉnh phân cấp cho thành phố Sông Công th m quyền th m
định, phê duyệt nhiệm vụ và một số đồ án quy hoạch chi tiết. Với điều kiện
cán bộ chuyên môn ở thành phố còn mỏng và chƣa đủ mạnh để đáp ứng đƣợc
những nhiệm vụ đƣợc giao trong quá trình quản lý quy hoạch xây dựng đô thị.
Việc phân cấp này có ảnh hƣởng đến chất lƣợng các đồ án, trong đó có việc
quy hoạch, giữ gìn các không gian xanh sử dụng công cộng nhƣ công viên,
vƣờn hoa. Việc lựa chọn cây trồng trong các hu đô thị chƣa đƣợc nghiên cứu


3

kỹ lƣỡng dẫn đến hông gian đô thị đơn điệu. Công tác quản lý yếu kém, lỏng
lẻo dẫn đến việc xây dựng trái phép, lấn chiếm các không gian xanh đô thị.
Thành phố Sông Công với mục tiêu xây dựng đầu tƣ xây dựng hƣớng tới
đô thị xanh, văn minh hiện đại, thân thiện với môi trƣờng. Chính vì vậy việc
“Quản lý không gian xanh thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên” là vấn
đề cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn.
* Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số giải pháp quản lý không gian xanh thành phố Sông
Công nhằm nâng cao chất lƣợng sống của ngƣời dân sống trong hu đô thị và
chất lƣợng cảnh quan hu đô thị mới.
* Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tƣợng nghiên cứu: Không gian xanh thành phố Sông Công.
- Phạm vi nghiên cứu: Toàn bộ không gian xanh thành phố Sông Công
theo đồ án quy hoạch chung xây dựng thành phố Sông Công, tỉnh Thái
Nguyên đến năm 2040 đã đƣợc UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt tại Quyết

định số: 200/QĐ-UBND ngày 11/5/2018.
* Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương ph p đi u tra, khảo sát:
+ Điều tra là phƣơng pháp hảo sát một nhóm đối tƣợng trên diện rộng
để phát hiện các quy luật phân bố và các đặc điểm của đối tƣợng.
+ Khảo sát điều kiện địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tần và hiện
trạng môi trƣờng tại khu vực nghiên cứu.
+ Thu thập, t ng hợp các số liệu và tài liệu liên quan đến đối tƣợng nghiên
cứu.
- Phương ph p thống kê, so sánh và phân tích:
Là phƣơng pháp liên quan đến việc thu thập so sánh số liệu, trình bày,
tính toán và mô tả các đặc trƣng hác nhau. Từ những kết quả thu đƣợc trên


4

cơ sở thu thập, xử lý số liệu đƣa ra những phân tích để phản ánh một cách
t ng quát đối tƣợng nghiên cứu.
- Phương ph p phân tích và tổng hợp:
+ Phƣơng pháp áp dụng với các kết quả của các nghiên cứu, các quan
điểm khoa học đã đƣợc công bố có liên quan tới công tác quản lý xây dựng đô
thị nhƣ quản lý Không gian; Đất đai; Chỉ tiêu quy hoạch; Tham gia cộng
đồng; Yếu tố đặc thù; Văn hóa truyền thống... Phân tích t ng hợp áp dụng
trong việc phân tích, đánh giá và phát hiện các vấn đề của hiện trạng, lý giải
các hiện tƣợng, vấn đề trên thực tế... nhằm tìm ra hƣớng nghiên cứu cụ thể,
quan trọng.
+ Phân tích và t ng hợp các vấn đề mang tính t ng quan, các kinh
nghiệm trong và ngoài nƣớc với các lĩnh vực liên quan đến quản lý xây dựng
theo quy hoạch, trong đó xem xét các nội dung của quản lý chỉ tiêu sử dụng
đất là một nội dung quan trọng trong các công cụ quản lý Giấy phép quy

hoạch, Giấy phép xây dựng ở Việt Nam.
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
+ Ý nghĩa hoa học: Nghiên cứu, b sung và làm rõ một số lý thuyết
khoa học về quản lý hông gian xanh đô thị và các giải pháp đầu tƣ xây dựng
không gian xanh đô thị để áp dụng trong thực tiễn.
+ Ý nghĩa thực tiễn: Làm luận cứ khoa học để các cơ quan chức năng,
các t chức và cá nhân có liên quan thực hiện công tác quản lý không gian
xanh cho các hu đô thị trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
* Các khái niệm (thuật ngữ) liên quan
- Cây xanh đô thị và quản lý cây xanh đô thị (theo Nghị định
64/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ về Quản lý cây xanh đô thị):
+ Cây xanh đô thị bao gồm cây xanh sử dụng công cộng, cây xanh sử
dụng hạn chế và cây xanh chuyên dụng trong đô thị.


5

+ Cây xanh sử dụng công cộng đô thị là các loại cây xanh đƣợc trồng
trên đƣờng phố (gồm cây bóng mát, cây trang trí, dây leo, cây mọc tự nhiên,
thảm cỏ trồng trên hè phố, dải phân cách, đảo giao thông); cây xanh trong
công viên, vƣờn hoa; cây xanh và thảm cỏ tại quảng trƣờng và các khu vực
công cộng hác trong đô thị.
+ Cây xanh sử dụng hạn chế trong đô thị là cây xanh đƣợc trồng trong
khuôn viên các trụ sở, trƣờng học, bệnh viện, nghĩa trang, các công trình tín
ngƣỡng, biệt thự, nhà ở và các công trình công cộng khác do các t chức, cá
nhân quản lý và sử dụng.
+ Cây xanh chuyên dụng trong đô thị là các loại cây trong vƣờn ƣơm
hoặc phục vụ nghiên cứu.
+ Quản lý cây xanh đô thị bao gồm: Quy hoạch, trồng, chăm sóc, ƣơm
cây, bảo vệ và chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị.

- Không gian xanh đô thị: Thông tƣ số 06/2013/TT-BXD hƣớng dẫn về
thiết ế đô thị đã nêu hông gian xanh của đô thị bao gồm hành lang xanh,
vành đai xanh, nêm xanh, công viên hoặc rừng tự nhiên, nhân tạo trong đô
thị .
- Không gian xanh trong hu ĐTM bao gồm: Công viên, vƣờn hoa,
vƣờn dạo, hồ nƣớc (tự nhiên và nhân tạo), quảng trƣờng, các khu vực công
cộng khác trồng cây xanh, thảm cỏ, cây xanh trong khuôn viên của các t
chức và cá nhân.

* Cấu trúc uận văn: Gồm 3 chƣơng:
Chƣơng I. Thực trạng quản lý hông gian xanh trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên và thành phố Sông Công.


6

Chƣơng II. Cơ sở khoa học về quản lý không gian xanh thành phố
Sông Công.
Chƣơng III. Đề xuất giải pháp quản lý không gian xanh thành phố
Sông Công.


7

NỘI DUNG
CHƢƠNG I. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KHÔNG GIAN XANH TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ THÀNH PHỐ SÔNG CÔNG
1.1. Thực trạng xây dựng và quản

kh ng gian anh tại ở Việt Nam


1.1.1. Thực trạng xây dựng phát triển không gian xanh tại các đô thị
Tỷ lệ cây xanh ở các đô thị Việt Nam thấp và phân bố hông đều. Chỉ
tiêu về diện tích cây xanh trên đất của đô thị Việt Nam trung bình chỉ đạt 0,5
m2/ngƣời, thấp hơn hàng chục lần so với các thành phố hiện đại trên thế giới.

Hình 1.1: Hiện trạng cây xanh tại thành phố Đà Nẵng - Huế - Hải
Phòng (Nguồn: Đ tài xây dựng và quản lý không gian xanh trong c c khu đô
thị mới tại Hà Nội đến năm 2020 với sự tham gia của cộng đồng, năm 2009.)
Ở Việt Nam trong các văn bản pháp luật, quy chu n, tiêu chu n đã đề
cập đến phần xanh trong đô thị, đó là hệ thống cây xanh, mặt nƣớc. Cụ thể
Luật Quy hoạch đô thị, tại Điều 33 về nội dung thiết kế đô thị, Luật đã quy
định không gian cây xanh, mặt nƣớc, sân vƣờn là một nội dung cần thiết trong
các đồ án quy hoạch. Tại Khoản 2, Điều 58, nguyên tắc quản lý không gian,
kiến trúc, cảnh quan đô thị, Luật yêu cầu phải xin phép cơ quan quản lý có
th m quyền hi có các hành động ảnh hƣởng đến cây xanh. Vấn đề cây xanh
đô thị cũng đƣợc nêu tại Điều 68 Quản lý cây xanh, công viên, cảnh quan tự
nhiên và mặt nƣớc . Bên cạnh đó, Nghị định 37 của Chính phủ về lập, th m
định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị có nêu tại Mục b, Khoản 5, Điều
15. Nội dung đồ án quy hoạch chung TP trực thuộc Trung ƣơng yêu cầu xác


8

định công viên cây xanh và không gian xanh, mặt nƣớc là một trong các định
hƣớng phát triển không gian cho khu vực đô thị trung tâm. Về nội dung đồ án
quy hoạch chi tiết đƣợc quy định tại Điều 20, Nghị định quy định phải xác
định t chức cây xanh công cộng, sân vƣờn, cây xanh đƣờng phố và mặt nƣớc
trong khu vực quy hoạch. Ngoài ra, Thông tƣ 34 của Bộ Xây dựng ngày
30/9/2009 có một số nội dung quy định về cây xanh đô thị. [11].

Bảng 1.1. Cây xanh thực tế/Chỉ tiêu cây xanh ở một số đô thị nước ta
Cây anh thực tế / Chỉ
tiêu cây xanh (m2/ngƣời)
TT

Đ thị

Cấp
quản

Loại
đ
thị

Đất cây
anh đ
thị

Đất cây
xanh
c ng cộng
khu vực
nội thị

1

Thái
Nguyên

Thành phố


I

14,6 / 10-15

8,8 / 5-6

2

Nha Trang

Thành phố

I

15,5 /10-15

8,2 / 5-6

3

Hải Dƣơng

Thành phố

II

6,27 / 7-10

2,39 / 5-6


4

Phan Thiết

Thành phố

II

14,45 / 7-10

8,39 / 5-6

5

Phú Thọ

Thị xã

III

14,3 / 7-10

9,43 / 4-5

6

Cam Ranh

Thị xã


III

10,4 / 7-10

7,2 / 4-5

7

Cai Lậy

Thị trấn

IV

7,6 / 5-7

6,7 / 4-5

8

Diên Khánh

Thị trấn

IV

19,6 / 5-7

7,2 / 4-5


Nguồn: UBND c c địa phương, 2009-2010.
Theo đó, quy định công viên cây xanh thuộc hệ thống công trình hạ
tầng kỹ thuật đô thị và đƣa ra hai chỉ tiêu về cây xanh để làm căn cứ khi phân
loại đô thị, đó là chỉ tiêu đất cây xanh đô thị (từ 5 - 15m2/ngƣời) và chỉ tiêu


9

đất cây xanh công cộng khu vực nội thị (từ 3 - 7m2/ngƣời). So sánh chỉ tiêu
đất cây xanh đô thị mà Thông tƣ quy định với chỉ tiêu cây xanh thực tế tại
một số đô thị nhƣ: Thái Nguyên, Nha Trang, Phú Thọ, Cam Ranh... có thể
nhận thấy chỉ tiêu đất cây xanh đô thị hiện tại ở nhiều đô thị Việt Nam cũng
đã đạt đƣợc theo quy định. [11]
Bên cạnh đó trong các quy hoạch xây dựng đô thị đã bƣớc đầu lồng
ghép các giải pháp về phát triển đô thị theo hƣớng đô thị xanh. Cụ thể đối với
các quy hoạch kinh tế xã hội đã đề ra các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội
theo và định hƣớng tăng trƣởng xanh, không phát triển kinh tế bằng mọi giá.
Đối với các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị, ngoài việc tuân thủ các văn bản
quy phạm pháp luật, quy chu n, tiêu chu n đối với tỷ lệ diện tích đất cây xanh
trên đầu ngƣời theo quy định thì việc nâng cao tỷ lệ diện tích đất cây xanh đô
thị đang đƣợc hiểu là đô thị xanh, các hu đô thị xanh trong khi còn rất nhiều
yếu tố hác để đạt đƣợc tiêu chí đô thị xanh. Bên cạnh đó công tác về quản lý
không gian, kiến trúc cảnh quan đô thị theo hƣớng đô thị xanh thì chƣa đƣợc
đề cập đến.
Phát triển không gian xanh là xu hƣớng phát triển đô thị rất phù hợp
với các đô thị có lợi thế vùng khí hậu và địa hình tự nhiên phong phú, đa
dạng. Các đô thị có lợi thế về không gian cảnh quan đô thị đa dạng, phong
phú, cảnh quan thiên nhiên sông, núi, biển, rừng, trên cơ sở đó dễ dàng phát
triển thành các đô thị du lịch, đô thị truyền thống làng nghề cho phép khai

thác tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững, hạn chế xây dựng mà vẫn tạo
nguồn lực phát triển đô thị, hạn chế việc khai thác tài nguyên theo kiểu tăng
cƣờng các quỹ đất dành cho xây dựng, bê tông hóa bề mặt đô thị. Phát triển
đô thị trên cơ sở mật độ xây dựng thấp, hệ số sử dụng đất cao, bảo tồn văn
hóa bản địa và di sản lịch sử, tiếp tục khai thác có hiệu quả tài nguyên, tạo
không gian mở cho đô thị, nâng cao chất lƣợng và mức độ ph biến của giao


10

thông công cộng, giảm thiểu giao thông cá nhân đồng thời tích hợp với việc
sử dụng đất có hiệu quả.
1.1.2. Thực trạng quản lý hông gian xanh trong các đô thị
Ở Việt Nam hiện nay, xu hƣớng tăng trƣởng xanh đang dần đƣợc hiện
thực hoá bằng sự nỗ lực của Chính phủ và các ngành, địa phƣơng. Năm 2012,
Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1393/QĐ - TTg ngày
23/9/2012 phê duyệt Chiến lƣợc quốc gia về tăng trƣởng xanh cho thời kỳ
2013 - 2020 và tầm nhìn đến 2050, Chiến lƣợc này gồm ba phần: Giảm cƣờng
độ phát thải khí nhà kính, sử dụng năng lƣợng sạch; Xanh hoá sản xuất và
Xanh hoá lối sống, trong đó đã chỉ rõ Tăng trƣởng xanh là sự nghiệp của
toàn Đảng, toàn dân, các cấp chính quyền, các Bộ, ngành, địa phƣơng, các
doanh nghiệp và t chức xã hội… phải do con ngƣời và vì con ngƣời, góp
phần tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần của ngƣời dân .
+ Ƣu điểm: Từ năm 1990 trở lại đây, hệ thống mảng xanh tại các đô thị
có những thay đ i biểu hiện qua:
- Thay đ i cả về lƣợng và chất: tỷ lệ các mảng xanh trong đô thị đƣợc
nâng cao, các hông gian xanh đô thị đƣợc nghiên cứu kỹ lƣỡng, t chức
trồng và chăm sóc tốt hơn.
- Các loại hình đa dạng và phong phú hơn.

- Phát triển trong cả khu vực quản lý nhà nƣớc và tƣ nhân.
- Sự kết nối ngày càng chặt chẽ giữa các thành phần khác của đô thị với
mảng xanh.
- Xây dựng nền tảng cho hệ thống đào tạo quản lý và thiết kế chuyên
nghiệp cho các cơ sở đào tạo, nghiên cứu.
- Sự quan tâm ngày càng nhiều về mảng xanh từ nhiều góc độ, mức độ
của mọi giới.


11

- Quan tâm của chính quyền thành phố thông qua các chủ trƣơng, chính
sách.
- Ý thức sử dụng ngày một tốt hơn của ngƣời dân đô thị.
- Giá trị mảng xanh tăng trên nhiều phƣơng diện của đời sống xã hội và
môi trƣờng đô thị.
+ Nhƣợc điểm:
* Về công tác thiết kế quy hoạch cây xanh trong đô thị:
- Chƣa có những nghiên cứu cảnh quan vùng.
- Trong đồ án quy hoạch t ng thể chƣa có bản vẽ nghiên cứu cảnh quan
đô thị, còn thiếu sự sáng tạo trong công tác thiết kế không gian hệ thống mảng
xanh đô thị.
- Chƣa hai thác đƣợc những tiềm năng của thành phố về điều kiện tự
nhiên sẵn có trong quy hoạch và thiết kế cảnh quan đô thị.
- Cây xanh trong các khu vực chức năng của đô thị phát triển gần nhƣ
chƣa có quy hoạch, nhiều quy hoạch đô thị sử dụng tỷ lệ cây xanh rất thấp do
hó hăn về đất, đặc biệt là các thành phố lớn, ở khu phố cũ hông tạo ra diện
tích đất trồng cây, thậm chí ven sông, hồ cũng lấn chiếm xây dựng nhà hoặc
công trình dịch vụ.
- Các bản vẽ quy hoạch chi tiết cây xanh còn sơ sài.

- Khi thiết kế cây xanh chƣa có sự lựa chọn theo tính chất của từng địa
phƣơng, hông tạo nên bản sắc cho từng khu vực đối với từng khu vực chức
năng đô thị.
* Về t chức trồng cây:
- Tỷ lệ cây xanh thấp, cây trồng tự phát và lựa chọn cây chƣa phù hợp
với kiến trúc, cấu trúc của khu vực; làm mất th m mỹ đô thị.


12

- Cây xanh phân bố không đều, hầu hết trong khu vực trung tâm hu đô
thị cũ, tỷ lệ cây xanh thấp, phát triển nhiều cây xanh trên diện tích vùng ven
nội đô.
- Cây xanh bố trí còn đơn điệu, hình thức t chức không rõ ràng, thiếu
chăm sóc công phu, tỷ mỷ và sáng tạo.
- Trong công viên, hình thức t chức cây xanh còn đơn điệu, phong
cách không rõ ràng.
- Cây xanh trong khuôn viên khu công nghiệp, khu ở, cơ quan, bệnh
viện, trƣờng học còn ít do mật độ xây dựng trong khuôn viên cao.
- Cây xanh làm chức năng đặc thù nhƣ cách ly, phòng hộ...còn rất ít.
* Về thể loại cây trồng:
- Chủng loại còn chƣa phong phú, các hu thƣờng trồng những loại cây
chủ yếu nhƣ: sấu, bàng, xà cừ, bằng lăng, phƣợng, long não...
- Cây trồng còn thiếu hợp lý về cấu trúc tu i, mất cân đối về thành phần
loài. Cây trong các khu chức năng thiếu sự nghiên cứu và lựa chọn thích hợp;
hầu nhƣ chỉ trồng những loại cây có sẵn ở địa phƣơng.
- T chức hông gian xanh ít chú ý đến bố cục và chƣa bố trí những
mảng cỏ thích hợp; chƣa chú ý đến phối kết màu sắc tƣơng ứng theo mùa.
- Khi chọn loại cây, không chú ý tới đặc thù của khu vực để gây ấn
tƣợng cho mỗi đô thị.

* Về quản lý:
- Thiếu thống nhất giữa công tác quản lý và thiết kế xây dựng hệ thống
hông gian xanh đô thị.
- Các cơ chế chính sách cho việc quản lý và phát triển cây xanh đô thị
chƣa đƣợc quan tâm nhiều. Chƣa có chính sách cụ thể, phù hợp để tạo động
lực phát triển khuyến khích mọi thành phần kinh tế và nhân dân cùng tham
gia.


13

* Về ý thức của ngƣời dân:
- Ý thức, trách nhiệm của ngƣời dân chƣa cao trong việc chăm sóc, bảo
vệ đầu tƣ xây dựng cây xanh trong đô thị.
- Ngƣời dân còn phó mặc trách nhiệm chăm sóc, duy tu, bảo dƣỡng cho
các cơ quan quản lý của thành phố.
1.2. Thực trạng phát triển không gian xanh thành phố Sông Công
1.2.1. Khái quát chung thành phố Sông Công
Thành phố Sông Công giáp thành phố Thái Nguyên về phía bắc; giáp
huyện Phú Bình về phía Đông và giáp Thị xã Ph Yên về phía Tây và phía
Nam. Thành phố có vị trí khá thuận lợi: cách thủ đô Hà Nội 65 km về phía
Bắc, cách thành phố Thái Nguyên 15 km về phía Nam, cách sân bay quốc tế
Nội Bài 45 km, cách hồ Núi Cốc 17 km, là thành phố trực thuộc tỉnh Thái
Nguyên, trung tâm kinh tế, hành chính, văn hóa - xã hội phía Nam của tỉnh
Thái Nguyên; là đầu mối giao thông, giao lƣu phát triển kinh tế - xã hội quan
trọng của vùng Đông Bắc Bắc Bộ. Với vị trí chuyển tiếp giữa đồng bằng và
trung du, Sông Công có các tuyến giao thông quốc lộ, tỉnh lộ chạy qua nối với
Thủ đô Hà Nội ở phía Nam và thành phố Thái Nguyên ở phía Bắc, là điều
kiện rất thuận lợi để đ y mạnh giao thƣơng với các vùng kinh tế Bắc Thủ đô
Hà Nội, phía Nam vùng Trung du miền núi phía Bắc mà Trung tâm là thành

phố Thái Nguyên và các vùng kinh tế Tam Đảo - Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc
Giang. Với lợi thế đặc biệt, Sông Công từ lâu đã đƣợc xác định là trung tâm
công nghiệp lớn và là đô thị bản lề, trung chuyển kinh tế giữa các vùng trong
và ngoài tỉnh Thái Nguyên. Diện tích toàn thành phố 98.3700 ha; Dân số:
109.409 ngƣời; Ðơn vị hành chính thành phố Sông Công hiện có 11 đơn vị
hành chính gồm 7 phƣờng và 4 xã. [28]
Theo Quyết định phê duyệt số: 17/2015/QĐ-UBND của tỉnh Thái
Nguyên về phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thái Nguyên đến năm


14

2035; Quyết định 2153/QĐ-UBND năm 2015 về Quy hoạch t ng thể phát
triển kết cấu hạ tầng tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030. đã xác định tính chất thành phố Sông Công: Là một đô thị công nghiệp,
trung tâm kinh tế, văn hóa, hoa học kỹ thuật phía Nam của tỉnh Thái
Nguyên.

Hình 1.2: Sơ đồ vị trí mối liên hệ vùng thành phố Sông Công
a) Hiện trạng phát triển kinh tế
 Về cơ cấu tăng trƣởng kinh tế
Nhờ triển hai đồng bộ các giải pháp và khai thác có hiệu quả các
nguồn lực, tiềm năng và thế mạnh của địa phƣơng, những năm gần đây inh


×