Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Android Programing Bài 1: Hello Android

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (612.99 KB, 15 trang )

BÀI 1: HELLO ANDROID.
1.
Tổng quan về Android
1.1 Hệ điều hành Android
 Lịch sử phát triển
 Năm 2003 Android Inc, được thành lập bởi Andy Rubin, Rick Miner,
Nicks Sears và Chris White tại Califonia.
 Năm 2005 Google sở hữu Android cùng các vị trí quản lý.
 Năm 2007, OHA(Open Handset Alliance) được thành lập bởi Google
cùng với nhiều nhà sản xuất thiết bị phần cứng, thiết bị không day và vi xủ
lý. Công bố nền tảng Android.
 Năm 2008, thiết bị HTC Dream là phiên bản thế hệ đầu tiên hoạt động với
hệ điều hành Android 1.0.
 Năm 2010 Google khởi đầu dòng thiết bị Nexus với thiết bị đầu tiên của
HTC là Nexus One.
 Năm 2013, ra mắt hàng loạt phiên bản GPE
 Năm 2014, Google công báo Android Wear, hệ điều hành cho các thiết bị
đeo được.
 Các phiên bản hệ điều hành

Android 1.0
Ra mắt: ngày 23-11-2008.


HTC Dream là dòng smartphone thương mại dùng Android đầu tiên với kiểu dáng
trượt kèm bàn phím vật lý. Phiên bản Android 1.0 chưa được Google định hình tên
mã, dù trước đó tên gọi Astro Boy hay Bender được gán cho thế hệ đầu tiên này.
Android 1.0 rất nguyên sơ, tích hợp sẵn khả năng đồng bộ dữ liệu với các dịch vụ
trực tuyến của Google như Gmail, Google Calendar và Contacts, một trình phát
media, hỗ trợ Wi-Fi và Bluetooth, thanh trạng thái hiển thị các thông báo ứng dụng
và một ứng dụng chụp ảnh (camera) tuy chưa cho phép thay đổi độ phân giải và


chất lượng ảnh.
Android 1.1
Ra mắt: ngày 9-2-2009.

Bên cạnh con số, Google rục rịch đưa hệ thống tên gọi (tên mã) vào các phiên bản
Android. Tuy chưa chính thức áp dụng nhưng Android 1.1 đã có tên Petit Four.
Không bao gồm nhiều tính năng, phiên bản này bổ sung một số chức năng mới cho
Google Maps hiển thị chi tiết hơn, bàn phím ảo gọi điện thoại đã có thể hiển thị
hoặc ẩn khi gọi, chương trình SMS cho phép người dùng lưu tập tin đính kèm.
Android 1.1 sửa một số lỗi trong Android 1.0.
Android 1.5: Cupcake
Ra mắt: ngày 30-4-2009.
Cupcake, tên mã đầu tiên áp dụng cho phiên bản Android. Cupcake mang nhiều
tính năng mới như bàn phím ảo có khả năng dự đoán từ đang gõ, từ điển từ ngữ do
người dùng đặt ra, hỗ trợ widget trên giao diện chủ, quay phim và phát lại video
clip, lược sử thời gian cuộc gọi, chế độ tự động xoay màn hình theo hướng sử dụng
(screen rotation). Trình duyệt web trong Cupcake có thêm khả năng sao chép/ dán
(copy/paste).


Ngoài ra, phiên bản này cho phép người dùng hiển thị hình ảnh trong danh bạ, một
điểm thú vị mà hầu hết người dùng điện thoại di động muốn có. Màn hình chuyển
đổi và hình ảnh khi khởi động máy được làm mới.
Android 1.6: Donut
Ra mắt: ngày 30-9-2009.
Donut khắc phục các chức năng "lỏng lẻo" trong Cupcake, mở rộng chức năng tìm
kiếm bằng giọng nói và ký tự đến bookmark và danh bạ. Android Market trở thành
"chợ đầu mối" để người dùng tìm kiếm và xem các ứng dụng Android. Ứng dụng
chụp ảnh và quay phim trong Donut nhanh hơn. Hệ điều hành hỗ trợ màn hình có
độ phân giải lớn hơn, hướng đến các thế hệ smartphone màn hình lớn.


Android 2.0: Éclair
Ra mắt: ngày 26-10-2009.
Chỉ sau gần một tháng ra mắt Donut (Android 1.6), Google tung ra Eclair, phiên
bản được nhận định là "bước đi lớn" của hệ điều hành này.


Eclair cải tiến rất nhiều, từ giao diện đến ứng dụng bên trong hệ thống. Ứng dụng
chụp ảnh tăng cường thêm chức năng zoom số (phóng to), cân bằng trắng, hỗ trợ
đèn
flash

các
hiệu
ứng
màu
sắc.
Hệ thống hoạt động ổn định hơn, cải thiện khả năng xử lý, hỗ trợ kết nối Bluetooth
tốt hơn, đặc biệt tùy chọn đồng bộ nhiều tài khoản. Một điểm thuận tiện được đánh
giá cao lúc bấy giờ là giao diện danh bạ cho phép nhấn chọn vào một ảnh danh bạ
để gọi, nhắn tin hay email đến họ. Giao diện ứng dụng lịch biểu (Calendar) cũng
thay đổi.
Eclair là phiên bản Android đầu tiên hỗ trợ ảnh nền động (live wallpaper) dù tùy
chọn này tiêu tốn khá nhiều pin.
Android 2.2: Froyo
Ra mắt: ngày 20-5-2010.
Từ phiên bản 2.0 trở đi, Android dần hoàn thiện hơn. Phiên bản 2.2 (Froyo) mang
Adobe Flash đến Android, kéo theo hàng loạt ứng dụng và game trên nền Flash.
Người dùng cũng có thể xem video clip nền Flash như YouTube và "ra lệnh" thực
hiện cuộc gọi qua Bluetooth.



Một chức năng mới trong Froyo được nhóm người dùng lưu động yêu thích là
USB Tethering và Wi-Fi Hotspot, biến chiếc smartphone Android thành thiết bị
phát sóng Wi-Fi từ kết nối 3G. Tính năng này được sử dụng rất phổ biến đến ngày
nay.
Lần đầu tiên Android cho phép cài đặt ứng dụng (app) lên thẻ nhớ SD thay vì mặc
định cài ngay vào bộ nhớ trong của thiết bị. Điểm "đầu tiên" nữa trong Froyo bao
gồm mật khẩu đã hỗ trợ số và chữ số. Thiết bị đầu tiên mang nhãn Froyo ra mắt thị
trường là HTC Nexus One.
Android 2.3: Gingerbread
Ra mắt ngày: 6-12-2010.
Đến cuối năm 2012, Gingerbread vẫn đang "phủ sóng" trên rất nhiều thiết bị dùng
Android, chiếm đến hơn phân nửa (54%). Google hợp tác Samsung trình làng dòng
smartphone đầu tiên sử dụng Gingerbread mang tên Nexus S, hỗ trợ công nghệ
giao tiếp tầm gần NFC.

Gingerbread đưa vào hệ thống một công cụ quản lý tải tập tin, cho phép theo dõi và
truy xuất đến các tập tin đã tải về máy. Hệ thống này hỗ trợ nhiều camera cho các
thiết bị có camera mặt sau và trước, quản lý nguồn pin hiệu quả hơn, tiết kiệm thời


lượng pin. Phiên bản này khắc phục khá nhiều lỗi từ Froyo, kèm theo một số điều
chỉnh
trong
giao
diện
người
dùng
(UI).

Android 3.0: Honeycomb
Ra mắt: ngày 22-2-2011.
Đây không chỉ là một phiên bản, mà có thể xem là một thế hệ Android đầu tiên
dành riêng cho máy tính bảng (tablet), ra mắt cùng tablet Motorola XOOM.

Mang những tính năng từ thế hệ Android 2.x, Android 3.0 cải tiến giao diện phù
hợp với cách sử dụng máy tính bảng, bàn phím ảo thân thiện hơn, hỗ trợ xử lý đa
tác vụ (multi-tasking), cho phép chuyển đổi qua lại các ứng dụng đang cùng chạy.
Không chỉ có bề mặt được trau chuốt, phần lõi hệ thống có các cải tiến tương thích
với phần cứng như hỗ trợ chip xử lý (CPU) đa lõi, tăng tốc phần cứng...
Android 3.0 đặt nền móng quan trọng cho thế hệ Android 4.x hợp nhất, khắc phục
sự phân mảng của Android (có các phiên bản riêng dành cho smartphone và tablet).
Android 4.0: Ice Cream Sandwich
Ra mắt: ngày 19-10-2011.
"Bánh kem sandwich" (ICS) là thế hệ Android được mong đợi nhất đến nay, ra đời
cùng dòng smartphone "bom tấn" Samsung Galaxy Nexus, thế hệ smartphone đầu
tiên trang bị ICS.


Android 4.0 đưa chức năng truy xuất nhanh các ứng dụng thường dùng vào phần
bên dưới giao diện chủ, tùy biến widget, dễ sắp xếp và duyệt danh sách ứng dụng
hơn. Các ứng dụng đã có thể truy xuất nhanh từ màn hình khóa thiết bị (Lock
screen), hiện các hãng sản xuất thiết bị chỉ mới cho phép Camera có thể chọn
nhanh từ Lock screen.
Ice Cream Sandwich hoạt động mượt mà, nhanh và đẹp hơn.
Android 4.1: Jelly Bean
Ra mắt: 9-7-2012.
Máy tính bảng Nexus 7, sản phẩm hợp tác giữa Google và Asus, là thiết bị dùng
Jelly Bean đầu tiên ra mắt. Android 4.1 nâng tầm hoạt động cho hệ điều hành của
Google, trở thành hệ điều hành cho thiết bị di động hàng đầu hiện nay, đe dọa cả

"ông lớn" Windows.
Khả năng sắp xếp giao diện chủ và widget trong Jelly Bean rất tùy biến và linh
hoạt. Hệ thống hỗ trợ dịch vụ ví điện tử Google Wallet, đặc biệt trình duyệt web
mặc định trong Android được thay thế bởi đại diện tên tuổi: Chrome, với khả năng
đồng bộ dữ liệu theo tài khoản với bản Chrome trên máy tính.


Jelly Bean giới thiệu Google Now, dịch vụ trực tuyến mới hiện chỉ dành cho
Android, một phụ tá ảo đắc lực cho công việc sắp xếp lịch trình, tìm kiếm thông
tin, xác định vị trí... Rất đa năng và được xem như lời đáp trả của Google với "phụ
tá ảo" Apple Siri trong iOS.
Android 4.2: vẫn là Jelly Bean
Chỉ sau gần năm tháng ra mắt Android 4.1, Google tiếp tục bồi thêm sức nặng cho
Android với phiên bản 4.2 và vẫn mang tên mã Jelly Bean.
Android 4.2 tiếp tục mang đến những cải tiến hấp dẫn cho ứng dụng chụp ảnh
(Camera) như HDR, Photo Sphere, hiệu ứng ảnh, Google Now, đưa tính năng lướt
chọn từ rất hay trong bàn phím ảo. Chức năng "bom tấn" hỗ trợ nhiều tài khoản
người dùng (multi-user profile) lần đầu tiên được áp dụng trong Android 4.2 nhưng
chỉ có người dùng máy tính bảng thừa hưởng chức năng này.
Android 4.3
Android 4.3 đã được công bố cùng với Nexus 7 thế hệ 3 vào ngày 24 tháng 7 năm
2013 . Bản cập nhật này đã thêm một số tính năng nhỏ. Với Android 4.3, cách thiết
bị xử lý thông báo được thay đổi. Thay vì xóa là mất hết như hiện nay, người dùng
có thể xem lại toàn bộ lịch sử thông báo trong khoảng thời gian nhất định. Các ứng
dụng của bên thứ 3 cũng có quyền truy cập vào khu vực này, một tiện ích sẽ giúp
hoạt động tốt cho các thiết bị như đồng hồ thông minh...


Những thay đổi ẩn bên trong lõi hệ điều hành cũng rất đáng chú ý. Android 4.3 sẽ
hỗ trợ OpenGL ES 3.0 tối ưu cho các ứng dụng game sử dụng đồ họa 3D. Google

Play Games cũng bắt đầu xuất hiện cho phép người dùng lưu màn chơi, theo dõi
bạn bè cũng như xem bảng xếp hạng.
Android 4.4: Kitkat
Mặc dù Google chưa phát hành chính thức nhưng Google mới đây đã cho biết rằng
phiên bản kế tiếp của Android sẽ là 4.4 KitKat, được đặt theo tên một loại bánh
xốp phủ chocolate của hãng Nestle được bán trên toàn cầu. Dự kiến Kitkat sẽ được
ra mắt vào tháng 10/2013 cùng với chiếc điện thoại Nexus thế hệ tiếp theo.
 Các phiên bản hệ điều hành
 Phiên bản 1.x
 Android 1.0(API 1)
 Android 1.1(API 2)
 Android 1.5 Cupcake(API3)
 Android 1.6 Donut(API4)
 Phiên bản 2.x
 Android 2.0 Eclair(API 5) – Android2.0.1(API 6)- Android 2.1(API 7)
 Android 2.2 – 2.2.3 Froyo(API 8)
 Android 2.3-2.3.2 Gingerbread(API 9)
 Android 2.3.3 -2,3,7 Gingerbread(API 10)
 Phiên bản 3.x
 Android 3.0 Honeycomb(API 11)
 Android 3.1 Honeycomb(API 12)
 Android 3.2 Honeycomb(API 13)
 Phiên bản 4.x
 Android 4.0-4.0.2 Ice Cream Sandwich(API 14)
 Android 4.0.3-4.0.4 Ice Cream Sandwich(API 15)
 Android 4.1 Jelly Bean (API 16)
 Android 4.2 Jelly Bean (API 17)
 Android 4.3 Jelly Bean (API 18)
 Android 4.4 Kit Kat (API 19)
1.2 Android và hệ sinh thái



Hệ sinh thái


2.1 Cấu tạo
 Android được hình thành dựa trên nền tảng Linux nhân 2.6, từ phiên bản
4.0 sử dụng Linux nhân 3.x
 Android bao gồm 3 thành phần chính
 Middleware
 Các thư viện và API viết bằng C
 Các ứng dụng thực thi viết bằng Java
 Sử dụng máy ảo Dalvik để biên dịch mã .dex(Dalvik Excuteable) sang Java
bytecode.
2.2 Kiến trúc
 Kiến trúc Android chia làm 4 tầng ứng dụng:
 Tầng 1 :tầng Application là tầng ở trên cùng cách xa với phần cứng nhất:
Chứa các ứng dụng mà lập trình viên phát triển như : browser, Contacts,
media.
 Tầng 2:Application Framework
 Activity Manager - quản lý vòng đời của các ứng dụng.
 Windows Manager - quản lý form của các ứng dụng.


 Content Providers - cho phép các ứng dụng truy cập dữ liệu từ các ứng
dụng khác hoặc để chia sẻ dữ liệu của riêng ứng dụng
 Google xây dựng cho các developer để phát triển các ứng dụng của họ
trên Android chỉ bằng cách gọi các API.
 View UI - để xây dựng layout của ứng dụng bao gồm: list view, text
field, button, dialog, form …

 Resource Manager - cung cấp cách thức truy cập đến non-code
resources như các asset, graphic, image, music, video …
 Notification Manager - cho phép tất cả các ứng dụng hiển thị thông báo
của mình trên hệ điều hành.
 Tầng 3:Librarie
Là các thư viện được viết bằng ngôn ngữ C/C++ sẽ được các developer
phát triển ứng dụng android thông qua tầng Android Framework. Có thể
kể ra đây một số thư viện quen thuộc với các lập trình viên như:
 Media Libraries – mở rộng từ PacketVideo’s OpenCORE. Hỗ trợ nhiều
định dạng video và image phổ biến: MPEG4, H.264, MP3, AAC,
AMR, JPG, and PNG
 Surface Manager – quản lý việc hiển thị và kết hợp đồ họa 2D và 3D.
 LibWebCore – dùng webkit engine cho việc render trình duyệt mặc
định của HDH Android browser và cho dạng web nhúng (như HTML
nhúng)
 OpenGL|ES – thư viện đồ họa 2D và 3D
 SQLite – quản lý database của ứng dụng
 Runtime Android
 gồm một tập hợp các thư viện Java Core.
 Máy ảo Dalvik thực thi các file định dạng .dex (Dalvik Excutable)
 Mỗi ứng dụng Android chạy trên tiến trình riêng của máy ảo Dalvik.
Dalvik được viết để chạy nhiều máy ảo cùng một lúc một cách hiệu
quả trên cùng một thiết bị.
 Tầng 4: Kernel Linux layer:
Dựa trên Kernel Linux version 2.6 bởi nó cung cấp các trình điều khiển
các thiết bị phần cứng(driver), quản lý tiến trình, quản lý tài nguyên, bảo
mật,... như sau:
 Security system
 Memory management
 Process management

 Network stack


 Driver model.
2.3 Ngôn ngữ lập trình
 Có thể sử dụng các ngôn ngữ lập trình:
 Java
 C/C++
 JNI
 XML
 Render Script
3.1 Android Deverloper Tool Bundle
 Android Deverloper Tool Bundle(ADT) bao gồm:
 Eclipse + ADT plugin
 Android SDK Tools
 Android Platform Tool
 Phiên bản hệ điều hành Android
 Tập tin cài đặt hệ điều hành cho máy ảo.
3.2 Android Studio
 Android Studio là công cụ lập trình dựa trên nền các tính năng mạnh mẽ hơn
ADT, bao gồm:
 Hỗ trợ xây dựng dự án dạng Gradle.
 Hỗ trợ sửa lỗi nhanh và tái sử dụng cấu trúc phương thức.
 Cung cấp các công cụ kiểm tra tính năng khả dụng, khả năng hoạt
động của ứng dụng, tương thích nền tảng…
 Hỗ trợ bảo mật mã nguồn và đóng gói ứng dụng.
 Trình biên tập giao diện cung cấp tổng quan giao diện ứng dụng và
các thành phần, cho phép tùy chỉnh trên nhiều cấu hình khác nhau.
 Cho phép tương tác với nền Google Cloud.
4.1 Khởi tạo dự án

 Khởi chạy Eclipse, tiến hành chọn nơi lưu trữ dự án, sau đó thực hiện các bước
sau:
 Trên thanh menu, chọn File->New->Android Application Project
 Tiến hành đặt tên ứng dụng, tên dự án, tên nhà phát triển và chọn phiên bản
Android muốn phát triển.
 Tùy chỉnh biểu tượng ứng dụng.
 Nhấn finish để hoàn thành tạo dự án.
4.2 Cấu trúc tạo dự án
 Cấu trục dự án có thể chia thành phần như sau:


 Thư mục:
 Scr: chứa mã nguồn
 Gen: chứa mã nguồn tự phát sinh
 Android x.x- Android private Library: cung cấp API dựa trên phiên
bản hệ điều hành phát triển
 Asset: chứa tập tin tài nguyên không biên dịch.
 Bin: chứa các tập tin đóng gói.
 Res: chứa các tập tin và thư mục tài nguyên
 Tập tin:
 AndroidManifest.xml: chứa thông tin cài đặt ứng dụng
 Proguard-project.txt: chuyên quyền về chế độ bảo mật
 Project.properties: chứa thông tin về dự án.
4.3 AndroidManifest
 Vai trò của tập tin AndroidManifest.xml:
 Lưu trữ thông tin tên gói ứng dụng, tồn tại duy nhất một tên goi trong mỗi
ứng dụng.
 Ví dụ: com.htsi.myfirstapp
 Cho biết ứng dụng sử dụng các thành phần nào, mỗi thành phần được khai
trong một cặp thẻ.

 Ví dụ: <activity>…..</activity>
 Định nghĩa tiến trình quản lý các thành phần ứng dụng.
 Định nghĩa ác quyền sử dụng API và truy xuất ứng dụng khác.
 Quy định các yêu cầu khi được ứng dụng khác truy xuất
 Khai báo cấp độ API tối thiểu xây dựng ứng dụng.
 Khai báo các thư viện liên quan.
4.4 Tạo máy ảo và cài đặt ứng dụng liên quan
 Tạo máy ảo:
 Khởi chạy Android Virtual machine Manager.
 Chọn New và điền các thông tin cần thiết:
 AVD Name: tên máy ảo.
 Device: chủng loại thiết bị.
 Target: phiên bản hệ điều hành
 CPU/ABI: loại vi xử lý.
 Keyboard: sử dụng bàn phím từ PC
 Skin: kích thước màn hình
 Front Carmera/Back Camera: máy ảnh
 Memory Options: vùng nhớ Ram và Heap


 Internal Storage: bộ nhớ trong thiết bị
 SDCard: bộ nhớ trên thẻ nhớ
 Emulation Options: giả lập bộ xử lý đồ họa.
 Nhấp OK để hoàn thành thiết lập
 Chọn máy ảo vừa tạo -> Start.
4.4 Tạo máy ảo và cài đặt ứng dụng liên quan.
 Cài đặt ứng dụng:
 Chọn dự án cần biên dịch và cài đặt.
 Nhấn chuột phải->Run as-> Android Application.
 Chọn thiết bị cần cài đặt.

 Quan sát giao diện Console để thấy thông tin cài đặt



×