Tải bản đầy đủ (.docx) (159 trang)

đề cương ôn thi tác giả văn học VN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (492.59 KB, 159 trang )

TỐ HỮU (1920 – 2002)
I. QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT
- Thơ phải phản ánh hiện thực một cách chân thực, sinh động
+ Đối tượng là những con người cần được Đảng giác ngộ: là những người nghèo khổ, bất
hạnh.
+ Đối tượng những con người đã được giác ngộ cách mạng
 Hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ
 Hình ảnh người mẹ Việt Nam
 Hình ảnh Bác Hồ
- Thơ phải phục vụ sự nghiệp cách mạng, đấu tranh vì cuộc sống
+ Thơ phục vụ sự nghiệp CM
+ Thơ là tiếng nói đồng ý, đồng chí, đồng tình. (Đi tìm những tâm hồn đồng điệu)
 Giọng thơ: thủ thỉ tâm tình
 Nghệ thuật: tính dân tộc.
II. CÁC CHẶNG ĐƯỜNG THƠ TỐ HỮU
1. TỪ ẤY (1937 – 1946)
a. Hoàn cảnh
- Từ ấy là tập thơ gồm 72 bài thơ, chia làm 3 phần: Máu lửa, Xiềng xích, Giải phóng.
- Được sáng tác trong chặng đường đầu 10 năm thơ Tố Hữu, mở đầu sự nghiệp sáng tác
khi ông mới tròn 18 tuổi.
b. Nội dung (4 ý)
 Từ ấy là nhịp đập đầu tiên của một trái tim giàu lòng yêu thương xúc động
trước những cảnh đời bất công, ngang trái (Phân tích sau)
 Từ ấy là tiếng thơ của một tâm hồn say mê với lí tưởng.
Vì: Từ ấy là cái mốc quan trọng để TH trở thành nhà thơ thuộc về những con người cần
lao, hòa vào cuộc đấu tranh của dân tộc sau khi được giác ngộ lí tưởng của Đảng.
VD: Từ ấy, Trăng trối


Hãy đón nó, bạn đời ơi đón nó
Đường tranh đấu không một giờ thoái bộ


Sống đã vì cách mạng, anh em ta
Chết cũng vì cách mạng, chẳng phiền hà.
(Trăng trối)

 Từ ấy là khúc ca chiến đấu của một trái tim trẻ trung đầy khát vọng.
Tinh thần quyết chiến với quân thù vì lí tưởng cộng sản mặc dù đang ở chốn xà lim của
địch đã thể hiện rõ tính chiến đấu của nhà thơ chiến sĩ
VD: Tâm tư trong tù, Khi con tu hú, Nhớ đồng, Tranh đấu…

 Từ ấy là bài ca chiến thắng
Phần Giải phóng viết về những ngày tiền khởi nghĩa. Hồn thơ TH đã hòa vào hồn dân
tộc, nhà thơ đã nói tiếng nói của nhân dân về long căm phẫn đối với lũ thực dân, đế quốc
về nỗi vui sướng về những chiến thắng.
VD: Huế tháng Tám, Vui bất tuyệt, Mùa xuân nhân loại,…
Hãy mở mắt quanh hoàng cung biển lửa
Đã dâng lên, ngập Huế đỏ cờ sao
Mở mắt trông: trời đất bốn phương chào
Một dân tộc đã ào ào đứng dậy
(Huế tháng Tám)

Ngực lép 4 nghìn năm trưa nay cơn gió
mạnh
Thổi phồng lên. Tim bỗng hóa mặt trời.
(Huế Tháng Tám)
Bay bay lên, hỡi đôi cánh thần tiên
Đôi cánh mở của đất trời giải phóng!
(Vui bất tuyệt)

2. VIỆT BẮC (1946 – 1954)
a. Hoàn cảnh

- VB là chặng đường thơ thứ hai trong cuộc đời thơ Tố Hữu, là tiếng nói của một người
cán bộ cách mạng. Tập thơ gồm 26 bài.


- Việt Bắc là tập thơ của thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, là “cuốn nhật kí kháng
chiến”. Cảm hứng đã chuyển từ lãng mạn (Từ ấy) đã chuyển sang cảm hứng của dân tộc,
thời đại .
b. Nội dung

 Việt Bắc – cuốn “nhật kí kháng chiến”
Vì: nó là tập thơ của thời kì kháng chiến, ghi lại một cách đầy đủ, chân thực những giai
đoạn gian khổ mà hào hùng chống thực dân Pháp.
(1)- Những ngày đầu quân dân ta xây dựng lực lượng, bảo vệ chính quyền cách mạng.
Ơi các em, những người lính mới!
Đi, đi, đi! Ôi nhịp đời phơi phới
(Đêm xanh)
(2)- Phong trào thi đua làm theo lời Bác chống giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm
Những buổi mai hường, nắng mới tinh

Nghiêng đầu trên tấm bảng chung

Bên đường sương mát, lá rung rinh

Phơ phơ tóc bạc, bạn cùng tóc xanh

Ta đi trong gió thơm khoai sắn

Này em, này chị, này anh

Lòng nhẹ, vui vui, bát ngát tình...


Chen vai mà học, rách lành sao đâu

(Tình khoai sắn)

(Trường tôi)

(3)- Kháng chiến toàn quốc bùng nổ cả dân tộc ra trận
Giọt giọt mồ hôi rơi

Anh vệ quốc quân ơi

Trên má anh vàng nghệ

Sao mà yêu anh thế! (Cá nước)

(4)- Thực hiện chủ trương tiêu thổ kháng chiến
Ngày mai về lại Thủ đô

Ngày mai xanh lại từng cây

Ngày mai sống lại từng mô đất này,

Ngày mai lại đẹp hơn rày hơn xưa
(Giữa thành phố trụi)

(5)- Giai đoạn phòng ngự, ngăn bước tiến quân thù.


Đêm nay gió rét trăng lu

Rộn nghe tiếng cuốc chiến khu phá đường. (Phá đường)
(6)- Phản công
Con đường gieo neo
Là đường Vệ quốc.

Thây chúng nó tung lên từng miếng đỏ

Tha hồ đèo dốc

Ðầu chúng nó óc phụt ra ngoài sọ

Ta hoà ta reo! (Voi)

(Bắn)

(7)- Giành chiến thắng
Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam
Hoa mơ lại trắng, vườn cam lại vàng...
(Hoan hô chiến sĩ Điện Biên)
(8)- Kháng chiến thắng lợi, TƯ Đảng và Chính phủ rời chiến khu VB

 Việt Bắc – bài ca ca ngợi vẻ đẹp của những con người kháng chiến
Anh vệ quốc (Phân tích kĩ trong câu sau)
Chị dân công
Em là con gái Bắc Giang

Lãnh tụ kháng chiến

Rét thì mác rét nước làng em lo


Vui sao một sáng tháng năm

…Con ơi con ngủ cho ngoan

Đường về Việt Bắc lên thăm Bác Hồ

Sang canh trăng lặn, buổi tan mẹ về...
Các bà Mẹ Việt Nam (Chống Pháp)

Em bé liên lạc chủ động, tự tin

Ai về thăm mẹ quê ta

Chú bé loắt choắt

Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm...

Cái xắc xinh xinh

Bầm ơi có rét không bầm!

Cái chân thoăn thoắt

Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn…

Cái đầu nghênh nghênh


 Việt Bắc không chỉ là bài ca ca ngợi vẻ đẹp của con người kháng chiến mà còn
là khúc hát của tình yêu quê hương đất nước.

Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!
Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt
Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát
Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca...
(Ta đi tới)
3. GIÓ LỘNG (1955 – 1961)
a. Hoàn cảnh
Được sáng tác từ năm 1955 đến năm 1961 gồm 24 bài thơ sang tác trong thời kì miền
Bắc xây dựng cuộc sống mới con người mới, đi lên CNXH.
b. Nội dung (Phân tích kĩ ở câu sau)

 Gió lộng – khúc ca xây dựng cuộc sống mới, con người mới trên miền Bắc
XHCN
 Gió lộng – tiếng thét đau thương, căm thù, giục gọi chiến đấu
4. RA TRẬN (1962 – 1971)
a. Hoàn cảnh
Ra trận được sáng tác từ 1962 – 1971, gồm 31 bài thơ được sáng tác trong giai đoạn cả
dân tộc đang ra sức kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
b. Nội dung

 Ra trận – không khí sục sôi của cả dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến
chống đế quốc Mỹ
Vì sao, hỡi miền Nam yêu dấu
Người không hề tiếc máu hy sinh?


Vì sao, hỡi miền Nam chiến đấu
Người hiên ngang không chịu cúi mình ?

 Vẻ đẹp con người Việt Nam đánh Mĩ

Mẹ Việt Nam anh hùng
Mẹ rằng: Cứu nước, mình chờ chi ai?
Chẳng bằng con gái, con trai Sáu mươi
còn một chút tài đò đưa

Anh bộ đội – chàng Thạch Sanh của thế
kỉ XX
Hoan hô anh Giải phóng quân
Kính chào Anh con người đẹp nhất!

Tàu bay hắn bắn sớm trưa

Lịch sử hôn Anh, chàng trai chân đất

Thì tui cứ việc nắng mưa đưa đò

Sống hiên ngang: bất khuất trên đời
Như Thạch Sanh của thế kỷ hai mươi

Chị du kích

Những con người đã làm nên lịch sử

O du kích nhỏ giương cao súng

Chào cô dân quân vai sung tay cày

Thằng Mỹ lênh khênh bước cúi đầu

Chân lội bùn, mơ hạ máy bay!


Ra thế! To gan hơn béo bụng

Chào các cụ Bạch đầu quân trồng cây
chống Mỹ

Anh hùng đâu cứ phải mày râu

Chào các mẹ già run tay vá may cho
chiến sĩ
Chào các em, những đồng chí của tương
lai
 Hình tượng Bác Hồ
5. MÁU VÀ HOA (1971 – 1977)
- Bài thơ được sáng tác trong giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ, gồm 13
bài.
- Máu và Hoa là một bản tổng kết bằng thơ về con đường cách mạng Việt Nam: một lịch
sử gian lao nhiều “máu” nhất và cũng nhiều “hoa” nhất.
6. MỘT TIẾNG ĐỜN (1979 – 1992)


- Tập thơ được sáng tác trong bối cảnh xã hội có nhiều biến động, hiện thực bộn bề nhiều
mặt phải trái, tốt xấu lẫn lộn, long người chao đảo.
- Một tiếng đờn ẩn chứa những vấn đề của thực tế xã hội có cả niềm vui nỗi buồn. Trong
tập thơ này người ta thấy Tố Hữu hiện lên là một con người chân thành, gần gũi với con
người thế sự.
7. TA VỚI TA (1993 – 2000)
- Tập thơ được sáng tác trong những năm cuối thế kỉ XX, khi mà xã hội diễn ra nhiều
biến động lớn lao, những chuẩn mực về lí tưởng đạo đức dược đưa ra, xem xét và kiểm
chứng lại.

- Trong dòng biến động ấy, nhà thơ với điểm nhìn sang suốt và bình tĩnh, đã chọn trên
dòng biến động của cuộc đời phần ổn định
+ Đầu tiên, đó là vấn đề chân lí của Chủ nghĩa Mác Lê nin – chân lí thời đại mà nhân dân
ta chọn đúng.
+ Thứ hai, tác giả không thuyết lí chung mà tìm về với nguồn mạch của truyền thống dân
tộc qua những câu chuyện lịch sử hay chuyến hành hương về với những mảnh đất, con
người đã hi sinh cho cách mạng.
- Ngoài ra, Ta với ta còn là sự thẩm định, khẳng định lại chính mình của hồn thơ Tố Hữu.
Nó biểu thị sự “thấu hiểu tình đời, lẽ đời của một tâm hồn thơ đẹp, giàu nhân bản”
III. PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT
1. Tố Hữu – nhà thơ cách mạng – nhà thơ trữ tình chính trị
- Cảm hứng lịch sử - dân tộc: Khởi nguồn cảm hứng cho sự ra đời của các bài thơ, tập
thơ hầu như đều là từ những biến cố lịch sử dân tộc, của cách mạng.
VD: 7 tập thơ của Tố Hữu gắn bó với các chặng đường cách mạng của dân
tộc.
- Thơ Tố Hữu thể hiện một lí tưởng lớn, một lẽ sống lớn và một tình cảm lớn
+ Lí tưởng lớn: lí tưởng vô sản đấu tranh giải phóng dân tộc, giành lại cơm no, áo ấm
cho nhân dân lao động
VD: Từ ấy “băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời”; “mặt trời chân lí chói qua tim”
+ Lẽ sống lớn: lẽ sống chiến đấu của người chiến sĩ cho quần chúng nhân dân lao khổ


VD: Trong các tập thơ Việt Bắc, Ra trận, Máu và hoa đều thấy rõ (Trên đã phân
tích)
+ Tình cảm lớn:
 Tình yêu thương đồng loại đối với những kiếp người lao khổ, tình thương yêu
đồng bào, đồng chí trong những năm tháng chiến đấu và xây dựng.
VD: Từ ấy là tình yêu đồng bào với kiếp sống cần lao, cảm thông với thân phận
hẩm hiu, bất hạnh: đứa bé mồ côi, chị vú em,…
 Tình yêu quê hương đất nước: đau đớn khi quê hương bị giặc tàn phá + tự hào về

quê hương tươi đẹp.
 Tình cảm lớn còn thể hiện ở tiếng nói ân tình thủy chung giữa người ở lại – người
ra đi, người đang sống với nhau
VD: Việt Bắc, Theo chân Bác
=> Hạn chế: khô khan, hình thức, khẩu hiệu ở một số câu thơ
2. Thơ Tố Hữu mang khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn
- Tính sử thi: mỗi tập thơ, bài thơ của Tố Hữu đều gắn liền với một sự kiện chính trị có ý
nghĩa lịch sử, ý nghĩa dân tộc.
1. Đề tài: đề tài chiến tranh bảo vệ quyền lợi cộng đồng. Các sự kiện, biến cố mang tính
kì vĩ, liên quan đến vận mệnh của cả cộng đồng.
2. Chủ đề: đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân, Tổ quốc,
truyền thống.
3. Nhân vật mang tính sử thi: đó là những nhân vật đại diện cho phẩm chất dân tộc, mang
tầm vóc lịch sử và thời đại
4. Giọng điệu: ngợi ca, khẳng định, cổ vũ nhân dân.
5. Xung đột: ta >< địch
6. Lập trường tư tưởng: thể hiện lợi ích dân tộc, lợi ích cộng đồng.
7. Cảm hứng sử thi: cảm hứng dân tộc, cảm hứng lịch sử.
- Tính lãng mạn


+ Giọng điệu say mê
+ Hướng vận động: từ hiện tại -> tương lai; gian khổ -> chiến thắng
=> Hạn chế: Sự nhận thức chưa toàn diện, đôi khi rơi vào sự đơn giản, một chiều: vì yêu
cầu của cuộc chiến nên thơ TH dung để khích lệ, động viên, phản ánh khí thế của dân tộc
nên dường như những góc tối của cuộc chiến, xã hội chưa có trong thơ ông.
3. Thơ Tố Hữu mang giọng điệu tâm tình ngọt ngào thương mến
- Cơ sở nảy sinh giọng điệu này chính là 4 yếu tố (Phân tích bên dưới)
+ Quê hương
+ Gia đình

+ Tâm hồn nhà thơ
+ Quan niệm: thơ là tiếng nói đồng ý, đồng chí, đồng tình
- Biểu hiện
+ Luôn có một đối tượng cụ thể để tâm tư, chia sẻ, trò truyện,… Những con người này
luôn có quan hệ ruột thịt với nhà thơ
Vd: Trước CM: những con người bất hạnh; Sau CM: Lãnh tụ, người mẹ,…
+ Lời mời chào, cách xưng hô, những tiếng gọi tha thiết đối với quê hương đất nước,
đồng bào, đồng chí; lối xưng hô đặc biệt
VD: Bầm ơi! Anh vệ quốc quân ơi! Tổ quốc ta ơi,…
4. Thơ TH đậm đà tính dân tộc
- Nội dung: đề cập đến những vấn đề của dân tộc; thể hiện được tâm tư, tình cảm, khát
vọng của con người Việt Nam.
- Hình thức
+ Các thể thơ truyền thống (lục bát, ngũ ngôn, thất ngôn)
+ Lối nói, lối nghĩ gần gũi, ngôn ngữ giản dị, mộc mạc
+ Thủ pháp nghệ thuật quen thuộc (so sánh, ẩn dụ, ví von)
+ Giàu tính nhạc 



IV. CÁC CÂU HỎI CẦN LƯU Ý
Câu 1: Các yếu tố ảnh hưởng đến hồn thơ Tố Hữu
a. Yếu tố quê hương
- Huế không chỉ có thiên nhiên thơ mộng mà nơi đây còn nổi tiếng với một vùng văn hóa
phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc
+ Thiên nhiên: sông Hương núi Ngự huyền ảo, thơ mộng, đậm chất trữ tình. Cảnh sắc xứ
Huế mộng mơ, trầm lắng.
+ Văn hóa: nơi đây là một vùng văn hóa đặc sắc
 Văn hóa vật thể: cung đình Huế với kiến trúc độc đáo.
 Văn hóa phi vật thể: những câu ca, điệu hò, nhã nhạc cung đình, lễ hội,…

- Quê hương ảnh hưởng không nhỏ thúc đẩy sự phát triển hồn thơ Tố Hữu với âm hưởng
trữ tình đậm đà tính dân tộc.
- Biểu hiện: sử dụng thành công các thể thơ dân tộc: lục bát, thơ bảy chữ, ngôn ngữ gần
gũi với nhân dân lao động, giàu nhạc điệu.
b. Yếu tố gia đình
- TH sinh ra trong gia đình nhà nho nghèo
+ Ông thân sinh là nhà nho tuy không đỗ đạt và phải chật vật kiếm sống nhưng lại thích
sưu tầm ca dao, dân ca. TH đã được cha dạy làm thơ từ nhỏ.
+ Mẹ ông cũng là người thuộc nhiều ca dao, dân ca xứ Huế. Ông được nuôi dưỡng bằng
nguồn sữa mẹ và lớn lên bằng câu ca điệu hò.
- Biểu hiện: thơ ông mang đậm âm hưởng trữ tình ngọt ngào, giọng điệu tâm tình ngọt
ngào. (Thể hiện qua những cách gọi, xưng hô than thiết: mình ta, Bác ơi,…)
=>Quê hương và gia đình đã góp phần không nhỏ cho việc hình thành hồn thơ Tố Hữu,
làm cho hồn thơ ông sớm bộc lộ và một tài năng đã ra đời.
c. Yếu tố bản thân
TH mồ côi mẹ sớm (năm 12 tuổi) nên ông rất dễ đồng cảm với những số phận bất hạnh.
Do đó thơ ông thường nồng nhiệt, sôi nổi, dễ rung động.


Câu 2: Giải thích “Từ ấy là tiếng nói của một tâm hồn trẻ trung giàu lòng yêu thương
trước cuộc đời bất công ngang trái”
* Giải thích: “Từ ấy là tiếng nói của một tâm hồn trẻ trung giàu lòng yêu thương trước
cuộc đời bất công ngang trái” vì
- Đây là tập thơ sáng tác năm 1937 – 1946 là chặng đường đầu 10 năm thơ Tố Hữu. Tập
thơ gồm 3 phần: Máu lửa, Xiềng xích, Giải phóng ứng với ba chặng đường hoạt động của
người thanh niên cách mạng Tố Hữu. Tập thơ mở đầu sự nghiệp sáng tác khi ông vừa
tròn 18 tuổi.
- Vì là tập thơ đầu tiên được sáng tác khi ông còn rất trẻ lại trong hoàn cảnh đặc biệt (mồ
côi mẹ từ năm 12 tuổi, lớn lên bị đuổi học, đi làm gia sư, ông được chứng kiến nhiều
cảnh đời, nhiều số phận) nên nó chính là tiếng nói của một tâm hồn trẻ trung giàu lòng

yêu thương, sự đồng cảm đối với những cảnh đời ngang trái éo le.
* Chứng minh
- Từ ấy là tiếng nói của một tâm hồn trẻ trung: được giác ngộ lí tưởng cách mạng từ
khi còn rất trẻ, Tố Hữu đã đánh dấu sự kiện ấy bằng những câu thơ đầy trẻ trung, nhiệt
huyết, sôi nổi
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Đâu những ngày xưa, tôi nhớ tôi

Mặt trời chân lí chói qua tim…

Băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời

- Từ ấy là tiếng nói của tâm hồn giàu lòng yêu thương trước cuộc đời bất công
ngang trái. Tố Hữu đồng cảm sâu sắc với những thân phận bé nhỏ như
+ Những đứa trẻ mất cha, mất mẹ
Con chim non không tổ

Hai đứa cùng đau khổ

Trẻ mồ côi không nhà

Cùng vất vưởng bê tha

+ Đứa bé đi ở bị mắng chửi
Đứa vui sướng là đứa con nhà chủ
Và đứa buồn con mụ ở làm thuê
+ Ông già làm vườn vất vả, đau khổ



Như cái kiếp ăn mày

Quần rách giơ tuốt cả!

Ngồi ăn trong góc xó

Lạnh thì nằm chòng queo

Buồn thiu như con chó

Trơ trụi như con mèo

Áo rách chẳng ai may

Không có vài tấm rạ! (Lão đầy tớ)

+ Chị vú em: thể hiện thấu đáo sâu sắc tấm lòng một người mẹ, phải để lại con thơ ở nhà
đi làm vú nuôi con người, tấm lòng người mẹ thì đau đáu nhớ về con
Nàng nhớ con nằm trong tổ lạnh

Biết đâu trong những giờ hiu quạnh

Không chăn, không nệm ấm, không màn

Nó gọi tên nàng tiếng đã khan!

Đây đều là những con người có thật ngoài đời được Tố Hữu đưa vào trong thơ tạo thành
“cả một xã hội thu nhỏ những người cần lao ở bên tôi, quanh tôi”
Câu 2: Hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ trong tập thơ Việt Bắc
1. Nguồn gốc xuất thân: từ nhân dân mà ra, là những người nông dân chân chất,

mộc mạc, chăm chỉ, họ là người “nông dân mặc áo lính”
Đôi bộ áo quần nâu

Tôi ở Vĩnh Yên lên

Đã âm thầm thương mến

Anh trên Sơn Cốt xuống
(Cá nước)

Quê hương anh đó gió
sương mù
Và rú rừng đây của
chiến khu (Lên Tây bắc)

2. Đặc điểm: các anh ra trận mang theo tình cảm, tình yêu, và nỗi nhớ về quê hương,
gia đình, người thân
+ Nhớ quê hương, gia đình
Xa xôi đầu xóm tre xanh

Cháu ngoan cháu ngủ đi nhe

Có bà ru cháu nằm khoanh lòng giã:

Mẹ mày ra chợ bán chè bán rau

"Cháu ơi cháu lớn vái bà

Bố đi đánh giặc còn lâu


Bố mày đi đánh giặc xa chưa về

Mẹ mày cày cấy ruộng sâu tối ngày"


+ Nỗi nhớ mẹ
Ai về thăm mẹ quê ta
Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm...
Bầm ơi có rét không bầm!
Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn
Chính nỗi nhớ mong này đã tạo thêm sức mạnh cho anh vượt qua khó khan và chiến
đấu dũng cảm với quân thù
3. Vẻ đẹp của người lính trong chiến đấu
- Sự khó khăn, gian khổ trong chiến đấu
Nhớ khi giặc đến giặc lùng

Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi,

Rừng cây núi đá ta cùng đánh tây

ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt

Núi giăng thành lũy sắt dày

Máu trộn bùn non

Rừng che bộ đội rừng vây quân thù

(Hoan hô chiến sĩ ĐB)


-

Sự chiến đấu dũng cảm với kẻ thù

Những đồng chí thân chôn làm giá súng

Nát thân, nhắm mắt, còn ôm...

Đầu bịt lỗ châu mai

Những bàn tay xẻ núi lăn bom

Băng mình qua núi thép gai

Nhất định mở đường cho xe ta

Ào ào vũ bão,

lên chiến trường tiếp viện

Những đồng chí chèn lưng cứu pháo
-

Sự tin tưởng, lạc quan vào tương lai tất thắng
Dốc Pha Đin, chị gánh anh thồ
Đèo Lũng Lô, anh hò chị hát
Dù bom đạn xương tan, thịt nát
Không sờn lòng, không tiếc tuổi xanh...



4. Thái độ của tác giả: trân trọng, ngợi ca
Rất đẹp hình anh lúc nắng
chiều
Bóng dài lên đỉnh dốc
cheo leo
Núi không đè nổi vai vươn
tới

Lá nguỵ trang reo với gió
đèo

Giọt giọt mồ hôi rơi
Trên má anh vàng nghệ
Anh vệ quốc quân ơi

Sao mà yêu anh thế!
(Cá nước)

Hoan hô chiến sĩ Điện
Biên
Hoan hô đồng chí Võ
Nguyên Gíap

Câu 3: Phân tích tính sử thi của tập thơ Việt Bắc
+ Đề tài: chiến tranh bảo vệ quyền lợi cộng đồng. Các sự kiện, biến cố mang tính kì vĩ,
liên quan đến vận mệnh của cả cộng đồng.
+ Chủ đề: đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân, Tổ quốc,
truyền thống.
+ Nhân vật mang tính sử thi: những nhân vật đại diện cho phẩm chất dân tộc, mang tầm
vóc lịch sử và thời đại

+ Giọng điệu: ngợi ca, khẳng định, cổ vũ nhân dân
+ Xung đột: ta >< địch
+ Lập trường tư tưởng: thể hiện lợi ích dân tộc, lợi ích cộng đồng.
+ Cảm hứng sử thi: cảm hứng dân tộc, cảm hứng lịch sử.
Chứng minh
(1)- Việt Bắc đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân
Việt Bắc như một cuốn nhật kí ghi lại cuộc kháng chiến chống Pháp trường kì của dân
tộc.
(Xem lại phần chứng minh ở Việt Bắc – cuốn nhật kí kháng chiến)
(2)- Việt Bắc, khắc họa và ca ngợi những nhân vật, những con người kháng chiến


VD: Anh vệ quốc, chị dân công, các bà mẹ, các em bé giao lien, lãnh tụ kháng
chiến (Xem lại bên trên đã lấy ví dụ)
(3)- Cảm hứng chủ đạo trong Việt Bắc còn là cảm hứng ngợi ca
+ Ngợi ca những con người kháng chiến,
+ Khúc hát tình yêu quê hương đất nước
 Đau đớn, xót xa khi đất nước bị giày xéo
Cỏ ngập đồng khô mờ lối cũ
Tan hoang làng cháy khói căm thù (Lên Tây bắc)
 Tự hào thiên nhiên đất nước tươi đẹp: Việt Bắc, Ta đi tới
Câu 4: Tính dân tộc trong bài Việt Bắc
- Đề tài: quê hương, đất nước, kháng chiến
- Chủ đề: bài ca tình nghĩa thủy chung của những con người cách mạng
- Nội dung
+ Việt Bắc khắc họa cuộc kháng chiến đầy gian khổ, khó khăn và hi sinh nhưng cũng đầy
vinh quang của dân tộc
+ Việt Bắc vẽ nên hình ảnh quê hương chiến khu đẹp đẽ, giàu tình nghĩa.
- Nghệ thuật
+ Thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc

+ Lối đối đáp dân gian: mình – ta tạo sự gắn bó thân thiết giữa những chiến sĩ, TƯ Đảng,
đồng bào cách mạng.
+ Điệp khúc nhớ thương kéo dài miên man từ khổ này đến khổ thơ khác
+ Giọng thơ thủ thỉ, ngọt ngào như lời tâm tình.


Câu 5: Tại sao nói “Gió lộng là tiếng nói yêu thương, căm thù khát vọng chiến đấu”
 Gió lộng là tiếng nói yêu thương vì nó là một khúc ca xây dựng cuộc sống
mới, con người mới trên miền Bắc XHCN (sáng tác từ 1955 – 1961)
- Nhân dân miền Bắc bắt tay vào thời kì xây dựng bằng sự chắt chiu
Dọn tí phân rơi, nhặt từng ngọn lá
Mỗi hòn than, mẩu sắt, cân ngô
Ta nâng nui gom góp, dựng cơ đồ
- Sự đổi thay của cuộc sống mới đang diễn ra từng ngày, từng giờ trên miền Bắc. Tất cả
khao khát chinh phục rừng vàng, biển bạc
Thơ ta ơi! Hãy cất cao tiếng hát

Mùa thu đó, đã bắt đầu trái ngọt

Ca ngợi trăm lần Tổ quốc chúng ta

Và bắt đầu nở rộ những vườn hoa

- Xây dựng cuộc sống mới phải bắt đầu từ con người: con người phải biết đặt mình trong
mối quan hệ với đồng bào, đồng chí
Con ong làm mật yêu hoa

Con người muốn sống con ơi

Con cá bơi yêu nước, con chim ca yêu

trời

Phải yêu đồng chí, yêu người anh em

Biết ơn các thế hệ đi trước đã hi sinh thầm lặng. Gió lộng là tiếng nói ân tình thủy
chung giữa con người với con người, giữa xưa và nay
 Gió lộng, là tiếng thét đau thương, căm thù, giục gọi chiến đấu.
- Đó là tiếng thét đau thương khi quân thù giày xéo quê hương xứ sở
Lửa chiến tranh nay đã tắt rồi
Mà lòng ta vẫn cháy không nguôi
Mẹ ơi dưới đất còn chua xót
Những tiếng giày đinh đạp núi đồi!
(Quê mẹ)


- Nỗi đau xót ấy biến thành những tiếng thét căm thù mãnh liệt đối với bọn Mĩ – Diệm 
thúc giục hồn thơ Tố Hữu nói riêng và cả dân tộc ta nói chung đứng lên chiến đấu.
Bọn cướp Mỹ với phường đĩ Diệm

Hãy nghe tiếng của nghìn cái xác

Phải ngừng tay gian hiểm sát nhân!

Không chịu chết, vạch trời kêu tội ác

Bắc – Nam ruột thịt tay chân

(Thù muôn đời muôn kiếp không tan)

Nước non không thể chia phân một

ngày!

Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
K giết được em người con gái anh hùng

(Chị là người mẹ)

Câu 6: Hình tượng Bác Hồ trong tập Ra trận
Câu 7: Ý nghĩa nhan đề tập thơ Máu và Hoa
- Máu và hoa là tập thơ sang tác trong khoảng thời gian 1971 – 1977, nhan đề máu và hoa
gợi lên một sự liên tưởng của một bản tổng kết bằng thơ về con đường cách mạng Việt
Nam. Một chặng đường lịch sử gian lao nhiều máu nhất và cũng nhiều hoa nhất.
- Máu
+ Máu xương của những kiếp đời nô lệ mà dân tộc ta đã đổ xuống dưới chế độ thực dân –
đế quốc
+ Máu của các chiến sĩ đã ngã xuống trong các nhà lao và chiến trường.
- Hoa
+ Vẻ đẹp của những con người làm nên chiến thắng
+ Là vẻ đẹp của lương tâm, nhân phẩm con người Việt Nam
Chúng muốn đốt ta thành tro bụi
Ta hoá vàng nhân phẩm, lương tâm
Chúng muốn ta bán mình ô nhục
Ta làm sen thơm ngát giữa đầm.
+ Là vẻ đẹp của cuộc đời, của riêng ta và của cả nhân loại hôm nay và mai sau


Không có nỗi đau nào của riêng ai
Của chung nhân loại chiến công này
Việt Nam ơi máu và hoa ấy
Có đủ mai sau thắm những ngày

=>Máu và hoa là một bảng tổng kết 50 năm máu đỏ thành hoa đã tổng kết hành trình của
dân tộc trên con đường máu và hoa suốt nửa vòng thế kỉ

NGUYỄN TUÂN (1910 – 1987)
I. SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC
1. TRƯỚC CÁCH MẠNG
a. Thời kì đầu
- Ông thử bút với nhiều thể loại thơ truyện kí, chủ yếu là theo bút pháp cổ điển
 Các sáng tác này không để lại tiếng vamg nhưng nó tạo tiền đề chi sự hình thành văn
chương NT với tinh thần hoài cổ, nhân vật tài hoa và lối viết cầu kì.
VD: Giang hồ hành…
- Tiếp đó, ông chuyển sang bút pháp hiện thực trào phúng
VD: Một vụ bắt rượu lậu…
b. Các đề tài chính
1.1. Đề tài xê dịch
- Lí do chọn đề tài
+ Do cá tính của Nguyễn Tuân thích xê dịch, thích ngao du, tự do phóng túng
+ Nguyễn Tuân muốn khám phá, thay đổi thực đơn cho giác quan, khám phá những cái
mới lạ
+ Để chạy trốn thực tại (Cuộc đời tù túng, bế tắc)


- Nội dung
+ Là những trang viết tài hoa ghi lại chân thực, tinh tế những cảnh sắc thiên nhiên phong
vị đất nước với những nét độc đáo khác nhau ở nhiều vùng quê trên đất nước
+ Thể hiện cái tôi xê dịch, hưởng lạc
VD: Một chuyến đi, Thiếu quê hương
1.2. Đề tài hoài cổ
- Lí do lựa chọn đề tài
Chạy trốn thực tạo, phủ nhận xã hội thực tại quay về với quá khứ vàng son

- Nội dung:
+ Ca ngợi những vẻ đẹp trong quá khứ, chạy trốn trong hoài niệm, thế giới đã lụi tàn, tìm
giải thoát cho chính mình.
+ Ý nghĩa: trân trọng những giá trị đời sống cổ truyền
- Hạn chế: chưa gắn bó với thực tế, nghệ thuật vị nghệ thuật
Chén trà trong sương sớm: cụ Ấm nghiện trà tàu, cụ nhấm nháp chén trà buổi sớm
mai với tất cả nghi lễ thiêng liêng, công phu từ cách đón tiếp, đun nước, pha trà
đến chọn giờ uống, chọn bạn trà “chưa bao giờ ông già này dám cẩu thả trong cái
thú chơi thanh đạm…”
Những chiếc ấm đất: Cụ Sáu nghiện trà tàu nhưng chỉ uống trà với nước giếng của
chùa Đồi Mai. Ông sạt nghiệp cũng chỉ vì cái thú uống trà ấy, không đi đâu xa
được cũng chỉ vì cái thú uống trà ấy
Hương Cuội: cụ Kép làng Mọc chăm chút cho mấy chậu hoa lan một cách cầu kì.
Lói uống rượu thưởng hoa của cụ với mấy người bạn già cũng câu kì, công phu:
khi cuộc rượu bắt đầu, mở lồng bàn ra cho mùi hoa lan tỏa khắp nơi. Các cụ vừa
uống vừa ngâm thơ.
1.3. Đề tài trụy lạc
- Lí do chọn đề tài
+ Sau khi ra tù, ông rơi vào tình trạng bất đắc chí với cuộc đời  rơi vào bế tắc


+ Lao vào cuộc sống trụy lạc để thoát ly, chạy trốn thực tại xã hội.
+ Muốn tỏ thái độ với đời, một cách phản ứng với xã hội: con người không ai muốn trụy
lạc nhưng do hoàn cảnh xã hội xô đẩy
+ Cách thoát li xê dịch và hoài cổ không giải quyết được  chuyển sang đời sống trụy lạc
- Nội dung: Thể hiện một tâm trạng khủng hoảng không có lối thoát phải lao vào cuộc
sống trụy lạc để tiêu sầu, quên đi nỗi cô đơn trống trải
Phóng sự Ngọn đèn dầu lạc và Tàn đèn dầu lạc viết về tình cảnh và tâm trạng của
những người nghiện thuốc phiện. Tác giả đã lí giải những hành vi tâm địa thấp hèn
như nói xấu nhau, dối trá lừa lọc, ích kỉ đến độ trăng trợn của những kẻ nghiện

hút. Nguyễn Tuân miêu tả những cảnh huống và tâm trạng ấy một cách sinh động,
với giọng văn tài hoa và khinh bạc.
Chiếc lư đồng mắt cua là kỷ vật do ông Thông Phu, một công chức bỏ việc mở
quán ả đào, để lại cho người kể chuyện xưng ''tôi'' có thể hiểu là Nguyễn Tuân.
Nhưng đó chỉ là cái cớ, giống như một thứ đồ vật có chức năng kích hoạt ký ức,
khiến tác giả nhớ lại những gì mình từng trải qua trong cuộc đời gắn chặt với
những món ăn chơi, nhất là hát ả đào và hút thuốc phiện. Nguyễn Tuân thuật lại vô
số câu chuyện trong xóm Bình Khang, nhưng ta thấy nổi bật lên không phải cảm
giác về sự chơi bời, trác táng, mà là nỗi buồn thê lương. Đó không phải nỗi buồn
do cảm thấy tội lỗi, mà là nỗi buồn của một con người đã cam tâm buông thả đến
tận đáy của vực thẳm rồi từ đó quay trở về
- Sự khác nhau giữa Nguyễn Tuân và các tác giả khác cùng viết về đời sống trụy lạc
(Vũ Trọng Phụng, Tam Lang)
+ Nguyễn Tuân không miêu tả trụy lạc theo 1trường phái nào
 Các nhà văn HTPP: mô tả nó như một thứ tệ nạn;
 Các nhà văn theo trường phái tự nhiên chủ nghĩa mô tả nó để nhằm khêu gợi sự tò
mò hoặc thi vị hóa nó thành bay bổng.
+ Nguyễn Tuân viết về đề tài này như một lời thú tội về quãng đời ăn chơi, lêu lổng.
+ Qua đề tài này, ông muốn nói không phải bản thân ông trụy lạc mà do tâm trạng con
người bị khủng hoảng không có lối thoát đành lao vào cuộc sống trụy lạc để tiêu sầu, để
quên đi nỗi cô đơn và sự trống trải của mình.
1.4. Đề tài yêu ngôn


Tác phẩm Chùa đàn
2. SAU CÁCH MẠNG
2.1. Những năm kháng chiến chống Pháp
CMT8 thành công đã đem lại cho NT niềm vui lớn. Ông say mê với “ánh sáng trắng vừa
được giải phóng”. Hiện thực CM và đời sống kháng chiến đã giúp cho các nhà văn tư sản
đi theo cách mạng nói chung và NT nói riêng có điều kiện để “lột xác”

Đường vui, cuộc chuyển biến tư tưởng của Nguyên Tuân là kết quả của một
chuyến đi dài của nhà văn. Tinh thần chủ đạo của Đường vui là tình cảm của nhà
văn hòa với tình cảm dân tộc, là lòng căm thù giặc trên lập trường kháng chiến, là
tiếng cười châm biếm, khinh bạc, sắc lạnh quất vào bọn thực dân.
Tình chiến dịch là cuộc hành quân của NT cùng với những người lính vượt núi
băng rừng, nó cho thấy nhà văn đã thâm nhập vào cuộc sống chiến đấu của quân
và dân trong kháng chiến.
2.2. Những năm hòa bình lập lại ở miền Bắc
Tác phẩm Sông Đà
- Sự cảm nhận tinh tế của nhà văn về cảnh sắc miền Tây hoang sơ, mĩ lệ
- Sự khám phá chất vàng mười trong tâm hồn những con người tài hoa, nghệ sĩ (Sự tài
hoa nghệ sĩ giờ đây không chỉ dừng lại ở những người làm nghệ thuật mà ở tất cả mọi
người, miễn là vẻ đẹp của họ, hành động của họ đạt đến độ tài hoa, siêu phàm)
2.3. Những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước
Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ngòi bút NT lại phát huy sức mạnh
và nó tỏ ra sắc sảo, có trách nhiệm. Ông nghiên cứu kẻ thù tỉ mỉ nghiêm túc để tung ra
miếng đòn chính xác, đánh thẳng vào quân thù
Tập tùy bút "Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi" trong lần in đầu gồm cả thảy 11 bài, nội
dung cơ bản đề cập tới cuộc đối đầu của quân dân Hà Nội với không lực Mỹ
Bài tùy bút "Đèn điện phố phường Hà Nội vui sáng hơn bất cứ lúc nào" đã phơi
mở cho chúng ta thấy chính sách nhân đạo của Nhà nước Việt Nam trong việc đối
xử với tù binh nói chung và với cá nhân Thiếu tá phi công John McCain nói riêng.
Nội dung chủ yếu xoay quanh cuộc thẩm vấn của lão nhà văn với một phi công
Mỹ - tức Thượng nghị sĩ John McCain hiện nay, người vào năm 2008 từng là ứng


viên Tổng thống Mỹ Trong bài tùy bút, Nguyễn Tuân gọi McCain theo cách ông
phiên âm ra tiếng Việt là Mích Kên. Ông kể, khi ông đến để "hỏi chuyện" Mích
Kên, bác sĩ đã dặn ông là Mích Kên còn mệt, cần cho an dưỡng nên bớt cho ông ta
những câu hỏi hóc búa, chưa nên để Mích Kên "phải động não suy nghĩ nhiều". Và

nhà văn già "tôn trọng lời dặn của bác sĩ, tôi đành tạm cất đi mấy câu đó" (tức mấy
câu phỏng vấn "chát chúa"). Khi Mích Kên ngỏ ý "Xin ông một điếu thuốc lá", thì
nhà văn lớn của Việt Nam trực tiếp cắm thuốc và bật diêm cho Mích Kên hút.
Theo mô tả của Nguyễn Tuân thì hành động của ông đã khiến viên phi công Mỹ
phải nhiều lần nghển đầu cảm ơn. Cũng tại cuộc "chất vấn" này, Nguyễn Tuân đã
nói cho Mích Kên hay, việc ông ta còn sống sau lần máy bay bị bắn hạ không phải
vì "Chúa Trời nào đã cứu sống anh đâu mà chính là vì những người dân Hà Nội
chân chính đó đã hết sức tôn trọng phép nước đối với tù binh Mỹ bị bắt sống".
Theo phân tích của Nguyễn Tuân, những người bơi ra vớt Mích Kên ở hồ
Trúc Bạch hôm ấy hoàn toàn có thể giết chết ông ta vì họ từng là nạn nhân của
bom đạn Mỹ. Cuối buổi trò chuyện, Mích Kên thổ lộ "Có lẽ sau này tôi sẽ xin đi
làm quản lý ở một công ty nào" và "Tôi là một người đang thấy cần phải có hòa
bình và mong chiến tranh kết thúc". Ra về, Nguyễn Tuân đã để cả chỗ thuốc lá còn
lại cho Mích Kên.
2.4. Những năm nước nhà hoàn toàn thống nhất
Cảnh sắc và hương vị đất nước
- Là một tập hợp các tác phẩm viết về phong cảnh quê hương đất nước như Cô Tô,
Núi Tản và những nét đặc biệt trong văn hóa ẩm thực người Việt như giò lụa, cốm,
phở,...
- Một trong những dấu ấn hội tụ, thể hiện sự tài hoa, uyên bác của Nguyễn Tuân
II. PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT
PCNT của Nguyễn Tuân gói gọn trong một chữ “ngông”
- Đó là sự khinh đời, khác đời nhưng trên cơ sở nhân cách tài năng hơn đời.
- Ngông vừa có màu sắc cổ điển vừa có màu sắc hiện đại
+ Cổ điển vì nó tiếp thu truyền thống bất đắc chí của các nhà Nho không gặp thời như
Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Tản Đà và trực tiếp là ông thân sinh ra NT là cụ Tú Lan.


+ Hiện đại vì nó tiếp thu triết lí sâu sắc của Nit – sơ, Gi – đơ và những tư tưởng cá nhân
nổi loạn khác của văn học phương Tây.

- Ngông được thể hiện ở 3 nét chính
1. Tài hoa (Cái tài được biểu lộ ra ngoài)
- Ông là nhà văn có “nhỡn quan duy mĩ” (cách nhình thấy cái đẹp)
+ Luôn nhìn sự vật ở phương diện thẩm mĩ
+ Luôn nhìn con người ơ phương diện tài hoa nghệ sĩ
- Cái đẹp trong ngôn từ: dù là những từ ngữ bình thường nhất đi vào trang văn của
Nguyễn Tuân cũng mang một sắc màu riêng
2. Uyên bác (hiểu biết sâu rộng)
- Ngôn từ giàu chất tạo hình, gợi nhiều liên tưởng
- Khám phá, phát hiện ra điều kì diệu ẩn chứa bên trong sự vật hiện tượng
VD: Nhân vật quản ngục
- Nhìn sự vật bằng con mắt của nhiều ngành nghệ thuật khác nhau
3. Phóng túng (buông thả, không gò bó, phóng khoáng yêu tự do sáng tạo)
- Khát khao khám phá những điều mới lạ. Ông quan niệm “Tôi muốn mỗi ngày trong
cuộc sống của tôi phải cho tôi cái say sưa của rượu tối tân hôn” (Một lá thư không gửi)
- Không chấp nhận những gì yên ổn mực thước
- Sự lựa chọn thể tài: tùy bút (tùy bút mà viết, tùy cảm xúc mà viết)
III. CÁC CÂU HỎI CẦN LƯU Ý
Câu 1: Các yếu tố ảnh hưởng đến phong cách Nguyễn Tuân
- Gia đình
+ Yếu tố văn hóa gia đình: là gia đình có truyền thống văn hóa, học hành
+ Người cha: là cụ Tú Lan, nho sĩ già cuối mùa. Nguyễn Tuân chịu ảnh hưởng lớn từ cá
tính của ông.


- Môi trường sống
+ Ông được sống trong nền văn hóa cổ truyền của dân tộc => đề tài hoài cổ
+ Ông được sống ở nhiều nơi => dấu ấn trong văn chương ở đề tài xê dịch
+ Khi ra tù rơi vào bế tắc => đề tài trụy lạc
+ CMT8 thành vông đã biến ông thành nhà văn của cách mạng.

- Con người
+ Có cá tính độc đáo, thích cuộc sống tự do
+ Là một trí thức yêu nước và giàu lòng tự trọng, tinh thần dân tộc
+ Là người tài hoa uyên bác, am hiểu nhiều ngành nghệ thuật, có ý thức đề cao cái tôi cá
nhân và có trách nhiệm với nghề nghiệp.
Câu 2: Vì sao SGK lớp 12 Ngữ văn cho rằng “Nguyễn Tuân là một trí thức giàu lòng
yêu nước và tinh thần dân tộc” ?
* Giải thích
- Trong các sáng tác của ông đều gắn bó với đất nước, con người Việt Nam,về những giá
trị văn hóa cổ truyền của dân tộc.
- Thể hiện tinh thần yêu nước
* Biểu hiện
- Viết về những phong cảnh đẹp của quê hương đất nước
Nguyễn Tuân đã có những trang viết tài hoa ghi lại chân thực, tinh tế những cảnh sắc
thiên nhiên, phong vị đất nước với nhưng nét độc đáo khác nhau ở nhiều vùng quê trên
đất nước
VD: Một chuyến đi, Thiếu quê hương, Cô Tô…
- Trong các sáng tác của NT luôn gắn bó với những giá trị văn hóa truyền thống của
dân tộc
+ Văn hóa uống trà, thưởng hoa, chơi chữ, làm đèn,… (Vang bóng một thời)
+ Văn hóa ẩm thực: phở, cốm, giò lụa,…


×