Tải bản đầy đủ (.doc) (113 trang)

Báo cáo đánh giá tác động môi trường mỏ đá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (922.41 KB, 113 trang )

MỤC LỤC
TÓM TẮT
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG....................................................................5
MỞ ĐẦU.......................................................................................................................................17
I. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN:..........................................................................................................17
1. Tóm tắt về xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của dự án.........................................................................17
2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư...........................................................17
3. Mối quan hệ của dự án với các quy hoạch..................................................................................18
II. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM...............................18
1. Căn cứ pháp luật.........................................................................................................................18
2. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường Việt Nam áp dụng............................................19
3. Nguồn tài liệu, dữ liệu do Chủ dự án tạo lập..............................................................................20
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI
TRƯỜNG.......................................................................................................................................20
1. Đơn vị tư vấn lập ĐTM..............................................................................................................20
2. Đơn vị tư vấn thiết kế mỏ...........................................................................................................21
Chương 1. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN.........................................................................................23
I. TÊN DỰ ÁN...............................................................................................................................23
II. CHỦ DỰ ÁN.............................................................................................................................23
III. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN.................................................................................................23
IV. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN (PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN).....................................24
1. Mô tả mục tiêu của dự án...........................................................................................................24
2. Khối lượng và quy mô các hạng mục dự án...............................................................................24
3. Mô tả biện pháp, khối lượng thi công xây dựng các công trình của dự án..................................25
4. Công nghệ sản xuất, vận hành....................................................................................................28
5. Danh mục máy móc, thiết bị.......................................................................................................34
6. Nguyên, nhiên, vật liệu (đầu vào) và các chủng loại sản phẩm (đầu ra) của dự án.....................36
7. Tiến độ thực hiện dự án..............................................................................................................38
8. Vốn đầu tư..................................................................................................................................39
9. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án............................................................................................39
Chương 2. ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC THỰC


HIỆN DỰ ÁN................................................................................................................................42
I. ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN..................................................................................42
1. Điều kiện về địa lý, địa chất.......................................................................................................42
2. Điều kiện về khí tượng...............................................................................................................45
3. Điều kiện thủy văn.....................................................................................................................45
4. Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường vật lý............................................................46
1


5. Hệ sinh thái:...............................................................................................................................50
II. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI.............................................................................................50
1 Tổng quan chung về xã Hát Lót..................................................................................................50
2. Điều kiện về kinh tế - xã hội xã Hát Lót.....................................................................................51
Chương 3. ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG..........................................................59
I. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG...........................................................................................................59
1. Đánh giá tác động trong giai đoạn chuẩn bị của dự án................................................................59
2. Đánh giá tác động trong giai đoạn thi công xây dựng.................................................................60
3. Đánh giá tác động trong giai đoạn vận hành (hoạt động) của dự án...........................................68
4. Đánh giá tác động trong giai đoạn tháo dỡ, đóng cửa mỏ, cải tạo phục hồi môi trường.............79
5. Tác động do các rủi ro, sự cố......................................................................................................83
II. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ........................86
Chương 4. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU VÀ PHÒNG NGỪA,
ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG...............................................................................................87
I. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG XẤU DO DỰ ÁN GÂY RA87
1. Trong giai đoạn chuẩn bị............................................................................................................87
2. Trong giai đoạn xây dựng và giai đoạn vận hành mỏ.................................................................87
3. Trong các giai đoạn cải tạo, phục hồi môi trường.......................................................................95
II. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ ĐỐI VỚI CÁC RỦI RO, SỰ CỐ...........................96
1. Trong giai đoạn chuẩn bị............................................................................................................96
2. Trong giai đoạn xây dựng và giai đoạn vận hành.......................................................................96

Chương 5. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG..............................102
5.1. Các công trình xử lý môi trường............................................................................................102
5.2. Giám sát môi trường xung quanh..........................................................................................106
Chương 6. THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG........................................................................107
6.1. Ý kiến của UBND, Đảng ủy và địa chính xã.........................................................................107
6.2. Ý kiến của đại diện cộng đồng dân cư...................................................................................108
6.3. Ý kiến phản hồi và cam kết của Chủ dự án đối với các đề xuất, kiến nghị, yêu cầu của các c ơ
quan, tổ chức được tham vấn........................................................................................................108
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT..................................................................................109
1. Kết luận....................................................................................................................................109
2. Kiến nghị..................................................................................................................................109
3. Cam kết....................................................................................................................................110
PHỤ LỤC.....................................................................................................................................112

2


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐTM

: Đánh giá tác động môi trường

CHXHCN

: Cộng hoà xã hội chủ nghĩa

CP

: Cổ phần


BVMT

: Bảo vệ môi trường

NĐ - CP

: Nghị định chính phủ

BXD

: Bộ xây dựng

BYT

: Bộ y tế

BTNMT

: Bộ tài nguyên và môi trường

UBMTQ

: Uỷ ban mặt trận tổ quốc

HĐND

: Hội đồng nhân dân

WHO


: Tổ chức Y tế thế giới

BOD

: Nhu cầu ôxy sinh hoá

COD

: Nhu cầu ôxy hoá học

SS

: Chất rắn lơ lửng

TSS

: Tổng chất rắn lơ lửng

NTSH

: Nước thải sinh hoạt

CNXD

: Công nhân xây dựng

CTR

: Chất thải rắn


3


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. Danh sách các thành viên tham gia lập báo cáo ĐTM.......................................................21
Bảng 2: Danh sách người tham gia lập dự án.................................................................................22
Bảng 3. Tọa độ các điểm góc của khu vực khai thác......................................................................23
Bảng 4. Danh mục các hạng mục, công trình phụ trợ.....................................................................25
Bảng 5. Tổng hợp các thông số của hệ thống khai thác..................................................................29
Bảng 6. Các thông số khoan nổ mìn...............................................................................................31
Bảng 7. Các thông số kỹ thuật hệ thống nghiền đá.........................................................................34
Bảng 8. Danh mục máy móc thiết bị..............................................................................................34
Bảng 9. Các trang thiết bị chính của xưởng sửa chữa.....................................................................35
Bảng 10. Tổng hợp kết quả tính trữ lượng......................................................................................36
Bảng 11. Trữ lượng đá huy động vào khai thác..............................................................................36
Bảng 12. Nhu cầu nguyên, nhiên vật liệu hàng năm của mỏ..........................................................37
Bảng 14. Bố trí lao động.................................................................................................................40
Bảng 15. Bảng tổng hợp thành phần hoá học (mẫu cơ bản) của đá vôi..........................................43
Bảng 16. Tổng hợp kết quả phân tích cơ lý đá vôi..........................................................................44
Bảng 17. Tên thiết bị sử dụng trong đánh giá nhanh hiện trạng môi trường...................................46
Bảng 18. Chất lượng không khí khu vực dự án..............................................................................47
Bảng 19. Chất lượng nước ngầm gần khu vực dự án......................................................................48
Bảng 20. Chất lượng nước mặt khu vực dự án...............................................................................49
Bảng 21. Diện tích đất chiếm dụng để thực hiện dự án..................................................................59
Bảng 22: Tóm tắt các tác động trong giai đoạn thi công xây dựng.................................................60
Bảng 23. Dự báo tải lượng ô nhiễm khí thải trong quá trình thi công.............................................62
Bảng 24. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa.....................................................................63
Bảng 25. Tải lượng ô nhiễm trong NTSH của khu vực dự án trong giai đoạn thi công..................63
Bảng 26. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải thi công xây dựng.........................................64
Bảng 27. Mức độ tiếng ồn do các phương tiện thi công gây ra ở khoảng cách 100m và 200m......66

Bảng 28. Mức rung của các phương tiện thi công (dB)..................................................................67
Bảng 29. Đối tượng và quy mô tác động trong giai đoạn vận hành mỏ..........................................68
Bảng 30. Các nguồn gây ô nhiễm, phạm vi và mức độ gây ô nhiễm trong giai đoạn khai thác......70
Bảng 31. Tải lượng bụi do khai thác và vận chuyển đá..................................................................71
Bảng 32. Tải lượng khí thải do đốt dầu..........................................................................................73
Bảng 33. Tải lượng ô nhiễm trong NTSH của khu vực mỏ trong giai đoạn vận hành....................75
Bảng 34. Mức tiếng ồn phát do các hoạt động khai thác................................................................76
Bảng 35: Khối lượng thi công cải tạo phục hồi môi trường sau khi đóng cửa mỏ..........................79
Bảng 36. Đối tượng và quy mô tác động trong giai đoạn cải tạo phục hồi môi trường...................80
Bảng 37. Khối lượng các công trình xây dựng cần tháo dỡ............................................................81
Bảng 38. Tác động môi trường của các sự cố, rủi ro môi trường và thiên tai trong khai thác.........83
Bảng 39. Danh mục các công trình xử lý và bảo vệ môi trường...................................................102
Bảng 40. Chương trình quản lý môi trường..................................................................................104

4


TÓM TẮT

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
I. TÊN DỰ ÁN
Dự án đầu tư khai thác và chế biến đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường
tại mỏ đá vôi bản Huổi Búng, xã Hát Lót, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La
II. CHỦ DỰ ÁN
Doanh nghiệp tư nhân sản xuất vật liệu và xây dựng An Mai
Địa chỉ: số 40, tiểu khu 10, thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La
Người đại diện: Ông Nguyễn Xuân Thắng
Chức vụ: Giám đốc
Điện thoại: 0223.843.675
Giấy chứng nhận kinh doanh số: 24.01.000311 đăng ký lần đầu ngày 03

tháng 04 năm 2007.
III. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN
Diện tích mỏ thuộc bản Huổi Búng, xã Hát Lót, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.
Thuộc tờ bản đồ F-48-65-C (5851 III) Hát Lót tỷ lệ 1: 50.000 hệ VN2000.
Khu vực tiến hành dự án nằm cách thị trấn Hát Lót khoảng 3km về phía Tây
bắc, cách quốc lộ 6 khoảng 1,5km thuộc bản Huổi Búng, xã Hát Lót, huyện Mai Sơn
có quan hệ với các đối tượng xung quanh như sau:
- Phía Bắc: Khu vực nhà điều hành mỏ tiếp giáp với 04 hộ dân, cách đường
giao thông liên xã khoảng 500m.
- Phía Nam tiếp giáp với núi đá
- Phía Tây tiếp giáp với đất nông nghiệp;
- Phía Đông tiếp giáp với núi đá.
Vị trí của dự án thể hiện trong sơ đồ kèm theo ĐTM
Trong diện tích khai thác không có hệ thống sông, suối, nguồn nước. Các khe
suối cạn nhỏ phát triển theo hai phương chính chủ yếu là ĐB-TN và thứ yếu là TBĐN.
IV. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN (PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN)
1. Mô tả mục tiêu của dự án
Tiến hành đầu tư khai thác và chế biến đá làm vật liệu xây dựng thông thường
với công suất 30.000m3 đá thành phẩm (tương đương với 25.000m3 đá nguyên
khai/năm) tại mỏ đá vôi bản Huổi Búng, xã Hát Lót, huyện Mai Sơn sẽ phát triển
kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm cho nhân dân tại địa phương, góp phần đáp ứng
nhu cầu thị trường trong và ngoài khu vực.
2. Khối lượng và quy mô các hạng mục dự án
5


2.1. Các hạng mục công trình chính: công trình phục vụ mục đích sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ của dự án
2.1.1. Tổng mặt bằng khai trường
Tổng nhu cầu sử dụng đất là: 4,0459 ha, trong đó:

- Khai trường mỏ: 2,5033 ha
- Khu vực mặt bằng sân công nghiệp: 1,5426 ha bố trí các công trình sau:
a. Bãi cấp liệu
- Bãi cấp liệu nằm ở cos cao +620m, bố trí trạm đập, kho mìn và nhà máy nổ.
b. Bãi đá thành phẩm
Bãi đá thành phẩm nằm ở cos cao +610 là nơi chứa lượng đá thành phẩm sau
quá trình nghiền đập.
Ngoài ra các công trình phụ trợ nhà cửa được bố trí ở cos cao +610, gần ngay
đường giao thông, cách xa khu bãi thành phẩm.
Mặt bằng mỏ được bố trí trên bản tổng đồ, xem bản vẽ TKCS/KTLT/AM - 05
2.1.2. Trạm nghiền sàng
Để đảm bảo công suất của dây truyền 25.000m3 đá nguyên khai/năm hệ thống
nghiền sàng đá được Doanh nghiệp chọn mua mới có công suất 30 đến 35tấn/giờ.
Bao gồm hệ thống nghiền và băng tải đồng bộ theo công nghệ của Trung Quốc.
3. Các chủng loại sản phẩm (đầu ra) của dự án
- Sau khi phân tích tình hình kinh tế của Doanh nghiệp và nhu cầu đá vật liệu
của thị trường Doanh nghiệp đặt ra công suất khai thác mỏ là: 25.000m 3 đá nguyên
khai/năm.
- Với công suất khai thác 25.000m3 đá nguyên khai/năm thì sau chế biến sản
lượng đá thành phẩm hàng năm là:
Asp = k . Ank = 1,2 x 25.000 = 30.000m3/năm đá thành phẩm
- Đá 4 x 6

9.000m3/năm

- Đá 2 x 4

12.000 m3/năm

- Đá 1x2:


6.000m3/năm

- Đá mạt:

3.000 m3/năm

Tổng sản phẩm: 30.000m3 đá thành phẩm/năm
4. Tiến độ thực hiện dự án
4.1. Tiến độ thực hiện dự án
- Thời gian lập dự án: Từ tháng 4/2012  5/2012
- Thời gian thẩm định, xét duyệt dự án: Tháng 6/2012
- Thiết kế bản vẽ thi công: Từ tháng 07 08/2012
- Thời gian duyệt Thiết kế bản vẽ thi công: Từ tháng 9/2012
- Cải tạo và xây dựng nhà xưởng, khu phụ trợ: Tháng 10/2012
6


- Cải tạo sườn tầng: Từ tháng 11/2012 đến 2/2013
- Mua sắm thiết bị: Tháng 10/2012 đến 11/2012
- Lắp đặt thiết bị nghiền sàng: Từ tháng 12/2012 đến 2/2013
- Hiệu chỉnh đồng bộ thiết bị chạy thử: Tháng 3/2013
- Tiến hành khai thác: từ tháng 3/2013 (thời gian khai tháng 18 năm);
- Cải tạo phục hồi môi trường, tiến hành các thủ tục đóng cửa mỏ: sau 18 năm
khai thác (thời gian thực hiện dự kiến 01 năm - Năm thứ 19 của dự án).
4.2. Lịch kế hoạch khai thác
* Năm thứ nhất đến năm thứ 5
Sau khi tiến hành mở vỉa ta tiến hành khai thác từ mức +675 xuống mức +620.
Sử dụng hệ thống khai thác theo lớp xiên, chuyển tải bằng nổ mìn.
* Năm thứ 6 đến năm thứ 10

Sử dụng hệ thống khai thác lớp xiên từ mức +670 xuống mức +620, hướng
phát triển công trình từ Tây Bắc sang Đông Nam. Đá được vận tải trực tiếp từ mặt
bằng +620 lên ôtô về trạm nghiền và bãi trữ đá nguyên liệu.
* Năm thứ 11 đến năm thứ 15
Sử dụng hệ thống khai thác lớp xiên từ mức +660 xuống mức +620, hướng
phát triển công trình từ Tây Bắc sang Đông Nam. Đá được vận tải trực tiếp từ mặt
bằng +620 lên ôtô về trạm nghiền và bãi trữ đá nguyên liệu.
* Năm thứ 16 đến năm kết thúc
Sử dụng hệ thống khai thác lớp xiên từ trên xuống mức +620, độ cao tầng kết
thúc khai thác +660. (bản vẽ kết thúc khai thác xem TKCS/KTLT/AM-10)
5. Hệ thống khai thác
Hệ thống khai thác có liên quan chặt chẽ đến kết cấu của đồng bộ thiết bị ở
mỏ. Với một đồng bộ thiết bị cho trước việc lựa chọn hệ thống khai thác có ý nghĩa
quan trọng, nó đảm bảo cho các thiết bị hoạt động nhịp nhàng, năng suất cao, đem
lại hiệu quả kinh tế và kỹ thuật lớn nhất. Mối quan hệ giữa hệ thống khai thác và
đồng bộ thiết bị thể hiện ở các thông số khai thác như chiều cao tầng, chiều rộng mặt
tầng, chiều rộng mặt tầng công tác.
Với đặc điểm của mỏ đá vôi bản Huổi Búng, xã Hát Lót, huyện Mai Sơn,
tỉnh Sơn La là khoáng sản có ích, lộ ra khỏi mặt đất nên việc phân loại dựa trên cơ
sở trình tự khấu và phương pháp xúc bốc vận tải.
Trên cơ sở đánh giá ưu nhược điểm của các hệ thống khai thác như đã nêu
trên kết hợp với điều kiện thực tế của mỏ đá vôi bản Huổi Búng, xã Hát Lót, huyện
Mai Sơn, tỉnh Sơn La thiết kế lựa chọn hệ thống khai thác hợp lý để tiến hành
khai thác mỏ là: hệ thống khai thác lớp xiên chuyển tải bằng nổ mìn.

7


6. Tuổi thọ mỏ
Tuổi thọ mỏ được xác định:

T = T1+T2+T3, năm
T1 - thời gian xây dựng mỏ, dự kiến là 1năm.
T2 - Thời gian khai thác mỏ, T2 =

Q 448.193,25

17,9 năm
A
25.000

T3 - Thời gian hoàn nguyên và kết thúc khai thác, dự kiến là 1năm
T = 05 + 17,9 + 1,0 = 19, 5năm
Với công suất thiết kế là 25.000 m 3 đá nguyên khai /năm, mỏ sẽ mất khoảng
1năm đầu để tiến hành các công tác xây dựng cơ bản, các công trình phục vụ hoạt
động sản xuất của mỏ đã được xây dựng, trong năm thứ nhất mỏ sẽ hoạt động với
công suất 25.000m3 đá nguyên khai /năm.
Vậy thời gian tồn tại của mỏ là 19, 5năm.
7. Vốn đầu tư
Tổng vốn đầu tư của dự án: 6.032.180.000 đồng (sáu tỷ không trăm ba mươi
hai triệu một trăm tám mươi nghìn đồng).
V. ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Trong phần này chúng tôi chỉ tóm tắt các tác động chính của dự án, chi tiết
các tác động được trình bày tại Chương 3 của Báo cáo.
1. Đánh giá tác động trong giai đoạn chuẩn bị của dự án.
Để khai thác mỏ đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường tại khu vực xã
Hát Lót, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La, cần đảm bảo diện tích khai trường, khu mặt
bằng sân công nghiệp, khu phụ trợ, khu vực kho vật liệu nổ công nghiệp là 4,0459
ha theo thiết kế của dự án.
Trong diện tích đất chiếm dụng của dự án, một phần diện tích trước đây
Doanh nghiệp đã đền bù cho dân và đã được UBND tỉnh cho Doanh nghiệp thuê

đất, phần mở rộng diện tích của mỏ, Doanh nghiệp tiếp tục đền bù. Tuy nhiên, phần
mở rộng diện tích của mỏ là núi đá, không có dân cư do vậy không cần phải bố trí
tái định cư. Để thực hiện dự án, Doanh nghiệp tư nhân sản xuất vật liệu và xây dựng
An Mai tiến hành đền bù phần diện tích mở rộng của mỏ, lập hồ sơ thuê đất trình
UBND tỉnh Sơn La cho thuê đất chiếm dụng của dự án.
2. Đánh giá tác động trong giai đoạn thi công xây dựng
2.1. Bụi
* Lượng bụi phát sinh do hoạt động cải tạo sườn tầng, san gạt mặt bằng lắp
máy, cải tạo hệ thống thoát nước mưa, hồ lắng nước thải của hệ thống dập bụi:
3.333-4999 kg. Tải lượng bụi phát sinh do hoạt động phá dỡ công trình là: 28-42
kg/ngày.
8


Các loại bụi này ít độc hại, song ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng môi
trường không khí tại công trường, và ảnh hưởng tới môi trường không khí xung
quanh tại khu vực dự án.
* Lượng bụi phát sinh từ hoạt động tập kết vật liệu, vận chuyển đất đá
thải: 1.800kg, tải lượng bụi phát sinh 15 kg/ngày.
2.2. Độ ồn:
Tiếng ồn thi công nhìn chung không liên tục, phụ thuộc vào loại hình hoạt
động và các máy móc, thiết bị được sử dụng. Tiếng ồn sinh ra do các phương tiện
vận tải và thiết bị thi công trên công trường ở khoảng cách 2 m đều vượt quá tiêu
chuẩn cho phép của QCVN 26:2010/BTNMT -Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng
ồn tại khu vực đặc biệt là 55 dBA, nhưng tiếng ồn có xu hướng giảm dần ra xa và tại
khoảng cách 200m tiếng ồn hoàn toàn đảm bảo theo quy chuẩn cho phép.
2.3. Độ rung:
Mức rung từ các phương tiện máy móc, thiết bị thi công không đảm bảo giới
hạn cho phép đối với khu vực xung quanh trong khoảng cách 10m trở lại, nhưng
nằm trong giới hạn cho phép ở khoảng cách 30m trở lên theo quy định của QCVN

27:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung (Giá trị tối đa cho phép
về mức gia tốc rung đối với hoạt động xây dựng).
3. Đánh giá tác động trong giai đoạn vận hành (hoạt động) của dự án
3.1. Bụi: Trong hoạt động khai thác, bụi là yếu tố gây ô nhiễm môi trường
không khí đáng kể nhất, ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ người lao động.
Bụi sinh ra từ các công đoạn chính là khoan lỗ, nổ mìn, xúc bốc, vận chuyển,
nghiền sàng. Hầu hết lượng bụi rơi trên công trường và được xúc theo đá thải hàng
ngày, một phần theo nước mưa chảy tràn trên khai trường cuốn đi hoặc phát tán theo
gió.
Tải lượng bụi do khai thác và vận chuyển đá
TT
1
2
3
4

Hoạt động

Hệ số (*)
(kg/tấn đá khai thác)
0,17
0,12
0,12
0,14

Khoan nổ mìn
Vận chuyển
Gió cuốn
Nghiền sàng
Tổng


Tải lượng
(kg/năm)
11.645
8.220
8.220
9.590
37.675

Tải lượng
(kg/ngày)
38,82
27,40
27,40
31,97
125,58

Các loại bụi này ít độc hại, song ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng môi
trường không khí tại khu vực mỏ, và ảnh hưởng tới môi trường không khí xung
quanh tại khu vực dự án. Có thể nói đây là nguồn gây ô nhiễm môi trường chính của
dự án.
3.2. Khí thải:
Hàng năm Doanh nghiệp sử dụng 28.500 lít dầu Diezel/năm tương đương với
9


23,826 tấn/năm. Một năm mỏ đá hoạt động 300 ngày tải lượng các khí độc do việc
đốt nhiên liệu sinh ra được thể hiện trong bảng sau:
TT
1

2
3
4
5

Chất thải
CO
NOx
Aldehyde
Hydrocarbon
SO2

Hệ phát thải
(kg/tấn (*)
20,81
20
1,4
34
1,55

Tải lượng
(kg/năm)
kg/ngày
495,82
1,65
476,52
1,59
33,36
0,11
810,08

2,70
36,93
0,12

3.3. Tác động đến môi trường nước
Diện tích nước mưa chủ yếu là khu vực khai thác nên ít có khả năng ngấm tại
chỗ, thường hình thành dòng mặt. Nước mưa chảy tràn qua khu vực mỏ sẽ có các
dòng chảy lớn cuốn trôi nhiều chất trên bề mặt như đất, đá, cát...đổ xuống phần địa
hình thấp trũng và các ao hồ, và các khe suối trong khu vực gây nên ô nhiễm môi
trường nước mặt, môi trường đất khu vực lân cận, gây xói lở bề mặt địa hình và tạo
nên các sự cố đối với các công trình của Dự án.
Nước mưa chảy tràn cũng có thể gây ra các tai nạn trên khu vực khai trường,
dòng chảy sẽ gây ra hiện tượng sạt, lở, mất an toàn cho khu mỏ. Việc khai thác đá
lâu dài trên một khu vực rộng lớn còn có tác động đến khe con Hạc, gây dục dòng
nước do đất đá cuốn theo nước mưa chảy tràn qua khu vực mỏ.
3.4. Tiếng ồn, rung động
Tiếng ồn, rung động phát sinh trong quá trình hoạt động của mỏ chủ yếu từ
hoạt động nổ mìn phá đá, từ việc sử dụng các thiết bị khoan, của hoạt động nghiền
sàng.
Thông gian khu vực mỏ thoáng đãng, tiếng ồn, rung động không gặp cản trở
trong quá trình lan truyền. Hơn nữa ngay sát ranh giới mỏ còn có một số hộ gia đình
sinh sống nên tác động của tiếng ồn từ hoạt động của mỏ không chỉ ảnh hưởng tới
công nhân lao động mà còn ảnh hưởng khá lớn đến khu vực dân cư lân cận nếu
không có các biện pháp giảm thiểu tích cực.
3.5. Tác động đến kinh tế xã hội:
Sự xuất hiện, tồn tại và phát triển của các cơ sở khai thác đá đã góp phần tích
cực trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, thay đổi cơ cấu kinh tế và lao
động của khu vực và phần nào giải quyết vấn đề nan giải của địa phương về lao
động dôi dư và việc làm. Tuy nhiên, cũng có những vấn đề mang tính tiêu cực, đó là
gia tăng dân số cơ học, biến động thị trường khoáng sản và một số vấn đề liên quan

tới trật tự an ninh xã hội
4. Đánh giá tác động trong giai đoạn tháo dỡ, đóng cửa mỏ, cải tạo phục
hồi môi trường
Theo tiến độ thực hiện Dự án (đã đề cập đến tại Chương 1), thời gian xây
dựng, lắp đặt thiết bị là 0,5 năm, thời gian khai thác mỏ là 18 năm, thời gian thực
hiện giai đoạn tháo dỡ, đóng cửa mỏ, cải tạo phục hồi môi trường là 01 năm (18,5
10


năm) sau khi Dự án được phê duyệt và khởi công.
4.1. Bụi
Bụi phát sinh trong giai đoạn cải tạo, phục hồi môi trường của mỏ từ các hoạt
động được tính toán tải lượng như sau:
a. Bụi phát sinh từ quá trình tháo dỡ công trình xây dựng: 841,2kg tương
đương với 16,8kg/ngày.
Lượng bụi này tập trung chủ yếu tại khu vực có các công trình xây dựng cần
tháo dỡ. Tuy có khối lượng tương đối nhỏ, nhưng do tập trung trong một không gian
không lớn nên sẽ có tác động đáng kể và trực tiếp đến công nhân thi công hạng mục
tháo dỡ. Khả năng ảnh hưởng của bụi phát sinh từ hoạt động này ra ngoài phạm vi
dự án là rất nhỏ.
b. Bụi từ quá trình vận chuyển đất vào mỏ để hoàn thổ: 1.329kg tương
đương với 13,39kg/ngày. Lượng bụi này tác động trực tiếp dọc tuyến đường vận
chuyển từ khu vực khai thác đất màu vào mỏ (1km).
c. Bụi từ quá trình san gạt: 95kg.
Lượng bụi phát sinh từ hoạt động san gạt là rất nhỏ khi tính trung bình ngày
trong giai đoạn thi công và chia đều cho diện tích cần cải tạo phục hồi môi trường.
4.2. Tác động do chất thải rắn, nước mưa chảy tràn, nước thải sinh hoạt
Nước mưa chảy tràn qua khu vực mỏ vào giai đoạn này có nồng độ chất rắn
lơ lửng cao hơn do quá trình rửa trôi đất màu mới được san gạt hoàn thổ.
4.3. Tác động đến kinh tế, xã hội

Khi mỏ ngừng hoạt động, đồng nghĩa với thị trường cung cấp đá xây dựng
trên địa bàn huyện Mai Sơn giảm đi. Sự thiếu hụt nguồn cung cấp sẽ ảnh hưởng
phần nào đến hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện.
Khi mỏ đóng cửa sẽ dẫn đến tình trạng mất việc làm của gần 40 lao động đã
làm việc trong khu mỏ. Tác động này nếu không được chủ đầu tư tính đến sẽ kéo
theo nhiều vấn đề xã hội tiêu cực như ảnh hưởng đến kinh tế gia đình của những lao
động này và tâm lý chán chường khi thất nghiệp.
4.4. Thay đổi cảnh quan khu vực
Quá trình cải tạo và phục hồi môi trường của mỏ sẽ trả lại cảnh quan cho khu
vực. Đây là tác động mang tính tích cực tuy nhiên cũng đòi hỏi chủ dự án phải tiến
hành rất nghiêm túc quy trình, Dự án cải tạo phục hồi môi trường.
5. Tác động do các rủi ro, sự cố
Một số sự cố, rủi ro môi trường và thiên tai có thể xảy ra trong địa bàn khai
thác đá và tác động môi trường được nêu ở bảng sau:
TT
1.

Các sự cố rủi ro

Mô tả

Tác động môi trường

Trượt lở đất đá Đất đá trên tầng khai thác, các Gây ách tắc tầng công tác, giao
11


TT

2.


3.

Các sự cố rủi ro

Mô tả

Tác động môi trường

mái dốc, các khu đổ thải dưới
trong mùa mưa lũ tác động của các chấn động
hoặc sau khi nổ hoặc của dòng nước sẽ đổ
mìn
xuống khu vực có địa hình
thấp

thông nội mỏ, bồi lấp dòng chảy,
phá huỷ bờ moong. Trong trường
hợp nghiêm trọng có thể vùi lấp
thiết bị, ách tắc sản xuất và gây tai
nạn.

Các tảng đá trên moong khai
thác đổ xuống phía dưới do bị
mất cân bằng trọng lực hoặc
tác động của ngoại lực. Đá
văng thường xảy ra do nổ mìn

Gây cản trở mặt bằng công tác
của công nhân, gây hư hại máy

móc thiết bị, gây thương tích và
thương vong cho người và động
vật

Đá văng, đá đổ

Trượt ngã từ trên
cao xuống

Thường xảy ra đối với công Có thể gây thương tích và tử
nhân làm việc trên cao, công vong đối với công nhân
nhân khoan, cạy đá trên tầng

4.

Các sự cố liên Thường xảy ra ở khu vực bãi Có thể gây thương tích hoặc tử
quan đến nổ mìn
mìn, kho chứa mìn
vong cho nhiều người

5.

Chủ yếu xảy ra đối với khu
Một số rủi ro do vực khai thác, khoan nổ mìn,
sự cố kỹ thuật
vận chuyển đất đá, bộ phận
sản xuất cơ giới

6


Gây đình trệ và gián đoạn sản
Thiên tai: mưa,
Thường xảy ra vào mùa mưa xuất ách tắc giao thông, giảm
bão, áp thấp nhiệt
từ tháng 6 đến tháng 10 hàng năng suất và cường độ lao động,
đới, nắng nóng
năm.
thiệt hại về tài sản, hư hỏng kho
kéo dài,.....
tàng, nhà ở,...

Ách tắc và đình trệ sản xuất, gây
thương tích và tai nạn tử vong
đối với công nhân lao động trực
tiếp ở các khu vực này

VI. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU VÀ
PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
1. Bồi thường, giải phóng mặt bằng
Trong diện tích đất chiếm dụng của dự án, một phần diện tích trước đây
Doanh nghiệp đã đền bù cho dân và đã được UBND tỉnh cho Doanh nghiệp thuê
đất, phần mở rộng diện tích của mỏ, Doanh nghiệp tiếp tục đền bù. Tuy nhiên, phần
mở rộng diện tích của mỏ là núi đá, không có dân cư do vậy không cần phải bố trí
tái định cư. Để thực hiện dự án, Doanh nghiệp tư nhân sản xuất vật liệu và xây dựng
An Mai tiến hành đền bù phần diện tích mở rộng của mỏ, lập hồ sơ thuê đất trình
UBND tỉnh Sơn La cho thuê đất chiếm dụng của dự án.
Sau khi được phê duyệt dự án, cấp phép khai thác mỏ, Doanh nghiệp sẽ tiến
hành công tác bồi thường giải phóng mặt bằng theo đúng quy trình, quy định của
pháp luật hiện hành.
2. Các biện pháp chung quản lý môi trường

12


Nhằm hạn chế tối đa các ảnh hưởng và tác động môi trường trong quá trình
sản xuất, Chủ đầu tư sẽ thực hiện các biện pháp quản lý như sau:
- Lựa chọn loại thuốc nổ và công nghệ nổ mìn, khai thác đá hợp lý đối với
loại đá nguyên khối của mỏ đá.
- Công nhân khoan lỗ mìn, nổ mìn, lái máy xúc, máy ủi phải có chứng chỉ
hành nghề và có trình độ tay nghề phù hợp với công trình khai thác mỏ.
- Xe chở đá từ mỏ đi tiêu thụ chỉ được phép chở đúng trọng tải và khi hoạt
động trong khu vực mỏ không chạy quá vận tốc 10 km/giờ.
3 . Các biện pháp giảm thiểu tác động
3.1. Giảm thiểu tác động của bụi
+ Giảm thiểu bụi và hạn chế rơi vãi vật liệu từ thùng xe: không chất cao quá
mép trên của thùng xe, khi xe lưu thông trên đường phải phủ kín.
+ Giảm thiểu bụi cuốn theo phương tiện vận tải và vấn đề an toàn giao thông:
Thường xuyên tu bổ, nâng cấp đoạn đường từ quốc lộ 6 vào khu mỏ và đường nội mỏ.
+ Cần phải sử dụng xe phun nước và thiết bị phun nước trong những ngày không
mưa.
+ Các phương tiện sử dụng phải được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ.
+ Lắp đặt hệ thống hút bụi, xử lý bụi cho hệ thống nghiền sàng
Hệ thống xử lý bụi dự kiến áp dụng là hệ thống kép bao gồm xiclon và lọc bụi
túi theo phương pháp khô. Thuyết minh quy trình xử lý bụi được trình bày trong
Chương 4 và Phần tính toán thiết kế hệ thống xử lý bụi được trình bày chi tiết trong
Phụ lục 3 của Báo cáo.
3.2. Giảm thiểu chất thải rắn
+ Đất mặt bóc được vận chuyển đến bãi lưu giữ đất mặt phục vụ công tác cải
tạo phục hồi môi trường.
+ Phần đất mặt dư thừa, đất có lẫn đá sinh ra trong quá trình chế biến được
thu gom dùng để nâng cấp các tuyến đường, phần còn lại bán cho các cá nhân và

đơn vị trên địa bàn có nhu cầu mua để san lấp mặt bằng và làm đường giao thông.
3.3. Giảm thiểu tác động của nước mưa chảy tràn
Mặt tầng khai thác có địa hình cao hơn phía dưới, nên có thể tổ chức thoát
nước mưa bằng biện pháp thoát tự nhiên. Tuy nhiên, do mặt tầng lồi lõm có thể gây
ứ đọng nước, nên cần tạo các rãnh cục bộ để thu gom nước mưa chảy về hố lắng
chung.
3.4. Giảm thiểu tác động của ồn và rung động
- Biện pháp giảm thiểu tiếng ồn và chấn động khi nổ mìn:
Chủ đầu tư sẽ tuân thủ chặt chẽ các quy định, quy trình nổ mìn, sử dụng liều
nổ hợp lý nhằm giảm thiểu tối đa tiếng ồn và rung chấn từ hoạt động nổ mìn.
13


3.5. Cải tạo, phục hồi môi trường cho khu vực mỏ
Khu vực khai thác và các công trình phụ trợ sau khi kết thúc khai thác được
san ủi tạo độ dốc hợp lý, trồng và chăm sóc rừng trong thời gian 4 năm đảm bảo cây
rừng bắt đầu khép tán.
4. Các phiện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố
4.1. Trong giai đoạn chuẩn bị
Chủ đầu tư cần liên hệ chặt chẽ với đơn vị tư vấn thiết kế mỏ trong quá trình
quy hoạch tổng mặt bằng, thiết kế khai thác mỏ, để hạn chế đến mức thấp nhất các
rủi ro, sự cố phát sinh trong quá trình thực hiện quy hoạch, thiết kế mỏ.
4.2. Trong giai đoạn xây dựng và giai đoạn vận hành
- Khai thác đúng theo đúng quy trình.
- Tại những nơi nguy hiểm Doanh nghiệp sẽ có các biển báo để đề phòng đá
lở và lăn trên các sườn dốc xuống.
- Trong quá trình khai thác phải định kỳ kiểm tra công tác phòng cháy và chữa
cháy. Tuyệt đối tuân thủ các quy định về an toàn phòng cháy do các cơ quan chức
năng ban hành.
- Bảo quản vật liệu nổ công nghiệp, chống mất cắp, giữ được chất lượng nhập

vào và cấp phát tiêu thụ thuận tiện.
- Lập và thực hiện Quy định về an toàn đối với các phương tiện vận tải và vận
hành các loại máy chuyên dụng.
- Lắp đặt các hệ thống chống sét theo đúng tiêu chuẩn của bộ xây dựng nhằm
đảm bảo an toàn tính mạng cho con người. Hệ thống chống sét được thiết kế theo
yêu cầu chống sét đánh thẳng, bố trí các kim thu sét tại các vị trí cao nhất của công
trình.
- Trang bị quần áo bảo hộ lao động cho công nhân theo quy định hiện hành.
- Đối với công nhân làm việc ở những vị trí đặc thù như khoan đá, nổ mìn,
bốc xúc đá, ... tùy vị trí công tác sẽ được trang bị thêm ủng/giày, găng tay, mũ bảo
hiểm, khẩu trang, kính chống nắng, dây an toàn.
- Tổ chức khám sức khỏe định kì mỗi năm một lần cho toàn thể công nhân
viên. Hai năm một lần gửi công nhân lao động trực tiếp lên bệnh viện tỉnh để khám
chuyên khoa hô hấp, tai mũi họng và gửi công nhân nữ khám phụ khoa.
- Giải quyết đúng chế độ đối với công nhân mắc bệnh nghề nghiệp.
VII. THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG
Theo quy định của Luật BVMT năm 2005; Nghị định số 29/2011/NĐ-CP
ngày 18/04/2011 của Chính phủ - Quy định về đánh giá tác động môi trường chiến
lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường và Thông tư số
26/2011/TT-BTNMT ngày 18/07/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường - Quy định
chi tiết một số điều của nghị định số 29/2011/NĐ-CP.
14


Chủ dự án đã tổ chức họp tham vấn cộng đồng theo đúng quy định gồm đại
diện: UBND xã Hát Lót, Uỷ ban MTTQ xã, Đảng ủy, địa chính xã, chính quyền bản
Huổi Búng và một số hộ dân sống xung quanh khu vực mỏ đá để đánh giá về tác
động môi trường do dự án khai thác đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường gây
ra và cam kết thực hiện các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
(Chi tiết được trình bày trong Chương 6 và phụ lục 2 của Báo cáo)

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT
1. Kết luận
1.1. Khi được triển khai thực hiện Dự án sẽ mang lại một số lợi ích không nhỏ
về kinh tế, xã hội cho Doanh nghiệp, cho địa phương và cộng đồng dân cư khu vực
dự án.
1.2. Các tác động chính đến môi trường của dự án bao gồm:
- Bụi từ quá trình sản xuất, vận chuyển (đặc biệt là bụi từ hệ thống nghiền
sàng).
- Tiếng ồn, rung động từ hoạt động khoan, nổ mìn và nghiền sàng.
1.3. Hoạt động của dự án không thể tránh khỏi việc gây ra các tác động xấu
đến môi trường, nhưng hoàn toàn có thể được kiểm soát bằng các giải pháp quản lý
và ngăn ngừa, giảm thiểu bằng các giải pháp kỹ thuật và công nghệ mà chủ đầu tư sẽ
thực hiện trong quá trình triển khai dự án như sau:
- Thực hiện chương trình quản lý, giám sát môi trường một cách chặt chẽ kết
hợp với việc tuyên truyền phổ biến ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường đối với
cán bộ, công nhân viên của Doanh nghiệp.
- Xây dựng và vận hành có hiệu quả các công trình xử lý chất thải và bảo vệ
môi trường như:
+ Sử dụng triệt để đất đá thải và các vật liệu vô cơ khác làm vật liệu san lấp;
+ Thu gom và xử lý chất thải dạng lỏng trong khu vực sản xuất.
+ Tưới ẩm đường giao thông trong khu công nghiệp, trên đường vào mỏ.
- Phối hợp với địa phương trong việc thực hiện các chương trình lồng ghép
nhằm bảo vệ môi trường huyện xanh sạch đẹp.
- Thực hiện đầy đủ chương trình quan trắc môi trường định kỳ, chấp hành
nghiêm túc việc kiểm tra, giám sát môi trường của các cơ quan quản lý môi trường.
1.4. Việc nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ thống hút bụi, xử lý bụi bằng phương
pháp khô (với chi phí dự kiến là 500.000.000 đồng - Theo Thuyết minh dự án) có
khả năng thu hồi được 99,8 lượng bụi phát sinh từ hoạt động nghiền sàng. Tận thu
giá trị kinh tế của bụi (hiện đã có thị trường tiêu thụ dưới dạng tro bay).
2. Kiến nghị

- Các ban ngành của tỉnh Sơn La tạo các điều kiện thuận lợi trong các giai đoạn
hoạt động của dự án.
15


- UBND tỉnh sớm xem xét thẩm định và phê duyệt Báo cáo ĐTM, tạo điều
kiện thuận lợi trong quá hoạt động của dự án và thực hiện công tác bảo vệ môi
trường.
- Các cơ quan quản lý tài nguyên khoáng sản và môi trường của tỉnh giúp đỡ
Doanh nghiệp trong việc quản lý và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên của nhà nước,
thực hiện việc phát triển bền vững công nghiệp địa phương gắn với bảo vệ môi
trường sinh thái.

16


MỞ ĐẦU
I. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN:
1. Tóm tắt về xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của dự án
Nước ta đang trên đà phát triển theo hướng CNH - HĐH. Trong những năm
gần dây nước ta chú trọng phát triển, xây dựng cơ sở hạ tầng nên nhu cầu về đá làm
vật liệu xây dựng ngày càng gia tăng. Sơn La là tỉnh miền núi phía Bắc có nhiều
tiềm năng về đá vôi. Được sự ủng hộ của UBND tỉnh Sơn La, các ngành chức năng
của Tỉnh. Căn cứ vào định hướng, chiến lược phát triển kinh tế tỉnh, qui hoạch sản
xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Sơn La thì mỏ đá vôi bản Hổi Búng, xã Hát
Lót, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La nằm trong danh mục được đầu tư thăm dò, khai
thác giai đoạn 2010 - 2015.
Mỏ đã được cấp Giấy phép khai thác số 375/QĐ-UBND ngày 16/2/2009 do
UBND tỉnh Sơn La cấp; thời hạn của Giấy phép 03 năm từ tháng 2/2009 đến hết
tháng 02/2012 với công suất khai thác 30.000m3/năm, thời hạn khai thác 03 năm đã

hết. Hiện tại Doanh nghiệp đã được UBND tỉnh cấp phép thăm dò theo Quyết định
số 527/QĐ-UBND ngày 21/3/2012 và đang tiến hành hoàn thiện các thủ tục hồ sơ
để triển khai công tác xin cấp Giấy phép khai thác đá vôi làm vật liệu xây dựng
thông thường tại khu vực mỏ theo dự án khai thác mới.
Dự án khai thác và chế biến đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường tại mỏ
đá vôi bản Hổi Búng, xã Hát Lót, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La, thuộc đối tượng bắt
buộc phải lập Báo cáo ĐTM theo mục số 51 Phụ lục II Nghị định số 29/2011/NĐCP ngày 18/4/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược,
đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.
Dự án được thực hiện trên cơ sở mặt bằng và hạ tầng của mỏ cũ, với nội dung
chính là mở rộng, nâng công suất, cải tiến công nghệ chế biến và bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, hiện nay toàn bộ các hạng mục của dự án mới chưa được thực hiện (mỏ
đã được giữ nguyên hiện trạng kể từ khi hết thời hạn khai thác khoáng sản vào tháng
2/2012) do đó Dự án không thuộc đối tượng phải lập Đề án bảo vệ môi trường theo
quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e khoản 1, Điều 3 Thông tư số 01/2012/TTBTNMT ngày 16/3/2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về lập, thẩm
định, phê duyệt và kiểm tra, xác nhận việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi
tiết; lập và đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản.
Nội dung của Báo cáo đánh giá tác động môi trường được thực hiện theo
hướng dẫn tại Phụ lục 2.5 Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT.
2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư
- Đơn vị phê duyệt dự án thăm dò, dự án đầu tư khai thác và chế biến đá vôi
làm vật liệu xây dựng thông thường tại mỏ đá vôi bản Huổi Búng, xã Hát Lót, huyện
Mai Sơn, tỉnh Sơn La: Doanh nghiệp tư nhân sản xuất vật liệu và xây dựng An
Mai;
- Cơ quan cấp phép thăm dò khoáng sản: Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La;
- Cơ quan cấp phép khai thác khoáng sản: Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La;
17


- Cơ quan phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Ủy ban nhân
tỉnh Sơn La;

- Cơ quan phê duyệt Dự án cải tạo phục hồi môi trường: Ủy ban nhân dân
tỉnh Sơn La.
3. Mối quan hệ của dự án với các quy hoạch phát triển do cơ quan quản lý
nhà nước có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt
Dự án phù hợp với nội dung của Quyết định số 2230/QĐ-UBND ngày
20/9/2010 của UBND tỉnh Sơn La v/v phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, chế
biến và sử dụng khoáng sản làm VLXD thông thường tỉnh Sơn La đến năm 2020.
UBND tỉnh Sơn La đã cấp phép thăm dò cho Doanh nghiệp tư nhân sản xuất
vật liệu và xây dựng An Mai. Trên cơ sở kết quả thăm dò, Doanh nghiệp lập dự án
đầu tư khai thác và chế biến đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường tại mỏ đá vôi
bản Huổi Búng, xã Hát Lót, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La theo Giấy phép thăm dò số
527/QĐ-UBND ngày 21/3/2012 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Sơn La.
II. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN
ĐTM
1. Căn cứ pháp luật
- Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005;
- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 và Luật Xây dựng số
38/2009/QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều
liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản của Luật xây dựng số 16/2003/qh11 ngày
26/11/2003;
- Luật Đầu tư năm 2005;
- Luật Đất đai năm 2003;
- Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 được Quốc Hội nước CHXHCN Việt
Nam khóa 7, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 17/11/2010. Luật này có hiệu lực thi hành
từ ngày 1/7/2011;
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường;
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính Phủ về sửa đổi bổ
sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ
về việc: quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi

trường;
- Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 của Chính Phủ - Quy định về
đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi
trường;
- Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ, ngày 29 tháng 05
năm 2008, về việc ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác
khoáng sản;
18


- Thông tư số 34/2009/TT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Bộ Tài
nguyên và Môi Quy định về lập, phê duyệt, kiểm tra, xác nhận Dự án cải tạo, phục
hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác
khoáng sản;
- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của chính phủ về việc quản lý
chất thải rắn;
- Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/07/2011 về Quy định chi tiết một
số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 của Chính Phủ quy định
về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ
môi trường;
- Thông tư số 01/2012/TT-BTNMT ngày 16/3/2012 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định về lập, thẩm định, phê duyệt và kiểm tra, xác nhận việc thực
hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết; lập và đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn
giản;
- Quyết định số 2230/QĐ-UBND ngày 20/9/2010 của UBND tỉnh Sơn La v/v
phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm VLXD
thông thường tỉnh Sơn La đến năm 2020;
- Giấy phép thăm dò số 527/QĐ-UBND ngày 21/3/2012 của UBND tỉnh Sơn
La về việc cấp phép thăm dò đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường.
2. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường Việt Nam áp dụng

2.1. Nhóm quy chuẩn kĩ thuật về chất lượng môi trường không khí:
- QCVN 05:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không
khí xung quanh;
- QCVN 06:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc
hại trong không khí xung quanh.
2.2. Nhóm quy chuẩn kĩ thuật về chất lượng nước:
- QCVN 08: 2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước mặt;
- QCVN 09: 2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước ngầm;
- QCVN 14: 2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
thải sinh hoạt;
- QCVN 28:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế;
- QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công
nghiệp.
2.3. Nhóm quy chuẩn kĩ thuật về tiếng ồn và rung động (môi trường xung
quanh):
- QCVN 26: 2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn;
19


- QCVN 27: 2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về độ rung.
2.4. Các quy chuẩn kỹ thuật khác có liên quan:
- QCVN 02:2008/BCT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn trong bảo
quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp;
- QCVN 04:2009/BCT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn trong khai
thác mỏ lộ thiên;
- TCVN 5326:2008: Kỹ thuật khai thác mỏ lộ thiên;
- TCVN 5178:2004 Quy phạm kỹ thuật an toàn trong khai thác và chế biến đá
lộ thiên;

- TCVS 3733/2002/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 10/10/2002 về Tiêu chuẩn vệ
sinh lao động.
3. Nguồn tài liệu, dữ liệu do Chủ dự án tạo lập
- Dự án đầu tư khai thác và chế biến đá vôi làm vật liệu xây dựng thông
thường tại mỏ đá vôi bản Huổi Búng, xã Hát Lót, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.
- Tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khu vực xã Hát Lót, huyện
Mai Sơn, tỉnh Sơn La.
- Các số liệu, tài liệu khảo sát, đo đạc ngoài thực địa và phân tích trong
phòng thí nghiệm do Trung tâm quan trắc Môi trường tỉnh Sơn La thực hiện.
- Các số liệu về kinh tế - xã hội tại khu vực thực hiện dự án do Trung tâm
Quan trắc Môi trường Sơn La thu thập tổng hợp vào tháng 04/2011.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÁNH
GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Để đánh giá tác động môi trường, báo cáo đã sử dụng nhiều phương pháp
đánh giá khác nhau với mục đích đánh giá những tác động môi trường đầy đủ và
chính xác về các tác động có thể xảy ra liên quan đến dự án, bao gồm:
1. Phương pháp thống kê số liệu
2. Phương pháp ước lượng giá trị chất lượng môi trường
3. Phương pháp danh mục
4. Phương pháp tham vấn cộng đồng
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM
1. Đơn vị tư vấn lập ĐTM
Báo cáo ĐTM được thực hiện bởi: Trung tâm Quan trắc môi trường tỉnh Sơn La.
Đại diện là Ông:

Lê Quang Khanh

Chức vụ:

Phó giám đốc phụ trách Trung tâm


Địa chỉ:

Số 07 đường Tô Hiệu, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La
20


Điện thoại:

0223.551.077/0223.758.555

Fax:
Số tài khoản:

7900201001637

Tại Ngân hàng:

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La

Quyết định thành lập: số 1593/QĐ-UBND của UBND tỉnh Sơn La ngày 5/7/07
Mã số thuế: 5500349454
Bảng 1. Danh sách các thành viên tham gia lập báo cáo ĐTM
T
T

Họ và tên

Chức vụ


Nhiệm vụ

Quản lý hành
chính
Kế toán

Giám sát
thực hiện
Kế toán
Chủ nhiệm
dự án
Viết báo cáo
chuyên đề

1

CN. Lê Quang Khanh

2

CN. Phạm Thu Trang

PGĐ phụ
Trung tâm
Kế toán

3

ThS. Nguyễn Duy Biên


Phó Giám đốc

Môi trường

4
5

KS. Phạm Hải Nam
CN. Lê Diệu Thùy

Cán bộ
Cán bộ

Môi trường
Sinh học

6

CN. Đoàn Thị Hòa

Cán bộ

Sinh học

7

KS. Đinh Thị Thúy Hiền

Cán bộ


Môi trường

8

CN. Dương Văn Phương

Cán bộ

9

CN. Nguyễn Thị Phương
Cán bộ
Thảo

10

CN. Cao Tuấn Minh

Cán bộ

trách

Chuyên ngành

Viết báo cáo
chuyên đề

Năm kinh
nghiệm
Lớn hơn 10

năm
04 năm
Lớn hơn 10
năm
04 năm
07 năm
02 năm
07 năm

Hóa phân tích

Phụ trách
phòng thí
nghiệm

07 năm

Vật lý

Tham gia

02 năm

Khoa học đất

Phân tích
môi trường

01 năm


2. Đơn vị tư vấn thiết kế mỏ
Trong quá trình lập ĐTM của Dự án đơn vị tư vấn lập ĐTM có sử dụng các
tài liệu, dữ liệu, Bản đồ, bản vẽ thiết kế mỏ do đơn vị tư vấn lập Dự án xây dựng.
Các thông tin chính về đơn vị tư vấn lập dự án:
Công ty CP Tư vấn khảo sát thiết kế công trình Mỏ và Tài nguyên.
Giấy phép kinh doanh số: 0102904156 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố
Hà Nội cấp.
Địa chỉ văn phòng: Nhà 14, TT.Viện Lão Khoa, Cổ Nhuế, Từ Liêm, TP Hà
Nội.
Điện thoại: 04.66618621
21


Fax: 04.73095686
Mã số thuế: 0102904156
Giám đốc: Bùi Văn Thành
Bảng 2: Danh sách người tham gia lập dự án
TT
Họ và tên
Chuyên môn
1
Bùi Văn Thành
ThS. Khai thác mỏ
2
Lê Đức Chinh
ThS. Môi trường
3
Nguyễn Thị Thương
KS. Khai thác mỏ
4

Nguyễn Thị Nhung
KS. Khai thác mỏ
5
Nguyễn Thị Cúc
KS. Kinh tế mỏ
6
Đỗ Thị Thu
KS. Địa chất
7
Phạm Thị Hồng Lê
KS. Trắc địa

Chức vụ
Chủ trì
Chủ nhiệm
Thiết kế
Thiết kế
Lập dự toán
Thiết kế
Thiết kế

22


Chương 1
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
I. TÊN DỰ ÁN
Dự án đầu tư khai thác và chế biến đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường
tại mỏ đá vôi bản Huổi Búng, xã Hát Lót, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La
II. CHỦ DỰ ÁN

Doanh nghiệp tư nhân sản xuất vật liệu và xây dựng An Mai
Địa chỉ: số 40, tiểu khu 10, thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La
Người đại diện: Ông Nguyễn Xuân Thắng
Chức vụ: Giám đốc
Điện thoại: 0223.843.675
Giấy chứng nhận kinh doanh số: 24.01.000311 đăng ký lần đầu ngày 03
tháng 04 năm 2007.
III. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN
Diện tích mỏ thuộc bản Huổi Búng, xã Hát Lót, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.
Thuộc tờ bản đồ F-48-65-C (5851 III) Hát Lót tỷ lệ 1:50.000 hệ VN2000 được giới
hạn bởi các điểm khép góc có tọa độ như sau:
Bảng 3. Tọa độ các điểm góc của khu vực khai thác
Điểm
góc

Kinh tuyến trục 104000’,
múi chiếu 30
X(m)

Y(m)

Điểm
góc

Kinh tuyến trục 104000’,
múi chiếu 30
X(m)

Y(m)


1

2343708.27

507928.14

15

2343515.00

507768.00

2

2343692.04

507944.16

16

2343541.04

507776.04

3

2343673.94

507949.94


17

2343576.40

507784.84

4

2343640.96

507965.90

18

2343635.51

507792.06

5

2343592.19

5077984.93

19

2343624.32

507824.22


6

2343576.03

507982.41

20

2343619.25

507837.14

7

2343563.44

507974.44

21

2343617.81

507839.56

8

2343550.43

507943.18


22

2343621.18

507848.26

9

2343537.72

507918.07

23

2343624.92

507863.83

10

2343495.17

507860.37

24

2343626.02

507917.88


11

2343478.63

507823.26

25

2343628.55

507932.44

12

2343477.74

507794.93

26

2343648.19

507932.23

13

2343483.90

507781.92


27

2343675.70

507906.49

14

2343495.51

507769.96

28

2343701.70

507919.34

Diện tích
(ha)

2,5ha

23


Khu vực tiến hành dự án nằm cách thị trấn Hát Lót khoảng 3km về phía Tây
Bắc, cách quốc lộ 6 khoảng 1,5km thuộc bản Huổi Búng, xã Hát Lót, huyện Mai
Sơn có quan hệ với các đối tượng xung quanh như sau:
- Phía Bắc: Khu vực nhà điều hành mỏ tiếp giáp với 04 hộ dân, cách đường

giao thông liên xã khoảng 500m.
- Phía Nam: tiếp giáp với núi đá.
- Phía Tây: tiếp giáp với đất nông nghiệp.
- Phía Đông: tiếp giáp với núi đá.
Vị trí của dự án thể hiện trong sơ đồ kèm theo ĐTM
Trong diện tích khai thác không có hệ thống sông, suối, nguồn nước. Các khe
suối cạn nhỏ phát triển theo hai phương chính chủ yếu là ĐB-TN và thứ yếu là TBĐN.
IV. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN (PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN)
1. Mô tả mục tiêu của dự án
Tiến hành đầu tư khai thác và chế biến đá làm vật liệu xây dựng thông thường
với công suất 30.000m3 đá thành phẩm (tương đương với 25.000m3 đá nguyên
khai/năm) tại mỏ đá vôi bản Huổi Búng, xã Hát Lót, huyện Mai Sơn sẽ phát triển
kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm cho nhân dân tại địa phương, góp phần đáp ứng
nhu cầu thị trường trong và ngoài khu vực.
2. Khối lượng và quy mô các hạng mục dự án
2.1. Các hạng mục công trình chính: công trình phục vụ mục đích sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ của dự án
2.1.1. Tổng mặt bằng khai trường
Tổng nhu cầu sử dụng đất là: 4,0459 ha, trong đó:
- Khai trường mỏ: 2,5033 ha
- Khu vực mặt bằng sân công nghiệp: 1,5426 ha bố trí các công trình sau:
a. Bãi cấp liệu
- Bãi cấp liệu nằm ở cos cao +620m, bố trí trạm đập, kho mìn và nhà máy nổ.
b. Bãi đá thành phẩm
Bãi đá thành phẩm nằm ở cos cao +610 là nơi chứa lượng đá thành phẩm sau
quá trình nghiền đập.
Ngoài ra các công trình phụ trợ nhà cửa được bố trí ở cos cao +610, gần ngay
đường giao thông, cách xa khu bãi thành phẩm.
Mặt bằng mỏ được bố trí trên bản tổng đồ, xem bản vẽ TKCS/KTLT/AM - 05
2.1.2. Trạm nghiền sàng

Để đảm bảo công suất của dây truyền 25.000m3 đá nguyên khai/năm hệ thống
nghiền sàng đá được Doanh nghiệp chọn mua mới có công suất 30 đến 35tấn/giờ.
Bao gồm hệ thống nghiền và băng tải đồng bộ theo công nghệ của Trung Quốc.
2.2. Các hạng mục công trình phụ trợ: phục vụ cho hoạt động của công trình chính
24


Bảng 4. Danh mục các hạng mục, công trình phụ trợ
TT

Hạng mục đầu tư

ĐVT

SL

Ghi chú

Phần san gạt mặt bằng
1

Giải phóng mặt bằng

m2

21000

m2

120,0


Xây mới

2

Khu mặt bằng văn phòng
1

Nhà điều hành

2

Gara ôtô

m

72

Xây mới

3

Giếng nước d =1,5m, sâu 6m

m2

15,0

Xây mới


4

Xây dựng tuyến đường điện

HT

1,0

Xây mới

5

Xây dựng hệ thống nước sinh hoạt

HT

1,0

Xây mới

6

Nhà bảo vệ

m2

15

Có sẵn


7

Nhà ở công nhân

m2

102

Có sẵn

8

Bể nước

m2

10

Có sẵn

9

Nhà ăn

m2

85

Có sẵn


2

10

Kho phụ tùng vật liệu

m

72

Có sẵn

11

Xưởng hàn

m2

180

Có sẵn

12

Kho mìn

m2

20


Có sẵn

13

Nhà máy nổ

m2

10

Có sẵn

3. Mô tả biện pháp, khối lượng thi công xây dựng các công trình của dự án
3.1. Bồi thường giải phóng mặt bằng
Trong diện tích đất chiếm dụng của dự án, một phần diện tích trước đây
Doanh nghiệp đã đền bù cho dân và đã được UBND tỉnh cho Doanh nghiệp thuê
đất, phần mở rộng diện tích của mỏ, Doanh nghiệp tiếp tục đền bù. Tuy nhiên, phần
mở rộng diện tích của mỏ là núi đá, không có dân cư do vậy không cần phải bố trí
tái định cư. Để thực hiện dự án, Doanh nghiệp tư nhân sản xuất vật liệu và xây dựng
An Mai tiến hành đền bù phần diện tích mở rộng của mỏ, lập hồ sơ thuê đất trình
UBND tỉnh Sơn La cho thuê đất chiếm dụng của dự án.
Khối lượng giải phóng mặt bằng: 21.000m2 trên hiện trạng đất núi đá và đất
nông nghiệp trồng ngô, khoai sắn (không có ruộng lúa nước).
25


×