Tải bản đầy đủ (.pptx) (17 trang)

Phép biện chứng trong học thuyết ngũ hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 17 trang )

Phép biện chứng trong Học thuyết Ngũ Hành
Người thực hiện: Paplop


Nội dung

1. Giới thiệu chung về thuyết Ngũ hành
2. Nội dung của phép biện chứng trong
thuyết Ngũ hành
3. Đánh giá
4. Kết luận


1. Giới thiệu chung về Thuyết Ngũ Hành



Triết học Trung Quốc cổ trung đại được hình thành từ rất sớm và phát triển thành nhiều học phái
triết học khác nhau.



Một trong những trào lưu tư tưởng triết học Trung quốc cổ trung đại là cố gắng tìm hiểu, giải thích
căn nguyên và cơ cấu của vũ trụ với quan điểm duy vật chất phác và tư tưởng biện chứng tự phát,
đó là tư tưởng của học thuyết Ngũ hành





Đến nay vẫn chưa thể xác định cụ thể thời gian xuất hiện


“Ngũ hành” được tìm thấy đầu tiên trong tác phẩm “Kinh thư” phần V quyển 4 với cái tên “Hồng Phạm” và “Cửu
Trù”.



Trâu Diễn là một lãnh tụ quan trọng của các nhà ngũ hành thời Chiến quốc. Lý luận của Trâu Diễn về ngũ hành được
các danh gia đương thời tiếp thu và quán triệt vào các lĩnh vực của hình thái ý thức xã hội.




Nho sĩ uyên bác Đổng Trọng Thư đi sâu vào phân tích hình thái của quy luật ngũ hành
Trong "Kinh Dịch", khi nói về ngũ hành, các nhà toán học và dịch học đã lý giải nó trên hai hình Hà đồ và Lạc thư.


Hình 1: Hình ảnh Hà Đồ và Lạc Thư


»

Như vậy, có thể thấy rằng quan điểm về Ngũ hành được rất nhiều các triết gia Trung Quốc cổ đại quan tâm
nghiên cứu và áp dụng trên nhiều lĩnh vực: từ lí giải tự nhiên đến việc xem xét các mối quan hệ xã hội, hay cả
trong y học…Sở dĩ thuyết này có tính ứng dụng cao như vậy chính là bởi tư tưởng duy vật biện chứng sơ khai
được thể hiện nổi bật trong học thuyết.


2. Nội dung về Học thuyết Ngũ Hành

 Khái niệm:
• Ngũ: năm

• Hành: vận động, đi.
• Ngũ Hành được chú thích trong các sách xưa là: Năm Khí vận hành thuận theo đạo Trời.
• Học thuyết Ngũ hành là một học thuyết về mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng, biểu thị quy luật vận
động của thế giới của vũ trụ. Đó là một mối quan hệ "động" (vì vậy mà gọi là Hành). Ngũ hành là một
cách biểu thị luật mâu thuẫn, bổ sung và làm cho thuyết âm dương hoàn bị hơn


Hình 2: Hình ảnh Ngũ Hành tương sinh và tương khắc








Trong quan hệ tương sinh, mõi Hành đều có mối quan hệ với hai
hành khác ( hai vị trí khác: Cái-Sinh-Ra-Nó và Cái-Nó-Sinh).
Người xưa hình tượng hóa quan hệ tương Sinh cho dễ bằng hình
ảnh Mẫu – Tử

Giữa Ngũ Hành có mối quan hệ nuôi dưỡng , thúc đẩy nhau để vận
động không ngừng, đó là quan hệ tương sinh

Sinh: Hàm ý nuôi dưỡng, giúp đỡ

Luật tương sinh

Hình 3: Ngũ Hành tương sinh






Luật tương khắc:



Trong quan hệ tương khắc, mỗi Hành cũng có quan hệ với hai Hành khác
(hai vị trí khác: Cái-khắc-nó và Cái-nó-khắc). Người xưa hình tượng hóa
quan hệ Thắng –Thua.



Hình 4: Ngũ Hành tương khắc

Khắc: Là ức chế và thắng nhau, làm thiệt hại nhau, nhưng phải biểu hiện ý
quân bình và giữ gìn lẫn nhau giữa các Hành.

Tác dụng duy trì sự thăng bằng, trong đó, mỗi Hành lại có hai quan hệ: Vừa
là kẻ thắng của Hành sau nó là một hành, vừa là kẻ thua của Hành trước nó
là một Hành



-

Mối quan hệ giữa Ngũ Hành tương sinh – tương khắc
Qúa trình sinh – khắc không tách rời nhau, luôn vận động xen kẽ, phản ánh quá trình sinh thành và biến đổi cân bằng của
vạn vật và trời đất.


-

Nếu có hiện tượng sinh khắc thái quá hoặc không đủ thì xảy ra sự biến hóa khác thường trở nên thái quá hoặc bất cập
(tương thừa hoặc tương vũ)

-

Mỗi Hành đều có mối liên hệ bốn mặt: cái sinh ra nó – cái nó sinh ra –cái khắc nó và cái bị nó khắc. Cần phải có sinh
trong khắc, có khắc trong sinh thì vạn vật mới vận hành liên tục, tương phản và tương thành với nhau.



Quan điểm thể hiện tư tưởng biện chứng.


Ví dụ:



Mộc khắc Thổ nhưng Thổ sinh Kim, Kim lại khắc
Mộc; nếu Mộc khắc Thổ quá đáng, thì con của Thổ
là Kim nổi dậy khắc Mộc.



Mộc sinh Hoả, nhưng nhờ có Hoả mạnh, hạn chế bớt
được sức của Kim là một hành khắc Mộc. Như vậy
Mộc sinh con là Hoả, nhưng nhờ có con là Hoả
mạnh mà hạn chế bớt Kim làm hại Mộc.





Do đó, hai hệ thống tương sinh và tương khắc không tồn tại đơn độc, biệt lập. Trong tương khắc đã
có ngụ ý tương sinh và ngược lại, để cùng tồn tại và phát triển thì vạn vật phải luôn có sự tác động
qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau.



Mối quan hệ sinh – khắc trong Ngũ hành chính là quan điểm hoàn chỉnh và điển hình cho phép biện
chứng duy vật thô sơ, tự phát thời kì triết học Trung Hoa cổ đại.


3. Đánh giá



Nội dung cơ bản của học thuyết là lí giải mối liên hệ biện chứng duy vật giữa các sự vật hiện tượng trong tự nhiên thông
qua mối quan hệ sinh - khắc giữa năm loại vật chất nguyên thủy.

• Đóng góp
 Học thuyết Ngũ hành đã thể hiện sự phát triển tư duy ở trình độ cao của con người Trung Hoa cổ đại.
 Là tiền đề, nền tảng quan trọng cho sự phát triển phép biện chứng ở các thời kỳ triết học Trung Hoa kế tiếp.
 Học thuyết đó đã trang bị cho con người tư tưởng biện chứng duy vật khá sâu sắc và trở thành lý luận cho một số ngành
khoa học cụ thể.





Hạn chế

 Mặc dù có tư tưởng duy vật và biện chứng sơ khai khá tiến bộ, song, học thuyết vẫn có những hạn chế lịch

sử nhất định - sự phát triển của nó chưa gắn với những thành tựu của khoa học tự nhiên cận hiện đại, nó còn
mang dấu ấn của tính trực giác và tính kinh nghiệm.


4. Kết luận

Tóm lại, Học thuyết Ngũ hành là thuyết về mối liên hệ giữa mọi sự vật trong tự nhiên, biểu thị
quy luật vận động sinh – diệt của thế giới và vũ trụ. Bên cạnh các hạn chế của lịch sử, điều quan
trọng ta nhận ra chính là mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng - là quá trình Sinh và Khắc chứ
không phải là con số 5 hoặc cái tên Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy. Đó mới thực sự là tinh thần biện
chứng quan trọng của Học thuyết Ngũ hành.
Như vậy, muốn nghiên cứu bất kỳ một sự vật, một hiện tượng gì luôn phải biết đặt trong mối
quan hệ của nó với những sự vật hiện tượng xung quanh nó.




×