Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

B031102 – phương pháp ĐƯỜNG TRÒN hỗn hợp trong điện xoay chiều

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (41.37 KB, 3 trang )

Phương pháp ĐƯỜNG TRÒN HỖN HỢP trong điện xoay chiều
Câu 1. Cho mạch điện xoay chiều RLC không phân nhánh, với R = 75 Ω, L = 1/π H, và C
= 200/π µF. Biết cường độ dòng điện chạy trong mạch là i = 2√2cos(100πt) A. Xác
định giá trị tức thời của các phần tử R, L, C tại thời điểm t = 5 ms.
A. uR = 0 V, uL = -200√2 V, uC = 100√2 V
B. uR = 0 V, uL = 200√2 V, uC = -100√2 V
C. uR = 0 V, uL = -200√2 V, uC = -100√2 V
D. uR = 0 V, uL = 200√2 V, uC = 100√2 V
Câu 2. Cho mạch điện xoay chiều RLC không phân nhánh, với R = 75 Ω, L = 1/π H, và C
= 200/π µF. Biết cường độ dòng điện chạy trong mạch là i = 5√2cos(100πt) A. Xác
định giá trị tức thời của các phần tử R, L, C tại thời điểm t = 10/3 ms.
A. uR = 375√2 V, uL = 200√2 V, uC = -125√6 V
B. uR = 185,5√2 V, uL = -200√2 V, uC = 100√2 V
C. uR = 375√2 V, uL = -250√6 V, uC = -100√6 V
D. uR = 187,5√2 V, uL = -250√6 V, uC = 125√6 V
Câu 3. Cho mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp có dòng điện chạy qua là i = 5√2cos(100πt
+ π/6) A. Biết mạch có dung kháng bằng trở kháng và bằng 30 Ω. Trong một chu kì
dao động, quãng thời gian ∆t mà uC lớn hơn 75√2 V và uR nhỏ hơn 75√2 V là bao
nhiêu?
A. 2,5 ms
B. 7,5 ms
C. 5 ms
D. 12,5 ms
Câu 4. Cho mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp có dòng điện chạy qua là i = 2√2cos(100πt
+ π/3) A. Biết mạch có dung kháng bằng 30 Ω, trở kháng bằng 40 Ω. Trong một chu
kì dao động, quãng thời gian ∆t mà cả uC lớn hơn 30√2 và uR lớn hơn 40√2 V là
bao nhiêu?
A. 5/3 ms
B. 10/3 ms
C. 12,5 ms
D. 7,5 ms


Câu 5. Cho mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp, dòng điện chạy trong mạch có tần số 50
Hz. Biết R = 50/√3 Ω, L = 1/π H, và C = 200/π µF. Trong một chu kì dao động,
quãng thời gian ∆t mà uL.u >0 là bao nhiêu?


A. 50/3 ms
B. 10/3 ms
C. 5 ms
D. 10 ms
Câu 6. Cho mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp, dòng điện chạy trong mạch có tần số 50
Hz. Biết R = 50/√3 Ω, L = 0,5/π H, và C = 100/π µF. Trong một chu kì dao động,
quãng thời gian ∆t mà uC.u > 0 là bao nhiêu?
A. 10/3 ms
B. 5 ms
C. 50/3 ms
D. 10 ms
Câu 7. Cho mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp, dòng điện chạy trong mạch có tần số 50
Hz. Biết R = 50√3 Ω, L = 0,5/π H, và C = 100/π µF. Trong một chu kì dao động,
quãng thời gian ∆t mà uL.u < 0 là bao nhiêu?
A. 10/3 ms
B. 12,5 ms
C. 7,5 ms
D. 40/3 ms
Câu 8. Cho mạch điện xoay chiều không phân nhánh RLC, có dòng điện chạy trong mạch
là i = 2√2cos(100πt + π/3). Biết mạch có cảm kháng bằng 20 Ω, trở kháng bằng 30
Ω. Trong quá trình dao động, khoảng thời gian ngắn nhất từ lúc điện áp tức thời trên
cuộn dây có độ lớn bằng 20√2 V đến lúc điện áp tức thời trên điện trở có độ lớn
bằng 30√2 V là bao nhiêu?
A. 10/3 ms
B. 5 ms

C. 25/3 ms
D. 5/3 ms
Câu 9. Cho mạch điện xoay chiều không phân nhánh RLC, có dòng điện chạy trong mạch
là i = 2√2cos(100πt + π/6). Biết mạch có cảm kháng bằng 30 Ω, trở kháng bằng 40
Ω. Trong quá trình dao động, khoảng thời gian ngắn nhất từ lúc điện áp tức thời trên
cuộn dây có độ lớn bằng 60 V đến lúc điện áp tức thời trên điện trở có độ lớn bằng
40√2 V là bao nhiêu?
A. 10/3 ms
B. 2,5 ms


C. 5/6 ms
D. 5/3 ms
Câu 10. Cho mạch điện xoay chiều không phân nhánh RLC, có dòng điện chạy trong mạch
là i = 2√2cos(100πt + π/6). Biết mạch có dung kháng bằng 30 Ω, trở kháng bằng 50
Ω. Trong quá trình dao động, khoảng thời gian ngắn nhất từ lúc điện áp tức thời trên
tụ điện có độ lớn bằng 0 V đến lúc điện áp tức thời trên điện trở có độ lớn bằng
50√2 V là bao nhiêu?
A. 2/3 ms
B. 10/3 ms
C. 5/6 ms
D. 5/3 ms
Fb.com/groups/Ta



×