Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

C0202 giao thoa sóng cơ học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (43.66 KB, 5 trang )

C0202 - Giao thoa sóng cơ học
Câu 1. Cho hai nguồn phát sóng S1, S2 trên mặt nước dao động điều hòa với phương trình
giống hệt nhau là u = 10cos(80πt) cm trong phương thẳng đứng. Biết tốc độ truyền
sóng bằng 18 m/s và biên độ sóng không đổi trong quá trình lan truyền. Điểm M
trên mặt nước cách các nguồn S1 và S2 với khoảng cách tương ứng là 15 cm và 30
cm. Biên độ dao động của phần tử môi trường tại M và độ lệch pha của dao động tại
M so với dao động kích thích tại hai nguồn S1, S2 lần lượt là
A. 7 cm; 3π/8 rad.
B. 10 cm; π rad.
C. 7 cm; π rad.
D. 10 cm; π/3 rad.
Câu 2. Trên mặt chất lỏng có hai nguồn sóng S1 và S2 cách nhau 16 cm, đang dao động
điều hòa trên phương thẳng đứng với phương trình giống hệt nhau u = 2cos(40πt +
π/4) cm. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước bằng 70 cm/s và biên độ sóng không đổi
trong quá trình lan truyền. Gọi O là trung điểm của đoạn S1S2, điểm M ở mặt chất
lỏng và nằm trên đường trung trực của S1S2 sao cho M dao động cùng pha với hai
nguồn. Khoảng cách gần nhất giữa M và O xấp xỉ bằng
A. 10,5 cm.
B. 2,5 cm.
C. 3,2 cm.
D. 6,8 cm.
Câu 3. Cho hai nguồn phát sóng S1, S2 trên mặt nước dao động điều hòa với phương trình
giống hệt nhau là u = 10cos(100πt + π/2) cm trong phương thẳng đứng. Biết tốc độ
truyền sóng bằng 12 m/s và biên độ sóng không đổi trong quá trình lan truyền.
Điểm M trên mặt nước cách các nguồn S1 và S2 với khoảng cách tương ứng là 20
cm và 30 cm. Biên độ dao động của phần tử môi trường tại M và độ lệch pha của
dao động tại M so với dao động kích thích tại hai nguồn S1, S2 lần lượt là
A. 7 cm; 3π/8 rad.
B. 7 cm; 5π/6 rad.
C. 5,2 cm; π/12 rad.
D. 5,2 cm; 5π/6 rad.


Câu 4. Cho hai nguồn phát sóng S1, S2 trên mặt nước dao động điều hòa với phương trình
giống hệt nhau là u = 10cos(100πt + π/4) cm trong phương thẳng đứng. Biết tốc độ
truyền sóng bằng 15 m/s và biên độ sóng không đổi trong quá trình lan truyền.
Điểm M trên mặt nước cách các nguồn S1 và S2 với khoảng cách tương ứng là 15
cm và 25 cm. Biên độ dao động của phần tử môi trường tại M và độ lệch pha của
dao động tại M so với dao động kích thích tại hai nguồn S1, S2 lần lượt là


A. 7 cm; 2π/3 rad.
B. 10 cm; 2π/3 rad.
C. 10 cm; 5π/12 rad.
D. 7,7 cm; 5π/8 rad.
Câu 5. Trên mặt chất lỏng có hai nguồn sóng S1 và S2 cách nhau 13 cm, đang dao động
điều hòa theo phương thẳng đứng với phương trình giống hệt nhau u = 5cos(60πt +
π/6) cm. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước bằng 50 cm/s và biên độ sóng không đổi
trong quá trình lan truyền. Gọi O là trung điểm của đoạn S1S2, điểm M ở mặt chất
lỏng và nằm trên đường trung trực của S1S2 sao cho M dao động cùng pha với hai
nguồn. Khoảng cách gần nhất giữa M và O xấp xỉ bằng
A. 2,7 cm.
B. 1,48 cm.
C. 3,1 cm.
D. 2,9 cm.
Câu 6. Trên mặt chất lỏng có hai nguồn sóng S1 và S2 cách nhau 14 cm, đang dao động
điều hòa theo phương thẳng đứng với phương trình giống hệt nhau u = 7cos(20πt +
π/4) cm. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước bằng 25 cm/s và biên độ sóng không đổi
trong quá trình lan truyền. Gọi O là trung điểm của đoạn S1S2, điểm M ở mặt chất
lỏng và nằm trên đường trung trực của S1S2 sao cho M dao động cùng pha với hai
nguồn. Khoảng cách gần nhất giữa M và O xấp xỉ bằng
A. 2,7 cm.
B. 2,5 cm.

C. 3,1 cm.
D. 2,9 cm.
Câu 7. Trên mặt chất lỏng có hai nguồn sóng đồng bộ S1 và S2 cách nhau 13 cm, đang dao
động điều hòa theo phương trình u = 5cos(20πt + π/2) cm trên phương vuông góc
với mặt chất lỏng. Tốc độ truyền sóng là 30 cm/s và biên độ sóng không đổi trong
quá trình lan truyền. Gọi O là trung điểm của S1S2 và M là một điểm trên mặt chất
lỏng thuộc đường trung trực của S1S2. Biết rằng phần tử môi trường tại M dao động
cùng pha với phần tử môi trường tại O. Khoảng cách gần nhất giữa M và O bằng
A. 4√2 cm.
B. 4√3 cm.
C. 6,13 cm.
D. 5,21 cm.
Câu 8. Trên mặt chất lỏng có hai nguồn sóng đồng bộ S1 và S2 cách nhau 14 cm, đang dao
động điều hòa theo phương trình u = 4cos(40πt) cm trên phương vuông góc với mặt


chất lỏng. Tốc độ truyền sóng là 50 cm/s và biên độ sóng không đổi trong quá trình
lan truyền. Gọi O là trung điểm của S1S2 và M là một điểm trên mặt chất lỏng thuộc
đường trung trực của S1S2. Biết rằng phần tử môi trường tại M dao động cùng pha
với phần tử môi trường tại O. Khoảng cách gần nhất giữa M và O bằng
A. 3,2 cm.
B. 4,6 cm.
C. 6,4 cm.
D. 2,96 cm.
Câu 9. Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn S1, S2 dao động cùng pha
và cùng tần số bằng 20 Hz. Tại điểm M trên mặt nước cách các nguồn S1 và S2 lần
lượt các khoảng bằng 34 cm và 22 cm có một cực đại đi qua. Trong khoảng giữa M
và đường trung trực của S1S2 còn có ba cực đại khác. Tốc độ truyền sóng trên mặt
nước bằng
A. 63 cm/s.

B. 60 cm/s.
C. 30 cm/s.
D. 36 cm/s.
Câu 10. Trên mặt chất lỏng có hai nguồn phát sóng đồng bộ S1, S2 dao động cùng pha và
cùng tần số. Tốc độ truyền sóng bằng 50 cm/s. Cho điểm M trên mặt chất lỏng cách
cách các nguồn S1 và S2 lần lượt các khoảng bằng 30 cm và 14 cm. Để trong khoảng
giữa M và đường trung trực của S1S2 có tất cả bốn cực đại thì tần số sóng phải nhận
giá trị nào trong các giá trị dưới đây ?
A. 16 Hz.
B. 19 Hz.
C. 12 Hz.
D. 15 Hz.
Câu 11. Trong thí nghiệm về giao thoa sóng trên mặt chất lỏng, hai nguồn S1, S2 dao động
cùng pha và cùng tần số bằng 80 Hz. Tốc độ truyền sóng là 50 cm/s. Coi biên độ
sóng không đổi trong quá trình truyền sóng. Điểm P trên mặt nước cách các nguồn
S1 và S2 lần lượt các khoảng bằng 4 cm và 7 cm. Điểm Q trên mặt nước cách các
nguồn S1 và S2 lần lượt các khoảng bằng 10 cm và 4 cm. Tổng số điểm không dao
động trên đoạn PQ là
A. 8.
B. 15.
C. 16.
D. 17.


Câu 12. Trên bề mặt chất lỏng có hai nguồn phát sóng kết hợp A và B cách nhau 30 cm, dao
động cùng tần số 50 Hz và cùng pha. Biết tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng v =
4 m/s. Trên mặt nước có hai điểm C và D sao cho ABCD làm thành một hình
vuông. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn BD là
A. 5.
B. 6.

C. 7.
D. 8.
Câu 13. Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn S1, S2 dao động cùng pha
và cùng tần số bằng 10 Hz. Tại điểm M trên mặt nước cách các nguồn S1 và S2 lần
lượt các khoảng bằng 35 cm và 20 cm có một cực đại đi qua. Trong khoảng giữa M
và đường trung trực của S1S2 còn có hai cực đại khác. Tốc độ truyền sóng trên mặt
nước bằng
A. 63 cm/s.
B. 60 cm/s.
C. 50 cm/s.
D. 36 cm/s.
Câu 14. Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn S1, S2 dao động cùng pha
và cùng tần số bằng 13 Hz. Tại điểm M trên mặt nước cách các nguồn S1 và S2 lần
lượt các khoảng bằng 32 cm và 20 cm có một cực đại đi qua. Trong khoảng giữa M
và đường trung trực của S1S2 còn có hai cực đại khác. Tốc độ truyền sóng trên mặt
nước bằng
A. 63 cm/s.
B. 60 cm/s.
C. 50 cm/s.
D. 52 cm/s.
Câu 15. Trên mặt chất lỏng có hai nguồn phát sóng đồng bộ S1, S2 dao động cùng pha và
cùng tần số. Tốc độ truyền sóng bằng 40 cm/s. Cho điểm M trên mặt chất lỏng cách
cách các nguồn S1 và S2 lần lượt các khoảng bằng 30 cm và 16 cm. Để trong khoảng
giữa M và đường trung trực của S1S2 có tất cả ba cực đại thì tần số sóng phải nhận
giá trị nào trong các giá trị dưới đây ?
A. 6 Hz.
B. 9 Hz.
C. 12 Hz.
D. 15 Hz.



blackonyx/Captur



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×