Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

B040401 – điện từ trường cảm ứng và sóng điện từ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.79 KB, 8 trang )

Tăng Trung Hiếu – Đại học Y Hà Nội - 0971248294

Điện từ trường cảm ứng và Sóng điện từ
Câu 1. Khi cho dòng điện xoay chiều qua một dây dẫn thẳng, xung quanh dây dẫn
A. có điện trường.
B. có từ trường.
C. có điện từ trường.
D. không tồn tại vật chất nào cả.
Câu 2. Khi một điện tích điểm dao động, xung quanh điện tích sẽ tồn tại
A. điện trường.
B. từ trường.
C. trường hấp dẫn.
D. điện từ trường.
Câu 3. Một dòng điện không đổi chạy trong một dây kim loại thẳng thì xung quanh dây
dẫn
A. có điện trường
B. có từ trường
C. có điện từ trường
D. không có trường nào cả
Câu 4. Tìm phát biểu sai.
A. Điện trường và từ trường đều tác dụng lực lên điện tích đứng yên
B. Điện trường và từ trường đều tác dụng lực lên điện tích chuyển động
C. Điện từ trường tác dụng lực lên điện tích đứng yên
D. Điện từ trường tác dụng lực lên điện tích chuyển động
Câu 5. Hiện tượng nào dưới đây giúp ta khẳng định kết luận "Xung quanh một điện
trường biến thiên xuất hiện một từ trường"? Đó là sự xuất hiện từ trường của
A.

dòng điện thẳng

B. dòng điện tròn


C. dòng điện dẫn
D. dòng điện dịch
Câu 6. Điện từ trường xuất hiện trong vùng không gian nào dưới đây?
A. Xung quanh một quả cầu tích điện


Tăng Trung Hiếu – Đại học Y Hà Nội - 0971248294

B. Xung quanh một hệ hai quả cầu tích điện trái dấu
C. Xung quanh một ống dây điện
D. Xung quanh một tia lửa điện
Câu 7. Điện từ trường xuất hiện tại chỗ xảy ra tia chớp vào lúc nào?
A. Vào đúng lúc ta nhìn thấy tia chớp
B. Trước lúc ta nhìn thấy tia chớp một thời khoảng thời gian rất ngắn
C. Sau lúc ta nhìn thấy tia chớp một khoảng thời gian rất ngắn
D. Điện từ trường không xuất hiện tại chỗ có tia chớp
Câu 8. Chỉ ra phát biểu sai.
A. Điện trường gắn liền với điện tích
B. Từ trường gắn liền với dòng điện
C. Điện từ trường gắn liền với điện tích và dòng điện
D. Điện từ trường xuất hiện ở chỗ có điện trường hoặc từ trường biến thiên
Câu 9. Trong trường hợp nào dưới đây xuất hiện điện từ trường ?
A. Êlectron chuyển động trong dây dẫn thẳng có dòng điện một chiều
B. Êlectron chuyển động trong dây dẫn tròn có dòng điện một chiều
C. Êlectron chuyển động trong ống dây
D. Êlectron trong đèn hình vô tuyến đến và chạm vào màn hình
Câu 10. Đặt một hộp kín bằng sắt trong điện từ trường. Trong hộp kín sẽ
A. có điện trường
B. có từ trường
C. có điện từ trường

D. không có các trường nói trên
Câu 11. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Một từ trường biến thiên theo thời gian sinh ra một điện trường xoáy ở các điểm
lân cận.
B. Một điện trường biến thiên theo thời gian sinh ra một từ trường xoáy ở các điểm
lân cận.
C. Điện trường và từ trường không đổi theo thời gian cùng có các đường sức là những
đường cong khép kín.
D. Đường sức của điện trường xoáy là các đường cong kín bao quanh các đường sức


Tăng Trung Hiếu – Đại học Y Hà Nội - 0971248294

từ của từ trường biến thiên
Câu 12. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về điện từ trường?
A. Điện trường xoáy là điện trường mà đường sức là những đường cong hở.
B. Khi một từ trường biến thiên theo thời gian, nó sinh ra một điện trường xoáy.
C. Từ trường xoáy là từ trường mà đường cảm ứng từ bao quanh các đường sức điện
trường.
D. Khi một điện trường biến thiên theo thời gian, nó sinh ra 1 từ trường xoáy.
Câu 13. Điện trường xoáy là điện trường
A. có các đường sức bao quanh các đường sức từ của từ trường biến thiên.
B. của các điện tích đứng yên.
C. có các đường sức không khép kín.
D. giữa hai bản tụ điện có điện tích không đổi.
Câu 14. Khi có cảm ứng từ biến thiên thì trong không gian sinh ra điện trường cảm ứng.
Điện trường cảm ứng này có vectơ cường độ điện trường cảm ứng
A. luôn vuông góc với véc tơ cảm ứng từ.
B. luôn song song với véc tơ cảm ứng từ.
C. luôn trùng với véc tơ cảm ứng từ.

D. biến thiên liên tục có lúc song song, có lúc vuông góc với véc tơ cảm ứng từ.
Câu 15. Khi có điện trường biến thiên thì trong không gian sinh ra từ trường cảm ứng. Từ
trường cảm ứng này có vectơ cảm ứng từ
A. luôn vuông góc với véc tơ cường độ điện trường.
B. luôn song song với véc tơ cường độ điện trường.
C. luôn trùng với véc tơ cường độ điện trường.
D. biến thiên liên tục có lúc song song, có lúc vuông góc với véc tơ cường độ điện
trường.
Câu 16. Điều nào sau đây là sai khi nói về mối quan hệ giữa điện trường và từ trường
A. Khi một từ trường biến thiên theo thời gian thì nó sinh ra điện trường cảm ứng và tự
nó tồn tại trong không gian
B. Khi một từ trường biến thiên theo thời gian thì nó sinh ra một điện trường xoáy
C. Khi một từ trường biến thiên theo thời gian thì nó sinh ra một điện trường mà chỉ có
thể tồn tại trong dây dẫn
D. Khi một từ trường biến thiên theo thời gian thì nó sinh ra một điện trường biến
thiên và ngược lại
Câu 17. Chọn phát biểu sai khi nói về điện từ trường


Tăng Trung Hiếu – Đại học Y Hà Nội - 0971248294

A. Điện trường và từ trường là 2 mặt thể hiện khác nhau của một trường duy nhất gọi
là trường điện từ
B. Điện trường biến thiên nào cũng sinh ra từ trường biến thiên và ngược lại
C. Không thể có điện trường và từ trường tồn tại độc lập
D. Trường điện từ tồn tại xung quanh nam châm vĩnh cửu
Câu 18. Trong điện từ trường, các vecto cường độ điện trường và vecto cảm ứng từ luôn
A. cùng phương, ngược chiều
B. cùng phương, cùng chiều
C. có phương vuông góc với nhau

D. có phương lệch nhau 450
Câu 19. Khi phân tích thí nghiệm về hiện tượng cảm ứng điện từ, ta phát hiện ra
A. điện trường
B. từ trường
C. điện từ trường
D. điện trường xoáy
Câu 20. Thuyết điện từ của Mắc - xoen đề cập đến vấn đề gì?
A. Tương tác của điện trường với điện tích
B. Tương tác của từ trường với dòng điện
C. Tương tác của điện từ trường với các điện tích
D. Mối quan hệ giữa điện trường và từ trường
Câu 21. Sóng điện từ có tần số f = 2,5 MHz truyền trong thuỷ tinh có chiết suất n = 1.5 thì
có bước sóng là:
A. 50 m
B. 80 m
C. 40 m
D. 70 m
Câu 22. Khi nói về điện từ trường, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Nếu tại một nơi có một từ trường biến thiên theo thời gian thì tại nơi đó xuất hiện
một điện trường xoáy.
B. Nếu tại một nơi có một điện trường không đều thì tại nơi đó xuất hiện một từ
trường xoáy.
C. Điện trường và từ trường là hai mặt thể hiện khác nhau của một loại trường duy
nhất gọi là điện từ trường.
D. Điện từ trường xuất hiện xung quanh một chỗ có tia lửa điện.
Câu 23. Khi nói về sóng điện từ, phát biểu nào dưới đây đúng?
A. Điện từ trường do một tích điểm dao động sẽ lan truyền trong không gian dưới dạng


Tăng Trung Hiếu – Đại học Y Hà Nội - 0971248294


sóng.
B. Điện tích dao động không thể bức xạ sóng điện từ.
C. Vận tốc của sóng điện từ trong chân không nhỏ hơn nhiều vận tốc ánh sáng trong
chân không.
D. Tần số của sóng điện từ chỉ bằng nửa tần số dao động của điện tích.
Câu 24. Phát biểu nào sai khi nói về sóng điện từ?
A. Sóng điện từ là sự lan truyền trong không gian của điện từ trường biến thiên theo
thời gian
B. Trong sóng điện từ, điện trường và từ trường luôn dao động lệch pha nhau π/2
C. Trong sóng điện từ, điện trường và từ trường biến thiên theo thời gian với cùng chu

D. Sóng điện từ dùng trong thông tin vô tuyến gọi là sóng vô tuyến
Câu 25. Khi nói về sóng điện từ, phát biểu nào sai ?
A. Sóng điện từ mang năng lượng.
B. Sóng điện từ có đầy đủ các tình chất như sóng cơ học: phản xạ, khúc xạ, giao thoa.
C. Sóng điện từ là sóng ngang.
D. Giống như sóng cơ học, sóng điện từ cần môi trường vật chất đàn hồi để lan truyền.
Câu 26. Tính chất nào sau đây của sóng điện từ là sai ?
A. Sóng điện từ có thể giao thoa với nhau.
B. Sóng điện từ lan truyền trong chân không với vận tốc bằng vận tốc ánh sáng.
C. Trong quá trình truyền sóng, vectơ cảm ứng từ và vectơ cường độ điện trường luôn
dao động cùng phương.
D. Truyền được trong mọi môi trường vật chất và trong cả môi trường chân không.
Câu 27. Năng lượng điện trường và năng lượng từ trường của sóng điện từ khi truyền đi
luôn:
A. Dao động lệch pha nhau π/2
B. Dao động lệch pha nhau π/4
C. Dao động ngược pha
D. Dao động cùng pha

Câu 28. Trong sóng điện từ,
A. dao động điện trường trễ pha π/2 so với dao động từ trường
B. dao động từ trường trễ pha π/2 so với dao động điện trường
C. dao động điện trường sớm pha π/2 so với dao động từ trường
D. tại một điểm, dao động điện trường cùng pha với dao động từ trường
Câu 29. phát biểu nào sau đây là không đúng?


Tăng Trung Hiếu – Đại học Y Hà Nội - 0971248294

A. Điện từ trường biến thiên theo thời gian lan truyền trong không gian dưới dạng
sóng. Đó là sóng điện từ.
B. Sóng điện từ lan truyền với vận tốc rất lớn. Trong chân không, vận tốc đó bằng
3.108 m/s
C. Sóng điện từ mang năng lượng. Bước sóng càng nhỏ thì năng lượng của sóng điện
từ càng lớn
D. Sóng điện từ là sóng ngang. Trong quá trình lan truyền sóng điện từ thì điện trường
biến thiên và từ trường biến thiên dao động cùng phương và cùng vuông góc với
phương truyền sóng.
Câu 30. Khi nói về sóng điện từ, phát biểu nào đúng ?
A. Sóng điện từ là sóng dọc nhưng có thể lan truyền trong chân không.
B. Sóng điện từ là sóng ngang có thể lan truyền trong chất rắn, lỏng khí, và kể cả chân
không.
C. Sóng điện từ chỉ lan truyền trong chất khí và khi gặp các mặt phẳng kim loại nó bị
phản xạ.
D. Sóng điện từ là sóng cơ học.
Câu 31. Khi nói về sóng điện từ, điều nào dưới đây là đúng ?
A. Sóng điện từ không có năng lượng nhưng có vận tốc bằng vân tốc ánh sáng.
B. Điện trường biến thiên sinh ra một từ trường xoáy có các đường cảm ứng từ là
những đường thẳng.

C. Điện trường xoáy chỉ tồn tại trong dây dẫn, không tồn tại trong không gian.
D. Điện từ trường là một dạng vật chất .
Câu 32. Đặc điểm nào trong số các đặc điểm dưới đây không phải là đặc điểm chung của
sóng cơ và sóng điện từ ?
A. Mang năng lượng
B. Là sóng ngang
C. Bị nhiễu xạ khi gặp vật cản
D. Truyền được trong chân không
Câu 33. Một nguồn phát sóng vô tuyến, đặt tại điểm O, phát ra một sóng điện từ có tần số
10 MHz, biên độ 200 V/m. Biết pha dao động ban đầu bằng không. Phương trình
dao động của cường độ điện trường tại điểm O là
A. E = 200cos(2.107πt) (V/m)
B. E = 100cos(2.107πt) (V/m)
C. E = 200cos(2.105πt) (V/m)
D. E = 200cos(107πt) (V/m)
Câu 34. Một nguồn phát sóng vô tuyến, đặt tại điểm O, phát ra một sóng điện từ có tần số
10 MHz. Véc - tơ cường độ điện trường tại O có phương song song với trục Oz của
một hệ trục tọa độ vuông góc Oxyz. Biết pha dao động ban đầu của điện trường tại


Tăng Trung Hiếu – Đại học Y Hà Nội - 0971248294

O bằng không. Vectơ cảm ứng từ có phương song song với trục Ox và có độ lớn
cực đại bằng 2.10–4 T. Phương trình của cảm ứng từ tại điểm O là
A. B = 2.10–4cos(2.107πt + π/2) (T)
B. B = 2.10–4cos(2.107πt – π/2) (T)
C. B = 2.10–4cos(2.107πt) (T)
D. B = 2.10–4cos(2.107πt – π) (T)
Câu 35. Sóng điện từ là quá trình lan truyền của điện từ trường biến thiên, trong không gian.
Khi nói về quan hệ giữa điện trường và từ trường của điện từ trường trên thì kết

luận nào sau đây là đúng ?
A. Véc - tơ cường độ điện trường và cảm ứng từ cùng phương và cùng độ lớn.
B. Điện trường và từ trường biến thiên theo thời gian với cùng chu kì.
C. Tại mỗi điểm của không gian, điện trường và từ trường luôn dao động lệch pha
nhau π/2.
D. Tại mỗi điểm của không gian, điện trường và từ trường luôn luôn dao động ngược
pha.
Câu 36. Một sóng điện từ có tần số 100 MHz truyền với tốc độ 3.108 m/s có bước sóng là
A. 30 m
B. 300 m
C. 3 m
D. 0,3 m.
Câu 37. Mắt người nhạy nhất với sóng điện từ có bước sóng là 555 nm trong không khí.
Biết tốc độ ánh sáng trong không khí xấp xỉ so với chân không và bằng c = 3.108
m/s, tần số của sóng là
A. 2,7.1014 Hz.
B. 1,85.1012 Hz.
C. 1,85.1014 Hz.
D. 5,4.1014 Hz.
Câu 38. Ánh sáng nhìn thấy là những sóng điện từ có bước sóng trong khoảng từ 380 nm
đến 760 nm. Cho c = 3.108 m/s, khoảng tần số của ánh sáng nhìn thấy là
A. từ 2,0.1014 Hz đến 3,9.1014 Hz.
B. từ 3,9.1014 Hz đến 7,9.1014 Hz.
C. từ 7,9.1014 Hz đến 1,6.1015 Hz.
D. từ 2,0.1014 Hz đến 1,6.1015 Hz.
Câu 39. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sóng điện từ ?
A. Khi sóng điện từ gặp mặt phân cách giữa hai môi trường thì nó có thể bị phản xạ và
khúc xạ.
B. Sóng điện từ không truyền được trong chân không.



Tăng Trung Hiếu – Đại học Y Hà Nội - 0971248294

C. Sóng điện từ là sóng ngang nên nó chỉ truyền được trong chất rắn.
D. Trong sóng điện từ thì dao động của điện trường và của từ trường tại một điểm luôn
vuông pha với nhau.
Câu 40. Khi nói về sóng điện từ, phát biểu nào dưới đây là đúng ?
A. Trong sóng điện từ thì dao động của điện trường và của từ trường tại một điểm
vuông pha với nhau.
B. Khi sóng điện từ truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường, bước sóng của nó
không thay đổi.
C. Véc - tơ cảm ứng từ dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng.
D. Năng lượng của sóng điện từ là năng lượng điện trường.



×