Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

THAI SUY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.12 KB, 5 trang )

THAI SUY
1. Cơ chế ối xanh: do giảm 02 và tăng C02 trong máu thai nhi làm tăng nhu
động ruột và giãn cơ vòng hậu môn nên phân su được tống vào ối làm ối có
màu xanh hoặc lẫn phân su
2. Suy thai cấp -> đe dọa tính mạng của bé, chậm phát triển tinh thần thể chất
trong tương lai
3. Suy thai mạn -> giới hạn tăng trưởng của thai về kịch thước, trọng lương,
hoạt động chức năng.
->Dễ tiến triển thành suy thai cấp khi chuyển dạ.
4. Thay đổi tần số tim thai trong suy thai:
-Thích nghi: co mạch ngoại vi, giãn mạch não, cơ trơn ( thai nhi trưởng
thành có dữ trữ 02 để đảm bảo 2 phút nếu trao đổi bị cản trở)
-Nhịp tăng: khi thiếu 02 thì sẽ co thắt mạch máu làm tăng áp lực tưới máu ở
não, tim, thượng thận. Đồng thời có hệ thống nhận cảm áp lực và nhận cảm
hóa học làm tăng nhịp tim
-Nhịp chậm: khi thiếu 02 kéo dài thì cơ tm cung thiếu 02 nhịp tim sẽ chậm
dần
5. Trên 1 CTG em đọc những gì?
- Thời gian đánh giá CTG trong bao lâu, cách thời điểm chuyển dạ bao lâu
- Nhịp tim thai: nhịp tim thai cơ bản ( nhịp nhanh, nhịp chậm, nhịp bình
thường), dao động nội tại( loại 0, loại 1, loại 2, loại 3), có nhịp tăng hay
không, không có nhịp tăng trong 45 phút hay không, nhịp giảm ( DIP
1234), nhịp tim thai hình sin.
- Cơn go tử cung: tần số, cường độ, trương lực cơ bản( có tăng trương lực
cơ bản không), hoạt độ, các dạng cơn go bất thường( cơn go cường tính,
cơn go đôi, cơn go chồng chất, trì hoãn pha nghĩ trong cơn go kéo dài, co
cứng tử cung)
- Sau đọc thì phân loại CTG loại 1 , 2 hay 3
6. Phân loại CTG:
Loại 1: Bao gồm tất cả những tiêu chuẩn sau:
- Nhịp cơ bản: 110 - 160 bpm.


- Dao động nội tại: bình thường.
- Không có nhịp giảm muộn hay nhịp giảm biến đổi.
- Nhịp giảm sớm: Có hoặc không.
- Nhịp tăng: Có hoặc không
Loại 2: bao gồm bất kì các yếu tố nào dưới đây:


- Nhịp cơ bản:
· Nhịp chậm không kèm với mất dao động nội tại.
· Nhịp nhanh.
- Dao động nội tại:
· Dao động nội tại tối thiểu.
· Dao động nội tại giảm không đi cùng với nhịp giảm lập lại.
· Dao động nội tại cao (> 25nhịp/phút).
- Nhịp tăng: không có nhịp tăng sau kích thích thai.
- Nhịp giảm:
· Nhịp giảm biến đổi lập lại với dao động nội tại bình thường hay
tối thiểu.
. Nhịp giảm kéo dài ≥ 2 phút nhưng < 10phút.
· Nhịp giảm muộn lập lại với dao động nội tại bình thường.
· Nhịp giảm biến đổi lập lại kèm: Nhịp cơ bản chậm, nhịp tăng
sau giảm
Loại 3: Bao gồm một trong hai:
-Không có dao động nội tại và một trong những dấu hiệu:
· Nhịp giảm muộn lập lại .
· Nhịp giảm biến đổi lập lại.
· Nhịp cơ bản chậm.
- Nhịp hình sin
7. Theo dõi suy thai ntn:
8. Cách đếm cử động thai

Mỗi ngày đếm số cử động thai vào các buổi sáng, trưa, chiều hay tối, nếu bạn
bận thì ít nhất một lần trong ngày.
Đếm số lần cử động thai nhi trong 30 phút, ba lần mỗi ngày.
Chú ý: Khi thai ngủ thường không có cử động thai. Thời gian ngủ trung bình của
thai nhi thay đổi từ 20 phút đến 2 giờ.

Sức khoẻ thai nhi như thế nào?


Thai nhi khoẻ mạnh khi có hơn 4 lần cử động trong 30 phút. Ba lần trong
một ngày.






Nếu thai nhi cử động ít hơn 4 lần, sản phụ phải đi nằm và đếm cử động thai
trong một giờ, hay từ 2-4 giờ.
Nếu trong 1 giờ có trên 4 cử động thai, thai nhi khoẻ mạnh.



Nếu trong 4 giờ có nhiều hơn 10 cử động thai, tiếp tục đếm 3 lần trong một
ngày như trước(thai nhi vẫn khoẻ mạnh).



Nếu trong 4 giờ có ít hơn 10 cử động thai, hay tất cả những cử động thai
yếu, bà mẹ cần phải nhập viện để theo dõi tình trạng thai nhi thêm bằng những

phương pháp khác.
9. Tác dụng ý nghĩa của stress test và non stres stest
- Non Stress test: ghi CTG khi không có cơn go tử cung
Suy thai mạn có thể có các dấu hiệu sau:
. BĐGD giảm
. giảm nhịp tăng về biên độ và thời gian
. xuất hiện nhịp giảm
. nhịp nhanh, nhịp chậm
. nhịp phẳng: kéo dài trong 30ph đo 2 lần liên tiếp cách nhau 1h nên
chấm dứt thai kì
- Stress test: ghi CTG khi thử nghiệm với oxytocin hoặc test vê vú để khảo
sát sự chịu đựng của thai nhi trong tử cung khi có cơn go tử cung. CCĐ
với thai nguy cơ sinh non hoặc có dậu hiệu sinh non
Test (+): có nhịp giảm muộn trong ít nhất 50% cơn go
Test (-): không có nhịp giảm
Chấm dứt thai kì khi:
. cơn go cường tính
. cơn go kéo dài >90 giây
. khoảng cách giữa 2 cơn go < 20 giây
. DIP 2 tương ứng với mỗi cơn go mặc dù cơn go chưa đạt 3 cơn? 10
phút
10.Nước ối bt màu gi? Kể các màu nước ối có thể thấy? Tiên lượng thai theo
màu ối ntn
- Bình thường nước ối không có màu gì, dịch trong suốt hoặc trắng trong.
Đến tuần 38->sinh thì ối có màu trắng hơi đục


Nước ối có màu hồng hoặc nâu: Đây là một trong những biểu hiện đầu tiên
của việc chuyển dạ. Vì vậy, khi thấy nước ối màu này, mẹ nên nhanh chóng tới
bệnh viện sinh vì ối có thể bị vỡ bất cứ lúc nào.

Nước ối có màu vàng xanh: Đây là một dấu hiệu cho thấy thai nhi chậm phát
triển
hoặc có thể người mẹ bị tán huyết khi mang thai (một dạng của bệnh
thiếu máu do lượng hồng cầu thấp hơn mức bình thường).
Nước ối có màu vàng sẫm: Dấu hiệu cho thấy mẹ bầu đang bị suy thai mãn
tính, biến chứng này cũng cần điều trị sớm, để ngăn ngừa suy thai cấp tính
trong lúc chuyển dạ.
Nước ối có màu đỏ nâu: Đây có thể là dấu hiệu cho thấy thai nhi đã bị chết
lưu trong bụng mẹ.
Nước ối có màu xanh rêu: Dấu hiệu cho thấy mẹ bầu đã từng bị suy thai,
trường hợp này sẽ được theo dõi sát sao vì có khả năng tái phát cao.
Nước ối có màu xanh đục kèm theo mùi hôi: Đây là triệu chứng của bệnh
nhiễm trùng ối, trường hợp này mẹ cần nhập viện ngay, nếu không, thai nhi
cũng sẽ bị nhiễm trùng.
11. Ý nghĩa DIP1 DIP2 DIP3 DIP4
- DIP 1: đầu thai nhi bị chèn ép vào trong tiểu khung khi có cơn go làm
tăng áp lực nội sọ của thai, lưu lượng máu ở não giảm, dẫn đến giaem 02
ở não thai nhi, đồng thời kích thích trung tâm thần kinh phế vị ( dây X)
làm tim thai đập chậm.
- DIP 2: Go TC → giảm placentofetal blood flow → DIP II.
- DIP 3: Chèn ép cuống rốn → giảm tuần hoàn qua ĐM&TM rốn → tuần
hoàn bào thai bị thiếu máu nhất thời→ nhịp tim thai đổi thường là chậm
rồi lại tăng nhanh thất thường→DIP III.
- DIP 4: Nhịp giảm kéo dài ít nhất 30 phịp duy trì vài phút nhưng nhỏ hơn
10phut, do gián đoạn cung cấp O2 đột ngột (cuống rốn bị chèn ép,
RBN,VTC, sa dây rốn, hạ HA mẹ,mẹ thiếu máu, suy tim…)
12. Chỉ số manning


<4điểm: chấm dứt thai kì

13. Chỉ số manning cải tiến
14.Các xét nghiệm chẩn đoán suy thai:
-

-

Siêu âm doppler đo trở kháng động mạch rốn RI>= 0.8
Monitoring sản khoa non stress test, stress test
Soi ối
Đo pH máu da đầu ( bình thường Ph lúc bắt đầu chuyển dạ là 7,29+- 0,05
duy trì suốt chuyển dạ nếu k có thai suy. Lúc ctc mở hết là 7,28=+- 0,05.
Rặn sổ là 7,23 +- 0,06) ( nếu ph< 7.25 là nghi ngờ. Ph< 7,2 là bệnh lí)



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×