Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

CẤU TRÚC RẼ NHÁNH TRONG LẬP TRÌNH PASCAL Tin học 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.56 KB, 23 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT TRIỆU THÁI

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ:
CẤU TRÚC RẼ NHÁNH TRONG LẬP
TRÌNH PASCAL
Tin học 11

Họ tên giáo viên: Triệu Thị Minh Đông
Tổ: Toán – Lí – Tin – KTCN

Năm học 2018 - 2019


Bước 1. Xác định chủ đề bài học
Tên chủ đề: Câu lệnh rẽ nhánh trong lập trình Pascal
Bước 2. Thiết kế nội dung bài học
Chủ đề học tập có thể được thiết kế với các nội dung cụ thể như sau:
Thứ tự nội dung
Nội dung 1
Nội dung 2
Nội dung 3
Nội dung 4

Nội dung kiến thức

Số tiết

Rẽ nhánh trong đời sống
Câu lệnh rẽ nhánh dạng thiếu:
If…Then…


Câu lệnh rẽ nhánh dạng đủ:
1
If…Then…Else…
Câu lệnh ghép
Một số ví dụ
1

Bước 3. Xác định mục tiêu đầu ra cho bài học
Chủ đề và nội dung học tập trên đây dựa trên chuẩn kiến thức kĩ năng sau:
Kiến thức
- Hiểu được câu lệnh rẽ nhánh (dạng thiếu và dạng đủ).
- Hiểu được câu lệnh ghép.
Kĩ năng:
- Viết đúng các lệnh rẽ nhánh dạng thiếu, rẽ nhánh dạng đủ.
- Biết sử dụng đúng và có hiệu quả câu lệnh rẽ nhánh.
Bước 4. Mô tả mức độ yêu cầu kiểm tra, đánh giá
Bảng dưới đây xác định và mô tả 4 mức độ yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận
dụng, vận dụng cao) của mỗi loại câu hỏi/bài tập có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá
năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học chủ đề bài học “Câu lệnh rẽ nhánh
trong lập trình Pascal”
BẢNG THAM CHIẾU CÁC MỨC YÊU CẦU CẦN ĐẠT
CỦA CÂU HỎI, BÀI TẬP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
Nội dung
1. Rẽ
nhánh

Loại câu
hỏi/bài tập
Câu hỏi/bài
tập định


Nhận biết
Hs lấy được
một số ví dụ

Thông hiểu
Hs chỉ ra và
giải thích

Vận dụng
thấp

Vận dụng
cao


tính

về việc sử
dụng ‘cấu
trúc’ rẽ nhánh
trong thực tế.
Câu hỏi
ND1.DT.NB1

2. Câu
lệnh ifthen
(dạng
thiếu)


Bài tập
định lượng
Bài tập thực
hành
Câu hỏi/bài Hs mô tả cấu
tập định
trúc, ý nghĩa
tính
lệnh if-then

Bài tập
định lượng

Câu hỏi
ND2.DT.NB1
Hs biết cơ chế
hoạt động của
câu lệnh rẽ
nhánh if-then
để chỉ ra được
hoạt động một
lệnh dạng cụ
thể
Câu hỏi
ND2.DL.NB1

Bài tập thực
hành

3. Câu


Câu hỏi/bài

Hs mô tả cấu

được ‘cấu
trúc’ rẽ nhánh
trong tình
huống thực
tế.
Câu hỏi
ND1. DT.
TH1

Hs chỉ ra
được các
thành phần
của một câu
lệnh if-then
cụ thể
Câu hỏi
ND2.DT.TH1
Hs hiểu cơ
chế hoạt
động câu
lệnh if-then
để giải thích
được hoạt
động cụ thể
Câu hỏi

ND2.DL.TH
1
Hs sửa lỗi
lệnh rẽ nhánh
if-then trong
chương trình
quen thuộc
có lỗi

Câu hỏi
ND2.TH.TH
1
Hs chỉ ra

Hs viết được
câu lệnh rẽ
nhánh if-then
thực hiện một
tình huống
quen thuộc

Câu hỏi
ND2.DL.VDT
1
Hs vận dụng
câu lệnh rẽ
nhánh if-then
kết hợp các câu
lệnh đã học để
viết một

chương trình
hoàn chỉnh đơn
giản
Câu hỏi
ND2.TH.VDT
1


lệnh ifthen (dạng
đủ)

tập định
tính

Bài tập
định lượng

trúc, ý nghĩa
lệnh rẽ nhạnh
dạng đủ
Câu hỏi
ND3.DT.NB1
Hs biết cơ chế
hoạt động của
rẽ nhánh ifthen-else để
chỉ ra được
hoạt động một
lệnh if-thenelse cụ thể
Câu hỏi
ND3.DL.NB1


Câu hỏi
ND3.DL.TH
1
Hs sửa lỗi
lệnh if-thenelse trong
chương trình
quen thuộc

Bài tập thực
hành

4. Câu
lệnh ghép

Câu hỏi/bài
tập định
tính

Bài tập
định lượng

được các
thành phần
của lệnh ifthen-else cụ
thể
Câu hỏi
ND3.DT.TH1
Hs hiểu cơ
chế hoạt

động của
lệnh if-thenelse để giải
thích được
hoạt động ifthen-else cụ
thể

Hs mô tả cấu
trúc, ý nghĩa
lệnh ghép
Câu hỏi
ND4.DT.NB1
Hs biết cơ chế
hoạt động câu
lệnh ghép để
chỉ ra được
hoạt động một
lệnh ghép cụ
thể
Câu hỏi
ND4.DL.NB1

Câu hỏi
ND3.TH.TH
1
Hs chỉ ra
được các
thành phần
một lệnh
ghép cụ thể
Câu hỏi

ND4.DT.TH1
Hs hiểu cơ
chế hoạt
động lệnh
ghép để giải
thích một
lệnh ghép cụ
thể

Hs viết được
câu lệnh ifthen-else thực
hiện một tình
huống quen
thuộc

Câu hỏi
ND3.DL.VDT
1
Hs vận dụng
lệnh if-thenelse kết hợp
câu lệnh đã học
để viết chương
trình đơn giản
Câu hỏi
ND3.TH.VDT
1

Hs viết được
lệnh ghép thực
hiện một tình

huống quen
thuộc

Câu hỏi


Bài tập thực
hành

Câu hỏi
ND4.DL.TH
1
Hs sửa lỗi
lệnh ghép
trong chương
trình quen
thuộc có lỗi.
Câu hỏi
ND4.TH.TH
1

ND4.DL.VDT
1
Hs vận dụng
lệnh ghép và
câu lệnh khác
đã học để viết
một chương
trình đơn giản
Câu hỏi

ND4.TH.VDT
1

Bước 5. Biên soạn các câu hỏi/bài tập/phiếu học tập
Câu ND1.DT.NB1. Em hãy lấy một ví dụ dạng nếu-thì trong đời sống?
Câu ND1.DT.TH1. Cho biết sơ đồ khối hình 5 sgk 39 thực hiện công việc gì?
Câu ND2.DT.NB1. Trình bày cấu trúc, ý nghĩa if-then?
Câu ND2.DT.TH1. Câu lệnh if-then nào sau đây viết đúng?
a. If a>b then a:=b;
b. If – then a>b,a:=b;
c. If- then (a>b,a:=b);
d. If (a>b) then a:-b;
Câu ND2.DL.NB1. Xét lệnh:
If a>b then write(a);
Nếu a=7, b=6 thì lệnh kết quả trả về là?
a. Không đưa ra gì
b. 6
c. 7
d. 67
Câu ND2.DL.TH1. Xét lệnh:
If a>b then a:=b;
If a>c then a:=c;
Write(a);
Nếu a=7, b=6, c=8 thì kết quả trả về là?
a. Không đưa ra gì
b. 6
c. 7
d. 8
Câu ND2.DL.VDT1. Viết câu lệnh đưa ra giá trị nhỏ nhất trong hai số a,b?
Câu ND2.TH.TH1. Hãy chỉ ra lỗi trong chương trình sau:

Var a,b:longint;
Begin
Readln(a,b);
If a>b then write(‘a lon hon b’);


If a>c then write(‘a lon hon c’);
Readln
End.
Câu ND2.TH.VDT1. Viết chương trình nhập hai số nguyên a,b. Tìm giá trị lớn nhất trong hai số
a,b?
Câu ND3.DT.NB1. Trình bày cấu trúc, ý nghĩa câu lệnh if-then-else?
Câu ND3.DT.TH1. Câu lệnh nào viết đúng?
a. If a>b then d:=a else d:=b;
b. If a>b; then d:=a else d:=b;
c. If a>b; then d:=a else d:=b
d. If a>b then d:=a else d:=b
Câu ND3.DL.NB1. Xét lệnh:
If a>b then a:=a-b else a:=b-a;
Nếu a=5, b=2 thì kết quả trả về là?
a. Không đưa ra gì
b. 1
c. 2
d. 3
Câu ND3.DL.TH1. Cho đoạn chương trình sau:
Readln(a,b);
If a>b then write(‘a lon hon b’)
Else write(‘b lon hon a’);
Hãy lấy giá trị a, b cho câu lệnh trên là đúng?
Câu ND3.DL.VDT1. Viết đoạn chương trình sử dụng câu lệnh rẽ nhánh dạng đủ cho trường hợp

delta>0 trong giải phương trình bậc 2?
Câu ND3.TH.TH1. Hãy sửa lỗi sai trong đoạn chương trình sau:
Readln(a,b,c);
If a>b then d;=a else d:=b;
If d>c then d:=c;
Writeln(‘gia tri lon nhat 3 so la:’,d);
Câu ND3.TH.VDT1. Viết chương trình giải phương trình bậc hai có sử dụng cấu trúc rẽ nhánh
dạng đủ?
Câu ND4.DT.NB1. Trình bày cấu trúc câu lệnh ghép?
Câu ND4.DT.TH1. Chỉ lỗi sai trong đoạn chương trình sau:
If a>b then
Tg:=a;
A:=b;
B:=tg;
End;
Câu ND4.DL.NB1. Cho đoạn chương trình sau:
If a>b then
Tg:=a;
A:=b;
B:=tg;
End;


Với a=5, giá trị b=?
Câu ND4.DL.TH1. Quan sát chương trình giải phương trình bậc hai trang 41 sgk, chỉ ra đâu là
câu lệnh ghép, giải thích?
Câu ND4.DL.VDT1. Hoàn thiện đoạn chương trình sau:
If a>b then
………:=a;
A:=……..;

B:=tg;
End;
Câu ND4.TH.TH1. Cho chương trình viết bằng ngôn ngữ PASCAL sau đây :
PROGRAM Inso;
Uses crt;
Var M, N, I : integer;
BEGIN
clrscr;
M := 0 ;
N := 0 ;
For I := 1 TO 10000 do
Begin
if ( (I mod 3) = 0 ) then M := M + 1 ;
if ( (I mod 3) = 0 ) and ( (I mod 5) = 0 ) then N := N + 1 ;
End;
writeln( M,‘ ’, N );
readln
END.

Phát biểu nào dưới đây về chương trình trên là đúng ?
A. Đây là chương trình đếm số các số nguyên trong khoảng từ 1 đến 10000 là bội số
của 3;
B. Đây là chương trình đếm và thông báo ra màn hình rằng trong khoảng từ 1 đến
10000 có bao nhiêu số nguyên là bội số của 3 và có bao nhiêu số là bội số chung
của 3 và 5; (*)
C. Đây là chương trình đếm số các số nguyên nhỏ hơn 10000 và chia hết cho 3;
D. Đây là chương trình đếm số các số nguyên trong khoảng từ 1 đến 10000 là bội số
của 3 và 5;
Câu ND4.TH.VDT1. Viết chương trình sử dụng câu lệnh ghép tìm nghiệm cho phương trình bậc
nhất: ax+b=0 (a<>0).


Bước 6. Thiết kế tiến trình dạy học
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC


Chủ đề: Câu lệnh rẽ nhánh trong lập trình Pascal


Tiết

Tên bài và nội dung

Hoạt động học tập của học sinh

thứ
ND1: Rẽ nhánh trong đời sống
và các loại rẽ nhánh.
ND2. Câu lệnh rẽ nhánh dạng
thiếu:
If- Then

1

ND3: Câu lệnh rẽ nhánh dạng đủ:
If…Then…Else…

2
ND4: - Câu lệnh ghép
-Một số ví dụ


HĐ khởi động
HĐ hình thành kiến thức và luyện
tập
HĐ vận dụng và tìm tòi, mở rộng
HĐ hình thành kiến thức và luyện
tập
HĐ vận dụng và tìm tòi, mở rộng
HĐ hình thành kiến thức và luyện
tập
HĐ vận dụng và tìm tòi, mở rộng

Chú ý: Các hoạt động vận dụng và tìm tòi mở rộng có thể không thực hiện hết các
nội dung được nêu trong bài học, và có thể hướng dẫn HS học ở nhà.
6.1. Tiến trình dạy học

CẤU TRÚC RẼ NHÁNH (t1)

Tiết 11
I.

Mục tiêu
 Kiến thức:
+ Hiểu nhu cầu rẽ nhánh trong việc giải quyết các bài toán.
+ Hiểu cơ chế hoạt động của câu lệnh rẽ nhánh dang thiếu và dạng đủ.
+ Hiểu câu lệnh ghép.
 Kỹ năng:
+ Sử dụng cấu trúc rẽ nhánh trong mô tả thuật toán của một số bài toán đơn
giản.
+ Viết được các lệnh rẽ nhánh dạng thiếu, dạng đủ và áp dụng để thể hiện được
các thuật toán đơn giản.

 Thái độ:
+ Tiếp tục xây dựng lòng yêu thích giải toán bằng lập trình trên máy tính.
+ Rèn luyện phẩm chất của người lập trình: cẩn thận, sáng tạo…
 Năng lực hướng tới:
+ Mô hình hóa các tình huống thực tiễn xảy ra phụ thuộc vào điều kiện theo
cấu trức rẽ nhánh trong môn tin học.

+ Diễn tả thuật toán cấu trúc rẽ nhánh trên ngôn ngữ lập trình.
II.

Phương pháp dạy học, phương tiện dạy học chủ yếu


- Dạy học theo quan điểm hoạt động
- Sử dụng máy chiếu, slide bài giảng, SGK, máy tính cài đặt môi trường lập
trình để minh họa, giấy khổ lớn và các bảng phụ
III. Quá trình thực hiện bài giảng:
1. Ổn định lớp:
- Kiểm tra sĩ số, ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Giảng bài mới:
A. KHỞI ĐỘNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu rẽ nhánh trong đời sống thực tế
(1) Mục tiêu: HS hiểu được nhu cầu sử dụng và ý nghĩa của câu rẽ nhánh trong
đời sống cũng như trong việc giải quyết các bài toán. HS biết có hai loại rẽ nhánh: Rẽ
nhánh dạng thiếu và rẽ nhánh dạng đủ.

(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Dạy học nêu vấn đề (learrning problem posing)
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân và thảo luận nhóm.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu…

(5) Sản phẩm: HS được giao nhiệm vụ tìm hiểu tình huống phát sinh cấu trúc rẽ
nhánh thông qua bài toán cụ thể. Từ đó các em trả lời được phiếu câu hỏi được GV
nêu ra. GV sẽ chính xác lại các câu trả lời của các HS (cá nhân hoặc nhóm) để các em
hiểu được hai loại cấu trúc rẽ nhánh. Chú ý, chỉ
ở cuối hoạt động này, GV mới liên hệ, đề cập ngay đến câu lệnh rẽ nhánh trong
Pascal.

Nội dung hoạt động
Hoạt động của giáo viên
GV đặt câu hỏi:
Trong đời sống có rất nhiều việc chỉ
thực hiện khi một điều kiện cụ thể nào
đó được thỏa mãn
Yêu cầu HS lấy ví dụ

GV nhận xét và kết luận

Hoạt động của học sinh
HS:
- Nếu chiều mai trời không mưa thì
Châu sẽ đến nhà Ngọc (1)
- Nếu chiều mai trời không mưa thì
Châu sẽ đến nhà Ngọc, nếu mưa thì sẽ
gọi cho Châu để trao đổi. (2)


Hai dạng rẽ nhánh:
+ Dạng 1: gọi là dạng rẽ nhánh khuyếtthiếu
Nếu....thì.....
+ Dạng 2: gọi là dạng rẽ nhánh đầy đủ

Nếu....thì.....nếu không thì.....

Ví dụ giải quyết bài toán thực tế:

PHIẾU CÂU HỎI
Quan sát vào 3 gói cước MI10, MI30, MI50
(1) Tính tiền cho khách hàng dùng X MB ở gói cước MI10?
(2) Phát biểu cách tính tiền bằng ngôn ngữ tự nhiên?
(3) Xây dựng thuật toán.

Giáo viên chính xác câu trả lời của HS như sau:
(1) X<= 50: Số tiền khách hàng phải trả là: 10.000đ
X> 50: Số tiền khách phải trả là: 10.000 + 25 * (X-50)* 1024/50 (đ)
(2) Nếu X<= 50 thì số tiền phải trả là 10 ngàn đồng
Nếu X > 50 thì số tiền phải trả là 10 ngàn cộng thêm tiền phải trả cho số lưu lượng
cước vượt khung
(3) B1. Nhập X
B2. Nếu X<= 50 thì số tiền phải trả là 10 ngàn đồng
B3. Nếu X > 50 thì số tiền phải trả là 10 ngàn cộng thêm tiền phải trả cho số lưu lượng
cước vượt khung.


B4. Kết thúc.

Giáo viên nhận xét
Để viết chương trình cho máy tính thực hiện tính tiền cho khách hàng phải sử dụng câu
lệnh rẽ nhánh.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 2: Tìm hiểu câu lệnh rẽ nhánh trong

pascal
(1) Mục tiêu: HS hiểu được ý nghĩa và hoạt động của 2 câu lệnh rẽ nhánh
trong pascal (If – Then, if…then…else…)
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Đàm thoại, phát hiện;
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Thảo luận nhóm.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu.
(5) Sản phẩm: HS phát biểu được hoạt động của If - Then.
Nội dung hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Học sinh làm việc với SGK, trao đổi
Học sinh làm việc với SGK, làm việc
với bạn trong nhóm về:
cá nhân, trao đổi kết quả với các bạn
- Cấu trúc và hoạt động của câu lệnh
trong lớp.
if…then dạng thiếu.
- Cấu trúc và hoạt động của câu lệnh
if…then dạng đủ.
Tổ chức cho các nhóm báo cáo

Một nhóm báo cáo, các nhóm khác
nhận xét và đánh giá.

Giáo viên tổng hợp lại kiến thức(Ghi
cụ thể nội dung lên Slide)
2. Câu lệnh If-then dạng thiếu
Cp:
If <điều kiện> Then <Câu lệnh>;
Hđ: Nếu điều kiện đúng thì thực hiện

câu lệnh.
<điều kiện>: biểu thức lôgic
<câu lệnh>: một câu lệnh của Pascal

HS lắng nghe, ghi chép, cập nhật vào
sản phẩm học tập của nhóm mình.


3. Câu lệnh If-then dạng đủ
Cp:
If <điều kiện> Then <Câu lệnh 1>
Else <Câu lệnh 2>;
Hđ: Nếu điều kiện đúng thì thực hiện câu
lệnh 1, điều kiện sai thì thực hiện câu lệnh
2.
Chú ý: Trước Else không có dấu ;

C. LUYỆN TẬP - VẬN DỤNG
Hoạt động 3: Xây dựng chương trình giải bài toán Tính tiền cho khách hàng
dùng X MB ở gói cước MI10

(1) Mục tiêu: HS tham gia xây dựng được chương trình thể hiện thuật toán
sử câu lệnh IF - THEN để giải quyết bài toán quen thuộc.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Đàm thoại, phát hiện;
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Thảo luận nhóm.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu.
(5) Sản phẩm: HS trả lời được phiếu câu hỏi, từ đó các em có thể xây dựng
được chương trình giải quyết bài toán quen thuộc bằng cách sử dụng câu lệnh rẽ
nhánh IF - THEN.
Nội dung hoạt động

PHIẾU CÂU HỎI
Để tiến đến cài đặt chương trình hoàn chỉnh cho sơ đồ thuật toán giải bài toán:
Tính tiền cho khách hàng dùng X Mb ở gói cước MI10, hãy thực hiện các công
việc sau:
(1) Viết đoạn trình nhập số nguyên X từ bàn phím.
(2) Viết đoạn trình thể hiện việc tính số tiền phải trả như đã mô tả trong thuật
toán bằng cách sử dụng câu lệnh IF- THEN trong 2 trường hợp.
Hoàn thiện chương trình giải bài toán dưới đây:
#1: program GoicuocMI10;


#2: uses crt;
#3: var X:Real;
#4: begin
#5: clrscr;
#6: …………..;
#7: …………..;
#8: …………..;
#9: …………..;
#10: …………..;
#11: end.
Hoạt động 4: Trả lời câu hỏi về câu lệnh rẽ nhánh
(1) Mục tiêu: HS hiểu rõ cách sử dụng câu lệnh rẽ nhánh IF - THEN.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Đàm thoại, phát hiện;
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Thảo luận nhóm.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu.
(5) Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi trắc nghiệm về câu lệnh IF –
THEN (Mức độ hiểu và vận dụng thấp)
Nội dung hoạt động
Câu 1. Hãy chọn câu trả lời đúng trong các phương án trả lời dưới đây:

Trong câu lệnh IF<điều kiện> THEN <câu lệnh> thì câu lệnh được thực hiện
khi
A. <Điều kiện> được tính toán xong;
B. <điều kiện>được tính toán xong và cho kết quả sai;
C. <điều kiện>được tính toán xong và cho kết quả đúng;
< D. <Điều kiện> không tính toán được;
Câu 2. Hãy chỉ ra câu trả lời sai trong các câu trả lời dưới đây:
Trong câu lệnh IF<điều kiên> THEN<câu lệnh 1> ELSE<câu lệnh 2>


A. điều kiện điều khiển rẽ nhánh là biểu thức logic;
B. <câu lệnh 1> được thực hiện khi <điều kiện> được tính toán xong và cho kết
quả đúng.
C. <câu lệnh 1> được thực hiện khi <điều kiện> được tính toán xong và cho kết
quả sai.
D. <câu lệnh 2> được thực hiện khi <điều kiện> được tính toán xong và cho kết
quả sai.
Câu 3. Cho chương trình sau:
Uses crt;
var x : integer;
begin
write(‘nhap vao mot so nguyen:’) ; readln(x) ;
if x MOD 2 = 0 then writeln (‘so vua nhap la so chan ‘)
else
writeln (‘so vua nhap la so le ‘);
readln(a);
end.
Chức năng của chương trình là:
A. Kiểm tra một số nguyên là chẵn hay lẻ.
B. Bin ra màn hình số chẵn hay lẻ

C. Nhập một số nguyên từ bàn phím và in ra màn hình số đó là chẵn hay lẻ
D. Nhập một số nguyên từ bàn phím và in số đó ra màn hình
Chọn phương án ghép đúng nhất.
D. TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Hoạt động 5: Sử dụng câu lệnh IF – THEN giải quyết một số bài toán.


(1) Mục tiêu: HS thể hiện được câu rẽ nhánh IF - THEN trong các tình huống cụ
thể.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Đàm thoại, phát hiện;
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Thảo luận nhóm.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu.
(5) Sản phẩm: Dưới sự hướng dẫn của GV, HS trả lời phiếu câu hỏi.
Học sinh biết vận dụng câu lệnh lặp IF _ THEN để giải quyết các tình huống
cụ thể (mức độ vận dụng thấp và cao).
Nội dung hoạt động
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

- Chia lớp thành 8 nhóm học tập

HS làm việc theo nhóm viết chương
trình theo sự phân công trên khổ giấy
đã chuẩn bị sẵn:
- Yêu cầu làm vào giấy bìa trong khổ to
Nhóm 1, 2: Đề 1
đã chuẩn bị trước
Nhóm 3, 4: Đề 2
Nhóm 5, 6: Đề 3

Đề 1. Viết chương trình: Nhận vào 2 số
nguyên không âm a và b viết lên màn hình Nhóm 7, 8: Đề 4
- Nêu yêu cầu và phát đề cho các nhóm.
(Chỉ định nhóm trưởng)

2 số đó theo thứ tự tăng dần.
Đề 2. Giả sử em A có tuổi là Ta, em B có
tuổi là Tb (Ta<>Tb). Ai ít tuổi thì nhận gói
kẹo to, ai nhiều tuổii nhận gói kẹo nhỏ.
Viết chương trình: nhận vào tuổi của A và
B. Viết lên màn hình ai nhận gói kẹo to ai
nhận gói kẹo nhỏ
Đề 3. Viết chương trình thực hiện phép
chia a cho b với a và b là hai số thực bất kì
nhận vào từ bàn phím.
Đề 4. Viết chương trình tìm giá trị lớn
nhất trong 2 số nguyên a, b nhận vào từ
bàn phím.
GV quan sát, giúp đỡ học sinh khi cần
thiết

HS làm việc nhóm
Học sinh theo dõi và cùng chia sẻ kiến
thức, phản biện…

GV tổ chức cho học sinh báo cáo sản

Các nhóm dùng nam châm ghim sản
phẩm lên bảng, cử học sinh đại diện



báo cáo, các nhóm còn lại trao đổi.

phẩm, đánh giá hỗ trợ học sinh

D.

HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ

- Ôn lại bài học hôm nay;
Làm các bài tập 3.11, 3.12, 3.13 trong SBT trang 19;
Đọc trước phần: “câu lệnh ghép" và tìm hiểu một số ví dụ
6.2. Tiến trình dạy học
Tiết 12

CẤU TRÚC RẼ NHÁNH (t2)

I. Mục tiêu
1. Kiến thức.
- Học sinh nắm được cú pháp câu lệnh ghép.
- Biết cách sử dụng đúng hai dạng cấu trúc rẽ nhánh trong lập trình: dạng thiếu
và dạng đủ.
2. Kĩ năng.
Bước đầu sử dụng được cấu trúc rẽ nhánh If ... then ... else ... trong ngôn ngữ lập
trình Pascal để viết chương trình giải quyết được một số bài toán đơn giản.
3. Thái độ
- Giúp học sinh hiểu rõ hơn tầm quan trọng của cấu trúc rẽ nhánh.
- Làm cho học sinh thêm yêu thích lập trình, yêu thích môn học hơn.
- Xác định thái độ nghiêm túc trong học tập khi làm quen với nhiều quy định
nghiêm

4. Định hướng phát triển năng lực:
- Mô hình hóa các tình huống thực tiễn xảy ra phụ thuộc vào điều kiện theo cấu
trúc rẽ nhánh trong tin học.
- Diễn tả thuật toán cấu trúc rẽ nhánh trên ngôn ngữ lập trình.
- Năng lực tự học: Xác định nhiệm vụ khi học Tin học để phục vụ cho công việc.

II. Phương pháp dạy học, phương tiện dạy học chủ yếu
- Dạy học theo quan điểm hoạt động
- Sử dụng máy chiếu, slide bài giảng, SGK, máy tính cài đặt môi trường lập
trình để minh họa, giấy khổ lớn và các bảng phụ
III. Quá trình thực hiện bài giảng:
1. Ổn định lớp:
- Kiểm tra sĩ số, ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
(1) Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức của bài học trước về câu lệnh rẽ nhánh (câu
lệnh if-then và if-then-else)


(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Đàm thoại, vấn đáp.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân và thảo luận nhóm.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu.
(5) Sản phẩm: Học sinh phân tích được các câu lệnh sử dụng cấu trúc rẽ
nhánh để phát hiện được câu lệnh đúng, lệnh nào sai (mức độ vận dụng cao).
Nội dung hoạt động
Câu 1: Lệnh nào sau đây in ra màn hình số lớn nhất giữa A và B :
a) If A > B then write(B) else write(A);
b) If A > B then write(A) else
write(B);
c) If A > B then Readln(A) else Readln(B); d) If A < B then writeln(A) else
writeln(B);

Câu2: Cho N là biến kiểu nguyên, chọn câu đúng cú pháp :
a) If N < 10 then write (' Nho hon 10 ') ; else write (' Lon hon 10 ');
b) If N < 10 Write (' Nho hon 10 ') else then write (' Lon hon 10 ');
c) If N < 10 then write (' Nho hon 10 ') else write (' Lon hon 10 ');
d) If N < 10 then N := 10 else N > 20 then write (' N > 20 ');
Câu 3: Kiểm tra nếu ba số a, b, c đều lớn hơn 1 thì in số 1, chọn lệnh nào :
a) if (a > 1) and ( b > 1) and ( c > 1) then write(1);
b) if (a > 1) or (b > 1) or (c > 1) then write(1);
c) if a > 1 and b > 1 and c > 1 then write(1);
d) if a, b , c đều > 1 then write(1);

3. Giảng bài mới:
A. Tình huống xuất phát
Hoạt động 1: Tìm hiểu tình huống thực tiễn dẫn đến lệnh ghép
(1) Mục tiêu: HS hiểu được nhu cầu sử dụng và ý nghĩa của câu ghép trong
việc giải quyết các bài toán.

(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Dạy học nêu vấn đề (learrning problem posing)
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân và thảo luận nhóm.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu, các chương trình nguồn

mẫu.
(5) Sản phẩm: HS có nhu cầu tìm hiểu về câu lệnh ghép

Nội dung hoạt động
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh



Gv: Đặt vấn đề

HS chú ý lắng nghe

Khi giải phương trình bậc 2, nếu Delta
dương (D>=0) chúng ta biết phương trình
có 2 nghiệm. Chúng ta phải thực hiện 3
lệnh
- Tính nghiệm X1
- Tính nghiệm X2
- Viết 2 nghiệm lên màn hình
Gv: Như vậy trong thực tiễn, có những
tình huống tương ứng với một khả năng
của điều kiện, chúng ta phải viết nhiều
hơn một lệnh.
Gv: Trong Pascal, sau từ khóa then hoặc
Else chỉ được viết một lệnh. Vậy gặp
những trường hợp như trên bắt buộc
chúng ta phải gộp các lệnh đó thành một.
Pascal cho phép làm đều đó thật dễ dàng
với câu lệnh ghép

D.

Hình thành kiến thức

Hoạt động 2: Tìm hiểu câu lệnh ghép trong pascal
(1) Mục tiêu: HS hiểu được ý nghĩa và cấu trúc của câu lệnh ghép
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Đàm thoại, phát hiện;
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Thảo luận nhóm.

(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu.
(5) Sản phẩm: HS biết cú pháp và trường hợp sử dụng câu lệnh ghép.
Nội dung hoạt động
Hoạt động của giáo viên
HS làm việc với sách giáo khoa, trao
đổi với các bạn trong nhóm về:
-Trường hợp sử dụng câu lệnh ghép
- Cấu trúc câu lệnh ghép.
Gọi HS lên trả lời

Hoạt động của học sinh
Học sinh làm việc với SGK, làm việc
cá nhân, trao đổi với các bạn trong lớp.
HS trả lời, các bạn khác nhận xét, đánh
giá


GV tổng kết lại kiến thức(Ghi cụ thể
nội dung lên Slide)
- TH sử dụng câu lệnh ghép:Trường
hợp các thao tác sau một số từ
khóa(như THEN hoặc ELSE) đòi hỏi
nhiều câu lệnh để mô tả.

HS lắng nghe, ghi chép bài.

- Cú pháp:
Begin
<Các câu lệnh cần gộp lại>;
End;


C. Luyện tập – vận dụng
Hoạt động 3: Viết chương trình một số bài toán có sử dụng câu lệnh ghép
(1) Mục tiêu: HS có thể tham gia vào quá trình giải quyết bài toán mới bằng
cách sử dụng câu ghép. (Mức độ hiểu và vận dụng thấp)
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Đàm thoại, phát hiện;
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Thảo luận nhóm.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu.
(5) Sản phẩm: Dưới sự hướng dẫn của GV, HS hoạt động theo nhóm.
Nội dung hoạt động
Hoạt động của giáo viên
GV chia lớp thành 4 nhóm và phân
công các nhóm viết chương trình
- Nhóm 1, 3: VD1 trang 41 SGK
- Nhóm 2, 4: VD2 T41 SGK
GV quan sát, giúp đỡ HS khi cần thiết
GV tổ chức cho HS báo cáo sản phẩm,
đánh giá..
GV chiếu chương trình của 2 ví dụ
D. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

Hoạt động của học sinh
HS làm việc theo nhóm

HS làm việc nhóm
HS theo dõi và cùng chia sẻ kiến thức..
Các nhóm cử đại diện báo cáo, các
nhóm còn lại trao đổi.
HS theo dõi, cập nhật vào sản phẩm
học tập của mình



(1) Mục tiêu: Giúp học sinh có nhu cầu mở rộng thêm kiến thức của mình
(2) Phương pháp: Làm việc cá nhân/ nhóm
(3) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu
(4) Sản phẩm: Học sinh tìm tòi báo cáo kết quả về quá trình tìm hiểu của mình
Nội dung hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Chiếu đoạn chương trình kiểm tra Delta
(Slide )

Hoạt động của học sinh
HS theo dõi Slide

Khi Delta không âm (D>=0), chúng ta
thấy thực tế nếu D= 0 thì phương trình có
nghiệm kép X1=X2 (Chỉ cần 1 câu lệnh
tính X).
 Vậy nên chăng, chúng ta phân biệt ra 3
trường hợp của Delta.

Suy nghĩ, tìm hướng giải quyết.

Có nghĩa là chúng ta sẽ kiểm tra 3 trường
hợp của Delta.
Vậy nếu sử dụng 2 câu lệnh If-then dạng
đủ có thực hiện được không?
Chúng ta có thể sử dụng cấu trúc If_then
lồng nhau
If_ then lồng nhau:

If <điều kiện 1> then <câu lênh 1>
Else
If <Điều kiện 2> then <Câu lệnh2>
Else <Câu lệnh 3>;
Chiếu đoạn chương trình sửa lại với việc
dùng câu lệnh If-then lồng nhau để kiểm
tra 3 trường hợp của Dellta (Slide)
GV: Chiếu bài tập yêu cầu hs trả lời
Cho hàm số:

Nhóm lệnh nào tính đúng y :
a) if x > 0 then
b) if x <= -1 then
y:=x ;
y:=2*x +1
if x > -1 then
else

HS suy nghĩ trả lời.


y:=Sin(x)
if x <=0 then
else
y:=Sin(x)
y:= 2*x+1;
else y:=x;





×