Bài thảo luận
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Chủ đề:
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ
NGUYÊN TẮC ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ VÀO VIỆC
THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI Ở NƯỚC TA
HIỆN NAY
Những phát triển, đột phá mới trong chính sách đối ngoại thời kỳ đổi mới
• Đổi mới về tư duy đối ngoại. Nghị quyết số 13 của Bộ Chính trị (khóa VI)
tháng 5-1988 khởi đầu cho quá trình đổi mới tư duy đối ngoại của Đảng ta với
nhiệm vụ chủ động chuyển cuộc đấu tranh từ trạng thái đối đầu sang đấu tranh
và hợp tác trong cùng tồn tại hòa bình. Tháng 6-1992, Nghị quyết Trung ương 3
khóa VII đề ra chủ trương mở rộng, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối
ngoại, đánh dấu sự hình thành đường lối đối ngoại của Đảng ta trong thời kỳ đổi
mới. Trong mỗi giai đoạn, chính sách đối ngoại Việt Nam thời kỳ đổi mới đã thực
hiện xuất sắc nhiệm vụ: phá thế bao vây, cô lập (1986-1996); mở rộng quan hệ
hợp tác và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế (1996-2006); đưa các mối quan
hệ quốc tế vào chiều sâu và hội nhập quốc tế toàn diện (từ năm 2006 đến nay)
với những đột phá và phát triển mới.
1, Xác định rõ ưu tiên lợi ích quốc gia, dân tộc; giữ vững độc lập,
tự chủ; đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ
• Thời kỳ đổi mới đánh dấu bước ngoặt quan trọng với việc xác
định ưu tiên lợi ích quốc gia, dân tộc trong bối cảnh mới, đặt lên
hàng đầu mục tiêu phát triển trong khi vẫn kiên định mục tiêu
bảo đảm an ninh quốc gia và vị thế quốc tế. Nhiệm vụ lớn của
công tác đối ngoại thời kỳ này là “giữ vững môi trường hòa bình,
thuận lợi cho đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; bảo vệ
vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ;
nâng cao vị thế của đất nước; góp phần tích cực vào cuộc đấu
tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên
thế giới”.
Giữ vững lợi ích quốc gia, dân tộc, trong bối
cảnh hội nhập, độc lập tự chủ có nội hàm mới là sự
tương tác để có quyền tham gia quyết định các vấn
đề khu vực, quốc tế và khả năng sử dụng các nguồn
lực bên ngoài để giải quyết các vấn đề quốc gia.
Độc lập tự chủ cũng chính là điều kiện tiên quyết
cho hội nhập hiệu quả. Bên cạnh đó, độc lập tự chủ
còn là tiền đề để đa dạng hóa, đa phương hóa; đa
dạng hóa, đa phương hóa là phương cách hiệu quả
để giữ vững độc lập tự chủ, đặc biệt khi đất nước ta
ngày càng hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng
trong môi trường quốc tế có nhiều chuyển biến phức
tạp.
2) Là đối tác tin cậy, thành viên có trách nhiệm; đưa các mối quan hệ quốc
tế đi vào chiều sâu; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế
• Việc xác định Việt Nam “là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có
trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”, “hội nhập quốc tế” một
cách toàn diện, cũng như làm sâu sắc các mối quan hệ quốc tế
của nước ta đã thể hiện những chuyển biến quan trọng trong tư
duy đối ngoại của Đảng, phù hợp với những thay đổi của tình
hình đất nước và thế giới. Triển khai chính sách đối ngoại theo
định hướng này sẽ tăng cường uy tín, vị thế quốc tế, tập hợp lực
lượng, huy động sự ủng hộ, thiện cảm của cộng đồng quốc tế
trong việc giải quyết các vấn đề an ninh và phát triển của ta.
Bên cạnh đó, nền tảng chiến lược cho đối ngoại của
nước ta trong bối cảnh môi trường quốc tế và khu
vực đang có nhiều chuyển biến phức tạp sẽ được
củng cố, theo định hướng làm sâu sắc các mối quan
hệ quốc tế, mở rộng nội hàm của các quan hệ đối
tác, gia tăng mức độ đan xen lợi ích, nhất là lợi ích
chiến lược, lợi ích kinh tế lâu dài với các đối tác; củng
cố và tạo dựng những cơ chế hợp tác để bảo đảm
tính ổn định và bền vững của quan hệ, từng bước gia
tăng lòng tin chính trị.
3) Tư duy mới về an ninh trong xử lý mối quan hệ đối tác - đối tượng
• Đây là đột phá quan trọng về tư duy để tạo được nhận thức
chung trong việc tăng cường quan hệ hợp tác với hầu hết
các nước trên thế giới, kể cả các nước đang có những vấn
đề với nước ta. Bên cạnh đổi mới trong cách lựa chọn đối
tượng quan hệ, phương châm mới về “đối tác, đối tượng”
còn giúp chúng ta nâng cao quyết tâm thúc đẩy quan hệ,
đổi mới trong xác định hình thức và nội dung quan hệ với
các nước.
Trong thời kỳ đổi mới, tư duy mới về an ninh của ta đã nhấn
mạnh tính tùy thuộc với an ninh của các nước khác trong khu
vực và tầm quan trọng của việc bảo đảm môi trường bên ngoài
kề cận Việt Nam hòa bình và ổn định, định hướng cho ưu tiên đối
ngoại với các nước Đông Nam Á. Cương lĩnh xây dựng đất nước
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển
năm 2011) khẳng định, “phấn đấu cùng các nước Hiệp hội các
quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) xây dựng Đông Nam Á thành khu
vực hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển phồn vinh”. Định
hướng ưu tiên hợp tác ASEAN là một bước phát triển cao hơn về
tư duy, với việc khẳng định rõ, Việt Nam là một thành viên chủ
động, tích cực và có trách nhiệm trong ASEAN, phấn đấu cùng
các nước thành viên xây dựng một Cộng đồng ASEAN vững
mạnh, có quan hệ chặt chẽ với các đối tác bên ngoài, có vai trò
ngày càng quan trọng trong các cơ chế hợp tác khu vực.
KẾT LUẬN
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, 70 năm qua, Ngoại giao Việt Nam đã đồng hành
cùng dân tộc trong mọi giai đoạn cách mạng, vượt qua những thách thức của thời
đại, phấn đấu vì độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội, vì lợi ích quốc gia, dân tộc,
xây dựng và phát triển đất nước. Độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia được giữ
vững. Nước ta đã trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình với GDP
bình quân đầu người năm 2015 đạt khoảng 2.200 USD. Việt Nam đã có quan hệ
ngoại giao với 185/193 nước thành viên Liên hợp quốc, quan hệ đối tác chiến
lược với 13 nước; đối tác toàn diện với 11 nước; quan hệ đối tác chiến lược, đối
tác toàn diện với 5 nước Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Chúng ta có quan hệ thương mại với gần 230 quốc gia và vùng lãnh thổ; là thành
viên tích cực của trên 70 tổ chức khu vực và quốc tế;… Những thành tựu trên là
minh chứng sinh động của đường lối, chính sách đối ngoại đúng đắn của Đảng ta,
đồng thời cũng thể hiện sự vận dụng sáng tạo và hiệu quả các bài học của 70
năm trưởng thành và phát triển của Ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh.