Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

tập đọc hội đua voi ở tây nguyên (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.91 KB, 5 trang )

Trường tiểu học Nguyễn Nghiêm
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Vân
Giáo sinh: Võ Thị Ca

Ngày soạn: 18/02/2019
Ngày dạy: 27/02/2019
Lớp dạy: 3D

GIÁO ÁN MÔN TIẾNG VIỆT
Phân môn: Tập đọc
Bài: Hội đua voi ở Tây Nguyên
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong bài: Trường đua, chiêng, man-gát, cổ vũ.
- Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài: Bài văn tả và kể lại hội đua voi ở Tây Nguyên; qua đó
cho thấy nét độc đáo trong sinh hoạt của đồng bào Tây Nguyên, sự thú vị và bổ ích của hội
đua voi.
- Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3 SGK trang 61.
2. Kĩ năng
- Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: đua voi, phẳng lì,
vanh lừng, man- gát, vuông vải đỏ thắm, bình tĩnh, bỗng dưng, điều khiển, trúng đích, huơ
vòi,.....
- Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
- Đọc trôi chảy được toàn bài, bước đầu biết đọc bài với giọng thể hiện sự vui tươi, hồ hởi.
3. Thái đô
- Học sinh yêu thích lễ hội
- Tích cực tham gia xây dựng bài
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
1. Giáo viên
- Tranh minh họa nội dung bài đọc trong SGK.
- Tranh ảnh chiếc chiêng


- nội dung bài học được ghi sẵn trong giấy roki hoặc bảng phụ.
2. Học sinh
- SGK Tiếng Việt lớp 3 tập hai.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU

Hoạt đông của giáo viên
1. Ổn định tổ chức (1’): Cho lớp hát
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
- Gọi 1 Hs đọc đoạn 1 bài “Hội vật” và trả lời
câu hỏi: Tìm những chi tiết miêu tả cảnh
tượng sôi động của hội vật?

Hoạt đông của học sinh
- Hs thực hiện hát
- 1 Hs đọc đoạn 1 và trả lời: Tiếng trống nổi
lên dồn dập, người từ khắp nơi đổ về xem hội
đông như nước chảy, ai cũng náo nức muốn
xem mặt, xem tài ông Cản Ngũ; họ chen lấn
nhau, quay kín quanh sới vật, trèo lên những
cây cao để xem cho rõ.


- Cả lớp lắng nghe. Nhận xét.
- Nhận xét. Tuyên dương
- Hs lắng nghe
- Gọi 1 Hs đọc đoạn 2 bài “Hội vật” và trả lời - 1 Hs đọc đoạn 2 và trả lời: Quắm Đen đã
câu hỏi: Cách đánh của Quắm Đen và ông
lăn xã vào ông cản ngũ. Vờn bên trái, đánh
Cản Ngũ có gì khác nhau?
bên phải, dứ trên, đánh dưới, thoắt biến,

thoắt hóa khôn lường. Ông Cản Ngũ có vẻ
lớ ngớ, chậm chạp, làm người xem chán
ngắt.
- Nhận xét. Tuyên dương
- Cả lớp lắng nghe. Nhận xét.
3. Bài mới (34’)
3.1. Giới thiệu bài mới (1’)
- Yêu cầu Hs quan sát tranh về cảnh hội đua
- 1- 2 Hs trả lời câu hỏi.
voi ở Tây Nguyên và trả lời câu hỏi: “Bức
tranh vẽ cảnh gì?”
- GV: Đây là cảnh hội đua voi ở Tây Nguyên.
Một lễ hội không kém phần vui tươi và hào
hứng nhưng lại mang đậm bản sắc của người
dân Tây Nguyên. Để hiểu rõ điều đó chúng ta
cùng tìm hiểu qua bài: hội đua voi ở Tây
Nguyên của nhà văn Lê Tấn.
- Ghi tên bài lên bảng. Yêu cầu Hs nhắc lại
tên bài.
3.2. Luyện đọc (15’)
a. Đọc mẫu
- Gv đọc mẫu toàn bài một lần, thể hiện giọng
vui, sôi nổi. Nhịp nhanh dồn dập hơn ở đoạn
2.
b. Hướng dẫn Hs đọc từng câu và phát âm
từ kho
- Yêu cầu Hs tiếp nối nhau đọc từng câu
trong bài theo hàng ngang.
- Theo dõi Hs đọc để rút từ cần luyện đọc.
Ghi từ cần luyện đọc lên bảng: đua voi,

phằng lì, vang lừng, vuông vải đỏ thắm, mangát, bình tĩnh, huơ vòi,...
- GV đọc mẫu các từ khó và yêu cầu Hs
luyện đọc các từ ngữ khó.
c. Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa
từ
- Hướng dẫn Hs chia bài thành 2 đoạn: Mỗi
lần xuống dòng là một đoạn.
+ Đoạn 1: Trường đua voi.....những người phi

- Lắng nghe giáo viên giới thiệu bài.

- Hs nhắc lại tên bài.

- Lắng nghe giáo viên đọc mẫu.

- Hs cả lớp đọc bài, mỗi Hs đọc 1 câu.

- Luyện phát âm theo yêu cầu của giáo viên.

- Hs lắng nghe chia đoạn, dùng bút chì gạch
chéo (/) vào cuối mỗi đoạn, nếu cần.


ngựa giỏi nhất.
+ Đoạn 2: Phần còn lại
- Hướng dẫn Hs đọc từng đoạn.
- Yêu cầu 2 Hs tiếp nối nhau đọc bài theo
đoạn.
Đoạn 1:
- Yêu cầu 1 Hs đọc lại đoạn 1.

- Giúp Hs hiểu nghĩa từ mới:
+ GV giải thích từ trường đua:
Để chuẩn bị cho các cuộc đua thì phải chọn
một nơi rộng phẳng, to và dài. Đó là trường
đua: nơi diễn ra các cuộc đua.
+ GV hỏi: Nhạc cụ được sử dụng trong đoạn
1 là gì?
+ GV nhận xét và cho Hs quan sát tranh ảnh
về chiếc chiêng.
+ GV hỏi: Như thế nào là chiêng?
+ GV nhận xét.
+ GV hỏi: Từ man- gát có nghĩa là gì?

- 2 Hs đọc trước lớp, cả lớp theo dõi bài
trong SGK.
- 1 Hs đọc lại đoạn 1.
+ Lắng nghe giáo viên giới thiệu.

+ Hs trả lời: Cái chiêng.
+ Hs lắng nghe và quan sát.
+ Hs trả lời:
Chiêng: Nhạc cụ bằng đồng, hình tròn, đánh
bằng dùi, âm thanh vang dội.
+ Hs lắng nghe.
+ Hs trả lời:
Man- gát: Người điều khiển voi( cách gọi của
người Tây Nguyên)
- 1 Hs đọc lại đoạn 2.
- Hs lắng nghe


Đoạn 2:
- Yêu cầu 1 Hs đọc lại đoạn 2.
- Hướng dẫn hs cách ngắt giọng câu văn cuối
bài: Những chú voi chạy đến đích trước tiên/
đều ghìm đà,/ huơ vòi/ chào khán giả đã nhiệt
liệt cổ vũ,/ khen ngợi chúng.
+ Yêu cầu Hs đọc lại câu văn trên
- 1 Hs đọc trước lớp
+ GV nhận xét, tuyên dương.
- GV hỏi: Từ cổ vũ có nghĩa là gì?
- GV nhận xét.
d. Luyện đọc theo nhom
- Chia Hs thành nhóm, mỗi nhóm 2 Hs và yêu
cầu mỗi em đọc 1 đoạn trong nhóm.
- GV mời 1 nhóm đọc lại bài.
- GV mời Hs nhận xét
- GV nhận xét, tuyên dương.

- Hs lắng nghe
- Hs trả lời:
Cổ vũ: Khuyến khích, động viên cho hăng hái
hơn.
- Hs lắng nghe
- Luyện đọc theo nhóm 2, Hs cùng nhóm
theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho nhau.
- Hs thực hiện đọc
- Hs nhận xét.
- Hs lắng nghe.



3.3. Tìm hiểu bài (10’)
- Yêu cầu Hs đọc thầm lại đoạn 1 và hỏi:
+ Tìm những chi tiết tả công việc chuẩn bị
cho cuộc đua?
+ Gọi HS nhận xét
+ GV nhận xét, bổ sung.
- Yêu cầu Hs đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu
hỏi:
+ Cuộc đua diễn ra như thế nào?
+ GV gọi Hs nhận xét
+Gv nhận xét, bổ sung.
+ Voi đua có cử chỉ gì ngộ nghĩnh, dễ
thương?
+ Gv gọi Hs nhận xét
+ Gv nhận xét, bổ sung.
- Em nào có thể nêu được nội dung của bài
tập đọc?
- GV rút ra nội dung bài: Bài văn tả và kể lại
hội đua voi ở Tây Nguyên; qua đó cho thấy
nét độc đáo trong sinh hoạt của đồng bào Tây
Nguyên, sự thú vị và bổ ích của hội đua voi.
- GV cho Hs xem nội dung bài đã chuẩn bị
trên giấy roki hoặc bảng phụ và yêu cầu Hs
đọc lại nội dung bài.
3.4. Luyện đọc lại (8’)
- Yêu cầu Hs tự chọn 1 trong 2 đoạn của bài
và luyện đọc .
- Mời đại diện 3-4 Hs của 4 tổ thi đọc đoạn
mình chọn trước lớp.
- GV mời Hs nhận xét

- GV nhận xét, tuyên dương.

- Hs trả lời: Voi đua từng tốp mười con dàn
hàng ngang ở nơi xuất phát. Trên mỗi con
voi, ngồi hai chàng man- gát. Trông họ rất
bình tĩnh vì họ thường là những người phi
ngựa giỏi nhất.
+ Hs nhận xét
+ Hs lắng nghe
- Hs trả lời: Chiêng trống nổi lên, cả mười
con voi lao đầu chạy. Cả bầy hăng máu phóng
như bay. Bụi cuộn mù mịt. Các chàng mangát phải rất gan dạ và khéo léo điều khiển cho
voi về trúng đích.
+ Hs nhận xét
+ Hs lắng nghe
+ Những chú voi chạy đến đích trước tiên đều
ghìm đà, huơ vòi chào những khán giả đã
nhiệt liệt cổ vũ, khen ngợi chúng.
+ Hs nhận xét
+ Hs lắng nghe
- Hs dự kiến trả lời: Bài văn tả và kể lại hội
đua voi ở Tây Nguyên; qua đó cho thấy nét
độc đáo trong sinh hoạt của đồng bào Tây
Nguyên, sự thú vị và bổ ích của hội đua voi.
- Hs lắng nghe

+ Hs thực hiện

+ Cá nhân Hs tự luyện đọc.
- Lắng nghe.

- 3-4 Hs thi đọc. Cả lớp theo dõi và bình chọn
bạn đọc hay nhất.
- Hs nhận xét
- Hs lắng nghe


4. Củng cố, dặn dò (1’)
- Nhận xét tiết học, tuyên dương những Hs
chăm chú tham gia xây dựng bài, nhắc nhở
những Hs còn chưa chú ý.
- Dặn Hs về nhà sưu tầm tranh lễ hội để
chuẩn bị bài sau.

- Lắng nghe.
- Ghi nhớ và thực hiện theo yêu cầu của giáo
viên.



×