Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Soạn bài GDCD HỌC KỲ 2 bản ĐẦY ĐỦ NHẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.18 KB, 20 trang )

1
Sản phẩm của Hà Lê Thị

Bài 13: Phòng chống tệ nạn xã hội
Trả lời Gợi ý Bài 13 trang 34 sgk GDCD 8
a) Em có đồng tình với ý kiến của An không ? Vì sao ? Em sẽ làm gì nếu các bạn
lớp em cũng chơi như vậy ?
Trả lời:
Em đồng tình với ý kiến của An. Ý kiến của An là đúng vì lúc đầu là các em chơi ít tiền,
sau đó thành thói quen, ham mê sẽ chơi nhiều. Mà hành vi chơi bài bằng tiền là hành vi
đánh bạc, hành vi vi phạm pháp luật.
Nếu các bạn lớp em cũng chơi như vậy thì em sẽ ngăn cản các bạn, nếu can ngăn
không được thì em sẽ nhờ cô giáo chủ nhiệm lớp hoặc các thầy cô giáo khác can thiệp.
b) Theo em P, H và bà Tâm có vi phạm pháp luật không và phạm tội gì ? Họ sẽ bị
xử lí như thế nào ?
Trả lời:
Cả 3 người: P, H và bà Tâm đều vi phạm pháp luật.
- P và H vi phạm pháp luật về tội cờ bạc, nghiện hút.
- Bà Tâm vi phạm pháp luật vì dụ dỗ người chưa thành niên và tổ chức bán ma tuý.
- Pháp luật sẽ xử lý p, H và bà Tâm theo quy định của luật pháp: bà Tâm sẽ bị xử lý
theo Điều 3 “Luật phòng, chống ma tuý”, P và H sẽ bị xử lý theo Điều 199 Bộ luật Hình
sự 1999.
Bài 1 (trang 36 sgk Giáo dục công dân 8): Em hãy kể những hình thức đánh bạc mà
em biết. Liên hệ xem ở lớp em, trường em có hiện tượng đánh bạc, hút thuốc lá, uống
rượu, chích hút ma tuý không và đề xuất biện pháp khắc phục.
Lời giải:
- Những hình thức đánh bạc:
+ Chơi tú- lơ- khơ.
+ Cá độ bóng đá.
+ Chơi điện tử ăn tiền.
+ Chơi bài các kiểu.


+ Đánh số đề.
- Ở trường em có một số bạn hút thuốc lá.
- Biện pháp khắc phục: em sẽ khuyên nhủ bạn; bạn hút thuốc lá là vi phạm nội quy của
nhà trường, hút thuốc làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của bạn và mọi người xung quanh,
gây ô nhiễm môi trường.
+ Nếu bạn không nghe, em sẽ nhờ thầy cô giáo can thiệp.
Bài 2 (trang 36 sgk Giáo dục công dân 8): Theo, em, những nguyên nhân nào dẫn
con người sa vào tệ nạn xã hội ? Em có những biện pháp gì để giữ mình không bị sa
vào tệ nạn xã hội và góp phần phòng chống tệ nạn xã hội ?
Lời giải:
- Nguyên nhân:
+ Lười nhác, ham chơi, đua đòi.
+ Cha mẹ nuông chiều.
+ Hoàn cảnh gia đình éo le, cha mẹ buông lỏng việc quản lý con.
+ Do bạn bè xấu rủ rê lôi kéo.
+ Do bị dụ dỗ, bị ép buộc, khống chế.
+ Do thiếu hiểu biết.
+ Do nền kinh tế kém phát triển.
+ Do chính sách mở cửa trong nền kinh tế thị trường.
+ Ảnh hưởng xâu của văn hoá đồi trụy
+ Kỉ cương pháp luật chưa nghiêm dẫn đến tiêu cực trong xã hội.
- Biện pháp của em để giữ mình.
+ Sống lành mạnh;
+ Phấn đấu học tập rèn luyện tốt;


2
Sản phẩm của Hà Lê Thị

+ Hiểu biết pháp luật;

+ Có ý chí nghị lực, làm chủ bản thân;
- Để góp phần phòng chông tệ nạn xã hội:
+ Tham gia các hoạt động về phòng chống tệ nạn xã hội: như tuyên truyền, vẽ tranh
cổ động, áp phích...
+ Tham gia học tập dưới hình thức ngoại khoá đố vui để học về phòng chống các tệ
nạn xã hội do trường tổ chức;
+ Không tàng trữ hoặc che dấu những người tàng trữ ma tuý;
+ Có thái độ kiên quyết trước những hành vi phạm tội của bạn
+ Giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện tội phạm.
Bài 3 (trang 36 sgk Giáo dục công dân 8): Hoàng đã trót dùng tiền học phí mẹ cho để
chơi điện tử. Hoàng đang lo lắng không biết làm thế nào thì bà hàng nước ở gần nhà dụ
dỗ Hoàng mang một túi nhỏ đựng hê-rô-in đi giao cho một người hộ bà, bà sẽ cho tiền
đóng học phí và không nói gì với mẹ Hoàng.
Hoàng tự nhủ : "Làm theo lời bà hàng nước cũng được, còn hơn là bị mẹ mắng ; với lại
mình chỉ làm một lần này thôi, không bao giờ làm như thế nữa".
Theo em, ý nghĩ của Hoàng đúng hay sai ? Nếu em là Hoàng, em sẽ làm gì ?
Lời giải:
Theo em, ý nghĩ của Hoàng là sai; bởi vì có thể khẳng định túi nhỏ chứa bên trong
những thứ phạm pháp. Vì thế, bà hàng nước mới đưa tiền dụ dỗ Hoàng, như vậy
Hoàng đã tiếp tay, đồng lõa với bà hàng nước làm những điều trái với pháp luật .
Nếu em là Hoàng: em sẽ nói thật với mẹ. thành thật xin lỗi mẹ và hứa từ nay không bao
giờ lấy tiền của mẹ cho đóng học phí để đi chơi điện tử nữa.
Bài 4 (trang 36 sgk Giáo dục công dân 8): Em sẽ làm gì trong những tình huống sau :
a) Một người bạn rủ em vào quán chơi điện tử ăn tiền ;
b) Một người rủ em đi hít thử hê-rô-in ;
c) Một người nhờ em mang hộ gói đồ đến địa điểm nào đó.
Lời giải:
- Trước hết em sẽ kiên quyết từ chối tất cả ba tình huống trên.
- Khuyên bạn không nên chơi điện tử ăn tiền vì đó cũng là một hình thức đánh bạc.
- Em sẽ báo với các chú công an để kịp thời can thiệp

Bài 5 (trang 37 sgk Giáo dục công dân 8): Trên đường đi học về, Hằng thường bị một
người đàn ông lạ mặt bám theo sau. Người này làm quen với Hằng, rủ Hằng đi chơi với
ông ta và hứa sẽ cho Hằng nhiều tiền và những gì Hằng thích.
Theo em, điều gì có thể xảy ra với Hằng nếu Hằng đi theo người đàn ông lạ ?
Nếu em là Hằng, em sẽ làm gì trong trường hợp đó ?
Lời giải:
Theo em, điều đó có thể xảy ra đối với Hằng nếu Hằng đi theo người đàn ông lạ mặt.
+ Hằng sẽ bị người đàn ông lợi dụng.
+ Hằng sẽ bị ép buộc làm những điều vi phạm đến nhân cách, vi phạm pháp luật.
+ Tính mạng Hằng bị đe doạ, Hằng có thể bị bắt cóc tống tiền hoặc bán lên biên giới.
Nếu em là Hằng, em sẽ kiên quyết từ chối và báo cho bố mẹ hoặc thầy cô giáo giúp đỡ,
nhờ các chú công an can thiệp vì người đàn ông đó có hành vi dụ dỗ trẻ em.
Bài 6 (trang 37 sgk Giáo dục công dân 8): Em đồng ý hoặc không đồng ý với những ý
kiến nào sau đấy ? Vì sao ?
a) Những người mắc tệ nạn xã hội thường là những người lười lao động, thích hưởng
thụ ;
b) Thấy người buôn bán ma tuý thì nên lờ đi, coi như không biết;
c) Không mang hộ đồ vật của người khác khi không biết rõ là gì, cho dù được trả nhiều
tiền ;
d) Dùng thử ma tuý một lần thì cũng không sao ;


3
Sản phẩm của Hà Lê Thị

đ) Tuyệt đối không quan hệ với người nghiện ma tuý vì sẽ bị lây nghiện và mang tiếng
xấu ;
e) Pháp luật không xử lí những người nghiện và mại dâm vì đó chỉ là vi phạm đạo đức ;
g) Tích cực học tập, lao động, hoạt động tập thể sẽ giúp ta tránh xa được tệ nạn xã hội ;
h) Hút thuốc lá không có hại vì đó không phải là ma tuý ;

i) Ma tuý, mại dâm là con đường lây nhiễm bệnh xã hội, đặc biệt là nhiễm HIV/AIDS ;
k) Tệ nạn xã hội là con đường dẫn đến tội ác.
Lời giải:
Em đồng ý với những ý kiến (a), (c), (g), (i), (k).
Em không đồng ý với những ý kiến (b), (d), (đ), (e).


4
Sản phẩm của Hà Lê Thị

Bài 14: Phòng, chống nhiễm HIV/AIDS
Trả lời Gợi ý Bài 14 trang 38 sgk GDCD 8
a) Em có nhận xét gì về tâm trạng của bạn gái qua bức thư trên ?
Trả lời:
- Tâm trạng của bạn buồn khổ vì gia đình gặp một tai hoạ khủng khiếp;
- Bạn thương nhớ anh trai, đau thương vì mất anh.
b) Theo em, vì sao phải phòng, chống nhiễm AIDS ? Em hiểu câu "Đừng chết vì
thiếu hiểu biết về AIDS" như thế nào ?
Trả lời:
Vì HIV/AIDS đang là một đại dịch của thế giới và của Việt Nam. Đó là căn bệnh vô cùng
nguy hiểm đối với sức khoẻ, tính mạng của con người và tương lai nòi giống của dân
tộc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế - xã hội đất nước.
c) Theo em, liệu con người có thể ngăn chặn được thảm hoạ AIDS không ? Vì
sao ?
Trả lời:
- Con người có thể ngăn chặn được thảm hoạ AIDS nếu mọi người có hiểu biết đầy đủ
về HIV/AIDS, có ý thức phòng ngừa, giữ gìn bản thân.
- Với sự tiến bộ của khoa học hiện đại, loài người nhất định sẽ tìm ra được loại kháng
sinh phòng ngừa và thuốc để chữa trị được bệnh AIDS.
Bài 1 (trang 40 sgk Giáo dục công dân 8): Mối quan hệ giữa HIV/AIDS với các tệ nạn

xã hội thể hiện như thế nào ? Em hãy nêu những biểu hiện cụ thể của mối quan hệ ấy.
Lời giải:
Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội vi
phạm đạo đức và pháp luật, gây nhiều hậu quả xấu về mọi mặt đối với xã hội. Có nhiều
tệ nạn xã hội, nhưng nguy hiểm nhất là các tệ nạn cờ bạc, ma tuý, mại dâm. Những
người sa vào các ! tệnạn xã hội thường là những người có cuộc sống buông thả, không
lành mạnh, kém hiểu biết, đua đòi, nghiện ngập cờ bạc, hút chích ma tuý, quan hệ tình
dục bừa bãi... Các tệ nạn xã hội luôn có mối quan hệ chặt chẽ 'vđt nhau: ma tuý, mại
dâm là con đường ngắn nhất làm lây truyền HIV/AIDS.
- Tiêm chích ma tuý, dùng chung bơm, kim tiêm làm HIV/AIDS lẳy truyền qua đường
máu.
- Quan hệ tình dục bừa bãi đã truyền HIV/AIDS cho nhau và lây truyền từ mẹ sang con.
Bài 2 (trang 40 sgk Giáo dục công dân 8): Em hãy nêu rõ tính chất nguy hiểm của
HIV/AIDS đối với con người và xã hội loài người.
Lời giải:
HIV/AIDS đang là một đại dịch của thế giới và của Việt Nam. Đó là càn bệnh vô cùng
nguy hiểm đối với sức khoẻ, tính mạng của con người và tương lai giống nòi dân tộc,
ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế - xã hội đất nước.
Bài 3 (trang 40 sgk Giáo dục công dân 8): HIV lây truyền qua các con đường nào sau
đây ?
a) Ho, hắt hơi ;
b) Dùng chung bơm, kim tiêm ;
c) Bắt tay người nhiễm HIV ;
d) Dùng chung nhà vệ sinh ;
đ) Dùng chung cốc, bát đũa ;
e) Qua quan hệ tình dục ;
g) Truyền máu ;
h) Muỗi đốt;
i) Mẹ truyền sang con.
Lời giải:

Đáp án đúng là: (b), (e), (i).


5
Sản phẩm của Hà Lê Thị

Bài 4 (trang 40 sgk Giáo dục công dân 8): Em đồng ý hoặc không đồng ý với những ý
kiến nào sau đây ? Vì sao?
a) Chỉ những người có quan hệ tình dục với người nước ngoài mới bị nhiễm HIV/AIDS;
b) Chỉ những người hành nghề mại dâm và tiêm chích ma tuý mới bị nhiễm HIV/AIDS ;
c) Một người trông khoẻ mạnh thì không thể là người đã bị nhiễm HIV/AIDS ;
d) Có thể điều trị được bệnh AIDS.
Lời giải:
Em không đồng ý với các ý kiến trên.
Vì (a) không chỉ những người có quan hệ tình dục với người nước ngoài mới bị nhiễm
HIV/AIDS, người quan hệ tình dục bừa bãi với bất kì người nào đã bị nhiễm HIV/AIDS
đều bị lây nhiễm.
(b) Không chỉ những người hành nghề mại dâm và tiêm chích ma tuý mới bị nhiễm
HIV/AIDS mà những người có tiếp xúc với máu của người đã bị nhiễm HIV/AIDS, mẹ
lây sang con, những người khi đang làm nhiệm vụ chống tội phạm bị tội phạm tấn công.
(c) Có thể người đó trông khoẻ mạnh nhưng bên trong người đó có bệnh vì người đó đã
có quan hệ tình dục, hoặc tiêm chung kim tiêm với người đã bị HIV/AIDS, đang ở giai
đoạn đầu, bệnh chưa phát nên trông vẫn khoẻ mạnh.
(d) Hiện nay chưa có thuốc điều trị AIDS.
Bài 5 (trang 41 sgk Giáo dục công dân 8): Hiền rủ Thuỷ đến nhà Huệ chơi nhân ngày
sinh của Huệ. Thuỷ nói : "Cậu không biết là chị của Huệ bị ốm à ? Người ta nói chị ấy bị
AIDS. Tớ sợ lắm, nhỡ bị lây thì chết, tớ không đến đâu !".
Em có đồng tình với Thuỷ không ? Vì sao ?
Nếu em là Hiền thì trong trường hợp đó, em sẽ làm gì ?
Lời giải:

Em không đồng tình với việc làm của Thuỷ. Bởi vì, AIDS không lây truyền qua con
đường tiếp xúc, thái độ của Thuỷ là kì thị, không thông cảm với người bị bệnh.
Nếu em là Hiền thì em sè giải thích cho Thuỷ hiểu AIDS không lây truyền qua tiếp xúc
thãm hỏi mà mình thận trọng an toàn khi tiếp xúc là được. Mình không nên có thái độ kì
thị và xa lánh những người bị nhiễm HIV/AIDS.
Bài 6 (trang 41 sgk Giáo dục công dân 8): Mọi người có thể phòng, tránh HIV/AIDS
được không ? Em hãy nêu những biện pháp phòng tránh mà em biết.
Lời giải:
- Mọi người có thể phòng, tránh HIV/AIDS.
- Cách phòng, tránh HIV/AIDS
+ Tránh tiếp xúc với máu của người đã bị nhiễm HIV/AIDS
+ Không dùng chung bơm, kim tiêm.
+ Không quan hệ tình dục bừa bãi.
Bài 7 (trang 41 sgk Giáo dục công dân 8): Nếu bố, mẹ, anh, chị em hoặc bạn thân
của em bị nhiễm HIV/AIDS thì em sẽ làm gì ?
Lời giải:
Nếu bố mẹ, anh chị em hoặc bạn thân của em bị nhiễm HIV/AIDS thì em sẽ gần gũi,
chăm sóc, động viên, an ủi họ vượt lên bệnh tật để kéo dài sự sống.


6
Sản phẩm của Hà Lê Thị

Bài 15: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
Trả lời Gợi ý Bài 15 trang 42 sgk GDCD 8
a) Em nghĩ gì khi đọc những thông tin trên ?
Trả lời:
Những thông tin cho chúng ta thấy tai nạn do vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại đã để
lại những hậu quả vô cùng nặng nề cho con người và xã hội.
b) Tai nạn do vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại đã để lại những hậu quả như thế

nào ?
Trả lời:
Do hậu quả của chiến tranh để lại. Thời kì chiến tranh đế quốc Mỹ đã thả bom mìn nhiều
nơi trên miền Bắc, đặc biệt ở tỉnh Quảng Trị, bom mìn, vật liệu chưa nổ vẫn còn ở khắp
nơi.
Tại Quảng Trị từ năm 1985 - 1995 số người chết và bị thương là 474 người, trong đó 25
người chết và 449 người bị thương.
Từ năm 1999 đến 2002, cả nước có gần 20.000 người bị ngộ độc thực phẩm, 246
người tử vong. Tại Thành phố Hồ Chí Minh xảy ra 29 vụ với 930 người bị ngộ độc,2
người tử vong.
Thiệt hại về cháy nổ ở nước ta trong những năm 1998 - 2002, cả nước có 5871 vụ
cháy, gây thiệt hại về tài sản lên tới 902.910 triệu đồng.
c) Cần làm gì để hạn chế, loại trừ những tai nạn đó ?
Trả lời:
Đối với học sinh, cần tự giác chấp hành quy định về phòng, ngừa tai nạn vũ khí, nổ và
chất độc hại:
- Tự giác tìm hiểu và thực hiện nghiêm các quy định
- Tuyên truyền mọi người thực hiện tốt quy định
- Tố cáo những hành vi vi phạm phòng, ngừa tai nạn vũ khí, chất độc, chất gây nổ.
d) Em biết những quy định, những điều luật nào của nước ta về phòng, ngừa tai
nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại ?
Trả lời:
Các quy định:
+ Cấm tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, sử dụng trái phép các loại vũ khí, các chất
nổ, chất cháy, chất phóng xạ và chất độc hại.
+ Chỉ những cơ quan tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao nhiệm vụ và cho phép
mới được giữ, chuyên chơ và sử dụng vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và chất
độc hại.
+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo quản, chuyên chở và sử dụng vũ
khí, chất nể, chất cháy, chất phóng xạ, châ't độc hại phải được huấn luyện về chuyên

môn, có đủ phương tiện cần thiết và luôn tuân thủ về quy định an toàn.
đ) Những quy định đó được đặt ra để làm gì ?
Trả lời:
Những quy định đó nhằm giúp mọi người có ý thức hơn trong việc phòng, ngừa tai nạn
vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại, giảm thiểu những hậu quả do vũ khí cháy nổ gây
ra, đảm bảo đời sống người dân ngày một tốt hơn.
Bài 1 (trang 43 sgk Giáo dục công dân 8): Theo em, chất và loại nào sau đây có thể
gây tai nạn nguy hiểm cho con người ?
a) Bom, mìn, đạn pháo ;
b) Lương thực, thực phẩm ;
c) Thuốc nổ ;
d) Xăng dầu ;
đ) Súng săn ;
e) Súng các loại ;
g) Thuốc diệt chuột, thuốc trừ sâu ;


7
Sản phẩm của Hà Lê Thị

h) Các chất phóng xạ ;
i) Chất độc màu da cam ;
k) Kim loại thường ;
l) Thuỷ ngân.
Lời giải:
Theo em, chất và loại sau đây có thể gây tai nạn nguy hiểm cho con người:
a) Bom, mìn, đạn, pháo;
c) Thuốc nổ;
d) Xăng dầu;
đ) Sủng săn;

b) Súng các loại;
g) Thuốc diệt chuột, thuốc trừ sâu;
h) Các chất phóng xạ;
i) Chất độc màu da cam;
l) Thủy ngân.
Bài 2 (trang 43 sgk Giáo dục công dân 8): Em hãy dự đoán xem điều gì có thể xảy ra
nếu :
a) Ai cũng có quyền được sử dụng vũ khí;
b) Chở thuốc pháo, thuốc nổ,... trên ô tô ;
c) Được tự do tàng trữ, vận chuyển, buôn bán vũ khí và các chất độc hại.
Lời giải:
Theo em sẽ rất nguy hiểm đe doạ đến tính mạng bản thân, của mọi người và ảnh
hưởng xấu đến môi trường xã hội, xã hội sẽ bất ổn, nếu:
- Ai cũng có quyền được sử dụng vũ khí;
- Chở thuốc pháo, thuôc nổ... trên ô tô;
- Được tự do tàng trữ, vận chuyển, buôn bán vũ khí và các chất độc hại
Bài 3 (trang 44 sgk Giáo dục công dân 8): Theo em, những hành vi, việc làm nào
dưới đây vi phạm Quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại :
a) Cưa bom, đạn pháo chưa nổ để lấy thuốc nổ ;
b) Sản xuất, tàng trữ, buôn bán pháo, vũ khí, thuốc nổ, chất phóng xạ;
c) Công an sử dụng vũ khí để trấn áp tội phạm ;
d) Đốt rừng trái phép ;
đ) Bộ đội bắn pháo hoa nhân ngày lễ lớn ;
e) Cho người khác mượn vũ khí ;
g) Báo cháy giả.
Lời giải:
Các hành vi: (a), (b), (d), (e), (g) là vi phạm pháp luật.
Bài 4 (trang 44 sgk Giáo dục công dân 8): Em sẽ làm gì khi thấy :
a) Bạn bè hoặc các em nhỏ chơi, nghịch, các vật lạ, các chất nguy hiểm ?
b) Có người định cưa, đục, tháo chốt bom, mìn, đạn pháo để lấy thuốc nổ ?

c) Có người định hút thuốc lá, nấu ăn hoặc đốt lửa sưởi gần nơi chứa xăng, dầu ?
d) Có người tàng trữ, vận chuyển, buôn bán vũ khí và các chất độc hại?
Lời giải:
- Trong tình huống: (a), (b), (c) em sẽ khuyên ngăn mọi người tránh xa nơi nguy hiểm.
- Trong tình huống (d) em báo ngay cho người có trách nhiệm.
Bài 5 (trang 44 sgk Giáo dục công dân 8): Em biết gì về tình hình thực hiện các quy
định về phòng, ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại ở địa phương mình ?
Lời giải:
Ở địa phương em tình hình thực hiện các quy định về phòng, ngừa tai nạn vũ khí, cháy,
nổ và các chất độc hại khá tốt như:
- Mọi gia đình đều thực hiện đúng quy định về phòng cháy, chữa cháy.
- Sử dụng súng săn có đăng ký giấy phép sử dụng.


8
Sản phẩm của Hà Lê Thị

- Khoá bình ga sau khi đã nấu xong.
- Tắt hết điện khi ra khỏi nhà.
- Không sử dụng hóa chất độc hại chê biến thực phẩm.
- Sử dụng thực phẩm sạch, rau sạch...


9
Sản phẩm của Hà Lê Thị

Bài 16: Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác
Trả lời Gợi ý Bài 16 trang 45 sgk GDCD 8
a) Ai có quyền sở hữu chiếc xe, ai chỉ có quyền sử dụng xe ?
Trả lời:

- Người chủ chiếc xe máy mới là người có quyền sở hữu chiếc xe, cc quyền bán, tặng,
cho người khác mượn.
- Người được giao giữ xe (người trông xe), chỉ giữ gìn bảo quản xe.
- Người mượn xe chỉ được sử dụng xe để đi.
b) Quyền sở hữu đối với tài sản bao gồm những quyền gì ?
Trả lời:
Quyền sở hữu tài sản của công dân bao gồm:
- Quyền chiếm hữu và quyền trực tiếp nắm giữ, quản lý tài sản;
- Quyền sử dụng: là quyền hai thác giá trị tài sản và hưởng lợi từ giá trị sử dụng tài sản
- Quyền định đoạt: quyết định đối với tài sản như mua, tặng, cho để lại kế thừa, phá
huỷ, vứt bỏ.
c) Theo em, ông An có quyền đem bán chiếc bình cổ đó không? Vì sao?
Trả lời:
- Theo em, ông An không có quyền bán chiếc bình cổ đó. Khi xác định được đó không
phải tài sản của Nhà nước thì ông An có quyền được bán, nhưng nếu đó là một chiếc
bình cổ thì ông An phải giao nộp.
Bài 1 (trang 46 sgk Giáo dục công dân 8): Khi trông thấy bạn cùng lứa tuổi với em
đang lấy trộm tiền của một người, em sẽ làm gì ?
Lời giải:
Em sẽ tìm cách báo cho người có tài sản biết mình đang bị mất cắp và sau đó giải thích,
khuyên can bạn làm như vậy là không tốt, không thật thà; xâm phạm tài sản của người
khác (tội trộm cắp) sẽ bị pháp luật xử lí.
Bài 2 (trang 46 sgk Giáo dục công dân 8): Bình nhặt được một túi xách nhỏ trong đó
có tiền, một giấy chứng minh nhân dân mang tên Nguyễn Văn Hà và các giấy tờ khácẳ
Do đánh mất tiền đóng học phí, Bình đã vứt giấy chứng minh nhân dân và các giấy tờ,
chỉ giữ lại tiền.
Bình hành động như vậy là đúng hay sai ? Vì sao ? Nếu em là Bình, em sẽ hành động
như thế nào ?
Lời giải:
- Hành động của Bình như vậy là sai.

- Vì, đó là tài sản của người khác, nhặt được của rơi phải trả lại cho chủ sở hữu hoặc
báo cho cơ quan có trách nhiệm; ở trường hợp này, túi xách có chủ sỡ hữu là Nguyễn
Văn Hà, Bình phải trả lại cho ông Hà, hành động của Bình vi phạm đạo đức của người
học sinh là phải thật thà, trung thực, liêm khiết và vi phạm pháp luật là không tôn trọng
tài sản của người khác.
- Nếu là em, em sẽ tìm cách liên lạc để trả lại túi xách cho ông Nguyễn Văn Hà.
Bài 3 (trang 46 sgk Giáo dục công dân 8): Do có việc gấp, chị Hoa đem chiếc xe đạp
của mình ra cửa hàng cầm đồ để vay tiền. Đến hẹn, chị mang tiền đến trả để lấy lại xe
nhưng chiếc xe của chị đã bị Hà - con trai ông chủ cửa hàng - đem sử dụng làm gãy
khung.
Theo em, Hà có được quyền sử dụng chiếc xe đó không ? Vì sao ? Ông chủ cửa hàng
có những quyền gì đối với chiếc xe của chị Hoa, căn cứ vào đâu ? Chị Hoa có quyền
đòi bồi thường chiếc xe bị hỏng không ? Ai sẽ phải bồi thường ?
Lời giải:
Hà không có quyền sử dụng chiếc xe đó, vì chị Hoa gửi xe cho ông chủ cửa hàng. Hai
bên đã có sự thỏa thuận thời gian, chị Hoa trả tiền và nhận lại xe. Như vậy, trong thời
gian đó chủ cửa hàng có quyền chiếm hữu quản lý xe, giữ gìn cẩn thận không để mất
mát, hư hỏng, trong thời gian chị Hoa gửi xe. Căn cứ vào Điều 180 Bộ luật Dân sự, chị


10
Sản phẩm của Hà Lê Thị

Hoa có quyền đó: bồi thường xe đó. Ông chủ cửa hàng phải chịu trách nhiệm bồi
thường cho chị Hoa.
Bài 4 (trang 47 sgk Giáo dục công dân 8): Theo em, nghĩa vụ tôn trọng tài sản của
người khác thể hiện phẩm chất đạo đức nào trong các phẩm chất sau :
a) Trung thực ;
b) Thật thà ;
c) Liêm khiết;

d) Tự trọng.
Lời giải:
Theo em, nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác thể hiện cả bốn phẩm chất đạo đức
trên.
Bài 5 (trang 47 sgk Giáo dục công dân 8): Em hãy tìm một số câu ca dao, tục ngữ có
nội dung nói về tôn trọng tài sản của người khác.
Lời giải:
Tục ngữ:
- Cha chung không ai khóc
- Bán ruộng kiện bờ
Ca dao:
"Của mình thì giữ bo bo
Của người thì để cho bò nó ăn".


11
Sản phẩm của Hà Lê Thị

Bài 17: Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng
Trả lời Gợi ý Bài 17 trang 47 sgk GDCD 8
a) Em hãy cho biết ý kiến nào đúng, ý kiến nào sai ? Vì sao ? Ở trường hợp Lan,
em sẽ xử lí thế nào ?
Trả lời:
- Ý kiến của Lan là đúng, vì rừng là tài sản Quốc gia, Nhà nước giao cho kiểm lâm, Ủy
ban nhân dân quản lý, vì thế các cơ quan này mới quyền can thiệp và xử lý những việc
đó.
- Ở trường hợp đó em sẽ báo tới các cơ quan có thẩm quyền đê kịp thời can thiệp
b) Theo em, nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng của
công dân thể hiện như thế nào ?
Trả lời:

- Có ý thức bảo vệ tài sản Nhà nước;
- Bảo vệ lợi ích công cộng;
- Chống lãng phí, tham ô, tham nhũng;
- Tiết kiệm;
- Tuyên truyền giáo dục, thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ tài sản Nhà nước
và lợi ích công cộng.
- Đấu tranh với hành vi xâm phạm tài sản Nhà nước.
c) Kể tên một số tài sản nhà nước mà em biết.
Trả lời:
- Đất đai;
- Rừng núi;
- Sông hồ;
- Nguồn nước;
- Tài nguyên trong lòng đất;
- Khu du lịch;
- Mỏ dầu dưới thềm lục địa;
- Nhà xưởng;
- Tư liệu sản xuất của hợp tác xã.
Bài 1 (trang 49 sgk Giáo dục công dân 8): Giờ ra chơi, các bạn nam lớp 8B rủ nhau
đá bóng trong sân trường. Đang hăng say, Hùng sút mạnh, quả bóng bay chệch về phía
lớp học làm vỡ cửa kính. Thấy thế cả đám liền bỏ chạy. Em hãy nêu ý kiến của mình về
việc làm của các bạn nam lớp 8B.
Lời giải:
Việc các bạn lớp 8B đá bóng trong sân trường là sai với nội quy của nhà trường là
không được đá bóng trong sân vì xung quanh sân trường là những dãy nhà lớp học.
Khi Hùng sút bóng làm vỡ cửa kính là Hùng đã làm hỏng tài sản của nhà trường, Hùng
và các bạn phải có trách nhiệm trước việc làm của mình nhưng lại bỏ chạy trốn đề tránh
trách nhiệm là sai. Các bạn nam lớp 8B phải tự kiểm điểm, nhận lỗi vì hành vi của mình
và có trách nhiệm bồi thường cho nhà trường.
Bài 2 (trang 49 sgk Giáo dục công dân 8): Ông Tám được giao phụ trách máy pho-toco-py của cơ quan. Ông giữ gìn rất cẩn thận, thường xuyên lau chùi bảo quản và không

cho ai sử dụng. Ngoài những việc của cơ quan, ông thường nhận tài liệu bên ngoài photo để tăng thu nhập. Vào mùa thi, ông nhận in tài liệu thu nhỏ để thí sinh dễ mang vào
phòng thi.
Hỏi :
a) Việc làm của ông Tám đúng ở điểm nào, sai ở điểm nào, vì sao ?
b) Người quản lí tài sản nhà nước có nghĩa vụ và trách nhiệm gì đối với tài sản được
giao ?


12
Sản phẩm của Hà Lê Thị

Lời giải:
a) Điểm đúng của ông Tám: giữ gìn cẩn thận, thường xuyên lau chùi, bảo quản tài sản
được giao.
- Điểm chưa đúng của ông Tám:
+ Sử dụng tài sản được Nhà nước giao quản lý vào mục đích bất hợp pháp (In thu
nhỏ tài liệu cho thí sinh dễ mang vào phòng thi).
+ Sử dụng tài sản được Nhà nước giao vào mục đích kiếm lời cho cá nhân.
b) Người quản lý tài sản Nhà nước có nghĩa vụ và trách nhiệm:
+ Bảo quản, giữ gìn, sử dụng tiết kiệm có hiệu quả, không tham ô, lãng phí.
+ Không xâm phạm (lấn chiếm, phá hoại hoặc sử dụng vào mục đích cá nhân tài sản
Nhà nước).
Bài 3 (trang 49 sgk Giáo dục công dân 8): Học sinh chúng ta thực hiện nghĩa vụ tôn
trọng và bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng bằng cách nào ?
Lời giải:
Nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản Nhà nước, lợi ích công cộng của học sinh thể hiện
qua các việc làm sau:
- Giữ gìn và sử dụng tiết kiệm các tài sản trong lớp như bàn ghế, cửa sổ, bóng điện,
quạt...
- Thực hiện đúng các quy định của nhà trường (nội quy khi mượn sách ở thư viện, nội

quy ở các phòng học chung, nội quy khi học ở phòng thí nghiệm...).
- Không vứt rác bừa bãi ra sân trường, nơi công cộng;
- Đấu tranh chông những hành vi xâm phạm tài sản Nhà nước;
- Tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Bài 4 (trang 49 sgk Giáo dục công dân 8): Nhà nước ta có những biện pháp nào để
bảo vệ tài sản của Nhà nước và lợi ích công cộng ? Cho một ví dụ.
Lời giải:
- Nhà nước thực hiện quản lý tài sản bằng việc ban hành và tổ chức thực hiện các quy
định pháp luật về quản lý và sử dụng tài sản thuộc sở hữu toàn dân (tài sản Nhà nước).
- Tuyên truyền, giáo dục mọi công dân thực hiện nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản Nhà
nước, lợi ích công cộng.


13
Sản phẩm của Hà Lê Thị

Bài 18: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân
Trả lời Gợi ý Bài 18 trang 50 sgk GDCD 8
a) Theo em, khi nào thì công dân có quyền khiếu nại, mục đích của việc khiếu
nại ?
Trả lời:
Quyền khiếu nại là quyền của công dân, đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem
xét lại các quyết định, các việc làm của cán bộ công chức nhà nước khi thực hiện công
vụ theo quy định của pháp luật, quyết định kỉ luật, khi cho rằng quyết định hoặc hành vi
đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Người khiếu nại có thể đến cơ quan khiếu nại trực tiếp hoặc gửi đơn thư khiếu nại đến
cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
b) Theo em, khi nào thì công dân có quyền tố cáo, mục đích của việc tố cáo ?
Trả lời:
Quyền của công dân, báo cho cơ quan , tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về một vụ,

việc vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe
dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ
quan, tổ chức.
Người tố cáo có thể gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo hành vi vi phạm pháp luật với cơ
quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
Bài 1 (trang 52 sgk Giáo dục công dân 8): là học sinh chậm tiến, thường xuyên giao
du với bọn xấu và bị chúng lôi kéo vào con đường hút chích. Có lần chúng bắt T phải
lấy trộm tiền của các bạn cùng lớp để nộp cho chúng. Là bạn học cùng lớp với T, em sẽ
làm gì để giúp đơ bạn ?
Lời giải:
- Một mặt em khuyên nhủ T không nên tiếp tục giao du với bọn người xấu, không lấy
cắp tiền của các bạn cùng lớp vì đó là hành vi vi phạm pháp luật.
- Mặt khác, em tìm cách báo với thầy cô, cha mẹ T, và các chú công an để kịp thời ngăn
chặn những hành động của T và nhóm người xấu, tổ chức cai nghiện cho bạn, giúp bạn
trở về con đường lương thiện.
Bài 2 (trang 52 sgk Giáo dục công dân 8): Khi phát hiện thấy Chủ tịch Uỷ ban nhân
dân quận ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với chị Bình vượt quá thẩm
quyền, ông Ân (hàng xóm nhà chị Bình) có quyền khiếu nại Quyết định trên của Chủ tịch
Ưỷ ban nhân dân quận không ? Vì sao ?
Lời giải:
Căn cứ vào những điểm khác nhau của quyền khiếu nại, tố cáo, ông Ân không có quyền
khiếu nại. Vì, ông chỉ là người hàng xóm và không có quyền, lợi ích liên quan, trực tiếp
đến quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận.
Bài 3 (trang 52 sgk Giáo dục công dân 8): Hãy nhận xét và phát biểu suy nghĩ của
mình về các ý kiến sau :
a) Thực hiện tốt quyền khiếu nại, tố cáo là tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội.
b) Thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo không phải là tham gia quản lí nhà nước mà chỉ để
bảo vệ lợi ích của bản thân công dân.
Lời giải:
Các ý kiến trên chưa chính xác:

- Câu a bổ sung thêm: bảo vệ quyền lợi công dân
- Câu b viết lại:... tham gia quản lí nhà nước và bảo vệ lợi ích của công dân.
- Viết đúng: Thực hiện tốt quyền khiếu nại, tố cáo là tham gia quản lí nhà nước, quản lí
xã hội và bảo vệ lợi ích của công dân.
Bài 4 (trang 52 sgk Giáo dục công dân 8): Nhận xét sự giống và khác nhau giữa
quyền khiếu nại, tố cáo (người có quyền khiếu nại, tố cáo và mục đích khiếu nại, tố cáo)


14
Sản phẩm của Hà Lê Thị

Lời giải:
* Giống nhau:
+ Đều là những quyền chính trị cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp
1992.
+ Là công cụ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của tập thể và của
cá nhân.
+ Là phương tiện để công dân tham gia quản lí nhà nước, xã hội.
* Khác nhau:
- Đối tượng:
+ Đối tượng của khiếu nại là các quyết định hành chính, hành vi hành chính.
+ Đối tượng của tố cáo là hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây
thiệt hại đến lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
- Cơ sở:
+ Cơ sở của khiếu nại là quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân người khiếu nại khi bị
xâm phạm.
+ Cơ sở của tô cáo là tất cả các hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa
gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ
chức.
- Mục đích:

+ Mục đích của khiếu nại là để khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người đã bị
xâm phạm hoặc bị thiệt hại.
+ Mục đích của tố cáo là nhằm phát giác, ngăn chặn, hạn chế kịp thời mọi hành vi vi
phạm pháp luật xâm phạm đến lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân,
cơ quan, tổ chức.


15
Sản phẩm của Hà Lê Thị

Bài 19: Quyền tự do ngôn luận
Trả lời Gợi ý Bài 19 trang 52 sgk GDCD 8
a) Em hiểu thế nào là quyền tự do ngôn luận ?
Trả lời:
Quyền tự do ngôn luận là quyền của công dân được tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng
góp ý kiến vào những vấn đề chung của đất nước, xã hội.
b) Công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình bằng cách nào ?
Trả lời:
- Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận trong các cuộc họp ở cơ sở (tổ dân phố
lớp..) trên các phương tiện thông tin đại chúng
- Qua quyền tự do báo chí.
- Kiến nghị với đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trong các dịp tiếp xúc với
cử tri, hoặc góp ý kiến vào các dự thảo cương lĩnh, dự thảo văn bản luật, bộ luật quan
trọng.
Bài 1 (trang 53 sgk Giáo dục công dân 8): Trong các tình huống dưới đây, tình huống
nào thể hiện quyền tự đo ngôn luận của công dân ?
a) Góp ý trực tiếp với người có hành vi xâm phạm tài sản nhà nước, xâm phạm quyền
sở hữu công dân
b) Viết bài đăng báo phản ánh việc làm thiếu trách nhiệm, gây lãng phí, gây thiệt hại đến
tài sản nhà nước.

c) Làm đơn tố cáo với cơ quan quản lí về một cán bộ có biểu hiện tham nhũng.
d) Chất vấn đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trong các kì tiếp xúc cử tri.
Lời giải:
Tình huống thể hiện quyền tự do ngôn luận là tình huống (b), (d).
Bài 2 (trang 53 sgk Giáo dục công dân 8): Khi phương tiện thông tin đại chúng đăng
các thông tin về dự thảo Luật Giáo dục, nhiều học sinh muốn phát biểu ý kiến, quan
điểm của mình, nhưng các bạn còn ngại không biết học sinh có được phép góp ý, phát
biểu không và thực hiện bằng cách nào.
Em hãy chỉ ra một phương án giúp các bạn.
Lời giải:
- Học sinh được phép góp ý và phát biểu:
- Bằng cách:
+ Trực tiếp phát biểu tại các cuộc họp lấy ý kiến đóng góp của công dân vào dự thảo
luật.
+ Viết thư đóng góp ý kiến gửi cơ quan soạn thảo luật...
Bài 3 (trang 54 sgk Giáo dục công dân 8): Hiện nay trên đài phát thanh, truyền hình
và một số báo có mở những chuyên mục để công dân tham gia đóng góp ý kiến, trình
bày thắc mắc, phản ánh nguyện vọng của mình. Em hãy nêu tên một vài chuyên mục
mà em biết.
Lời giải:
Chuyên mục:
- Hộp thư truyền hình;
- Nhịp cầu tuổi thơ;
- Bạn của nhà nông;
- Với khán giả VTV3;
- An toàn giao thông;
- Blog giao thông ...


16

Sản phẩm của Hà Lê Thị

Bài 20: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Trả lời Gợi ý Bài 20 trang 55 sgk GDCD 8
a) Trên cơ sở quyền trẻ em đã học, em hãy nêu một điều trong Luật Bảo vệ, chăm
sóc và giáo dục trẻ em, mà theo em đó là sự cụ thể hoá Điều 37 của Hiến pháp.
Trả lời:
Ngoài Điều 6 đã nêu trong phần đặt vấn đề, có Điều 8 .Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo
dục trẻ em: trẻ em được nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân
phẩm và danh dự. Được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình về những vấn đề có liên
quan.
b) Từ Điều 37, Điều 119 của Hiến pháp và các điều Luật trên, em có nhận xét gì vé
mối quan hệ giữa Hiến pháp với Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật
Hôn nhân và gia đình ?
Trả lời:
Giữa Hiến pháp và các điều luật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, mọi văn bản pháp
luật đều phải phù hợp Hiến pháp và cụ thể hóa Hiến pháp. Hiến pháp là cơ sở, là nền
tảng của hệ thống pháp luật.
Bài

12

- Hiến pháp năm 1992: Điều 64
- Luật Hôn nhân và Gia đình: Điều 2

Bài

16

Hiến pháp năm 1992: Điều 58

- Bộ luật Dân sự: Điều 175

Bài

17

- Hiến pháp năm 1992: Điều 17, 18
- Bộ luật Hình sự: Điều 144

Bài

18

- Hiến pháp năm 1992: Điều 74
- Luật khiếu nại, tố cáo: Điều 4, 30, 31, 33

Bài

19

- Hiến pháp năm 1992: Điều 69
- Luật Báo chí: Điều 2

Bài 1 (trang 56 sgk Giáo dục công dân 8): Dưới đây là một số điều trong Hiến pháp
năm 2013, em hãy sắp xếp các điều theo từng lĩnh vực: Chế độ chính trị; Chế độ kinh
tế; Văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ; Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công
dân; Tổ chức bộ máy nhà nước.
Điều 16 (trích). Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.
Điều 50 (trích). Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xây dựng nền kinh tế độc
lập, tự chủ trên cơ sở phát huy nội lực, hội nhập, hợp tác quốc tế; thực hiện công

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước...
Điều 58 (trích). Nhà nước, xã hội, gia đình và công dân có trách nhiệm bảo vệ, chăm
sóc bà mẹ và trẻ em; thực hiện chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình.
Điều 33. Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong ngành nghề mà pháp luật không
cấm.
Điều 32 (trích). Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ. Trong
trường hợp cần thiết vì lí do quốc phòng, an ninh, vì lợi ích quốc gia,tình trạng khẩn cấp,
phòng, chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của
tổ chức, cá nhân theo giá thị trường.
Điều 2 (trích) Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, do nhân dân làm chủ, tất cả
mọi quyền lực Nhà nước đều thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp
công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức....


17
Sản phẩm của Hà Lê Thị

Điều 102 (trích). Tòa àn nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
Điều 86. Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại
Lời giải:
Sắp xếp các điều luật của Hiến pháp theo từng lĩnh vực như sau:
Các lĩnh vực

Điều luật của Hiến pháp

Chế độ chính trị


Điều 2

Chế độ kinh tế

Điều 50, Điều 32

Văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ

Điều 58

Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

Điều 16, Điều 33

Tổ chức bộ máy nhà nước

Điều 86, Điều 102

Bài 2 (trang 56 sgk Giáo dục công dân 8): Điều 69 trong Hiến pháp năm 2013 qui
định:
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao
nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng
của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
Căn cứ vào Điều 69 trên, em hãy cho biết những cơ quan nào (Quốc hội, Bộ Giáo dục
và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chính phủ, Bộ Tài chính, Trung ương Đoàn Thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh) có thẩm quyền ban hành các văn bản dưới đây :
a) Hiến pháp.
b) Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
c) Luật Doanh nghiệp.

d) Quy chế tuyển sinh đại học và cao đẳng.
đ) Luật thuế giá trị gia tăng.
e) Luật Giáo dục
Lời giải:
Cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản:
- Quốc hội ban hành: Hiến pháp, Luật Doanh nghiệp, Luật, thuế giá trị gia tăng, Luật
Giáo dục.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành: Quy chế tuyển sinh đại học và cao đẳng
- Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ban hành: Điều lệ Đoàn Thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Bài 3 (trang 57 sgk Giáo dục công dân 8): Theo Hiến pháp năm 2013, bộ máy nhà
nước ta gồm các cơ quan quyền lực nhà nước ; cơ quan quản lí nhà nước ; cơ quan
xét xử ; cơ quan kiểm sát. Hãy sãp xếp các cơ quan dưới đây vào hệ thống các cơ
quan nêu trên :
Quốc hội, Sở Giáo dục và Đào tạo, Chính phủ, Hội đồng nhân dân tỉnh, Uỷ ban nhân
dân quận, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Toà án nhân dân tỉnh, Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện Kiểm sát nhân dân tối
cao, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Lời giải:
Sắp xếp các cơ quan nhà nước theo hệ thống:
- Cơ quan quyền lực nhà nước: Quốc hội, Hội đồng nhân dân tỉnh.


18
Sản phẩm của Hà Lê Thị

- Cơ quan quản lí nhà nước: Chính phủ, ủy ban nhân dân quận, Bộ Giáo dục và Đào
tạo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động thương binh và Xã hội, phòng Giáo dục và Đào tạo.
- Cơ quan kiểm sát: Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân tỉnh.



19
Sản phẩm của Hà Lê Thị

Bài 21: Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Trả lời Gợi ý Bài 21 trang 58 sgk GDCD 8
a) Hãy nêu nhận xét của em vê Điều 30 Hiến pháp và Điều 132 Bộ luật Hình sự.
Trả lời:
- Điều 32 Hiến pháp quy định về quyền khiếu nại, quyền tố cáo của công dân, nhưng
khiếu nại, tố cáo phải đúng luật.
- Điều 132 Luật Hình sự năm 1999 nói về việc người nào xâm phạm đến quyền khiếu
nại, tố cáo, trả thù người khiếu nại, tố cáo bị Nhà nước xử lý theo pháp luật.
b) Khoản 2, Điều 132 của Bộ luật Hình sự thể hiện đặc điểm gì của pháp luật ?
Trả lời:
Điều 132 khoản 2 của Bộ luật Hình sự thể hiện đặc điểm tính bắt buộc (tính cưỡng chế)
của pháp luật
c) Hành vi đốt, phá rừng trái phép hoặc huỷ hoại rừng bị xử lí như thế nào ? Giải
thích tại sao ?
Trả lời:
Hành vi đốt, phá rừng trái phép hoặc hủy hoại rừng tùy theo mức độ bị phạt tiền, phạt
tù. Bởi vì, rừng là tài sản quốc gia, nếu có hành vi đốt, phá rừng trái phép hoặc hủy hoại
rừng là hủy hoại tài sản quốc gia phải bồi thường tiền và phạt tù cải tạo hoặc giam giữ
tùy theo tội trạng.
Bài 1 (trang 59 sgk Giáo dục công dân 8): Bình là học sinh chậm tiến, Bình thường
xuyên vi phạm nội quy của nhà trường như đi học muộn, không làm đủ bài tập, mất trật
tự trong giờ học, đôi lần còn đánh nhau với các bạn trong trường. Theo em, ai có quyền
xử lí những vi phạm của Bình ? Căn cứ để xử lí các vi phạm đó ? Trong các hành vi trên
của Bình, hành vi nào là vi phạm pháp luật ?
Lời giải:

- Hành vi vi phạm kỉ luật của Bình như đi học muộn, không làm đủ bài tập, mất trật tự
trong Ịớp. Những hành vi đó do ban giám hiệu nhà trường xử lý.
- Hành vi đánh nhau với các bạn trong trường là hành vi vi phạm pháp luật, căn cứ vào
mức độ vi phạm và độ tuổi của Bình, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ áp dụng các
biện pháp xử phạt thích đáng.
Bài 2 (trang 59 sgk Giáo dục công dân 8): Em hãy cho biết tại sao nhà trường phải có
nội quy. Biện pháp để đảm bảo cho nội quy được thực hiện ? Nếu không có nội quy thì
trường học sẽ ra sao ? Hãy hình dung nhà trường như một xã hội thu nhỏ và thử tưởng
tượng một xã hội không có pháp luật thì sẽ như thế nào. Giải thích vì sao mọi công dân
phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.
Lời giải:
Nhà trường phải có nội quy để đảm bảo nền nếp, kỉ cương, kỉ luật trong nhà trường.
- Biện pháp để đảm bảo cho nội quy được thực hiện:
+ Phổ biến, tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, răn đe học sinh.
+ Phối kết hợp giữa các tổ chức trong trường (Đoàn Đội...) phụ huynh học sinh.
- Nhà trường như một xã hội thu nhỏ, nếu nhà trường không có nội quy, thì kỉ luật trật tự
không được đảm bảo, môi trường học tập không thể tốt được. Một xả hội không có
pháp luật xã hội sẽ bất ổn, xã hội sẽ không phát triển được.
- Mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật vì đó là trách nhiệm, là quyền lợi
và nghĩa vụ của công dân. Mọi người phải “sống, lao động và làm việc theo Hiến pháp
và pháp luật”
Bài 3 (trang 59 sgk Giáo dục công dân 8): Điều 105 của Luật Hôn nhân và gia đình
năm 2014 quy định về nghĩa vụ và quyền của anh, chị, em như sau : "Anh, chị, em có
quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau ; có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng
nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom,
nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con".
Câu hỏi :


20

Sản phẩm của Hà Lê Thị

a) Hãy tìm một câu ca dao, tục ngữ nói về quan hệ giữa anh chị em.
b) Việc thực hiện bổn phận trong ca dao, tục ngữ dựa trên cơ sở nào ? Nếu không thực
hiện có bị xử phạt không ? Hình thức phạt là gì ?
c) Nếu vi phạm Điều 105 của Luật Hôn nhân và gia đình thì có bị xử phạt không ? Vì
sao ?
Lời giải:
a) Ca dao, tục ngữ về quan hệ anh, chị, em:
“Khôn ngoan đối đáp người ngoài,
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”
“Em thuận, anh hòa là nhà có phúc”
b) Việc thực hiện các bổn phận trong ca dao, tục ngữ dựa trên cơ sở đạo đức xã hội.
Nếu không thực hiện sẽ không bị cơ quan Nhà nước xử phạt nhưng sẽ bị dư luận xã
hội lên án, người đời cười chê.
c) Nếu vi phạm Điều 105 Luật Hôn nhân và Gia đình thì sẽ bị xử phạt vì đây là quy định
của pháp luật.
Bài 4 (trang 59 sgk Giáo dục công dân 8): Hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa
đạo đức và pháp luật về cơ sở hình thành ; tính chất, hình thức thể hiện và các phương
thức bảo đảm thực hiện.
Lời giải:
Đao đức

Pháp luật

Cơ sở hình
thành

Đúc kết từ thực tế cuộc
sống và nguyện vọng của

nhân dân qua nhiều thế hệ

Do Nhà nước ban hành

Hình thức
thể hiện

Các câu ca dao, tục ngữ
các câu châm ngôn...

Các văn bản pháp luật như bộ luật, luật... trong
đó quy định các quyền, nghĩa vụ của công dân,
nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, cán bộ, công
chức Nhà nước.

Biện pháp
bảo đảm
thực hiện

Tự giác, thông qua tác
động của dư luận xã hội
lên án, khuyến khích,
khen, chê.

Bằng sự tác động của Nhà nước thông qua
tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục hoặc răn đe,
cưỡng chế và xử lý các hành vi vi phạm.




×