Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Giáo án mẫu chủ đề quê hương đất nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.68 KB, 11 trang )

CHỦ ĐỀ: QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC
ĐỀ TÀI: ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT CỦA MỘT SỐ DI TÍCH, DANH LAM,
LỄ HỘI ĐẤT NƯỚC.
I. Mục đích:
1. Kiến thức
- Trẻ biết tên gọi và một vài đặc điểm nổi bật của một số di tích, danh lam, lễ
hội của đất nước như: Đền Hùng, Hồ Hoàn Kiếm, Lễ hội Kéo Song...
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
- Phát triển tư duy và thẩm mỹ cho trẻ
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú tham gia học bài
- Giáo dục trẻ có ý thức khi đi tham quan các di tích lịch sử, danh lam thắng
cảnh và các lễ hội…
II.Chuẩn bị
* Đồ dùng của cô:
- Một số hình ảnh về các di tích, danh lam, lễ hội của đất nước: Đền Hùng, Hồ
Hoàn Kiếm, Lễ hội Kéo Song, Vịnh Hạ Long, Tam Đảo, Đền Hai Bà Trưng…
- Máy tính, máy chiếu, que chỉ…
- Nhạc bài hát: Quê hương tươi đẹp ...
* Đồ dùng của trẻ:
- Tranh cho trẻ ghép.
III. Tiến hành
Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. Gây hứng thú.
- Chào mừng các bé đến với chương trình “Du lịch qua - Trẻ nghe
màn ảnh nhỏ” để cùng nhau tìm hiểu về một số di tích,
danh lam và lễ hội của đất nước.


- Tham gia chương trình hôm nay có sự góp mặt của các
bé lớp 4T D Trường Mầm non Hoa Mai, cùng với sự hiện
diện của các cô giáo đến từ các trường mầm non trong
Huyện Bình Xuyên. Chúng ta cùng nổ một tràng pháo tay


thật lớn chào đón các cô và các bạn nào!
2. Nội dung
2.1. Bé vui khám phá
- Cô sẽ chia lớp thành 3 tổ và cô đã chuẩn bị cho mỗi tổ - Trẻ lắng nghe và về tổ
một chiếc máy tính với rất nhiều bí mật, muốn biết điều bí khám phá trên máy tính.
mật nào dành cho mình các con hãy về tổ để cùng nhau
khám phá. Các con chú ý, khi cô nói bắt đầu các con hãy
kích chuột vào biểu tượng hình tam giác trên màn hình
máy tính. Thời gian tìm hiểu là 3 phút, sau đó mỗi tổ sẽ cử
một bạn đại diện lên để giới thiệu về bí mật của tổ mình.
- Cho 3 tổ lên giới thiệu.
+ Tổ con được khám phá điều gì?
+ Có bạn nào bổ sung ý kiến?
- Cho trẻ về chỗ ngồi.
2.2. Tìm hiểu đặc điểm nổi bật của một số di tích, danh
lam, lễ hội đất nước.

- Trẻ giới thiệu
- Trẻ về chỗ ngồi.

* Đền hùng:
- Vừa rồi các tổ đã giới thiệu về những điều được khám - Trẻ lắng nghe
phá. Muốn tìm hiểu rõ hơn nữa cô mời các con cùng khám
phá những điều bí mật đó qua màn ảnh nhỏ nhé!

- Đây là địa danh nào? Ai đã được đến Đền Hùng?
- Các con có biết tại sao gọi là Đền Hùng?
- Đền Hùng được xây dựng ở đâu?
- Đền Hùng có gì nổi bật?
- Mọi người thường đến Đền Hùng khi nào?

- Đền Hùng.
- Đền thờ Vua Hùng
- Xã Hy Cương - Lâm
Thao - Phú thọ

- Các con có biết hôm qua là ngày gì không?

- Có nhiều ngôi đền, ở
trên núi.

- Vì sao các con được nghỉ?

- Ngày 10/3

=> Đền Hùng là một di tích lịch sử của đất nước. Cứ đến - Giỗ tổ Hùng Vương
ngày 10/3 âm lịch hàng năm nhân dân tacùng hướng về - Lắng nghe
đất Tổ, vùng đất cội nguồn của dân tộc để làm lễ, thắp
hương để tưởng nhớ đến công lao to lớn của các Vua
Hùng và cầu sức khỏe, bình an, may mắn cho gia đình của
mình.
- Chúng mình cùng xem 1 đoạn video về Đền Hùng nhé! - Trẻ xem video


+ Khi đi đến thăm Đền Hùng các con phải làm gì?


- Trẻ trả lời

=> Khi đến thăm Đền Hùng hay các di tích lịch sử khác, - Lắng nghe
các con phải nghiêm trang, không đùa nghịch, chạy nhảy
và có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường nhé!
* Hồ Hoàn Kiếm:
- Chia tay với Đền Hùng, xin mời các con cùng đến tham - Trẻ nhận xét
quan một địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội. (Cho trẻ
xem video về Hồ Hoàn Kiếm)
- Bạn nào biết tên địa danh này không?

- Trẻ trả lời

- Tại sao lại gọi là Hồ Hoàn Kiếm?

- Hồ Gươm.

- Hồ Hoàn Kiếm còn có tên gọi khác là gì?

- Trẻ trả lời.

- Hồ Hoàn Kiếm có đặc điểm gì?
- Cầu này có tên là gì? Có màu gì? Tại sao lại làm cầu ở - Cầu Thê Húc, màu đỏ là
đây?
cầu nối với đền Ngọc Sơn.
- Đây là gì? Sao lại có Tháp Rùa ở giữa hồ? (Tháp rùa là
được xây dựng để cho Vua ra ngồi câu cá ở Hồ)
- Hà Nội
- Hồ Hoàn Kiếm được xây dựng ở đâu?

- Trẻ lắng nghe
=> Hồ Hoàn Kiếm là một di tích lịch sử, danh lam thắng
cảnh của đất nước, là một hồ nước ngọt nằm ở giữa trung
tâm của Thủ đô Hà Nội. Xung quanh Hồ Hoàn Kiếm có
rất nhiều cây xanh, có cầu Thê Húc, Đền Ngọc Sơn, xa xa
là Tháp Rùa được xây dựng trên gò đất cao ở giữa mặt hồ.
Xưa kia hồ có tên là hồ Tả Vọng, thời ấy giặc Minh sang
xâm chiếm nước ta Long Vương đã cho vua Lê Lợi mượn
thanh gươm thần để đánh giặc. Khi đánh thắng quân giặc
nhà vua đã trả lại gươm cho Rùa thần ở hồ này, Từ đó hồ
Tả Vọng đổi tên thành Hồ Hoàn Kiếm đấy!
- Các con thấy Hồ Hoàn Kiếm như thế nào?
- Khi đến thăm Hồ thì các con phải làm gì?

- Đẹp, nước trong xanh
- Trẻ trả lời

=> Hồ Hoàn Kiếm là trái tim của thủ đô Hà Nội chính vì
- Lắng nghe
vậy khi đến thăm hồ, các con phải biết giữ gìn vệ sinh môi
trường sạch sẽ, không vứt giấy rác xuống Hồ để cho nước
trong hồ mãi trong xanh nhé!
* Lễ hội Kéo Song:
- Tạm biệt Thủ đô Hà Nội, cô cùng mời các con về với

- Lắng nghe và xem


quê hương Vĩnh Phúc của chúng mình. Nơi có rất nhiều lễ video.
hội. Chúng mình cùng xem 1 đoạn video về một lễ hội rất

gần gũi nhưng lại vô cùng nổi tiếng!
- Kéo Song ở Hương
- Đây là lễ hội gì? Lễ hội này được tổ chức ở đâu?
Canh.
- Ai đã được đi xem lễ hội kéo Song?
- 2 đội
- Vì sao lại gọi là Kéo Song (Là trò mô phỏng lại trận - Dây Song
đánh thủy chiến lẫy lừng của Ngô Quyền trên sông Bạch
- Để lấy đà kéo
Đằng, đánh tan quân Nam Hán)
- Nắm dây Song và kéo
- Trong mỗi trận đấu có mấy đội chơi?
- Sợi dây dùng để kéo gọi là dây gì?

- Trẻ trả lời

- Tại sao người ta lại đào các hố đất?
=> Các con ạ! Kéo Song là một trò chơi cổ truyền của dân
- Lắng nghe
tộc, được tổ chức ở thị trấn Hương Canh từ ngày mùng 3
đến mùng 5 tết. Ban tổ chức sẽ chia hai đội đối lập bằng
một cột gỗ. Trên thân cột đục một lỗ tròn để luồn dây
song, dây song được chia thành hai phần bằng nhau.
Người kéo song phải ngồitừng đôi theo đúng vị trí. Người
ta đào hố cho từng cặp ngồi, và có thể duỗi thẳng cả hai
chân, đạp hết sức vào thành hố. Riêng cặp đầu tiên của cả
hai bên đều có thể đứng, co chân đạp vào cọc để thêm lực
đẩy. Khi chơi đoạn dây cuối cùng của đội nào dài hơn và
được nâng chỏng lên là đội ấy thắng.
=> Chúng mình vừa được cùng nhau tìm hiểu về

một số di tích, danh lam và lễ hội của đất nước như:
Đền Hùng, Hồ Hoàn Kiếm, Lễ hội Kéo Song… Mỗi - Lắng nghe
khi được đi thăm quan viễn cảnh, các con nhớ giữ
gìn vệ sinh môi trường để bảo vệ quang cảnh của
các khu di tích và danh lam đó nhé!
2.3. Mở rộng:
- Ngoài những địa danh trên các con còn biết những địa
danh nào nổi tiếng của nước ta?
- Cho trẻ kể theo hiểu biết của trẻ, kết hợp cho trẻ xem
tranh ảnh, hay những hình ảnh trên máy tính về các địa
danh như: Vịnh Hạ Long, Văn Miếu Quốc Tử Giám, Đền
Hai Bà Trưng….
2.4. Củng cố.

- Trẻ kể tên các địa danh


* TC1: Ô cửa bí mật
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi.
+ Cách chơi: Cho trẻ chơi theo tổ.

- Lắng nghe

Cô có rất nhiều hình ảnh trên màn hình máy chiếu, khi cô
đưa 1 hình ảnh về một địa danh nào đó lên màn hình máy
chiếu, các con hãy nhanh tay lắc xắc xô để giành quyền
trả lời cho tổ mình. Khi trả lời phải nói đúng tên địa danh
đó. Nếu nói sai phải nhường quyền trả lời cho đội khác.
+ Luật chơi:
Đội nào nói đúng là thắng cuộc, đội thắng cuộc sẽ được

thưởng 1 tràng pháo tay thật lớn.
- Cho trẻ chơi 2 – 3 lần, khuyến khích động viên trẻ sau
- Trẻ chơi trò chơi
mỗi lần chơi.
* Trò chơi 2: Ghép tranh
- Cách chơi: 3 đội, mỗi đội 4 bạn sẽ lần lượt từng bạn
- Lắng nghe
nhảy qua 3 vòng thể dục ghép từng miếng tranh nhỏ để
tạo thành một bức tranh hoàn chỉnh, sau đó về cuối hàng
đứng.
- Luật chơi: Khi bật không được chạm vào vòng, mỗi lần
bật lên chỉ được ghép 1 miếng tranh.
- Trẻ chơi trò chơi (Cô bao quát trẻ)
- Trẻ chơi trò chơi

- Cô nhận xét trẻ chơi.
3. Kết thúc:
- Để kết thúc chương trình, cô sẽ tặng cho các con một
chuyến du lịch đi thăm 1 trong những di tích, danh lam và
lễ hội mà chúng mình vừa tìm hiểu nhé! Cho trẻ hát “Mời
lên tàu lửa” và ra sân.

- Trẻ hát và ra sân.

GIÁO ÁN TỰ CHỌN
MÔN: GIÁO DỤC KỸ NĂNG THỰC HÀNH CUỘC SỐNG
ĐỀ TÀI: DẠY TRẺ CÀI KHUY ÁO


Đối tượng : Trẻ 4 - 5 tuổi

Thời gian : 20 - 25 phút (15h30)
Ngày dạy: 26/04/2018
Người soạn và dạy: Lâm Thị Ánh Hồng
Đơn vị: Trường Mầm Non Phú Xuân A
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Dạy trẻ biết cách cài khuy áo một cách đơn giản, nhanh gọn.
2. Kĩ năng:
- Trẻ có kỹ năng cài khuy áo, xác định được vị trí các khuy áo khéo
léo, biết phối hợp 2 tay để đẩy cúc được qua lỗ khuyết và cài cúc áo.
3. Giáo dục:
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn quần áo sạch sẽ, không nghịch khuy áo
hay cúc áo.
II. CHUẨN BỊ
- Video bạn nhỏ đang cài khuy áo.
- Máy tính, máy chiếu, màn chiếu, loa.
- Áo đủ cho trẻ thực hành.
III. TIẾN HÀNH
Hoạt động của cô

DKHĐ của trẻ

1. Ổn định tổ chức
- Cả lớp vui vận động bài hát “Vui đến trường”
-Trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát:

- Trẻ hát và trò
chuyện cùng cô

+ Các con vừa hát bài gì?

+ Bài hát nói về điều gì

- Trẻ trả lời

+ Vậy khi tới trường chúng mình phải ăn mặc thế nào?
- Hôm nay cô thấy lớp chúng mình bạn nào cũng ăn mặc rất
là đẹp và gọn gàng đấy.
- Trẻ lắng nghe


-Các con ơi! Đểchúng mìnhtrở nên xinh đẹp và gọn gàng
hơn thì hôm nay, cô mời các con đến với bài học“Cài khuy
áo”nhé!
- Trước khi bước vào bài học thì mời các con hãy hướng lên - Trẻ quan sát
màn hình xem bạn nhỏ trong đoạn video đang làm gì nhé!
- Cô mở video bạn nhỏ đangloay hoay cài khuy áocho trẻ
xem và hỏi:
+ Bạn nhỏ trong video làm gì?
+ Bạn nhỏ cócài được khuy áokhông?
- Muốn cài được khuy áo bây giờ các con hãy chú ý xem cô
hướng dẫn nhé!
2. Nội dung

- Trẻ chú ý quan
sát và lắng nghe

a. Dạy trẻ cách cài khuy áo
- Cô làm mẫu lần 1: Vừa làm vừa giải thích:
+ Bước 1: Các con mặc áo vào, đứng thẳng và cầm
lấy 2 vạt áo sao cho bằng nhau, cúc áo ở bên tay nào

thì dùng tay đó để cầm cúc, khuy áo ở bên tay nào thì
dùng tay đó cầm khuy, cầm bằng ngón tay cái và
ngón trỏ tìm cúc và khuy ở vị trí cao nhất.
+ Bước 2: Đẩy cúc vào khuy, đẩy bằng ngón tay cái
và tay cầm khuy kéo cúc ra khỏi khuy. Lần lượt các
con cài cúc áo từ trên xuống khi cài hết các cúc áo.
+ Bước 3: Khi cài xong các con nhớ kiểm tra lại xem
khuy áo, và cúc áo có bỏ sót cái nào không? Vạt áo
có cao thấp hay không? Nếu vạt áo không có cao - Trẻ làm mẫu
thấp đã thẳng hàng là đã cài đúng cách.
Lần 2: Phân tích những ý chính
- Cô cho 1 bạn lên cài khuy áo mẫu
- Gợi ý, khen gợi, động viên trẻ.
b. Trẻ thực hiện
- Hôm nay cô đã chuẩn bị rất nhiều áo cho các con rồi
đấy. Bây giờ các con có muốn được cài khuy áo
không?
- Cho trẻ thực hiện dưới nhiều hình thức:

- Trẻ
thực hiện
theo cả lớp, cá
nhân.

- Trẻ trả lời


+ Cả lớp cùng cài khuy áo
+ Cá nhân trẻ cài khuy áo.


- Trẻ lắng nghe

- Trong quá trình trẻ cài khuy, cô gợi ý, động viên trẻ
thực hiện.
3. Kết thúc.
- Các con thấy cài khuy áo có dễ không? Cô thấy là
lớp mình đã cài khuy áo rất là đẹp và gọn gàng rồi
đấy.

- Trẻ hát.

- Sau khi cài khuy áo thì các con thấy như thế nào?
* Giáo dục:Muốn giữ cho quần áo được gọn gàng
sạch sẽ, các con không được nghịch bẩn bôi vào
quần áo và không nghịch khuy áo và cúc áo nhé!
- Cô nhận xét, động viên khen ngợi trẻ.
- Cho trẻ hát: Khúc hát dạo chơi và ra ngoài.

GIÁO ÁN THAO GIẢNG
Hoạt động: DẠY TRÒ CHƠI: NÉM CÒN
Đối tượng: Trẻ 5-6 tuổi


Người thực hiện: Nguyễn Thị Thơm
Đơn vị: Giáo viên trường mầm non Phú Xuân A
Thời gian: 20-25 phút
I. MỤC ĐÍCH
1. Kiến thức:
- Trẻ biết cách chơi và luật chơi trò chơi: “ Ném còn”.
2. Kỹ năng:

- Trẻ có kĩ năng sử dụng phối hợp các bộ phận trên cơ thể và phát huy các tố chất vận động như:
nhanh, mạnh, bền, khéo để tham gia trò chơi vận động.
- Trẻ thực hiện tốt kỹ năng vận động bật, ném, biết phối hợp giữa đôi mắt và tay của trẻ trong quá
trình ném.
3.Thái độ:
- Trẻ hứng thú, tích cực, mạnh dạn, tự tin vào hoạt động chơi.
- Trẻ có ý thức kỷ luật, phối hợp với các bạn trong hoạt động tập thể.
- Tuân thủ luật chơi của trò chơi.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng của cô:
- Âm thanh – loa, máy vi tính.
- Nhạc các bài hát về lễ hội của dân tộc Thái: “Ing lả ơi”

- Quả còn to dùng cho cô : 04 quả
2. Đồ dùng của trẻ:

- Đích đứng cao 1,5m, phía trên có một vòng tròn với đường kính 30 –
40 cm.
- Quả còn nhỏ dùng cho trẻ: 70 quả, 04 chiếc rổ đựng quả còn.
- 06 vòng thể dục.
- Trang phục các dân tộc.
- Sân bãi bằng phẳng sạch sẽ.

III. CÁNH TIẾN HÀNH
Hoạt động của cô

Hoạt động của
trẻ

1. Gây hứng thú

- Cô chào các con! Các con có biết cô đến từ dân tộc nào - Trẻ trả lời theo ý
không? Cô đến từ dân tộc Thái đấy. Mùa xuân đến các hiểu.
dân tộc miền núi phía Bắc thường tổ chức rất nhiều lễ hội.


- Hôm nay cô sẽ tổ chức cho các con tham gia vào “Lễ hội
mùa xuân”. Trong lễ hội mùa xuân này có rất nhiều trò - Lắng nghe
chơi dân gian được tổ chức, các con đã được cô giáo
cho chơi những trò chơi dân gian gì? (Trẻ kể tự do). Có
rất nhiều trò chơi hay đấy, và hôm nay cô sẽ dạy các con
một trò chơi dân gian rất hấp dẫn đó là trò chơi “Ném
còn” đây là một trò chơi đặc trưng của dân tộc Thái đấy.
- Để chơi được trò chơi này chúng mình phải có những đồ
dùng gì?
Để chơi được trò chơi này chúng mình phải có vòng, - Trẻ quan sát
đích ném là một vòng tròn và quả còn, cô đã để ở phía và trả lời
trước đấy.
- Bây giờ cô mời các con tham gia trò chơi “Ném còn”thật
vui vẻ nhé
2. Nội dung
- Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi kết hợp chơi mẫu
* Cách chơi:
- Để chơi trò chơi này cô sẽ chia lớp mình thành 2 độixếp - Trẻ lắng nghe
thành 2 ngàng ngang và đứng đối diện nhau ở dưới vạch
và quan sát cô
xanh.
ném mẫu.
- Bây giờ các con hãy nghe và quan sát cô chơi trước
nhé: Cô đứng ở đầu hàng và khi có hiệu lệnh “Trò chơi
bắt đầu” cô từ đầu hàng đi đến vạch xuất phát và để đi

đến được điểm ném còn cô phải bật nhảy liên tục qua 3
vòng bằng 2 chân thật nhẹ nhàng và khéo léo, đến nơi cô
cầm một quả còn ở trong rổ bằng tay phải, chân trái cô
bước lên, mắt nhìn thẳng vào đích và tay cầm quả còn
đưa lên cao và ném thẳng vào đích sao cho quả còn
chui vào vòng tròn ở trên cột sau đó cô chạy về cuối
hàngđứng, và bạn tiếp theo lên thực hiện bật, ném tiếp cứ
lần lượt như vậy cho đến hết hàng.
* Luật chơi:
- Mỗi lượt chơi các con được ném một quả còn, quả còn
ném ra ngoài vòng tròn là không được tính điểm. đội nào
ném được nhiều quả còn vào vòng là đội đó thắng cuộc.
* Tổ chức cho trẻ chơi:
- Cô cho 2 trẻ của 2 đội lên chơi thử, trẻ quan sát bạn

- Trẻ lên ném thử.


chơi.

- Trẻ chơi

- Cho trẻ chơi 2 lần:

- Trẻ thi đua theo
tổ.

Lần 1: Lần lượt từng trẻ lên chơi theo tổ
Lần 2: Tổ chức chơi theo nhóm: Nhóm bạn trai và nhóm
bạn gái

Lần 3: Thi đua giữa hai đội

- Sau mỗi lượt chơi cô và trẻ cùng kiểm tra kết quả xem tổ - Trẻ lắng nghe.
nào ném được nhiều quả còn hơn.
- Trong quá trình chơi cô chú ý nhắc trẻ bật nhảy đúng và
ném đúng vào đích. Cô nhận xét và bao quát trẻ khi chơi.
=>GD: Trẻ yêu thích và chia sẻ niềm vui với bạn bè, - Trẻ đọc đồng
thường xuyên chơi các trò chơi dân gian không chỉ thỏa dao và
mãn nhu cầu vui chơi mà còn giúp phát triển thể chất và
để duy trì nét văn hóa của quê hương, đất nước.
3. Kết thúc: Cô nhận xét buổi chơi
- Cho trẻ đọc đồng dao: “Dung dăng dung dẻ” và ra sân.



×