Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

bài luận môn bản đồ học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.19 KB, 11 trang )

Phân biệt phương pháp Cartodigram và phương pháp Cartogram

MỞ BÀI
Trong chuyên ngành địa lý thì bản đồ là các công cụ không thể thiếu,
Bản đồ có một vai trò quan trọng trong tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội;
tự nhiên và kinh tế.
Có rất nhiều phương pháp nhằm thể hiện được nội dụng trên các loại bản
đồ, phương pháp biểu đồ bản đồ và phương pháp biểu đồ đồ giải là phương
pháp truyền thống được sử dụng từ rất lâu nhằm thể hiện số lượng kích thước
của các đối tượng trên bản đồ khiến cho người xem có thể dễ dàng nắm bắt
được tính chất của các đối tượng.
Với đề tài được giao, nhóm 3 trình bày một số nội dung chủ yếu liên quan
đến hai phương pháp nêu trên bao gồm:
- Khái niệm
- Nội dung
- Đặc điểm
- Nguyên tắc thể hiện
- So sánh sự giống nhau và khác nhau của hai phương pháp

Nhóm 3

Page 1


Phân biệt phương pháp Cartodigram và phương pháp Cartogram

I.

PHƯƠNG PHÁP BẢN ĐỒ BIỂU ĐỒ (CARTODIGRAM)
1.


Khái niệm phương pháp bản đồ biểu đồ (cartodigram)
Phương pháp bản đồ biểu đồ là phương pháp biểu hiện các đối tượng,
hiện tượng họa đồ bằng các biểu đồ đặt trong đơn vị phân chia lãnh thổ. Mỗi
đơn vị lãnh thổ họa đồ được đặt một biểu đồ có giá trị tổng lượng theo số lượng
thống kê của đối tượng phân bố trong lãnh thổ đó. Nếu trong một đơn vị lãnh
thổ, muốn biểu hiện nhiều đơn vị khác nhau, có thể thể hiện nhiều đối tượng
khác nhau, mỗi biểu đồ đặc trưng cho một đối tượng.

2.

Nội dung phương pháp bản đồ biểu đồ (cartodigram)
Phương pháp bản đồ biểu đồ có khả năng phản ánh được nhiều đặc tính
của đối tượng như số lượng, chất lượng, cấu trúc và động lực. Mỗi biểu đồ được
xem như một ký hiệu đặt trong một đơn vị lãnh thổ, các đặc trưng của đối tượng
được phản ánh qua biểu đồ. Số lượng đối tượng được thể hiện theo kích thước
biểu đồ. Kích thước này có thể tính theo sự phụ thuộc theo đường, theo diện tích
hoặc theo thể tích và theo sự khả ước tuyệt đối hoặc tương đối, có thể là sự khả
ước tuyệt đối liên tục hoặc khả ước tuyệt đối theo thang bậc.
Cấu trúc và chất lượng hiện tượng được thể hiện qua các thành phần của
biểu đồ có tỷ lệ tương ứng với các thành phần của đối tượng bằng màu sắc khác
nhau. Động lực hiện tượng được thể hiện bằng các biểu đồ đặt lồng lên nhau
hoặc đặt cạnh nhau.
Ví dụ minh họa:

Nhóm 3

Page 2


Phân biệt phương pháp Cartodigram và phương pháp Cartogram


3.

Đặc điểm phương pháp bản đồ biểu đồ (cartodigram)
Phương pháp cartodigam có khả năng thể hiện được đặc tính số lượng,
chất lượng, cấu trúc và động lực của hiện tượng;
Kích thước của biểu đồ thể hiện đặc tính số lượng của hiện tượng, phụ
thuộc theo đường, theo diện tích hoặc theo thể tích;
Đặc tính số lượng của hiện tượng đại diện cho một đơn vị hành chính
bằng tổng số các hình nhỏ với chỉ số số lượng được chọn. Màu sắc của hiện
tượng biểu hiện chất lượng của hiện tượng;
Cấu trúc của hiện tượng thể hiện bằng cách chia các biểu đồ thành những
phần nhỏ tương ứng với tỷ lệ các thành phần của hiện tượng;
Ngoài những khả năng trên phương pháp cartodigram còn thể hiện được
cả động lực của hiện tượng. Động lực của hiện tượng được thể hiện tương ứng
với số lượng hiện tượng qua các thời kỳ khác nhau có thể đặt lồng lên nhau
như phương pháp ký hiệu ví dụ biểu diễn số dân của một đơn vị hành chính
qua các thời kỳ khác nhau hoặc đặt cạnh nhau như các biểu đồ cột…

Nhóm 3

Page 3


Phân biệt phương pháp Cartodigram và phương pháp Cartogram

Ví dụ minh họa: Cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế năm
2002.

4.


Nguyên tắc thể hiện phương pháp bản đồ biểu đồ (cartodigram)
Phương pháp này chủ yếu trong trường hợp không định vị được vị trí
phân bố của đối tượng và các tài liệu đặc trưng cho đối tượng là các số liệu
thống kê theo những lãnh thổ đó hoặc yêu cầu của bản đồ thành lập chỉ dừng lại
ở mức nêu lên tổng lượng của đối tượng trong mỗi đơn vị lãnh thổ.
Để dễ dàng so sánh đối chiếu về số lượng hiện tượng ta có thể không bố
trí trong giới hạn hành chính một biểu đồ đường hay theo diện tích có số lượng
tổng cộng mà thay bằng các nhóm những hình có giá trị tương đương nhau như
các hình vuông nhỏ hay hình tròn…. mỗi hình nhỏ đó biểu thị một số lượng
nhất định của các hiện tượng được biểu hiện.
Ngòi những dạng biểu đồ phổ biến như hình cột, hình tròn, hình
vuông…..để dễ nhận thức được số lượng đối tượng, giảm sự tính toán, so sánh
có thể dùng biểu đồ dạng tập hợp nhiều hình nhỏ như các điểm chấm (các hình
tròn nhỏ, hình vuông nhỏ …) có cùng một giá trị nhất định đặt theo dạng biểu
đồ. Dạng biể đồ này gọi là biểu đồ tập hợp.

II.

PHƯƠNG PHÁP BẢN ĐỒ ĐỒ GIẢI (CARTOGRAM)
1.

Khái niệm phương pháp bản đồ đồ giải (cartogram)
Phương pháp cartogram hay còn gọi là phương pháp đồ giải là phương
pháp được dùng để biểu hiện cường độ trung bình (giá trị tương đối) của các đối
tượng, hiện tượng địa lý theo các đơn vị lãnh thổ.
Nhóm 3

Page 4



Phân biệt phương pháp Cartodigram và phương pháp Cartogram

Đơn vị lãnh thổ có thể là đơn vị hành chính, vùng tự nhiên, vùng kinh tế
nhưng thường gặp là các đơn vị hành chính.
2.

Nội dung phương pháp bản đồ đồ giải (cartogram)
Phương pháp bản đồ đồ giải được thành lập trên cơ sở của số liệu thống
kê theo các đơn vị lãnh thổ, không chú ý đến đặc điểm phân bố cụ thể của đói
tượng, hiện tượng.
Phương pháp bản đồ đồ giải thể hiện cường độ trung bình, những chỉ số
tương đối của đối tượng, hiện tượng trong phạm vi lãnh thổ. Chỉ số này được
hình thành từ mối quan hệ của hai chỉ số tuyệt đối nào đó trên cơ sở chia hai dãy
số tuyệt đối trong cùng đơn vị lãnh thổ, hoặc từ việc tính toán các tỷ lệ phần
trăm.
Ví dụ minh họa: Mật độ dân số Việt Nam

Nhóm 3

Page 5


Phân biệt phương pháp Cartodigram và phương pháp Cartogram
3.

Đặc điểm phương pháp bản đồ đồ giải (cartogram)
Chất lượng của phương pháp bản đồ đồ giải phụ thuộc vào hệ thống phân
chia các đơn vị lãnh thổ và hệ thống thang bậc thể hiện nội dụng số liệu. Các
đơn vị lãnh thổ càng nhỏ và biên độ số lượng của thang bậc càng nhỏ thì đặc

trưng địa lý của các đối tượng, hiện tượng họa đồ và mức độ chi tiết của nội
dung bản đồ càng cao. Tuy nhiên nếu quá nhiều thang bậc thì sự phân biệt về
màu khó khăn, tính rõ ràng của bản đồ bị hạn chế. Vì thế, phải tùy theo mục
đích thành lập bản đồ và đặc trưng các chỉ số tương đối của đối tượng mà chọn
hệ thống thang bậc thích hợp.
Các cường độ trung bình của đối tượng được thể hiện trên các đơn vị
lãnh thổ bản đồ không theo sự biến thiên liên tục mà được chia ra các nhóm tạo
thành các thang cấp bậc, mỗi thang cấp bậc được chọn một cường độ màu sắc
hoặc nét chải. Khi thể hiện trên bản đồ các đơn vị lãnh thổ của đối tượng có chỉ
số tương đối thuộc thang bậc nào thì được thể hiện màu sắc hoặc nét chải của
thang bậc ấy.

4.

Nguyên tắc thể hiện phương pháp bản đồ đồ giải (cartogram)
Đặc tính số lượng của đối tượng được thể hiện theo nguyên tắc thang bậc
nên vấn đề lựa chọn hợp lý hệ thống các thang bậc có ý nghĩa rất quan trọng,
quyết định chất lượng bản đồ ví dụ như tỷ lệ thất nghiệp của một khu vực được
chia theo độ tuổi. Việc chọn thang bậc phải được tiến hành trên cơ sở phân tích
hệ thống các chỉ số tương đối của một đối tượng theo các đơn vị lãnh thổ, không
chỉ trên cơ sở các số liệu thống kê mà còn phải tính đến cả mối quan hệ kinh tế,
đặc trưng đối tượng.
Xác định khoảng cách của các thang có thể theo các nguyên tắc: thang số
cộng, thang cấp số nhân hoặc thang hỗn hợp. Việc lựa chọn bậc thang không thể
tùy tiện mà phải trên cơ sở phân tích hàng loạt các chỉ số thống kê tương đối
theo đơn vị lãnh thổ.
- Thang cấp số cộng được tính theo nguyên tắc : a; a+b; a+b+b….
Ví dụ: Nhỏ hơn 100
101 – 200
201 – 300

301 – 400
….
- Thang cấp số nhân được tính theo nguyên tắc: a; ak; ak2; ak3…
Nhóm 3

Page 6


Phân biệt phương pháp Cartodigram và phương pháp Cartogram

Ví dụ: nhỏ hơn 50
51 – 500
501 – 5000
5001 – 50.000
……
Thang theo cấp số cộng thường được sử dụng khi cường độ các đối
tượng thay đổi chậm với biên độ không lớn.
Thang cấp số nhân thường được vận dụng khi cường độ các đối tượng
thay đổi nhanh với biên độ lớn
Thang hỗn hợp thường được sử dụng khi cường độ các đối tượng biến
đổi thất thường, phân tán.
Sau khi đã có hệ thống thang bậc hợp lý, trên bản đồ đánh số các đơn vị
lãnh thổ có cường độ nằm trong các thang bậc đã xác định, sau đó thể hiện bằng
màu sắc hoặc các nét chải đã quy định cho thang bậc
Ví dụ minh họa: Biểu đồ biểu hiện số lượng người dùng internet toàn
cầu

Nhóm 3

Page 7



Phân biệt phương pháp Cartodigram và phương pháp Cartogram

III.

-

-

-

SỰ GIỐNG NHAU, KHÁC NHAU CỦA PHƯƠNG PHÁP
BẢN ĐỒ BIỂU ĐỒ VÀ PHƯƠNG PHÁP BẢN ĐỒ ĐỒ GIẢI.

1. Giống nhau
Biểu đồ được biểu hiện thể hiện sự so sánh một cách rõ ràng.
Tài liệu thành lập bản đồ không đòi hỏi cao và chi tiết. Tài liệu cơ bản là các số
liệu thống kê theo các số liệu phân chia lãnh thổ và bản đồ nền có sự phân chia
lãnh thổ theo các đơn vị tương ứng.
Trên cùng một bản đồ có thể thể hiện một vài chỉ tiêu khác nhau, thể hiện khá
rõ ràng mối quan hệ qua lại và sự kết hợp giữa các yếu tố nội dụng thể hiện
trên bản đồ.
Sự thành lập bản đồ là khá đơn giản.
2. Khác nhau
Phương pháp

Bản đồ biểu đồ

Bản đồ đồ giải


Dùng để biểu hiện các
đối tượng, hiện tượng họa
đồ bằng các biểu đồ đặt
trong đơn vị phân chia
lãnh thổ.

Dùng thể hiện cường độ
trung bình, những chỉ số tương
đối của đối tượng, hiện tượng
trong phạm vi lãnh thổ. Chỉ số
này được hình thành từ mối
quan hệ của hai chỉ số tuyệt đối
nào đó trên cơ sở chia hai dãy
số tuyệt đối trong cùng đơn vị
lãnh thổ, hoặc từ việc tính toán
các tỷ lệ phần trăm.

Phương pháp bản đồ
biểu đồ có khả năng phản
ánh được nhiều đặc tính
của đối tượng như số
lượng, chất lượng, cấu trúc
và động lực. Mỗi biểu đồ
được xem như một ký hiệu
đặt trong một đơn vị lãnh
thổ, các đặc trưng của đối
tượng được phản ánh qua

Phương pháp bản đồ đồ

giải thể hiện cường độ trung
bình, những chỉ số tương đối
của đối tượng, hiện tượng trong
phạm vi lãnh thổ. Chỉ số này
được hình thành từ mối quan hệ
của hai chỉ số tuyệt đối nào đó
trên cơ sở chia hai dãy số tuyệt
đối trong cùng đơn vị lãnh thổ,
hoặc từ việc tính toán các tỷ lệ

Khái niệm

Nội dung

Nhóm 3

Page 8


Phân biệt phương pháp Cartodigram và phương pháp Cartogram

biểu đồ. Số lượng đối
tượng được thể hiện theo
kích thước biểu đồ
Phương pháp bản đồ
biểu đồ có khả năng thể
hiện được đặc tính số
lượng, chất lượng, cấu trúc
và động lực của hiện
tượng;

Kích thước của biểu
đồ thể hiện đặc tính số
lượng của hiện tượng,
phụ thuộc theo đường,
theo diện tích hoặc theo
thể tích;
Đặc điểm

Đặc tính số lượng của
hiện tượng đại diện cho
một đơn vị hành chính
bằng tổng số các hình nhỏ
với chỉ số số lượng được
chọn. Màu sắc của hiện
tượng biểu hiện chất
lượng của hiện tượng;
Cấu trúc của hiện
tượng thể hiện bằng cách
chia các biểu đồ thành
những phần nhỏ tương
ứng với tỷ lệ các thành
phần của hiện tượng;

Nhóm 3

Page 9

phần trăm.

Chất lượng của phương

pháp bản đồ đồ giải phụ thuộc
vào hệ thống phân chia các đơn
vị lãnh thổ và hệ thống thang
bậc thể hiện nội dụng số liệu.
Các đơn vị lãnh thổ càng nhỏ
và biên độ số lượng của thang
bậc càng nhỏ thì đặc trưng địa
lý của các đối tượng, hiện
tượng họa đồ và mức độ chi
tiết của nội dung bản đồ càng
cao.
Các cường độ trung bình
của đối tượng được thể hiện
trên các đơn vị lãnh thổ bản đồ
không theo sự biến thiên liên
tục mà được chia ra các nhóm
tạo thành các thang cấp bậc,
mỗi thang cấp bậc được chọn
một cường độ màu sắc hoặc
nét chải. Khi thể hiện trên bản
đồ các đơn vị lãnh thổ của đối
tượng có chỉ số tương đối
thuộc thang bậc nào thì được
thể hiện màu sắc hoặc nét chải
của thang bậc ấy.


Phân biệt phương pháp Cartodigram và phương pháp Cartogram

Phương pháp

thể hiện

Nhóm 3

Về phương pháp thể
hiện thì phương pháp bản
đồ biểu đồ rất giống với
phương pháp ký hiệu
nhưng về bản chất thì hai
phương pháp khác xa
nhau: phương pháp ký
hiệu chỉ rõ điểm phân bố
của các đối tượng được
biểu thị và không có quan
hệ với sự phân chia lãnh
thổ. Các ranh giới phân
chia lãnh thổ trên bản đồ
dùng phương pháp ký hiệu
nói chung không cần biểu
thị. Ngược lại: biểu đồ bản
đồ mà không có sự phân
chia hành chính hoặc lãnh
thổ thì sẽ vô nghĩa vì vậy
buộc phải có ranh giới
phân chia lãnh thổ.

Page 10

Về phương pháp thể hiện
thì phương pháp đồ giải rất dễ

nhầm lẫn với phương pháp nền
chất lượng nhưng về bản chất
thì hoàn toàn khác nhau.
Phương pháp đồ giải biểu hiện
cường độ của đối tượng còn
phương pháp nền chất lượng
biểu hiện đặc tính của đối
tượng.


Phân biệt phương pháp Cartodigram và phương pháp Cartogram

KẾT LUẬN
Hai phương pháp, phương pháp bản đồ biểu đồ và phương pháp bản đồ
đồ giải là hai phương pháp thường hay được sử dụng để thể hiện về các vấn đề
kinh tế - xã hội cũng như trong địa lý tự nhiên. Tuy nhiên khi xây dựng bản đồ
rất ít khi chỉ thực hiện một phương pháp riêng lẻ để thể hiện nội dung mà người
ta thường phối hợp hay nhiều phương pháp để thể hiện nội dung muốn thể hiện.
Trong thời gian ngắn tìm hiểu về đề tài “Phân biệt phương pháp bản đồ
biểu đồ và phương pháp bản đồ đồ giải” Nhóm 3 đã tìm hiểu về các khía cạnh
về khái niện, nội dung, đặc điểm, cách thể hiện của hai phương pháp và phân
biệt sự giống nhau và khác nhau của hai phương pháp, do thời gian và khả năng
có hạn nên không thể tránh khỏi được sợ thiếu sót, rất mong nhận được sự góp
ý của thầy.
Xin chân thành cảm ơn!

BÀI TIỂU LUẬN

Nhóm 3


CHUYÊN ĐỀ 3
Phân biệt hai phương pháp bản đồ:
Phương pháp bản đồ biểu đồ và
phương pháp bản đồ đồ giải.

NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 3
1. Trần Nữ Trang
2. Lê Anh Tuấn
3. Nguyễn Quang Nam
4. Trần Thanh Tâm
Nhóm 3

Page 11

Quảng Bình, Tháng 6 năm 2019



×