Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Chuyên đề Lí luận văn học phương pháp học môn Ngữ văn (bồi dưỡng học sinh giỏi môn Văn THPT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (389.2 KB, 65 trang )

CHUYÊN ĐỀ 1: LÍ LUẬN VĂN HỌC
PHẦN I: VĂN HỌC – NHÀ VĂN – QUÁ TRÌNH SÁNG TÁC
1) VBVH và Nội dung, hình thức của VBVH: xem tài liệu kèm theo.
2) Giá trị của văn học: xem tài liệu kèm theo.
3) Các kiến thức trọng tâm
- Về khái niệm “văn học”:
+ Khái niệm “văn học” được hiểu theo nghĩa rộng (văn bản ngôn từ được sử dụng một cách
nghệ thuật), nghĩa hẹp (sản phẩm sáng tạo bằng hư cấu, tưởng tượng). Thời trung đại, ranh giới đó
chưa rõ ràng do tính chất “văn – sử - triết bất phân”.
+ VBVH là sự hiện diện của ngôn từ - phương diện kí hiệu của tác phẩm. VBVH chỉ trở
thành TPVH khi có sự tham gia của hoạt động tiếp nhận. Chính vì thế, nếu VBVH – với ngôn từ, kết
cấu, hình tượng là phần ít biến đổi thì TPVH – với tư cách là khách thể thẩm mĩ, là sự thống nhất
hữu cơ giữa văn bản, tiếp nhận và ngữ cảnh thì có sự biến thiên theo lịch sử.
- Về đặc trưng của ngôn từ nghệ thuật: so sánh chất liệu ngôn từ của văn chương với chất liệu
thường được sử dụng trong các ngành nghệ thuật khác như hội họa, âm nhạc, điêu khắc (màu sắc,
âm thanh, đường nét,…) để thấy: ngôn từ và hình tượng ngôn từ không có tính hữu hình trực tiếp,
tính xác thực, tính trực quan mà hiện lên trong trí tưởng tượng của người sáng tác, người tiếp nhận…
- Các chức năng, ý nghĩa giá trị của văn học: chức năng giao tiếp, chức năng giải trí, ý nghĩa tư
tưởng, giá trị thẩm mĩ.
4) Luyện tập
Đề 1: Vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ qua một đoạn thơ (hay bài thơ) tự chọn.
Đề 2: Nói về lao động nghệ thuật, nhà văn Áo Xtê-phan Xvai-gơ gọi đó là “sự giải thoát và
nỗi thống khổ”. Anh chị có đồng tình với ý kiến trên không?
Đề 3: “Văn học là nhân học” (Macxim Gorki)
Đề 4: Thạch Lam có quan niệm về văn chương: “Đối với tôi, văn chương không phải là một
cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên; trái lại, văn chương là một thứ khí giới thanh
cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi 1 cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm
cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn”. Phùng Quán – nhà thơ hiện đại Việt Nam
cũng có câu thơ: “Có những phút ngã lòng / Tôi vịn câu thơ mà đứng dậy”. Từ những điều trên, anh
chị suy nghĩ gì về sức mạnh của văn chương?


1


CHUYÊN ĐỀ 1: LÍ LUẬN VĂN HỌC
PHẦN II: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC
1) Đọc – hiểu VBVH: xem tài liệu kèm theo.
2) Các vấn đề cần chú ý
- Cần nắm chắc phương pháp đọc hiểu theo các bước: đọc hiểu ngôn từ, cấu trúc văn bản, văn
cảnh và ngữ cảnh xã hội, văn hóa, lịch sử…; đọc hiểu hình tượng nghệ thuật; đọc hiểu tư tưởng tình
cảm của tác giả; đọc hiểu và thưởng thức văn học (bước cuối cùng coi như một bước cao nhất,
mang đến cho người đọc những khoái cảm thẩm mĩ).
- Cần nhấn mạnh tính năng động, sáng tạo của người đọc trong hoạt động đọc hiểu nhằm chiếm
lĩnh văn bản.
+ Hiểu đúng mức khái niệm “đồng sáng tạo” cùa người đọc trong mối quan hệ với tác giả.
“Đồng sáng tạo” không có nghĩa là tạo ra một sản phẩm mới, một văn bản mới. Người đọc bằng
hiểu biết, bằng những trải nghiệm của bản thân, cắt nghĩa giải mã những tín hiệu nghệ thuật trong
văn bản, cảm hiểu và đánh giá tư tưởng tình cảm mà tác giả gửi gắm, góp phần nâng cao nhận thức,
tình cảm cho bản thân…
+ Tránh những biểu hiện cực đoan: hoặc máy móc theo những cách hiểu có sẵn, hoặc phủ
nhận hoàn toàn… cần có một thái độ tôn trọng người đi trước, rèn thói quen đối thoại với các cách
hiểu có trước đồng thời thể hiện cá tính của mình tronh khi đọc văn bản văn học.
3) Luyện tập
Đề 1: Anh chị hiểu như thế nào về khái niệm “đồng sáng tạo” trong tiếp nhận văn học? Cho VD
minh họa.
Đề 2: Hãy làm sáng tỏ: VBVH là một “cấu trúc mời gọi”.

2


CHUYÊN ĐỀ 1: LÍ LUẬN VĂN HỌC

PHẦN III: THƠ, TRUYỆN NGẮN, TIỂU THUYẾT, KỊCH
1)
2)
3)
4)
5)

Đọc thơ: xem tài liệu kèm theo.
Đọc tiểu thuyết và truyện ngắn: xem tài liệu kèm theo.
Đọc KBVH: xem tài liệu kèm theo.
Tổng kết phương pháp đọc VBVH: xem tài liệu kèm theo.
Các vấn đề trọng tâm
- Ở mục “Thơ”: chú ý khái niệm “tứ thơ”: “Tứ thơ là hình thức đặc biệt để thể hiện ý thơ”.
- Cần lưu ý về đặc điểm chung của tiểu thuyết, truyện ngắn với tư cách cùng là thể tự sự đồng
thời phân biệt chúng ở các phương diện như lượng, kết cấu…
6) Luyện tập
Đề 1: Phát biểu suy nghĩ của anh chị trước quan niệm về thơ sau của Raxun Gamzatop:
“Có công việc làm, hẳn có lúc ngừng tay
Có cuộc hành trình, phải có mười phút nghỉ
Thơ vừa là nghỉ ngơi, vừa là việc đầy lao lực
Thơ vừa là chỗ dừng chân, vừa là cuộc hành trình

Là công việc tận cùng? Là rãnh rỗi bắt đầu?
Là cuộc hành trình ư? Hay chỉ là chỗ nghỉ
Tôi chỉ biết với tôi, thơ vẫn là hai vế
Rảnh rỗi và việc làm, chỗ nghỉ với hành trình”
Đề 2: Nhà văn Tô Hoài viết: “Truyện ngắn chính là cách cưa lấy một khúc đời sống”. Hãy trình
bày cảm nhận của anh chị về “một khúc đời sống” trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao.
Đề 3: Nghệ thuật tả cảnh, tả tình và sử dụng ngôn ngữ trong bài thơ Câu cá mùa thu của
Nguyễn Khuyến có gì đáng chú ý?

Đề 4: Nhận xét về cốt truyện, nhân vật, lời kể trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam.
Đề 5: “Thơ hay là người con gái đẹp, cái để làm quen là nhan sắc, nhưng cái để sống với nhau
là đức hạnh; chữ nghĩa là nhan sắc của thơ, tấm lòng mới là đức hạnh của thơ”. (Ngạn ngữ Trung
Quốc)
Đề 6: Hê-ghen (nhà triết học người Đức) nói: “Thơ bắt đầu từ cái ngày mà con người cảm thấy
cần phải tự biểu hiện lòng mình”. Ngô Thì Nhậm (nhà văn, nhà thơ Việt Nam) thì yêu cầu: “Hãy
xúc động hồn thơ cho ngọn bút có hồn”. Lê Quý Đôn (nhà bác học Việt Nam) lại khẳng định: “Thơ
phát khởi từ trong lòng người ta”. Còn Tố Hữu (nhà thơ cách mạng Việt Nam) thì cho rằng: “Thơ
là tiếng nói hồn nhiên nhất của tâm hồn”.

3


CHUYÊN ĐỀ 1: LÍ LUẬN VĂN HỌC
PHẦN IV: TIẾP NHẬN VĂN HỌC VÀ
CÁC GIÁ TRỊ CỦA VĂN HỌC
1) TNVH và GTVH: xem tài liệu kèm theo.
2) Các vấn đề lưu ý
- Về tiếp nhận văn học: 4 điểm quan trọng:
+ Văn bản là một cấu trúc mời gọi, có nhiều điểm “trắng”, “chưa xác định”, chưa hiểu
được.
+ Chủ thể tiếp nhận “bổ sung”, “cụ thể hóa”, “đặt trong ngữ cảnh thể”, làm cho văn bản
“hoàn chỉnh”, “hiểu được thông suốt”, “ý nghĩa”, tức là biến văn bản của nhà văn thành văn bản
của người đọc.
+ Do tính chủ động, chủ quan của người đọc mà văn bản văn học tính đa nghĩa, có đời sống
cụ thể trong xã hội, lịch sử.
+ Mỗi người đọc thường chịu ảnh hưởng của cộng đồng lí giải của thời mình, đồng thời
thường chỉ phát hiện một khả năng nghĩa của văn bản. Không ai là người duy nhất hiểu văn bản.
- Về các giá trị của văn học: lưu ý 2 vấn đề:
+ Cần phân biệt giá trị thẩm mĩ (là những giá trị khác hẳn với giá trị thực dụng, bao gồm vẻ

đẹp cảm tính, vẻ đẹp tinh thần), giá trị giải trí, mua vui, hướng con người đến những lí tưởng cao
đẹp, sự giải thoát về tinh thần, giá trị nghệ thuật (cách sử dụng ngôn từ, các thủ pháp, biện pháp
nghệ thuật, bút pháp, phong cách nghệ thuật, sức truyền cảm, hấp dẫn).
+ Giá trị thẩm mĩ gắn liền với các giá trị khác của văn học: Giá trị nhận thức của văn học do
gắn với giá trị thẩm mĩ cho nên cũng khác với nhận thức thực dụng như khoa học, lịch sử, mà bao
gồm các giá trị nhận thức nhân văn của văn học như giúp con người biết phân biệt cái tốt, cái xấu,
cái thật, cái giả, khẳng định con người, quyền sống, phẩm giá, cá tính, tài năng…; đề cao tinh thần
quả cảm, ý thức sáng tạo, lòng khoan dung; lên án mọi bất công, tội ác, thói xấu. Giá trị giáo dục
cũng gắn với giá trị thẩm mĩ, cho nên khác với giáo dục thực dụng là giáo dục một tư tưởng, quan
điểm cụ thể, thể hiện ở giá trị nuôi dưỡng những tình cảm tốt đẹp như lòng đồng cảm, tinh thần vị
tha, khích lệ những khát vọng vươn tới chân, thiện, mĩ; phát triển năng lực cảm thụ, tưởng tượng,
thể nghiệm đời sống.
3) Luyện tập
Đề 1: Anh chị hiểu như thế nào về nhận định sau của nhà thơ Potépnhia: “Chúng ta có thể hiểu
được một tác phẩm thi ca chừng nào chúng ta tham gia vào việc sáng tạo nó”.
Đề 2: Ý kiến sau gợi cho anh chị suy nghĩ gì: “Trong lịch sử, tác phẩm ngày càng tỏ ra cũ đi về
chữ nghĩa nhưng lại được cất nghĩa mới về nội dung”.
Đề 3: Thạch Lam có quan niệm về văn chương: “Đối với tôi, văn chương không phải là một
cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên; trái lại, văn chương là một thứ khí giới thanh
cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi 1 cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm
cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn”. Phùng Quán – nhà thơ hiện đại Việt
Nam cũng có câu thơ: “Có những phút ngã lòng / Tôi vịn câu thơ mà đứng dậy”. Từ những điều
trên, anh chị suy nghĩ gì về sức mạnh của văn chương?

4


CHUYÊN ĐỀ 1: LÍ LUẬN VĂN HỌC
PHẦN V: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUÁ TRÌNH VĂN HỌC
1) QTVH: xem tài liệu kèm theo.

2) Các vấn đề trọng tâm
- Phong cách các nhà văn là tính độc đáo, sáng tạo nghệ thuật gắn với một quan niệm nhất định
về con người và cuộc đời.
- Trào lưu (cũng gọi là trường phái) là phong trào có quan niệm văn học và sáng tác văn học
thịnh hành trong thời gian và không gian nhất định, có quan hệ mật thiết với một trào lưu tư tưởng
xã hội, tư tưởng mĩ học, thể hiện xu thế văn học chủ yếu của một thời, có tác dụng ảnh hưởng đến
các thế hệ nhà văn, tạo thành những quy phạm chung của văn học thời đó. Chẳng hạn trào lưu Văn
nghệ Phục hưng, trào lưu ánh sáng, chủ nghĩa cổ điển, chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa hiện thực
(gồm chủ nghĩa hiện thực phê phán, chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa), chủ nghĩa tự nhiên, chủ
nghĩa hiện đại, chủ nghĩa hậu hiện đại…
- Khuynh hướng văn học (còn gọi là dòng văn học) chủ yếu là chỉ sự gần gũi một số mặt của
những sáng tác văn học trong không gian và thời gian như về mặt tư tưởng và thẩm mĩ, chẳng hạn
khuynh hướng yêu nước, khuynh hướng trào phúng…
Chú ý giải thích một số thuật ngữ - ít nhiều còn khá xa lạ: Hậu hiện đại, chủ nghĩa hiện đại, chủ
nghĩa hậu hiện đại…
3) Luyện tập
Đề 1: Tính chất cổ điển và hiện đại trong hai bài thơ Tràng giang của Huy Cận và Chiều tối
của Hồ Chí Minh.
Đề 2: Nguyễn Tuân và hành trình đi tìm cái đẹp của ông qua hai tác phẩm Chữ người tử tù và
Người lái đò sông Đà.
Đề 3:Vận dụng những hiểu biết của anh chị về khái niệm “quá trình văn học” để tìm hiểu quy
luật kế thừa và cách tân thể hiện trong các đoạn trích: Việt Bắc – Tố Hữu và Đất Nước – Nguyễn
Khoa Điềm.
Đề 4: Bằng việc tìm hiểu hai truyện ngắn: Một người Hà Nội của Nguyễn Khải và Chiếc
thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, hãy nhận xét những đặc sắc về bút pháp nghệ thuật của
các tác giả này.

5



CHUYÊN ĐỀ 2: KĨ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN
PHẦN I: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
1/ Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
1.1) Nhận diện đề: Đề bài HSG thường yêu cầu bàn về những vấn đề đặt ra trong một bài ca dao,
một câu tục ngữ, một câu danh ngôn, một câu chuyện,… mà thường hàm nghĩa không lộ rõ.
VD1: “Con người có thể bị hủy diệt nhưng không thể bị đánh bại” (Hemingway)
Anh chị nghĩ ntn về câu nói trên?
VD2: Một chiếc lá vàng tự bứt khỏi cành rơi xuống gốc. Cái gốc tròn mắt ngạc nhiên hỏi:
- Sao sớm thế?
Lá vàng giơ tay lên chào, cười và chỉ vào những lộc non.
Suy nghĩ của anh chị về câu chuyện trên.
=> Những đề bài này đòi hỏi HS phải có kĩ năng giải thích, tư duy tổng hợp, lô-gic, nhận diện vấn đề
một cách đa chiều, xem xét ở tất cả mọi góc cạnh (thể hiện qua từng câu, từng chữ trong đề) để tìm
ra vấn đề cần nghị luận. Vì vậy, nhiều HS không nhận diện đề chuẩn xác dẫn đến lạc đề, thiếu hoặc
sai các luận điểm. Ở VD1, HS chưa có nhiều vốn sống, sự trải nghiệm cũng như kinh nghiệm đối
nhân xử thế trong cuộc sống. Đứng trước đề bài này, HS thường chỉ thấy được những cá nhân con
người không bị đánh bại trong thực tế đời sống mà không đặt con người trong các mối quan hệ tự
nhiên, xã hội và với chính bản thân mình. Ở VD2, HS thường chú ý vào những chi tiết như “lá vàng
rơi xuống gốc”, “lộc non” mà xác định luận đề là quy luật của cuộc sống: có sinh thì có diệt. Thế
nhưng, mấu chốt của đề lại nằm ở những từ “tự bứt khỏi cành”, “cười và chỉ vào lộc non”. Câu
chuyện chú ý đến cách mà chiếc lá vàng rời khỏi cành: tự nguyện bức khỏi cành sớm hơn thời gian
mà nó có thể tồn tại để dành chỗ cho những lộc non đâm chồi. Vấn đề cần nghị luận là: sự tự nguyện
hi sinh để nhường chỗ cho một thế hệ mới. Đó là lẽ sống đẹp, lẽ sống ấy chỉ có được khi ta biết yêu
thương, quan tâm, chia sẻ với người khác.
1.2) Tìm ý – tạo ý (lập dàn ý)
B1: Nêu vấn đề cần nghị luận (MB): thường gồm 3 khâu gợi ý – nêu TT-ĐL – chuyển ý. Tuy
nhiên, đối với HSG, không nhất thiết phải theo khuôn khổ đó mà cần có sự sáng tạo như mở đầu
bằng một câu chuyện, một câu hỏi, một phản đề có liên quan,… rồi dẫn dắt người đọc vào đề.
B2: Giải thích: trước hết phải lần lượt giải thích hết những “từ khóa” rồi sau đó giải thích ý cả
câu, ngụ ý cả câu chuyện. Cần trình bày ngắn gọn, lô-gic để rút ra vấn đề cần nghị luận một cách rõ

ràng, chuẩn xác. Tránh phân tích, bình luận, chứng minh hay nêu bài học trong phần này làm bài văn
dài dòng, lặp ý.
B3: Phân tích, bình luận, chứng minh: cần thiết lập các luận điểm chính xác, rõ ràng, sâu sắc và
mới mẻ bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
+ Vấn đề đó đúng hay sai? Tại sao lại đúng hay sai? (Nếu là một câu nói có nhiều vế, một
câu chuyện có nhiều phần thì phải tách ra phân tích từng phần)
+ Biểu hiện như thế nào? (Nêu dẫn chứng từ trong đời sống lẫn trong văn học. Chú ý dẫn
chứng phải mang tính điển hình, tức là ai cũng biết và thực sự thuyết phục để chứng minh cho vấn
đề đang nói đến. Khi nêu dẫn chứng cần phải phân tích dẫn chứng. Các dẫn chứng phải được sắp xếp
theo một trình tự (thời gian, lô-gic) nhất định theo ý đồ của người viết)
B4: Mở rộng, nâng cao; bác bỏ; rút ra bài học:
+ Mở rộng, nâng cao: vấn đề này còn có thể hiểu theo hướng nào khác? Có gì cần chú ý khi
tiếp cận nó? VD (dẫn chứng)? Phải xem xét vấn đề trên nhiều bình diện, lập luận phải lật đi lật lại
vấn đề để đảm bảo tính chắc chắn và tính thuyết phục cao. Tránh nhìn nhận vấn đề một chiều mà
phải mổ xẻ, xem xét ở tất cả các góc độ để thể hiện chiều sâu cũng như sự độc lập trong tư duy, tránh
kiểu suy nghĩ a dua theo đa số. Để thấy được phần này ta thường có cách diễn đạt: “Tuy nhiên, xét
6


theo một góc độ khác, câu tục ngữ còn được hiểu là …” hoặc “Tuy nhiên, nói như thế không có
nghĩa là …”
+ Bác bỏ: trước hết cần bác bỏ những quan niệm trái ngược với TT-ĐL đang phân tích rồi
sau đó phê phán những hiện tượng, con người đi ngược lại với tinh thần của TT-ĐL đó. Để làm tốt
phần này, HS cần tự giả định ra một quan niệm sai nào đó (nêu phản đề) rồi tự mình dùng lí lẽ và
dẫn chứng phản bác lại. Sau đó, ta liên hệ với thực tế trong cuộc sống có những hiện tượng, những
con người xấu có liên quan đến TT-ĐL đang được nói đến để nêu ý phê phán. Khi phê phán, cần
phải trả lời được câu hỏi: vì sao cần phải phê phán họ? (vì nếu theo quan niệm sai lệch đó, làm
những hành vi xấu đó thì sẽ gây ra những hậu quả gì?)
+ Rút ra bài học: cần trả lời câu hỏi “làm thế nào để được như vậy”? Cần liên hệ trước hết từ
chuyện học tập rồi mới đến chuyện ngoài đời sống. Rút ra bài học một cách cụ thể, chân thành.

Tránh cách làm công thức, sáo mòn, không tạo được sự đồng cảm ở người đọc.
B5: Khẳng định lại ý nghĩa của vấn đề (KB): TT-ĐL đó có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi
người (nhất là thế hệ trẻ) và cả XH? Có thể kết thúc vấn đề bằng dấu chấm hỏi, chấm than, dấu ba
chấm để tạo ra cảm xúc và sự suy nghĩ cho người đọc.
1.3) Những vấn đề cần chú ý
- HS có thể đặt nhan đề cho bài văn (như kiểu bài báo). Nhan đề phải ngắn gọn, nêu bật được quan
điểm của người viết nhưng phải cô đọng và mang tính sáng tạo.
- Cần rèn luyện kĩ năng tư duy: khi bắt gặp một câu chuyện, một câu danh ngôn, tục ngữ,… cần
tập thói quen tìm hiểu ý nghĩa và liên tưởng đến những vấn đề trong cuộc sống. Có như vậy, chúng
ta mới có được một sự tư duy sâu sắc, một đầu óc liên tưởng phong phú và một tâm hồn nhạy cảm –
điều rất cần thiết đối với người học Văn.
- Thường xuyên tích lũy kiến thức về XH: sưu tầm và học thuộc những câu danh ngôn, tục ngữ,
những câu chuyện hay để có vốn liếng kiến thức phong phú, khi cần thiết phải liên hệ với những
kiến thức đó để làm bài văn thêm sinh động. Cần đọc một số quyển sách như bộ sách “Hạt giống tâm
hồn” để có thêm vốn sống và rèn luyện một đời sống đẹp (muốn viết tốt hãy sống tốt). Mỗi ngày, có
thể dành ra 15-20 phút để đọc báo mạng (về những tấm gương sống đẹp) hoặc xem các chương trình
về sống đẹp như “Quà tặng cuộc sống” (VTV1), “Mỗi ngày một cuốn sách” (VTV1),…
- Hạn chế của HS khi làm bài NLXH nói chung và nghị luận về một TT-ĐL nói riêng thường là
thiếu luận điểm, luận điểm không rõ ràng hoặc đơn điệu dẫn đến chỉ có một ý mà nói đi nói lại
không có đường ra dẫn đến bế tắc, nhàm chán. Để khắc phục điều này cần rèn luyện kĩ năng lập dàn
ý thể hiện cho rõ luận điểm và tuân thủ nghiêm ngặt dàn ý khi làm bài, không viết lan man theo kiểu
“tràng giang đại hải”. Phải biết dẫn dắt cảm xúc thay vì để cảm xúc dẫn dắt để tạo một bài văn vừa
khoa học (lập luận chặt chẽ) vừa nghệ thuật (có cảm xúc, sắc sảo, sinh động). Muốn làm được điều
đó, mỗi khi viết bài xong, hãy đọc lại rồi tự mình kiểm tra xem bài văn có đúng với dàn ý mình đưa
ra không, có bỏ sót luận điểm không, bài văn có xuất hiện thường xuyên ba dấu câu chưa (., ?, !), các
câu có độ dài ngắn khác nhau hay chưa, có những từ ngữ độc đáo chưa,… Vì thế, khâu “hậu kiểm”,
tự đánh giá là cực kỳ quan trọng. Chỉ khi nào bản thân biết tự đánh giá mình, thấy được ưu điểm,
hạn chế của mình (cũng như của người khác) thì chừng ấy mới tiến bộ được!
2/ Nghị luận về một hiện tượng đời sống
2.1) Nhận diện đề: Dạng đề này thường yêu cầu bàn về những vấn đề của XH hiện tại, những

người thật việc thật mang tính thời sự. Đề bài thường nêu ngắn gọn về một hiện tượng đang nổi cộm
được nhắc tới trong thời gian gần đây hoặc nêu một mẩu chuyện nào đó có thật rồi yêu cầu HS trình
bày suy nghĩ
VD1: Câu chuyện về cậu bé Nhật Bản 9 tuổi và khẩu phần lương khô cứu trợ (Sau trận động
đất và sóng thần ngày 11.3.2011 ở Nhật Bản, chính phủ tổ chức cứu trợ cho những người bị nạn.
Trong số những người xếp hàng chờ nhận thực phẩm, có một cậu bé khoảng 9 tuổi, cả cha và mẹ
đều bị sóng thần cuốn trôi đứng ở cuối hàng. Thấy cậu bé run run vì đói và lạnh, anh cảnh sát đã
nhường phần lương khô của mình cho cậu bé. Cậu ấy khom người cảm ơn nhưng sau đó đã đi
thẳng lên đầu hàng và để bao lương khô đó vào thùng hàng cứu trợ. Khi anh cảnh sát hỏi vì sao,
7


cậu bé trả lời: “Bởi vì còn có nhiều người chắc đói hơn con. Bỏ vào đó để các cô chú phát chung
cho công bằng chú ạ”).
Anh chị suy nghĩ gì về câu chuyện này?
VD2: Hiện nay có tình trạng nhiều bạn trẻ thông qua một số phương tiện thông tin truyền
thông trên mạng như Facebook, Youtube, Blog để cố tình khoe thân, có những phát ngôn gây sốc
hoặc có những hành vi lố lăng để được nổi tiếng.
Qua những hiện tượng trên, anh chị có suy nghĩ gì?
=> Những đề bài này đòi hỏi HS phải có kĩ năng bao quát vấn đề, có kiến thức xã hội (về văn hóa,
lịch sử, tôn giáo, triết học, pháp luật,…) và thường xuyên theo dõi cập nhật thông tin thời sự để hiểu
được nội dung của vấn đề cần nghị luận, mục đích của người ra đề. Đối với những dạng đề như VD2
là đề dễ vì vấn đề tương đối “lộ”. Còn ở VD1, HS phải hiểu được nội dung câu chuyện, hoàn cảnh
nảy sinh câu chuyện và đặc điểm về văn hóa, tính cách người Nhật Bản để thấy được ý nghĩa: vấn đề
cho và nhận, ý thức và sự tự giác, mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, lòng dũng cảm, tình nhân
ái,… từ đó liên hệ đến xã hội VN hiện đại (cả mặt tích cực lẫn tiêu cực), nêu ra một thông điệp về
giá trị tốt đẹp của con người.
2.2) Tìm ý – tạo ý (lập dàn ý)
B1: Nêu vấn đề cần nghị luận (MB): thường gồm 3 khâu gợi ý – nêu HTĐS – chuyển ý. Tuy
nhiên, đối với HSG, không nhất thiết phải theo khuôn khổ đó mà cần có sự sáng tạo như mở đầu

bằng một câu chuyện, một câu hỏi, một số liệu,… rồi dẫn dắt người đọc vào đề (nếu đề bài là một
câu chuyện tương đối dài thì chỉ cần nêu vắn tắt nội dung câu chuyện).
B2: Giải thích + nêu thực trạng:
+ Chỉ giải thích khi thấy cần thiết để người đọc hiểu được bản chất của HTĐS.
+ Nêu thực trạng: đối với đề bài là một câu chuyện thì kể lại câu chuyện đó (theo nguyên
văn) rồi sau đó kể thêm một vài mẩu chuyện khác tương tự (nhưng rút ngắn lại). Đối với đề bài như
VD2 thì nêu một vài VD cụ thể (nếu biết thông tin chính xác về ngày, tháng, tên tuổi,… thì càng tốt)
rồi sau đó nêu nhận xét về thực trạng đó.
B3: Phân tích, bình luận, chứng minh:
+ Hiện tượng đó tốt hay xấu, nên hay không nên? Tại sao lại tốt hay xấu (hậu quả)? (Dùng lí
lẽ để biện chứng rồi dùng dẫn chứng cụ thể để chứng minh, phải phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ
lập luận)
+ Mở rộng, nâng cao: Lật ngược lại vấn đề bằng cách trả lời câu hỏi: ngoài ra, hiện tượng
này có gì tích cực (hay tiêu cực) không? Trong trường hợp nào có thể hiểu theo hướng đó? Ví dụ?
Tránh phủ định hay khẳng định tuyệt đối mà phải nhìn nhận vấn đề từ nhiều phía hay nói cách khác
là phải tự phân thân mình ra thành 2 con người để tự mình “sắm vai”, xem xét ở góc độ khác.
B4: Phân tích nguyên nhân:
+ Khách quan: lần lượt xét 3 yếu tố tác động đến là: gia đình (hoàn cảnh, hạnh phúc gia đình,
sự giáo dục – quan tâm,…), nhà trường (quản lí, giáo dục, xử lí), xã hội (sự tác động từ những người
xung quanh, phim ảnh, pháp luật,…).
+ Chủ quan: do ý thức của bản thân (nêu cụ thể là như thế nào, bản thân suy nghĩ, hành động
ra sao,…).
B5: Bác bỏ / Ca ngợi: trước hết cần bác bỏ những quan niệm không đúng liên quan đến vấn đề
rồi sau đó phê phán những hiện tượng, con người xấu (liên hệ với các nguyên nhân vừa nêu ở trên).
Bên cạnh đó, cần ca ngợi, cổ vũ những hiện tượng, con người tốt có liên quan. (Cần nêu dẫn chứng
và phân tích dẫn chứng để chứng minh)
B6: Nêu hướng giải quyết (liên hệ với các nguyên nhân để tìm ra giải pháp)
B7: Tóm lược lại quan điểm bài viết, rút ra bài học (KB): Tóm lại, HTĐS đó tốt hay xấu? Đáng
bị bài trừ hay cần nhân rộng? Bản thân và thế hệ trẻ cần làm gì? Cần liên hệ trước hết từ chuyện học
tập rồi mới đến chuyện ngoài đời sống. Rút ra bài học một cách cụ thể, chân thành. Tránh cách làm

công thức, sáo mòn, không tạo được sự đồng cảm ở người đọc.
2.3) Những vấn đề cần chú ý
- HS có thể đặt nhan đề cho bài văn (như kiểu bài báo). Nhan đề phải ngắn gọn, nêu bật được quan
điểm của người viết nhưng phải cô đọng và mang tính sáng tạo.
8


- Cần rèn luyện kĩ năng tư duy: khi bắt gặp một câu chuyện, một HTĐS nào đó (trong đời sống
hoặc trên báo, đài,…) cần tập thói quen suy nghĩ, thể hiện chính kiến và cảm xúc của bản thân về
hiện tượng đó (có thể cập nhật điều đó hằng ngày thông qua sổ tay ghi chép, nhật kí, Facebook,…).
- Thường xuyên tích lũy kiến thức về XH: Mỗi ngày, phải dành ra ít nhất 45 phút để xem thời sự
(19 giờ, VTV1) để cập nhật thông tin. Nếu không được thì phải chọn một trang báo mạng (như
tuoitre.vn hoặc zing.vn) để đọc mỗi ngày ít nhất 45 phút (thay vì thời gian đi chơi, sử dụng điện
thoại, uống cà phê,… mất thời gian mà lại vô bổ). Khi đọc cần lướt qua một lượt bài báo để xem tin
nào nổi bật để chọn đọc. Nên tập trung đọc các tin tức về giới trẻ, về tấm gương sống đẹp, những câu
chuyện cảm động, những hiện tượng gây bức xúc dư luận. Hạn chế lớn nhất hiện nay của HS chính
là thiếu thông tin do lười đọc báo, xem tin tức. Chính vì những điều đó mà khi bắt gặp đề bài NLXH,
HS thường ngại do không có đủ kiến thức để làm, thiếu dẫn chứng thuyết phục. Do vậy, nên tập thói
quen vào buổi tối mỗi ngày tổng kết lại những gì mình đã đọc được trong ngày, ghi tóm tắt lại một
vài câu chuyện vào cuốn sổ tay để làm tư liệu.
- Mỗi luận điểm (mỗi bước) phải được thể hiện bằng một đoạn văn để làm bài viết được sáng rõ,
trình bày luận điểm dễ thấy. Tránh viết luôn tuồng.
3/ Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong TPVH
3.1) Nhận diện đề: Đề thường gặp là bàn về những vấn đề đặt ra trong TPVH trong nhà trường
hoặc từ những bài thơ, những truyện cực ngắn (ngoài chương trình học).
VD1: Từ bài thơ Từ ấy của Tố Hữu, nghĩ về lẽ sống của thế hệ thanh niên ngày nay.
VD2: Bóng nắng, bóng râm (Nguyện Thiện Ý)
Con đê dài hun hút như cuộc đời. Ngày về thăm ngoại, trời chợt nắng, chợt râm. Mẹ bảo:
- Nhà ngoại ở cuối con đê.
Trên đê chỉ có mẹ, có con

Lúc nắng, mẹ kéo tay con:
- Đi nhanh lên, kẻo nắng vỡ đầu ra.
Con cố.
Lúc râm, con đi chậm, mẹ mắng:
- Đang lúc mát trời, nhanh lên, kẻo nắng bây giờ.
Con ngỡ ngàng: sao nắng, râm đều phải vội?
Trời vẫn nắng, vẫn râm…
… Mộ mẹ cỏ xanh, con mới hiểu: đời, lúc nào cũng nhanh lên.
=> Những đề bài này thực ra là một biến thể của kiểu đề nghị luận về một TT-ĐL. Có điều khác là từ
những TT-ĐL được gửi gắm thông qua các TPVH. Điều đó đòi hỏi HS phải có kĩ năng bao quát vấn
đề từ chỗ hiểu biết về TPVH, có kiến thức xã hội (về văn hóa, lịch sử, tôn giáo, triết học, …) và nhất
là vốn sống của bản thân để hiểu được nội dung của vấn đề cần nghị luận, mục đích của người ra đề.
Đối với những dạng đề như VD1 là đề dễ vì vấn đề vì vấn đề được nghị luận được đề cập trực tiếp.
Còn ở VD2, HS phải hiểu được nội dung câu chuyện, ý nghĩa triết lí của câu chuyện để suy ra vấn đề
cần nghị luận: quy luật của cuộc sống, quy luật về thời gian và đời người, phải sống sao cho thật sự
có ý nghĩa để mỗi giây phút trôi qua đều không bị lãng phí.
3.2) Tìm ý – tạo ý (lập dàn ý)
B1: Nêu vấn đề cần nghị luận (MB): Nếu đề bài như VD1 (một vấn đề, một câu nói trong TPVH)
thì trước hết cần liên hệ đến TPVH đó rồi dẫn ra vấn đề cần nghị luận. Nếu đề bài như VD2 (trích
trọn vẹn một bài thơ, một truyện cực ngắn) thì trước hết cần giới thiệu TPVH đó (trích dẫn nguyên
văn) rồi tự liên hệ ra vấn đề cần nghị luận, dẫn dắt người đọc vào đề.
B2: Giải thích nội dung của TPVH:
+ Đối với VD1: liên hệ với nội dung của bài thơ “Từ ấy”, với một số câu thơ trong bài để giải
thích cho người đọc hiểu về vấn đề lí tưởng của thanh niên nói chung, của nhà thơ Tố Hữu nói riêng.
Có thể dừng lại phân tích vài chỗ trong bài thơ để làm sáng tỏ điều đó.
+ Đối với VD2: giải thích nội dung, thông điệp của bài thơ dựa trên việc phân tích một số
chỗ quan trọng trong bài (con đê dài hun hút như cuộc đời, trời nắng, trời râm, lời thúc giục của
người mẹ, hình ảnh mộ mẹ xanh cỏ,…).
9



B3: Phân tích, bình luận, chứng minh:
+ Ở VD1: nêu lên tầm quan trọng của lí tưởng đối với thanh niên (dẫn chứng từ thế hệ thanh
niên trước đây như Tố Hữu, liên hệ đến thế hệ thanh niên ngày nay); nêu lên lí tưởng của các thế hệ
thanh niên VN (thời Pháp thuộc, thời chống Mĩ, thời đại ngày nay), cho dẫn chứng và phân tích dẫn
chứng cả từ trong văn học (biểu hiện qua thơ văn của Tố Hữu, Quang Dũng, Phạm Tiến Duật,…) lẫn
ngoài đời sống (nêu một số tấm gương người thật việc thật đã sống với lí tưởng và thực hiện thành
công lí tưởng của mình).
+ Ở VD2: phân tích tính đúng đắn, tính triết lí của thông điệp từ câu chuyện thể hiện qua câu
cuối cùng bằng cách phân tích những câu chữ trong bài. Khi phân tích cần sử dụng lí lẽ để biện
chứng tính đúng đắn ở mỗi câu, liên hệ với thực tế đời sống (hoặc văn học) để chứng minh điều đó.
B4: Mở rộng, nâng cao; bác bỏ; rút ra bài học:
+ Mở rộng, nâng cao: vấn đề này còn có thể hiểu theo hướng nào khác? Có gì cần chú ý khi
tiếp cận nó? VD (dẫn chứng)? Phải xem xét vấn đề trên nhiều bình diện, lập luận phải lật đi lật lại
vấn đề để đảm bảo tính chắc chắn và tính thuyết phục cao. Tránh nhìn nhận vấn đề một chiều mà
phải mổ xẻ, xem xét ở tất cả các góc độ để thể hiện chiều sâu cũng như sự độc lập trong tư duy, tránh
kiểu suy nghĩ a dua theo đa số. Để thấy được phần này ta thường có cách diễn đạt: “Tuy nhiên, xét
theo một góc độ khác, câu tục ngữ còn được hiểu là …” hoặc “Tuy nhiên, nói như thế không có
nghĩa là …”
+ Bác bỏ: trước hết cần bác bỏ những quan niệm trái ngược với TT-ĐL đang phân tích rồi
sau đó phê phán những hiện tượng, con người đi ngược lại với tinh thần của TT-ĐL đó. Để làm tốt
phần này, HS cần tự giả định ra một quan niệm sai nào đó (nêu phản đề) rồi tự mình dùng lí lẽ và
dẫn chứng phản bác lại. Sau đó, ta liên hệ với thực tế trong cuộc sống có những hiện tượng, những
con người xấu có liên quan đến TT-ĐL đang được nói đến để nêu ý phê phán. Khi phê phán, cần
phải trả lời được câu hỏi: vì sao cần phải phê phán họ? (vì nếu theo quan niệm sai lệch đó, làm
những hành vi xấu đó thì sẽ gây ra những hậu quả gì?)
+ Rút ra bài học: cần trả lời câu hỏi “làm thế nào để được như vậy”? Cần liên hệ trước hết từ
chuyện học tập rồi mới đến chuyện ngoài đời sống. Rút ra bài học một cách cụ thể, chân thành.
Tránh cách làm công thức, sáo mòn, không tạo được sự đồng cảm ở người đọc.
B5: Khẳng định lại ý nghĩa của vấn đề (KB): TPVH và tư tưởng đó có ý nghĩa như thế nào đối

với mỗi người (nhất là thế hệ trẻ) và cả XH? Có thể kết thúc vấn đề bằng dấu chấm hỏi, chấm than,
dấu ba chấm để tạo ra cảm xúc và sự suy nghĩ cho người đọc.
3.3) Những vấn đề cần chú ý (như 2 phần trên)
4/ Tham khảo một số đề NLXH nước ngoài
4.1) Chủ đề sinh hoạt đời thường:
- Một giấc mơ đêm qua
- Nếu tôi có năng lực siêu nhiên
- Phẩm chất cần có để trở thành Tổng thống
4.2) Chủ đề so sánh và đối chiếu
- Đức Phật và chúa Giê-su Ki-tô
- Sa mạc và rừng
- Hoa và cỏ dại
- Vẻ đẹp tâm hồn và vẻ đẹp hình thể
4.3) Chủ đề môi trường
10


- Tác hại của túi nhựa ni-lông
- Điều gì xảy ra nếu khí hậu toàn cầu tiếp tục nóng lên?
- Loài vật nguy cấp

CHUYÊN ĐỀ 2: KĨ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN
PHẦN II: NGHỊ LUẬN VỀ THƠ
1/ Nhận diện đề
Đề bài nghị luận về thơ gồm nhiều dạng khác nhau:
1.1) Dạng 1: nghị luận về một bài thơ
VD: Nêu cảm nhận của anh chị về bài thơ “Thương vợ” của Trần Tế Xương.
1.2) Dạng 2: nghị luận về một đoạn thơ
VD: Nêu cảm nhận của anh chị về đoạn thơ sau trong đoạn trích “Đất Nước” (trích trường ca Mặt
đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm: “Em ơi em … Nhưng họ đã làm ra Đất Nước” (SGK 12,

tập I, tr.121).
1.3) Dạng 3: nghị luận về hai đoạn thơ
VD: Nêu cảm nhận của anh chị về đoạn thơ cuối trong bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận
(“Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa … Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”) và bài thơ
“Chiều tối” (Mộ) của Hồ Chí Minh.
1.4) Dạng 4: nghị luận về một hình tượng, một vấn đề trong bài thơ, đoạn thơ
VD1: Cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu.
VD2: Cảm thức về thời gian của nhân vật trữ tình trong bài thơ “Tự tình” (bài II) của Hồ Xuân
Hương. (đề thi HSG tỉnh An Giang, năm 2013)
VD3: Phân tích nét đặc sắc về nghệ thuật ngôn từ trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng. (đề thi
HSG tỉnh An Giang, năm 2011)
1.5) Dạng 5: tổng hợp về một hình tượng, một vấn đề trong thơ
VD1: Chủ nghĩa yêu nước trong VHTĐVN qua các bài thơ đã học.
VD2: Hình ảnh người phụ nữ tài hoa qua “Truyện Kiều”, “Đọc Tiểu Thanh ký” và “Long Thành
cầm giả ca” của Nguyễn Du. (đề thi HSG tỉnh An Giang, năm 2002)
VD3: Chất thép và chất tình trong tập thơ NKTT của HCM. (đề thi HSG tỉnh An Giang, năm 2001)
=> Đối với HSG, đề bài cho ở dạng 3, dạng 4 và dạng 5. Đặc biệt, trong những năm gần đây, đề
bài thường cho dạng 4.
1.6) Dạng 6: chứng minh luận đề
VD1: Phân tích Việt Bắc của Tố Hữu để thấy được :
“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở,
Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn” (Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên) (đề HSG tỉnh,
2004)
VD2: Bàn về tập thơ NKTT của HCM, Tố Hữu có nhận định : “Bấy lâu, người ta chỉ hiểu người CS
ở mũi nhọn chiến đấu. Trong tập thơ này, người ta hiểu thêm người CS là tình”.
Anh, chị suy nghĩ thế nào về nhận định trên, hãy trình bày ý kiến của mình. (đề HSG tỉnh, 2005)
2/ Gợi ý cách làm và dàn ý
Tùy theo yêu cầu của đề bài, mỗi đề sẽ có hướng tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, việc phân
tích – cảm nhận thơ thường theo trình tự sau:
* MB: Nêu vấn đề cần nghị luận (giới thiệu những thông tin về tác giả, tác phẩm; dẫn đề).

=> HSG có thể không cần theo trình tự này mà có thể sáng tạo để phần MB thực sự gây ấn tượng.
11


* TB: lần lượt tiến hành các thao tác:
- Nêu ý bao trùm của vấn đề được nghị luận (bài thơ, đoạn thơ,…).
- PT các luận điểm chính theo trình tự: nêu ý chính – PT (từ ngữ, hình ảnh, nghệ thuật diễn đạt,
…) – khái quát lại ý vừa PT (theo mô hình tổng – phân – hợp).
- Nhận xét tổng quát về nghệ thuật.
* KB: Đánh giá chung lại vấn đề được nghị luận.
Trên cơ sở đó, ta có các cách tiếp cận đối với các dạng đề như sau:
2.1) Dạng 1: nghị luận về một bài thơ (theo dàn ý cơ bản)
2.2) Dạng 2: nghị luận về một đoạn thơ (theo dàn ý cơ bản)
2.3) Dạng 3: nghị luận về hai đoạn thơ
Đề bài mặc dù không yêu cầu so sánh nhưng được mặc nhiên hiểu là có ngầm ý so sánh. Ý
muốn của người ra đề là từ việc phân tích, cảm nhận về các BT/ĐT, người viết sẽ thấy được sự
tương đồng cũng như khác biệt. Muốn làm được điều đó, người viết phải thực sự am hiểu sâu sắc về
các BT/ĐT đó và rèn luyện tư duy so sánh. Mục đích của so sánh là để làm nổi bật đối tượng được
so sánh trong mối tương quan với đối tượng so sánh chứ không nhằm để hạ thấp hay nâng cao một
tác phẩm hay một tác giả nào. Do vậy khi so sánh cần lưu ý không nên nói bài này hơn bài kia, tác
giả này hay hơn tác giả kia mà chỉ nhằm rút ra được những sự tương đồng của các tác giả, tác phẩm
cũng như những nét đặc sắc riêng của từng người, từng bài.
* MB: Giới thiệu sơ nét về hai tác giả, hai tác phẩm rồi dẫn đề (nêu đề tài bài viết, trích dẫn hai
đoạn thơ / bài thơ).
* TB:
- B1: Nêu ý bao trùm của hai ĐT/BT đó.
- B2: lần lượt PT từng ĐT/BT (khi PT riêng từng đoạn/bài cần thường xuyên liên hệ để so
sánh một số điểm đáng chú ý giữa hai ĐT/BT về cả nội dung lẫn nghệ thuật).
- B3: Rút ra kết luận:
+ Điểm tương đồng (nội dung tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật)

+ Điểm khác biệt (nội dung tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật)
* KB: Đánh giá chung về giá trị của hai BT/ĐT.
2.4) Dạng 4: nghị luận về một hình tượng, một vấn đề trong bài thơ, đoạn thơ
Đề bài thường yêu cầu bàn về một hình tượng thơ (thuộc về nội dung) hoặc một vấn đề nghệ
thuật của một BT/ĐT. Những năm gần đây, đề của sở thường cho nghị luận về một vấn đề thuộc về
nghệ thuật. Đây là một yêu cầu khó, bởi vì HS thường tỏ ra lạ lẫm với những khái niệm thuộc về thi
pháp như thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật, ngôn từ nghệ thuật, tứ thơ,… Do vậy, để làm
được những đề bài dạng này, trước hết HS cần nhận diện được yêu cầu của đề bài để xác định đúng
yêu cầu cần nghị luận, để không bị lạc đề. Như ở VD2 (ở trên), đề bài yêu cầu làm rõ “cảm thức về
thời gian” (tức là thời gian nghệ thuật) chứ không phải đi phân tích bài thơ “Tự tình”. Nếu không
xác định được như vậy, HS sẽ bị lạc đề, dẫn đến đi phân tích BT theo hướng tiếp cận bình thường mà
không chú ý vấn đề trọng tâm để làm rõ, từ đó bài làm không đạt yêu cầu. Sau đó, HS cần nắm chắc
phần lí luận văn học để hiểu được những vấn đề thuộc về nội dung và hình thức của VBVH. Bên
cạnh đó là các vấn đề thuộc về thi pháp, đặc biệt là thi pháp VHTĐ như thời gian và không gian
nghệ thuật, cảm hứng vũ trụ, con người trong thơ, đặc trưng của nghệ thuật ngôn từ,… Từ hiểu biết
căn bản như vậy, HS đối chiếu vào TP đang phân tích để soi sáng, làm rõ theo yêu cầu của đề bài.
Khi phân tích, cần chú ý vào ngôn từ nghệ thuật của TP, đặc điểm tâm lý của nhân vật trữ tình để
làm rõ vấn đề cần nghị luận (theo dàn ý cơ bản của kiểu bài nghị luận về thơ).
2.5) Dạng 5: tổng hợp về một hình tượng, một vấn đề trong thơ
Đề bài yêu cầu nghị luận về một vấn đề, một hình tượng của nhiều TPVH. Cũng như dạng 3,
khi yêu cầu phân tích một vấn đề nào đó mà liên quan đến nhiều bài thơ cùng một lúc thì đề bài cũng
thường có hàm ý so sánh. Có điều ngoài so sánh ra, HS còn phải có khả năng tổng hợp. Đề bài này
cũng đòi hỏi HS phải có hiểu biết sâu rộng, thuộc nhiều dẫn chứng mới có khả năng bao quát được
toàn bộ đề tài. Nếu đề bài như VD2 (có nêu ra phạm vi tư liệu cụ thể), thì HS chủ yếu phân tích các
TP đó. Nếu đề bài không nêu ra TP cụ thể nào (như VD1, VD3) thì HS phải tự xác định phạm vi tư
liệu cho bài viết của mình.
* MB: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
* TB:
12



- B1: Nêu các nét chung (sơ lược) của vấn đề được nghị luận ở các BT (tác giả, bối cảnh
thời đại, hcst, cảm hứng nghệ thuật, nội dung tư tưởng).
- B2: lần lượt PT từng BT. Khi PT riêng từng bài cần thường xuyên liên hệ để so sánh một số
điểm đáng chú ý giữa các BT về mặt nội dung (nếu đề bài yêu cầu PT một hình tượng thơ) hoặc
nghệ thuật (nếu đề bài yêu cầu PT một vấn đề về nghệ thuật) để làm sáng tỏ vấn đề được nghị luận.
Có thể liên hệ so sánh (cà điểm tương đồng lẫn khác biệt) với những TP khác cùng đề tài (ngoài các
bài đã cho trong đề) để làm rõ vấn đề.
- B3: Rút ra nhận xét của bản thân về vấn đề được nghị luận (chi tiết, kết quả của quá
trình phân tích).
* KB: Đánh giá chung lại vấn đề cần nghị luận.
2.6) Dạng 6: chứng minh luận đề
Đề bài yêu cầu làm sáng tỏ (chứng minh) một vấn đề nhưng không phải là chứng minh đơn
thuần mà qua việc phân tích thơ. Vậy công việc chính của bài văn suy cho cùng là bài phân tích thơ,
tuy nhiên, người viết phải thường xuyên liên hệ với luận đề bài viết để làm sáng tỏ. Ở VD1, đề bài
lấy luận đề từ trong bài thơ khác. Để làm được đề này, cần phải hiểu được bài thơ luận đề (“Tiếng
hát con tàu” – Chế Lan Viên) và ý nghĩa của câu thơ được trích dẫn, khi làm cần liên hệ thường
xuyên với văn bản “Tiếng hát con tàu” để làm VD, hỗ trợ cho quá trình phân tích bài “Việt Bắc”. Ở
VD2, đề bài nêu một ý kiến nên mức độ đơn giản hơn.
* MB: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
* TB:
- B1: Giải thích luận đề (câu thơ / ý kiến được trích dẫn).
- B2: Tách luận đề ra thành từng vế để chứng minh bằng cách phân tích bài thơ / nhóm bài
thơ mà đề bài yêu cầu, theo quy trình tổng – phân – hợp (nêu ý nghĩa mỗi vế – phân tích dẫn chứng
– quy về kết luận để làm sáng tỏ vế vừa phân tích)
- B3: Rút ra nhận xét về nghệ thuật của bài thơ / nhóm bài thơ vừa phân tích.
* KB: Đánh giá chung lại vấn đề cần nghị luận (kết luận, liên hệ lại để khẳng định luận đề).
3/ Những điều cần chú ý khi phân tích thơ
Dù là dạng đề gì đi nữa, khi PT thơ, người viết phải nắm vững đặc điểm thể loại của nó. Thơ
là thể loại tiêu biểu cho nghệ thuật ngôn từ. Do vậy, PT thơ là PT nghệ thuật ngôn từ. Mỗi từ, mỗi

câu, mỗi dấu câu hầu như đều mang ý đồ nghệ thuật của tác giả. Nhiệm vụ của người PT thơ là phải
biết phát hiện xem tác giả đã sử dụng chúng ntn? Nhằm mục đích gì? Điều đó nói lên nội dung gì?
Hay nói cách khác, PT thơ là PT nghệ thuật ngôn từ để tìm giá trị nội dung ẩn đằng sau câu chữ. Do
vậy, khi đọc một bài thơ trên giấy, việc mà người PT thơ phải làm ngay trên đề thi (hoặc giấy nháp)
là:
- Xác định nội dung, ý nghĩa bao trùm của cả BT/ĐT
- Xác định các luận điểm chính thể hiện qua từng ĐT
- Xác định các hình ảnh, từ ngữ hay, các biện pháp nghệ thuật độc đáo trong từng câu thơ để
PT.
Có xác định được như vậy, việc PT thơ mới trở nên dễ dàng hơn và đi đúng hướng. Các biện
pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong thơ cần chú ý phát hiện là:
a. Câu hỏi tu từ. Dấu hiệu: dấu chấm hỏi hoặc từ nghi vấn. VD: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”
(Hàn Mặc Tử, Đây thôn Vĩ Dạ), “Khi sao phong gấm rủ là / Giờ sao tan tác như hoa giữa đường”
(Nguyễn Du, Truyện Kiều). Tác dụng: nhấn mạnh, gây chú ý hoặc kêu gọi sự đồng cảm, thể hiện sự
hoài nghi,…
b. Phép điệp. Dấu hiệu: Một yếu tố nào đó (vần, nhịp, thanh, từ, cụm từ, câu) được lặp đi lặp lại.
Có hai hình thức điệp là điệp liên hoàn (a + a + b + c…) nghĩa là yếu tố điệp nằm kế bên nhau; điệp
gián cách (a + b + c + a + d + e…) nghĩa là yếu tố điệp bị cách khoảng chứ không liên tục. Tác dụng:
nhấn mạnh điều được nói tới. VD: “Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên” (Hàn Mặc Tử, Đây thôn Vĩ
Dạ); “Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc / Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng” (Hồ Chí Minh, Chiều tối).
c. Phép đối. Dấu hiệu: các vế câu có sử đối xứng nhịp nhàng, chia tách ra làm hai bên rất chuẩn.
Tác dụng: tạo sự cân xứng, nhịp nhàng cho lời thơ hoặc nhằm tạo sự đối lập, có hàm ý so sánh,… Có
hai loại phép đối:
- Tiểu đối (thường gặp trong thơ lục bát): gồm có tiểu đối 4 chữ (VD: “bướm lả / ong lơi”),
tiểu đối trong câu (Mây thua nước tóc / tuyết nhường màu da);
13


- Đối giữa hai câu (thường gặp trong các câu 3-4, 5-6 ở thơ thất ngôn Đường luật) như “Lặn
lội thân cò khi quãng vắng / Eo sèo mặt nước buổi đò đông” (Trần Tế Xương, Thương vợ).

d. Tương phản (đối lập). Dấu hiệu: có những hình ảnh, sự vật, sự việc trái ngược nhau. Tác dụng:
nhấn mạnh một ý nghĩa nào đó. VD: “Thuyền về >< nước lại”, “Gió theo lối gió >< mây đường
mây”, “Vầng trăng bóng xế >< khuyết chưa tròn”,…
đ. Ẩn dụ, tượng trưng. Dấu hiệu: lấy A’ chỉ A, vì A’ có điểm giống A. Tác dụng: ngầm ý so sánh
A’ với A, để làm nổi bật A vì A’ có những đặc điểm đó (nếu nói thẳng ra thì vô duyên, không tế nhị,
không sâu sắc). VD: “Lặn lội thân cò khi quãng vắng” (“thân cò” là ẩn dụ cho bà Tú vì bà cũng vất
vả, lặn lội kiếm miếng ăn nuôi con như con cò trong ca dao). Lưu ý là Â.D không phải chỉ có danh
từ mà còn có cả tính từ (VD: “một tình cảm mặn nồng”), động từ (VD: “chúng tắm các cuộc khởi
nghĩa của ta trong bể máu”).
e. Hoán dụ. Dấu hiệu: lấy a chỉ A, vì a và A có những điểm gần gũi, phụ thuộc lẫn nhau như a là
một bộ phận của A, hoặc a là một dấu hiệu nhận biết quen thuộc, một đặc điểm dễ nhận thấy ở A...
Tác dụng: làm nổi bật A với những đặc điểm, tính chất được nói đến. VD: “Áo chàm đưa buổi phân
li”, “Đầu xanh có tội tình gì”, “Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông”,…
f. Nhân hóa. Dấu hiệu: lấy từ ngữ vốn chỉ dùng cho con người để miêu tả sự vật, hiện tượng trong
thiên nhiên. Tác dụng: làm câu thơ có hồn hơn, thiên nhiên hiện lên sống động, mang tính cách, tâm
trạng của con người. VD: “Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay”.
g. So sánh. Dấu hiệu: A như B, có từ so sánh: như, tựa, là,… Tác dụng: nhấn mạnh, làm nổi bật
tính chất, đặc điểm của A. VD: “Hồn tôi là một vườn hoa lá”.
h. Tăng tiến. Dấu hiệu: sắp xếp các động từ hoặc tính từ, trạng từ theo cấp độ ngày càng tăng dần
về tính chất, mức độ. Tác dụng: thể hiện cảm xúc mãnh liệt hoặc nhấn mạnh một ý nghĩa nào đó.
VD: đoạn cuối bài Vội vàng với các động từ ở mỗi câu với cấp độ tăng dần là ôm – riết – say – thâu
– cắn.
i. Tiệm tiến. Dấu hiệu: ngược lại với biện pháp tăng tiến. Tác dụng: thể hiện sự nhỏ bé, ít ỏi hoặc
sự tĩnh lặng, cô tịch,… VD: “Mảnh tình san sẻ tí con con” (câu thơ này xét về hình thức thì là tiệm
tiến vì mức độ càng ngày nhỏ nhưng xét về cảm xúc thì là tăng tiến vì nó thể hiện cái mức đỉnh điểm
của sự cô đơn, buồn tủi, phẫn uất).
j. Phối thanh. Có 3 dạng phối thanh cơ bản:
- Câu thơ chủ yếu thanh bằng. Tác dụng: tạo cảm giác lơ lững, chơi vơi, nhẹ nhàng, mơ
màng,… VD: “Sương nương theo trăng ngừng lưng trời / Tương tư nâng lòng lên chơi vơi” (Xuân
Diệu).

- Câu thơ chủ yếu thanh trắc. Tác dụng: tạo cảm giác khó đọc thể hiện sự trúc trắc, khúc
khuỷu của địa hình hoặc sự bế tắc, khó giải tỏa trong tâm trạng,… VD: “Dốc lên khúc khuỷu dốc
thăm thẳm” (Quang Dũng, Tây Tiến).
- Câu thơ xen lẫn bằng, trắc. Tác dụng: tạo nhạc điệu réo rắc, thể hiện tâm trạng nhiều cung
bậc của con người. VD: “Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu / Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong”
(Đoàn Thị Điểm, Chinh phụ ngâm).
k. Phối vần, phối âm. Dấu hiệu: trong một câu hoặc một số câu thơ liền kề, các tiếng có sự lặp lại
có chủ đích của các phụ âm đầu hoặc các vần. Tác dụng: tạo hiệu quả về mặt ngữ âm và nhấn mạnh
một ý nghĩa nào đó. VD: Phối phụ âm “ng” làm thời gian như kéo dài ra thêm: “Khắc giờ đằ ng đẵng
như niên / Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa”; Phối vần “ương” làm cho câu thơ khó đọc hơn, cho
người đọc cảm giác mọi thứ người chinh phụ làm đều là gượng gạo, khó khăn: “Hương gượng đốt
hồn đà mê mải / Gương gượng soi lệ lại châu chan / Sắc cầm gượng gãy ngón đàn” (Đoàn Thị Điểm,
Chinh phụ ngâm).
l. Phối nhịp (cách ngắt nhịp). Dấu hiệu: Một số đoạn thơ có cách ngắt nhịp đặc biệt để thể hiện
một ý đồ nghệ thuật của tác giả. Tác dụng: ngắt nhịp đều đặn giữa các câu thơ tạo ra sự nhịp nhàng,
cân xứng như tiếng bước chân hành quân, như tiếng sóng, tiếng hát ru,…; ngắt nhịp không đều hoặc
đột ngột thay đổi thể hiện sự đột biến trong cảm xúc hoặc nhấn mạnh vào sự vật hiện tượng nào đó
(ở chỗ ngắt nhịp không đều đó). VD: cách ngắt nhịp đều đặn ở bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh thể
hiện nhịp điệu của sóng biển, cũng là nhịp đập của tình yêu (tất nhiên, cũng có một vài câu ngắt nhịp
khác đi như con sóng, như tình yêu lúc này lúc khác.
=> Phối thanh, phối vần, phối âm và phối nhịp thường ít sử dụng riêng rẻ mà thường được kết
hợp với nhau để tạo hiệu quả liên hoàn.
14


m. Sử dụng điển tích, điển cố. Dấu hiệu: dùng những câu chữ, ý tứ hoặc nhân vật, sự kiện trong
sách sử xưa (thường là của VHTQ) để thể hiện điều đang được nói đến, thường gặp ở thơ trung đại.
Tác dụng: tạo sự trang trọng, cổ kính, uyên bác, tế nhị,…. VD: “Không khói hoàng hôn cũng nhớ
nhà”.
n. Bút pháp tả thực và ước lệ tượng trưng. Thực ra, tả thực không phải là một biện pháp nghệ

thuật mà chỉ là một bút pháp được nhà văn thể hiện khi miêu tả. Hầu như bài thơ nào có hình tượng
thiên nhiên cũng có bút pháp tả thực. Trái ngược với bút pháp tả thực là ước lệ, tượng trưng. Nếu tả
thực là “có sao nói vậy” không khoa trương, màu mè thì ước lệ, tượng trưng là “mượn gió bẻ măng”,
mượn mây tả trăng, không nói trực tiếp mà thường thông qua hình tượng thiên nhiên để tả con
người, hoặc dùng điển tích điển cố để nói điều được nói đến, hoặc miêu tả bằng cách nói quá lên.
VD: “Biết bao bướm lả ong lơi / Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm”. Câu thơ vừa tả thực tình
cảnh trớ trêu, nhục nhã của Kiều ở lầu xanh vừa sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng (với hình ảnh
bướm, ong để chỉ khách làng chơi) để thể hiện sự trân trọng của Nguyễn Du đối với Thúy Kiều.
Ngoài ra, còn rất nhiều biện pháp nghệ thuật khác, khi học mỗi bài và đọc mỗi VB, HS cần
chủ động phát hiện ra những biện pháp nghệ thuật đó thì mới khai thác được tối đa giá trị của tác
phẩm.
4/ Luyện tập
Lập dàn ý chi tiết cho tất cả các đề bài và chọn viết bài văn cho một trong các đề bài
sau:
Đề 1: Nêu cảm nhận của anh chị về đoạn thơ cuối trong bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận
(“Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa … Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”) và bài thơ
“Chiều tối” (Mộ) của Hồ Chí Minh.
Đề 2: Thời gian và không gian nghệ thuật trong đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”
(trích bản dịch “Chinh phụ ngâm” của Đoàn Thị Điểm).
Đề 3: Chủ nghĩa yêu nước trong VHTĐVN qua các bài thơ đã học.
Đề 4: Số phận người phụ nữ trong VHTĐVN qua các tác phẩm: “Truyện Kiều” của Nguyễn Du và
“Thương vợ” của Trần Tế Xương.
Đề 5: Tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” qua đoạn thơ sau trong đoạn trích “Đất Nước” (trích
trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm: “Em ơi em … Nhưng họ đã làm ra Đất
Nước” (SGK 12, tập I, tr.121).
Đề 6: “Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi
tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc bình dị đời thường”.
Qua việc phân tích bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh, anh chị hãy làm sáng tỏ nhận định
trên.


15


CHUYÊN ĐỀ 2: KĨ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN
PHẦN III: NGHỊ LUẬN VỀ VĂN XUÔI (TRUYỆN)
1/ Nhận diện đề
Đề bài nghị luận về văn xuôi gồm nhiều dạng khác nhau:
1.1) Dạng 1: nghị luận về một hình tượng trong TP
VD1: Phân tích bi kịch của người trí thức nghèo qua nhân vật Hộ trong tác phẩm Đời thừa của
Nam Cao. (đề HSG tỉnh AG, 2012)
VD2: Viên quản ngục (trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân) – “một thanh âm
trong trẻo”. (đề HSG tỉnh AG, 2012)
VD3: Cảm nhận về hình tượng con tàu trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam. (đề HSG
tỉnh AG, 2008)
VD4: Bát cháo hành – liều thuốc giải độc.
VD5: Vẻ đẹp của người nông dân Việt Nam qua bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của NĐC.
1.2) Dạng 2: nghị luận về một đoạn trong TP
VD1: Những nét đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích mở đầu truyện ngắn “Chí Phèo”.
VD2: Nêu cảm nhận của anh chị về đoạn văn sau:
“Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn…

“Kẻ mê muội này xin bái lĩnh””.
(đoạn cuối trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân)
1.3) Dạng 3: kiểu đề so sánh
VD1: Nêu cảm nhận của anh chị về chi tiết “bát cháo hành” (trong truyện ngắn “Chí Phèo”) và
chi tiết “ấm nước đầy và nước hãy còn ấm” (trong truyện ngắn “Đời thừa”) của Nam Cao. (đề thi
ĐH khối D, 2010)
VD2: Nêu cảm nhận của anh chị về hai đoạn văn sau:
“Sáng hôm sau … Khốn nạn!...” (“Đời thừa”, Nam Cao)
“Khi Chí Phèo mở mắt … sao lại chỉ gây kẻ thù” (“Chí Phèo”, Nam Cao)

1.4) Dạng 4: nghị luận về một chi tiết trong tác phẩm
VD1: Phân tích chi tiết tiếng khóc “Hứt! … Hứt! … Hứt!...” của ông Phán “mọc sừng” ở cuối
đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” (trích tiểu thuyết “Số đỏ” của VTP).
VD2: Nêu cảm nhận của anh chị về chi tiết ngọn đèn con của chị Tí trở đi trở lại trong truyện ngắn
“Hai đứa trẻ” của Thạch Lam.
1.5) Dạng 5: nghị luận về một vấn đề nghệ thuật trong tác phẩm
VD1: Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân qua tuỳ bút “Người lái đò sông Đà”. (Đề HSG tỉnh,
2008)
VD2: Nhận xét về tình huống truyện trong “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân.
VD3: Phân tích cái hay, đặc sắc trong nghệ thuật lập luận của HCM qua tác phẩm “Tuyên ngôn
độc lập”.
1.6) Dạng 6: tổng hợp
VD: Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của VHVN trước CMTT qua các tác phẩm “Hai đứa trẻ”
của Thạch Lam, “Chí Phèo” và “Đời thừa” của Nam Cao.
1.7) Dạng 7: chứng minh luận đề
VD1: “Nguyễn Tuân là nhà văn suốt đời đi tìm và viết về những con người tài hoa nghệ sĩ. Những
con người ấy thường được dựng trên một tình huống đặc biệt để bộc lộ tài hoa nghệ sĩ của mình...”
Với sự hiểu biết về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của NT, anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận
định trên. (đề HSG tỉnh, 2005)
16


VD2: “Văn của Thạch Lam thường hiếm khi thừa lời, thừa chữ, không uốn éo làm duyên một cách
cầu kỳ, kiểu cách, nhưng vừa giàu hình ảnh và nhạc điệu lại vừa uyển chuyển, tinh tế” (Vũ Ngọc
Phan)
Với sự hiểu biết về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Thạch Lam, đặc biệt là qua truyện
ngắn “Hai đứa trẻ”, anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
2/ Gợi ý cách làm và dàn ý
2.1) Dạng 1: nghị luận về một hình tượng trong TP
Nếu đề bài yêu cầu phân tích nhân vật thì cần chú ý phân tích các khía cạnh sau đây (trong

phần TB):
- Lai lịch
- Ngoại hình
- Số phận
- Diễn biến thái độ - hành động – nội tâm – tính cách (thông thường các khía cạnh này quan
hệ mật thiết với nhau nên không thể tách ra riêng biệt, như thái độ và hành động là sự bộc lộ của nội
tâm, từ hành động và nội tâm làm bật lên tính cách nhân vật)
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: điểm nhìn trần thuật, ngôn ngữ trần thuật, giọng văn, nghệ
thuật miêu tả (ngoại hình, tâm lý), kết cấu,…
Ở các đề bài còn lại, tùy theo nội dung đề và nội dung bài học mà có cách tiếp cận phù hợp.
Điểm chung là phải phân tích được cả những đặc điểm cơ bản của hình tượng lẫn nghệ thuật xây
dựng hình tượng.
2.2) Dạng 2: nghị luận về một đoạn trong TP
Ý muốn của người ra đề này là nhằm kiểm tra khả năng đọc – hiểu và cảm thụ VBVH ở HS.
Do vậy, để làm tốt dạng đề này phải rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu. Mỗi khi đọc một VBVH cần làm
theo quy trình:
- Nắm được toàn bộ nội dung của VBVH
- Nắm được dụng ý (tư tưởng) của tác giả thông qua VBVH đó
- Chia VBVH đó ra thành những tiêu chí nhỏ hơn để soi xét như nhân vật, tình huống, bối
cảnh, đặc sắc nghệ thuật,…
- Nghiền ngẫm từng câu chữ, đặc biệt là những chỗ “đắt” để góp phần làm sáng tỏ nội dung
cũng như thấy được cái đặc sắc nghệ thuật của TP.
Tùy theo đề bài mà sẽ có cách tiếp cận dàn ý khác nhau.
2.3) Dạng 3: kiểu đề so sánh
Sau đây là gợi ý đáp án của Bộ GD dành cho đề bài VD1 (cảm nhận về 2 chi tiết), từ gợi ý
này, HS rút ra được cách tiếp cận đối với những dạng đề tương tự:
1. Vài nét về tác giả và tác phẩm
- Nam Cao là nhà nhân đạo lớn, nhà hiện thực bậc thầy của văn học Việt Nam hiện đại; sáng tác
vừa chân thực giản dị vừa thấm đượm ý vị triết lí nhân sinh; có biệt tài phân tích, diễn tả tâm lí
phức tạp của con người.

- Chí Phèo và Đời thừa là những truyện ngắn xuất sắc, rất tiêu biểu cho sáng tác của Nam Cao
trước Cách mạng tháng Tám. “Bát cháo hành” và “ấm nước đầy và nước hãy còn ấm” là những chi
tiết đặc sắc góp phần quan trọng thể hiện tâm lí nhân vật, tư tưởng tác phẩm và điển hình cho nghệ
thuật Nam Cao.
2. Về chi tiết “bát cháo hành”
- Ý nghĩa về nội dung:
+ Thể hiện sự chăm sóc ân cần của thị Nở khi Chí Phèo ốm đau, trơ trọi.

17


+ Là biểu hiện của tình người hiếm hoi mà Chí Phèo được nhận, là hương vị của hạnh phúc tình
yêu muộn màng mà Chí Phèo được hưởng.
+ “Bát cháo hành” đã đánh thức tính người bị vùi lấp lâu nay ở Chí Phèo:
. Gây ngạc nhiên, gây xúc động mạnh, khiến nhân vật ăn năn, suy nghĩ về tình trạng thê thảm
hiện tại của mình
. Khơi dậy niềm khát khao được làm hoà với mọi người; hy vọng vào một cơ hội trở về với cuộc
sống lương thiện.
- Ý nghĩa về nghệ thuật:
+ Là chi tiết rất quan trọng thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện, khắc họa sắc nét tính cách, tâm
lí và bi kịch của nhân vật.
+ Góp phần thể hiện sinh động tư tưởng Nam Cao: tin tưởng vào khả năng cảm hoá của tình
người.
3. Về chi tiết “ấm nước đầy và nước hãy còn ấm”
- Ý nghĩa về nội dung: “Ấm nước đầy và nước hãy còn ấm” Từ dành sẵn để Hộ có cái uống khi
tỉnh rượu, thể hiện sự chăm chút tận tâm của Từ, dù trước đó Từ vừa bị Hộ đối xử tệ bạc; biểu hiện
của tình yêu thương sâu bền, lòng biết ơn và sự bao dung nguyên vẹn của người vợ yếu ớt; đánh
thức lương tâm và lương tri của Hộ, khiến anh thấm thía về nghĩa tình, day dứt, ăn năn về những
hành vi vũ phu với vợ con khi say.
- Ý nghĩa về nghệ thuật: Giúp khắc hoạ tính cách, tâm lí nhân vật và góp phần thể hiện sinh động tư

tưởng của Nam Cao về khả năng cảm hoá của tình người.
4. Về sự tương đồng và khác biệt
- Tương đồng. Cả hai chi tiết đều góp phần biểu hiện tình cảm, tấm lòng của người phụ nữ. Tình
người của họ đã đánh thức tính người của những kẻ bị tha hoá. Những chi tiết đó đều bộc lộ niềm
tin sâu sắc vào tình người; đều thể hiện biệt tài sử dụng chi tiết của Nam Cao.
- Khác biệt. “Bát cháo hành” (và “hơi cháo hành”) được tô đậm trong tác phẩm, là một nỗi ám ảnh
đã thức tỉnh Chí Phèo, phù hợp với tâm lí của người nông dân. “Ấm nước đầy và nước hãy còn ấm”
chỉ xuất hiện thoáng qua, nhưng cũng đủ tác động làm thức tỉnh lương tri của Hộ, phù hợp với tâm
lí của người trí thức.
Còn ở VD2 (nêu cảm nhận về 2 đoạn văn của 2 TP khác nhau). HS lần lượt nêu cảm nhận
VB1 rồi đến VB2 về các mặt nội dung lẫn nghệ thuật. Ở phần nội dung, cần xoáy sâu vào hình tượng
nhân vật, phân tích những chi tiết làm nỗi rõ tính cách, tâm lý và bi kịch của nhân vật. Ở phần nghệ
thuật, cần chú ý nhất là ở nghệ thuật xây dựng nhân vật. Sau khi PT cả 2VB, HS đưa ra kết luận về
sự tương đồng và khác biệt (cả về nội dung lẫn nghệ thuật).
2.4) Dạng 4: nghị luận về một chi tiết trong tác phẩm
* MB: giới thiệu tác giả, tác phẩm; giới thiệu chi tiết
* TB:
- Tái hiện lại cụ thể hoàn cảnh xuất hiện của chi tiết (kể chuyện)
- Phân tích ý nghĩa, giá trị của chi tiết:
+ Về nội dung:
. Chi tiết đó có ý nghĩa gì?
. Chi tiết đó góp phần thể hiện tính cách nhân vật như thế nào?
. Chi tiết đó nói lên điều gì về chủ đề của truyện (hoặc qua chi tiết đó, ngụ ý của tác
giả là gì)?
18


+ Về nghệ thuật:
. Chi tiết đó có gì đặc sắc (nếu thiếu nó thì có được không)?
. Chi tiết đó có gì tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của nhà văn?

. Chi tiết đó đóng vai trò ntn trong việc thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện hoặc tình
huống truyện?
* KB: khẳng định lại ý nghĩa, giá trị của chi tiết và tài năng của tác giả.
2.5) Dạng 5: nghị luận về một vấn đề nghệ thuật trong tác phẩm
Sau đây là đáp án của tỉnh Nam Định (năm 2012) cho đề bài ở VD1 (PCNT của Nguyễn
Tuân qua tùy bút Người lái đò sông Đà), dựa theo đáp án này, HS có cách tiếp cận đối với những
dạng đề tương tự:
* Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân: độc đáo, tài hoa uyên bác, thường nhìn thiên nhiên,
con người, sự vật… ở nhiều góc nhìn đặc biệt ở phương diện: văn hóa, thẩm mĩ.
- Trước Cách mạng tháng Tám 1945, ông chỉ thấy cái đẹp ở một thời đã qua nay chỉ còn
vang bóng; sau Cách mạng Nguyễn Tuân không đối lập xưa với nay mà tìm thấy sự gắn bó giữa quá
khứ, hiện tại và tương lai; phát hiện chất tài hoa nghệ sĩ không chỉ có ở những con người phi
thường mà ở cả những người lao động bình thường nhất.
- Một trong những đề tài yêu thích của ông là xê dịch. Ông là nhà văn của những cảm giác
mãnh liệt, phong cảnh tuyệt mĩ, tính cách độc đáo…
- Thể loại yêu thích nhất của ông: tùy bút.
- Ngôn ngữ giàu có, khả năng tổ chức câu văn xuôi đầy giá trị tạo hình, nhạc điệu trầm
bổng.
* PCNT tài hoa uyên bác Nguyễn Tuân thể hiện qua đoạn trích tùy bút Người lái đò Sông Đà.
- Hoàn cảnh ra đời tác phẩm: những năm 60 của thế kỉ XX, mục đích của tác phẩm không
chỉ minh họa cho một chủ trương kinh tế, xã hội cụ thể mà vươn tới tầm khái quát: đi tìm chất vàng
mười của thiên nhiên và con người Tây Bắc, khẳng định cái đẹp hiện diện ngay trong cuộc sống
hiện tại của những người lao động bình thường.
- Chất tài hoa uyên bác Nguyễn Tuân thể hiện qua việc khám phá vẻ đẹp của nhân vật Sông
Đà với “tiểu sử” tường tận tỉ mỉ và hai nét “tính cách” hung bạo và trữ tình (Đá bờ sông, ghềnh,
thác... được nhìn ở nhiều góc nhìn (võ thuật, điện ảnh, bóng đá, thơ ca, lịch sử...,) nhìn Sông Đà như
một người đẹp..., sắc nước Sông Đà thay đổi...).
- Ông lái đò là người nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật vượt thác dữ (nhân vật chân dung:
ngoại hình, am hiểu binh pháp thần sông thần đá, trí dũng vượt qua cửa tử thác dữ ngạo nghễ mà
bình thản...). Ông chính là người nghệ sĩ ngay trong nghề nghiệp của mình, điều mà tác giả không

tìm thấy trước Cách mạng.
- Đặc sắc của nghệ thuật tùy bút Nguyễn Tuân qua đoạn trích: Mạch văn phóng túng ở bề
nổi nhưng chặt chẽ ở bề sâu; ngôn ngữ đa dạng, sống động, giàu hình ảnh, gợi cảm cao; nhiều câu,
đoạn thực sự là thơ văn xuôi; liên tưởng, tưởng tưởng bất ngờ thú vị; giọng điệu khi cổ kính trang
trọng, khi trẻ trung tinh nghịch, khi hối hả, mau lẹ, khi chậm rãi…
Ở những dạng đề còn lại, HS dựa vào bài học, hiểu biết của bản thân, bám sát vào đề bài để
thực hiện.
2.6) Dạng 6: tổng hợp
19


Để làm được đề bài như ở VD, trước hết, cần hiểu và nắm được những biểu hiện của giá trị
hiện thực và giá nhân đạo trong văn học.
- Khái niệm GTHT: GTHT hiểu một cách giản dị là giá trị phản ánh hiện thực đời sống của
tp, dựa trên sự trải nghiệm về cs của tg, thường chứa đựng thái độ phê phán của nhà văn đv hiện
thực được đề cập đến trong TP.
- Biểu hiện của GTHT: Cần soi chiếu vào các TP đang phân tích để trả lời được câu hỏi:
thông qua tác phẩm, tác giả muốn đề cập đến thực trạng (vấn đề) gì của XH đương thời? Thực
trạng đó được thể hiện ntn trong TP?
- Khái niệm GTNĐ: Là một giá trị cơ bản của những TPVH chân chính, được tạo nên bởi
niềm cảm thông sâu sắc đv nỗi đau của con người, sự nâng niu, trân trọng những nét đẹp trong tâm
hồn con người và lòng tin vào khả năng vươn dậy của nó.
- 4 biểu hiện chính của GTNĐ:
+ Sự đồng cảm, xót thương của tg với sp của nv
+ Lên án, tố cáo những thế lực XH đã chà đạp lên quyền sống con người;
+ Sự trân trọng, ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người;
+ Dự cảm, tin tưởng vào sự đổi đời và tương lai tươi sáng của các nv (nếu có).
Vậy, quy trình để làm được đề bài như trên, cần làm theo trình tự (phần TB):
- Giải thích GTHT
- Phân tích biểu hiện của GTHT qua từng tác phẩm

- Giải thích GTNĐ
- Phân tích biểu hiện của GTNĐ qua từng tác phẩm
- Rút ra nhận xét về điểm tương đồng và khác biệt về GTHT và GTNĐ của 2 TP.
Ở các đề bài khác, HS dựa theo đề bài đề thực hiện. Quy trình chung là phân tích từng TP rồi
rút ra nhận xét, kết luận về điểm tương đồng và khác biệt về cả nội dung và nghệ thuật.
2.7) Dạng 7: chứng minh luận đề
Cần làm theo quy trình (phần TB):
- Giải thích luận đề (giải thích từng về rồi giải thích cả ý)
- Tách luận đề ra thành các vế chính để chứng minh từng vế, khi chứng minh vế nào thì liên
hệ phân tích TP để làm sáng tỏ ý đó.
Phần KB cần liên hệ lại vấn đề để khẳng định, hoàn tất quá trình phân tích, chứng minh.
3/ Luyện tập
Lập dàn ý chi tiết cho tất cả các đề bài và chọn viết bài văn cho một trong các đề bài sau trên
(trừ các đề bài HSG tỉnh đã cho).

20


CHUYÊN ĐỀ 2: KĨ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN
PHẦN IV: NGHỊ LUẬN VỀ KỊCH
1/ Nhận diện đề
Đề bài nghị luận về kịch từ trước nay ở tỉnh AG cũng như ở cấp QG chưa cho, nhưng dựa
vào bài học (bài Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, trích vở kịch “Vũ Như Tô” của Nguyễn Huy Tưởng), có
thể có hai dạng đề cơ bản sau đây:
1.1) Dạng 1: phân tích nhân vật bi kịch
VD1: Trình bày cảm nghĩ về bi kịch của nhân vật Vũ Như Tô trong vở kịch cùng tên của nhà văn
Nguyễn Huy Tưởng qua đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”. (đề thi ĐH, khối D, 2006)
VD2: Phân tích nhân vật Đan Thiềm trong đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, trích vở kịch “Vũ
Như Tô” của Nguyễn Huy Tưởng. Tại sao có thể gọi Đan Thiềm là “nhân vật bi kịch”?
1.2) Dạng 2: phân tích xung đột kịch

VD: Phân tích xung đột kịch trong vở kịch “Vũ Như Tô” được thể hiện qua đoạn trích Vĩnh biệt
Cửu Trùng Đài của Nguyễn Huy Tưởng.
2/ Gợi ý cách làm và dàn ý
2.1) Dạng 1: phân tích nhân vật bi kịch
Muốn làm được đề này, trước hết chúng ta cần phải hiểu được các khái niệm “bi kịch” và
“nhân vật bi kịch”.
“Bi kịch” được dùng trong hai hoàn cảnh. Thứ nhất, đó là một thể loại của kịch, để phân biệt
với chính kịch (có cả bi lẫn hài) và hài kịch (chủ yếu xây dựng mâu thuẫn thông qua tiếng cười).
Theo đó, bi kịch phản ánh xung đột giữa những nhân vật cao thượng, tốt đẹp với những thế lực đen
tối, độc ác; sự thảm bại hay cái chết của những nhân vật ấy gợi lên nỗi xót xa, thương cảm. Do hiểu
như vậy nên ta phân loại “Vũ Như Tô” là bi kịch, và vì vở kịch này phản ánh lịch sử nên nó được
gọi là bi kịch lịch sử. Thứ hai, từ “bi kịch” được dùng phổ biến hơn là để chỉ một nhân vật (nhân vật
bi kịch), một câu chuyện (câu chuyện bi kịch). Bi kịch là tình trạng bế tắc không thể giải quyết được,
mà kết cục của nó thường dẫn đến cái chết của nhân vật chính. Do vậy, nhân vật bi kịch là nhân vật
thường có những ước mơ, khát vọng lớn lao, chính đáng nhưng do hoàn cảnh họ không thể thực
hiện được ước mơ, hoài bão đó của mình. Nhân vật bi kịch không có lối thoát nên nếu muốn giải
quyết, thông thường nhà văn cho các nhân vật kết cục là phải chết. Cái chết của họ gợi lên niềm xót
xa, thương cảm ở người đọc và tác giả, đồng thời là một sự cảnh báo đối với xã hội, nêu lên chủ đề
của TP.
Sau đây là gợi ý đáp án của Bộ GD cho đề bài ở VD1, từ gợi ý này, HS dựa vào bài học để
PT tiếp đề còn lại:
1. MB: Giới thiệu chung
- Vũ Như Tô là vở kịch xuất sắc của Nguyễn Huy Tưởng và của nền kịch Việt Nam
hiện đại. Tác phẩm được sáng tác năm 1941, dựa trên một sự kiện lịch sử xảy ra ở kinh thành Thăng
Long vào thời Hậu Lê.
- Trong đoạn trích được học, gây ấn tượng sâu sắc nhất là bi kịch của nhân vật Vũ
Như Tô.
2. TB:
a/ Trình bày cảm nghĩ về bi kịch nhân vật Vũ Như Tô
* Những nét chính trong bi kịch của nhân vật Vũ Như Tô

- Bi kịch Vũ Như Tô là bi kịch của người nghệ sĩ có tài và có hoài bão lớn, nhưng không giải
quyết được những mối quan hệ phức tạp giữa nghệ thuật và đời sống, đặc biệt là không giải quyết
được thực sự đúng đắn vấn đề sáng tạo nghệ thuật cho ai và để làm gì.
21


- Vũ Như Tô muốn xây một công trình kiến trúc vĩ đại, tuyệt mĩ, tô điểm cho non sông và mục
đích đó là hết sức cao đẹp, xuất phát từ thiên chức của người nghệ sĩ, từ lòng yêu nước và tinh thần
dân tộc.
- Nhưng trên thực tế, Cửu Trùng Đài xây trên tiền của, mồ hôi, xương máu của nhân dân và
nếu được hoàn thành, nó cũng chỉ là nơi ăn chơi sa đọa của vua chúa. Vũ Như Tô đã sai lầm khi lợi
dụng quyền lực của bạo chúa để thực hiện khát vọng nghệ thuật của mình, chỉ đứng trên lập trường
nghệ sĩ nên trở thành kẻ đối nghịch với nhân dân.
- Chính vì vậy, nhân dân căm hận bạo chúa, đồng thời cũng oán trách, nguyền rủa người
kiến trúc sư và cuối cùng đã giết chết cả Lê Tương Dực lẫn Vũ Như Tô, đốt cháy Cửu Trùng Đài.
b/ Trình bày cảm nghĩ
- Thương cảm người nghệ sĩ có tài, có tâm, đam mê nghệ thuật, khao khát sáng tạo, sẵn sàng
hy sinh tất cả cho cái đẹp, nhưng xa rời thực tế mà phải trả giá đắt bằng sinh mệnh và cả công trình
nghệ thuật của mình.
- Không có cái đẹp tách rời cái chân, cái thiện. Tác phẩm nghệ thuật không thể chỉ mang cái
đẹp thuần túy, mà phải có mục đích phục vụ nhân dân. Người nghệ sĩ phải có hoài bão lớn, có khát
vọng sáng tạo những công trình vĩ đại cho muôn đời, nhưng cũng phải biết xử lý đúng đắn mối quan
hệ giữa khát vọng đó với điều kiện thực tế của cuộc sống, với đòi hỏi của muôn dân.
- Xã hội phải biết tạo điều kiện sáng tạo cho các tài năng, vun đắp tài năng, quý trọng nâng
niu những sản phẩm nghệ thuật đích thực.
3. KB: Qua bi kịch của nhân vật Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng gợi những suy tư sâu sắc về mối
quan hệ giữa người nghệ sĩ với hoạt động sáng tạo nghệ thuật và hiện thực đời sống của nhân dân.
2.2) Dạng 2: phân tích xung đột kịch
Xung đột kịch là đặc trưng cơ bản nhất của kịch. Nếu không có xung đột thì không có kịch.
Kịch lựa chọn những xung đột (mâu thuẫn) trong đời sống làm đối tượng mô tả. Trong xung đột

kịch, những vấn đề thuộc bản chất của hiện thực được dồn nén, quy tụ, nổi bật. Trong kịch, thường
có hai loại xung đột là xung đột chủ yếu và xung đột thứ yếu. Xung đột chủ yếu tạo nên nhân vật bi
kịch, nêu lên chủ đề của vở kịch. VD trong vở kịch “Vũ Như Tô” có hai xung đột kịch:
- Mâu thuẫn giữa nhân dân lao động khốn khổ lầm than với bọn hôn quân bạo chúa và phe cánh xa
hoa trụy lạc (xung đột thứ yếu).
→ được giải quyết theo quan điểm của nhân dân (LTD bị giết, Nguyễn Vũ tự sát,…)
- Mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu, thuần túy của muôn đời và lợi ích trực tiếp, thiết
thực của nhân dân (xung đột chủ yếu).
→ chưa được giải quyết dứt khoát (chân lí vừa thuộc về VNT, vừa thuộc về nhân dân).
=> Hai mâu thẫn có quan hệ mật thiết và tác động lẫn nhau.
3/ Luyện tập
Lập dàn ý chi tiết cho tất cả các đề bài và chọn viết bài văn cho một trong các đề bài đó (trừ
các đề bài HSG tỉnh đã cho).

22


CHUYÊN ĐỀ 2: KĨ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN
PHẦN V: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT Ý KIẾN BÀN VỀ VĂN HỌC
(LÍ LUẬN VĂN HỌC)
1/ Nhận diện đề
Đề bài nghị luận về một ý kiến bàn về VH có thể yêu cầu nghị luận về một ý kiến nào đó liên
quan đến đặc trưng của VH nói chung, các đặc điểm về loại thể hoặc gắn với một / một số TP nào đó
nói riêng:
VD1: M. Goóc-ki nói: “Kịch đòi hòi những tình cảm mãnh liệt”.
Anh chị hiểu thế nào về ý kiến đó? Hãy làm sáng tỏ qua đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (kịch
“Vũ Như Tô” của Nguyễn Huy Tưởng).
VD2: “Thơ là thơ, nhưng đồng thời là họa, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng” (Sóng
Hồng).
Anh chị hiểu ý kiến trên ntn? Hãy phân tích một số bài thơ đã học trong chương trình lớp 11, tập 2

để làm sáng tỏ ý kiến đó.
2/ Gợi ý cách làm và dàn ý
* MB: Đặt vấn đề để dẫn ra câu nói của tác giả.
* TB:
- Giải thích (từ cụ thể từng từ, từng vế đến cả ý)
- Phân tích:
+ Phân tích vì sao lại nói như vậy, lật ngược lại vấn đề (nếu không như thế thì sẽ ntn?)
+ Phân tích TP hoặc các TP có liên quan đến làm sáng tỏ, chứng minh lại luận đề.
- Bình luận – mở rộng: từ nhận thức đã có, hãy bình luận về tính quy luật trong câu nói của
tác giả.
* KB: Khẳng định lại vấn đề.
Sau đây là gợi ý dàn ý (phần TB) cho VD1:
- Câu nói của M. Goóc-ki nêu lên ý gì? Chú ý cần cụ thể hóa ý kiến, ví dụ: “Tình cảm mãnh
liệt là của nhà văn, nhân vật hay diễn viên? Câu trả lời: Có thể là cả ba song chủ yếu là tình cảm
mãnh liệt của nhân vật, vì kịch đòi hỏi những nhân vật có tình cảm mãnh liệt. Muốn rõ thêm, cần
tiến hành phân tích: Một nhân vật mà tình cảm không bộc lộ mãnh liệt ra ngoài có thể trở thành
nhân vật của kịch được không? Ví dụ, hai nhân vật Liên và An trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ”
(Thạch Lam) chỉ có tình cảm thầm kín, lặng lẽ, thường khó có thể trở thành nhân vật kịch. Từ đó,
giải thích vì sao nhân vật kịch phải có “tình cảm mãnh liệt”.
- Để làm sáng tỏ được nội dung câu nói của Goóc-ki, cần phân tích đoạn trích VBCTĐ (nếu
có thể thì nên phân tích cả đoạn trích “Tình yêu và thù hận” trích từ vở kịch “Rô-mê-ô và Giu-li-ét”
của Sếch-xpia). Chú ý tìm hiểu: Tình cảm của các nhân vật trong hai đoạn trích đó được thể hiện
mãnh liệt ntn? Vì sao tình cảm các nhân vật ở vào trạng thái căng thẳng? Tình cảm mãnh liệt đó đã
gây ra những tác động và kết quả gì cho vở kịch?
- Từ nhận thức đã có, hãy bình luận ý kiến của Goóc-ki về tính quy luật của nghệ thuật kịch.
3/ Luyện tập
Lập dàn ý chi tiết cho đề bài còn lại viết bài văn.

23



CHUYÊN ĐỀ 3: CÁC KĨ NĂNG CẦN RÈN LUYỆN
I. MỞ BÀI, KẾT BÀI
1/ Mở bài
Trước phần MB cần đặt nhan đề cho BV. Nhan đề cần ngắn gọn nhưng nêu được tinh thần
của BV, cần gây ấn tượng mạnh. Nhan đề được viết bằng chữ in hoa lớn, canh giữa, khoảng cách
một dòng với phần MB.
Nhiệm vụ chung của MB là giới thiệu vấn đề cần nghị luận. Nếu cần ghi nhớ ta có mô hình:
- Dẫn dắt
- Nêu vấn đề (luận đề)
- Giới hạn phạm vi luận đề
Theo từng kiểu đề cụ thể, ta có “công thức” như sau:
- NLVH:
+ Giới thiệu tác giả
+ Giới thiệu tác phẩm (xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác)
+ Dẫn đề (nêu vị trí đoạn trích, trích dẫn đoạn thơ hoặc vấn đề cần nghị luận,…)
- NLXH và LLVH:
+ Dẫn dắt (gợi ý)
+ Nêu luận đề (trích dẫn TT-ĐL, HTĐS hoặc ý kiến bàn về VH)
+ Chuyển ý
Tuy nhiên, đối với HSG, không phải lúc nào cũng theo “công thức” mà nhiều khi cần phải có
sự sáng tạo. Tất nhiên, khi tuân thủ theo các “công thức” trên, người viết vẫn có thể sáng tạo bình
thường. Điều đó tùy thuộc vào sự giàu có của ngôn ngữ và sự linh hoạt trong tư duy. Có hai cách
MB cơ bản là MB trực tiếp (vào đề ngay từ câu đầu tiên) và MB gián tiếp (có sự dẫn dắt rồi sau đó
mới nêu vấn đề).
Một MB hay cần tránh:
1. Dẫn dắt vòng vo quá xa mãi mới gắn được vào việc nêu vấn đề.
2. Ý dẫn dắt không liên quan gì đến vấn đề sẽ nêu.
3. Nêu vấn quá dài dòng, chi tiết, có gì nói hết luôn rồi TB lặp lại những điều đã nói ở MB.
Một MB hay cần phải:

1. Ngắn gọn: Dẫn dắt thường vài ba câu, nêu vấn đề một vài câu và giới hạn vấn đề một câu.
2. Đầy đủ: Đọc xong MB, người đọc biết được bài viết bàn về vấn đề gì? Trong phạm vi tư
liệu nào? Thao tác chính vận dụng ở đây là gì?
24


3. Độc đáo: MB phải gây được sự chú ý của người đọc với vấn đề mình sẽ viết. Muốn thế
phải có cách nêu vấn đề khác lạ. Để tạo nên sự khác lạ “độc đáo” cần suy nghĩ dẫn dắt: giữa câu dẫn
dắt và câu nêu vấn đề phải tạo được sự bất ngờ.
4. Tự nhiên: viết văn nói chung cần giản dị tự nhiên. MB và nhất là câu đầu chi phối giọng
văn của toàn bài. Vì thế vào bài cần độc đáo, khác lạ nhưng phải tự nhiên. Tránh làm văn một cách
vụng về, gượng ép, gây cho người đọc cảm giác khó chịu bởi sự giả tạo.
Sau đây là VD về các MB hay, thỏa mãn được cả 4 tiêu chí trên:
MB1 (PT bài thơ “Mùa xuân chín”, đề HSG toàn quốc 1989): “Thời gian vẫn trôi đi và bốn
mùa luôn luôn chuyển. Con người chỉ xuất hiện một lần trong đời và cũng chỉ một lần ra đi mãi mãi
vào cõi vĩnh hằng. Nhưng những gì là thơ, là văn, là nghệ thuật đích thực… thì vẫn còn mãi với thời
gian. Trước khi chết có lần vua Phổ cầm tay Mô-da mà nói: “Ta tiêu biểu cho trật tự, người tiêu
biểu cho cái đẹp. Biết đâu hậu thế sẽ quên ta và nhắc nhở đến người”. Có lẽ mãi mãi về sau, chúng
ta vẫn gặp lại một mùa thu vàng trong tranh Leevitan, một mùa thu thôn quê Việt Nam trong thơ
Nguyễn Khuyến và một mùa xuân chín trong thơ Hàn Mặc Tử, một mùa xuân tràn đầy sức sống, vui
tươi mà không ồn ào, thắm đượm sắc màu mà không sặc sỡ, một mùa xuân duyên dáng rất Việt
Nam: (trích dẫn bài thơ “Mùa xuân chín”) (Nguyễn Thị Thu Cúc – trường PTTH Quốc học Huế).
MB2 (Hình tượng người nông dân trong văn học hiện thực phê phán VN 1930 – 1945, đề
HSG tỉnh Nghệ Tĩnh, 1988): “Có những tác phẩm văn học đọc xong gấp sách lại là ta quên ngay.
Cho đến lúc cầm lại ta mới chợt nhớ là mình đã học rồi. Nhưng cũng có những cuốn sách như dòng
sông chảy qua tâm hồn ta để lại những ấn tượng khắc chạm trong tâm khảm. Hình ảnh người nông
dân trong văn học hiện thực phê phán Việt Nam 1930 – 1945 làm ta không thể quên được, nó cứ ám
ảnh, theo đuổi ta mãi”. (Trần Thị Ngọc Hoa, trường PTTH Phan Bội Châu, giải I).
MB3 (Nêu cảm nhận hai ĐT bài “Tràng giang” và “Đây thôn Vĩ Dạ”): "Đã có hồi người ta
tưởng muốn làm thơ hay phải là người hay khóc và thi nhân mỗi lần cầm bút là một lần phải "nâng

khăn lau mắt lệ"”. Tác giả của Thi nhân Việt Nam đã nói như thế khi nghĩ về thơ của Huy Cận –
hồn thơ ảo não của phong trào Thơ mới. Nhưng nào chỉ đúng với Huy Cận. Huy Cận – nhà thơ đại
biểu của tinh thần Thơ mới – chỉ gom lại chút buồn rải rác trong thiên hạ để kết thành nỗi buồn
triền miên lan tỏa trong Lửa thiêng. Lãnh địa nỗi buồn của Thơ mới trải rộng thênh thang. Nó đã
chạm tới nỗi Đau thương của Hàn Mặc Tử để tạo nên những cung bậc mới, thiết tha hơn. Thế nên,
chẳng có gì ngạc nhiên khi ta bắt gặp ở hai thi nhân ấy sự đồng điệu về cảm xúc trong hai tuyệt
phẩm của thời đại: Tràng giang và Đây thôn Vĩ Dạ. Hai đoạn thơ sau sẽ chỉ cho độc giả thấy rõ hơn
về điều ấy: (trích dẫn 2 ĐT)”. (bài làm của thầy)
2/ Kết bài
Nhiệm vụ chung của KB là đánh giá chung lại đề tài BV. Để làm được điều này, ta thường
tóm lược lại quan điểm, nội dung đã nêu ở phần TB; mở rộng thêm vấn đề đặt ra trong đề bài; nêu
phương hướng, bài học áp dụng phát huy hay khắc phục vấn đề nêu trong BV; mượn ý kiến tương tự
- những ý kiến có uy tín – để thay cho lời tóm tắt của người làm bài).
Trên cơ sở đó, xin giới thiệu 4 cách KB hay sau đây:
a) Kết theo lối “điểm nhãn”
Đây là câu chuyện “điểm nhãn” cho rồng theo nguyên tắc hội họa phương Đông. Người họa
sĩ vẽ đúng, người xem vẫn nhận ra được đây là con rồng, song khi ông ta “điểm nhãn” (vẽ mắt) thì
con rồng sống động hẳn lên.
“Điểm nhãn” trong KB có nghĩa là dùng một vài từ ngữ sống động, đắt giá làm điểm nhấn
cho phần KB. Có khi chỉ nhờ một vài từ ngữ, một câu văn hay mà “cứu” cả phần KB. VD:
25


×