Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

ĐÁNH GIÁ kết QUẢ và một số yếu tố ẢNH HƯỞNG đến HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG và LOẠI TRỪ sốt rét TỈNH đăk lắk GIAI đoạn 2014 – 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 81 trang )

i

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

HOÀNG HẢI PHÚC

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG VÀ LOẠI TRỪ SỐT RÉT
TỈNH ĐĂK LẮK GIAI ĐOẠN 2014 – 2018
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN
CHUYÊN KHOA II - TỔ CHỨC QUẢN LÍ Y TẾ
MÃ SỐ: 62.72.76.05

HÀ NỘI, 2018


ii

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

HOÀNG HẢI PHÚC

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG VÀ LOẠI TRỪ SỐT RÉT
TỈNH ĐĂK LẮK GIAI ĐOẠN 2014 – 2018

LUẬN VĂN CK II TỔ CHỨC QUẢN LÝ Y TẾ
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 62.72.76.05


HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. PHẠM TRÍ DŨNG

HÀ NỘI, 2018


iii

LỜI CẢM ƠN

Hoàng Hải Phúc


iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BNSR

: Bệnh nhân sốt rét

CBYT

: Cán bộ y tế

CSSK

: Chăm sóc sức khỏe

CT


: Côn trùng

DSBV

: Dân số bảo vệ

DSC

: Dân số chung

DTSR

: Dịch tễ sốt rét

GDSK

: Giáo dục sức khỏe

KHV

: Kính hiển vi

KST

: Ký sinh trùng

PCSR

: Phòng chống sốt rét


SR

: Sốt rét

SRLH

: Sốt rét lưu hành

SRAT

: Sốt rét ác tính

WHO

: World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)

XNV

: Xét nghiệm viên

YTDP

: Y tế dự phòng


v

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... iv

DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................... viii
ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .................................................................4
1.1. Sơ lược về lịch sử phát hiện bệnh sốt rét .................................................................... 4
1.2. Khái niệm bệnh sốt rét ................................................................................................ 4
1.3. Tình hình bệnh sốt rét và phòng chống sốt rét hiện nay trên Thế giới ....................... 4
1.3.1. Giai đoạn phòng chống sốt rét tích cực ............................................................... 5
1.3.2. Giai đoạn tiền loại trừ sốt rét .............................................................................. 5
1.3.3. Giai đoạn loại trừ sốt rét ..................................................................................... 5
1.3.4. Giai đoạn đề phòng sốt rét quay trở lại ............................................................... 5
1.4. Tình hình bệnh sốt rét và phòng chống sốt rét hiện nay tại Việt Nam ....................... 7
1.5. Tình hình phòng chống bệnh sốt rét hiện nay tại Đắk Lắk ......................................... 9
1.6. Một số nội dung về giám sát ca bệnh sốt rét ............................................................ 10
1.6.1. Giám sát và quản lý ca bệnh sốt rét trong giai đoạn loại trừ sốt rét................. 10
1.6.2. Một số khái niệm về giám sát bệnh sốt rét trong giai đoạn loại trừ sốt rét....... 11
1.6.3. Ca bệnh sốt rét và cách điều tra ca bệnh .......................................................... 12
1.6.4. Chẩn đoán bệnh sốt rét theo hướng dẫn của Bộ Y tế hiện nay .......................... 14
1.7. Một số nghiên cứu về sốt rét ..................................................................................... 16
1.7.1. Nghiên cứu trên thế giới .................................................................................... 16
1.7.2. Nghiên cứu trên tại Việt Nam ............................................................................ 17

KHUNG LÍ THUYẾT ĐÁNH GIÁ ..........................................................................23
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG SỐT RÉT .........................................23
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................24
2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................... 24
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 24
2.1.1.1. Nghiên cứu định lượng ................................................................................... 24
2.1.1.1. Nghiên cứu định tính....................................................................................... 24



vi

2.1.2. Đối tượng loại trừ .............................................................................................. 25
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................................................ 25
2.2.1 Thời gian ............................................................................................................. 25
2.2.2. Địa điểm ............................................................................................................. 25
2.3. Thiết kế nghiên cứu và phương pháp chọn mẫu ....................................................... 25
2.4. Nội dung nghiên cứu ................................................................................................. 25
2.4.1. Quản lý chương trình ......................................................................................... 25
2.4.2. Chuyên môn kỹ thuật phòng chống sốt rét ......................................................... 25
2.4.3. Truyền thông giáo dục sức khỏe ........................................................................ 26
2.4.4. Phối hợp liên ngành trong phòng chống sốt rét ................................................ 26
2.4.5. Đầu tư cho chương trình phòng chống sốt rét ................................................... 26
2.5. Phương pháp chọn mẫu ............................................................................................ 26
2.5.1. Cỡ mẫu nghiên cứu định lượng ......................................................................... 26
2.5.2. Cỡ mẫu nghiên cứu định tính............................................................................. 26
2.6. Phương pháp xây dựng bộ công cụ và thu thập số liệu ............................................ 26
2.6.1. Công cụ nghiên cứu ........................................................................................... 26
2.6.2. Thu thập số liệu.................................................................................................. 27
2.7. Phương pháp phân tích số liệu .................................................................................. 27
2.8. Các biến số nghiên cứu ............................................................................................. 28
2.8.1. Phương pháp xác định các biến số nghiên cứu ................................................. 28
2.8.2. Các biến số nghiên cứu ...................................................................................... 28
2.9. Đạo đức nghiên cứu .................................................................................................. 30
2.10. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục ........................................ 31

Chương 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................32
3.1. Thông tin chung ........................................................................................................ 32
3.1.1.Tình hình nhân lực tại 15 Trung tâm y tế huyện ................................................. 32
3.1.2. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ......................................................... 33

3.2. Đánh giá tình hình sốt rét giai đoạn 2014 – 2018 ..................................................... 34
3.3. Đánh giá chất lượng điều trị và quản lý bệnh nhân sốt rét ....................................... 36
3.4. Đánh giá các biện pháp phòng chống véc tơ ............................................................ 39
3.5. Đánh giá công tác đào tạo ......................................................................................... 40
3.6. Đánh giá truyền thông giáo dục sức khỏe ................................................................. 40


vii

3.7. Sự phối hợp liên ngành trong phòng chống sốt rét ................................................... 40
3.8. Đầu tư nguồn lực trong công tác phòng chống sốt rét giai đoạn 2014 - 2018 .......... 41
3.9. Ý kiến của lãnh đạo SYT và các bên liên quan về CT PCSR................................... 42
3.10. Đánh giá các chỉ tiêu so với kết quả thực hiện giai đoạn 2014 - 2018 ................... 43
3.10.1. Đánh giá chỉ tiêu mắc sốt rét/1000 dân ........................................................... 43
3.10.2. Quản lý chương trình và cơ chế phối hợp tại tuyến huyện .............................. 43
3.10.3. Đánh giá chuyên môn kỹ thuật tuyến huyện .................................................... 45
3.2. Một số yếu tố thuận lợi khó khăn ............................................................................. 49
3.2.1. Thuận lợi ............................................................................................................ 49
3.2.2. Khó khăn ............................................................................................................ 49

Chương 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN...........................................................................50
DỰ KIẾN KẾT LUẬN .............................................................................................51
DỰ KIẾN KHUYẾN NGHỊ .....................................................................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................53
Tiếng Việt ........................................................................................................................ 53
Tiếng Anh ........................................................................................................................ 55

PHỤ LỤC ..................................................................................................................56
PHỤ LỤC 1: ..............................................................................................................56
KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU ............................................................56

PHỤ LỤC 2: ..............................................................................................................57
DỰ TRÙ KINH PHÍ NGHIÊN CỨU .......................................................................57
PHỤ LỤC 3: ..............................................................................................................58
PHIẾU ĐIỀU TRA ...................................................................................................58
PHỤ LỤC 4: ..............................................................................................................64
HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU .........................................................................64
PHỤ LỤC 5: ..............................................................................................................66
PHỤ LỤC 6: ..............................................................................................................68
PHỤ LỤC 7: ..............................................................................................................70


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Tình hình tử vong do sốt rét ở các khu vực trên thế giới [22]....................... 6
Bảng 1.2: Tình hình bệnh nhân từ giai đoạn 2014 – 2018............................................. 9
Bảng 1.3: Tình hình bệnh nhân giai đoạn 2014 – 2018 ............................................... 10
Bảng 3.1: Nhân lực chung của 15 trung tâm y tế huyện .............................................. 32
Bảng 3.2: Trình độ cán bộ chuyên trách làm công tác phòng chống sốt rét ................ 33
Bảng 3.3: Trình độ Kỹ thuật viên xét nghiệm ............................................................. 33
Bảng 3.4: Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu .................................................. 33
Bảng 3.5: Tình hình sốt rét toàn tỉnh giai đoạn 2014 - 2018 ....................................... 34
Bảng 3.6: Tình hình bệnh nhân từ năm 2014 - 2018 ................................................... 34
Bảng 3.7: Tình hình bệnh nhân SR theo địa phương (huyện) ..................................... 35
Bảng 3.8: Tình hình KST SR theo địa phương (huyện) .............................................. 35
Bảng 3.9: Tỷ lệ BNSR được điều trị trong vòng 24 giờ .............................................. 36
Bảng 3.10: BNSR được xét nghiệm có kết quả trong vòng 24 giờ ............................. 37
Bảng 3.11: Tỷ lệ BNSR điều trị đúng phác đồ ........................................................... 38
Bảng 3.12: Phát hiện lam máu toàn tỉnh giai đoạn 2014 - 2018 .................................. 38
Bảng 3.13: Số liều thuốc sốt rét sử dụng toàn tỉnh 2014 - 2018 .................................. 39

Bảng 3.1.4: Kết quả phòng chống véc tơ toàn quốc 2014 - 2018 ................................ 39
Bảng 3.15: Trung bình số lớp đào giai đoạn 2014 - 2018 .......................................... 40
Bảng 3.16: Công tác truyền thông trên thông tin đại chúng ........................................ 40
Bảng 3.17: Phối hợp ban, ngành trong PCSR .............................................................. 40
Bảng 3.18: Phối hợp ban, ngành trong công tác truyền thông GDSK tỉnh.................. 41
Bảng 3.19: Kinh phí Chương trình Quốc gia PCSR giai đoạn 2014 - 2018 ................ 41
Bảng 3.20: Kinh phí Chương trình cấp cho tỉnh, giai đoạn 2014 - 2018 ..................... 41
Bảng 3.21: Kinh phí cho truyền thông PCSR , giai đoạn 2014 - 2018 ....................... 42
Bảng 3.22: Kinh phí địa phương cấp cho PCSR ......................................................... 42
Bảng 3.23: Ý kiến của lãnh đạo về đầu tư nguồn lực ................................................. 42
Chương trình đáp ứng nhu cầu PCSR .......................................................................... 42
Bảng 3.24: Đánh giá chỉ tiêu mắc sốt rét/1.000 dân toàn tỉnh ..................................... 43
Bảng 3.25: Nhân viên y tế xã/1.000 dân số chung tại 15 huyện 2014 – 2018 ............. 43
Bảng 3.26: Phối hợp ban, ngành trong PCSR của các huyện điều tra ......................... 44


ix

Bảng 3.27: Ban chỉ đạo CSSK nhân dân/ban chỉ đạo .................................................. 44
phòng chống sốt rét cấp huyện .................................................................................... 44
Bảng 3.28: Tỷ lệ huyện xét nghiệm máu cho người có sốt và nghi ngờ sốt rét .......... 45
Bảng 3.29: Số lượng và chất lượng điểm kính hiển vi năm 2018 .............................. 45
Bảng 3.30: Hoạt động điểm kính xét nghiệm sốt rét tại xã năm 2018......................... 46
Bảng 3.31: Xét nghiệm viên điểm kính được đào tạo tập huấn và kỹ năng soi kính tại
các huyện đánh giá năm 2018 ...................................................................................... 47
Bảng 3.32: Tỷ lệ trang thiết bị xét nghiệm tại điểm kính hiển vi xã 2018 (%) ........... 48


x


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh sốt rét (SR) là bệnh dịch nguy hiểm là gánh nặng bệnh tật đối với sức
khỏe, tính mạng của con người, tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế, văn hóa
của người dân và của quốc gia. Do vậy, phòng chống bệnh SR phải được coi là một
nhiệm vụ trọng tâm và lâu dài không chỉ riêng của ngành Y tế mà cũng là nhiệm vụ
của các cấp ủy đảng. chính quyền địa phương.
Bệnh SR hiện nay vẫn còn là một vấn đề sức khoẻ lớn trên Thế giới nói
chung và tại Việt Nam nói riêng. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO),
khoảng 40% dân số Thế giới hiện nay đang sống trong vùng có nguy cơ mắc sốt rét.
Hàng năm có hơn 1 triệu người chết do sốt rét và khoảng 500 triệu người mắc sốt
rét.
Ở Việt Nam đã có chương trình thanh toán sốt rét ở miền Bắc từ năm 1958,
mở rộng ra cả nước từ năm 1976 và đã đạt được nhiều thành tích to lớn. Từ năm
1992 công tác phòng chống sốt rét đã được sự quan tâm đầu tư to lớn về các nguồn
lực của Đảng, Nhà nước và các cấp Chính quyền địa phương và được coi là một
trong những ưu tiên của ngành y tế. Hiện nay, Chương trình phòng chống sốt rét
(PCSR) đã trở thành một Dự án trong Chương trình mục tiêu Quốc gia phòng chống
bệnh xã hội và bệnh dịch nguy hiểm. Trong hơn 10 năm qua, nhờ áp dụng có hiệu
quả các biện pháp phòng và điều trị bệnh, Chương trình PCSR Quốc gia đã đạt
được những kết quả to lớn trong việc giảm chết, giảm mắc và giảm dịch do sốt rét.
Đánh giá kết quả PCSR sau 10 năm triển khai (1991 - 2000) nhận thấy bệnh nhân
sốt rét (BNSR) giảm 73,15 %; chết do sốt rét giảm 96,80 %; dịch sốt rét giảm 98,60
%. Trong 5 năm PCSR tiếp theo (2001 – 2005) bệnh nhân sốt rét (BNSR) giảm
69,0%; chết do sốt rét giảm 87,80 %; nhưng dịch sốt rét lại tăng 3 vụ.
Sốt rét tuy đã giảm nhưng nguy cơ quay trở lại còn lớn, tình hình sốt rét ở

nhiều vùng, nhiều địa phương của Việt Nam hiện nay vẫn chưa ổn định như khu
vực Miền trung – Tây Nguyên, bệnh sốt rét vẫn còn là một trong những bệnh có ảnh
hưởng lớn tới sức khoẻ và đời sống kinh tế-xã hội của nhân dân. Đối tượng chịu


2

nhiều tác động của bệnh là những người sống ở vùng sâu, vùng xa, người đi rừng,
ngủ rẫy. Đặc biệt là những người dân sống ở vùng biên giới giữa Việt Nam với Lào
và Campuchia, nơi đại bộ phận là những người dân nghèo làm ăn, sinh sống.
Tình hình bệnh sốt rét tại tỉnh Đắk Lắk hiện nay vẫn còn cao và diễn biến
phức tạp. Theo kết quả phân vùng dịch tễ sốt rét năm 2014 của Viện Sốt rét-Ký sinh
trùng-Côn trùng Trung ương, tỉnh Đắk Lắk có 158 xã (85,86%) vẫn thuộc vùng sốt
rét lưu hành với 79,39% dân số thuộc vùng SRLH. Theo báo cáo PCSR năm 2014,
toàn tỉnh có 2.295 BNSR với 1.913 trường hợp có KSTSR (+), tỷ lệ mắc SR/1.000
dân số chung là 1,24 và tỷ lệ KSTSR/1.000 dân số chung là 1,04 (cao thứ 6 trong
63 tỉnh).
Để đạt được mục tiêu giảm chết, giảm mắc, khống chế dịch sốt rét, phát triển
và xây dựng các yếu tố bền vững, cần có định hướng ưu tiên tìm kiếm các giải pháp
thích hợp cho những vùng sốt rét ở mức lưu hành cao của tỉnh là rất cần thiết. Mặc
dù, đã có một số nghiên cứu về bệnh sốt rét, nhưng các nghiên cứu đó chưa đầy đủ
hoặc chỉ đề cập một vài khía cạnh về các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình sốt rét của
tỉnh. Để không chế tiến tới loại trừ sốt rét trên phạm vi toàn tỉnh vào năm 2025 mà
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt và cam kết với TCYTTG thì mục đích chính là
đánh giá hoạt dộng quản lý của chương trình phòng chống sốt rét trong nhưng năm
qua như thế nào? Có những yếu tố thuận lợi và khó khăn trở ngại trong PCSR hay
không? Giải pháp thực hiện trong thời gian tới ra sao? Xuất phát từ thực tế đó,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Đánh giá kết quả và một số yếu tố ảnh hưởng đến
hoạt động phòng chống và loại trừ sốt rét tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2014 - 2018”.



3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Đánh giá kết quả hoạt động phòng chống sốt rét tỉnh Đắk Lắk giai đoạn
2014 - 2018.
2. Phân tích một số yếu tố thuận lợi và khó khăn trong việc triển khai thực
hiện hoạt động phòng chống sốt rét tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2014 - 2018.


4

Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Sơ lược về lịch sử phát hiện bệnh sốt rét
Bệnh sốt rét đã được nói đến từ 4.000 năm trước, nhưng được Hippocrate mô
tả cách đây 2500 năm [16]. Đến năm 1881, Laveran mới phát hiện tác nhân gây
bệnh trong máu bệnh nhân gọi là KSTSR. Liên tục những năm sau đó: Năm 1890
Grassi và Feletti phát hiện Plasmodium vivax (P. vivax ); năm 1897 Welch phát hiện
ra Plasmodium falciparum (P. falciparum) và đến năm 1922 Stephens tìm ra
Plasmodium ovale (P. ovale). Năm 1891 Romanovsky tìm ra phương pháp nhuộm
Giemsa để phát hiện KSTSR trên tiêu bản máu. Năm 1891đến năm 1897 Ronal
Ross chứng minh sự phát triển của KSTSR trong cơ thể muỗi. Năm 1934, Raffaele
cùng Garnham (1948) đã mô tả đầy đủ giai đoạn phát triển trong hồng cầu của
KSTSR. Năm 1976, Trager và Jensen thành công trong việc nuôi cấy P.falciparum
trên in vitro, mở ra triển vọng nghiên cứu vacxin phòng bệnh sốt rét trong tương lai
[17].
1.2. Khái niệm bệnh sốt rét
Bệnh sốt rét là bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng Plasmodium ở người gây
nên. Bệnh lây theo đường máu, chủ yếu là do muỗi Anopheles truyền. Có 5 loài ký
sinh trùng sốt rét gây bệnh cho người: Plasmodium falciparum, Plasmodium vivax,

Plasmodium malariae,Plasmodium ovale và Plasmodium knowlesi [2].
1.3. Tình hình bệnh sốt rét và phòng chống sốt rét hiện nay trên Thế giới
Hơn 35 năm sau khi phải từ bỏ những nỗ lực tiêu diệt bệnh sốt rét trên toàn
thế giới, loại trừ bệnh sốt rét lại là chủ đề nổi bật trong chương trình nghị sự của sức
khỏe toàn cầu. Trong những năm gần đây rất nhiều nước có vùng sốt rét lưu hành
thấp và vừa đã quyết định loại trừ bệnh sốt rét trên toàn lãnh thổ. Tổ chức Y tế thế
giới đã xây dựng Chiến lược toàn cầu phòng chống và loại trừ SR [19]. Chiến lược
gồm 4 giai đoạn, không có giới hạn thời gian cho từng giai đoạn mà căn cứ vào tỷ lệ
bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng SR trên dân số vùng SRLH. Các giai đoạn loại trừ
sốt rét gồm có 4 giai đoạn.


5

1.3.1. Giai đoạn phòng chống sốt rét tích cực
Là giai đoạn mà sự lưu hành của sốt rét ở mức độ cao, với tỷ lệ ký sinh
trùng/lam có sốt > 5%, các biện pháp phòng chống SR cần được triển khai tích cực
để giảm nhanh số mắc và tử vong.
1.3.2. Giai đoạn tiền loại trừ sốt rét
Là giai đoạn với tỷ lệ ký sinh trùng/lam có sốt <5% tương đương với dưới 5
ký sinh trùng/1.000 dân trong vùng SR lưu hành, đánh giá thông qua thu thập sốliệu
điều tra tại đỉnh của mùa truyền bệnh. Giai đoạn này cần tiếp tục triển khai các biện
pháp phòng chống SR tích cực làm giảm tỷ lệ tử vong do SR. Đơn vịxét công nhận
tiền loại trừ là cấp huyện với dân số tương đương 100.000 dân.
1.3.3. Giai đoạn loại trừ sốt rét
Là giai đoạn giảm tỷ lệ ký sinh trùng SR nội địa xuống <1/1.000 dân số vùng
SR lưu hành, đánh giá thông qua thu thập số liệu điều tra tại đỉnh của mùa truyền
bệnh. Giai đoạn loại trừ SR thực hiện đến khi tỷ lệ ký sinh trùng SR bằng không,
không phát hiện được trường hợp SR mới nào lan truyền tại địa phương thì chuyển
sang giai đoạn đề phòng SR quay trở lại.

1.3.4. Giai đoạn đề phòng sốt rét quay trở lại
Củng cố và duy trì tỷ lệ ký sinh trùng SR nội địa bằng không. Sau 3 năm duy
trì được tỷ lệ này sẽ xem xét, kiểm tra để công nhận loại trừ sốt rét dựa theo các quy
định của WHO.
Theo báo cáo của WHO, năm 2017 có 91 Quốc gia trên Thế giới có sốt rét
lưu hành, ước tính có khoảng 3 tỷ người có nguy cơ mắc sốt rét. Trong năm 2016,
ước tính có 216 triệu trường hợp mắc sốt rét tăng 5 triệu trường hợp so với năm
2015. Có 15 quốc gia chiếm 80% tổng số trường hợp mắc sốt rét trên toàn Thế giới
đặc biệt: Nigeria chiếm 27%, Congo chiếm 10%, Ấn Độ chiếm 6%, Mozambique
chiếm 4% [22].
Năm 2016, có 5 quốc gia: Afghanistan, Ethiopia, Ấn Độ, Indonesia và
Pakistan có số ký sinh trùng sốt rét P.vivax chiếm tới 85% số P.vivax trên toàn cầu
[22].


6

Bảng 1.1: Tình hình tử vong do sốt rét ở các khu vực trên thế giới [22]
TT

Khu vực

2012

2013

2014

2015


2016

1

Châu Phi

445.000

430.000

423.000

407.000

409.000

2

Địa Trung Hải

7.700

7.800

7.800

8.200

7.600


3

Châu Mỹ

630

620

420

650

450

4

Đông Nam Á

29.000

22.000

25.000

27.000

26.000

4.000


4.300

2.900

3.300

2.600

486.330

464.720

459.120

446.150

445.650

5

Tây Thái Bình
Dương
Tổng

Năm 2016, trên toàn Thế giới có 445.650 trường hợp tử vong do sốt rét,
giảm 0,11% so với năm 2015. Năm 2016, các khu vực Địa Trung Hải, Châu Mỹ,
Đông Nam Á, Tây Thái Bình Dương có số tử vong tăng giảm. Tuy nhiên, khu vực
Châu Phi có số tử vong tăng so với năm 2015.
Các biện pháp phòng chống sốt rét được tiếp tục thực hiện và cải thiện. Sử
dụng màn tẩm và phun tồn lưu vẫn là 2 biện pháp phòng chống véc tơ hiệu quả. Từ

năm 2014 đến 2016, có 582 triệu màn tẩm hóa chất tồn lưu dài được cung cấp trên
toàn Thế giới, trong đó có 505 triệu màn được cấp tại khu vực Châu Phi, tỷ lệ dân
số ngủ màn tẩm hóa chất tồn lưu dài tăng từ 27% năm 2010 lên 58% năm 2016 tại
khu vực Châu Phi.
Năm 2016, dân số nguy cơ được bảo vệ bằng biện pháp phun tồn lưu giảm
trên toàn cầu từ 5,8% trong năm 2010 xuống còn 2,9%. Số người được bảo vệ bằng
biện pháp phun tồn lưu trong năm 2010 là 180 triệu trên toàn cầu, giảm xuống còn
khoảng 100 triệu vào năm 2016. Khu vực châu Phi số người có nguy cơ cao nhất
được bảo vệ bằng biện pháp này, nhưng cũng có mức giảm lớn nhất so với các khu
vực khác từ 80 triệu trong năm 2010 xuống còn 45 triệu năm 2016.
Năm 2016, kinh phí đầu tư cho phòng chống và loại trừ sốt rét ước tính
khoảng 2,7 tỷ Đô la Mỹ, đạt 41% so với mục tiêu đầu tư, nếu xu hướng đầu tư
không tăng đến năm 2020 thì mục tiêu phòng chống và loại trừ sốt rét không đạt


7

được. Đóng góp đầu tư của Chính phủ các nước cho Chương trình Phòng chống sốt
rét của các nước đạt 0,8 tỷ Đô la Mỹ, chiếm 29,6% tổng kinh phí. Mặc dù từ năm
2010, kinh phí đầu tư cho sốt rét của các nước tương đối ổn định, tuy nhiên với tình
hình sốt rét có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây số kinh phí đầu tư này
không đủ cho tất cả hoạt động phòng chống và loại trừ sốt rét [22].
1.4. Tình hình bệnh sốt rét và phòng chống sốt rét hiện nay tại Việt Nam
Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo và đầu tư của Nhà nước
với sự nỗ lực của cả hệ thống từ trung Ương đến địa phương, công tác phòng chống
sốt rét ở nước ta đã đạt được các kết quả đáng kể đó là tỷ lệ mắc và tử vong do sốt
rét liên tục giảm qua hàng năm. Tính đến năm 2017, tỷ lệ mắc sốt rét dưới
0,27/1.000 dân số chung; tỷ lệ tử vong do sốt rét dưới 0,02/100.000 dân số chung,
đảm bảo độ bao phủ đạt trên 90% dân số sống trong vùng sốt rét lưu hành vừa và
nặng được bảo vệ bằng biện pháp phun hóa chất và tẩm màn. Thực hiện phun, tẩm

bổ sung cho các vùng có nguy cơ gia tăng sốt rét, vùng có sốt rét kháng thuốc và sốt
rét nặng. Tổng dân số bảo vệ bằng hóa chất năm 2017 là 2.747.000 lượt người.
Trong đó: Bảo vệ bằng phun hóa chất: 802.500 lượt người; Bảo vệ bằng tẩm màn:
1.944.500 lượt người; Số lam xét nghiệm phát hiện ký sinh trùng sốt rét: 2.261.500
lam; Kinh phí từ nguồn ngân sách trung ương cấp cho Dự án phòng chống sốt rét
năm 2017 là 67,1 tỷ đồng [22].
Năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược quốc gia phòng
chống và loại trừ bệnh sốt rét giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030”,
gồm có các nội dung chính: Đảm bảo người dân được tiếp cận các dịch vụ chẩn
đoán sốt rét; Đảm bảo diện bao phủ của các biện pháp phòng chống cho toàn bộ
người dân có nguy cơ mắc sốt rét; Nâng cao tối đa việc sử dụng các dịch vụ phòng
chống sốt rét; Nâng cao năng lực hệ thống giám sát dịch tễ và đáp ứng phòng chống
sốt rét; Loại trừ sốt rét tại các huyện, tỉnh có SR lưu hành nhẹ [18].
Kết quả thực hiện phòng chống và loại trừ sốt rét trên toàn quốc 12 tháng
năm 2017 so sánh với cùng kỳ năm 2016 cho thấy: Số bệnh nhân sốt rét toàn quốc
giảm 19,48% (8.411/10.446 bệnh nhân); Số ca tử vong do sốt rét tăng 3 trường hợp


8

(6/3); Bệnh nhân sốt rét ác tính tăng 42,3% (37/26 bệnh nhân); Ký sinh trùng sốt rét
tăng 9,3% (4.548/4.161 trường hợp); Tỷ lệ ký sinh trùng sốt rét trên 1.000 dân tăng
5,16%. Không có dịch sốt rét xảy ra [22].
Số bệnh nhân sốt rét và ký sinh trùng sốt rét năm 2017 giảm so với trung
bình 5 năm 2012 - 2016. Năm 2012 có số bệnh nhân sốt rét cao nhất là 26.058 bệnh
nhân. Sau đó số lượng bệnh nhân bắt đầu giảm dần hàng năm xuống còn 8.411 bệnh
nhân năm 2017, giảm 80,76% so với năm 2012 [22].
Xu hướng sốt rét trong năm 2017 có sự thay đổi so với giai đoạn 2012 2016. BNSR của năm 2017 thấp nhất vào tháng 1 và cao nhất vào tháng 12 trong
khi giai đoạn 2012 - 2016 thường thấp nhất vào các tháng 2, 3, 4 và cao nhất vào
các tháng 9 - 12. So với cùng kỳ năm 2016, BNSR năm 2017 giảm ở 9 tháng đầu

năm và tăng vào 3 tháng cuối năm 2017, đạt đỉnh vào tháng 12 với số bệnh nhân là
1.043 trường hợp [22].
Số tử vong do bệnh sốt rét hàng năm giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2011 ở
ngưỡng cao (14 - 27 trường hợp), cao nhất là năm 2009 với 27 trường hợp. Trong 6
năm gần đây số tử vong do sốt rét ở ngưỡng dưới 10 trường hợp (3 - 8 trường hợp)
do công tác phát hiện và điều trị đã được tăng cường, bên cạnh can thiệp bằng phun
tồn lưu và tẩm màn hóa chất cũng như việc cung cấp màn tẩm hóa chất tồn lưu dài
đã được chú trọng ở các quần thể nguy cơ trong vùng sốt rét lưu hành. Số tử vong
do sốt rét trong năm 2017 tăng 3 trường hợp so với năm 2016 (6/3). Trong đó, có 3
trường hợp tử vong do sốt rét xảy ra ở những tỉnh thuộc vùng sốt rét lưu hành nhẹ
và không có sốt rét trong những năm gần đây, 3 trường hợp còn lại xảy ra tại vùng
sốt rét lưu hành nặng nhưng công tác phát hiện vẫn chưa được kịp thời. Điều đó cho
thấy việc duy trì giám sát, phát hiện và điều trị tại tất cả các tuyến là hết sức cần
thiết và phải được thực hiện thường xuyên [22].
Ngày 11 tháng 11 năm 2014, Bộ Y tế có quyết định số 4717/QĐ-BYT về
việc ban hành kế hoạch hành động phòng chống bệnh sốt rét giai đoạn 2015 -2020
với mục tiêu chung là “Triển khai thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống để
đến năm 2020 đạt tỷ lệ mắc sốt rét dưới 0,15/1.000 dân, tỷ lệ tử vong do sốt rét dưới


9

0,02/100.000 dân; có 40 tỉnh được công nhận loại trừ sốt rét, 15 tỉnh trong giai đoạn
loại trừ sốt rét và 8 tỉnh trong giai đoạn tiền loại trừ sốt rét”. Tỉnh Đắk Lắk nằm
trong danh sách 34 tỉnh triển khai nhằm mục tiêu loại trừ SR đến năm 2020. Một
trong những mục tiêu và chỉ tiêu là: “Đảm bảo để người dân được tiếp cận các dịch
vụ chẩn đoán sớm sốt rét, điều trị kịp thời hiệu quả, an toàn” [1].
1.5. Tình hình phòng chống bệnh sốt rét hiện nay tại Đắk Lắk
Trong những gần đây, số BNSR trên toàn tỉnh nhìn chung đã giảm đáng kể:
năm năm 2014 có 2.295 BNSR, năm 2015 có 1.000 BNSR, năm 2016 có 270

BNSR, năm 2017 có 566 BNSR, năm 2018 786 giảm 13,33% so với 2009, nhưng
diễn biến bệnh sốt rét các năm không ổn định.
Bảng 1.2: Tình hình bệnh nhân từ giai đoạn 2014 – 2018
CHỈ SỐ

2014

2015

2016

2017

2018

Dân số

1847979

1881823

1894833

1936587

1962459

BNSR

2295


1000

270

566

786

BNSR/1.000DSC

1,24

0,53

0,14

0,29

0,4

SRAT

4

2

0

1


0

TVSR

0

1

0

1

0

0,00

0,05

0,00

0,05

1913

779

209

525


TVSR/100.000
DSC
KSTSR

0

768

Tỷ lệ KSTSR/1000 dân giảm dần qua các năm: năm 2014: 1,24, năm 2015:
0,53, năm 2016: 0,14, năm 2017: 0,29; năm 2018 0,4 cơ cấu ký sinh trùng sốt rét
những năm gần đây cũng đã thay đổi đáng kể theo hướng giảm tỷ lệ P.falciparum,
tăng tỷ lệ P.vivax và ký sinh trùng SR phối hợp: Năm 2009, tỷ lệ P.falciparum là
86,23%, tỷ lệ P.vivax là 13,17% và KSTSR phối hợp chỉ có 0,74 % nhưng đến năm
2017: tỷ lệ P.falciparum là 49,35%, tỷ lệ P.vivax là 49,19% và KSTSR phối hợp là


10

1,46 % [20], [21].
Theo thống kê của Viện SR - KST - CT Trung ương, năm 2017 tỉnh Đắk Lắk
có số KSTSR (+) là 525, cao thứ 3 so với cả nước (chỉ sau Bình Phước và Gia Lai)
và tỷ lệ KSTSR/dân số chung là 0,27 đứng vị trí thứ thứ 5 trong số 63 tỉnh/thành
phố.
Bảng 1.3: Tình hình bệnh nhân giai đoạn 2014 – 2018
TT

Năm

Số BNSR


Số KSTSR

Số chết

1

2014

2.295

1.913

0

2

2015

1.000

779

1

3

2016

270


209

0

4

2017

566

525

1

5

2018

786

768

0

Trong kế hoạch hành động phòng chống bệnh sốt rét giai đoạn 2015-2020
của Bộ y tế, tỉnh Đắk Lắk được xếp vào nhóm 34 tỉnh loại trừ bệnh sốt rét vào năm
2020 [1], mặc dù tỷ lệ KSTSR/dân số hiện nay còn khá cao so với các tỉnh khác.
Những khó khăn trong PCSR hiện nay còn rất lớn như dân di biến động lớn, đặc
biệt sốt rét cao ở nhóm đi rừng, ngủ rẫy… Các tỉnh lân cận như Gia Lai, Đắk Nông,

Khánh hòa và cùng biên giới với Campuchia là những tỉnh có sốt rét lưu hành cao,
đã xuất hiện kháng thuốc sốt rét dẫn xuất Artemisinin…
1.6. Một số nội dung về giám sát ca bệnh sốt rét
1.6.1. Giám sát và quản lý ca bệnh sốt rét trong giai đoạn loại trừ sốt rét
- Duy trì hệ thống giám sát về sốt rét từ trung ương đến thôn bản, tại cả cơ sở
y tế nhà nước và tư nhân. Mở rộng triển khai giám sát điểm tại những khu vực trọng
điểm, vùng sốt rét nặng.
- Cung cấp ban đầu kính hiển vi, các trang thiết bị xét nghiệm chẩn đoán sốt
rét cho các điểm kính tại vùng sốt rét lưu hành.
- Duy trì hoạt động các điểm kính hiển vi để kịp thời phát hiện sớm các
trường hợp sốt rét.


11

- Giám sát phát hiện ổ dịch sốt rét để tiến hành xử lý, khống chế kịp thời, kết
hợp với các biện pháp phòng chống véc tơ truyền bệnh.
- Đẩy mạnh phát hiện sốt rét chủ động và thụ động bằng việc lấy lam máu
tìm ký sinh trùng sốt rét.
- Phân tích, dự báo xu hướng của sốt rét và sốt rét kháng thuốc; nâng cao
chất lượng dự báo về tình hình bệnh và nguy cơ dịch sốt rét.
- Quản lý các trường hợp sốt rét, dân cư trong vùng nguy cơ và dân cư di
biến động ở cấp thôn bản, xã phường.
- Thực hiện phối hợp phòng chống sốt rét qua biên giới với các quốc gia láng
giềng.
- Thực hiện giám sát chất lượng thuốc điều trị và qui trình điều trị để đảm
bảo bệnh nhân sốt rét được sử dụng thuốc có chất lượng và điều trị đúng phác đồ.
- Thực hiện thông tin, báo cáo theo quy định về hoạt động phòng chống sốt
rét.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, triển khai quản lý và báo cáo

bằng phần mềm sốt rét tại tất cả các tỉnh, thành phố.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về sốt rét ở tất cả các tuyến.
1.6.2. Một số khái niệm về giám sát bệnh sốt rét trong giai đoạn loại trừ sốt rét
Mục đích của giai đoạn loại trừ là để ngăn chặn lây truyền của bệnh sốt rét
tại địa phương, trái ngược với giai đoạn phòng chống, trong đó mục tiêu là để giảm
số lượng các ca bệnh tới mức độ thấp nhất nhưng không nhất thiết phải cắt đứt lây
truyền tại địa phương.
Mục tiêu của một hệ thống giám sát bệnh sốt rét trong giai đoạn loại trừ là để
phát hiện ca nhiễm sốt rét, cho dù có triệu chứng hay không, và đảm bảo rằng họ
được chữa khỏi hoàn toàn rất sớm, họ không tạo ra ca bệnh thứ phát. Trong thực tế,
các nước thực hiện điều này trong hai giai đoạn:
- Giai đoạn đầu tiên là xác định tất cả các khu vực hay các ổ bệnh có lây
truyền bệnh sốt rét.


12

- Thứ hai, nếu một ổ bệnh lây truyền tại chỗ được phát hiện, những đặc điểm
của lây truyền được chứng minh bằng cách tiến hành điều tra ổ bệnh. Sau đó hoạt
động kiểm soát và giám sát được tăng cường vào ổ bệnh.
Quá trình hai bước này nhằm phát hiện các ca bệnh có triệu chứng được phát
hiện một cách thụ động. Phần lớn mắc sốt rét thường sốt có chu kỳ ở vùng lây
truyền thấp, nơi người dân không có khả năng miễn dịch sốt rét.
Quá trình hai bước này nhằm phát hiện các ca bệnh có triệu chứng được phát
hiện một cách thụ động. Phần lớn mắc sốt rét thường sốt có chu kỳ ở vùng lây
truyền thấp, nơi người dân không có khả năng miễn dịch sốt rét.
Phát hiện ca bệnh thụ động sẽ dẫn đến việc phát hiện hầu hết các trường hợp
mắc sốt rét. Sự hiện diện thường xuyên của nhân viên y tế là cần thiết, tốt cho phát
hiện ca bệnh thụ động tại các ổ bệnh và tốt hơn là thăm khám định kỳ bởi các đội y
tế lưu động.

Phát hiện chủ động ca bệnh là một chiến lược bổ sung có liên quan đến việc
phát hiện các ca mắc SR ở cộng đồng và hộ gia đình trong nhóm dân số được coi là
có nguy cơ cao bởi nhân viên y tế . Phát hiện chủ động ca bệnh luôn được sử dụng
trong điều tra dịch tễ các trường hợp mắc mới và ổ bệnh, giữa các thành viên trong
gia đình, hàng xóm, dân số ổ bệnh,..
1.6.3. Ca bệnh sốt rét và cách điều tra ca bệnh
Ca bệnh sốt rét thường bao gồm cả ca sốt rét lâm sàng và ca xác định mắc sốt
rét. Tuy vậy nhưng trong điều tra ca bệnh sốt rét hay ổ bệnh sốt rét hiện nay thì chỉ
đề cập đến những trường hợp các ca xác định mắc sốt rét hay còn gọi là ca sốt rét có
ký sinh trùng.
Xác định ca mắc sốt rét với các trường hợp có ký sinh trùng sốt rét trong
máu tiến hành bằng xét nghiệm chẩn đoán lam máu nhuộm giemsa, xét nghiệm
chẩn đoán nhanh phát hiện kháng nguyên hoặc kỹ thuật PCR (polymerase chain
reaction). Trong quá trình thu thập kết quả, cần xác định thêm các thông tin cần
thiết để phân loại ca mắc sốt rét theo đường truyền bệnh như:


13

- Ca sốt rét không phải do muỗi truyền mà do truyền máu, tiêm chích hoặc
sốt rét bẩm sinh.
- Ca sốt rét nội địa là ca mắc sốt rét tại chỗ do muỗi truyền bệnh, không có
bằng chứng nào có liên quan trực tiếp đến một ca sốt rét ngoại lai.
- Ca sốt rét ngoại lai là ca mắc sốt rét do muỗi truyền bệnh ở địa phương
khác như tại nước ngoài, tỉnh khác, huyện khác.
- Ca sốt rét thứ phát là ca mắc sốt rét tại chỗ đầu tiên do muỗi truyền bệnh từ
ca sốt rét ngoại lai.
- Ca sốt rét tái phát là ca mắc sốt rét có tiền sử nhiễm sốt rét do ký sinh trùng
Plasmodium vivax hoặc Plasmodium ovale trong vòng 3 năm, không có liên quan
về mặt dịch tễ với vùng sốt rét lân cận gồm tái phát bệnh sốt rét từ ca sốt rét ngoại

lai, từ một ca sốt rét thứ phát hoặc một ca sốt rét nội địa. Trên thực tế nếu không thể
phân biệt được ca sốt rét tái phát với ca sốt rét nội địa ở những vùng có lan truyền
sốt rét tại chỗ và có liên quan về mặt dịch tễ với các ca sốt rét ở vùng chung quanh
thì phải cho là sốt rét mới nhiễm hoặc tái nhiễm.
Việc điều tra ca bệnh là một công việc cần phải được thực hiện thường
xuyên vì chúng có tầm quan trọng đối với công tác phòng chống các bệnh truyền
nhiễm nói chung, trong đó có phòng chống sốt rét.
Mục đích của việc điều tra là quản lý tốt ca bệnh và các yếu tố dịch tễ có liên
quan như: quá trình chẩn đoán tác nhân gây bệnh và hiệu quả điều trị, sự phân bố
bệnh theo thời gian và địa điểm, phương thức lây truyền và khả năng lây truyền
bệnh ở cộng đồng để có cơ sở đề xuất, lựa chọn các biện pháp can thiệp kịp thời và
hiệu quả khi cần thiết. Khi tiến hành điều tra ca bệnh sốt rét, tùy theo cơ sở y tế phát
hiện để thực hiện đủ các nội dung yêu cầu.
Nếu ca bệnh sốt rét được phát hiện tại các cơ sở y tế từ tuyến xã, phường, thị
trấn trở lên thì cán bộ y tế phải khai thác bệnh sử và các yếu tố có liên quan ghi vào
mẫu phiếu điều tra ca bệnh ký sinh trùng sốt rét gồm: những thông tin cá nhân, nơi
phát hiện, triệu chứng khi mắc bệnh, địa điểm xuất hiện triệu chứng đầu tiên, đã ở
đâu 14 ngày trước khi bị sốt nghi sốt rét, ngày xét nghiệm và ngày trả lời kết quả


14

xét nghiệm hoặc test chẩn đoán nhanh, thời gian bắt đầu điều trị, thuốc điều trị và
liều lượng, kết quả điều trị, có làm xét nghiệm khi hết sốt, đã bị mắc sốt rét trước
đây chưa, trong nhà và chung quanh nhà có ai bị mắc sốt rét không, các biện pháp
phòng chống sốt rét tại địa phương, nhận định của các bộ y tế điều tra.
Nếu ca bệnh sốt rét do nhân viên y tế thôn, bản phát hiện và khai báo ca bệnh
thì các bộ y tế xã, phường, thị trấn cần phải tiến hành điều tra ca bệnh theo quy
định: Tổ chức điều tra ca bệnh sốt rét ngay khi có khai báo phát hiện được người
nhiễm sốt rét; thời gian lý tưởng nhất từ 1 đến 2 ngày sau khi nhận được khai báo về

ca bệnh sốt rét. Đến nhà và gặp trực tiếp người bệnh để thu thập các thông tin cần
thiết và ghi vào mẫu phiếu điều tra ca bệnh ký sinh trùng sốt rét với những nội dung
như đã nêu ở trên. Trong nhận định của cán bộ y tế điều tra ghi rõ nơi nhiễm, nguồn
nhiễm, chẩn đoán, kết quả điều trị và yếu tố dịch tễ liên quan như khả năng lây
truyền bệnh sốt rét tại nơi ở và ở thôn, bản, tổ có ca bệnh sốt rét; đồng thời đề xuất
biện pháp can thiệp cần thiết và báo cáo lên tuyến trên. Cần lưu ý triển khai hoạt
động phát hiện bệnh chủ động bằng cách xét nghiệm lam máu hoặc thử test chẩn
đoán nhanh giới hạn cho những người có nguy cơ mắc sốt rét như người sống cùng
nhà với bệnh nhân, người sống ở các nhà chung quanh nhà của bệnh nhân tùy theo
thực tế khi có người mắc sốt rét ở chung quanh nhà bệnh nhân hoặc nhiều người sốt
rét ở cùng thôn, bản, tổ của bệnh nhân nếu thấy cần thiết để phát hiện ca bệnh sốt
rét một cách chủ động và báo cáo đầy đủ kết quả hoạt động phát hiện bệnh chủ
động lên tuyến trên.
1.6.4. Chẩn đoán bệnh sốt rét theo hướng dẫn của Bộ Y tế hiện nay
(Theo quyết định số 4845/QĐ-BYT về hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sốt
rét năm 2016) [2].
1.6.4.1. Về chẩn đoán ca bệnh sốt rét
Trường hợp sốt rét lâm sàng: phải có đủ 4 tiêu chuẩn (khi chưa được xét
nghiệm máu hoặc xét nghiệm chưa tìm thấy ký sinh trùng hoặc chưa có kết quả xét
nghiệm):
(1)- Sốt:


15

- Có triệu chứng điển hình của cơn sốt rét: rét run, sốt và vã mồ hôi.
- Hoặc có triệu chứng không điển hình của cơn sốt rét: sốt không thành cơn
(người bệnh thấy ớn lạnh, gai rét) hoặc sốt cao liên tục, sốt dao động.
- Hoặc có sốt trong 3 ngày gần đây.
(2)- Không tìm thấy các nguyên nhân gây sốt khác.

(3)- Đang ở hoặc đã đến vùng sốt rét lưu hành hoặc có tiền sử mắc sốt rét
gần đây.
(4)- Trong vòng 3 ngày đầu điều trị bằng thuốc sốt rét có đáp ứng tốt.
1.6.4.2. Trường hợp xác định mắc sốt rét
Trường hợp xác định mắc sốt rét là trường hợp có ký sinh trùng sốt rét trong
máu được xác định bằng xét nghiệm lam máu nhuộm giêm sa, xét nghiệm chẩn
đoán nhanh phát hiện kháng nguyên hoặc kỹ thuật PCR.
Các kỹ thuật xét nghiệm xác định ký sinh trùng sốt rét bao gồm:
(1)- Kỹ thuật xét nghiệm lam máu nhuộm giêm sa: là kỹ thuật phổ biến trong
phát hiện ký sinh trùng sốt rét, kết quả ký sinh trùng được trả lời sớm trong vòng 2
giờ, nếu lần đầu xét nghiệm âm tính, mà vẫn còn nghi ngờ người bệnh bị sốt rét, thì
phải xét nghiệm thêm 2 – 3 lần nữa, cách nhau 8 giờ hoặc vào thời điểm người
bệnh đang lên cơn sốt.
(2-) Kỹ thuật xét nghiệm chẩn đoán nhanh phát hiện sốt rét (Rapid
Diagnostic Tests - RDTs): sử dụng trong những trường hợp sau: nơi không có kính
hiển vi; thôn bản cách xa điểm kính hiển vi trên 1 giờ đi bộ; để chẩn đoán nhanh khi
cần thiết. Không sử dụng xét nghiệm phát hiện kháng thể để chẩn đoán xác định
mắc sốt rét.
(3)- Kỹ thuật PCR: kỹ thuật xác định gien của ký sinh trùng sốt rét trong
máu.
1.6.4.3. Các thể lâm sàng
Các thể lâm sàng bệnh sốt rét bao gồm: sốt rét thể thông thường và sốt rét ác
tính.


×