Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tâm lí học phát triển và ứng dụng trong giáo dục đặc biệt: Bài 6. Sự phát triển của trẻ trong hai năm đầu đời

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.31 KB, 6 trang )

Tên học phần: Tâm lí học phát triển và ứng dụng trong giáo dục đặc biệt
(Developmental Psychology and Application of Special Education)
Mã học phần : SPEC 231
Bài 6. Sự phát triển của trẻ trong hai năm đầu đời
Thời lượng: 120 phút
Học xong nội dung này, người học có thể:
- Nắm bắt được sự phát triển vận động và phản xạ của trẻ sơ sinh ; Nắm
bát được các nguyên tắc phát triển kĩ năng vận động.
- Hiểu tầm quan trọng về vai trò của mối quan hệ gắn bó đối với sự hình
thành nhân cách và tâm lí trẻ, từ đó biết vận dụng trong công tác hỗ trợ
gia đình trẻ.
Chương 2. Sự phát triển của trẻ giai đoạn từ 0 – 6 tuổi
2.1.Sự phát triển trong bào thai và hai năm đầu đời
2.1. 2.1. Trưởng thành não và sự phát triển
Khi sinh ra, bộ não của trẻ nhỏ đã có gần đủ các nơron (tế bào thần
kinh) mà trẻ sẽ có suốt đời, nhưng nhiều nơron trong vỏ não chưa hoạt
động có hiệu quả.
Sau khi bé ra đời, vỏ não phát triển theo nhiều cách. Số lượng các
tế bào không tăng lên mấy, nhưng các tế bào lớn lên rất nhanh và liên kết
với nhau chặt chẽ hơn nhiều. Bên ngoài các sợi tế bào hình thành lớp vỏ
bao bằng chất Myêlin, có chứa các chất lipit, có tác dụng tăng tốc độ
truyền dẫn thông tin trong não (quá trình này gọi là myêlin hoá). Tốc độ
phát triển nhanh của vỏ não trong những tháng đầu tiên sau khi ra đời giải
thích được một phần nào những biến đổi xảy ra đối với các năng lực của
trẻ. Tốc độ phát triển này, đặc biệt là các liên kết giữa các nơron phụ
thuộc nhiều vào những kinh nghiệm của đứa trẻ.
2.1.2.2. Sự phát triển vận động và phản xạ
- Các phản xạ của trẻ sơ sinh
Các phản xạ nguyên thuỷ.
Một số phản xạ có sẵn từ khi mới lọt lòng như nháy mắt, hắt hơi,
nôn oẹ giúp cho đứa trẻ đối phó với môi trường xung quanh để tồn tại.


Những phản xạ này sẽ tồn tại suốt cả đời người.

1


Ngoài ra, có những phản xạ nguyên thuỷ, có từ lúc lọt lòng nhưng
sẽ mất đi khi đứa bé đã có được những kỹ năng tiến bộ hơn. Hai phản xạ
quan trọng là phản xạ ngoái cổ và phản xạ mút. Phản xạ mút này sẽ phải
mất đi khi các trẻ bắt đầu ăn thức ăn thể rắn.
Các phản xạ khác.
Có một số phản xạ có từ lúc sinh ra và sẽ mất đi khi trẻ lớn lên
nhưng không có giá trị sống còn rõ rệt.
- Động tác nắm chặt tay của trẻ sơ sinh là do phản xạ, đứa bé
không tự ý buông ra được, tuy rằng có khi do mỏi tay nên nắm lỏng hơn.
Đến cuối tháng thứ ba phản xạ nắm giảm bớt và đứa bé đã biết nắm một
cách có ý thức hơn. Động tác nắm có ý thức giúp cho các trẻ lớn cầm lấy
được và xoay lật các đồ vật mà chúng muốn xem xét kỹ.
- Phản xạ bước thường mất đi khi trẻ được khoảng ba tháng và sau
đó mấy tháng nữa, lại xuất hiện những động tác giống như trước nhưng
lần này là do đứa bé có ý thức điều khiển khi bắt đầu tập đi.
- Kỹ năng vận động ở trẻ sơ sinh
Các kỹ năng vận động và mức tăng trưởng về thể chất.
Các kỹ năng vận động của trẻ phát triển trong điều kiện tăng trưởng
nhanh về thể chất. Các xương lúc mới sinh ra thì mềm và uốn được sau
này sẽ trở nên cứng rắn hơn. Khối lượng cơ bắp tăng lền làm tăng sức
mạnh của các cơ. Tăng trưởng nhanh về thể chất là một hiệu lệnh đối với
sự phát triển các kỹ năng vận động, bé phải tập điều khiển các động tác
sử dụng thân thể của mình đang thay đổi về tầm vóc.
Một số nguyên tắc phát triển các kỹ năng vận động:
- Biệt hoá tác động trong quá trình phát triển tổng thể, (thí dụ: nắm

chặt).
- Phát triển từ đầu xuống đuôi, (ở con người là phần cuối cột sống
- Phát triển từ gần ra xa,
- Quá trình phát triển các kỹ năng vận động không chỉ chịu ảnh
hưởng của mức trưởng thành về mặt sinh học mà còn chịu ảnh hưởng
của kinh nghiệm.
- Điều khiển động tác của mắt : Điều khiển các động tác của mắt là
một trong những thay đổi kỹ năng vận động phát triển sớm nhất. Động tác
đưa mắt nhìn theo là động tác nhẹ nhàng, liên tục của mắt để nhìn theo

2


vật đang chuyển động.Các kỹ năng theo dõi bằng mắt cũng cần thiết trong
các tình huống mà bản thân trẻ đang chuyển động.
Với tay (để nhặt) và nắm chặt.
Phản xạ nắm chặt của trẻ sơ sinh tới tháng thứ 3 hay thứ 4 đã giảm
dần thành động tác nhặt các đồ vật lên một cách có ý thức. Tuy nhiên trẻ
vẫn còn dùng cả hai tay mà nắm và đến tháng thứ 6 cũng có khó khăn khi
chủ động buông tay ra cho các đồ vật rơi xuống. Khi được 8 tháng, trẻ đã
có thể chụm ngón tay cái vào các ngón khác nhưng vẫn còn chụm vào tất
cả các ngón đó một lúc. Khoản một tuổi, trẻ mới chụm được ngón tay cái
vào với ngón trỏ.
Biết đi.
Các động tác bước đi thể hiện rõ trong phản xạ bước, phản xạ này
đã có từ khi sinh ra và sau đó khoảng hai tháng bắt đầu biến đổi dần. Các
động tác nhịp nhàng lặp đi lặp lại (giống như con ếch đạp hai chân) là
dạng chuyển tiếp từ phản xạ bước thành động tác bước đi thật.
2.1.2.3. Sự phát triển cảm giác và tri giác
Cảm giác ở trẻ sơ sinh.

Thị giác: Trẻ sơ sinh nhìn kém đến nỗi ta chấp nhận coi như chúng
không nhìn thấy gì, coi như chúng mù một cách hợp phát. Nếu ta muốn
cho một đứa trẻ nhìn rõ một vật thì phải đưa vật đó tới tương đối gần mặt
trẻ. Nhờ đôi mắt thành thục dần và qua kinh nghiệm, trẻ sẽ nhìn được tinh
dần lên theo với độ tuổi. Khi trẻ sơ sinh có thể tập trung thị lực đối với tất
cả các tầm nhìn tức là chúng chưa thể hiện sự thích ứng hoàn toàn, chúng
có thể đáp ứng có phân biệt với ánh sáng và bóng tối, nhìn thấy màu sắc
giữa các kích thích, có thể theo dõi một vật kích thích đang chuyển động.
Thính giác: Thai ở tuần thứ 26 tới tuần thứ 28 đã nhạy cảm đối với
tiếng động. Để các trẻ bé có thể nghe thấy được tiếng động thì cường độ
tiếng động phải cao hơn mức nghe thấy của người lớn một bậc là từ 10
đến 20 đềxiben. Trẻ 6 tháng tuổi đã có thể phân biệt được các tiếng động
có mức chênh lệch về cường độ khá nhỏ, là 10 đềxiben. Thính giác ở trẻ
sở sơ sinh phát triển tốt, ngay từ khi mới sinh, trẻ co sthere quay đầu về
phía tiếng động.Từ 5 đến 8 tháng, các trẻ bé đã có thể phát hiện ra mức
thay đổi nhỏ về tần số của âm thanh.
Khứu giác và vị giác: Các trẻ nhỏ rất nhạy cảm về các thứ mùi. Trẻ
đã có thể phân biệt giữa vị chua và vị mặn.
3


Xúc giác: Làn da của trẻ được hình thành và tiếp nhận kích thích
ngay từ khi mới sinh, da có thể cảm nhận cảm giác nóng, lạnh, đau.
Nhận mặt người:Khi nhìn vào mặt người xung quanh, trẻ một tháng
chỉ nhìn thấy một phần nhỏ của bộ mặt và có khuynh hướng nhìn vào các
đường viền bên ngoài. Khi đã được ba tháng, trẻ đưa mắt nhìn bên trong
khuôn mặt và nhìn các nét bên trong khá lâu, trẻ có thể nhận biết ảnh chụp
của mẹ nó và thích nhìn ảnh mẹ hơn ảnh của một người lạ. Đến năm
tháng, trẻ nhỏ có thể nhớ và phân biệt nhận mặt được các người lạ.
2.1.2.4. Vai trò của mối quan hệ gắn bó đối với sự hình thành nhân cách

Sự hình thành các quan hệ qắn bó.
Gắn bó là một mối liên hệ tình cảm lâu bền giữa đứa trẻ và người
chăm sóc. Quan hệ gắn bó có những tính chất đặc biệt về tình cảm, thể
hiện ở cảm giác an toàn mà đứa trẻ cảm nhận được từ lúc có mặt người
chăm sóc mình.
Các dấu hiệu gắn bó.
Trong các nền văn hoá khác nhau, quan hệ gắn bó diễn ra theo một
tiến trình đều đặn. Một dấu hiệu cho thấy sự hình thành quan hệ gắn bó là
nỗi buồn khi xa nhau. Trong nửa năm sau, hầu như ở cùng thời kỳ này,
mọi đứa trẻ đều "sợ người lạ", và cũng kêu khóc khi người chăm sóc phải
rời xa chúng một lúc.
Khi người chăm sóc có mặt, chúng yên tâm thăm dò các nơi và tìm
cách để gọi người đó tới, ngó tìm người đó từ xa. Khi bị đe doạ, chúng rút
lui về "cơ sở an toàn", tức là người chăm sóc chúng và khi đã được yên
tâm, lại đi thăm dò nữa.
Các cơ sở của quan hệ gắn bó.
Quan hệ gắn bó phát triển qua năm thứ nhất và tiếp tục tiến triển
qua tuổi tập đi và sau nữa. Quan hệ gắn bó là kết quả của rất nhiều thời
gian tương tác trong đó người chăm sóc và đứa trẻ tập cách phối hợp các
hành vi của hai bên.
Chất lượng chăm sóc và quan hệ gắn bó an toàn.
Chăm sóc có tình cảm gắn liền với quan hệ gắn bó an toàn với cha
và mẹ. Trẻ có người chăm sóc nhạy cảm biết được rằng các dấu hiệu của
chúng sẽ được đáp ứng nhanh chóng và thích hợp và có thể tin tưởng ở
sự giúp đỡ của người lớn.

4


- Kiểu gắn bó lo sợ tránh mặt có khuynh hướng gắn liền với một

người chăm sóc chểnh mảng thờ ơ về mặt cảm xúc hoặc ra mặt hắt hủi
đứa bé khi nó muốn được ôm ấp, bế ẵm.
- Kiểu gắn bó lo sợ dai dẳng có khuynh hướng gắn liền với kiểu
chăm sóc thất thường, người mẹ có hành vi quá mức và cách dỗ dành
không hiệu quả (kích thích quá mức).
Tài liệu tham khảo
[1] Nguyễn Văn Đồng (2004), Tâm lí học phát triển, NXB chính trị quốc gia,
2004.
[2] Nguyễn Ánh Tuyết chủ biên (2002), Tâm lí học trẻ em lứa tuổi mầm
non, NXB ĐHSPHN.
[3] Trương Khánh Hà, (2011), Tâm lí học phát triển, NXB Đại học quốc gia,
[4]. Berger K.S (2000). The developing person, 2nd ED. NY.
[5]. Vasta, Haith M, Miler S, Child psychology (1999), 3rdEd, NY.

5


6



×