Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

Báo các đánh giá tác động môi trường bệnh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (682.38 KB, 99 trang )

Báo cáo ĐTM dự án “Đầu tư xây dựng công trình Bệnh viện Nội tiết tỉnh Sơn
La”

MỞ ĐẦU
1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN
Cùng với sự phát triển của đời sống xã hội, các bệnh không lây nhiễm (như
ung thư, rối loạn sức khoẻ tâm thần ...) và các bệnh nội tiết, chuyển hoá trong đó đặc
biệt là bệnh đái tháo đường cũng có xu hướng gia tăng. Hiện tại ở Sơn La, các bệnh
viện đa khoa tuyến Tỉnh và tuyến Huyện chưa có khoa nội tiết. Duy nhất Trung tâm
nội tiết tỉnh làm chức năng khám chữa bệnh chuyên khoa này.
Để đáp ứng nhu cầu khám và điều trị các bệnh nội tiết, rối loạn chuyển hóa
trên địa bàn tỉnh Sơn La, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành quyết định số 704/QĐUBND ngày 29/3/2011 về việc thành lập Bệnh viện Nội tiết và Quyết định số
781/QĐ-UBND ngày 31/03/2010 về việc cho phép lập dự án đầu tư xây dựng công
trình Bệnh viện nội tiết tỉnh Sơn La.
Dự án đầu tư xây dựng công trình bệnh viện nội tiết tỉnh Sơn La là dự án xây
dựng mới. Dự án đầu tư sẽ do Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La phê duyệt.
Dự án không nằm trong khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp, khu
chế xuất. Vị trí xây dựng dự án đã được UBND tỉnh Sơn La cấp giấy phép quy hoạch
số 09/2010/GPQH ngày 27/9/2010 phù hợp với Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 xây
dựng dọc suối Nậm La (đoạn Chiềng Cơi - Chiềng Xôm) thành phố Sơn La đã được
UBND tỉnh Sơn La phê duyệt theo Quyết định số 3376/QĐ-UBND.
Bệnh viện nội tiết tỉnh Sơn La có quy mô trên 50 giường bệnh thuộc đối tượng
phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) theo điểm 8, mục 2 - Nhóm
các dự án về xây dựng của Phụ lục II - Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày
18/04/2011 của Chính Phủ Quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác
động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.
2. CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM

Các văn bản Pháp luật và kỹ thuật:
- Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005;
- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 và Luật Xây dựng số


38/2009/QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều
liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản của Luật xây dựng số 16/2003/QH11ngày
26/11/2003;
- Luật đầu tư năm 2005;
- Luật Đất đai năm 2003;
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường;

CHỦ DỰ ÁN: SỞ Y TẾ TỈNH SƠN LA

1


Báo cáo ĐTM dự án “Đầu tư xây dựng công trình Bệnh viện Nội tiết tỉnh Sơn
La”

- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính Phủ về sửa đổi bổ
sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về
việc: quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi
trường;
- Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 của Chính Phủ - Quy định về
đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi
trường.
- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của chính phủ về việc quản lý
chất thải rắn;
- Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/07/2011 về Quy định chi tiết một
số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 của Chính Phủ quy định
về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ
môi trường;
- Quyết định thành lập bệnh viện Nội tiết số 704/QĐ-UBND ngày 29/3/2011

của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La;
- Quyết định cho phép lập dự án đầu tư xây dựng công trình Bệnh viện Nội tiết
tỉnh Sơn La số 781/QĐ-UBND ngày 31/03/2010 của UBND tỉnh Sơn La;
- Quyết định số 2229/QĐ-BYT ngày 15/7/2000 của Bộ Y tế về việc ban hành
quy định chức năng nhiệm vụ của Bệnh viện nội tiết;
- Quyết định số 1237/QĐ-UBND ngày 1/7/1998 của UBND tỉnh Sơn La về việc
phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế tỉnh Sơn La giai đoạn 1997-2010;
- Quyết định số 930/QĐ-TTg ngày 30/6/2009 của Thủ tướng chính phủ về việc
phê duyệt Đề án “Đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp các bệnh viện chuyên khoa lao,
tâm thần, ung bướu, chuyên khoa nhi và một số bệnh viện đa khoa tỉnh thuộc vùng
miền núi khó khăn sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ và các nguồn vốn hợp pháp
khác giai đoạn 2009 - 2013”;
- Quy chế quản lý chất thải y tế ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐBYT ngày 30/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế;

Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng:
 Nhóm quy chuẩn kĩ thuật về chất lượng môi trường không khí:
-

QCVN 05:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí
xung quanh;
- QCVN 06:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại
trong không khí xung quanh.
 Nhóm quy chuẩn kĩ thuật về chất lượng nước:
-

QCVN 08: 2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;

CHỦ DỰ ÁN: SỞ Y TẾ TỈNH SƠN LA

2



Báo cáo ĐTM dự án “Đầu tư xây dựng công trình Bệnh viện Nội tiết tỉnh Sơn
La”

-

QCVN 09: 2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
ngầm;
QCVN 14: 2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải
sinh hoạt;
QCVN 24:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải
công nghiệp;
QCVN 28:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế.

 Nhóm quy chuẩn kĩ thuật về tiếng ồn và rung động (môi trường xung quanh):
-

QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;
QCVN 27:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung;

Nguồn tài liệu, dữ liệu do Chủ dự án tạo lập
-

-

Hồ sơ Thuyết minh dự án đầu tư và thiết kế cơ sở Dự án “Đầu tư xây dựng
công trình Bệnh viện nội tiết tỉnh Sơn La” do Công ty Cổ Phần Tư Vấn xây
dựng Sơn La lập năm 2011;
Tài liệu thống kê về tình hình khí tượng, thủy văn, địa hình thổ nhưỡng của

khu vực thực hiện Dự án.

3. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM
Trong quá trình thực hiện ĐTM, Chúng tôi sử dụng các phương pháp sau đây
và được phân loại thành hai nhóm:
Các phương pháp ĐTM:
- Phương pháp liệt kê
- Phương pháp ma trận
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp đánh giá nhanh
Các phương pháp khác:
- Phương pháp thu thập số liệu, điều tra, khảo sát, nghiên cứu, đo đạc và phân tích
môi trường.
- Phương pháp phân tích chi phí, lợi ích.
4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án “Đầu tư xây dựng công trình
Bệnh viện nội tiết tỉnh Sơn La” do Chủ dự án là Sở Y tế tỉnh Sơn La thực hiện với sự
tư vấn của Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sơn La.
Địa chỉ: Số 39, đường Tô Hiệu, Thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La
Điện thoại: 022.3852.278;
Fax: 022.3852.266
Giám đốc là ông: Trần Quốc Hội
CHỦ DỰ ÁN: SỞ Y TẾ TỈNH SƠN LA

3


Báo cáo ĐTM dự án “Đầu tư xây dựng công trình Bệnh viện Nội tiết tỉnh Sơn
La”


Đảm bảo điều kiện của tổ chức lập báo cáo đánh giá tác động môi trường đã
được quy định tại Điều số 16 - Nghị định 29/2011/NĐ-CP quy định về đánh giá tác
động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi
trường. Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sơn La đã hợp đồng với Công ty TNHH Tư
vấn và đầu tư NANO là đơn vị đáp ứng các yêu cầu của tổ chức lập báo cáo đánh giá
tác động môi trường. Địa chỉ: Số 445, đường Trần Đăng Ninh, Thành phố Sơn La;
điện thoại: 0223.855.504. Giám đốc là ông: Bùi Việt Hải. Giấy phép đăng ký kinh
doanh số 5500329419 cấp lần đầu ngày 5/11/2008. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt
động Khoa học công nghệ số 196/KHCN-GCN cấp ngày 03/9/2009.

Bảng 1. Danh sách các thành viên tham gia lập báo cáo ĐTM
TT Họ và tên
1

Ths. Bùi Thị Hoa

2

BS. Nguyễn Thị
Ánh Hồng

3

KS. Nguyễn Huy
Hoàng

4

KS. Bùi Thị Hằng


5

Ths. Nguyễn Minh
Ngọc

6

Ths. Trần Văn Dân

7

CN. Nguyễn Quốc
Minh

8

CN. Nguyễn Đình
Đăng

Chức vụ
Trưởng phòng Tài
Chính - Kế hoạch
- Sở Y tế
Phó phòng Tài
Chính - Kế hoạch
- Sở Y tế
Trưởng phòng
thiết kế Công ty
CP tư vấn xây
dựng Sơn La

Cán bộ Công ty
CP tư vấn xây
dựng Sơn La
Cán bộ Công ty
TNHH Tư vấn và
đầu tư NANO
Cán bộ Công ty
TNHH Tư vấn và
đầu tư NANO
Cán bộ Công ty
TNHH Tư vấn và
đầu tư NANO
Cán bộ Công ty
TNHH Tư vấn và
đầu tư NANO

CHỦ DỰ ÁN: SỞ Y TẾ TỈNH SƠN LA

Chuyên ngành
Kinh tế
Bác sỹ

Nhiệm
vụ

Năm
kinh
nghiệm

Giám sát

thực
hiện
Hơn 10
Giám sát năm
thực
hiện

Xây dựng dân
dụng

Chủ
nhiệm
dự án

Kinh tế xây
dựng

Cán bộ
05 năm
tham gia

Thủy văn và
Môi trường
Môi trường
Môi trường
Môi trường

Viết báo
cáo tổng
hợp


Viết báo
cáo
chuyên
đề

08 năm

03 năm
04 năm
02 năm
01 năm

4


Báo cáo ĐTM dự án “Đầu tư xây dựng công trình Bệnh viện Nội tiết tỉnh Sơn
La”

CHƯƠNG 1
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1. Tên dự án
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TỈNH SƠN LA
1.2. Chủ dự án
Cơ quan chủ dự án: Sở Y tế tỉnh Sơn La
Người đứng đầu là ông: Lầu Sáy Chứ
Chức vụ: Giám đốc Sở Y tế
Địa chỉ: Số 48, đường Lò Văn Giá, phường Chiềng Lề, thành phố Sơn La.
Điện thoại: 0223 852 245
Fax : 0223 856 023

1.3. Vị trí địa lý của dự án
Bệnh viện Nội tiết tỉnh Sơn La được xây dựng trên khu đất đã được quy hoạch
tại bản Cọ, phường Chiềng An, thành phố Sơn La. Toạ độ địa lý nằm trong khoảng:
21o20’57’’ vĩ độ Bắc, 103o27’49’’ kinh độ Đông và có vị trí giáp ranh như sau:
+ Phía Bắc giáp đường quy hoạch (Bn=11,5m) và ruộng lúa.
+ Phía Nam giáp đường quy hoạch (Bn=25,0m) và Trung tâm phòng chống
HIV và AIDS.
+ Phía Đông giáp đường quy hoạch (Bn=36,0m) và ruộng lúa.
+ Phía Tây giáp đường quy hoạch (B n=16,5m), Bệnh viện đa khoa tỉnh và khu
tập thể bệnh viện đa khoa tỉnh.
Về giao thông: Hiện tại đường giao thông vào khu đất theo đường cấp phối từ
ngã ba (đường Lò Văn Giá rẽ đi bản Cọ - phường Chiềng An) qua Bệnh viện Phong
và Da liễu và Trung tâm phòng chống HIV và AIDS. Tuy nhiên, 4 vị trí giáp ranh của
dự án đều tiếp giáp với đường Quy hoạch của khu vực.
Về sông suối, ao hồ: phía Tây Bắc của khu đất có suối Nậm La chảy qua.
Xung quanh khu đất hiện có 04 ao nuôi cá của nhân dân bản Cọ.
Dự án không nằm trong khu đất có các công trình văn hóa, tôn giáo, các di tích
lịch sử, khu bảo tồn.
Hiện trạng khu đất là đất trồng lúa và ao cá của người dân bản Cọ, phường
Chiềng An. Về phía Bắc của dự án khoảng 2KM là nơi tập trung dân cư của bản Cọ;
đa số người dân là dân tộc Thái sinh sống bằng sản xuất nông nghiệp và kinh doanh
dịch vụ. Phía Tây của dự án chủ yếu là gia đình cán bộ của Bệnh viện đa khoa tỉnh.

CHỦ DỰ ÁN: SỞ Y TẾ TỈNH SƠN LA

5


Báo cáo ĐTM dự án “Đầu tư xây dựng công trình Bệnh viện Nội tiết tỉnh Sơn
La”


Căn cứ theo Giấy phép quy hoạch số 09/2010/GPQH, khu đất xây dựng Bệnh
viện Nội tiết có diện tích 9.286 m2; hiện trạng là đất nông nghiệp và ao nuôi cá của
nhân dân bản Cọ, phường Chiềng An.
Nhìn chung, khu đất xây dựng Bệnh viện Nội tiết có vị trí khá thuận lợi về
giao thông đi lại và được quy hoạch gần các Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện
Phong và da liễu, Trung tâm phòng chống HIV và AIDS là điều kiện thuận lợi khi
đưa công trình vào phục vụ khám, chữa bệnh cho nhân dân.
1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN (PHƯƠNG ÁN CHỌN)
1.4.1. Mô tả mục tiêu của dự án
Bệnh viện Nội tiết tỉnh Sơn La là đơn vị sự nghiệp y tế trực thuộc Sở Y tế,
thực hiện chức năng khám chữa bệnh, phòng bệnh và phục hồi chức năng cho người
bệnh nội tiết, rối loạn chuyển hóa trên địa bàn tỉnh Sơn La. Dự án đầu tư xây dựng
công trình Bệnh viện Nội tiết tỉnh Sơn La có mục tiêu:
- Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của
Bệnh viện nội tiết.
- Đáp ứng nhu cầu nhu cầu khám và chữa các bệnh nội tiết, rối loạn chuyển
hoá trên địa bàn Tỉnh; tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân trong Tỉnh có điều kiện
khám điều trị và chữa bệnh, giảm tải cho các bệnh viện tuyến Trung ương.
* Nhân lực dự kiến của Bệnh viện Nội tiết tỉnh sau khi công trình đưa vào
sử dụng:
Tổng số cán bộ, nhân viên trong bệnh viện là 84 người.
Bảng 2: Các phòng chức năng, bộ máy hành chính củaBệnh viện Nội tiết tỉnh
TT

Các phòng chức năng

Số nhân lực (Nhân viên, cán bộ)

1


Ban giám đốc

04

2

Phòng kế hoạch tài chính - TCHC

05

3

Phòng truyền thông GD - Chỉ đạo tuyến

15

Tổng cộng:

24

* Các khoa chuyên môn của bệnh viện:
TT

Các khoa chuyên môn

Số nhân lực (Nhân viên, cán bộ)

1


Khoa khám bệnh, điều trị ngoại trú

14

2

Khoa điều trị nội trú

28

3

Khoa xét nghiệm

12

4

Khoa dược

06
Tổng cộng:

CHỦ DỰ ÁN: SỞ Y TẾ TỈNH SƠN LA

60

6



Báo cáo ĐTM dự án “Đầu tư xây dựng công trình Bệnh viện Nội tiết tỉnh Sơn
La”

Việc hình thành và đầu tư xây dựng Bệnh viện nội tiết tỉnh Sơn La là điều hết
sức cần thiết đối với tỉnh Sơn La, nó sẽ đem lại hiệu quả kinh tế – xã hội to lớn, đáp
ứng được yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân.
1.4.2. Khối lượng và quy mô các hạng mục dự án
Theo quyết định số 704/QĐ-UBND ngày 29/3/2011 về việc thành lập Bệnh
viện Nội tiết và Quyết định số 781/QĐ-UBND ngày 31/03/2010 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Sơn La về việc cho phép lập dự án đầu tư xây dựng công trình: Bệnh viện Nội
tiết tỉnh Sơn La, thì đây là bệnh viện cấp II, với quy mô 70 giường bệnh.
Tiêu chuẩn thiết kế
+ Tiêu chuẩn TCXDVN 365:2007 Bệnh viện đa khoa - Hướng dẫn thiết kế.
+ Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam tập IV - Tiêu chuẩn thiết kế nhà ở và công
trình công cộng, công trình công nghiệp.
Phương án thiết kế tổng mặt bằng
Các công trình chức năng có công năng hoạt động tương tác được nối với nhau
bằng hệ thống hành lanh cầu, đảm bảo tính liên hoàn trong giao thông cũng như hoạt
động độc lập của từng hạng mục. Trong mặt bằng của bệnh viện cũng bố trí các bồn
hoa cây cảnh nhằm tạo cảnh quan kiến trúc cho bệnh viện cũng như cải thiện điều
kiện vi khí hậu môi trường.
a. Các hạng mục công trình của dự án
 Các hạng mục công trình chính:
Các công trình chức năng chính gồm: Nhà hành chính (3 tầng), Nhà kỹ thuật
nghiệp vụ (4 tầng), Nhà lưu bệnh nhân (3 tầng). Cụ thể số phòng và diện tích mỗi nhà
chính được thống kê bằng bảng sau:

Bảng 3. Các hạng mục công trình chính
1. Nhà kỹ thuật nghiệp vụ
STT


Khoa, phòng

Số phòng

Tổng diện tích
(m2)

1

Phòng khám và điều trị ngoại trú

2

48

2

Phòng cấp cứu

1

25

3

Phòng bác sỹ trưởng khoa

2


24

4

Phòng trực của nhân viên, y tá

2

24

5

Kho bẩn

1

12

6

Kho sạch

1

12

CHỦ DỰ ÁN: SỞ Y TẾ TỈNH SƠN LA

7



Báo cáo ĐTM dự án “Đầu tư xây dựng công trình Bệnh viện Nội tiết tỉnh Sơn
La”

7

Phòng chụp X + điều khiển

1

24

8

Phòng tráng rửa phim

1

12

9

Phòng lưu trữ + trả kết quả

1

12

10


Phòng phẫu thuật + hành lang vô khuẩn

2

48

11

Phòng chuẩn bị phẫu thuật

1

12

12

Phòng tiền mê

1

12

13

Phòng hồi tỉnh

1

20


14

Phòng vệ sinh sau mổ

1

6

15

Phòng thủ thuật

1

24

16

Phòng chuẩn bị bệnh nhân

1

12

17

Phòng chuẩn bị dụng cụ + rửa tay vô trùng

1


12

18

Phòng bác sỹ hội chuẩn

1

24

19

Phòng siêu âm

1

24

20

Phòng điện não đồ

1

24

21

Phòng chăm sóc bàn chân


1

24

22

Phòng rối loạn tiêu hóa

1

24

23

Phòng nội tiết

1

24

24

Phòng đái tháo đường

1

24

25


Kho thuốc

1

12

26

Kho cấp phát thuốc

1

12

1

24

27

Phòng chuẩn bị + xét nghiệm sinh hóa và miễn
dịch

28

Phòng chuẩn bị + xét nghiệm huyết học và iốt

1

24


29

Phòng tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả

1

12

30

Phòng lấy bệnh phẩm

1

12

31

Phòng sinh viên thực tập

1

24

32

Phòng giao ban

1


24

33

Phòng thay y phục

2

6

CHỦ DỰ ÁN: SỞ Y TẾ TỈNH SƠN LA

8


Báo cáo ĐTM dự án “Đầu tư xây dựng công trình Bệnh viện Nội tiết tỉnh Sơn
La”

34

Phòng sinh hoạt chung

1

Tổng

18
798


2. Nhà hành chính
STT

Khoa, phòng

Số phòng

Tổng diện tích
(m2)

1

Phòng giám đốc

1

18

2

Phòng giao ban của giám đốc

1

18

3

Phòng phó giám đốc


3

54

4

Trưởng phòng và các chức danh tương đương

3

36

5

Phó phòng và các chức danh tương đương

3

36

6

Cán bộ nhân viên các phòng ban

20

80

7


Kho lưu trữ

1

9

8

Phòng phục vụ

1

9

9

Phòng vệ sinh

3

48

10

Phòng hội trường

1

72


Tổng

380

3. Nhà Lưu bệnh nhân
STT

Khoa, phòng

Số phòng

Tổng diện tích
(m2)

1

Phòng bệnh nhân nội trú 4 giường/phòng

10

420

2

Phòng kiểm nhận

1

9


3

Phòng kho

1

9

4

Phòng giặt và hấp xấy

1

30

5

Phòng ăn lớn

1

48

6

Phòng vệ sinh chung

1


6

7

Phòng kho

1

6

8

Phòng bếp + chia soạn

1

36

Tổng

CHỦ DỰ ÁN: SỞ Y TẾ TỈNH SƠN LA

564

9


Báo cáo ĐTM dự án “Đầu tư xây dựng công trình Bệnh viện Nội tiết tỉnh Sơn
La”


(Nguồn: Thuyết minh dự án đầu tư)

Phương án thiết kế
Nhà hành chính 3 tầng:
Công trình được thiết kế 3 tầng. Nhà khung bê tông cốt thép toàn khối xây
tường chèn, tường ngăn. Mặt bằng công trình có hình chữ nhật, các bước gian định
hình 3,6 m. Nhịp nhà rộng 6,0 m và hành lang phía trước rộng 1,8 m.
Tổng diện tích sàn tầng 1 là 248 m2.
Tổng diện tích sàn của tầng 2 là 225 m2.
Tổng diện tích sàn của tầng 3 là 225 m2.
Nhà kỹ thuật nghiệp vụ 4 tầng:
Công trình được thiết kế 4 tầng. Nhà khung bê tông cốt thép toàn khối xây
tường chèn, tường ngăn. Mặt bằng công trình có hình chữ nhật, các bước gian định
hình 3,6 m gian cầu thang rộng 5,7 m. Nhịp chính nhà rộng 6,0 m nhịp phía sau rộng
1,8m và hành lang phía trước rộng 2,1 m.
+ Mặt bằng tầng 1 bố trí các phòng chức năng sau: 02 phòng khám + điều trị
ngoại trú, 01 phòng bác sỹ + trực y tá, 01 phòng cấp cứu, 01 kho bẩn, 01 kho sạch, 01
phòng chụp X quang + điều khiển, 01 phòng tráng rửa phim + trả kết quả và 02 khu
vệ sinh nam nữ. Sảnh đón, cầu thang được bố trí tại trung tâm mặt bằng trong khu cầu
thang có bố trí thang bộ và thang máy. Tổng diện tích sàn tầng 1 là 371 m2.
+ Mặt bằng tầng 2 bố trí các phòng chức năng sau: 01 phòng phẫu thuật +
hành lang vô khuẩn, 01 phòng tiền mê, 01 phòng chuẩn bị, 01 phòng hồi tỉnh, 01
phòng vệ sinh sau mổ, 01 phòng bác sỹ hội chẩn, 01 phòng chuẩn bị dụng cụ + rửa
tay vô trùng, 01 phòng chuẩn bị bệnh nhân, 01 phòng thủ thuật và 02 khu vệ sinh nam
nữ. Cầu thang được bố trí tại trung tâm mặt bằng. Tổng diện tích sàn của tầng 2 là
353 m2.
+ Mặt bằng tầng 3 bố trí các phòng chức năng sau: 01 phòng siêu âm, 01
phòng điện tim + điện não đồ, 01 phòng chăm sóc bàn chân, 01 phòng rối loạn
chuyển hoá, 01 phòng nội tiết, 01 phòng đái tháo đường, 01 phòng kho + cấp phát
thuốc và 02 khu vệ sinh nam nữ. Cầu thang được bố trí tại trung tâm mặt bằng. Tổng

diện tích sàn của tầng 2 là 353 m2.
+ Mặt bằng tầng 4 bố trí các phòng chức năng sau: 01 phòng chuẩn bị + xét
nghiệm sinh hoá và miễn dịch, 01 phòng chuẩn bị + xét nghiệm huyết học và iốt, 01
phòng lấy bệnh phẩm + tiếp nhận hồ sơ, 01 phòng sinh viên thực tập, 01 phòng giao
ban, 01 phòng bác sỹ + trực y tá, 02 phòng thay y phục, 01 phòng sinh hoạt chung và
02 khu vệ sinh nam nữ. Cầu thang được bố trí tại trung tâm mặt bằng. Tổng diện tích
sàn của tầng 2 là 353 m2.
Nhà lưu bệnh nhân:

CHỦ DỰ ÁN: SỞ Y TẾ TỈNH SƠN LA

10


Báo cáo ĐTM dự án “Đầu tư xây dựng công trình Bệnh viện Nội tiết tỉnh Sơn
La”

Công trình được thiết kế 3 tầng và phía trên mái có bố trí sân phơi có mái che.
Nhà khung bê tông cốt thép toàn khối xây tường chèn, tường ngăn. Mặt bằng công
trình có hình chữ nhật, các bước gian định hình 3,6 m gian cầu thang rộnh 4,2m. Nhịp
chính nhà rộng 6,0 m nhịp khu vệ sinh phía sau rộng 1,8m và hành lang phía trước
rộng 2,1 m.
Mặt bằng tầng 1 bố trí các phòng chức năng sau: 01 phòng ăn lớn, 01 phòng
bếp + chia soạn, 01 khu hấp sấy giặt là và 02 phòng lưu bệnh nhân khép kín. Sảnh
đón và cầu thang được bố trí tại trung tâm mặt bằng. Tổng diện tích sàn tầng 1 là: 352
m2.
Mặt bằng tầng 2: Trên mặt bằng này bố trí toàn bộ là các phòng lưu bệnh nhân
bao gồm 08 phòng. Các phòng lưu bệnh nhân được thiết kế khép kín có khu vệ sinh
cho từng phòng. Cầu thang được bố trí tại trung tâm mặt bằng. Tổng diện tích sàn của
tầng 2 là 338 m2.

Mặt bằng tầng 3: Mặt bằng tầng 3 tương tự mặt bằng tầng 2, trên mặt bằng này
bố trí toàn bộ là các phòng lưu bệnh nhân bao gồm 08 phòng. Các phòng lưu bệnh
nhân được thiết kế khép kín có khu vệ sinh cho từng phòng. Cầu thang được bố trí tại
trung tâm mặt bằng. Tổng diện tích sàn của tầng 3 là 338 m2.
Mặt bằng mái: Trên mái của công trình có tận dụng bố trí hai sân phơi có mái
che. Một sân sử dụng cho nhu cầu phơi của bệnh nhân và một sân phục vụ nhu cầu
phơi của bệnh viện. Hai sân phơi này được ngăn cách độc lập với nhau.
Ba công trình chức năng chính (Nhà hành chính, Nhà kỹ thuật nghiệp vụ, Nhà
lưu bệnh nhân) đều được thiết kế theo phương án nhà khung bê tông cốt thép toàn
khối, mái công trình lợp tôn chống nóng mầu xanh. Cửa sổ, cửa đi công trình được
thiết kế cửa khuôn thép sơn tĩnh điện mầu trắng sứ pa nô kính kết hợp với các vách
kính khuôn nhôm lấy sáng. Nền nhà lát gạch cêramic, tường trong và ngoài nhà lăn
sơn. Phía trong các phòng bệnh nhân, khu vệ sinh, khu hấp xấy giặt là và khu nhà ăn
nhà bếp ốp gạch men kính mầu trắng cao 1,75 m. Hệ thống dây điện đi chìm tường,
thiết bị sử dụng loại liên doanh.
Tóm lại, phương án thiết kế các hạng mục chính như trên có nhiều ưu điểm so
với các phương án so sánh: các công trình chức năng với công năng sử dụng khác
nhau được phân khu một cách độc lập, đảm bảo trong quá trình hoạt động không bị
ảnh hưởng tiêu cực bởi các công trình lân cận. Các công trình được phân bố đều trên
mặt bằng rộng rãi của bệnh viện, các phòng chức năng của công trình có khả năng
thông gió tốt và tận dụng được ánh sáng tự nhiên. Vệ sinh y tế trong quá trình hoạt
động của bệnh viện được đảm bảo. Các công trình được liên kết với nhau bằng hệ
thống hành lang cầu. Không gian kiến trúc mở tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát
triển quy mô của bệnh viện sau này. Hình thức các công trình trang nhã phù hợp với

CHỦ DỰ ÁN: SỞ Y TẾ TỈNH SƠN LA

11



Báo cáo ĐTM dự án “Đầu tư xây dựng công trình Bệnh viện Nội tiết tỉnh Sơn
La”

kiến trúc của bệnh viện. Đây là phương án được lựa chọn đề triển khai thiết kế thi
công.
 Các hạng mục công trình phụ trợ:
Các hạng mục công trình phụ trợ bao gồm: nhà ga ra ô tô, nhà ga ra xe đạp xe
máy, nhà tang lễ, nhà trực bảo vệ, nhà hành lang cầu, hệ thống cấp điện, cấp nước,
thoát nước ngoài nhà, hệ thống xử lý chất thải,....
Phương án thiết kế
+ Nhà gara ô tô: Công trình được thiết kế theo phương án nhà cấp 4 một tầng.
Mái lập tôn màu xanh, trần nhà nội thất màu trắng. Mặt bằng được chia thành 3 gian
để ô tô. Nhà có bước gian 3.6 m lòng nhà rộng 6m. Hệ thống cửa gara là cửa thép hộp
sơn màu xanh, tường trong và nhà lăn sơn màu vàng nhạt; nền nhà đổ bê tông mác
150# d=150. Tổng diện tích sàn của công trình: 70 m2.
+ Nhà gara xe đạp xe máy: Công trình được thiết kế theo phương án kết cấu
cột và vì kèo bằng thép, mái lợp tôn bán mái và xà gồ thép hộp. Tổng diện tích sàn 65
m2.
+ Nhà tang lễ: Công trình được thiết kế theo phương án nhà cấp 4 một tầng.
Mái lợp tôn chống nóng màu xanh, trần nhà đổ bê tông tông cốt thép toàn khối. Mặt
bằng nhà được chia làm 3 khu vực. Khu vực sảnh phía trước, phòng tang lễ và phòng
xử lý kỹ thuật. Hệ thống cửa đi cửa sổ là cửa kính khuôn nhôm. Tường trong và ngoài
nhà lăn sơn. Nền nhà lát gạch ceramic kích thước 300x300. Tổng diện tích sàn của
công trình: 54 m2.
+ Nhà trực bảo vệ: Công trình được thiết kế theo phương án nhà cấp 4 một
tầng. Mái lợp tôn chống nóng màu xanh, trần nhà đổ bê tông tông cốt thép toàn khối.
Hệ thống cửa đi cửa sổ là cửa kính khuôn nhôm. Tường trong và ngoài nhà lăn sơn.
Nền nhà lát gạch ceramic kích thước 300x300. Tổng diện tích sàn của công trình:
12,5 m2.
+ Nhà hành lang cầu: Nhà hành lang cầu được thiết kế để kết nối giao thông

giữa nhà hành chính 3 tầng, nhà kỹ thuật nghiệp vụ và nhà lưu bệnh nhân. Công trình
được thiết kế theo phương án nhà cấp 4 hai tầng. Lan can hành lang inox, nền nhà lát
gạch ceramic kích thước 300x300. Tổng diện tích sàn công trình: 284 m2.
+ Nhà thu gom rác thải rắn y tế: Công trình được thiết kế theo phương án
nhà cấp 4 khung thép bước gian 3 m, nhịp gian 4,2 m. Mái công trình lợp tôn màu
xanh dày 0,36 mm. Nền nhà đổ bê tông gạch vỡ và láng vữa xi măng mác 75#. Tường
trong ốp gạch men kính màu trắng, tường ngoài nhà quét vôi ve màu vàng nhạt. Cửa
đi là cửa thép hộp pa nô kính trắng. Tổng diện tích sàn công trình: 25,2 m2.
+ Hệ thống sân bê tông, cổng, tường rào: Gồm hệ thống sân đường bê tông,
sân thể thao, hệ thống cổng và tường rào hoa sắt bao quanh.
+ Hệ thống cấp điện:
- Nhu cầu dùng điện:
Tính phụ tải công suất điện (tính cho hoạt động của các thiết bị chạy điện như
đèn, quạt, điều hòa, máy vi tính, bình nóng lạnh, thiết bị y tế khác…) trung bình trên
1m2 sàn là: 319,35KW. Tổng công suất điện dự kiến tại Bệnh viện là 479KW.
CHỦ DỰ ÁN: SỞ Y TẾ TỈNH SƠN LA

12


Báo cáo ĐTM dự án “Đầu tư xây dựng công trình Bệnh viện Nội tiết tỉnh Sơn
La”

- Phương án cấp điện:
Xây dựng 60m đường dây 35Kv và 01 trạm biến áp 320kVA-35/0,4kV cấp
điện cho Bệnh viện Nội tiết tỉnh Sơn La.
Vị trí câu đấu: Vị trí cột 379/18-5 thuộc đường dây 35kV lộ 379-E17.2, sau
cầu dao PĐ 379/18-1 cấp điện cho TBA Trung tâm phòng chống HIV-AIDS.
Chức năng: Néo góc.
Các thiết kế bổ sung tại cột đấu nối gồm: 01 bộ xà rẽ 35kV:XR-2L, 12 bát sứ

IIC70, 03 bộ phụ kiện chuỗi néo, 06 ghíp nhôm CC70/50.
Hướng tuyến: Chéo góc.
Hệ thống cấp điện cho Bệnh viện Nội tiết đã được thỏa thuận với Điện lực
Thành phố Sơn La và Trung tâm phòng chống HIV-AIDS (có biên bản thỏa thuận
kèm theo).
+ Hệ thống cấp nước:
- Nhu cầu cấp nước của Bệnh viện:
Bệnh viện phải được cấp nước liên tục cho sinh hoạt, chữa bệnh, chữa cháy.
Với tiêu chuẩn 60lít/ngày đêm và tính dự trù cho số lượng cán bộ là 84 người và số
bệnh nhân vào lúc cao điểm kín toàn bộ 70 giường bệnh, cộng với dự kiến mỗi bệnh
nhân có một người nhà theo chăm sóc (70 người nhà bệnh nhân).
Nhu cầu cấp nước sinh hoạt cho cán bộ, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân là:
16,13 m3/ngày đêm.
Nhu cầu tưới nước sân vườn: 2,42 m3/ngày đêm.
Nhu cầu nước phòng cháy: 27 m3.
Tổng nhu cầu nước cần sử dụng trong một ngày cao nhất là: 45,55m3.
- Nguồn cấp nước:
Cấp nước cho Bệnh viện Nội tiết tỉnh Sơn La từ hệ thống cấp nước Thành phố
tại điểm đấu nối vào ống D100 bên trái, dọc đường khu vực đường vào bản Cọ. Trong
giai đoạn xây dựng cũng có thể lấy nước từ nguồn nước này để xây dựng. Đây là
nguồn cung cấp nước sạch đáp ứng phục vụ sinh hoạt và các công việc khác của
Bệnh viện.
Áp lực nước tại điểm đấu nối: 15m
Đường kính ống trục chính đã có tại điểm đấu nối: D100
Thời gian cấp nước: 14-16 giờ/ngày
Hệ thống cấp nước đã được thỏa thuận giữa Chủ dự án (Sở Y tế) và Công ty
Cổ phần cấp nước Sơn La (có văn bản thỏa thuận kèm theo).
Hoạt động: Nước được cấp từ hệ thống ngoài nhà vào bể chứa nước sạch dung
tích 50m3. Bệnh viện bố trí lắp đặt 01 trạm bơm và thiết kế 02 đường ống cấp nước
sinh hoạt Φ50 và đường ống cấp nước cứu hỏa Φ50 riêng.

+ Phòng cháy
CHỦ DỰ ÁN: SỞ Y TẾ TỈNH SƠN LA

13


Báo cáo ĐTM dự án “Đầu tư xây dựng công trình Bệnh viện Nội tiết tỉnh Sơn
La”

Phòng cháy và chữa cháy cho công trình sử dụng hai hệ thống bao gồm: các hệ
thống thiết bị cầm tay (bình bọt, búa, xô cát…) và hệ thống cấp nước chữa cháy
chuyên dụng được thiết kế có bơm chữa cháy, hệ thống đường ống cấp nước chữa
cháy Φ50, họng cứu hoả (02 họng).
Các tiêu chuẩn áp dụng bao gồm:
- Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCVN 2622- 1995: (Phòng cháy chữa cháy
cho nhà, công trình, yêu cầu thiết kế).
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6102- 1995: (Hệ thống phòng cháy chữa cháy,
chất cháy bột).
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5760- 1993: (Hệ thống chữa cháy, yêu cầu
chung về thiết kế lắp đặt và sử dụng).
+ Hệ thống thoát nước:
- Nước mặt được thoát theo ống trên mái xuống hè, rãnh chạy xung quanh nhà,
rãnh thoát nước mặt chìm dưới sân dẫn đến các hố ga thu bùn và thoát ra ngoài hệ
thống rãnh thoát nước của Bệnh viện.
- Nước thải y tế được thu gom bằng đường ống dẫn nước thải PVC Φ250 dẫn
đến xử lý tại Trạm xử lý nước thải và lắng tại bể thanh trùng nước thải trước khi thoát
ra rãnh thoát nước của Bệnh viện.
- Nước thải sinh hoạt được thu gom về các hố ga trước khi thoát ra rãnh thoát
nước của Bệnh viện.
1.4.3. Mô tả biện pháp, khối lượng thi công xây dựng các công trình của dự án

a. Thông tin dự án và chuẩn bị giải phóng mặt bằng
Để đảm bảo sự thành công của dự án, công tác thông tin, tuyên truyền chủ
trương tới nhân dân địa phương hết sức quan trọng.
Chủ dự án (Sở Y tế) đã thực hiện đầy đủ các bước, trình tự từ khâu lựa chọn vị
trí địa điểm, họp liên ngành xin ý kiến tham gia, thỏa thuận với các bên liên quan đều
có sự tham gia của Chính quyền địa phương (phường Chiềng An và nhân dân bản
Cọ). Đến thời điểm lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án, Chủ dự án
đã tiến hành đo đạc địa chính, xác định diện tích đất, hoa màu và cơ sở hạ tầng trên
đất để xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ.
b. Biện pháp thi công
Giải pháp kỹ thuật hạ tầng:
- Phương án cấp nước: Trong giai đoạn xây dựng lấy nước từ nguồn nước của
hệ thống cấp nước Thành phố để xây dựng. Do hệ thống cấp nước sinh hoạt của
Thành phố cấp nước theo giờ nên dự kiến sẽ xây một bể chứa nước bằng bê tông có
dung tích 50 m3.
CHỦ DỰ ÁN: SỞ Y TẾ TỈNH SƠN LA

14


Báo cáo ĐTM dự án “Đầu tư xây dựng công trình Bệnh viện Nội tiết tỉnh Sơn
La”

- Phương án cấp điện: Điện cung cấp cho hoạt động thi công công trình lấy từ
hệ thống đường dây cấp điện hạ thế của Thành phố Sơn La. Bố trí riêng một Trạm
biến áp cho bệnh viện đấu nối từ Trạm biến áp của Trung tâm phòng chốn HIV và
AIDS.
Đường dây điện trong nhà là dây bọc, được đặt trong ống gen nhựa và đi chìm
trong tường, thiết bị đóng cắt và bảo vệ dùng loại liên doanh, bóng điện trong nhà
dùng bóng đèn huỳnh quang, các ổ cắm thiết bị khác được đặt trong các bảng điện nổi

trên tường tại các phòng.
- Các giải pháp chữa cháy:
Phòng cháy và chữa cháy cho công trình sử dụng hai hệ thống bao gồm: các hệ
thống thiết bị cầm tay (bình bọt, búa, xô cát…) và hệ thống cấp nước chữa cháy
chuyên dụng được thiết kế có bơm chữa cháy, hệ thống đường ống cấp nước chữa
cháy, họng cứu hoả.
- Nguồn cung cấp nguyên, nhiên, vật liệu:
Các hạng mục công trình của Bệnh viện nội tiết tỉnh Sơn La được đầu tư xây
dựng tại phường Chiềng An, Thành phố Sơn La. Các loại vật tư, vật liệu phục vụ xây
dựng công trình được mua tại các Đại lý và cửa hàng vật liệu tại Thành phố.
Giải pháp thi công:
- San nền: Kết quả khảo sát địa chất khu vực dự án cho thấy khu đất xây dựng
bệnh viện Nội tiết có nền địa chất nằm trên lòng suối Nậm La cũ, địa chất yếu. Để
khu đất đảm bảo không bị ngập vào mùa lũ và đảm bảo khô giáo thoát nước mặt
nhanh chóng sẽ phải tiến hành lấp đất san nền với cốt san nền trung bình theo bình đồ
hiện trạng 590m. Cốt san nền đảm bảo cao hơn mặt đường giao thông theo quy hoạch
được duyệt trung bình từ 20cm đến 30cm.
- Giải pháp kết cấu móng:
Móng các công trình chính sử dụng loại móng cọc bê tông, cốt thép dưới cột.
Móng bó nền, bó hè xây đá hộc vữa xi măng mác 50#, đất tôn nền được tưới nước
đầm chặt.
Móng các công trình phụ trợ: móng bê tông cốt thép đổ toàn khối.
c. Khối lượng thi công chính
- Khối lượng bê tông: 9.772 m3
- Khối lượng đào đất đá: 2.151 m3
- Khối lượng đắp đất đá: 1.964 m3
d. Nhân lực dự kiến
Trong giai đoạn thi công dự kiến có khoảng 20 cán bộ, công nhân thi công
công trình Bệnh viện Nội tiết tỉnh Sơn La.


CHỦ DỰ ÁN: SỞ Y TẾ TỈNH SƠN LA

15


Báo cáo ĐTM dự án “Đầu tư xây dựng công trình Bệnh viện Nội tiết tỉnh Sơn
La”

1.4.4. Công nghệ sản xuất, vận hành
Với đặc thù hoạt động của Bệnh viện, trong quá trình khám, điều trị và chữa
bệnh sẽ gây ra tác động đến môi trường cụ thể là chất thải rắn y tế, nước thải y tế, bức
xạ từ thiết bị chụp X-quang. Nguồn phát sinh chất thải, đối tượng và phạm vi bị tác
động, mức độ tác động sẽ được đánh giá chi tiết trong Chương 3 của Báo cáo đánh
giá tác động môi trường.
1.4.5. Danh mục máy móc, thiết bị
a. Danh mục máy móc, thiết bị sử dụng trong quá trình thi công
Bảng 4. Danh mục các máy móc và trang thiết bị sử dụng trong quá trình thi công
Máy móc, thiết bị

STT

Số lượng

1.

Cần trục bánh hơi 16T

1

2.


Cần trục bánh hơi 25T

1

3.

Cần trục bánh xích 10T

1

4.

Máy cắt đá 1.7KW

1

5.

Máy cắt gạch 1.7KW

1

6.

Máy cắt uốn thép 5KW

1

7.


Máy ép đóng cọc trước <150T

1

8.

Máy hàn 23 KW

1

9.

Máy khoan đứng 4.5KW

1

10.

Máy nén khí Diezen 360 m3/h

1

11.

Máy trộn bê tông 250 lít

1

12.


Máy trộn vữa 80 lít

1

13.

Máy vận thăng 0.8T

1

14.

Vận thăng lồng 3T

1

15.

Dầm beton (dùi) 1.5KW

1

b. Danh mục máy móc, thiết bị sử dụng trong giai đoạn vận hành
Bảng 5. Danh mục trang thiết bị của bệnh viện sử dụng trong giai đoạn vận hành
TT
1.
2.

Trang thiết bị


Đơn vị

Số

Hãng sản xuất

lượng
Máy xét nghiệm sinh hóa tự động

Cái

01

Hitachi – Nhật Bản

Cái

01

USA

Hitachi 717;
Máy định lượng HbA1C tự động

CHỦ DỰ ÁN: SỞ Y TẾ TỈNH SƠN LA

16



Báo cáo ĐTM dự án “Đầu tư xây dựng công trình Bệnh viện Nội tiết tỉnh Sơn
La”

3.
4.
5.

Máy

xét

nghiệm

miễn

dịch

Cái

USA

Máy xét nghiệm huyết học 18 – 22

Cái

01

Đức

Cái


02

Đức

AXSEMM
thông số
Máy xét nghiệm nước tiểu 11 thông
số tự động tốc độ 120 và 500 test/giờ

6.

Máy siêu âm tuyến giáp

Cái

01

Nhật Bản

7.

Máy siêu âm màu

Cái

01

Nhật Bản


8.

Máy ECG 3 và 6 cần

Cái

02

Nhật Bản

9.

Máy đo chuyển hóa cơ bản

Cái

01

Nhật Bản

10.

Máy li tâm

Cái

01

Đức


11.

Máy hấp xấy nhỏ

Cái

02

Nhật Bản

Dàn máy hấp xấy

Hệ

01

Nhật Bản

02

Nhật Bản

01

Việt Nam

12.
13.
14.


thống
Dàn làm lạnh

Hệ
thống

Hệ thống ôxy trung tâm

Hệ
thống

15.

Bộ trung phẫu thuật

Bộ

02

Nhật Bản

16.

Monitor theo dõi bệnh nhân

Cái

15

Nhật Bản, Hàn Quốc


17.

Máy đo độ tập trung

Cái

01

Nhật Bản

18.

Máy X-quang cả sóng

Cái

01

Nhật Bản

19.

Đèn mổ

Bộ

01

Nhật Bản


20.

Bàn phẫu thuật

Cái

01

Nhật Bản

21.

Máy gây mê kèm thở

Cái

01

Nhật Bản

22.

Máy thở

Cái

01

USA


23.

Bộ dụng cụ phẫu thuật tuyến giáp

Bộ

02

Nhật Bản

24.

Ô tô cứu thương

Chiếc

02

Nhật Bản, Việt Nam

25.

Các dụng cụ khác

26.

Trang thiết bị nhà lưu bệnh nhân

27.


Giường inox + tủ đầu giường

Bộ

70

Việt Nam

Máy giặt vắt công nghiệp

Hệ

01

Thái Lan

01

Thái Lan

28.

Trung Quốc, Việt Nam

thống

29.

Máy xấy


30.

Trang thiết bị văn phòng

CHỦ DỰ ÁN: SỞ Y TẾ TỈNH SƠN LA

Cái

17


Báo cáo ĐTM dự án “Đầu tư xây dựng công trình Bệnh viện Nội tiết tỉnh Sơn
La”

31.

Bàn làm việc lãnh đạo

04

Bàn làm việc nhân viên

Bộ
Bộ

32

Việt Nam
Việt Nam


32.
33.

Ghế xoay cần hơi loại to

Cái

04

Việt Nam

34.

Ghế xoay cần hơi loại nhỏ

Cái

32

Việt Nam

35.

Tủ tài liệu gỗ

Cái

04


Việt Nam

36.

Tủ tài liệu bằng thép

Cái

05

Việt Nam

37.

Giá để tài liệu bằng thép

Cái

14

Việt Nam

38.

Bàn phòng họp, hội trường

Cái

36


Việt Nam

39.

Ghế phòng hội trường

Cái

86

Việt Nam

40.

Ôtô 4 chỗ

Cái

1

Việt Nam

1.4.6. Nguyên, nhiên, vật liệu
Các loại vật tư, nguyên vật liệu sử dụng để xây dựng dự án bao gồm:
+ Cát xây và cát đổ bê tông: sử dụng cát vàng Điện Biên, cát trát sử dụng cát
Sông Đà. Trước khi sử dụng nên sàng tuyển và rửa sạch nhằm đảm bảo chất lượng
cao nhất của cát xây dựng.
+ Đá hộc, đá dăm ... có thể lấy tại các cơ sở cung cấp đá thuộc Thành phố.
+ Gạch lấy tại Nhà máy gạch tuynel Chiềng Sinh.
+ Các loại vật liệu xây dựng khác: Sắt, thép, xi măng, coppha…đều có tại Thành

phố.
1.4.7. Tiến độ thực hiện dự án
Năm 2011: Chuẩn bị các trình tự đầu tư, giải phóng mặt bằng.
Năm 2012: Tiến hành thi công các hạng mục công trình.
Quý I năm 2013: Bàn giao đưa công trình vào sử dụng.
1.4.8. Vốn đầu tư:
Tổng mức đầu tư: 79.522.189.500 đồng
Nguồn vốn được lấy từ nguồn vốn Trái phiếu chính phủ và các nguồn vốn hợp
pháp khác được phân về ngân sách của Tỉnh.
* Kinh phí cho hoạt động bảo vệ môi trường của dự án:
- Kinh phí thực hiện giám sát, quan trắc môi trường trong thời gian thi công
(tính cho 1 năm xây dựng): 134,497,556 đồng.
- Kinh phí thực hiện giám sát, quan trắc môi trường trong thời gian vận hành
(dự tính cho 10 năm): 734,563,220 đồng.
- Kinh phí thi công, lắp đặt các công trình xử lý môi trường như Trạm xử lý
nước thải, nhà chứa chất thải rắn y tế, bể thanh trùng nước thải đã bao gồm trong Chi
phí xây dựng công trình.
CHỦ DỰ ÁN: SỞ Y TẾ TỈNH SƠN LA

18


Báo cáo ĐTM dự án “Đầu tư xây dựng công trình Bệnh viện Nội tiết tỉnh Sơn
La”

1.4.9. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án
Chủ dự án (Sở Y tế tỉnh Sơn La) điều hành dự án và thuê các tổ chức tư vấn có
đủ năng lực và tư cách pháp nhân để quản lý, giám sát thi công và thi công xây lắp
công trình.


CHỦ DỰ ÁN: SỞ Y TẾ TỈNH SƠN LA

19


Báo cáo ĐTM dự án “Đầu tư xây dựng công trình Bệnh viện Nội tiết tỉnh Sơn
La”

CHƯƠNG 2
ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU
VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN
2.1. Điều kiện môi trường tự nhiên
2.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất
2.1.1.1. Đặc điểm địa hình, địa mạo
Khu vực dự án có địa hình bậc thềm của suối Nậm La, hiện đang là khu canh
tác nông nghiệp (ruộng lúa, hoa màu và ao cá) của nhân dân bản Cọ, cao hơn so với
mực nước của suối Nậm La khoảng 5 – 8m.
2.1.1.2. Đặc điểm địa chất
Theo quy chuẩn xây dựng Việt Nam ban hành kèm theo quyết định số
439/BXD-CSXD ngày 25/9/1997 của Bộ xây dựng, tỉnh Sơn La nói chung và thành
phố Sơn La nói riêng nằm trong vùng có động đất cấp 7 đến cấp 8 theo thang MKS.
Địa chất chủ yếu của khu vực là lớp đất bùn mặt ruộng, lớp bùn sét pha, cát
pha lẫn dăm sạn phong hoá trạng thái dẻo kém chặt nguồn gốc Deluvi. Các lớp này
có độ bền cơ học thấp tính nén lún cao. Địa chất ở độ sâu trung bình 3m kể từ mặt đất
là lớp sét pha loang lổ lẫn 15 đến 20% dăm sạn trạng thái dẻo cứng. Do đặc thù của
các lớp địa chất như trên nên với các công trình có số tầng từ 3 đến 4 tầng thì phải
tiến hành xử lý móng cọc bê tông cốt thép để đảm bảo khả năng chịu tải cũng như độ
ổn định cho công trình.
Theo kết quả tính toán trên bản đồ thổ nhưỡng tỷ lệ 1/100.000 của tỉnh Sơn La
cho thấy trên địa bàn thành phố Sơn La có các nhóm đất chính:

- Đất vàng đỏ trên đá sét (Fsx) diện tích khoảng 4.550 ha.
- Đất vàng nhạt trên đá sét (Fqx) diện tích khoảng 12.730 ha.
- Đất đỏ nâu trên đá vôi (Fvh) diện tích khoảng 5.180 ha.
- Đất nâu đỏ trên đá mắc ma trung tính (Fkx) diện tích khoảng 3.840 ha.
- Đất đỏ vàng trên đá biến chất (Fj) diện tích khoảng 1.720 ha.
- Đầt feralit mùn đỏ vàng trên đá biến chất (FHj) diện tích 3.680 ha.
- Đất feralit mùn trên núi (FHa) diện tích khoảng 680 ha.
Phần lớn đất đai có độ dốc lớn, 60% diện tích đất có độ dốc trên 25 0, và
khoảng trên 10% có độ dốc dưới 150.
(Nguồn: Thuyết minh dự án đầu tư)

2.1.2. Điều kiện về khí tượng
Theo số liệu thực đo nhiều năm của Đài khí tượng thuỷ văn Sơn La thì
khu vực Thành phố Sơn La nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, không
chịu ảnh hưởng của biển. Khí hậu mang tính chất lục địa chia thành 2 mùa rõ

CHỦ DỰ ÁN: SỞ Y TẾ TỈNH SƠN LA

20


Báo cáo ĐTM dự án “Đầu tư xây dựng công trình Bệnh viện Nội tiết tỉnh Sơn
La”

rệt. Mùa Đông lạnh và khô, mùa hè nóng và mưa nhiều. Mùa khô từ tháng 11
đến tháng 4 năm sau.
a) Nhiệt độ:
Toàn vùng có nền nhiệt độ tương đối thấp. Nhiệt độ trung bình năm vào
khoảng 19,90C. Tháng 8 nóng nhất có nhiệt độ trung bình trên dưới 25,6 0C. Tháng 1
lạnh nhất có nhiệt độ trung bình trên dưới 13,50C.

Nhiệt độ không khí trung bình năm: 19,90C.
Nhiệt độ không khí cao nhất trung bình năm: 27,8oC.
Nhiệt độ không khí thấp nhất trung bình năm: 18,0oC.
Bảng 6: Đặc trưng nhiệt độ không khí trung bình các tháng tại trạm Sơn La năm 2010
Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12


năm

Ttb(oC) 13,5

21,0

21,3

23,0

24,9

25,6

25,5

25,6

25,0

23,3

18,0

16,2

19,9

Txtb(oC) 20,0


28,6

28,3

28,4

30,3

30,1

29,9

31,1

30,5

28,8

24,5

23,1

27,8

Tmtb(oC) 9,3

15,3

16,7


19,2

21,6

22,5

22,8

22,3

21,5

19,7

13,7

11,9

18,0

(Nguồn: Số liệu khí tượng năm 2010 – Trung tâm khí tượng thủy văn)
Ghi chú:
- Ttb: Nhiệt độ không khí trung bình tháng (oC)
- Txtb: Nhiệt độ không khí tối cao trung bình tháng (oC)
- Tmtb: Nhiệt độ không khí tối thấp trung bình tháng (oC)

b) Độ ẩm và bốc hơi
Độ ẩm tương đối trung bình năm 78,3% . Tháng 7 là thời kỳ có độ ẩm cao nhất
trong năm, độ ẩm trung bình đạt 85%. Các tháng mùa đông và mùa xuân là thời kỳ
hanh khô, độ ẩm trung bình có thể xuống mức 69%.

Tổng lượng bốc hơi nước trung bình tháng đạt lớn nhất là vào tháng 3:
124mm, nhỏ nhất là vào tháng 2: 13mm.
Bảng 7: Đặc trưng độ ẩm không khí và độ bốc hơi trung bình các tháng
tại trạm Sơn La năm 2010
Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12


năm

Độ ẩm

77

71

69

76

78

82

85

83

82

80

77

79

78,3


Bốchơi

73

13

124

99

88

76

57

70

71

80

92

70

76,1

(Nguồn: Số liệu khí tượng năm 2010 – Trung tâm khí tượng thủy văn)


c) Gió:
Hướng gió chủ đạo là Tây Bắc và Tây Nam.
- Vận tốc trung bình năm là 1,1 m/s.
- Vận tốc gió lớn nhất có thể xảy ra trong chu kỳ 50 năm là 36 m/s.
CHỦ DỰ ÁN: SỞ Y TẾ TỈNH SƠN LA

21


Báo cáo ĐTM dự án “Đầu tư xây dựng công trình Bệnh viện Nội tiết tỉnh Sơn
La”

- Thành phố Sơn La không chịu ảnh hưởng của bão nhưng chịu ảnh hưởng của
các trận lốc, trong cơn lốc vận tốc gió lớn hơn 40 m/s trong thời gian ngắn.
- Khí hậu nơi đây còn bị ảnh hưởng trực tiếp của gió Lào là hiệu quả trực tiếp
của hiệu ứng phân đới và hoàn lưu Tây Nam của dãy núi vùng biên giới.
Bảng 8: Tốc độ gió lớn nhất 8 hướng ứng với các tần suất thiết kế
P%

2

5

10

Vcp

Cv

Cs


23,3
14,4
13,0
18,8
14,6
16,9
24,4
21,4
36,2

19,1
12,0
10,9
16,5
12,4
13,9
20,2
17,5
32,0

16,8
10,8
9,8
15,2
11,2
12,3
18,1
15,6
19,7


9,31
6,85
6,03
10,7
7,16
7,35
11,3
9,18
21,2

0,58
0,43
0,46
0,32
0,42
0,51
0,45
0,52
0,30

1,5
2,5
2,0
2,0
2,0
2,0
2,5
2,0
2,0


Vp (m/s)
N
NE
E
SE
S
SW
W
NW
Không kể hướng

d) Nắng:
Bảng 9: Tổng số giờ nắng các tháng trong năm tại trạm Sơn La năm 2010
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10 11 12
Tổng số
162 211 169 200 208 140 145 216 207 187 190 174
giờ
(Nguồn: Số liệu khí tượng năm 2010 – Trung tâm khí tượng thủy văn)
nắng

d) Lượng mưa
Do chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của vùng nhiệt đới gió mùa, chế độ mưa cũng có
sự phân hoá rõ rệt thành 2 mùa: mùa mưa và mùa khô. Tổng lượng mưa trong năm là
1.003mm.
Bảng 10: Đặc trưng chế độ, lượng mưa trung bình các tháng tại trạm Sơn La năm 2010
Tháng

1

N

0

R

-

2

3

4

5

6

7

8


9

10

11

12

năm

1

5

14

14

14

20

17

11

3

1


3

103

0

41

115

111

153

229

232

99

17

-

6

1003

(Nguồn: Số liệu khí tượng năm 2010 – Trung tâm khí tượng thủy văn)


Ghi chú:
- N: Số ngày có mưa trong tháng (ngày)
- R: Tổng lượng mưa tháng (mm)
2.1.3. Điều kiện thủy văn
Hệ thống sông, suối của Thành phố Sơn La khá phong phú, song phân bố
không đều. Trên địa bàn thành phố có suối Nậm La, chiều dài 25 km, ngoài ra còn
CHỦ DỰ ÁN: SỞ Y TẾ TỈNH SƠN LA

22


Báo cáo ĐTM dự án “Đầu tư xây dựng công trình Bệnh viện Nội tiết tỉnh Sơn
La”

nhiều suối nhỏ nằm rải rác ở các xã Hua La, Chiềng Cọ. Lưu lượng dòng chảy biến
động theo mùa, mực nước thấp hơn so với bề mặt canh tác gây nhiều khó khăn cho
sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Ngoài ra còn có các mó nước, mạch nước có khả
năng khai thác để phục vụ sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân.
Lân cận khu vực dự án có suối Nậm La chảy qua về phía Tây Bắc của công
trình. Ngoài ra, còn có một số ao nuôi cá của nhân dân bản Cọ, phường Chiềng An.
2.1.4. Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường vật lý
2.1.4.1. Hiện trạng môi trường không khí
Để đánh giá hiện trạng môi trường không khí tại khu vực dự kiến xây dựng
Bệnh viện Nội tiết tỉnh Sơn La, chúng tôi đã khảo sát, đo đạc mẫu không khí tại các
điểm sau.
Bảng 11. Vị trí các điểm lấy mẫu không khí
STT
1
2

3
4
5

Vị trí lấy mẫu
Vị trí tiếp giáp bệnh viện Đa Khoa
tỉnh Sơn La.
Vị trí giữa khu đất bệnh viện Nội
Tiết tỉnh Sơn La.
Vị trí tiếp giáp khu tập thể bệnh
viện Đa Khoa tỉnh Sơn La.
Vị trí ngã tư quy hoạch gần bệnh
viện Nội Tiết tỉnh Sơn La.
Vị trí tiếp giáp trung tâm phòng
chống HIV và AIDS.

Ký hiệu

Tọa độ
103 54’ 48’’ Kinh độ Đông
21o 20’ 20’’ Vĩ độ Bắc
103o 54’ 47’’ Kinh độ Đông
21o 20’ 59’’ Vĩ độ Bắc
103o 54’ 46’’ Kinh độ Đông
21o 20’ 57’’ Vĩ độ Bắc
103o 54’ 49’’ Kinh độ Đông
21o 20’ 57’’ Vĩ độ Bắc
103o 54’ 48’’ Kinh độ Đông
21o 20’ 58’’ Vĩ độ Bắc
o


KK1
KK2
KK3
KK4
KK5

(Có sơ đồ lấy mẫu kèm theo tại phục lục)

Hiện trạng chất lượng không khí được đánh giá dựa trên kết quả đo nhanh tại
hiện trường. Tổng hợp kết quả phân tích chất lượng không khí được trình bày trong
Bảng 12.
Bảng 12. Chất lượng môi trường không khí
STT

Thông số

KK1

Kết quả
KK2 KK3 KK4

KK5

0

C

35,6


35,9

35,5

35,4

35,5

Đơn vị

Chỉ tiêu so sánh

Vi khí hậu
1

Nhiệt độ

2

Độ ẩm

%

45,9

44,1

41,9

45,1


44,8

3

Áp suất

hPa

937,3

937,8

937,8

938,2

937,1

4

Tốc độ gió

m/s

1,4

1,0

1,2


1,4

1,7

KPH

KPH

KPH

KPH

KPH

KPH

KPH

KPH

KPH

KPH

Chất lượng không khí
5
6

SO2


mg/m3

CO

mg/m3

CHỦ DỰ ÁN: SỞ Y TẾ TỈNH SƠN LA

QCVN
06:2009/BTNMT

23


Báo cáo ĐTM dự án “Đầu tư xây dựng công trình Bệnh viện Nội tiết tỉnh Sơn
La”

7

NOx

mg/m3

KPH

KPH

KPH


KPH

KPH

8

Bụi tổng số

mg/m3

0,08

0,06

0,08

0,04

0,04

dBa

50,9

41,8

41,9

42,6


46,1

0,3 (QCVN
05:2009/BTNMT)

Âm học
9

Độ ồn

70 (QCVN
26:2010/BTNMT)
[Nguồn: Đơn vị tư vấn]

Ghi chú:
- KPH: Không phát hiện
- Thời gian lấy mẫu vào: ngày 29/08/2011
- Tiêu chuẩn và QCVN so sánh:
+ QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
+ QCVN 05:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.
+ QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí
xung quanh.

Nhận xét: Qua kết quả quan trắc hiện trạng chất lượng môi trường không khí
xung quanh cho thấy các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép của
QCVN 05 : 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí
xung quanh và QCVN 26: 2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
Chất lượng môi trường nền khu vực xây dựng bệnh viện Nội tiết tỉnh Sơn La tại bản
Cọ, phường Chiềng An còn tốt, chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm bởi các hoạt động công
nghiệp.

2.1.4.2. Hiện trạng môi trường nước
Nguồn tiếp nhận nước thải của Bệnh viện Nội tiết sau khi qua trạm xử lý nước
thải và các hố ga là hệ thống thoát nước Thành phố dọc theo đường Quy hoạch, tuy
nhiên đường Quy hoạch và hệ thống thoát nước dọc theo đường quy hoạch chưa được
đầu tư. Về phía Tây Bắc của công trình có suối Nậm La chảy qua thuộc địa phận bản
Cọ, phường Chiềng An đang được nhân dân khai thác với mục đích tưới tiêu, thủy lợi
và nuôi cá. Chúng tôi đã tiến hành lấy mẫu nước mặt suối Nậm La tại khu vực phía
Tây Bắc của công trình để đánh giá chất lượng môi trường nền tại thời điểm chưa
triển khai dự án.
Vị trí lấy mẫu nước mặt suối Nậm La: 103o 54’ 47’’ Kinh độ Đông; 21o 20’ 59’’
Vĩ độ Bắc.
Thời gian lấy mẫu: 29/8/2011.
Đơn vị phân tích mẫu nước: Trung tâm Quan trắc và bảo vệ môi trường tỉnh Sơn La.

Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước như sau:
CHỦ DỰ ÁN: SỞ Y TẾ TỈNH SƠN LA

24


Báo cáo ĐTM dự án “Đầu tư xây dựng công trình Bệnh viện Nội tiết tỉnh Sơn
La”

Bảng 13. Các thông số chất lượng nước mặt
STT
1
2
3
4
5

6
7
8
9
10

Tên chỉ tiêu

BOD5(20oC)
COD
NH4 - N
Cl
NO2 - N
NO3 - N
PO43CN
Fe
Zn
Ghi chú:

Đơn vị

NM

mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l

mg/l
mg/l
mg/l

11,6
17,0
0,37
6,70
0,02
15,00
0,20
0,39
1,82
0,076

QCVN 08:2008/BTNMT
(B1)
15
30
0,5
600
0,04
10
0,3
0,02
1,5
1,5

QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. Giá
trị B1 (tiêu chuẩn so sánh chất lượng nước) dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi.


Nhận xét:
Kết quả phân tích chất lượng nước cho thấy hàm lượng Nitrat (NO3 - N) tính
theo N cao gấp 1,5 lần; hàm lượng Xianua (CN-) cao gấp 19,5 lần; hàm lượng sắt cao
gấp 1,2 lần so với tiêu chuẩn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT (mức B1). Nước
mặt suối Nậm La về phía Tây Bắc của công trình đã bị ô nhiễm đặc biệt là hàm lượng
Xianua vượt quá tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.
2.1.4.3. Hiện trạng chất lượng môi trường đất
a. Hiện trạng sử dụng đất phường Chiềng An:
Số liệu kiểm kê đất đai đến ngày 30/4/2010 của phường Chiềng An cho thấy, tổng
diện đất tự nhiên toàn phường là 2.246,0 ha được phân bổ như sau:
Nhóm đất nông nghiệp: 1.680,0 ha chiếm 74,80% tổng diện tích đất tự nhiên
Nhóm đất phi nông nghiệp: 107,31 ha chiếm 4,78%
Nhóm đất chưa sử dụng: 458,69 ha chiếm 20,42%
- Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp:
Tổng diện tích đất sản xuất nông ngiệp năm 2010 là 804,5ha gồm:
+ Đất trồng cây hàng năm 577,40ha (đất trồng lúa 83,4ha tập trung ở các bản Cá,
Bó, Hìn, Cọ; đất trồng cây hàng năm 494,0ha).
+ Đất trồng cây lâu năm 227,1ha.
Trong số 83,4ha đất trồng lúa có 72,59ha đất chuyên trồng lúa nước và 10,81ha
đất trồng lúa nước còn lại.
- Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp:

CHỦ DỰ ÁN: SỞ Y TẾ TỈNH SƠN LA

25


×