Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

BAI TIEU LUAN AN TOÀN THỰC PHẨM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.23 KB, 18 trang )

1. Lời mở đầu
An toàn thực phẩm hiện nay là vấn đề quan tâm hàng đầu của nhiều quốc
gia, đặc biệt là những nước đang phát triển. Trên thế giới, các vụ ngộ độc thực
phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm có xu hướng ngày càng gia tăng.
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới, hơn 1/3 dân số các nước phát triển
bị ảnh hưởng của các bệnh do thực phẩm gây ra mỗi năm. An toàn thực phẩm là
vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt bởi nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức
khoẻ con người, sự phát triển giống nòi mà còn tác động đến quá trình sản xuất,
lưu thông hàng hoá, du lịch, thương mại và an sinh xã hội.
An toàn thực phẩm còn là biểu hiện sự văn minh của các nhà sản xuất, chế
biến, kinh doanh, lưu thông phân phối, của người sử dụng, của mỗi địa phương và
mỗi quốc gia. Do đó, bảo đảm An toàn thực phẩm sẽ góp phần tích cực vào ổn định
chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng và bảo đảm cho
phát triển giống nòi của mỗi quốc gia, là nền tảng cho xoá đói giảm nghèo.
Vấn đề quản lý Nhà nước về An toàn thực phẩm trong kinh doanh là một
trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý Nhà nước của các cấp chính
quyền địa phương. Trong tình hình hiện nay với nền kinh tế hàng hóa vận hành
theo cơ chế thị trường, An toàn thực phẩm đang đặt ra nhiều vấn đề cần được xã
hội quan tâm và Nhà nước phải giải quyết. Trong đó công tác quản lý Nhà nước về
An toàn và chất lượng thực phẩm là một khâu quan trọng trong việc quản lý các
ngành, các lĩnh vực của Nhà nước.
Xác định được tầm quan trọng đặc biệt của vấn đề An toàn thực phẩm, trong
những năm qua, Đảng, Quốc Hội, Chính Phủ rất quan tâm đến công tác bảo đảm
an toàn thực phẩm. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành để hướng
dẫn các Bộ, Ngành và các địa phương triển khai đồng bộ các biện pháp bảo đảm
chất lượng An toàn thực phẩm. Công tác quản lý và hành lang pháp lý về an toàn
thực phẩm từng bước được kiện toàn như. Luật An toàn thực phẩm được Quốc
Hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII thảo luận tại kỳ họp thứ 6
thông qua tại kỳ họp thứ 7 ngày 17/6/2010, có hiệu lực từ 1/7/2011, Luật Chất
1



lượng sản phẩm hàng hoá được Quốc Hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khoá XII tại kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 21/11/2007, có hiệu lực từ 1/7/2008
và Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được Quốc Hội nước cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khoá XII tại kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 17/11/2010, có hiệu
lực từ 1/7/2011, là bước ngoặt mới trong công tác quản lý An toàn vệ sinh thực
phẩm, đáp ứng về yêu cầu quản lý Nhà nước và hội nhập Quốc tế.
Đối với lĩnh vực sản xuất, kinh doanh mặt hàng bánh kẹo. Nhu cầu mua sắm các
loại bánh kẹo cho con người và xã hội là rất lớn. Bánh kẹo là một loại hàng hóa
thực phẩm có tính riêng biệt và rất đa dạng về chủng loại, hơn nữa đây là loại hàng
hóa có nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm tương đối cao. Việc tư thương và người
sản xuất chỉ chạy theo lợi nhuận vì lợi ích trước mắt, không ít cơ sở sản xuất đã
không coi trong việc giữ an toàn thực phẩm; thậm chí còn pha trộn những hóa chất
gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của người tiêu dùng. Trong khi đó ý
thức của người dân về An toàn thực phẩm đối với mặt hàng bánh kẹo còn nhiều
hạn chế; đa số người dân đều tin tưởng vào chất lượng và mức độ an toàn của loại
thực phẩm này; ít người quan tâm đến chỉ tiêu định lượng, thành phần cấu tạo, chỉ
tiêu chất lượng chủ yếu, thời hạn sử dụng, nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa…
Thực trạng việc kinh doanh, xuất, nhập khẩu đối với mặt hàng là bánh kẹo
của nước ta nói chung và của huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La nói riêng đang có nhiều
vấn đề cần được Nhà nước điều chỉnh, quản lý để bảo đảm An toàn thực phẩm và
mọi hoạt động phải tuân thủ đúng các quy định của Nhà nước.
Theo thống kê của các cơ quan chức năng: Hiện nay trên thị trường cả nước
có trên 40% bánh kẹo là hàng ngoại nhập trong đó chủ yếu là hàng Trung Quốc,
được nhập lậu qua các cửa khẩu biên giới, không được kiểm soát về chất lượng đối
với các chỉ tiêu về an toàn như: Các yêu cầu về công bố tiêu chuẩn sản phẩm, ghi
nhãn sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ, nguyên liệu, phụ gia thực phẩm và bảo quản
thực phẩm…
Riêng đối với thị trường huyện Mai Sơn, hàng năm thực hiện sự chỉ đạo của
Ban chỉ đạo 08 của tỉnh. UBND huyện Mai Sơn, thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát

chất lượng bánh kẹo lưu thông trên thị trường huyện thông qua việc chỉ đạo thành
2


lập đoàn kiểm tra liên ngành của huyện gồm Đội Quản lý thị trường số 2 huyện
Mai Sơn, Phòng y tế, Phòng kinh tế hạ tầng, Đội cảnh sát kinh tế, trạm Quản lý
chất lượng nông lâm thủy sản tiến hành kiểm tra tại địa bàn các xã dọc Quốc Lộ 6
có mật độ kinh doanh thương mại dịch vụ lớn như: Trung tâm thị trấn Hát Lót, Xã
Cò Nòi, Chiềng Mung, chiềng Ban, Chiềng Mai và địa bàn các xã vùng sâu, vùng
xa. Chú trọng kiểm tra các khu vực đông dân cư có các cơ sở sản xuất, chế biến,
kinh doanh thực phẩm như: nhà hàng, đại lý, cửa hàng, hộ kinh doanh đang buôn
bán, tiêu thụ các mặt hàng thực phẩm, tăng cường kiểm tra, kiểm soát trên khâu
lưu thông đối với các loại hàng hóa, đặc biệt hàng hóa là thực phẩm, nguyên liệu
thực phẩm và phụ gia thực phẩm.
Để bảo đảm chất lượng bánh kẹo đang lưu thông trên địa bàn, kịp thời ngăn
chặn các loại bánh kẹo kém chất lượng và có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ của
người tiêu dùng, việc kiểm tra chất lượng, nhãn hiệu hàng hóa của bánh kẹo lưu
thông trên thị trường cần được tiến hành thường xuyên, liên tục và có hiệu quả.
Vì vậy tôi chọn tình huống: “ Xử lý hộ kinh doanh bà Phan Thị A, vi
phạm quy định về An toàn thực phẩm trong kinh doanh bánh kẹo tại tiểu khu
6 thị trấn Hát Lót huyện Mai Sơn”.
2. Mô tả tình huống
Sau khi nhận được Kế hoạch số 30/KH-BCĐTW ngày 28/04/2016 của Ban chỉ
đạo liên ngành tỉnh về An toàn thực phẩm triển khai đợt thanh tra, kiểm tra liên
ngành về bảo đảm An toàn thực phẩm trong dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6 năm 2016.
Ban chỉ đạo 08 huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La đã kịp thời xây dựng, ban hành các văn
bản để tổ chức triển khai thực hiện:
- Kế hoạch số 03/KH-BCĐ thực hiện chỉ thị 08/1999/CT-TTg ngày
10/05/2016 triển khai đợt thanh tra, kiểm tra liên ngành bảo đảm an toàn thực
phẩm trong dịp Quốc tếThiếu nhi 1/6 năm 2016.

- Quyết định số 03/QĐ-BCĐ thực hiện chỉ thị 08/1999/CT-TTg ngày
10/05/2016 thành lập Đoàn thanh kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm về việc

3


triển khai thanh tra, kiểm tra chất lượng, xuất xứ hàng hoá bánh kẹo trong dịp
Quốc tếThiếu nhi 1/6 năm 2016.
Hồi 14h30 phút ngày 18 tháng 05 năm 2016, Đoàn kiểm tra Liên ngành thực
hiện Kế hoạch số 03/KH-BCĐ ngày 10/05/2016 về việc triển khai đợt thanh tra,
kiểm tra liên ngành bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp Quốc tếThiếu nhi 1/6
năm 2016. Đoàn kiểm tra theo Kế hoạch nói trên đã tiến hành kiểm tra tại cơ sở
kinh doanh bánh kẹo của Bà Phan Thị A, Số nhà 302, đường Tô Hiệu, tiểu khu 6
Thị trấn Hát Lót huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La. Điện thoại: 0223. 843.509
Trưởng Đoàn kiểm tra Liên ngành xuất trình Kế hoạch, Quyết định, giới
thiệu các thành viên trong đoàn kiểm tra và yêu cầu chủ cơ sở cung cấp thủ tục
giấy tờ, các tài liệu có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh bánh kẹo để
phục vụ công tác kiểm tra. Sau đó Đoàn tiến hành kiểm tra chất lượng, nhãn hiệu
hàng hoá đang được bày bán tại cơ sở và lượng hàng hoá có trong kho. Kết quả
cho thấy:
- Kiểm tra về thủ tục kinh doanh: Bà Phan Thị A đã thực hiện kinh doanh
đúng các mặt hàng đã đăng ký trong giấy phép kinh doanh. Điều kiện về cơ sở vật
chất, địa điểm môi trường đạt yêu cầu. Qua kiểm tra Cơ sở chưa xuất trình được
(Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, giấy xác nhận kiến thức
về an toàn thực phẩm, giấy khám sức khỏe định kỳ của chủ cơ sở và người trực
tiếp tham gia kinh doanh thực phẩm….) về hoá đơn nhập hàng, bà A chỉ xuất trình
được hoá đơn của tháng 4, tháng 5 năm 2016. Số hàng còn lại bà A cho biết: Hoá
đơn nhập hàng của những tháng trước, bà thấy đã được các cơ quan quản lý như:
Thuế, Quản lý thị trường kiểm tra rồi nên bà không giữ lại. Kiểm tra về công bố
chất lượng sản phẩm hàng hoá của một số mặt hàng có số lượng lớn sản xuất tại

Việt Nam, bà A cho biết: Do bà không sản xuất và chủ yếu là nhập hàng về kinh
doanh nên bà không có giấy tờ này. Mặt khác, không được cơ quan kiểm tra nhắc
nhở bà phải có các loại giấy tờ trên.
- Về chất lượng, ghi nhãn hàng hoá: Trong tổng số các lô hàng được kiểm tra
có trên 20% là hàng không có nguồn gốc xuất xứ (Được chủ hàng giới thiệu là
hàng Trung quốc, không có nhãn phụ, không có hóa đơn của đơn vị nhập khẩu.
4


Một số loại bánh kẹo không có các thông tin về hướng dẫn sử dụng, chỉ tiêu chất
lượng và ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, thành phần cấu tạo…) còn 80% là hàng
sản xuất tại Việt Nam, Thái Lan, Hàn Quốc … nhưng chủ yếu là các loại bánh kẹo
đắt tiền.
+ Số bánh kẹo được sản xuất tại Việt Nam có hai loại:
* Loại bánh kẹo cao cấp: Số bánh kẹo này đều có nhãn hàng hoá; Nội dung
ghi nhãn có đầy đủ các thông tin bắt buộc đối với nhóm thực phẩm là bánh kẹo
được Chính phủ quy định như: Tên sản phẩm, tên và địa chỉ cơ sở sản xuất (xuất
xứ của hàng hoá), các thông số như định lượng, thành phần cấu tạo, chỉ tiêu chất
lượng chủ yếu, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản, ngày sản xuất và hạn sử
dụng.
* Loại bánh kẹo rẻ tiền: Số bánh kẹo rẻ tiền đều do các cơ sở thủ công sản
xuất từ những nguồn nguyên liệu có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm hay nói cách
khác là gây mất an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Loại bánh kẹo có màu sắc
rực rỡ rất bắt mắt nhưng khi cầm vào là phai màu ra tay và một số bánh kẹo không
có nhãn hàng hoá hoặc có nhưng nội dung ghi nhãn không đủ các thông tin cần
thiết để xác định nguồn gốc xuất xứ chất lượng sản phẩm của một số bánh kẹo.
Đặc biệt tại cơ sở sản xuất, kinh doanh của Bà A vẫn còn bầy bán một số
bánh, kẹo đã hết hạn sử dụng.
3. Phân tích nguyên nhân và hậu quả
3.1. Phân tích nguyên nhân

a, Nguyên nhân khách quan
- Các chế tài nhằm quản lý chất lượng sản phẩm bánh kẹo để đảm bảo an
toàn cho người sử dụng khó áp dụng trong thực tế.
- Thị trường kinh doanh sản xuất, bánh kẹo của huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La
hiện nay rất đa rạng và phong phú về chủng loại. Vì vậy cần được các cơ quan
chức năng quan tâm đầy đủ khi kiểm tra, kiểm soát thị trường.

5


- Tổ chức hệ thống quản lý, thanh tra chuyên ngành và kiểm nghiệm An toàn
thực phẩm còn thiếu. Công tác kiểm tra, giám sát An toàn thực phẩm đã có sự phối
hợp liên ngành chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng từ huyện đến xã nhưng năng
lực kiểm tra chất lượng bánh kẹo của các cơ quan quản lý chất lượng như Trung
tâm y tế, Đội Quản lý thị trường, Đội Cảnh sát kinh tế, Trạm Quản lý chất lượng
Nông lâm sản và Thuỷ sản chưa được đầu tư nhiều nên việc kiểm tra chỉ dừng ở
mức độ kiểm tra nhãn hàng hóa như hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản,
ngày sản xuất, hạn sử dụng, nguồn gốc xuất xứ... chứ chưa kiểm tra được độc tố
của sản phẩm thực phẩm.
- Công tác tuyên truyền, giáo dục các văn bản quy phạm pháp luật liên quan
đến quản lý chất lượng sản phẩm bánh kẹo chưa được quan tâm thực hiện đúng
mức. Dẫn đến nhận thức của người tiêu dùng về bánh kẹo không đảm bảo an toàn
chưa được đầy đủ.
- Tình trạng nhập lậu hàng hóa nói chung trong đó có bánh kẹo nói riêng đến
nay vẫn chưa được kiểm soát chặt chẽ.
b, Nguyên nhân chủ quan
- Nhận thức của chủ hộ kinh doanh còn thấp, thiếu sự hiểu biết về pháp luật,
các quy định của Nhà nước, của địa phương còn nhiều hạn chế.
- Chủ hộ kinh doanh chỉ chạy theo việc thu lợi nhuận một cách thuần túy,
thiếu trách nhiệm trong việc kinh doanh loại hàng hóa có nguy cơ gây mất an toàn

thực phẩm cho người sử dụng.
3.2. Hậu quả
- Chủ cửa hàng đã vi phạm pháp luật về kinh doanh hàng hoá không có hoá
đơn, hàng nhập lậu, hàng kém chất lượng, hàng không có nhãn mác, hàng không rõ
nguồn gốc xuất xứ và hàng không có công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm thực
phẩm.
- Gián tiếp gây hậu quả cho người tiêu dùng khi sử dụng bánh kẹo do cửa
hàng cung cấp làm ảnh hưởng đến sức khỏe gây mất an toàn thực phẩm.
6


- Việc kinh doanh trái pháp luật của chủ hộ sẽ gây ra những hậu quả khôn
lường cho xã hội.
4. Xác định mục tiêu xử lý tình huống
- Căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành của nhà nước và các
hành vi vi phạm của bà Phan Thị A chủ cửa hàng kinh doanh bánh kẹo.
- Căn cứ vào tình hình cụ thể, đoàn kiểm tra Liên ngành sẽ quyết định xử phạt
hành chính sao cho hợp tình, hợp lý, đảm bảo đúng quy định của pháp luật, mặt khác
cũng không làm mất quyền lợi của chủ hộ kinh doanh và của khách hàng.
- Xử lý đối với thủ tục hành chính, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ đảm bảo
những quy định của pháp luật về An toàn thực phẩm theo quy định hiện hành.
- Xử lý riêng từng đối tượng hàng hoá về nhãn mác hoặc thủ tục công bố
tiêu chuẩn chất lượng; Xử lý hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất
xứ.
Giải quyết hài hòa giữa tình và lý, giữa lợi ích vật chất của chủ kinh doanh
và lợi ích của tập thể, của Nhà nước và của nhân dân (người tiêu dùng).
5. Xây dựng các phương án giải quyết vi phạm và lựa chọn phương án
5.1. Xây dựng phương án
Với các lỗi mà chủ cửa hàng kinh doanh bánh kẹo đã vi phạm, chúng tôi đã
xây dựng ba phương án xử lý, cụ thể:

a, Phương án 1
Ra quyết định xử phạt hành chính đối với chủ hộ kinh doanh bánh kẹo là bà
Phan Thị A ở mức xử phạt cao nhất trên tất cả các lỗi đã vi phạm với tổng mức
phạt tiền là 11.000.000VNĐ, đồng thời tịch thu, tiêu huỷ toàn bộ số hàng có dấu
hiệu vi phạm, buộc chủ cửa hàng ngừng kinh doanh cho tới khi khắc phục được
các lỗi vi phạm nêu trên.
- Phương án này có ưu điểm

7


Quyền lợi của khách hàng hay nói cách khác là quyền lợi người tiêu dùng
được đảm bảo về tính mạng, sức khoẻ khi sử dụng bánh kẹo.
Cảnh báo cho chủ hộ biết mức độ vi phạm và hậu quả nghiêm trọng do các
lỗi kinh doanh đã nêu trên gây ra.
Ngăn chặn kịp thời các loại bánh kẹo gây nguy hiểm (mất an toàn thực
phẩm) ảnh hưởng đến sức khoẻ của người tiêu dùng khi đưa ra lưu thông trên thị
trường.
- Hạn chế của phương án
Chưa phân loại được hàng hoá cần tịch thu, tiêu huỷ. Gây thất thoát, lãng phí
tiền của của chủ hộ kinh doanh, không khuyến khích phát triển kinh doanh dịch vụ
và không tạo điều kiện cho chủ hộ kinh doanh thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà
nước.
Chỉ thuần tuý áp dụng cứng nhắc các quy định của Nhà nước chưa tính đến
quyền lợi của chủ hộ kinh doanh.
Làm mất cơ hội tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho gia đình bà Phan
Thị A trong một thời gian. Điều này không đúng với chủ trương của Đảng và Nhà
nước về tạo cơ hội việc làm cho các chủ hộ kinh doanh.
b, Phương án 2
Xem xét cụ thể các lỗi mà chủ hộ kinh doanh mắc phải để ra Quyết định sử

phạt hành chính trên tất cả các lỗi, là: Kinh doanh hàng hoá không có hoá đơn,
kinh doanh hàng nhập khẩu không có nhãn phụ, hàng hoá kém chất lượng, hàng
hoá không có nhãn, hàng hoá không có công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.
Tổng mức phạt là 4.300.000VNĐ đồng thời tịch thu và tiêu huỷ số hàng hoá trong
danh mục có nguy cơ gây mất An toàn thực phẩm như bánh kẹo, Ô mai, Xí muội,
các loại Mứt không có nguồn gốc (được chủ hàng báo cáo là hàng có xuất xứ từ
Trung Quốc) ….nhuộm bằng phẩm màu công nghiệp
Lấy mẫu các bánh kẹo nhập khẩu điển hình không có các thông tin về hướng
dẫn sử dụng, chỉ tiêu chất lượng và thành phần cấu tạo để kiểm nghiệm…. Sau khi
có kết quả kiểm tra nếu hàng hoá đảm bảo độ an toàn theo quy định thì cho phép
8


tiếp tục kinh doanh. Nếu không đảm bảo độ an toàn theo quy định thì tiến hành
tịch thu và tiêu huỷ.
Đối với số hàng hoá được sản xuất tại Việt Nam, không có nhãn hoặc ghi
nhãn chưa đầy đủ nếu chất lượng đảm bảo, cho quay trở lại nơi sản xuất để khắc
phục nhãn, bổ sung thêm nhãn phụ đối với các loại bánh kẹo có nội dung ghi nhãn
chưa đầy đủ trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường. Nếu chất lượng không đảm
bảo tiến hành lập biên bản tịch thu, tiêu huỷ. Đối với số hàng hoá không có công
bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm thực phẩm thì tiến hành gọi điện về cơ sở sản
xuất đề nghị gửi công bố cung cấp cho đoàn kiểm tra.
- Phương án này có ưu điểm
Đảm bảo hiệu lực công tác thanh tra, kiểm tra, ngăn chặn kịp thời và triệt để
việc gây tác hại cho người tiêu dùng khi sử dụng bánh kẹo không đảm bảo an toàn
thực phẩm.
Quan trọng hơn là tạo cơ hội sửa sai cho chủ hộ kinh doanh, từ đó hướng tới
cho họ kinh doanh đúng mục đích, đúng pháp luật nhưng vẫn đem lại lợi nhuận,
góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.
- Nhưng phương án này cũng có các hạn chế

Không giải quyết được dứt điểm việc kinh doanh hàng hoá vi phạm về chất
lượng, ghi nhãn… Thời gian giải quyết vụ việc kéo dài ảnh hưởng đến hoạt động
kinh doanh, gây thất thu cho chủ hộ.
Đoàn công tác đầu tư nhiều thời gian và công sức
c, Phương án 3
Trên cơ sở các lỗi mà chủ hộ kinh doanh đã vi phạm tiến hành xử phạt hành
chính theo quy định, giám sát các biện pháp khắc phục hậu quả, trong quá trình
khắc phục hậu quả nếu hộ kinh doanh không chấp hành hoặc có dấu hiệu vi phạm
nhiều lần hoặc tái phạm, Đoàn kiểm tra tiến hành tước quyền sử dụng Giấy chứng
nhận đăng ký hộ kinh doanh (giấy phép kinh doanh), phạt tiền đồng thời tịch thu
và buộc tiêu hủy hàng hóa bánh kẹo đối với chủ hộ kinh doanh đã vi phạm.
9


- Phương án này có ưu điểm:
Ngăn chặn kịp thời những hậu quả xấu có thể xảy ra cho người sử dụng,
tăng cường hoạt động pháp chế về quản lý chất lượng hàng hóa. Răn đe các hộ
kinh doanh có biểu hiện vi phạm; Giải quyết được dứt điểm việc kinh doanh hàng
hóa vi phạm về chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm như nhãn mác, nguồn gốc
xuất xứ của hàng hoá.
- Nhược điểm của phương án:
Sự quản lý thiếu chặt chẽ mới chỉ dừng lại ở việc xử phạt hành chính thuần
tuý.
Gây thất thu, ảnh hưởng đến đời sống của gia đình chủ hộ kinh doanh.
5.2. Lựa chọn phương án giải quyết.
Qua phân tích ưu điểm và nhược điểm của ba phương án trên, chúng tôi thấy
phương án 2 có tính khả thi hơn. Vì phương án này phù hợp với chủ trương, đường
lối của Đảng và Nhà nước khuyến khích kinh doanh trên cơ sở chấp hành nghiêm
chỉnh các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước.
Đồng thời tạo cơ hội cho các hộ kinh doanh dịch vụ phát triển, mặt khác phương

án này còn phù hợp với cách ứng xử, cách giải quyết công việc có tình, có lý.
Ra quyết định Xử phạt hành chính trên cơ sở có sự xem xét đến điều kiện
hoàn cảnh kinh tế, đời sống và tình hình thực tế của cơ sở để xem xét mức xử phạt
đảm bảo thấu tình, đạt lý và khắc phục những sai phạm trong kinh doanh bánh kẹo.
6. Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọn
6.1. Ra quyết định xử phạt hành chính
Ngày 18 tháng 05 năm 2016 tại cửa hàng kinh doanh bánh kẹo của bà Phan
Thị A, Đoàn kiểm tra Liên ngành đã tiến hành xử phạt hành chính đối với cửa hàng
kinh doanh bánh kẹo do bà Phan Thị A làm chủ như sau:
- Đại diện Đoàn kiểm tra Liên ngành thông qua biên bản kiểm tra, ngày 18
tháng 05 năm 2016 đối với cửa hàng kinh doanh bánh kẹo do bà Phan Thị A làm
chủ hộ.
10


- Đoàn kiểm tra nêu các căn cứ pháp lý để xác định chủ hộ kinh doanh chịu
mức xử lý vi phạm hành chính.
Căn cứ Điểm d Khoản 7 Điều 3 của Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định
“Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ kèm
theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng hóa đơn, chứng từ là
không hợp pháp theo quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn” thì hộ kinh doanh
bà A đã vi phạm lỗi kinh doanh hàng hóa không có hóa đơn, phải chịu xử lý theo
Điểm c Khoản 1 Điều 17 của Nghị định 185/2013/NĐ-CP, phạt tiền từ 600.000
VNĐ đến 1.000.000 VNĐ.
Căn cứ Nghị định 38/2012/NĐ-CP ngày 25/04/2012 của Chính phủ Quy
định về ghi nhãn hàng hoá thực phẩm. Căn cứ vào Khoản 1, Khoản 2, Điều 18 của
Nghị định thì chủ cửa hàng kinh doanh bánh kẹo đã vi phạm lỗi kinh doanh hàng
hoá không có nhãn, nhãn ghi không đầy đủ các thông tin, hàng hoá không có nhãn
phụ phải chịu xử lý theo hình thức phạt tiền theo Điểm a Khoản 2 Điều 26 của
Nghị định 80/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 Vi phạm quy định về nội dung bắt buộc

trên nhãn hàng hóa hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất
hàng hóa cho mỗi nội dung vị phạm từ 500.000 VNĐ đến 5.000.000 VNĐ.
Căn cứ Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 của Chính phủ quy định
chi tiết về xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm tại Khoản 1, Khoản 2,
Điều 54 về truy xuất nguồn gốc thực phẩm, thu hồi và sử lý thực phẩm không bảo
đảm an toàn và Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Điều 55 về thu hồi và xử lý đối với
thực phẩm không đảm bảo an toàn thì bà A vi phạm lỗi kinh doanh hàng hoá không
đảm bảo an toàn như hết thời hạn sử dụng, thực phẩm xuất hiện tác nhân gây ô
nhiễm vượt mức giới hạn quy định phải chịu xử lý theo Khoản 1, Điều 55 của Luật
An toàn thực phẩm, phạt tiền từ 1.000.000 VNĐ đến 2.000.000 VNĐ.
Căn cứ Khoản 1, Khoản 2, Điều 3 Nghị định 38/2012/NĐ-CP ngày
25/04/2012 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
chất lượng sản phẩm hàng hoá, chủ cửa hàng kinh doanh bánh kẹo đã vi phạm lỗi
kinh doanh hàng hoá kém chất lượng, hàng hoá chưa được chứng nhận phù hợp
tiêu chuẩn, hàng hoá chưa công bố chất lượng sản phẩm phải chịu hình thức xử lý
11


phạt tiền tại Điểm C Khoản 1 Điều 26 của Nghị định 178/2013/NĐ-CP từ
1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
- Đoàn kiểm tra đã căn cứ vào tình hình cụ thể, quyết định xử phạt hành
chính đối với bà Phan Thị A chủ cửa hàng kinh doanh bánh kẹo như sau:
+ Lỗi kinh doanh hàng hoá không có hoá đơn:
+ Lỗi kinh doanh hàng không có nhãn hoặc có nhưng

600.000VNĐ
1.200.000 VNĐ

không ghi đầy đủ các thông tin cần thiết
+ Lỗi kinh doanh hàng hoá nhập khẩu không có nhãn phụ


500.000VNĐ

+ Lỗi kinh doanh hàng hoá kém chất lượng:

1.000.000 VNĐ

+ Lỗi kinh doanh hàng hoá không công bố tiêu chuẩn

1.000.000 VNĐ

chất lượng sản phẩm

4.300.000 VNĐ

Tổng cộng số tiền bà Phan Thị A phải nộp phạt hành chính là

4.300.000

VNĐ (Bốn triệu ba trăm ngàn đồng chẵn )
Các hình thức xử lý bổ sung như
- Liên hệ với các cơ quan chức năng xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều
kiện an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm,
giấy khám sức khỏe định kỳ của người trực tiếp tham gia sản xuất, chế biến, kinh
doanh thực phẩm…
- Bổ sung nhãn phụ cho hàng hoá nhập khẩu không có nhãn phụ.
- Liên hệ với cơ sở sản xuất cung cấp công bố tiêu chuẩn chất lượng lô hàng
mà Đoàn kiểm tra yêu cầu, khắc phục nhãn cho các mặt hàng không có nhãn sản
xuất tại Việt Nam
Đoàn kiểm tra liên ngành yêu cầu chủ hộ kinh doanh là bà Phan Thị A phải

thực hiện nghiêm chỉnh và có biện pháp khắc phục hậu quả trong thời gian sớm
nhất, nếu sau 30 ngày chủ cơ sở không khắc phục những lỗi đã nêu trên thì Đoàn
kiểm tra sẽ xử phạt hành chính theo quy định của nhà nước và buộc cơ sở phải
đóng cửa cho tới khi khắc phục được các lỗi vi phạm nêu trên.
12


Bà Phan Thị A chủ cơ sở kinh doanh hoàn toàn chấp thuận và nhất trí với kết
luận của Đoàn kiểm tra.
6.2. Thi hành xử phạt hành chính theo quyết định
Việc xử phạt nêu trên là thấu tình đạt lý, đảm bảo đúng quy định của pháp
luật, tạo điều kiện cho chủ hộ thực thi các nghĩa vụ liên quan và nhắc nhở chủ hộ
kinh doanh nghiêm chỉnh thi hành các quy định của nhà nước.
Chủ hộ kinh doanh đã nghiêm chỉnh chấp hành việc nộp phạt hành chính số
tiền là: 4.300.000 VNĐ và hứa sẽ đảm bảo thực hiện tốt các hình thức xử lý bổ
sung trong quyết định xử phạt hành chính của đoàn kiểm tra.
6.3. Kiểm tra giám sát việc thi hành khắc phục những sai xót trong việc
kinh doanh bánh kẹo
Ngày 18/06/2016, Đoàn kiểm tra quay trở lại kiểm tra cơ sở kinh doanh
bánh kẹo do bà Phan Thị A làm chủ, bà A niềm nở đón tiếp đoàn kiểm tra và cung
cấp đầy đủ các giấy tờ mà đoàn đã yêu cầu để kiểm tra.
Đoàn công tác chúng tôi nhận thấy: Về các lỗi mà cơ sở đã mắc, nay đã
được khắc phục như : Cơ sở đã xuất trình được Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều
kiện an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm,
giấy khám sức khỏe định kỳ của người trực tiếp tham gia sản xuất, chế biến, kinh
doanh thực phẩm, giấy chứng nhận hợp chuẩn hợp quy và công bố chất lượng...
Những hàng hoá chất lượng kém đã không còn bày bán, các mặt hàng không có
nhãn phụ nay đã được bổ sung nhãn chi đầy đủ, mẫu mã đẹp, sự vắng bóng các
loại bánh kẹo rẻ tiền rực rỡ sắc màu đã không làm giảm đi số lượng khách hàng.
Ngược lại, ngay tại thời điểm chúng tôi kiểm tra cửa hàng của bà A khách hàng vào

ra tấp nập, tiếng nói, tiếng cười của khách hàng khi chọn được những món hàng
đảm bảo chất lượng đã làm cho không gian trở nên ấm cúng hơn. Bà A rất phấn
khởi khi Đoàn chúng tôi đến, bởi hơn ai hết bà đã nhận thấy rõ hiệu quả của việc
kinh doanh hàng hoá đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm.

13


Ngày 24 tháng 6 năm 2016, Đoàn công tác chúng tôi đã báo cáo kết quả đợt
kiểm tra lên Ban chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân huyện, Phòng Y tế, Đội QLTT số 2,
và các ngành liên quan, đồng thời đưa ra các kết luận, kiến nghị.
7. Kiến nghị và kết luận
7.1. Kiến nghị
Từ tình huống trên, để quản lý tốt chất lượng bánh kẹo bảo đảm an toàn
thực phẩm cho người sử dụng. Chúng tôi xin kiến nghị, kết luận như sau:
a. Kiến nghị với địa phương, cơ sở
- Xây dựng và hướng dẫn Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện chỉ
thị 08/1999/CT-TTg xã qua đó xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, chức năng của
Ban Chỉ đạo thực hiện chỉ thị 08/1999/CT-TTg các cấp.
- Xác định rõ nhiệm vụ quản lý nhà nước về An toàn thực phẩm cũng là
trách nhiệm quan trọng của Uỷ ban nhân dân các cấp.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của huyện đối với các xã trong
việc đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Tăng cường kinh phí của địa phương cho công tác an toàn thực phẩm bằng
công tác xã hội hoá và mở thêm các lớp tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm
cho người trực tiếp sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm.
- Thẩm định và tiến hành cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn
thực phẩm theo phân cấp quản lý hiện hành.
- Uỷ ban nhân dân huyện, Trung tâm Y tế chủ trì phối hợp với các thành viên
Ban Chỉ đạo thực hiện chỉ thị 08/1999/CT-TTg cấp huyện tăng cường công tác thanh,

kiểm tra, tuyên truyền và tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm cho các đối tượng
theo Luật an toàn thực phẩm, phối hợp với cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền
những kiến thức về an toàn thực phẩm thuộc địa bàn quản lý.
b. Kiến nghị của địa phương, cơ sở với nhà nước

14


- Đề nghị Cục an toàn thực phẩm- Bộ Y tế tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn,
bồi dưỡng nâng cao trình độ, chuyên môn về an toàn thực phẩm cho đội ngũ cán
bộ làm công tác quản lý và thực thi công vụ về an toàn thực phẩm.
- Cung cấp trang thiết bị hỗ trợ cho công tác thanh kiểm tra, giám sát, phòng,
chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh lây truyền qua thực phẩm cho khoa an toàn
thực phẩm của Trung tâm Y tế cấp huyện.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức sâu rộng về an toàn
thực phẩm, truyền tải các kiến thức pháp luật về bảo đảm an toàn thực phẩm theo nội
dung Luật An toàn thực phẩm và các văn bản quy pham pháp luật có liên quan
cho tuyến huyện, xã và các tổ chức đoàn thể xã hội có liên quan với các hình thức
như: Tổ chức các Hội thảo, nói chuyện chuyên đề, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu
Luật An toàn thực phẩm, các tiểu phẩm, kịch, hội diễn, hội thi quần chúng, hội thi
cộng tác viên tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Nâng cao kiến thức, thực hành về an toàn thực phẩm cho các đối tượng là
người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh.
- Nâng cao nhận thức về thực phẩm an toàn, thay đổi hành vi, phong tục tập
quán, thói quen sinh hoạt ăn uống không an toàn, góp phần bảo vệ và nâng cao sức
khỏe nhân dân.
- Phối hợp với Đài phát thanh truyền hình các huyện, Đài truyền thanh các
xã, thị trấn để đưa tin, bài truyên truyền các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực
phẩm và các bệnh dịch lây truyền qua thực phẩm; tuyên truyền về các văn bản
pháp luật, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến công tác đảm bảo an

toàn thực phẩm trong giai đoạn hiện nay bằng nhiều thứ tiếng. .
- Xây dựng nội dung tuyên truyền dễ hiểu, dễ nhớ, phong phú, phù hợp với
phong tục, tập quán của địa phương.
- Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông gián tiếp thông qua việc cung cấp
các tài liệu, sản phẩm truyền thông nghe nhìn như tờ rơi, áp phích, tranh lật, panô,
băng zôn, khẩu hiệu, băng, đĩa hình, đĩa tiếng...

15


- Huy động sự hưởng ứng tham gia của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp
sản xuất, kinh doanh thực phẩm và các đoàn thể về việc tuyên truyền và tổ chức
thực hiện tốt An toàn thực phẩm.
- Phối hợp với Phòng Giáo dục - Đào tạo phát động cuộc thi tìm hiểu kiến
thức an toàn vệ sinh thực phẩm trong các trường phổ thông trên địa bàn toàn huyện.
- Bổ xung phương tiện, trang thiết bị truyền thông tại các tuyến để đảm bảo
triển khai được đầy đủ các nội dung của chương trình theo quy định.
7.2. Kết luận
- Công tác phối hợp liên ngành giữa các thành viên trong Ban chỉ đạo thực
hiện Chỉ thị 08/1999/CT-TTg chưa thực sự chặt chẽ, đồng nhất, thường xuyên, chỉ
tập trung vào các tháng cao điểm như: Tháng hành động vì Chất lượng an toàn
thực phẩm, Quốc tế Thiếu nhi 1/6, Tết trung thu, Tết nguyên đán… thiếu tính đồng
bộ giữa các ban ngành thành viên và chưa được phân công trách nhiệm rõ ràng
giữa các ngành trong việc quản lý chất lượng bánh kẹo để bảo đảm hiệu lực công
tác kiểm tra, giám sát.
- Ban chỉ đạo 08/1999/CT-TTg cấp xã, trong công tác phối hợp hoạt động và
báo cáo chưa được kịp thời, cán bộ chuyên trách an toàn thực phẩm tuyến xã phải
kiêm nhiệm cùng lúc nhiều việc nên hiệu quả công việc còn nhiều hạn chế.
- Về mặt bằng chung đa số các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực
phẩm đã có ý thức trong việc chấp hành các quy định pháp luật về an toàn thực

phẩm, tỷ lệ vi phạm đã giảm khá nhiều so với cùng kỳ năm 2015; nhận thức của
người dân được nâng cao rõ rệt. Số lượng người tiêu dùng chưa thực sự hiểu biết
nhiều về an toàn thực phẩm và không được tiếp cận với thông tin truyền thông còn
ít và đa số ở vùng sâu, vùng xa đã giảm nhiều so với năm 2015.
- Công tác thanh, kiểm tra chỉ mang tính giáo dục, răn đe không tiến hành xử
phạt nặng với các cơ sở có vi phạm mà kết hợp chủ yếu là nhắc nhở tuyên truyền,
giáo dục các kiến thức, quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm cho các cơ sở
sản xuất chế biến, kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng. Chưa áp dụng các

16


biện pháp xử lý mạnh do đó tình trạng vi phạm về an toàn thực phẩm vẫn còn xảy
ra.
- Tăng cường công tác Thông tin- Giáo dục truyền thông trên các phương
tiện thông tin đại chúng để các doanh nghiệp, chủ hộ kinh doanh, người tiêu dùng
hiểu được tác hại của việc sử dụng thực phẩm nói chung và bánh kẹo nói riêng
không được kiểm soát chất lượng và không rõ nguồn gốc xuất xứ để không mua và
sử dụng.
- Nâng cao năng lực kiểm nghiệm của các cơ quan làm nhiệm vụ để tránh
việc chờ gửi mẫu đi kiểm tra mất nhiều thời gian ảnh hưởng đến cơ hội kinh doanh
của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh.
- Trình độ cũng như ý thức của người tiêu dùng về thực phẩm an toàn đã có
cải thiện tuy nhiên ý thức của người kinh doanh thực phẩm chưa được nâng cao.
Một số cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm ý thức kém còn chạy theo
lợi nhuận, không quan tâm đến chất lượng hàng hoá và sức khoẻ của người tiêu
dùng, chưa thực hiện tốt các quy định pháp luật của nhà nước, nhất là tại các bản,
xã vùng sâu, vùng xa các mặt hàng kém chất lượng, hàng hết thời hạn sử dụng,
hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ đều được tiêu thụ tại đây.
Trên đây là một trường hợp vi phạm về kinh doanh bánh kẹo trên địa bàn

Tiểu khu 6 – huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La mà chúng tôi đã xử lý. Tôi ghi lại để rút
ra bài học cho bản thân nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tích luỹ
kinh nghiệm trong công tác quản lý Nhà nước thuộc lĩnh vực an toàn thực phẩm.
Tôi rất mong nhận được sự tham gia, đóng góp ý kiến của đồng nghiệp và
của những người tham gia sản xuất, chế biến, kinh doanh trong lĩnh vực này./.

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật số 55/2010/QH12 An toàn thực phẩm năm 2010;
2. Luật số 05/2007/QH 12 ngày 21/11/2007 Chất lượng sản phẩm hàng hóa
phẩm;
3. Luật số 59/2010/QH12 ngày 17/11/2010 Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
4. Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 04 năm 2012 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm;
5. Nghị định số 178/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng11 năm 2013 của Chính phủ
quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm;
6. Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 Quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
Và một số văn bản hướng dẫn khác có liên quan.

18



×