Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

vii các hình thái cơ bản và các hình thức biểu hiện giá trị thặng dư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.34 KB, 16 trang )

CHƯƠNG 5: HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ
VI. CÁC HÌNH THÁI TƯ BẢN VÀ CÁC HÌNH THỨC BIÊU HIỆN CỦA
GIÁ TRỊ THẶNG DƯ.
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng:
1. Về kiến thức
- Nắm vững các khái niệm :
+ Tư bản thương nghiệp, lợi nhuận thương nghiệp.
+ Tư bản cho vay, lợi tức.
+ Tín dụng , tín dụng ngân hàng.
+ Công ty cổ phần, cổ phiếu, thị trường chứng khoán.
- Hiểu được bản chất của địa tô tư bản chủ nghĩa.
- Phân biệt được địa tô tư bản và địa tô phong kiến, địa tô tuyệt đối và địa tô
chênh lệch.
2 . Về kỹ năng
- Vận dụng các kiến thức về lợi nhuận thương nghiệp, tư bản cho vay, tín
dụng, lợi nhuận ngân hàng thị trường chứng khoán để luận giải một số vấn đề
thực tiễn ở Việt Nam.
- Bước đầu hình thành kỹ năng phân tích và khám phá bản chất của các hiện
tượng kinh tế.
3. Về thái độ, hành vi
- Thấy được bản chất kinh tế của chủ nghĩa tư bản là bóc lột sức lao động
người làm thuê nhằm thu được nhiều giá trị thặng dư cho nhà tư bản .
- Thấy được tài năng, trí tuệ và sự sắc sảo trong việc phê phán và vạch trần
bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản của C. Mác và Ăngghen.
II. PHƯƠNG TIỆN, TÀI LIỆU
1. Phương tiện: Phấn, bảng .
2. Tài liệu: Giáo án, sách giáo trình , sách hướng dẫn tự học.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC



1. Ổn định lớp.
2. Mở bài: Ở tiết trước các em đã nghiên cứu xong mục 2: Lợi nhuận bình
quân và giá cả sản xuất, sang tiết này chúng ta sẽ tiếp tục nghiên cứu sang
phần 3. Sự phân chia giá trị thặng dư giữa các giai cấp bóc lột trong chủ nghĩa
tư bản. (1’)
3. Nội dung chủ yếu của quá trình dạy học.
Nội dung dạy học
Hoạt động của thầy và trò
1. 1. Chi phí sản xuất tư
bản chủ nghĩa, lợi
nhuận và tỷ suất lợi
nhuận.
2. 2. Lợi nhuận bình
quân và giá cả sản
xuất.
3. Sự phân chia giá
trị thặng dư giữa các
giai cấp bóc lột trong
chủ nghĩa tư bản.
(15’)
a, Tư bản thương *HĐ1: Tìm hiểu khái niệm và bản chất
nghiệp và lợi nhuận của tư bản thương nghiệp và lợi nhuận
bình quân .
thương nghiệp
GV giới thiệu nguyên nhân hình thành
tư bản thương nghiệp (TBTN). Khi chủ
nghĩa tư bản ra đời thì quy mô các xí
nghiệp còn nhỏ, nhà tư bản đảm nhiệm cả
việc sản xuất lẫn lưu thông hàng hóa
nhưng khi sản xuất hàng hóa phát triển đến

trình độ cao thì việc sản xuất cũng như tiêu
thụ phải tách rời từ đó dẫn đến phân công
lao động xã hội, chuyên môn hóa sản xuất
và một bộ phận tư bản sẽ tách ra chuyên
đảm nhận việc bán hàng hóa cho tư bản
công nghiệp (TBCN) từ đó hình thành
TBTN.
GV yêu cầu HS rút ra khái niệm.
-Khái niệm: Tư bản

PPDH


thương

nghiệp dưới

chủ nghĩa tư bản :
+ Là một bộ phận của
TBCN được tách rời
ra.
+ Phục vụ quá trình
lưu thông của TBCN.

- CTC : T-H-T’

GV: TBTN khi kinh doanh cũng phải
ứng tiền mua hàng hóa của TBCN và sau
hành vi thứ 1 là mua hàng của TBCN thì
TBCN coi như bán xong hàng hóa và quay

về quá trình sản xuất của mình còn TBTN
thực hiện tiếp quá trình thứ 2 là bán cho
người tiêu dùng .
VD: Doanh nghiệp B mua 1 lô dầu
gội của doanh nghiệp A với giá 300 triệu.
Sau khi thu về 300 triệu và trừ đi các chi
phí, lợi nhuận doanh nghiệp A tiếp tục sử
dụng 1 phần vốn để quay về quá trình sản
suất của mình còn doanh nghiệp B đưa số
dầu gội bán cho người tiêu dùng.
GV yêu cầu HS khái quát công thức
chung của TBTN.
GV: TBTN sau khi mua hàng của
TBCN thì bán lại cho người tiêu dùng theo
đúng giá trị của nó còn khi mua hàng hóa
của TBCN thì mua theo giá bán buôn = chi
phí sản xuất + lợi nhuận của nhà TBCN và
giá bán buôn bao giờ cũng nhỏ hơn giá trị
hàng hóa.
VD: Giá in trên chai dầu gội là 40.000đ
, nhà kinh daonh chỉ bán với giá 35.000đ
nhưng họ vẫn có lãi vì họ mua của nhà sản
xuất với giá 32.000đ , 32.000đ gọi là giá
bán buôn .


GV hỏi: Tại sao nhà sản xuất không
bán cho nhà kinh doanh với giá 35.000đ
mà chỉ là 32.000đ ?
Trả lời: Vì nhà sản xuất đã nhường

lại cho nhà kinh doanh 1 phần lợi nhuận
của mình vì nhà kinh doanh đã đứng ra
đảm nhận việc bán hàng hóa để nhà sản
xuất tập trung vào khâu sản xuất.
GV: Thoạt nhìn ta thấy mua vào với
giá 32.000đ , bán ra với giá 35.000đ thì ai
là người có lãi ở đây ? ai là người có được
số tiền chênh lệch 3.000đ ?
Số chênh lệch với giá mua buôn công
nghiệp và đó chính là lợi nhuận thương
nghiệp. Chúng ta đi vào ví dụ cụ thể .
Một nhà tư bản công nghiệp có lượng
tư bản ứng trước là 900, trong đó phân chia
thành 730c + 170v. giả định m = 100% thì
giá trị hàng hóa sẽ là:
730c + 170v + 170m = 1070
GV: C , v , m là gì ?
Nhắc lại công thức tính tỷ suất lợi
nhuận bình quân :

GV yêu cầu HS áp dụng theo công thức
và tính ra kết quả:
= 18,8%
Giả sử TBTN ứng ra 100 tư bản để
kinh doanh thì tổng của TBTN và TBCN
là: 900 + 100 = 1000 . Khi tổng tư bản thay
đổi từ 900 lên 1000 , áp dụng lại công thức
tính tỷ suất lợi nhuận bình quân ta có công
thức:
P’= 170/1000 x 100(%)= 17%



Theo tỷ suất lợi nhuận chung này ,
TBCN chỉ thu đc số lợi nhuận bằng 17%
của số tư bản ứng ra.
GV yêu cầu HS tính 17% của 900
( bằng 153) , 153 là lợi nhuận TNCN có
được khi bỏ ra số vốn 900 tư để sản xuất
và TBCN sẽ bán hàng hóa cho TBTN theo
giá bằng chi phí sản xuất + lợi nhuận:
900 + 153 = 1053
Còn TBTN sẽ bán hàng hóa cho
người tiêu dùng với giá 1070.
GV: Nhìn lại khái niệm lợi nhuận
thương nghiệp bằng chênh lệch giữa giá
mua buôn và giá bán ra ngoài thị trường
của TBTN. Trong ví dụ này lợi nhuận
thương nghiệp là:
P thương nghiệp = 1070 - 1053 = 17

Khái niệm:
Lợi nhuận thương
nghiệp:
GV yêu cầu HS rút ra khái niệm lợi
+ Là 1 phận giá trị nhuận thương nghiệp
thặng dư được sáng
tạo ra trong lĩnh vực
sản xuất.
+ Do TBCN nhượng
lại cho TBTN , để TB

TN thực hiện chức
năng lưu thông.
- Mối quan hệ:
Vừa thống nhất ,
tương trợ , thúc đẩy GV khái quát mối quan hệ giữa TBCN và
phát triển vừa độc lập TBTN.
tương đối thể hiện ở
chỗ:
+ Tốc độ quy mô lưu
thông của TBTN phụ


thuộc vào tốc độ quy
mô sản xuất của
TBCN
+ Việc lưu thông tách
rời không gian và thời
gian với sản xuất.
- Nguồn gốc và bản
chất: Và ở 1 khía
cạnh nào đó có thể kết GV: Thông qua khái niệm và ví dụ yêu cầu
luận nguồn gốc của HS rút ra bản chất và nguồn gốc của lợi
lợi nhuận thương nhuận thương nghiệp ?
nghiệp là từ giá trị
Trả lời.
thặng dư.
GV kết luận: Nếu nhìn bên ngoài lợi
nhuận thương nghiệp có được là do mua rẻ
bán đắt và do lưu thông tạo ra, nhưng thực
chất lưu thông không tạo ra giá trị mà ở

đây lợi nhuận thương nghiệp chỉ là 1 phần
của giá trị thặng dư mà nhà tư bản đã bóc
lột của công nhân làm thuê trong qúa trình
sản xuất và nhường lại cho nhà TBTN vì
TBTN đã đứng ra đảm nhận khâu bán hàng
cho TBCN để TBCN có thể tập trung và
sản xuất.
GV dẫn: Chúng ta vừa nghiên cứu
khái niệm , nguồn gốc và bản chất của tư
bản thương nghiệp và lợi nhuận thương
nghiệp sau đây chúng ta cùng nghiên cứu
sang phần tiếp theo.
b) Tư bản cho vay và *HĐ2: Tìm hiểu khái niệm, nguồn gốc
lợi tức cho vay. (7’)
và bản chất của tư bản cho vay và lợi
tức cho vay.
*Tư bản cho vay
GV: Dưới chủ nghĩa tư bản thì tư bản
dưới chủ nghĩa tư cho vay là tư bản tiền tệ mà người chủ của
bản:
nó (A) nhường quyền sử dụng cho nhà tư
bản khác (B) trong 1 thời gian nhất định


nhằm thu được 1 khoản tiền lời.
GV hỏi: Theo các em tại sao số tiền đó
nhà tư bản A ko để sản xuất hàng hóa mà
lại cho nhà tư bản B vay ? Số tiền đó nằm
ở đâu trong qúa trình sản xuất và kinh
doanh ?

Trả lời: Có thể là tiền mua nguyên nhiên
việc liệu nhưng chưa đến kỳ mua , có thể là
tiền trả lương công nhân nhưng chưa đến
ngày trả,...==> tiền nhàn rỗi. Mâu thuẫn
với bản chất của tư bản là luôn luôn vận
động nên nhà tư bản A đã cho nhà tư bản B
vay để quá trình đó điễn ra liên tục.
GV từ câu trả lời của bạn 1 HS khác rút
ra khái niệm đầy đủ về tư bản cho vay.
- Khái niệm: Là tư
bản tiền tệ nhàn rỗi
mà người chủ sở hữu
của nó cho người khác
sử dụng trong 1 thời
gian nhằm nhận được
số tiền nhất định .Số
tiền lời đó gọi là lợi
tức.
Vận động theo công
thức: T-T’

- Đặc điểm của tư
bản cho vay:
+ Quyền sở hữu
tách rời quyền sử
dụng

GV: E đã cho ai vay tiền hay chưa ?
Theo em đã cho người khác vay thì người
chủ có trực tiếp sử dụng số tiền đó hay

không ? Nếu như vay ở ngân hàng đến thời
hạn trả người đi vay có trả nguyên số tiền
đã vay hay không ? Từ đó rút ra đặc điểm
tư bản cho vay?


+ Sau thời gian sử
dụng người đi vay trả
khoản tiền vốn kèm
theo lợi tức thực tế là
1 phần của giá trị
thặng dư do nhà tư
bản đi vay bóc lột
được .

GV hỏi: Như chúng ta đã biết mục đích
cho vay là để nhận về 1 khoản tiền nhất
*Lợi tức và tỷ suất định kèm theo số vốn đã cho vay, vậy
lợi tức:
khoản tiền mà người cho vay nhận thêm
được từ đâu mà có?
Trả lời.
GV gợi ý: Như vừa nói ở trên bản chất
của tư bản là luôn luôn vận động nên khi
nhận được số tiền đã vay nhà tư bản đi vay
dùng số tiền đó để thực hiện quá trình sản
xuất của mình. Nhưng vì số vốn sản xuất là
vay nên nhà tư bản đi vay không được
nhận hoàn toàn lợi nhuận làm ra mà phải
trích 1 phần ra để trả cho tư bản cho vay

kèm số vốn đã vay. Số tiền đó gọi là lợi
tức.
GV yêu cầu HS rút ra khái niệm và
nguồn gốc của lợi tức.
- Khái niệm:
Lợi tức là 1 phần
của lợi nhuận bình
quân mà nhà tư bản đi
vay phải trả cho nhà
tư bản cho vay căn cứ
vào lượng tư bản tiền
tệ mà nhà tư bản co
vay đã bỏ ra cho nhà
tư bản đi vay sử
dụng.Kí hiệu: z


- Nguồn gốc:
Cũng là từ giá trị
thặng dư do công
nhân làm thuê tạo ra
thông qua nhà tư bản
đi vay.
Vì là 1 phần của lợi
nhuận bình quân nên
thông thường giới hạn
của lợi tức ở khoảng :
0 < z <p
*Tỷ suất lợi tức :
- Khái niệm:

Tỷ suất lợi tức là tỷ
lệ tính theo phần trăm
giữa tổng số lợi tức và
số tư bản tiền tệ cho
vay ( thường tính theo
tháng , quý , năm ...) .
Kí hiệu z’
- Công thức:
z’ = (z / tổng tư bản
cho vay) x 100%
- Giới hạn ở khoảng:
0 < z’ <p’

c) Quan hệ tín dụng
tư bản chủ nghĩa .
Ngân hàng và lợi
nhuận ngân hàng.
(5’)
- Quan hệ tín dụng tư
bản chủ nghĩa

*HĐ3:Tìm hiểu về quan hệ tín dụng tư
bản chủ nghĩa. Ngân hàng và lợi nhuận
ngân hàng:

GV: Tín dụng hay còn gọi là cho vay,
phản ánh mối quan hệ giữa một bên là


người cho vay và một bên là người đi vay.

Quan hệ giữa hai bên ràng buộc bởi cơ chế
tín dụng, thỏa thuận thời gian cho vay, lãi
suất phải trả...
+ Đối tượng của tín dụng thương nghiệp
thường là hàng hóa: vật tư, nguyên liệu,
máy móc ...
+ Giá bán hàng hóa chịu thường cao hơn
với giá mua ngay (vì phải bao hàm 1 phần
lợi tức).
+ Tín dụng thương
nghiệp: Là hình thức
tín dụng giữa các nhà
tư bản trực tiếp kinh
doanh , mua bán chịu
hàng hóa với nhau .
+ Tín dụng ngân hàng:
Là vay mượn thông
qua ngân hàng làm
môi giới.
- Ngân hàng và lợi
GV: Theo em ngân hàng có nhiệm vụ
nhuận ngân hàng :
chính là gì ?
Khái niệm:
TL : nhận gửi và cho vay
+ Ngân hàng: là tổ
chức kinh doanh tư
bản tiền tệ làm môi
giới giữa người đi vay
và người cho vay .

+ Lợi nhuận ngân
hàng: là phần chênh
lệch giữa lợi tức cho
vay và lợi tức nhận
gửi sau khi trừ đi các
chi phí.
GV: Ngân hàng trả lợi tức cho người gửi
tiền và thu lợi tức của người đi vay tương
ứng với việc nhận lãi và trả lãi. Theo


nguyên tắc số tiền người trả lãi phải trả bao
giờ cũng cao hơn số tiền người nhận lãi
nhận được.
- Phân biệt tư bản
ngân hàng và tư bản
cho vay: Tư bản cho
vay chỉ bao gồm tư
bản nhàn rỗi còn tư
bản ngân hàng gồm tư
bản nhàn rỗi , các
chứng khoán có giá,
kim loại quý hiếm ,...
d) Công ty cổ phần, *HĐ4:GV giới thiệu khái niệm công ty
tư bản giả và thị cổ phần, tư bản giả và thị trường chứng
trường chứng khoán. khoán:
(5’)
GV dẫn: Sự phát triển của nên kinh tế tư
bản chủ nghĩa và quan hệ tín dụng đã dẫn
tới sự hình thành các công ty cổ phần và sự

ra đời của thị trường chứng khoán.
GV gọi HS phát biểu khái niệm công ty
- Khái niệm:
cổ phần.
+ Công ty cổ phần:
là loại hình xí nghiệp
lớn được hình thành
bằng con đường tập
trung vốn cổ phiếu và
trái phiếu.
+ Cổ phiếu: là loại
GV: Cổ phiếu là gì? Người mua cổ phiếu
chứng khoán có giá được gọi là gì ?
đảm bảo cho người sở
TL: cổ đông.
hữu nó được quyền
GV: Cổ phiếu bán trên thị trường chứng
nhận 1 phần thu nhập khoán gọi là thị giá cổ phiếu và phụ thuộc
của công ty dưới hình vào 2 yếu tố : lợi tức cổ phiếu mang lại và
thức lợi tức cổ phiếu. tỷ suất lợi tức tiền gửi ngân hàng .


+ Tư bản giả: là tư
bản tồn tại dưới hình
thức các chứng khoán
có giá và mang lại thu
nhập cho người sở
hữu các chứng khoán
đó.
+ Thị trường chứng

khoán : là nơi mua
bán các chứng khoán
như cổ phiếu, trái
phiếu , công trái,....
Rất nhạy cảm với tình
hình kinh tế.

GV vì thời gian không cho phép nên
chúng ta không thể tìm hiểu kỹ hơn tuy
nhiên các em có thể tìm thêm được rất
nhiều thông tin từ sách báo , mạng . chúng
ta chuyển sang phần tiếp theo.

đ) Quan hệ sản xuất
tư bản chủ nghĩa
trong nông nghiệp và
địa tô tư bản chủ
nghĩa. (7’)
* Sự hình thành
quan hệ sản xuất tư
bản chủ nghĩa trong
nông nghiệp .

*HĐ5: Tìm hiểu về quan hệ sản xuất chủ
nghĩa trong nông nghiệp và địa tô tư bản
chủ nghĩa:

GV giới thiệu dưới chủ nghĩa tư bản thì
quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa không
chỉ hình thành trong công nghiệp, thương

nghiệp mà ngày càng phát triển trong lĩnh
vực nông nghiệp .
GV yêu cầu HS nêu 2 con đường hình
thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa
trong nông nghiệp dựa vào sách giáo trình.

GV sự hình thành đó sẽ hình thành 1
- Khái niệm:
phạm trù mới đó là địa tô tư bản . Địa tô tư
Địa tô là một phần bản là gì ? C.mác đã chỉ rõ là 1 phần của


của giá trị thặng dư
dôi ra bên ngoài lợi
nhuận bình quân của
nhà kinh doanh nông
nghiệp.
- Bản chất của địa tô
tư bản:
Là 1 phần của giá
trị thặng dư cắt lại
sau khi đã khấu trừ đi
phần lợi nhuận bình
quân mà nhà tư bản
kinh doanh nông
nghiệp phải nộp cho
địa chủ.

giá trị thặng dư dôi ra bên ngoài lợi nhuận
bình quân của nhà kinh doanh nông nghiệp

. Nó được trả cho địa chủ dưới dạng địa tô.

Để làm rõ bản chất của địa tô tư bản chủ
nghĩa C.Mác đã so sánh địa tô tư bản với
địa tô phong kiến.
GV hỏi theo em điểm giống nhau giữa
địa tô tư bản với địa tô phong kiến là gì ?
Trả lời:
* Giống nhau:
- Đều là quyền sở hữu ruộng đất thực hiện
về mặt kinh tế.
- Đều là kết quả bóc lột người lao động.
* Khác nhau:
- Về chất:
+ Địa tô phong kiến phản ánh mối quan
hệ giữa 2 giai cấp là địa chủ và nông dân
làm thuê .
+ Địa tô phong kiến phán ánh mối quan
hệ giữa 3 giai cấp là địa chủ , tư bản kinh
doanh nông nghiệp và công nhân làm thuê.
- Về lượng:
+ Địa tô phong kiến gồm toàn bộ sản
phẩm thặng dư nông dân làm ra nếu mức tô
cao hơn thì còn lấn sang cả phần sản phẩm
cần thiết hay tiền công của người làm
thuê .
+ Địa tô tư bản chỉ là 1 phần của lợi
nhuận bình quân mà nhà tư bản kinh doanh
nông nghiệp dùng để trả cho địa chủ.


* Các hình thức địa
tô tư bản chủ nghĩa
+ Địa tô chênh lệch:
địa tô chênh lệch là


địa tô thu được do có
sự khác nhau về tính
chất và vị trí của
ruộng đất so với thị
trường đồng thời nó
còn được hình thành
do kết quả của đầu tư
thâm canh.

GV: Trong đó chia thành địa tô chênh
lệch I và II , HS tìm hiểu trong giáo trình.
GV: Ngoài địa tô chênh lệch thì còn địa
tô tuyệt đối là loại địa tô mà tất cả các nhà
kinh doanh nông nghiệp đều phải nộp cho
địa chủ, cho dù ruộng đất là tốt hay xấu.
GV Dựa vào giáo trình yêu cầu HS nhắc
lại đầy đủ khái niệm địa tô tuyệt đối.

+ Địa tô tuyệt đối: là
lợi nhuận siêu ngạch
dôi ra ngoài lợi nhuận
bình quân, được hình
thành do cấu tạo hữu
cơ của tư bản trong

nông nghiệp luôn thấp
hơn cấu tạo hưũ cơ
của tư bản công
nghiệp, nó là số chênh
lệch giữa giá trị nông
phẩm và giá cả sản
xuất chung.
* Giá cả ruộng đất:

Giá cả ruộng đất = Địa tô/ tỷ suất lợi tức
Là hình thức địa tô tư tiền gửi ngân hàng.
bản hoá. Bởi ruộng
đất đem lại địa tô, tức
là đem lại một thu


nhập ổn định bằng
tiền nên nó được xem
như một loại tư bản
đặc biệt.
Ý nghĩa lý luận địa tô:
+ Chỉ rõ bản chất quan hệ sản xuất tư bản
chủ nghĩa trong nông nghiệp.
+ Cơ sở khoa học xây dựng các chính
sách thuế đối với nông nghiệp và các
ngành có liên quan đến đất đai hiệu quả
hơn.

V. LƯỢNG GIÁ
1. Ôn lại các khái niệm, nguồn gốc, bản chất, công thức đã học.

2. Chuẩn bị bài mới chương VI: Học thuyết về chủ nghĩa tư bản độc quyền và
chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.
3. Bài tập.
- 13, 14, 15, 16, 17 (trang 36)
- 27, 18, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38 (trang 62)
Sách hướng dẫn tự học môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa
Mác - Lê nin.


GIÁO ÁN BẢNG
CHƯƠNG 5: HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ
V. CÁC HÌNH THÁI TƯ BẢN VÀ CÁC HÌNH THỨC BIÊU HIỆN CỦA
GIÁ TRỊ THẶNG DƯ. (tiếp)
1. Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận.
2. Lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất.
3. Sự phân chia giá trị thặng dư giữa các giai cấp bóc lột trong chủ nghĩa
tư bản
a, Tư bản thương nghiệp và lợi nhuận thương nghiệp
- Khái niệm:
- CTC: T – H – T’
b) Tư bản cho vay và lợi tức cho vay
- Khái niêm:
- CTC: T-T’
*Lợi tức và tỷ suất lợi tức .(z)
*Tỷ suất lợi tức: (z’)
CT: z’ = (z / tổng tư bản cho vay) x 100%
c) Quan hệ tín dụng tư bản chủ nghĩa . Ngân hàng và lợi nhuận ngân
hàng.
d) Công ty cổ phần, tư bản giả và thị trường chứng khoán.
đ) Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp và địa tô tư bản

chủ nghĩa.



×