Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

Soạn bài GDCD CẢ NĂM bản ĐẦY ĐỦ NHẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.34 KB, 48 trang )

Sản phẩm của Hà Lê Thị

Bài 1: Tôn trọng lẽ phải
Trả lời Gợi ý Bài 1 trang 4 sgk GDCD 8
a) Em có nhận xét gì về việc làm của quan Tuần phủ Nguyễn Quang Bích trong
câu chuyện trên ?
Trả lời:
Hành động của quan tuần phủ Nguyễn Quang Bích chứng tỏ ông là một con người
dũng cảm, trung thực, dám đấu tranh đến cùng để bảo vệ chân lý lẽ phải, không chấp
nhận những điều sai trái.
b) Theo em, trong những trường hợp trên, hành động như thế nào được coi là
đúng đắn, phù hợp ? Vì sao ?
Trả lời:
Để có cách xử sự đúng đắn, phù hợp trong những trường hợp trên, đòi hỏi mỗi người
không chỉ có nhận thức đúng mà còn cần phải có hành vi và cách ứng xử phù hợp trên
cơ sở tôn trọng sự thật, bảo vệ lẽ phải, phê phán những việc làm sai trái.
Bài 1 (trang 4 sgk Giáo dục công dân 8): Em lựa chọn cách giải quyết nào trong
trường hợp sau đây và giải thích vì sao ?
Trong các cuộc tranh luận với các bạn cùng lớp, em sẽ :
a) Bảo vệ đến cùng ý kiến của mình, không cần lắng nghe ý kiến của người khác ;
b) Ý kiến nào được nhiều bạn đồng tình thì theo ;
c) Lắng nghe ý kiến của bạn, tự phân tích, đánh giá xem ý kiến nào hợp lí nhất thì
theo ;
d) Không bao giờ dám đưa ra ý kiến của mình.
Lời giải:
Em lựa chọn cách giải quyết:
(c) Lắng nghe ý kiến của bạn, tự phân tích, đánh giá xem ý kiến nào hợp lý nhất thì
theo.
Bởi vì: khi bạn có ý kiến em lắng nghe tức là em tôn trọng ý kiến của bạn, khi lắng nghe
ý kiến của bạn trên cơ sở đó em phân tích, đánh giá xem ý kiến của bạn đã hợp lý hay
chưa hợp lý, sau đó em mới đưa ra ý kiến của mình, nếu ý kiến của bạn đúng em phải


bảo vệ ý kiên đó tức là em tôn trọng lẽ phải. Nếu ý kiến của bạn chưa đúng em phải
thuyết phục bạn và mọi người thấy được cái sai để tôn trọng ý kiến đúng.
Bài 2 (trang 5 sgk Giáo dục công dân 8): Nếu người bạn thân của em mắc khuyết
điểm, em sẽ lựa chọn phương án nào sau đây, vì sao ?
a) Bỏ qua như khônrg biết đến khuyết điểm đó và vẫn chơi thân với bạn như bình
thường ;
b) Xa lánh, không chơi với bạn ;
c) Chỉ rõ cái sai cho bạn và khuyên bạn, giúp đỡ bạn để lần sau bạn không mắc phải
khuyết điểm đó nữa.
Lời giải:
Em lựa chọn phương án (c). Chỉ rõ cái sai cho bạn và khuyên bạn, giúp đỡ bạn để lần
sau bạn không mắc khuyết điểm đó nữa.
Bởi vì: Nếu bạn thân mắc khuyết điểm em chỉ rõ cái sai của bạn, khuyên bạn nhận ra
cái sai để khắc phục sửa chữa và lần sau bạn không mắc khuyết điểm đó nữa, chính là
em đã hành động đúng, không bao che dung túng những thiếu sót của bạn, đó là em đã
giúp đỡ bạn một cách chân tình thẳng thắn, là em đã tôn trọng lẽ phải, giúp bạn điều
chỉnh suy nghĩ và hành vi của mình theo hướng tích cực.
Bài 3 (trang 5 sgk Giáo dục công dân 8): Theo em, hành vi nào sau đây thể hiện sự
tôn trọng lẽ phải ?
a) Chấp hành tốt mọi nội quy nơi mình sống, làm việc và học tập ;
b) Chỉ làm những việc mà mình thích ;
c) Phê phán những việc làm sai trái ;
d) Tránh tham gia vào những việc không liên quan đến mình ;

1


Sản phẩm của Hà Lê Thị

đ) Gió chiều nào che chiều ấy, cố gắng không làm mất lòng ai ;

e) Lắng nghe ý kiến của mọi người, nhưng cũng sẵn sàng tranh luận với họ để tìm ra lẽ
phải ;
g) Bực tức và phê phán gay gắt những người không có cùng quan điểm với mình.
Lời giải:
Theo em, hành vi (a), (c), (e) biểu hiện sự tôn trọng lẽ phải.
Bài 4 (trang 5 sgk Giáo dục công dân 8): Hãy kể một vài ví dụ về việc tôn trọng lẽ
phải hoặc không tôn trọng lẽ phái mà em biết.
Lời giải:
- Không cùng bạn che giấu việc xấu
- Biết nghe những ý kiến của người ta nói sau đó phân tích mặt đúng sai
- Chấp hành tốt mọi quy định nơi mình sống làm việc và học tập.
Bài 5 (trang 5 sgk Giáo dục công dân 8): Em hãy sưu tầm một số câu ca dao, tục
ngữ, danh ngôn nói về tôn trọng lẽ phải.
Lời giải:
- Thật vàng, không sợ lửa.
- Nói phải củ cải cũng nghe.
Danh ngôn
“Điều gì không rõ ràng thì không nên thừa nhận"
Bài 6 (trang 5 sgk Giáo dục công dân 8): Theo em, học sinh cần phải làm gì để trở
thành người biết tôn trọng lẽ phải ?
Lời giải:
- Phải có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân trở thành
người biết tôn trọng lẽ phải.
- Phải phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải
trong cuộc sống hằng ngày.
- Học tập gương của những người biết tôn trọng lẽ phải và phê phán hành vi thiếu tôn
trọng lẽ phải.
- Phải sống trung thực, thật thà và tôn trọng người khác.
- Chấp hành tốt mọi nội quy nơi mình sống, làm việc và học tập.


2


Sản phẩm của Hà Lê Thị

Bài 2: Liêm khiết
Trả lời Gợi ý Bài 2 trang 7 sgk GDCD 8
a) Em có suy nghĩ gì về cách xử sự của Ma-ri Quy-ri, Dương Chấn và của Bác Hồ
trong những câu chuyện trên ?
Trả lời:
Cách xử sự của Ma-ri Quy-ri, Dương Chấn và của Bác Hồ là những tấm gương đáng để
cho chúng ta học tập, noi theo và kính phục.
b) Theo em, những cách xử sự đó có điểm gì chung ? Vì sao ?
Trả lời:
Cách xử sự của ba người có điểm chung đó là: họ sống thanh cao không vụ lợi, không
hám danh, làm việc một cách vô tư có trách nhiệm mà không dòi hỏi bất cứ một điều
kiện vật chất nào... Vì thế, người sống liêm khiết sẽ nhận được sự quý trọng tin cậy của
mọi người, làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.
c) Trong điều kiện hiện nay, theo em, việc học tập những tấm gương đc có còn
phù hợp nữa không ? Vì sao ?
Trả lời:
Trong điều kiện hiện nay, lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền có xu hướng ngày
càng gia tăng thì việc học tập những tấm gương đó càng trở nên cần thiết và có ý nghĩa
thiết thực. Bởi lẽ, điều đó:
+ Giúp mọi người phân biệt được hành vi thể hiện sự liêm khiết hoặc không liêm khiết
trong cuộc sống hằng ngày.
+ Đồng tình, ủng hộ, quý trọng người liêm khiết, phê phán những hành vi thiếu liêm
khiết: tham ô, tham nhũng, hám danh, hám lợi.
+ Giúp mọi người có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình đề rèn luyện bản
thân có lối sống liêm khiết.

Bài 1 (trang 8 sgk Giáo dục công dân 8): Theo em, những hành vi nào sau đây thê
hiện tính không liêm khiết ? Vì sao ?
a) Luôn mong muốn làm giàu bằng tài năng và sức lực của mình ;
b) Làm bất cứ việc gì để đạt được mục đích ;
c) Luôn kiên trì phấn đấu vươn lên để đạt được kết quả cao trong công việc ;
d) Sẵn sàng dùng tiền bạc, quà cáp biếu xén nhằm đạt được mục đích của mình ;
đ) Sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn ;
e) Chỉ làm việc gì khi thấy có lợi ;
g) Tính toán cân nhắc kĩ lưỡng trước khi quyết định một việc gì.
Lời giải:
Những hành vi (b), (d), (f) thể hiện tính không liêm khiết.
- Hành vi (b): Làm bất cứ việc gì để đạt được mục đích: có thể việc làm đó gây thiệt hại
cho tập thề hoặc cá nhân một người khác, hoặc việc làm đó gây hậu quả xấu.
- Hành vi (d) sẵn sàng dùng tiền bạc, quà cáp biếu xén nhằm đạt được mục đích của
mình: đây là hành vi hối lộ, mua chuộc, làm tổn hại đến danh dự bản thân và của cả
người nhận quà cáp.
- Hành vi (f) Chỉ làm việc gì khi thấy có lợi: là một hành vi nhỏ nhen, ích kỉ, chỉ vì cái tôi
của mình.
Bài 2 (trang 8 sgk Giáo dục công dân 8): Em tán thành hay không tán thành với
những việc làm nào sau đây? Vì sao ?
a) Bạn Bích đến xin cô giáo nâng điểm môn Toán cho mình.
b) Sắp có đợt tuyển người vào làm việc ở cơ quan do ông Lâm làm Giám đốc. Ai mang
quà cáp đến biếu, ông Lâm đều không nhận.
c) Cán bộ kiểm lâm vì nghèo đã chặt một số cây lấy gỗ để bán.
d) Nhân viên phục vụ phòng ở khách sạn nhặt được ví tiền của khách để quên, đã
mang trả lại cho khách.

3



Sản phẩm của Hà Lê Thị

Lời giải:
Em không tán thành với tất cả cách xử sự ở tình huống (a), (c) vì chúng đều biểu hiện
những khía cạnh khác nhau của sự không liêm khiết.
Bài 3 (trang 8 sgk Giáo dục công dân 8): Em hãy kể một câu chuyện nói về tính liêm
khiết.
Lời giải:
Thầy Anh là giảng viên một trường đại học lớn.Vào mỗi kỳ thi hay xảy ra tình trạng mua
điểm để qua được kỳ thi,nhưng thầy luôn lấy tinh thần trách nhiệm,đạo đức nghề nghiệp
làm trọng, thầy không nhận quà của bất cứ học sinh nào. Thầy là một tấm gương để
chúng tôi học tập,noi theo.
Bài 4 (trang 8 sgk Giáo dục công dân 8): Theo em, muốn trở thành người liêm khiết,
cần rèn luyện những đức tính gì ?
Lời giải:
Theo em, muốn trở thành người liêm khiết cần rèn luyện những đức tính: trung thực,
siêng năng kiên trì, tôn trọng kỉ luật, tự trọng, sống giản dị, yêu thương con người,
khoan dung, đoàn kết tương trợ, tôn trọng lẽ phải..
Bài 5 (trang 8 sgk Giáo dục công dân 8): Em hãy sưu tầm một số câu ca dao, tục
ngữ, danh ngôn nói về tính liêm khiết.
Lời giải:
- Cây ngay không sợ chết đứng.
- Đói cho sạch, rách cho thơm.
- Danh ngôn: cần kiệm liêm chính, chí công vô tư.

4


Sản phẩm của Hà Lê Thị


Bài 3: Tôn trọng người khác
Trả lời Gợi ý Bài 3 trang 9 sgk GDCD 8
a) Em có nhận xét gì về cách xử sự, thái độ và việc làm của các bạn trong các
trường hợp trên ?
Trả lời:
* Cách cư xử, thái độ và làm việc của Hải
- Hải bị các bạn chế diễu, châm chọc vì màu da của Hải đen. Hải không cho là xấu mà
còn tự hào, yêu màu da vì được hưởng màu da của cha.
- Hải biết tôn trọng cha mình.
* Quân và Hùng đọc truyện, cười rúc rích trong giờ học ngữ văn lúc thầy giáo giảng bài.
- Việc làm đó chứng tỏ Quân và Hùng thiếu tôn trọng người khác.
b) Theo em, trong những hành vi đó, hành vi nào đáng để chúng ta học tập, hành
vi nào cần phải phê phán ? Vì sao ?
Trả lời:
Trong những hành vi đó hành vi của Mai, của Hải đáng để chúng ta học tập; hành vi của
Quân và Hùng cần phê phán. Bởi vì, hành vi của Mai và Hải thể hiện họ là những người
sông có văn hóa, biết tôn trọng người khác, vì thế được mọi người quý mến và học tập.
Hành vi của Quân và Hùng cư xử thiếu tế nhị, không tôn trọng thầy giáo đáng phê phán.
Bài 1 (trang 10 sgk Giáo dục công dân 8): Những hành vi nào sau đây thể hiện rõ sự
tôn trọng người khác ? Vì sao ?
a) Đi nhẹ, nói khẽ khi vào bệnh viện ;
b) Chỉ làm theo sở thích của mình không cần biết đến mọi người xung quanh ;
c) Nói chuyện riêng, làm việc riêng và đùa nghịch trong giờ học ;
d) Cười đùa ầm ĩ khi đi dự hoặc gặp các đám tang ;
đ) Bật nhạc to khi đã quá khuya ;
e) Châm chọc, chế giễu người khuyết tật;
g) Cảm thông, chia sẻ khi người khác gặp điều bất hạnh ;
h) Coi thường, miệt thị những người nghèo khó ;
i) Lắng nghe ý kiến của mọi người ;
k) Công kích, chê bai khi người khác có sở thích không giống mình ;

1) Bắt nạt người yếu hơn mình ;
m) Gây gổ, to tiếng với người xung quanh ;
n) Vứt rác ở nơi công cộng ;
o) Đổ lỗi cho người khác.
Lời giải:
- Các hành vi: (a), (i) là thế hiện sự tôn trọng người khác.
- Các hành vi: (b), (c), (d), (đ), (e), (g), (h), (k), (1), (m), (n), (o) đều thể hiện sự thiếu tôn
trọng người khác.
Bài 2 (trang 10 sgk Giáo dục công dân 8): Em tán thành hay không tán thành với mỗi
ý kiến dưới đây ?Vì sao?
a) Tôn trọng người khác là tự hạ thấp mình ;
b) Muốn người khác tôn trọng mình thì mình phải biết tôn trọng người khác ;
c) Tôn trọng người khác là tự tôn trọng mình.
Lời giải:
Em không tán thành ý kiến (a), em đồng tình với ý kiến (b),(c). Bởi vì, tôn trọng người
khác là như sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá của người khác chứ
không phải hạ thấp mình. Có tôn trọng người khác thì mới nhận được sự tôn trọng của
người khác đối với mình. Tôn trọng người khác là thể hiện của lối sông có văn hóa của
mỗi người.

5


Sản phẩm của Hà Lê Thị

Bài 3 (trang 10 sgk Giáo dục công dân 8): Hãy dự kiến những tình huống mà em
thường gặp trong cuộc sống để có cách ứng xử thể hiện sự tôn trọng mọi người, theo
các gợi ý sau:
a) Ở trường (trong quan hệ với bạn bè, thầy cô giáo...).
b) Ở nhà (trong quan hộ với ông bà, bố mẹ, anh chị em...).

c) Ở ngoài đường, nơi công cộng...
Lời giải:
- Ở trường:
+ Đối với thầy cô giáo: lễ phép, nghe lời, kính trọng.
+ Đối với bạn bè: chan hòa, đoàn kết, thông cảm, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau.
- Ở nhà:
+ Đối với ông bà, cha mẹ: kính trọng, vâng lời.
+ Đối với anh chị em: nhường nhịn, yêu thương, quý mến
- Ở nơi công cộng:
+ Tôn trọng nội quy nơi công cộng, không để người khác nhắc nhở hay bực minh.
Bài 4 (trang 10 sgk Giáo dục công dân 8): Em hãy sưu tầm một vài câu ca dao, tục
ngữ nói về sự tôn trọng người khác.
Lời giải:
Ca dao:
- Lời nói không mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
- Khó mà biết lẽ, biết lời
Biết ăn, biết ở, hơn người giàu sang.
- Cười người chớ vội cười lâu
Cười người hôm trước hôm sau người cười.
Tục ngữ:
- Kính già yêu trẻ.
- Áo rách cốt cách người thương

6


Sản phẩm của Hà Lê Thị

Bài 4: Giữ chữ tín

Trả lời Gợi ý Bài 4 trang 12 sgk GDCD 8
a) Muốn giữ được lòng tin của mọi người đối với mình thì mỗi người chúng ta
cần phải làm gì ?
Trả lời:
Muốn giữ được lòng tin của mọi người đối với mình thì mỗi người cần phải làm tốt chức
trách, nhiệm vụ của mình, giữ đúng lời hứa, đúng hẹn trong mối quan hệ với mọi người
(nói và làm phải đi đôi với nhau)
b) Có ý kiến cho rằng : Giữ chữ tín chỉ là giữ lời hứa. Em có đồng tình với ý kiến
đó không ? Vì sao ?
Trả lời:
Giữ lời hứa là biểu hiện quan trọng nhất của giữ chữ tín. Song, giữ chữ tín không phải
chỉ là giữ lời hứa mà còn phải thể hiện ở ý thức trách nhiệm và quyết tâm của mình khi
thực hiện lời hứa (chất lượng, hiệu quả, sự tin cậy của mọi người...) trong công việc,
quan hệ xã hội và quan hệ hợp tác kinh doanh.
Bài 1 (trang 12 sgk Giáo dục công dân 8): Trong những tình huống sau, theo em, tình
huống nào biểu hiện hành vi giữ chữ tín (hoặc không giữ chữ tín) và giải thích tại sao ?
a) Minh hứa với bố mẹ Quang và cô giáo chủ nhiệm là sẽ giúp đỡ Quang học tập tiến
bộ. Vì thế, những bài tập nào mà Quang không làm được thì Minh đều làm hộ và đưa
cho Quang chép.
b) Bố Trung hứa đến sinh nhật Trung sẽ đưa em đi chơi công viên, nhưng vì phải đi
công tác đột xuất nên bố không thực hiện được lời hứa của mình.
c) Nam cho rằng, nếu có khuyết điểm thì cần phải thật thà nhận lỗi và cứ hứa sửa chữa,
còn làm được đến đâu lại là chuyện khác.
d) Vì không muốn làm mất lòng người khác, nên ông Vĩnh - Giám đốc một công ti
thường nhận lời, động viên, an ủi và hứa sẽ giúp đỡ khi họ đến nhờ, mặc dù ông biết
rằng việc đó ông không thể làm được.
đ) Lan mượn Trang cuốn sách và hứa hai hôm sau sẽ trả, nhưng vì chưa đọc xong nên
Lan cho rằng, cứ giữ lại khi nào đọc xong thì trả cho Trang cũng được.
e) Phương bị ốm đã mấy ngày, không đi học được. Nga hứa với cô giáo sẽ sans nhà
giúp Phương học tập, nhưng vì mải xem bộ phim hay trên truyền hình nên Nga đã quên

mất.
Lời giải:
a) Việc làm hộ bài của Minh là sai bởi vì: Minh làm như vậy sẽ chỉ khiến cho Quang
thêm lười biếng, ỉ lại và học tập không thể tiến bộ lên được trong khi Minh đã hứa với bố
mẹ Quang và cô giáo sẽ giúp Quang tiến bộ.
b) Bố Trung không thể đưa Trung đi chơi công viên như đã hứa, nhưng điều đó không
thể nói bố Trung là người thất hứa. Bởi vì bố Trung phải đi công tác đột xuất chứ không
phải đó là ý muốn.
c) Ý kiến của Nam như vậy là không đúng. Khi mình đã hứa thì mình phải làm được
chứ không phải là hứa suông.
d) Ông Vĩnh làm như vậy là ông sai. Bởi vì rõ ràng ông biết mình không thể làm được
nhưng vẫn hứa thì sẽ gây thất vọng cho nhiều người. Mặc dù ông hứa như vậy là để
động viên và ăn ủi người khác nhưng có nhiều cách khác chứ không nhất thiết phải làm
như vậy.
đ) Lan làm như vậy là không được vì như vậy là Lan không giữ đúng lời hứa Nga. Có
thể nếu muốn đọc xong thì Lan phải hỏi xem Nga đã cần dùng chưa nếu không cần
dùng thì mượn thêm ít hôm. Như vậy, sẽ được lòng Nga và Lan cũng giữ đúng lời hứa.
e) Nga làm như vậy là không đúng. Vừa không giữ đúng lời hứa với cô giáo lại vừa
không giúp đỡ bạn bè lúc họ gặp đau ốm bệnh tật.

7


Sản phẩm của Hà Lê Thị

Bài 2 (trang 13 sgk Giáo dục công dân 8): Em hãy kể một vài ví dụ về biểu hiện của
hành vi giữ chữ tín (hoặc không giữ chữ tín) mà em biết.
Lời giải:
- Ví dụ về Hành vi không giữa chữ tín:
+ Nam hứa với cô giáo sẽ không đi học muộn nữa. Nhưng hôm sau Nam lại tiếp tục

tái phạm.
+ Bắc hứa với mẹ sẽ ở nhà chơi với em để mẹ đi làm. Nhưng thấy các bạn chơi ngoài
sân vui quá Bắc để em ở trong cũi cùng một đống trò chơi rồi chạy ra chơi cùng các
bạn.
+ Phương hứa mẹ dọn dẹp nhà cửa, nấu ăn bữa trưa giúp mẹ nhưng mải đọc truyện
Phương quên mất. Đến khi mẹ Phương về mới làm tất cả.
- Ví dụ về Hành vi giữ chữ tín:
+ Thủy học giỏi nhất lớp những gia đình Thủy nghèo, Thủy phải đi làm thêm sau mỗi
buổi học. Tuy nhiên, Thủy vẫn giữ đúng lời hứa với Hoa kèm cặp cô ấy học sau mỗi
buổi đi làm.
+ Đức học kém, nên làm bố mẹ buồn lòng. Sau kì nghỉ hè năm nay, Đức đã hứa với
mẹ sang năm sẽ học tốt hơn. Đúng như Đức hứa, cuối kì Đức đạt học sinh tiên tiến của
Lớp và được cô khen là lực học ngày càng tiến bộ.
+ Mỗi lần tụ tập đi chơi, Hà Thường đi sớm nhất và đến đúng giờ nhất.
Bài 3 (trang 13 sgk Giáo dục công dân 8): Theo em, học sinh muốn giữ chữ tín thì
cần phải làm gì ?
Lời giải:
Học sinh muốn giữ chữ tín thì cần phải:
- Phân biệt được những biểu hiện của hành vi giữ chữ tín và không giữ chữ tín.
- Rèn luyện theo gương của những người biết giữ chữ tín.
- Thật thà; trung thực, tôn trọng người khác, tôn trọng phẩm giá và danh dự của bản
thân.
Bài 4 (trang 13 sgk Giáo dục công dân 8): Em hãy sưu tầm một số câu ca dao, tục
ngữ, danh ngôn nói về việe giữ chữ tín.
Lời giải:
- Người sao một hẹn thì nên
Người sao chín hẹn thì quên cả mười.
- Nói chín thì nên làm mười
Nói mười làm chín kẻ cười người chê.
Danh ngôn:

“Người trung thực thường lấy đạo trung tín làm chữ"

8


Sản phẩm của Hà Lê Thị

Bài 5: Pháp luật và kỷ luật
Trả lời Gợi ý Bài 5 trang 14 sgk GDCD 8
a) Theo em, Vũ Xuân Trường và đồng bọn đã có những hành vi vi phạm pháp luật
như thế nào ?
Trả lời:
- Vũ Xuân Trường và đồng bọn tổ chức đường dây buôn bán, vận chuyển xuyên ma túy
Thái Lan - Lào - Việt Nam.
- Chúng đã lợi dụng cán bộ và phương tiện của lực lượng của công an, của cơ quan
nhà nước;
- Chúng đã buôn bán, vận chuyển hàng tạ thuốc phiện, hàng trăm kg hê-rô-in vào Việt
Nam để tiêu thụ;
- Dùng tiền để mua chuộc dụ dỗ cán bộ nhà nước
b) Những hành vi vi phạm pháp luật của Vũ Xuân Trường và đồng bọn đã gây ra
những hậu quả như thế nào ?
Trả lời:
+ Chúng gieo rắc “cái chết trắng”
+ Hủy hoại nhân cách của con người.
+ Làm thoái hóa biến chất một số cán bộ trong đó có cả cán bộ của ngành công an.
+ Nhiều gia đình tan nát.
- Chúng đã bị pháp luật trừng trị
+ 22 bị cáo với nhiều tội danh bị tòa tuyên phạt 8 án tử hình, 6 án tù chung thân, 2 án 20
năm tù; số còn lại từ 1 đến 9 năm tù giam và bị phạt tiền và tịch thu tài sản.
c) Để chống lại những âm mưu xảo quyệt của bọn tội phạm ma tuý, các chiến sĩ

công an cần có những phẩm chất gì ?
Trả lời:
- Cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư.
- Thực hiện đúng những lời Bác Hồ đã càn dặn đối với chiến sĩ công an.
- Dũng cảm, mưu trí, vượt qua khó khăn trở ngại.
- Luôn giữ phẩm chất trong sáng của người chiến sĩ công an nhân dân.
- Tôn trọng pháp luật, có tính kỉ luật cao.
d) Người học sinh có cần có tính kỉ luật và tôn trọng pháp luật không ? Tại sao ?
Em hãy nêu một ví dụ cụ thể.
Trả lời:
- Học sinh rất cần có tính kỉ luật:
Mỗi cá nhân học sinh biết thực hiện tốt kỉ luật thì nội quy nhà trường sẽ được thực hiện
tốt..
- Học sinh biết tôn trọng pháp luật sẽ góp phần làm cho xã hội ổn định, bình yên.
Bài 1 (trang 15 sgk Giáo dục công dân 8): Có người cho rằng, pháp luật chỉ cần với
những người không có tính kỉ luật, tự giác. Còn đối với những người có ý thức kỉ luật thì
pháp luật là không cần thiết. Ọuan niệm đó đúng hay sai ? Tại sao ?
Lời giải:
Quan niệm đó không đúng. Bởi vì pháp luật cần cho tất cả mọi người, kể cả người có ý
thức tự giác thực hiện pháp luật và kỉ luật, vì đó là những quy định để tạo ra sự thống
nhất trong hoạt động - tạo ra hiệu quả, chất lượng của hoạt động xã hội.
Bài 2 (trang 15 sgk Giáo dục công dân 8): Bản nội quy của nhà trường, những quy
định của một cơ quan có thể coi là pháp luật được không ? Tại sao ?
Lời giải:
Bản nội quy của nhà trường, những quy định của một cơ quan không thể coi là pháp
luật vì nó không phải do nhà nước ban hành, và việc giám sát thực hiện không phải do
cơ quan giám sát của nhà nước. Bản nội quy của nhà trường, những quy định của một
cơ quan chỉ ở phạm vi hẹp có thể trường học này, cơ quan này có những quy định đó

9



Sản phẩm của Hà Lê Thị

nhưng ở trường học khác, cơ quan khác lại không có những quy định đó. Trong khi đó
pháp luật là quy tắc xử sự ở phạm vi rộng và bắt buộc mọi người phải thực hiện.
Bài 3 (trang 15 sgk Giáo dục công dân 8): Trong những buổi sinh hoạt Đội, có một số
bạn đến chậm :
a) Chi đội trưởng nhắc nhở, phê bình mấy bạn đó là thiếu kỉ luật Đội.
b) Các bạn nói trên giải thích lại : Đội là hoàn toàn tự nguyện, tự giác, không thể coi đến
chậm là thiếu kỉ luật.
Em đồng tình với hành vi của Chi đội trưởng hay quan niệm của các bạn đến chậm ? Vì
sao ?
Lời giải:
Em đồng tình với hành vi của chi đội trưởng, vì đội là một tổ chức xã hội, có những quy
định, thống nhất để hành động, đi họp chậm (không có lý do chính đáng) là thiếu kỉ luật
đội.
Bài 4 (trang 15 sgk Giáo dục công dân 8): Tắc nghẽn giao thông ở một số thành phố
lớn hiện nay do nhiều nguyên nhân. Có nguyên nhân nào liên quan đến ý thức của
người tham gia giao thông không ? Em thử nêu các biện pháp khắc phục?
Lời giải:
- Tắc nghẽn giao thông có nhiều nguyên nhân, nhưng trong đó có nguyên nhân thuộc
về ý thức của người tham gia giao thông như: không đi đúng phần đường quy định, lạng
lách, vượt ẩu, chở những vật cồng kềnh...
- Biện pháp khắc phục là mọi công dân cần chấp hành nghiêm túc luật an toàn giao
thông và nhắc nhở nhau cùng thực hiện. Công an điều khiển giao thông phải thực hiện
nghiêm minh, đúng pháp luật về an toàn giao thông.

10



Sản phẩm của Hà Lê Thị

Bài 6: Xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh
Trả lời Gợi ý Bài 6 trang 16 sgk GDCD 8
a) Em có nhận xét gì về tình bạn giữa Mác và Ăng-ghen ? Tinh bạn đỏ được dựa
trên cơ sở nào ?
Trả lời:
Tình bạn giữa Mác và Ăng-ghen thể hiện sự quan tâm giúp đỡ nhau, thông cảm sâu sắc
với nhau, sẵn sàng hi sinh vì nhau.
Đó là tình bạn vĩ đại và cảm động nhất.
b) Em hãy giải thích thế nào là tình bạn trong sáng, lành mạnh
Trả lời:
- Tình bạn trong sáng, lành mạnh có những đặc điểm:
+ Phù hợp nhau về thế giới quan, về quan niệm, lý tưởng sống, định hướng giá trị.
+ Bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau.
+ Chân thành, tin cậy và có trách nhiệm đối với nhau, thông cảm, đồng cảm sâu sắc
với nhau.
Bài 1 (trang 17 sgk Giáo dục công dân 8): Em tán thành hay không tán thành với các
ý kiến sau đây ? Vì sao ?
a) Tình bạn đẹp chỉ có trong sách vở ;
b) Bạn bè phải biết bao che, bảo vệ nhau trong mọi trường hợp ;
c) Tình bạn trong sáng, lành mạnh dựa trên sự bình đẳng, tôn trọng, tin cậy, chân thành,
không vụ lợi, có trách nhiệm, luôn thông cảm, chia sẻ, giúp đỡ nhau tiến bộ ;
d) Tụ tập, rủ rê nhau hội hè, ăn chơi đàn đúm không phải là tình bạn trong sáng, lành
mạnh ;
đ) Tình bạn trong sáng, lành mạnh giúp con người sống tốt hơn, yêu cuộc sống hơn ;
e) Không thể có tình bạn trong sáng, lành mạnh giữa hai người khác giới ;
g) Tình bạn trong sáng, lành mạnh không thể có từ một phía.
Lời giải:

- Em không tán thành với ý kiến (a), (b), (d), (e).
Bởi vì đó là những tình bạn không trong sáng, lành mạnh.
- Em tán thành với ý kiến (c), (đ) và (f).
Vì đó là đặc điểm tình bạn trong sáng, lành mạnh, nhờ có tình bạn trong sáng, lành
mạnh mà con người sống tốt hơn, yêu đời hơn. Không thể có tình bạn một phía để xây
dựng một tình bạn trong sáng, lành mạnh phải có thiện chí và cố gắng từ cả hai phía.
Bài 2 (trang 17 sgk Giáo dục công dân 8): Em sẽ làm gì nếu thấy bạn mình :
a) Mắc khuyết điểm hoặc vi phạm pháp luật ?
b) Bị người khác rủ rê, lôi kéo sử dụng ma tuý ?
c) Có chuyện buồn hoặc gặp khó khăn, rủi ro trong cuộc sống ?
d) Có chuyện vui ?
đ) Không che giấu khuyết điểm cho em ?
e) Đối xử thân mật với một bạn khác trong lớp ?
Lời giải:
- Tình huống (a), (b): Chỉ ra những khuyết điểm hoặc những gì bạn vi phạm pháp luật,
tìm cách khuyên ngăn bạn không để bạn tiếp tục mắc khuyết điểm và lao vào con
đường sử dụng ma túy.
- Tình huống (c): Em hỏi thăm, an ủi, động viên và giúp đỡ bạn.
- Tình huống (d): Em sẽ chúc mừng bạn
- Tình huống (đ): Em hiểu ý tốt của bạn, không giận bạn vì cố gắng sửa chữa khuyết
điểm
- Tình huống (e): Coi đó là chuyện bình thường, là quyền bình đẳng của bạn và không
khó chịu, giận bạn về chuyện đó.

11


Sản phẩm của Hà Lê Thị

Bài 3 (trang 17 sgk Giáo dục công dân 8): Em hãy sưu tầm một số câu chuyện, tấm

gương về tình bạn trong sáng, lành mạnh và trao đổi với bạn bè.
Lời giải:
Tấm gương về tình bạn cao đẹp của hai em học sinh Nguyễn Ngọc Yến và Nguyễn Thị
Thùy Dung lớp 9B trường THCS Vân Hồ đã làm nhiều bạn đọc xúc động. Chỉ vì một sự
bất cẩn của người lớn mà Dung phải mang tật suốt đời, em không tự đi lại được và
giọng nói cũng bị biến dạng.
Trong lúc khó khăn ấy Yến đã đến với Dung bằng một tình bạn chân 1 thành. Ngày
ngày trên quãng đường gần 1 km từ nhà đến trường, hình ảnh Yến cần mẫn cõng Dung
đi học đã trở nên quen thuộc với thầy cô và 1 bạn bè. Câu chuyện ấy hiện diện trong
cuộc sống của chúng ta như một 1 nốt nhạc đẹp làm mọi người phải nhìn lại mình và
suy ngẫm....
Bài 4 (trang 17 sgk Giáo dục công dân 8): Hãy nêu những điều em thấy tự hào về
tình bạn của mình. Em sẽ làm những gì để xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh với
các bạn trong lớp, trong trường ?
Lời giải:
Em hãy kể những điều em thấy tự hào về bạn của mình: bạn lớp trưởng, bạn ngồi cạnh,
hay bạn hàng xóm.
Từ đó em hãy xây dựng những việc cần phải làm để xây dựng tình bạn trong sáng, lành
mạnh với các bạn trong lớp, trong trường ?

12


Sản phẩm của Hà Lê Thị

Bài 7: Tích cực tham gia hoạt động chính trị - xã hội
Trả lời Gợi ý Bài 7 trang 18 sgk GDCD 8
a) Em đồng tình với quan niệm nào ? Tại sao ?
Trả lời:
- Em không đồng tình với quan niệm: Để lập nghiệp chỉ cần học văn hóa, tiếp thu khoa

học - kĩ thuật, rèn luyện kĩ năng lao động là đủ; không cần phải tích cực tham gia hoạt
động chính trị - xã hội. Bởi vì, nếu chỉ lo học tập văn hóa, tiếp thu khoa học - kĩ thuật,
rèn luyện kĩ năng lao động thì sẽ không phát triển toàn diện, học chưa đi đôi với hành,
quan niệm như vậy là mình chỉ mới biết chăm lo lợi ích cá nhân, không biết quan tâm
đến lợi ích tập thể, không có trách nhiệm với cộng đồng.
- Em đồng tình với quan niệm: Học văn hóa tốt, rèn luyện kĩ năng lao động là cần nhưng
chưa đủ, phải tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội của địa phương, của đất
nước. Bởi vì, học văn hóa tốt, tiếp thu rèn luyện kĩ năng lao động tốt, biết tích cực tham
gia các hoạt động chính trị - xã hội sẽ trở thành con người phát triển toàn diện, có tình
cảm, biết yêu thương chia sẻ cảm thông với tất cả mọi người. Có trách nhiệm với tập
thể, có lối sống cộng đồng.
b) Hãy kể những hoạt động chính trị - xã hội mà em thường tham gia. Vì sao gọi
những hoạt động đó là hoạt động chính trị - xã hội ?
Trả lời:
Một số hoạt động mà em thường tham gia:
- Hoạt động của Hội Chữ thập đỏ.
- Phong trào Trần Quốc Toản
- Phong trào đền ơn đáp nghĩa.
- Chăm sóc giúp đỡ người tàn tật, cô đơn, những người bị rủi ro trong chiến tranh, thiên
tai.
Hoạt động chính trị - xã hội là những hoạt động có nội dung liên quan đến việc xây dựng
và bảo vệ nhà nước, chế độ chính trị, trật tự an ninh xã hội; là những hoạt động trong
các tổ chức chính trị, đoàn thể quần chúng và hoạt động nhân đạo, bảo vệ môi trường
sống của con người..
c) Học sinh tham gia các hoạt động chính trị - xã hội sẽ có lợi gì cho cá nhân và
xã hội ?
Trả lời:
- Hoạt động chính trị - xã hội trước hết là điều kiện, thời cơ cho mỗi cá nhân bộc lộ, rèn
luyện, phát triển nhản cách, nhất là các giá trị và năng lực và đóng góp trí tuệ, công sức
của mình vào công việc chung của xã hội.

- Đem lại cho mọi người niềm vui, sự an ủi về tinh thần, giảm bớt những khó khăn về
vật chất.
- Tích cực tham gia hoạt động chính trị - xã hội sẽ thiết lập được quan hệ lành mạnh
giữa người với người, phát huy được những truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc
góp phần xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Bài 1 (trang 19 sgk Giáo dục công dân 8): Theo em, những hoạt động nào sau đây
thuộc loại hoạt động chính trị - xã hội ? Vì sao ?
a) Học tập văn hoá ;
b) Tham gia các công việc gia đình ;
c) Tham gia sản xuất ra của cải vật chất (công nghiệp, nông nghiệp...) ;
d) Tham gia xây dựng các công trình (xây dựng nhà máy, cầu đường, xây dựng các
công trình thuỷ điện..) ;
đ) Tham quan du lịch ;
e) Hoạt động thể dục thể thao, văn nghệ ;
g) Tham gia các hoạt động từ thiện, đền ơn đáp nghĩa ;
h) Tham gia các hoạt động của Đội, của Đoàn ;
i) Tuyên truyền về nếp sống văn hoá ;

13


Sản phẩm của Hà Lê Thị

k) Giúp đỡ người gặp khó khăn (cụ già, em nhỏ, người gặp rủi ro, gia đình thương binh
liệt sĩ, gia đình chính sách...) ;
l) Tham gia giữ gìn trật tự trị an ;
m) Giúp đỡ lực lượng an ninh săn bắt cướp ;
n) Giữ gìn vệ sinh môi trường ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng ;
o) Giữ gìn vệ sinh cá nhân.
Lời giải:

Các hoạt động: (c), (d), (e), (g), (h), (i), (k), (1), (m), (n) là những hoạt động chính trị - xã
hội.
Hoạt động (c), (d): là hoạt động chính trị - xã hội liên quan việc xây dựng và bảo vệ nhà
nước, đây là hoạt động của người lao động trong các cơ sở công nghiệp, trong các nhà
máy, các công trình và của người nông dân ở nông thôn nhằm tạo ra của cải vật chất
cho xã hội.
Hoạt động (e), (h), (i), (1), (m): là hoạt động của các đoàn thể quần chúng, tổ chức
chính trị (Đoàn, Đội, Hội, các CLB...) nhằm phát triển cá nhân, xây dựng các tập thể,
đóng góp vào công việc chung của xã hội.
Hoạt động (g), (k), (n) hoạt động nhân đạo, từ thiện, bảo vệ môi trường...
Bài 2 (trang 19 sgk Giáo dục công dân 8): Em hãy phân loại những biểu hiện dưới
đây thành hai loại: thể hiện sự tích cực và không tích cực khi tham gia hoạt động chính
trị - xã hội.
a) Luôn luôn tham gia đúng giờ ;
b) Luôn luôn phải nhắc nhở ;
c) Bị bạn bè lôi kéo ;
d) Nhờ người khác tham gia để được nghỉ ;
đ) Làm việc để được nhận xét tốt;
e) Tham gia vì thấy lợi ích cho mọi người và bản thân ;
g) Lo lắng đến công việc được phân công ;
h) Tham gia vì thầy cô giáo yêu cầu ;
i) Vận động các bạn cùng tham gia ;
k) Luôn xác định mục tiêu và kiểm tra đánh giá lại kết quả hoạt động;
l) Suy nghĩ, cải tiến, sáng tạo trong hoạt động.
Lời giải:
- Những biểu hiện dưới đây thể hiện sự tích cực tham gia hoạt động chính trị - xã hội:
(a), (e), (g), (i), (k), (l).
- Những biểu hiện dưới đây thể hiện sự không tích cực tham gia hoạt động chính trị - xã
hội: (b), (c), (d), (đ), (h).
Bài 3 (trang 20 sgk Giáo dục công dân 8): Khi tham gia các hoạt động do lớp, trường

và địa phương tổ chức, em thường xuất phát từ những lí do nào ? Vì sao ?
Lời giải:
- Khi tham gia các hoạt động do lớp, trường và địa phương tổ chức; I em thường xuất
phát từ những lý do:
+ Em hiểu được các hoạt động do lớp, trường, địa phương tổ chức là cần thiết.
+ Tham gia các hoạt động sẽ rèn luyện cho bản thân những kĩ năng hợp tác, kĩ năng
giao tiếp, tự khẳng định bản thân trong cuộc sống cộng đồng.
+ Tham gia các hoạt động sẽ giúp em có niềm tin yêu vào cuộc sông, I tin vào con
người, đem lại niềm vui, giúp đỡ người khác, thấy được lợi ích cho mọi người và bản
thân.
+ Tham gia các hoạt động do lớp, trường và địa phương tổ chức là điều kiện thuận lợi
nhất để em được phát triển.
Vì những lý do đó em tích cực tự giác, không cần ai nhắc nhở, mong muốn đóng góp
một phần sức lực trí tuệ của mình vào hoạt động chung của lớp, trường và địa phương.

14


Sản phẩm của Hà Lê Thị

Bài 4 (trang 20 sgk Giáo dục công dân 8): Em đến nhà bạn để rủ bạn cùng đi tham
gia cổ động cho ngày bầu cử Quốc hội sắp tới, nhưng bạn không muốn đi vì đang xem
đá bóng trên vô tuyến. Em sẽ xử sự như thế nào ? Vì sao ?
Lời giải:
- Em sẽ thuyết phục, giải thích cho bạn thấy cứ năm năm mới có một lần bầu cử, bóng
đá không xem trận này thì xem trận khác.
- Học sinh phải tham gia các hoạt động chính trị - xã hội; việc tuyên truyền cổ động cho
ngày bầu cử Quốc hội là trách nhiệm của một đội viên, việc làm đó thể hiện lòng yêu
nước
- Xong công việc bạn có thể tiếp tục xem bóng đá

Bài 5 (trang 20 sgk Giáo dục công dân 8): Căn cứ vào hoàn cảnh và điều kiện của
lớp, trường và địa phương, em hãy đề xuất một hoạt động chính trị - xã hội cho tập thể
lớp và phác thảo kế hoạch thực hiện hoạt động đó.
Lời giải:
Nhân dân miền Trung năm nào cũng chịu nhiều thiệt hại do mưa bão lũ lụt gây ra, để
giúp đỡ cho đồng bào bị thiệt hại sau trận lụt lớn, Liên đội cần có kế hoạch phát động
trong học sinh toàn trường quyên góp tiền bạc, quần áo, sách vở giúp đỡ các bạn học
sinh một trường nào đó (bị thiệt hại nặng nề) do lũ lụt. Để cuộc phát động có kết quả,
Liên đội đã phải phác thảo kế hoạch thực hiện hoạt động đó:
- Thứ 5: Họp ban chỉ huy Liên đội. Thông qua kế hoạch
- Thứ 7: Hội ý giữa ban chỉ huy Liên đội với Chi đội trưởng, lớp trưởng các lớp đế phổ
biến kế hoạch triển khai.
- Sáng thứ 2: Sau giờ chào cờ, Liên đội phát động trong toàn thể học sinh toàn trường
kế hoạch quyên góp tiền, quần áo, sách vở để giúp đỡ học sinh các vùng lũ lụt.
- Thứ 3, thứ 4: Các lớp thu quần áo...; Liên đội liên hệ Hội Chữ Thập Đỏ thành phố tìm
địa chỉ để giúp đỡ.
- Thứ 5: Các lớp nộp cho Liên đội.
- Thứ 6: Liên đội cử người đóng gói áo quần, sách vở.
- Thứ 7: Cử người vận chuyển đến địa chỉ do Hội Chữ Thập Đỏ giới thiệu

15


Sản phẩm của Hà Lê Thị

Bài 8: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác
Trả lời Gợi ý Bài 8 trang 21 sgk GDCD 8
a) Việt Nam đã có những đóng góp gì đáng tự hào vào nền văn hoá thế giới ? Em
hãy nêu thêm một vài ví dụ.
Trả lời:

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, dân tộc ta đã có những đóng góp đáng tự hào vào nền
văn hóa thế giới: kinh nghiệm chống giặc ngoại xâm, truyền thông đạo đức, phong tục
tập quán, giá trị văn hóa nghệ thuật, kinh nghiệm vươn lên thoát khỏi đói nghèo, xây
dựng, phát triển kinh tế, xã hội Ổn định... Đặc biệt Việt Nam đóng góp vào kho bảo tàng
văn hóa thế giới những di sản văn hóa vật chất, phi vật chất:
- Quần thể di tích Cố đô Huế;
- Vịnh Hạ Long;
- Phố cổ Hội An;
- Di tích Mỹ Sơn;
- Vườn quôc gia Phong Nha;
- Nhã nhạc cung đình Huế;
- Văn hóa ẩm thực ba miền;
- Áo dài Việt Nam.
b) Lí do quan trọng nào giúp nền kinh tế Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ ?
Trả lời:
Nền kinh tế Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ. Những năm cuối thế kỉ XX - đầu thế kỉ
XXI, Trung Quốc là nước có tốc độ phát triển kinh tế vào loại nhanh nhất thế giới.
Bởi vì:
- Trung Quốc mở rộng quan hệ và học tập kinh nghiệm các nước khác như cử người đi
du học nước ngoài - cách làm từng được Nhật Bản áp dụng thành công.
- Phát triển các ngành công nghiệp mới có nhiều triển vọng như Hàn Quốc...
c) Theo em, chúng ta có cần phải tôn trọng, học hỏi và tiếp thu những thành tựu
của các nước trong khu vực và trên thế giới không ? Vì sao ?
Trả lời:
Chúng ta rất cần tôn trọng, học hỏi các dân tộc khác:
+ Chúng ta cần tôn trọng độc lập chủ quyền và các giá trị văn hóa của tất cả các dân
tộc trên thế giới; có quan hệ hữu nghị không kì thị, phân biệt, coi thường bất cứ dân tộc
nào.
+ Chúng ta cần khiêm tốn học hỏi có chọn lọc những tinh hoa văn hóa của các dân
tộc khác để bổ sung kinh nghiệm, làm giàu nền văn hóa dân tộc, lấy kinh nghiệm các

nước khác làm bài học quý giá trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
+ Bên cạnh việc học hỏi, các dân tộc chúng ta phải bảo vệ và thể hiện lòng tự hào
dân tộc chính đáng của mình.
Bởi vì:
- Mỗi dân tộc có giá trị văn hóa riêng mà chúng ta không có.
.

- Những giá trị văn hóa của các dân tộc khác góp phần giúp chúng ta phát triển kinh tế,
văn hóa, giáo dục và khoa học - kĩ thuật.
- Đất nước ta còn nghèo, trải qua nhiều cuộc chiến tranh, rất cần học hỏi các giá trị văn
hóa của dân tộc.
Bài 1 (trang 21 sgk Giáo dục công dân 8): Em hãy nêu một số thành tựu về kinh tế,
văn hoá..., các công trình tiêu biểu, phong tục tập quán tốt đẹp của một số nước mà em
biết.
Lời giải:
- Kinh tế:
+ Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ vươn lên chiếm ưu thế tuyệt đối về mọi mặt
trong thế giới tư sản trên lĩnh vực kinh tế.

16


Sản phẩm của Hà Lê Thị

+ Sau 20 năm cải cách, mở cửa (1979 - 2000), nền kinh tế Trung Quốc đã phát triển
nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới. Tổng sản phẩm trong nước
(GDP) tăng trung bình hằng năm 9,6%.
- Văn hóa:
+ Chữ viết: chữ Hán của người Trung Quốc, chữ Phạn của người Ấn Độ;
+ Trung Quốc có công trình tiêu biểu: Vạn Lý Trường Thành;

+ Ai Cập có Kim Tự Tháp;
+ Campuchia có Ăng Co Vát, Ăng Co Thom...
+ Nghệ thuật truyền thống: múa cổ truyền (Campuchia, Lào);
- Phong tục tập quán:
+ Ăn trầu: Biểu hiện đặc sắc của văn hóa các nước Đông Nam Á.
+ Váy: Đồ mặc đặc trưng của phụ nữ Đông Nam Á (gọi là Sarông) ở Cam pu chia
đàn ông cũng mặc.
- Loại y phục đặc biệt của phụ nữ của Đông Nam Á trước đây là yếm.
- Người Chăm, người Kara (Myanmar), Thái Lan, người Khmer (Campu chia) có tục
mặc áo chui đầu.
- Người Dayek (Inđônêxia); người Naga (Timo), các dân tộc thuộc đảo Luson (Philippin)
đều đội mũ lông chim.
- Cơm: Cơm lam (nấu trong ống nứa, ống tre) của người Lào và một số dân tộc Việt
Nam; cơm rau sống của người Melayer ở Malayxia, Inđônêxia..
- Hôn nhân: Các dân tộc ở bán đảo Trung An có tục cướp dâu. Ngày nay vẫn còn phổ
biến ở Philippin, Inđônêxia.
- Tang lễ: Ớ các nước Đông Nam Á có hai cách xử lý chủ yếu: Chôn dưới đất hoặc hỏa
thiêu. Tập tục phổ biến là chôn theo người chết những thứ cần thiết cho cuộc sống và
những thứ mà khi còn sống họ ưa thích. Khóc là biểu hiện thương nhớ người quá cố ở
người Việt và người Philippin, nhưng lại cấm khóc của người theo đạo Hồi ở Malaysia,
Inđônêxia; người Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar... có tục hỏa táng.
Bài 2 (trang 21 sgk Giáo dục công dân 8): Chúng ta nên học tập, tiếp thu những gì ở
các dân tộc khác trên thế giới ? Hãy nêu ví dụ.
Lời giải:
- Chúng ta nên học tập các dân tộc khác:
+ Những thành tựu về khoa học - kĩ thuật trên tất cả các lĩnh vực.
+ Học tập trình độ quản lý.
+ Văn hóa, giáo dục, nghệ thuật.
- Ví dụ:
+ Sản xuất máy móc hiện đại.

+ Máy vi tính.
+ Điện tử viễn thông.
+ Ti vi màu...
+ Lĩnh vực giao thông: đường, cầu cống, hầm...
+ Xây dựng, kiến trúc: quy hoạch đô thị, kiến trúc hiện đại.
+ Cải cách quản lý, hành chính trong các cơ quan nhà nước.
+ Kỉ luật lao động trong các nhà máy, xí nghiệp.
+ Giáo dục: cải cách chương trình sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học...
Bài 3 (trang 22 sgk Giáo dục công dân 8): Em hãy nêu một vài ví dụ về việc học hỏi
các dân tộc khác của những người xung quanh em và nói rõ việc học hỏi đó có gì đúng,
sai. Vì sao ? Hãy liên hệ bản thân xem có điều gì chưa đúng trong việc học hỏi các dân
tộc khác và tìm biện pháp khắc phục.

17


Sản phẩm của Hà Lê Thị

Lời giải:
Một vài ví dụ:
- Học hỏi một số mặt tốt đang phát triển của nước bạn. Điều này là đúng vì chúng ta cần
học hỏi mặt tốt đang phát triển của nước khác để ứng dụng vào Việt Nam, đưa Việt Nam
dần dần trở thành đất nước phát triển đó.
- Ngày hôm nay, nước ta sang nước Nga thấy nước Nga phát triển, có học môn Âm nhạc...
Ta áp dụng cho đất nước của ta học môn Âm nhạc, mai sang Pháp có môn Họa... về cho
học sinh VN học lun môn nhạc... giúp cho học sinh có thêm nhiều kiến thức hơn.
Liện hệ bản thân:
- Học hỏi về mê tín dị đoan của nước khác. Để khắc phục, em em bỏ những suy nghĩ tốt về
phong tục mê tín đó, cần phê phán chứ không nên học tập. Từ đó liên hệ bản thân có điều
gì chưa đúng trong việc học hỏi các dân tộc khác và tìm biện pháp khắc phục.

Biện pháp khắc phục:
- Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt.
- Học tốt đẹp của các dân tộc khác
Bài 4 (trang 22 sgk Giáo dục công dân 8): Toàn và Hoà đang trạnh luận với nhau.
Toàn nói :" Ở những nước đang phát triển không có gì đáng học tập vì họ lạc hậu lắm,
chỉ ở những nước phát triển có kinh tế, khoa học - kĩ thuật tiên tiến mới có nhiều thành
tựu đáng cho ta học tập". Trái lại, Hoà bảo : "Ngay cả ở những nước đang phát triển
cũng có nhiều mặt mà ta cần học tập"
Em đồng ý với ý kiến của bạn nào ? Vì sao ?
Lời giải:
Em đồng ý với ý kiến của bạn Hòa
Những nước đang phát triển tuy có thể nghèo nàn lạc hậu hơn những nước phát triển
nhưng họ cũng có những giá trị văn hóa mang bản sắc dân tộc, mang tính truyền thống
mà chúng ta cần học tập, ví như Việt Nam của chúng ta là nước đang phát triển nhưng
chúng ta cũng có những di sản văn hóa đóng góp cho nền văn hóa nhân loại, chúng ta
có truyền thống yêu nước, có kinh nghiệm chống giặc ngoại xâm, nhân dân Việt Nam
cần cù chịu thương chịu khó, người Việt Nam nhân hậu mến khách, ta có phong tục tập
quán làm nên bản sắc riêng của dân tộc Việt Nam, những cái chúng ta có được đáng để
các nước học tập, nhất là trong điều kiện giao lưu hội nhập hiện nay.
Bài 5 (trang 22 sgk Giáo dục công dân 8): Em đồng ý hoặc không đồng ý với những
việc làm nào dưới đây ? Vì sao ?
a) Bắt chước kiểu quần áo của các ngôi sao điện ảnh ;
b) Tìm hiểu phong tục, tập quán của các nước trên thế giới ;
c) Chỉ xem phim, truyện của nước ngoài; không xem phim, truyện của Việt Nam ;
d) Học hỏi công nghệ sản xuất hiện đại để ứng dụng ở Việt Nam ;
đ) Chỉ dùng hàng ngoại, chê hàng của Việt Npm ;
e) Không xem nghệ thuật dân tộc của Việt Nam ;
g) Không xem nghệ thuật dân tộc của các nước khác ;
h) Dùng tiếng Việt xen lẫn tiếng nước ngoài.
Lời giải:

Em đồng ý với các ý kiến (b), (d), (h).
Bởi vì, trong quá trình giao lưu hội nhập như ngày nay việc tìm hiểu phong tục tập quán
của các nước khác là một điều nên làm và không thể thiếu; việc học hỏi công nghệ sản
xuất hiện đại để ứng dụng ở Việt Nam là rất cần thiết trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, đất nước bước vào thời kì hội nhập và phát triển ngoài việc học
tập trau dồi vốn tiếng Việt, chúng ta không thể không học tiếng nước ngoài, nếu không
học, không biết thì không thể học hỏi, giao lưu phát triển được.
Em không đồng ý với ý kiến (a), (c), (đ), (e), (g)

18


Sản phẩm của Hà Lê Thị

Bởi vì, những ý kiến đó chứng tỏ không tôn trọng, học hỏi các dân tộc khác; các ý kiến
(g), không có lòng tự tin dân tộc, các ý kiến (c), (đ), (e) và học hỏi không có chọn lọc ý
kiến (a).
Bài 9: Góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư
Trả lời Gợi ý Bài 9 trang 23 sgk GDCD 8
a) Theo em, những hiện tượng nêu ở mục 1 có ảnh hưởng gì tới cuộc sống của
người dân ?
Trả lời:
- Ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.
- Có em không được đi học; không tiến bộ được vì vướng bận gánh nặng gia đình.
- Nhiều cặp vợ chồng trẻ bỏ nhau, cuộc đời dang dở.
- Tục lệ tảo hôn, sinh đẻ không kế hoạch là nguyên nhân sinh ra đói nghèo.
- Người nào bị coi là ma thì bị dân làng căm ghét, xua đuổi, những người bất hạnh này
phải chết vì bị đôi xử tàn tệ hoặc chấp nhận cuộc sống cô độc, khốn khó.
b) Vì sao làng Hinh được công nhận là làng văn hoá ?
Trả lời:
Làng Hinh thuộc xã Thanh An, huyện Minh Long, tỉnh Quảng Ngãi được công nhận là

làng văn hóa. Vì:
- Ở làng Hinh, vệ sinh rất sạch sẽ;
- Không nuôi gia súc, gia cầm thả chạy rong mà làm chuồng trại cách xa nha
- Dùng nước giếng sạch thay cho nước sông;
- Không có dịch bệnh lan tràn;
- Bà con ốm đau đến trạm xá chữa trị, không để ở nhà rồi cúng “giàng" cúng ma;
- Trẻ em đến tuổi đều được đi học;
- Được công nhận đạt tiêu chuẩn phố cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ;
- Bà con đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau;
- An ninh trật tự được giữ vững;
- Những phong tục tập quán lạc hậu được xóa bỏ.
c) Những thay đổi ở làng Hinh có ảnh hưởng như thế nào tới cuộc sống của mỗi
người dân và cả cộng đồng ?
Trả lời:
Ảnh hưởng của sự thay đổi đó:
- Mỗi người dân trong cộng đồng yên tâm sản xuất, làm ăn kinh tế.
- Nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân.
Bài 1 (trang 24 sgk Giáo dục công dân 8): Em hãy tự nhận xét bản thân và gia đình
em đã có những việc làm nào đúng, việc làm nào sai trong việc xây dựng nếp sống văn
hoá ở cộng đồng ?
Lời giải:
- Việc làm đúng của bản thân em và gia đình:
+ Thực hiện chủ trương đường lối của Đảng và nhà nước;
+ Ủng hộ đồng bào lũ lụt;
+ Có ý thức giữ vệ sinh, làm sạch đẹp môi trường sống;
+ Hàng tháng đóng đầy đủ tiền vệ sinh môi trường;
+ Tiết kiệm điện, nước, tiết kiệm khi tổ chức đám cưới, đám tang;
+ Gia đình hạnh phúc: Bố mẹ con cái thương yêu nhau, con cái học hành chăm ngoan;
+ Thực hiện đúng quy ước của khu phố, tổ dân phố...
- Những việc làm chưa đúng của gia đình:

+ Chưa vận động được bà con tính tiết kiệm khi tổ chức đám cưới, đám tang;
+ Chưa vận động được bà con sinh đẻ kế hoạch;
+ Thỉnh thoảng mẹ vẫn còn đi xem bói, xin xăm.
- Bản thân em:
- Nhiều lúc còn ham chơi;

19


Sản phẩm của Hà Lê Thị

- Làm việc chưa có kế hoạch;
- Thỉnh thoảng còn la cà hàng quán.
Bài 2 (trang 24 sgk Giáo dục công dân 8): Theo em, những biểu hiện nào sau đây là
xây dựng nếp sống văn hoá (và ngược lại) ? Vì sao ?
a) Các gia đình giúp nhau làm kinh tế, xoá đói giảm nghèo ;
b) Trẻ em tụ tập ở quán xá, la cà ngoài đường ;
c) Bỏ trồng cây thuốc phiện ;
d) Trẻ em đến tuổi đi học đều đến trường ;
đ) Sinh đẻ có kế hoạch ;
e) Tổ chức cưới xin, ma chay linh đình ;
g) Trồng cây ở đường làng, ngõ xóm ;
h) Tảo hôn (lấy vợ, lấy chồng trước tuổi mà pháp luật quy định) ;
i) Tích cực đọc sách báo ;
k) Làm vệ sinh đường phố, làng, xóm ;
l) Chữa bệnh bằng cúng bái, bùa phép ;
m) Tụ tập đánh bạc, chích hút ma tuý ;
n) Nghe và tuyên truyền tin đồn nhảm ;
o) Xây dựng điểm vui chơi cho trẻ em.
Lời giải:

- Những biểu hiện xây dựng nếp sống văn hóa: (a), (c), (d), (đ), (g), (i), (k), (o).
- Những biểu hiện không xây dựng nếp sống văn hóa: (b), (e), (l), (h), (m), (n).
Bài 3 (trang 25 sgk Giáo dục công dân 8): Em có nhận xét gì về nếp sống văn hoá
nơi gia đình em ở ? Lấy một vài ví dụ về những việc mà theo em là góp phần xây dựng
nếp sống văn hoá và ngược lại.
Lời giải:
Nơi em ở là khu tập thể trung tâm thành phố, các hộ gia đình đều được công nhận là
gia đình văn hóa, mọi người đoàn kết thương yêu nhau, giúp đỡ nhau khi khó khăn
hoạn nạn, chia xẻ với nhau niềm vui, nỗi buồn. Động viên nhau thực hiện nếp sống văn
minh như:
- Giữ vệ sinh chung, không vất rác bừa bãi;
- Không mê tín dị đoan;
- Treo cờ Tổ quốc nhân dịp những ngày lễ lớn;
- Giữ gìn trật tự trị an trong khu tập thể;
- Động viên con, em thi đua học tập tốt, làm tốt nghĩa vụ quân sự khi có lệnh nhập ngũ...
- Không to tiếng với nhau khi có sự xích mích giữa các gia đình...
- Thực hiện sinh đẻ có kế hoạch.
Bài 4 (trang 25 sgk Giáo dục công dân 8): Hãy tìm một việc làm mà em cho là thiết
thực nhất để góp phần xây dựng nếp sống văn hoá tại nơi em ở.
Lời giải:
Hiện nay, đang là mùa hè, hiện tượng chập điện cháy nổ đang diễn ra nhiều nơi. Do đó,
để mọi người, mọi nhà được an toàn, em đã cùng một số bạn tình nguyện đạp xe, phát
bài tuyên truyền tiết kiệm điện và an toàn cháy nổ để mọi người được biết và phòng
ngừa.

20


Sản phẩm của Hà Lê Thị


Bài 10: Tự lập
Trả lời Gợi ý Bài 10 trang 26 sgk GDCD 8
a) Em có suy nghĩ gì qua câu chuyện trên ?
Trả lời:
Qua câu chuyện về Bác Hồ em thấy Bác Hồ là một người yêu nước nồng nàn. Bác đã
thể hiện phẩm chất không sợ khó khăn, gian khổ có lòng tự tin vào bản thân và có ý chí
tự lập cao
Qua câu chuyện về Bác Hồ đã để lại cho chúng ta bài học về ý chí vươn lên trong cuộc
sống, trong học tập, không ngại khó, ngại khổ, phải tự tin và phải có ý chí tự lập, tự rèn
để thành công trong học tập, trong cuộc sống.
b) Vì sao Bác Hồ có thể ra đi tìm đường cứu nước mặc dù chỉ với hai bàn tay
không ?
Trả lời:
Bác Hồ có thể ra đi tìm đường cứu nước, mặc dù với hai bàn tay không, bởi vì:
- Bác Hồ là người có lòng yêu nước;
- Bác Hồ có lòng quyết tâm cao với sự hăng hái nhiệt huyết của tuổi trẻ, với lòng tự tin
vào chính sức lực của mình;
- Bác Hồ là người có tính tự lập, tự lo liệu, không trông chờ, dựa dẫm phụ thuộc vào
người khác, dám đương đầu với khó khăn gian khổ;
- Vì thế Bác Hồ có thể ra đi tìm đường cứu nước mặc dù chỉ với hai bàn tay trắng.
c) Em hiểu thế nào là tự lập ?
Trả lời:
Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, tạo dựng cho cuộc sống
của mình, không trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác.
d) Tự lập có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi cá nhân, gia đình và xã hội ?
Trả lời:
- Người có tính tự lập thường thành công hơn trong cuộc sống.
- Họ xứng đáng nhận được sự kính trọng của mọi người.
Bài 1 (trang 26 sgk Giáo dục công dân 8): Em hãy nêu những biểu hiện của tính tự
lập trong học tập, trong công việc và trong sinh hoạt hằng ngày.

Lời giải:
- Tự mình đi học, nếu nhà gần trường thì đi bộ, nếu nhà xa trường thì đi xe đạp hoặc đi
xe buýt, không phụ thuộc vào sự đưa đón của cha mẹ.
- Tự mình làm bài tập, tự mình làm bài kiểm tra không trao đổi, không quay cóp, không
sử dụng tài liệu.
- Tự mình chuẩn bị đồ dùng học tập, sách vở trước khi đến lớp, không để cha mẹ nhắc
nhở hoặc chuẩn bị giúp cho.
- Ở nhà tự giác học tập, ôn bài, làm bài tập không cần ai nhắc nhở.
- Tự giặt quần áo.
- Giúp đỡ gia đình nấu cơm, quét dọn nhà cửa, rửa chén bát, tự chuẩn bị bữa ăn.
- Một mình chăm sóc em bé để mẹ đi làm.
- Hoàn thành mọi công việc ở trường: Trực nhật lớp, trực sao đỏ, tham gia công tác sao
nhi đồng ở các trường tiểu học, tham gia đội giữ gìn an toàn giao thông của trường.v.v..
Bài 2 (trang 26 sgk Giáo dục công dân 8): Em tán thành hay không tán thành với các
ý kiến dưới đây ? Vì sao?
a) Chỉ có con nhà nghèo mới cần tự lập ;
b) Không thể thành công nếu chỉ dựa trên sự nỗ lực phấn đấu của bản thân ;
c) Những thành công chỉ do nhờ vào sự nâng đỡ, bao che của người khác thì không thể
bền vững ;
d) Tự lập trong cuộc sống không phải là điều dễ dàng ;

21


Sản phẩm của Hà Lê Thị

đ) Những người có tính tự lập thường gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống,
mặc dù phải trải qua nhiều gian khổ, khó khăn ;
e) Tự lập không có nghĩa là không được tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ chính đáng của
những người tin cậy khi khó khăn.

Lời giải:
Em tán thành các ý kiến: (c), (d), (đ), (e).
Em không tán thành các ý kiến: (a), (b).
Bởi vì:
- Ý kiến (c): Trong cuộc sống nếu mình không tự phấn đấu để có được thành công, thì
sự thành công chỉ nhờ vào sự nâng đỡ, bao che của người khác thì sự thành công đó
không bao giờ bền vững được bởi không phải bao giờ, ở lúc nào mình cũng có người
nâng đỡ che chở, mà mình phải tự khẳng định mình.
- Ý kiến (d): Trong cuộc sống sự tự lập không phải dễ dàng mà đòi hỏi bản thân phải là
người có nghị lực, có bản lĩnh và tự tin thì mới vượt qua được những thử thách khó
khân.
- Ý kiến (đ): Là người có tính tự lập, tự làm lấy, tự lo liệu, tự giải quyết công việc của
mình dù có khó khấn song nhất định sẽ gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống
- Ý kiến (e): Tự lập như khi khó khăn mình vẫn có thể tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ chính
đáng của những người đáng tin cậy; ví dụ: Khi làm một bài tập khó mình có thể nhờ
thầy cô giáo hoặc anh chị, bạn bè hướng dẫn thêm; hay những ngày đầu lập nghiệp
mình có thể vay vốn của ngân hàng hoặc gia đình...
- Ý kiến (a): Nêu chỉ có con nhà nghèo mới cần tự lập còn con nhà khá giả giàu có
không cần tự lập. Đây là điều sai lầm, bởi như vậy con những nhà giàu có chỉ sông ỷ lại
vào bố mẹ, không tự giác trong học tập thì khi vào đời sẽ gặp nhiều khó khăn và không
thê thành công được.
- Ý kiên (b): Sự thành công phải là sự tự nỗ lực phấn đâu của bản thân mới được bền
vững.
Bài 3 (trang 27 sgk Giáo dục công dân 8): Hãy nhớ lại một kết quả em đã đạt được
trong học tập, lao động, hay trong công việc. Em đã làm như thế nào để đạt được kết
quả đó ? Bây giờ nhớ lại em có cảm nghĩ gì ?
Lời giải:
Năm lớp 5, em được nằm trong đội tuyển đi thi HSG tỉnh. Em cảm thấy rất vui nhưng
cũng vô cùng lo sợ khi nhiều lần đi thi mình đều không may mắn. Do đó em quyết tâm
học tập thật nghiêm túc.

Hầu hết việc học của em đều do em tự túc. Bên cạnh học ở trường, tối về hay những
ngày nghỉ em đều ôn luyện và làm các dạng đề thi. Hơn ba tháng ôn luyện, cuối cùng
em cũng đã đạt được giải ba trong kì thi học sinh giỏi tỉnh năm đó.
Bây giờ, nhớ lại, em cảm thấy vui, cảm thấy tự hào về mình. Đồng thời em cũng nhận
thấy rằng mọi sự cố gắng của bản thân đều được đền đáp xứng đáng.
Bài 4 (trang 27 sgk Giáo dục công dân 8): Em hãy sun tầm và chia sẻ với bạn bè về
những tấm gương học sinh, sinh viên nghèo vượt khó.
Lời giải:
Ở thôn Quy Đạt A, xã Xuân Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, ai cũng khen cậu
học sinh Cao Tuấn Anh là một học sinh nghèo chăm ngoan, học giỏi và thường lấy đó
làm gương để nhắc nhở con em mình noi theo.
Cao Tuấn Anh sinh năm 1993 hiện đang học lớp 7 trường THCS Xuân Hóa. Nhà Tuân
Anh rất nghèo, mẹ đau ôm quanh năm. Một mình bô xoay xở với công việc đồng áng để
có tiền nuôi ba anh em Tuấn Anh đi học. Hoàn cảnh gia đình khó khăn khiến Tuấn Anh
nhiều lúc muôn học để phụ giúp bố mẹ, mặc dù em học rất giỏi. Nhờ được các thầy cô
và bạn bè động viên giúp đỡ, Tuấn Anh không những giữ được thành tích học tập từ lớp
1 đến lớp 6. Năm nay vào lớp 7, Tuấn Anh cũng là một trong những học sinh có thành
tích học tập cao của lớp.

22


Sản phẩm của Hà Lê Thị

Ngoài thời gian học tập ở trường em còn dành thời gian phụ giúp bố mẹ làm những việc
vừa sức như chăn trâu, cắt cỏ, nấu cơm... Một niềm vui và cũng là nguồn động viên đối
với Cao Anh Tuấn đó là từ năm lớp 4, em đã được nhà trường cấp học bổng học sinh
nghèo vượt khó học giỏi. Nhưng có lẽ sự quan tâm của xã hội đã góp phần giúp em
vượt qua khó khăn để phấn đấu học lên cao hơn đó là sự hỗ trợ của Tổ chức Đông Tây
Hội ngộ.

Tuy không thể trang trải đủ mọi nhu cầu học tập và sinh hoạt hàng ngày nhưng đó là
nguồn cổ vũ, là động lực giúp Tuấn Anh có một động cơ tốt hơn, có cách nhìn về xã hội
trong tương tốt đẹp hơn và lành mạnh hơn. Thành tích phấn đấu trong học tập, ý thức
rèn luyện đạo đức, tính cần cù chăm chỉ trong lao động học tập, ý thức rèn luyện đạo
đức, tính cần cù chăm chỉ trong lao động sẽ là hành trang nâng bước em vào đời.
Bài 5 (trang 27 sgk Giáo dục công dân 8): Em hãy lập kế hoạch rèn luyện tính tự lập
của bản thân trong học tập, trong lao động, trong các hoạt động của lớp, của trường và
trong sinh hoạt hằng ngày theo bảng dưới đây.
STT

Các lĩnh vực

1

Học tập

2

Lao động

3

Hoạt động tập
thể

4

Sinh hoạt cá
nhân


Nội dung công
việc

Biện pháp thực
hiện

Thời gian tiến
hành

Dự kiến kết
quả

Lời giải:
STT

Các
lĩnh vực

Nội dung
công việc

Biện pháp thực
hiện

Thời gian tiến
hành

Dự kiến kết quả

1


Học tập

- Đến
trường học
- Làm bài
tập và học
bài cũ.

- Tự đi xe đạp
- Tự làm bài
tập toán, anh
văn, ôn bài.

- 6h30ph.
14 - 16h30ph

Làm hết bài tập và học
thuộc bài cũ, chuẩn bị
bài mới.

2

Lao
động

- Dọn dẹp
nhà, rửa
cốc chén.
- Nấu cơm,

giặt áo
quần.
- Chăm sóc
cây cảnh,
hoa

- Tự quét
dọn,rửa cốc
chén.
- Tự nấu cơm
và giặt áo
quần.
- Tưới cây,
nhổ cỏ, bón
phân

- 5h30ph
- 17h
- 17h30ph

Nhà cửa, cốc chén
sạch sẽ. Giúp bố mẹ
có một bữa cơm ngon.
Cây xanh tốt

3

Hoạt
động
tập thể


- Sinh hoạt
sao nhi
đồng.
- Trực sao
đỏ; Trực

Mỗi tháng một
lần
- Mỗi tháng
một lần

- Ngày thứ 5
của tuần đầu
- Theo kế
hoạch của
trường.

- Hỗ trợ cho Liên đội
ở trường tiểu học.
- Góp phần giữ gìn kỉ
luật trật tự ở trường
học.

23


Sản phẩm của Hà Lê Thị

ATGT

4

Sinh
hoạt cá
nhân

- Chơi cầu
lông
- Ăn nghỉ
- Xem ti vi

- Chơi cầu
lông với bạn
sau giờ học.
- Sau giờ đi
học và sau giờ
chiều

- 16h30ph
- 12h
- 18h-19h
- 19h-19h30

Sức khỏe tốt, tnh thần
sảng khoái

24


Sản phẩm của Hà Lê Thị


Bài 11: Lao động tự giác và sáng tạo
Trả lời Gợi ý Bài 11 trang 28 sgk GDCD 8
a) Theo em, lao động tự giác, lao động sáng tạo được biểu hiện như thế nào ?
Trả lời:
- Lao động tự giác:
+ Chủ động khi làm việc;
+ Không đợi ai nhắc nhở;
+ Không bị ai bắt buộc hoặc áp lực;
- Lao động sáng tạo:
+ Luôn tìm tòi suy nghĩ, cải tiến;
+ Phát hiện cái mới, hiện đại các quy trình trong lao động;
+ Tiết kiệm (thời gian, vật liệu...) tạo năng suất cao, chất lượng hiệu quả.
b) Tại sao ngày nay lại cần lao động tự giác và lao động sáng tạo ?
Trả lời:
Cần lao động tự giác và sáng tạo vì chúng ta đang sống trong thời đại khoa học và kĩ
thuật phát triển, được ứng dụng vào mọi lĩnh vực của cuộc sống và trong sản xuất xã
hội. Không tự giác, sáng tạo trong học tập thì không thể tiếp cận với sự phát triển của
nhân loại.
c) Theo em, học sinh có cần chuẩn bị, rèn luyện lao động tự giác và lao động
sáng tạo không ? Những biểu hiện của lao động tự giác và sáng tạo trong học tập
như thế nào ?
Trả lời:
Học sinh cần rèn luyện lao động tự giác và lao động sáng tạo.
Những biểu hiện của lao động tự giác và sáng tạo trong học tập:
- Thực hiện tốt nhiệm vụ, nội quy, kế hoạch học tập, rèn luyện của người học sinh để trở
thành con ngoan, trò giỏi, người công dân tốt.
- Tự giác học, làm bài, đọc thêm tài liệu, không đợi ai nhắc nhở, đốn đốc.
- Nhiệt tình tham gia các công việc ở nhà, ở trường, ở cộng đồng theo sự phân công
của tổ chức.

- Có suy nghĩ, cải tiến phương pháp học tập, lao động với mong muốn làm tốt hơn công
việc đã nhận.
- Biết trao đổi kinh nghiệm với người khác, trước hết Ịà bạn bè để cùng tiến bộ.
- Có thái độ nghiêm khắc, quyết tâm sửa chữa lối sống tự do cá nhân, thiếu trách
nhiệm, cẩu thả, ngại khó, sống buông thả, lười suy nghĩ, uể oải trong học tập, lao
động...
Trả lời Gợi ý Bài 11 trang 29 sgk GDCD 8
a) Qua truyện đọc "Ngôi nhà không hoàn hảo" em có suy nghĩ gì về thái độ tôn
trọng kỉ luật lao động trước đó và trong quá trình làm ngôi nhà cuối cùng của
người thợ mộc ?
Trả lời:
- Thái độ lao động trước đây của người thợ mộc:
+ Tận tuỵ;
+ Tự giác;
+ Thực hiện nghiêm túc quy trình kĩ thuật sản xuất;
+ Thành quả lao động hoàn hảo, ông được mọi người rất kính trọng.
- Thái độ lao động khi làm ngôi nhà cuối cùng:
+ Không dành hết tâm trí cho công việc;
+ Bỏ qua những quy định cơ bản của kĩ thuật lao động nghề nghiệp;
+ Làm việc với đôi bàn tay mệt mỏi, không còn khéo léo;
+ Sử dụng vật liệu cẩu thả;

25


×