Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

CHUYÊN ĐỀ: NHÔM VÀ HỢP CHẤT CỦA NHÔM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.77 KB, 7 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ………………
TRƯỜNG THPT …………………..

CHUYÊN ĐỀ:
NHÔM VÀ HỢP CHẤT CỦA NHÔM
Đối tượng: học sinh lớp 12
Thời lượng: 01 tiết
Tiết: 46 Theo PPCT

Năm học 2018 - 2019

1


CHỦ ĐỀ: NHÔM VÀ HỢP CHẤT CỦA NHÔM
Bài: NHÔM (Tiết 1)
Giới thiệu chung:
- Bài Nhôm gồm các nội dung: Vị trí và cấu hình electron nguyên tử, tính chất
vật lí,tính chất hóa học.
- Bài giảng được thiết kế theo hướng: GV là người tổ chức, định hướng các
hoạt động học tập còn HS thực hiện các nhiệm vụ do GV chuyển giao một cách
chủ động tích cực. GV theo dõi quá trình thực hiện nhiệm vụ của HS hỗ trợ kịp
thời những khó khăn vướng mắc nhằm giúp HS giải quyết vấn đề học tập 1
cách hiệu quả phù hợp với mục tiêu phát triển năng lực cho học sinh.
- Bài giảng thực hiện trong 1 tiết.
I. Mục tiêu
1: Kiến thức, kỹ năng, thái độ
a. Về kiến thức.
- HS nêu được:
+ Vị trí cấu tạo nguyên tử, tính chất vật lí của Nhôm
+ Tính chất vật lí,


+ Nguyên nhân gây ra tính chất hóa học cơ bản của nhôm.
- HS giải thích được :
Nhôm có tính khử mạnh
b. Về kĩ năng.
+ Suy luận từ cấu tạo nguyên tử suy ra suy tính chất của kim loại nhôm
+ Giải bài tập hóa học các dạng có liên quan đến nhôm.
+ Tiến hành thí nghiệm đơn giản về tính chất của nhôm
c. Về thái độ.
+ Có thái độ tích cực, tự giác và hợp tác trong học tập.
+ Có ý thức bảo vệ những đồ dùng bằng nhôm,
2: Các năng lực được hình thành sau khi dạy học chủ đề
+ Năng lực tự học , năng lực tự hợp tác
+ Năng lực thực hành hóa học
+ Phát huy năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học
+ Phát huy năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên.
2


- Các phiếu học tập, video, máy tính , máy chiếu, hình ảnh.
- Dụng cụ, hóa chất: Kẹp sắt, ống nghiệm, bình chứa oxi, dung dịch
HNO3, H2SO4 (đặc và loãng), Clo.
2. Học sinh.
- Ôn lại kiến thức cũ: Cấu hình electron, phản ứng oxi hóa- khử.
- Chuẩn bị bài mới.
III. Thiết kế, tổ chức hoạt động học
1. Giới thiệu chung
- Tình huống xuất phát: Khai thác kiến thức đã học ở THCS và kiến thức thực
tế về nhôm, đồng thời tạo hứng thú học tập cho học sinh.

- Hoạt động hình thành kiến thức: PPDH chủ yếu: PP sử dụng thí nghiệm ( thí
nghiệm kiểm chứng, TN nghiên cứu) và PP dạy học hợp tác theo nhóm. Thông
qua thí nghiệm và hoạt động nhóm, HS rút ra được các tính chất hóa học cơ
bản của nhôm ( tính khử mạnh).
- Hoạt động luyện tập: Gồm một số câu hỏi nhằm củng cố, khắc sâu kiến thức
trọng tâm trong bài.
- Hoạt động vận dụng, tìm tòi: Được thiết kế cho các nhóm học sinh tìm hiểu
tại nhà giúp HS phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào giải quyết
các vấn đề thực tiễn và tạo sự kết nối bài học tiếp theo.
2. Tổ chức các hoạt động học cho HS.
Hoạt dộng 1: Tình huống xuất phát.
a. Mục đích hoạt động.
Huy động các kiến thức đã được học, kiến thức thực tế của HS về sắt và
tạo nhu cầu, động lực tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới của HS.
b. Nội dung HĐ.
HS xem video (hoặc một số hình ảnh về khai thác quặng boxit nêu
những điều đã biết và những điều muốn tìm hiểu thêm về nguyên tố vừa được
nêu trong video.
c. Phương thức tổ chức hoạt động.
GV cho HS hoạt động nhóm: Xem video ( hoặc hình ảnh) và trả lời câu
hỏi.
1. Đoạn video ( hoặc tranh ảnh) nói đến nguyên tố hóa học nào?
2. Hãy cho biết những điều em đã được học/ đã biết và những điều em
muốn tìm hiểu về nguyên tố đó.
K
W
L
H
( điều đã biết)
( điều muấn biết)

(điều học được)
(học bằng cách
nào)

3


d. dự kiến sản phẩm của HS
- HS sẽ trả lời được nguyên tố hóa học được nói đến trong
đoạn video ( hoặc tranh ảnh) là nguyên tố nào.
- HS có thể nói được một số điều đã biết về nguyên tố nhôm như: Nhôm
là nguyên tố kim loại, là chất rắn ở điều kiện thường
e. Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động.
- Thông qua quan sát, GV biết được mức độ HĐ tích cực của
các nhóm và của các học sinh.
- Thông qua cột K và cột W trong bảng KWLH của các nhóm, GV biết
được HS đã biết những gì và muốn biết thêm gì về nhôm.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
a. Mục tiêu hoạt động
- Nêu được: Vị trí của nhôm trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, cấu
hình electron nguyên tử, tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, tính dẫn điện, dẫn
nhiệt, nhiệt độ nóng chảy, tính dẻo, từ tính), trạng thái tự nhiên.
- Giải thích được: sắt có tính khử mạnh (tác dụng với phi kim, dung dịch axit,
dung dịch muối, nước), trong hợp chất nhôm có số oxi hóa +3.
b. Nội dung hoạt động
ND1: Tìm hiểu vị trí, cấu hình electron, tính chất vật lí của nhôm.
ND2: Tìm hiểu tính chất hóa học của nhôm.
ND3: Tìm hiểu trạng thái tự nhiên của nhôm.
c. Phương thức tổ chức hoạt động
ND1: Tìm hiểu vị trí, cấu hình electron, tính chất vật lí của nhôm

* Giáo viên sử dụng máy chiếu để chiếu hình ảnh bảng tuần hoàn các
nguyên tố hóa học và hình ảnh sắt nguyên chất. Yêu cầu học sinh quan sát hình
ảnh và nghiên cứu SGK rồi hoàn thành phiếu học tập.
* Phiếu học tập:
Câu 1:
- Xác định vị trí của Nhôm trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
- Viết cấu hình electron của nhôm, xác định số electron lớp ngoài cùng, số
electron độc thân ở trạng thái cơ bản.
- Nêu số oxi hóa thường gặp của nhôm (lấy ví dụ cụ thể); Viết cấu hình của
Al3+.
Câu 2:
Nêu trạng thái, màu sắc, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, tính dẻo, nhiệt độ nóng
chảy, khối lượng riêng, của kim loại nhôm.
d. Dự kiến sản phẩm của học sinh
Ở ND1, học sinh có thể trả lời được các ý sau:
- Vị trí: Ô 13, chu kì 3, nhóm IIIA.
4


- Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p1 hoặc [Ne]3s23sp1; số electron lớp ngoài
cùng: 3;
- Các số oxi hóa thường gặp: 0 (Al); +3 (AlCl3).
Cấu hình electron của
Al3+: 1s22s22p6
- Tính chất vật lí: Chất rắn, màu trắng bạc, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt (kém Ag,
Cu), dễ dát mỏng và kéo sợi; nhiệt độ nóng chảy cao (660oC), khối lượng riêng
lớn (d = 2,7 g/cm3),
* Dự kiến một số khó khăn vướng mắc của học sinh và giải pháp hỗ trợ
Ở ND1: Học sinh có thể chưa so sánh được tính dẫn điện, dẫn nhiệt của sắt với
một số kim loại đã học, khi đó giáo viên hướng dẫn học sinh về độ dẫn điện

của các kim loại đã học.
Nội dung 2: Tính chất hóa học của Nhôm
GV: cho HS hoạt động nhóm (mỗi nhóm từ 4 – 6 HS): nghiên cứu SGK, làm
các thí
nghiệm trong SKG, mô tả hiện tượng thí nghiệm và hoàn thành câu hỏi trên
phiếu học tập.
Phiếu học tập số 1
Mức oxh của nhôm trong hợp chất: ...................
Vì sao? ………………………………
Sự biến thiên số oxh:
Al  Al3+ + …e
Nhôm có tính ................
Phiếu học tập số 2
1. Tác dụng với phi kim
a. Tác dụng với Clo
PTHH: Al + Cl2  ………..
b. Tác dụng với Oxi
PTHH: Al + O2  ………...
2. Tác dụng với oxit kim loại
Al + Fe2O3  ……………….
Phiếu học tập số 3
3. Tác dụng với axit
a. HCl, H2SO4 loãng tạo AL (…) +H2
PTHH: Al + HCl  ………………
b. HNO3, H2SO4 đặc tạo Al (…)+ X
(X có thể là ……………………….)
PTHH: Al + HNO3 loãng  ……………….
5



Al + H2SO4 đặc  ……………….
c. HNO3, H2SO4 đặc nguội
Al bị …………………………
4. Tác dụng với H2O
Al + H2O  ……………….
5. Tác dụng với dung dịch kiềm
Al + H2O + NaOH  ……………….
* Dự kiến sản phẩm của HS hoàn thành đầy đủ các phương trình phản ứng của
nhôm
Phiếu học tập số 1:
Phiếu học tập số 2:
Dự kiến một số khó khăn HS có thể gặp phải
HS có thể gặp khó khăn về thao tác thí nghiệm, an toàn thí nghiệm do đó
GV cần HD thật kĩ HS về thao tác thí nghiệm và an toàn thí nghiệm: kĩ năng
kẹp ống nghiệm, kĩ năng lấy hóa chất lỏng, cách đun nóng….đồng thời khi các
nhóm làm TN GV cần quan sát kĩ để kịp thời nhắc nhở khi cần thiêt.
HS có thể không viết đúng phương trình phản ứng của Fe với dung dịch
axit HNO3 và H2SO4 đặc, nóng. Khi đó GV có thể gợi ý để HS có thể viết được
phương trình.
Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu hoạt động
- Củng cố các kiến thức về vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron, tính
chất vật lý, tính chất hóa học và trạng thái tự nhiên của nhôm.
- Rèn luyện kỹ năng viết PTHH và kỹ năng tính toán hóa học liên quan đến tính
chất hóa học của nhôm.
b. Nội dung hoạt động
HS giải quyết các câu hỏi, bài tập sau:
Câu 1: Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử Al là
A. 4.
B. 3.

C. 1.
D. 2.
Câu 2: Mô tả nào dưới đây không phù hợp với nhôm?
A. Ở ô thứ 13, chu kì 2, nhóm IIIA.
B. Cấu hình
2
1
electron [Ne] 3s 3p .
C. Tinh thể cấu tạo lập phương tâm diện.
D. Mức oxi
hóa đặc trưng +3.
Câu 3: Cho các phát biếu sau về phản ứng nhiệt nhôm
A. Nhôm chỉ có thể khử các oxit kim loại đứng sau H trong dãy điện hoá
B. Nhôm chỉ có thể khử các oxit kim loại đứng sau Al trong dãy điện hoá
C. Nhôm chỉ có thể khử các oxit kim loại đứng trước và đứng sau Al trong dãy
điện hoá
D. Nhôm khử tất cả các oxit kim loại
Câu 4: Nhôm bền trong môi trường không khí và nước là do
6


A. nhôm là kim loại kém hoạt động.
B. có màng oxit Al2O3
bền vững bảo vệ.
C. có màng hidroxit Al(OH)3 bền vững bảo vệ.
D. nhôm có tính thụ
động với không khí và nước
Câu 5: Kim loại Al không phản ứng với dung dịch
A. NaOH loãng.
B. H2SO4 đặc, nguội.

C. H2SO4 đặc, nóng.
D. H2SO4 loãng.
Câu 6: Ở nhiệt độ thường, kim loại Al tác dụng được với dung dịch
A. Mg(NO3)2.
B. Ca(NO3)2.
C. KNO3.
D. Cu(NO3)2.
Câu 7: Cho phản ứng: aAl + bHNO3 ��
� cAl(NO3)3 + dNO + eH2O.
Hệ số a, b, c, d, e là các số nguyên, tối giản. Tổng (a + b) bằng
A. 5.
B. 4.
C. 7.
D.
6.
Câu 8: Phản ứng hóa học xảy ra trong trường hợp nào dưới đây không thuộc
loại phản ứng nhiệt nhôm
A. Al T/d với Fe2O3 nung nóng
B. Al T/d
với CuO nung nóng.
C. Al T/d với Fe3O4 nung nóng
D. Al T/d với
H2SO4 đặc nóng
Mục đích của câu hỏi trên nhằm củng cố cấu hình electron tính chất hóa
học của nhôm.
e. Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động
Tương tự như hoạt động hình thành kiến thức, GV có thể kiểm tra, đánh giá hoạt
động của HS thông qua việc quan sát HS làm bài tập; việc ghi vở của Hs và việc
tổ chức cho HS báo cáo, thảo luận.
Hoạt động 4: Vận dụng, tìm tòi mở rộng.

a. Mục tiêu hoạt động.
- Giúp học sinh Vận dụng kiến thức, kĩ năng trong bài để giải quyết các vấn đề
thực tiễn, đồng thời chuẩn bị cho bài tiếp theo.
b. Phương thức tổ chức hoạt động.
- GV chia thành 4 nhóm, hướng dẫn các nhóm HS về nhà tìm hiểu qua thực tế
hoặc qua tài liệu tham khảo để giải quyết các câu hỏi sau:
1. Ứng dụng của nhôm, quá trình khai thác quặng nhôm gây ô nhiễm
môi trường, biện pháp xử lý, biết cách sử dụng nhôm hiệu quả và tiết kiệm.
2. Việc khai thác và sử dụng các loại quặng nhôm ở nước ta hiện nay tác
động đến nguồn tài nguyên, môi trường và đời sống xã hội như thế nào?
c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:
- Sản phẩm: Bài viết của các nhóm bằng tranh vẽ ( hoặc các hình thức khác tùy
theo ý tưởng của học sinh).
- Kiểm tra, đánh giá: Học sinh báo cáo vào đầu giờ buổi học sau.

7



×