Tải bản đầy đủ (.pdf) (301 trang)

NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN BÀI TẬP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY KỸ THUẬT TAY CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH CẦU LONG KHOA SƯ PHẠM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 301 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH

NGUYỄN VĂN THẠCH

NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN BÀI TẬP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
GIẢNG DẠY KỸ THUẬT TAY CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH
CẦU LÔNG KHOA SƯ PHẠM THỂ DỤC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC

BẮC NINH - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH

NGUYỄN VĂN THẠCH

NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN BÀI TẬP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
GIẢNG DẠY KỸ THUẬT TAY CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH
CẦU LÔNG KHOA SƯ PHẠM THỂ DỤC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH


Ngành

: Giáo dục học

Mã số

: 9140101

LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. PGS.TS. LÊ ĐỨC CHƯƠNG

2. PGS.TS. BÙI QUANG HẢI

BẮC NINH - 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên
cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu
nêu trong luận án là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào.
Tác giả luận án

Nguyễn Văn Thạch


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ĐH

: Đại học

ĐHSP

: Đại học sư phạm

GD&ĐT

: Giáo dục và đào tạo

GDTC

: Giáo dục thể chất

HLTT

: Huấn luyện thể thao

HLV

: Huấn luyện viên

LVĐ

: Lượng vận động

NCS


: Nghiên cứu sinh

NPV

: Người phục vụ

NTH

: Người thực hiện

PH

: Phối hợp

PHDC

: Phối hợp di chuyển

SL

: Số lượng

TDTT

: Thể dục thể thao

TTCB

: Tư thế chuẩn bị


VĐV

: Vận động viên

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC CÁC ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG
km/h

: Kilomet/giờ

m

: Mét

m.v

: Khối lượng. Vận tốc

m/s

: mét/giây

%

: Tỷ lệ phần trăm



MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các đơn vị đo lường
Mục lục
Danh mục bảng, sơ đồ, biểu đồ
PHẦN MỞ ĐẦU

1

Mục đích nghiên cứu

3

Nhiệm vụ nghiên cứu

3

Giả thuyết khoa học

3

Ý nghĩa khoa học của luận án

3

Ý nghĩa thực tiễn của luận án


4

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

5

1.1. Những cơ sở lý luận của công tác giảng dạy Cầu lông

5

1.1.1. Các cơ sở về quy chế, quy định

5

1.1.2. Cơ sở sinh lý của bài tập Cầu lông (hoạt động không có

8

chu kỳ)
1.1.3. Các cơ sở về nội dung, phương tiện và phương pháp

9

giảng dạy
1.1.4. Cơ sở về kiểm tra và đánh giá
1.2. Hệ thống kỹ thuật Cầu lông

14
16


1.2.1. Khái niệm về kỹ thuật Cầu lông

16

1.2.2. Hệ thống kỹ thuật Cầu lông

17

1.3. Đặc điểm công tác giảng dạy kỹ thuật Cầu lông

21

1.3.1. Đặc điểm kỹ thuật Cầu lông

21

1.3.2. Các giai đoạn giảng dạy kỹ thuật Cầu lông

25

1.3.3. Đặc điểm công tác giảng dạy kỹ thuật Cầu lông cho đối
tượng sinh viên chuyên ngành Cầu lông ngành Giáo dục thể chất
Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh
1.4. Đặc điểm phương tiện giảng dạy kỹ thuật Cầu lông

28

1.4.1. Những cơ sở lý luận của phương tiện Giáo dục thể chất

31


nói chung và giảng dạy Cầu lông nói riêng

31


1.4.2. Đặc điểm bài tập trong giảng dạy kỹ thuật Cầu lông
1.5. Các công trình nghiên cứu có liên quan

41
45

1.5.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài

45

1.5.2. Các công trình nghiên cứu trong nước

45

1.6. Tóm tắt chương

47

CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

49

2.1. Phương pháp nghiên cứu


49

2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu

49

2.1.2. Phương pháp phỏng vấn

49

2.1.3. Phương pháp quan sát sư phạm

50

2.1.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm

51

2.1.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

61

2.1.6. Phương pháp toán học thống kê

62

2.2. Tổ chức nghiên cứu

63


2.2.1. Đối tượng nghiên cứu

63

2.2.2. Phạm vi nghiên cứu

64

2.2.3. Địa điểm nghiên cứu

64

2.2.4. Cơ quan phối hợp nghiên cứu

64

2.2.5. Kế hoạch và thời gian nghiên cứu

65

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

66

3.1. Thực trạng công tác giảng dạy kỹ thuật tay đối với sinh viên

66

chuyên ngành Cầu lông ngành Giáo dục thể chất Trường Đại học
Thể dục thể thao Bắc Ninh

3.1.1. Thực trạng chương trình và nội dung giảng dạy môn Cầu

66

lông cho sinh viên chuyên ngành Cầu lông ngành Giáo dục thể chất
3.1.2. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ công tác giảng dạy môn

71

Cầu lông Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh
3.1.3. Thực trạng đội ngũ giáo viên Bộ môn Cầu lông Trường Đại

75

học Thể dục thể thao Bắc Ninh
3.1.4. Thực trạng đối tượng học tập chuyên ngành Cầu lông
Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh

78


3.1.5. Thực trạng nội dung và kế hoạch giảng dạy kỹ thuật tay

88

cho sinh viên chuyên ngành Cầu lông ngành Giáo dục thể chất Trường
Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh
3.1.6. Thực trạng bài tập sử dụng giảng dạy kỹ thuật tay cho sinh

97


viên chuyên ngành Cầu lông ngành Giáo dục thể chất Trường Đại học
Thể dục thể thao Bắc Ninh
3.1.7. Lựa chọn test đánh giá hiệu quả giảng dạy kỹ thuật tay cho

108

sinh viên chuyên ngành Cầu lông ngành Giáo dục thể chất Trường Đại
học Thể dục thể thao Bắc Ninh
3.1.8. Thực trạng hiệu quả giảng dạy kỹ thuật tay cho sinh viên

110

chuyên ngành Cầu lông ngành Giáo dục thể chất Trường Đại học Thể
dục thể thao Bắc Ninh
3.1.9. Bàn luận kết quả nghiên cứu nhiệm vụ 1
3.2. Lựa chọn, ứng dụng và đánh giá hiệu quả bài tập giảng dạy

111
116

kỹ thuật tay cho sinh viên chuyên ngành Cầu lông ngành Giáo dục
thể chất Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh
3.2.1. Cơ sở để lựa chọn bài tập

116

3.2.2. Lựa chọn và xây dựng kế hoạch ứng dụng các bài tập

123


giảng dạy kỹ thuật tay cho sinh viên chuyên ngành Cầu lông ngành
Giáo dục thể chất Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh
3.2.3. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả của các bài tập đã lựa chọn

131

trong giảng dạy kỹ thuật tay cho sinh viên chuyên ngành Cầu lông
ngành Giáo dục thể chất Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh
3.2.4. Bàn luận kết quả nghiên cứu nhiệm vụ 2
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

140
145

1. Kết luận

145

2. Kiến nghị

146

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CỐNG BỐ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Thể Số
loại TT
1.1

Nội dung

Trang

Bảng số lượng và thời gian các môn học trong mỗi lĩnh

6

vực kiến thức của Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc
Ninh theo kế hoạch đào tạo năm 2010 và 2015
3.1

Thời gian học tập môn thể thao chuyên ngành ngành

67

Giáo dục thể chất Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc
Ninh thời gian gần đây
3.2

Bảng phân phối thời gian cho các hình thức giảng dạy ở
các chương trình giảng dạy chuyên ngành Cầu lông

Sau
Tr.68


ngành Giáo dục thể chất Trường Đại học Thể dục thể
thao Bắc Ninh
3.3

Phân phối thời gian cho các nội dung tập luyện trong các
chương trình giảng dạy chuyên ngành Cầu lông ngành

Sau
Tr.68

Bảng

Giáo dục thể chất Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc
Ninh
3.4

Bảng phân phối thời gian cho các hình thức giảng dạy ở
các chương trình giảng dạy chuyên ngành Cầu lông

Sau
Tr.70

ngành Giáo dục thể chất của Trường ĐHSP Thể dục thể
thao Hà Nội và Trường ĐH Thể dục thể thao Đà Nẵng
3.5

Phân phối thời gian cho các nội dung tập luyện trong
chương trình giảng dạy chuyên ngành Cầu lông ngành

Sau

Tr70

Giáo dục thể chất của Trường ĐHSP Thể dục thể thao
Hà Nội và Trường ĐH Thể dục thể thao Đà Nẵng
3.6

Kết quả phỏng vấn về sự hỗ trợ của gia đình cho việc học
tập của sinh viên chuyên ngành Cầu lông trong nhà
trường (n=126)

73


3.7

Thực trạng lực lượng giáo viên Bộ môn Cầu lông Trường

75

Đại học TDTT Bắc Ninh
3.8

Kết quả phỏng vấn sinh viên về lực lượng giáo viên Bộ

76

môn Cầu lông Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc
Ninh
3.9


Số lượng thí sinh đăng ký thi vào học tập chuyên ngành

79

ở một số môn của Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc
Ninh trong những năm gần đây
3.10 Kết quả phỏng vấn lựa chọn yếu tố vào học chuyên

80

ngành Cầu lông của sinh viên Trường Đại học Thể dục
thể thao Bắc Ninh (n=126)
3.11 Trình độ chuyên môn Cầu lông ban đầu của sinh viên

83

chuyên ngành Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc
Ninh (n = 126)
3.12 Môi trường công tác của sinh viên chuyên ngành Cầu

86

lông ngành GDTC Trường Đại học TDTT Bắc Ninh một
số năm gần đây
3.13 Kết quả phỏng vấn giáo viên, huấn luyện viên và chuyên
gia Cầu lông về thực trạng hiệu quả nội dung giảng dạy

Sau
Tr.89


kỹ thuật tay cho sinh viên chuyên ngành Cầu lông
Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh (n = 35)
3.14 Kế hoạch thời gian giảng dạy kỹ thuật Cầu lông cho sinh

92

viên chuyên ngành Cầu lông ngành Giáo dục thể chất
theo chương trình năm 2010 và 2015
3.15 Kế hoạch giảng dạy các kỹ thuật tay cho sinh viên
chuyên ngành Cầu lông theo mỗi học phần (lịch trình)
3.16 Kết quả phỏng vấn đánh giá phân phối nội dung chương
trình môn chuyên ngành Cầu lông ngành Giáo dục thể
chất của nhà trường (n = 35)

Sau
Tr.93
95


3.17 Mức độ sử dụng các nhóm bài tập trong giảng dạy một

101

kỹ thuật ở giai đoạn ban đầu cho sinh viên chuyên ngành
Cầu lông ngành Giáo dục thể chất Trường Đại học Thể
dục thể thao Bắc Ninh
3.18 Mức độ sử dụng các nhóm bài tập giảng dạy kỹ thuật ở

106


giai đoạn dạy học sâu cho sinh viên chuyên ngành Cầu
lông ngành Giáo dục thể chất Trường Đại học Thể dục
thể thao Bắc Ninh
3.19 Mã hóa tên các test kiểm tra

109

3.20 Kết quả kiểm tra các test đánh giá kỹ thuật tay cho sinh

110

viên chuyên ngành Cầu lông ngành Giáo dục thể chất
Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh (n=19)
3.21 Kết quả học tập của lớp chuyên ngành Cầu lông ngành

111

Giáo dục thể chất khóa Đại học 49 thời điểm kết thúc
học kỳ 4
3.22 Kết quả phỏng vấn các nguyên tắc lựa chọn bài tập giảng

122

dạy kỹ thuật tay cho sinh viên chuyên ngành Cầu lông
ngành Giáo dục thể chất Trường Đại học Thể dục thể
thao Bắc Ninh (n = 35)
3.23 Kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập giảng dạy kỹ thuật

124


tay cho sinh viên chuyên ngành Cầu lông ngành Giáo
dục thể chất Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh
(n = 35)
3.24 Kết quả phân tích chỉ số Cronbach’s Alpha nhằm lựa

126

chọn bài tập ở nhóm các bài tập mô phỏng (không tiếp
xúc cầu)
3.25 Kết quả phân tích chỉ số Cronbach’s Alpha nhằm lựa

Sau
chọn bài tập ở nhóm các bài tập kỹ thuật đơn lẻ (có tiếp Tr.126
xúc cầu)


3.26 Kết quả phân tích chỉ số Cronbach’s Alpha nhằm lựa
chọn bài tập ở nhóm các bài tập phối hợp kỹ thuật
3.27 Mã hóa tên các bài tập đã lựa chọn

Sau
Tr.126
128

Sau
chứng của sinh viên chuyên ngành Cầu lông ngành Giáo Tr.132

3.28 Kết quả kiểm tra ban đầu của nhóm thực nghiệm và đối

dục thể chất khóa Đại học 50 và 51 Trường Đại học Thể

dục thể thao Bắc Ninh
Sau
và đối chứng của sinh viên chuyên ngành Cầu lông Tr.133

3.29 Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm của nhóm thực nghiệm
ngành Giáo dục thể chất khóa Đại học 51 Trường Đại
học Thể dục thể thao Bắc Ninh (n=20)

Sau
và đối chứng của sinh viên chuyên ngành Cầu lông Tr.134

3.30 Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm của nhóm thực nghiệm
ngành Giáo dục thể chất khóa Đại học 50 Trường Đại
học Thể dục thể thao Bắc Ninh (n=38)

Sau
sau thực nghiệm của hai nhóm đối tượng nghiên cứu lớp Tr.135

3.31 Kết quả so sánh tự đối chiếu trình độ kỹ thuật trước và

chuyên ngành Cầu lông ngành Giáo dục thể chất khóa
Đại học 51
Sau
sau thực nghiệm của hai nhóm đối tượng nghiên cứu lớp Tr.135

3.32 Kết quả so sánh tự đối chiếu trình độ kỹ thuật trước và

chuyên ngành Cầu lông ngành Giáo dục thể chất khóa
Đại học 50


Sơ đồ

3.33 Kết quả học tập các học phần của hai nhóm đối chứng và
thực nghiệm ở thời điểm sau thực nghiệm
1.1

Hệ thống kỹ thuật cơ bản Cầu lông

1.2

Hệ thống kỹ thuật cơ bản Cầu lông

1.3

Sơ đồ hệ thống kỹ thuật cơ bản Cầu lông

Sau
Tr.138
Sau
Tr.17
Sau
Tr.18
Sau
Tr.20


3.1
3.2
3.1


Sơ đồ hệ thống kỹ thuật tay trong môn Cầu lông

88

Quy luật hình thành kỹ năng kỹ xảo vận động của người

117

tập
Sau
lựa chọn của lớp chuyên ngành Cầu lông ngành GDTC Tr.137
Mức độ tăng trưởng sau khi áp dụng hệ thống bài tập đã

khóa Đại học 51 sau học phần 1

Biểu đồ

3.2

Sau
lựa chọn của lớp chuyên ngành Cầu lông ngành GDTC Tr.137
Mức độ tăng trưởng sau khi áp dụng hệ thống bài tập đã

khóa Đại học 51 sau học phần 2
3.3

Sau
lựa chọn của lớp chuyên ngành Cầu lông ngành GDTC Tr.137
Mức độ tăng trưởng sau khi áp dụng hệ thống bài tập đã


khóa Đại học 50 sau học phần 3
3.4

Mức độ tăng trưởng sau khi áp dụng hệ thống bài tập đã

Sau
lựa chọn của lớp chuyên ngành Cầu lông ngành GDTC Tr.137
khóa Đại học 50 sau học phần 4


1

PHẦN MỞ ĐẦU
Trường Đại học TDTT Bắc Ninh với lịch sử phát triển hơn 55 năm, luôn
là chiếc nôi đào tạo ra đội ngũ cán bộ, huấn luyện viên giáo viên TDTT có năng
lực, có phẩm chất đạo đức, đặc biệt là có chuyên môn giỏi, góp phần đưa nền thể
dục thể thao nước nhà ngày càng phát triển vững mạnh. Trong nhà trường, việc
nâng cao chất lượng đào tạo là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, là việc làm thường
xuyên, nhằm không ngừng hoàn thiện hệ thống đào tạo của nhà trường. Với
nhiều biện pháp và cách thức khác nhau, như áp dụng quy trình đào tạo mới, cải
tiến chương trình, nội dung giảng dạy, nâng cao chất lượng cơ sở vật chất đảm
bảo cho quá trình dạy và học như: hiện đại hóa các sân bãi, bể bơi, nhà tập, các
phòng thí nghiệm và trang thiết bị luyện tập, tổ chức biên soạn giáo trình, tài
liệu, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo v.v... nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo
những cán bộ chuyên môn về thể dục thể thao có đầy đủ các năng lực đáp ứng
được yêu cầu đổi mới của đất nước.
Hiện nay nhà trường đang tiến hành đào tạo 15 môn chuyên ngành khác
nhau, trong đó có môn học Cầu lông. Môn học Cầu lông được đưa vào chương
trình giảng dạy và đào tạo chính thức trong nhà trường từ năm 1977, trải qua 40
năm cho đến nay đội ngũ giáo viên Bộ môn không ngừng học tập nâng cao trình

độ chuyên môn và luôn cố gắng cập nhật những kiến thức chuyên môn nhằm
nâng cao chất lượng giảng dạy môn Cầu lông trong nhà trường.
Đối với sinh viên chuyên ngành Cầu lông nói chung và đặc biệt là sinh
viên chuyên ngành Cầu lông khoa Sư phạm thể dục (nay là ngành Giáo dục thể
chất) nói riêng, mục đích đào tạo là phục vụ cho việc giảng dạy chuyên môn
Cầu lông của các em khi ra trường đạt kết quả cao. Vì vậy yêu cầu về kỹ thuật
trong quá trình học là đặc biệt quan trọng, đó chính là khả năng thực hiện kỹ
thuật phải chuẩn, chính xác và hiệu quả.
Kỹ thuật trong môn Cầu lông rất phong phú và đa dạng. Theo các chuyên
gia, kỹ thuật Cầu lông có thể được chia làm bốn nhóm chính là: nhóm kỹ thuật
di chuyển, nhóm kỹ thuật phòng thủ, nhóm kỹ thuật phát cầu và nhóm kỹ thuật
tấn công; hoặc hai nhóm chính là bộ pháp (kỹ thuật của chân) và thủ pháp (kỹ


2

thuật của tay). Tuy nhiên, trong môn Cầu lông nhóm kỹ thuật của tay có vai trò
đặc biệt quan trọng, do nó mang lại hiệu quả cao nhất trong tập luyện và thi đấu
của môn thể thao này. Nhận thức được vấn đề này, cho đến nay ở nước ta việc
nghiên cứu về trình độ kỹ thuật của vận động viên và sinh viên Cầu lông cũng
đã được nhiều đề tài của sinh viên, học viên cao học của các trường Đại học
TDTT nghiên cứu, hoặc được một số tác giải biên soạn và biên dịch từ tài liệu
nước ngoài. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu nói trên chỉ mới dừng lại ở
một số mặt và kỹ thuật tay nhất định như: Lê Hồng Sơn (1998), Đào Chí Thành
(2002), Lê Hồng Sơn (2005), Nguyễn Hạc Thúy (2006), v.v... Những công trình
trên đã góp phần quan trọng cho việc phát triển và hoàn thiện kỹ, chiến thuật và
thể lực cho vận động viên, nhưng vẫn còn chưa đi sâu và phát huy hết được hiệu
quả của bài tập, đặc biệt cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu một
cách cụ thể đối với nhóm kỹ thuật tay của môn Cầu lông. Mặt khác, trong quá
trình giảng dạy các kỹ thuật hiện nay, giáo viên Bộ môn Cầu lông Trường Đại

học TDTT Bắc Ninh thường theo sở trường của mỗi thầy nên việc lựa chọn và
đưa ra các bài tập cũng thường khác nhau và không mang tính đồng nhất. Chính
vì vậy, việc nghiên cứu lựa chọn các bài tập để tập luyện cho nhóm kỹ thuật của
tay cho sinh viên chuyên ngành Cầu lông ngành GDTC Trường Đại học TDTT
Bắc Ninh là vấn đề cần thiết và cấp bách, vừa góp phần nâng cao hiệu quả giảng
dạy cho sinh viên, đồng thời kết quả nghiên cứu còn là nguồn tài liệu phục vụ
cho công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học, góp phần nâng cao chất lượng
giảng dạy và đào tạo của nhà trường.
Nhận thức được sự cần thiết và tầm quan trọng của nhóm kỹ thuật tay
trong Cầu lông đối với quá trình giảng dạy, huấn luyện cho sinh viên và vận
động viên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu lựa chọn bài tập nâng cao hiệu quả giảng dạy kỹ thuật tay
cho sinh viên chuyên ngành Cầu lông Khoa Sư phạm Thể dục Trường Đại
học Thể dục thể thao Bắc Ninh”.


3

Mục đích nghiên cứu:
Lựa chọn các bài tập cho nhóm kỹ thuật tay phù hợp nâng cao hiệu quả
giảng dạy cho sinh viên chuyên ngành Cầu lông ngành GDTC Trường Đại học
TDTT Bắc Ninh, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn dạy và học của sinh viên, góp
phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án xác định giải quyết
các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
Nhiệm vụ 1: Thực trạng công tác giảng dạy kỹ thuật tay đối với sinh viên
chuyên ngành Cầu lông ngành GDTC Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
Nhiệm vụ 2: Lựa chọn, ứng dụng và đánh giá hiệu quả bài tập giảng dạy
kỹ thuật tay cho sinh viên chuyên ngành Cầu lông ngành GDTC Trường Đại học

TDTT Bắc Ninh.
Giả thuyết khoa học:
Kết quả quan sát và kiểm tra trong thực tiễn giảng dạy đã cho thấy, các
bài tập sử dụng trong giảng dạy kỹ thuật tay cho sinh viên chuyên ngành Cầu
lông ngành GDTC Trường Đại học TDTT Bắc Ninh hiện nay chưa đáp ứng
được mục tiêu của chương trình môn học và đặc biệt trong thi đấu, là vấn đề cần
được quan tâm. Giả thuyết cho rằng, trình độ kỹ thuật còn thấp và không đồng
đều xuất phát từ thực tiễn đổi mới công tác thi tuyển đầu vào, đó là không tiến
hành thi tuyển nội dung năng khiếu chuyên môn, cũng như ảnh hưởng của hệ
thống các bài tập đang được ứng dụng chưa phù hợp với trình độ đối tượng đào
tạo. Nếu luận án lựa chọn và xây dựng được các bài tập giảng dạy kỹ thuật tay
một cách khoa học, phù hợp với điều kiện và trình độ chuyên môn của sinh viên
chuyên ngành Cầu lông ngành GDTC thì hiệu quả công tác đào tạo chuyên
ngành Cầu lông sẽ được nâng lên.
Ý nghĩa khoa học của luận án:
Luận án đã hệ thống hóa, bổ sung và hoàn thiện những kiến thức lý luận
về các vấn đề liên quan tới kỹ thuật Cầu lông và công tác giảng dạy kỹ thuật
môn Cầu lông, các kiến thức chuyên môn về xây dựng và lựa chọn bài tập giảng


4

dạy kỹ thuật tay cho sinh viên chuyên ngành Cầu lông ngành GDTC Trường Đại
học TDTT Bắc Ninh theo hướng đáp ứng mục tiêu đào tạo của nhà trường nói
chung cũng như Bộ môn Cầu lông nói riêng và nhu cầu xã hội.
Ý nghĩa thực tiễn của luận án:
Luận án đã đánh giá được thực trạng công tác giảng dạy kỹ thuật tay
thông qua kết quả đánh giá các nội dung: Kế hoạch giảng dạy, nội dung và phân
phối chương trình môn học chuyên ngành, các điều kiện đảm bảo cho dạy và
học, đặc điểm đối tượng sinh viên chuyên ngành, thực trạng sử dụng bài tập ở

từng giai đoạn giảng dạy kỹ thuật tay và thực trạng hiệu quả giảng dạy kỹ thuật
tay cho sinh viên chuyên ngành Cầu lông ngành Giáo dục thể chất một cách chi
tiết.
Luận án đã lựa chọn được 17 test chuyên môn để đánh giá hiệu quả sử
dụng bài tập, đảm bảo độ tin cậy và có tính khả thi khi áp dụng. Đồng thời, kết
quả nghiên cứu luận án đã lựa chọn được 118 bài tập kỹ thuật tay chuyên môn
thuộc 3 nhóm, bao gồm: Nhóm các bài tập mô phỏng động tác kỹ thuật, nhóm
các bài tập kỹ thuật đơn lẻ và nhóm các bài tập phối hợp kỹ thuật để giảng dạy
kỹ thuật tay cho sinh viên chuyên ngành Cầu lông ngành Giáo dục thể chất.
Luận án đã xây dựng được kế hoạch thực nghiệm ứng dụng các bài tập chi
tiết đến từng giáo án cho 4 học phần chính giảng dạy kỹ thuật tay trong chương
trình môn học chuyên ngành Cầu lông. Kết quả ứng dụng các bài tập đã lựa
chọn theo kế hoạch thực nghiệm bước đầu đã cho thấy hiệu quả tích cực trong
việc nâng cao hiệu quả giảng dạy kỹ thuật tay cho sinh viên chuyên ngành Cầu
lông ngành Giáo dục thể chất Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.


5

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Những cơ sở lý luận của công tác giảng dạy Cầu lông
Cầu lông xuất hiện đầu tiên trên thế giới là ở Châu Á, bắt đầu từ trò chơi
dân gian ở Ấn Độ. Để Cầu lông phát triển thành môn thể thao hiện đại như ngày
nay, thế giới vẫn ghi nhận là do công lao của nước Anh. Người Anh đã đưa trò
chơi này về nước rồi phát triển bằng cách phổ biến rộng rãi và xây dựng hệ
thống luật thi đấu chặt chẽ để đảm bảo cho mỗi người chơi đều có thể bộc lộ hết
năng lực của mình trên cơ sở găng đua công bằng theo luật định. Ngày nay ở
nhiều quốc gia trên thế giới đã phổ biến môn thể thao này. Năm 1992 ở Đại hội
Olympic tại Barcelona, Cầu lông chính thức được đưa vào nội dung thi đấu của

Đại hội.
Ở Việt Nam, môn Cầu lông được du nhập chủ yếu bằng hai con đường:
Thực dân hóa và Việt kiều hồi hương. Phong trào tập luyện Cầu lông chỉ thực sự
được phổ biến rộng rãi trên phạm vi cả nước sau khi đất nước thống nhất (1975).
Để phục vụ cho công tác phong trào, đầu năm 1977 Tổng cục TDTT đã ra quyết
định thành lập Bộ môn Cầu lông tại trường cán bộ TDTT Trung ương (nay là
Trường Đại học TDTT Bắc Ninh) với nhiệm vụ chủ yếu là giảng dạy môn thể
thao này cho các đối tượng sinh viên trong nhà trường. Đến nay, Cầu lông
không chỉ là môn học chính của Trường Đại học TDTT Bắc Ninh mà còn được
phổ biến ở hầu hết các trường có đào tạo về TDTT, ngoài ra còn là môn học
quan trọng trong chương trình GDTC của các trường Đại học, Cao đẳng và phổ
thông khác trên toàn quốc. Để giảng dạy môn Cầu lông nói riêng và các môn thể
thao khác nói chung cần dựa trên các cơ sở sau:
1.1.1. Các cơ sở về quy chế, quy định
Các môn học được giảng dạy trong các trường thuộc hệ thống giáo dục
quốc dân ở nước ta hiện nay đều cần đảm bảo tuân thủ theo các quy định sau:
Kế hoạch đào tạo: Là văn bản pháp quy mà Nhà nước quy định cho mỗi
trường cần thiết phải có làm cơ sở cho công tác đào tạo của mình dựa trên khối
lượng môn học, kiến thức trang bị và thời gian quy định tương xứng với mỗi cấp


6

học của một trường nhất định. Kế hoạch đào tạo được Hội đồng nhà trường xây
dựng dựa vào mục tiêu, yêu cầu đào tạo của nhà trường, đồng thời trên cơ sở
khung chương trình do Bộ GD&ĐT quy định đối với mỗi bậc học trong đó bao
gồm số lượng, thời gian và thời điểm giảng dạy các môn học thuộc lĩnh vực đại
cương chung, lĩnh vực kiến thức chuyên môn cơ sở và lĩnh vực kiến thức ngành
học. Tùy theo các giai đoạn đào tạo khác nhau ở mỗi trường mà có những kế
hoạch đào tạo khác nhau. Ví dụ ở bảng số liệu sau sẽ chứng minh vấn đề này:

Bảng 1.1. Số lượng và thời gian các môn học trong mỗi lĩnh vực kiến thức
của Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh
theo kế hoạch đào tạo năm 2010 và 2015
Kế hoạch năm 2010
TT

1
2

3
4

Lĩnh vực kiến thức

Các môn đại cương
Các môn kiến thức
chuyên môn cơ sở
Các môn kiến thức
ngành
Thực tập và khóa luận
Tổng cộng

Kế hoạch năm 2015

705

Số
đơn
vị học
phần

14

Số
đơn
vị học
trình
47

15

705

18

47

19

435

14

29

16

1380

28


92

21

930

21

62

3

0

3

24

3

630

3

14

47

2790


63

210

55

2460

51

136

Số
môn
học

Tổng
thời
gian

13

Số
Số
Số Tổng
đơn
đơn
môn thời
vị học vị học
học gian

phần trình
12
465
13
31

Kế hoạch đào tạo của mỗi trường đều được sự phê duyệt của các cấp có
thẩm quyền, tiếp đó lãnh đạo nhà trường ký và ban hành. Mọi đơn vị cơ sở của
nhà trường, các hoạt động về đào tạo của trường đều phải thực hiện trong thời
gian nhất định. Khi có những yêu cầu mới về quan điểm giáo dục, điều kiện phát
triển của nhà trường, lượng thông tin kiến thức mới cần cập nhật, kế hoạch có
thể thay đổi cho phù hợp ở giai đoạn tiếp theo.
Chương trình giảng dạy: Là văn bản pháp quy thể hiện kết cấu, nội dung
và thời gian giảng dạy cho một môn học nhất định trong mỗi cơ sở đào tạo.
Chương trình môn học do tập thể giáo viên giảng dạy môn học đó biên soạn dựa
trên các cơ sở sau:


7

Kế hoạch đào tạo của nhà trường.
Thời gian giảng dạy.
Đối tượng giảng dạy.
Điều kiện phục vụ.
Trên cơ sở kế hoạch đào tạo chung của nhà trường, mỗi môn học xây
dựng chương trình giảng dạy cụ thể cho các đối tượng học tập riêng biệt. Căn cứ
vào thời gian và đối tượng, mỗi môn học khi xây dựng chương trình phải lựa
chọn nội dung giảng dạy phù hợp. Khối lượng nội dung có thể nhiều hay ít xong
phải đảm bảo tính toàn diện và đại diện cho lượng kiến thức của môn học cần
trang bị cho sinh viên. Chương trình môn học phải được Hội đồng đào tạo nhà

trường thông qua và phê duyệt trước khi áp dụng cho công tác giảng dạy của bộ
môn.
Lịch trình giảng dạy: Là kế hoạch giảng dạy môn học theo từng giai đoạn
trong đó quy định cụ thể về thời gian và nội dung giảng dạy cho mỗi giáo án của
giai đoạn đó. Thời gian và nội dung giảng dạy của lịch trình phụ thuộc vào quy
định của chương trình giảng dạy môn học đã được xây dựng và phê duyệt trước
đó. Lịch trình giảng dạy do giáo viên phụ trách chương trình được bộ môn phân
công biên soạn. Lịch trình phải được thông qua trước tập thể bộ môn và được sự
phê duyệt của phòng đào tạo nhà trường làm căn cứ cho giai đoạn giảng dạy
môn học với những đối tượng khác nhau trong nhà trường.
Đề cương giảng dạy: Được xây dựng trên cơ sở quy định của lịch trình
giảng dạy trong đó bao gồm nội dung và thời gian giảng dạy cùng những dự
kiến về phương tiện, phương pháp sử dụng để thực hiện nhiệm vụ, yêu cầu cho
mỗi giáo án cụ thể của giai đoạn. Đề cương giảng dạy do giáo viên phụ trách
chương trình biên soạn, được thông qua và phê duyệt trước tập thể bộ môn và là
cơ sở để biên soạn giáo án giảng dạy cho từng buổi lên lớp.
Giáo án giảng dạy: Là văn bản cuối cùng được biên soạn trước mỗi buổi
lên lớp cho từng đối tượng khác nhau. Nội dung của giáo án phải thể hiện được
mục đích, yêu cầu, nội dung giảng dạy mà buổi học đó phải giải quyết, đồng
thời là phương tiện, phương pháp được sử dụng để hoàn thành những nhiệm vụ


8

mà giáo án đó đặt ra. Giáo án do giáo viên trực tiếp giảng dạy đối tượng biên
soạn dựa trên cơ sở lịch trình và đề cương giảng dạy quy định. Giáo án được áp
dụng chỉ sau khi đã có sự phê duyệt của trưởng môn học.
1.1.2. Cơ sở sinh lý của bài tập Cầu lông (hoạt động không có chu kỳ)
Như chúng ta đã biết, các bài tập định lượng dựa vào cơ cấu động tác
được chia ra làm hai loại đó là các bài tập có chu kỳ và không có chu kỳ.

Hoạt động không có chu kỳ thường được thực hiện trong các môn thể thao
sức mạnh hoặc sức mạnh tốc độ. Các bài tập loại này khác với hoạt động có chu
kỳ là chúng không có các động tác lặp đi lặp lại cố định theo các chu kỳ như
nhau và tổng công suất hoạt động nhỏ. Như vậy, xét theo khía cạnh như trên thì
Cầu lông là môn thể thao mà trong đó các bài tập được sử dụng để tập luyện
nằm trong nhóm các bài tập không có chu kỳ với tố chất thể lực đặc trưng của
môn Cầu lông là hoạt động sức mạnh tốc độ.
Hoạt động sức mạnh tốc độ bao gồm các dạng bài tập thể lực nhằm tạo ra
vận tốc lớn nhất cho một trọng tải ổn định. Ví dụ như động tác kỹ thuật đập cầu
trong môn Cầu lông, trọng lượng của vợt và quả cầu ổn định, do vậy muốn đập
cầu mạnh người tập cần phải tác động vào chúng một lực tối đa trong một thời
gian tối thiểu.
Các hoạt động sức mạnh tốc độ bao giờ cũng có một số động tác tạo đà.
Thường đó là các động tác có chu kỳ. Các động tác tạo đà có thể biến đổi về
biên độ và hình thức cũng như lực dậm nhảy. Ví dụ như trong kỹ thuật bẩy nhảy
đập cầu của môn Cầu lông thì các động tác tạo đà ở đây đó chính là những động
tác ra tay, vung vợt và bật nhảy lên cao để thực hiện pha đập cầu.
Trong các hoạt động sức mạnh tốc độ, vận động viên cần phải cố gắng ở
mức tối đa. Ngoài ra, hoạt động loại này còn đòi hỏi cơ phải có tính linh hoạt và
phối hợp rất cao trong một thời gian ngắn, vì vậy chúng còn thường được gọi là
hoạt động sức mạnh bột phát. Nhìn chung hoạt động sức mạnh tốc độ tác động
đến trạng thái chức năng cơ thể tương đối yếu hơn.
Trong các bài tập sức mạnh tốc độ, hệ máu của vận động viên hầu như
không có biến đổi gì rõ rệt. Tần số nhịp tim trong các môn thể thao ném đẩy


9

biến đổi rất ít. Trong các môn nhảy, đặc biệt là nhảy sào, tần số nhịp tim có thể
lên tới 140 – 150 lần/phút. Đặc điểm quan trọng nhất là nhịp tim của vận động

viên tăng lên cao sau khi đã kết thúc các bài tập sức mạnh tốc độ.
Huyết áp của vận động viên tăng lên, tuy không cao lắm, nhất là huyết áp
tối đa (150 – 160 mmHg).
Tần số hô hấp tăng không đáng kể sau khi đã kết thúc hoạt động. Thể tích
hô hấp và hấp thụ oxy cũng tăng lên ít nhiều.
Các bài tập sức mạnh tốc độ là những bài tập có công suất lớn, được thực
hiện trong một khoảng thời gian ngắn, vì vậy năng lượng được sử dụng chủ yếu
là do phân giải ATP và CP dự trữ ở trong cơ. Nhu cầu oxy không được thỏa mãn
trong quá trình hoạt động làm cho nợ oxy lên tới gần 95%. Song, do thời gian
ngắn nên tổng nợ oxy không lớn lắm. Nợ oxy vào khoảng 20 – 30 lít trong hoạt
động kéo dài 1 phút.
Chức năng của các cơ quan bài tiết và điều hòa thân nhiệt biến đổi không
đáng kể trong các hoạt động sức mạnh tốc độ.
1.1.3. Các cơ sở về nội dung, phương tiện và phương pháp giảng dạy
Để làm rõ hơn về những vấn đề này trước hết luận án xác định: Cầu lông
là một môn học. "Giáo dưỡng thể chất là dạy học vận động ... Đó là sự truyền
thụ và tiếp thu có hệ thống những cách thức điều khiển hợp lý sự vận động của
con người ..."[69], [70] hoặc "GDTC là một loại hình giáo dục mà nội dung
chuyên biệt là dạy học vận động (động tác) và phát triển có chủ định các tố chất
vận động của con người" [69], [70]. Như vậy, trên cơ sở lý luận chung về TDTT
đã có thể xác định Cầu lông là một môn học chuyên biệt nằm trong hệ thống
GDTC chung bởi quá trình giảng dạy Cầu lông có đối tượng truyền thụ (người
thầy), có đối tượng tiếp thu (người học) mà đặc trưng của quá trình dạy học Cầu
lông cũng nhằm dạy học vận động và phát triển các tố chất vận động cần thiết
cho con người. Từ cơ sở nhận thức trên, từ lâu Cầu lông đã được xếp vào là một
trong những môn học của nhóm các môn "kiến thức ngành" trong Trường Đại
học TDTT Bắc Ninh cũng như các trường Đại học TDTT khác trên cả nước.
Trong nhiều chương trình giảng dạy Cầu lông của Trường Đại học TDTT Bắc



10

Ninh đều viết: "Cầu lông là một môn học" và chương trình gần đây nhất (2015)
do tác giả Nguyễn Văn Đức chủ biên cũng khẳng định "Cầu lông là một môn
học bắt buộc trong chương trình đào tạo chính quy ..."[85]. Luận văn: "Xây
dựng giáo học pháp giảng dạy Cầu lông cho đối tượng SV phổ tu Trường Đại
học TDTT 1 - Từ Sơn, Bắc Ninh" cũng đã xác định: "Cầu lông là một môn học"
[97]. Từ những cơ sở trên luận án có thể khẳng định: Cầu lông là một môn học.
Vậy nội dung, phương tiện, phương pháp giảng dạy của môn học này như thế
nào chúng ta sẽ tiếp tục nghiên cứu ở các phần sau đây:
1.1.3.1. Nội dung giảng dạy:
Nội dung giảng dạy của bất kỳ môn học nào đều được quy định trong sách
giáo khoa hoặc giáo trình của môn học đó. Đặc điểm giảng dạy Cầu lông cũng
như tất cả các môn thể thao khác chủ yếu là dạy học vận động, trong đó bao gồm
dạy học động tác (kỹ thuật) và giáo dục các tố chất thể lực. Mỗi đối tượng giảng
dạy khác nhau cần có sự lựa chọn về khối lượng nội dung khác nhau để giảng
dạy tùy theo mục đích, yêu cầu đào tạo của đối tượng đó. Trong các trường Đại
học chuyên về TDTT, mục tiêu đào tạo cho sinh viên là để trở thành những cán
bộ, giáo viên, huấn luyện viên về TDTT. Vì vậy, việc giảng dạy cho những đối
tượng này không chỉ là những kỹ năng vận động mà còn bao gồm cả kiến thức
và những năng lực khác như: Đối với sinh viên ngành GDTC là năng lực sư
phạm, với sinh viên ngành HLTT là những kỹ năng huấn luyện, với sinh viên
ngành Quản lý TDTT là những kỹ năng quản lý, tổ chức phong trào, v.v...
Theo các chương trình giảng dạy Cầu lông cho đối tượng sinh viên
chuyên ngành ngành GDTC của Trường Đại học TDTT Bắc Ninh có những nội
dung chính như sau:
Giảng dạy về kiến thức: Bao gồm những nội dung về chuyên môn Cầu
lông như: Lịch sử phát triển, nguyên lý và hệ thống kỹ thuật, chiến thuật, luật
Cầu lông, phương pháp tổ chức thi đấu và trọng tài Cầu lông. Các kiến thức
khác về sư phạm như: Phương pháp giảng dạy kỹ thuật, phương pháp giảng dạy

chiến thuật, phương pháp giáo dục các tố chất thể lực chuyên môn, phương pháp
kiểm tra và đánh giá trong giảng dạy Cầu lông. Các kiến thức về nghiên cứu


11

khoa học chuyên môn. Những nội dung giảng dạy này thường chiếm từ 10 20% thời lượng của tổng chương trình (tùy theo mỗi giai đoạn khác nhau). Hình
thức lên lớp chủ yếu là giảng dạy lý thuyết, thảo luận hoặc làm bài tập ở nhà.
Giảng dạy kỹ năng: Bao gồm những nội dung tập luyện về kỹ thuật, chiến
thuật, phát triển các tố chất thể lực chung và chuyên môn. Rèn luyện năng lực
thể hiện kỹ, chiến thuật trong thi đấu Cầu lông. Những nội dung này chiếm hầu
hết tổng thời lượng của chương trình (75 - 80%, tùy theo chương trình của mỗi
giai đoạn khác nhau). Hình thức lên lớp chủ yếu cho các nội dung này là giảng
dạy thực hành.
Giảng dạy những kỹ năng khác: Bao gồm các nội dung về thực hành
phương pháp như: Thực hành phương pháp sư phạm, thực hành phương pháp tổ
chức thi đấu và trọng tài, thực hành phương pháp nghiên cứu khoa học. Những
nội dung này thường chiếm từ 5 - 10% tổng thời lượng của chương trình với
hình thức lên lớp chủ yếu là thực hành, ngoài ra có thể là theo hình thức làm bài
tập ở nhà.
1.1.3.2. Phương tiện giảng dạy:
Mỗi hình thức lên lớp khác nhau yêu cầu phải có những phương tiện
giảng dạy khác nhau. Giảng dạy Cầu lông cũng như các môn thể thao khác
thường có hai hình thức chủ yếu là lên lớp lý thuyết và lên lớp thực hành.
Lên lớp lý thuyết: Để lên lớp theo hình thức này giáo viên thường phải
chuẩn bị các phương tiện như: Tài liệu chuyên môn và các tài liệu khác có liên
quan, phấn, bút viết bảng, v.v... Ngoài ra còn sử dụng các phương tiện có sẵn
của nhà trường như: Hội trường, phấn, bảng. Ngày nay, do sự phát triển nhanh
chóng của khoa học công nghệ, việc sử dụng các phương tiện này đã giảm đi rất
nhiều và được thay bằng các thiết bị máy móc như: máy vi tính, máy trình chiếu

hoặc các thiết bị điện tử khác. Yêu cầu quan trọng đối với giáo viên là phải làm
chủ được các thiết bị này đồng thời phải biên soạn tốt các giáo án điện tử để
phục vụ cho công tác giảng dạy của mình.
Lên lớp thực hành: Đây là hình thức lên lớp chủ yếu và quan trọng nhất
trong công tác giảng dạy Cầu lông. Phương tiện quan trọng nhất phục vụ cho


12

hình thức giảng dạy này là các bài tập TDTT. "Bài tập TDTT là phương tiện chủ
yếu và chuyên biệt của GDTC" [69], [70]. Vậy các bài tập TDTT sử dụng làm
phương tiện trong giảng dạy môn Cầu lông có đặc điểm gì, chúng ta tiếp tục
nghiên cứu ở các mục tiếp theo trong phần tổng quan này.
1.1.3.3. Phương pháp giảng dạy:
Các nhóm phương pháp sử dụng để giảng dạy các môn thể thao nói chung
và Cầu lông nói riêng bao gồm: Nhóm phương pháp sử dụng lời nói và phương
tiện trực quan, nhóm phương pháp trò chơi và thi đấu, nhóm phương pháp tập
luyện có định mức chặt chẽ.
Các phương pháp sử dụng lời nói: Chỉ dẫn, giải thích, chỉ thị, đánh giá
bằng lời, báo cáo và giải thích, tự nhủ và một số phương pháp khác. Mỗi
phương pháp khác nhau đều có ý nghĩa và tác dụng khác nhau trong quá trình
giảng dạy, song về cơ bản đều nhằm mục đích chung là: "truyền thụ kiến thức,
kích thích tư duy, đặt nhiệm vụ và điều khiển, phân tích đánh giá kết quả, điều
chỉnh hành vị người học" [69]. Phương pháp này không chỉ sử dụng cho người
thầy mà còn có ý nghĩa đối với cả người học: "... trong quá trình nhận thức, tự
đánh giá, tự điều chỉnh hành động" [15],[69] của họ.
Các phương pháp đảm bảo trực quan: Trong nhóm phương pháp này bao
gồm các phương pháp trình diễn tự nhiên và trình diễn gián tiếp, phương pháp
sử dụng giáo cụ trực quan, phương pháp sử dụng mô hình và sa bàn, phương
pháp sử dụng phim ảnh, video, phương pháp trình diễn cảm giác lựa chọn,

phương pháp cảm giác quan và phương pháp định hướng [15],[69]. Sử dụng các
phương pháp này nhằm kích thích "các cơ quan cảm thụ để liên hệ với hiện thực
khách quan" [15],[69] nhằm tiếp thu bài tập trên cơ sở các yêu cầu riêng lẻ cũng
như các đặc tính không gian, thời gian, nhịp điệu của bài tập đó.
Nhóm phương pháp trò chơi và thi đấu:
Trò chơi ra đời rất sớm trong lịch sử loài người và có sự phát triển song
hành cùng nền văn hóa xã hội nhằm thỏa mãn nhu cầu giải trí của loài người,
"song, một trong những chức năng chủ yếu nhất của trò chơi là chức năng giáo
dục" [15],[69]. Phương pháp trò chơi trong giáo dục thể hiện ở đặc điểm tổ


×