Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

C0304 máy phát điện xoay chiều một pha

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (36.18 KB, 5 trang )

Câu 1. Cho một khung dây phẳng có diện tích bằng 0,6 m2, gồm 150 vòng dây, đặt trong
từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ bằng 0,02 T. Góc giữa vectơ cảm ứng từ và
pháp tuyến của khung là 60o. Từ thông qua khung dây xấp xỉ bằng
A. 0,9 Wb.
B. 12 Wb.
C. 1,2 Wb.
D. 1,3 Wb.
Câu 2. Cho một khung dây phẳng có diện tích bằng 0,6 m2, gồm 100 vòng dây, đặt trong
từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ bằng 0,02 T. Góc giữa vectơ cảm ứng từ và
mặt phẳng khung dây là 60o. Từ thông qua khung dây có thể xấp xỉ bằng
A. 1,19 Wb.
B. 1,2 Wb.
C. 1,04 Wb.
D. 1,4 Wb
Câu 3. Một khung dây dẫn phẳng, dẹt, hình chữ nhật có diện tích 56 cm2, quay đều quanh
một trục đối xứng (thuộc mặt phẳng của khung) trong từ trường đều có vectơ cảm
ứng từ vuông góc với trục quay và có độ lớn 0,02 T. Từ thông cực đại qua khung
dây là
A. 1,12.10-4 Wb.
B. 4,8.10-4 Wb.
C. 1,4.10-4 Wb.
D. 2,6.10-4 Wb.
Câu 4. Một khung dây dẫn hình chữ nhật có 100 vòng, diện tích mỗi vòng 600 cm², quay
đều quanh trục đối xứng của khung với vận tốc góc 180 vòng/phút trong một từ
trường đều có cảm ứng từ bằng 0,2 T. Trục quay vuông góc với các đường cảm
ứng từ. Chọn gốc thời gian lúc vectơ pháp tuyến của mặt phẳng khung dây cùng
hướng với vectơ cảm ứng từ. Biểu thức suất điện động cảm ứng trong khung là
A. e = 4,8π.cos(6πt – π/2) V.
B. e = 7,2π.cos(6πt - π/2) V.
C. e = 7,2π.cos(40πt + π/2) V.
D. e = 4,8π.cos(4πt + π/2) V.


Câu 5. Một khung dây dẫn hình chữ nhật có 100 vòng, diện tích mỗi vòng 600 cm², quay
đều quanh trục đối xứng của khung với vận tốc góc 120 vòng/phút trong một từ
trường đều có cảm ứng từ bằng 0,02 T. Trục quay vuông góc với các đường cảm
ứng từ. Chọn gốc thời gian lúc vectơ pháp tuyến của mặt phẳng khung dây tạo với


vectơ cảm ứng từ góc π/6. Biểu thức suất điện động cảm ứng trong khung là
A. e = 4,8π.cos(4πt – π/2) V.
B. e = 0,48π.cos(4πt + 2π/3) V.
C. e = 0,48π.cos(4πt – π/3) V.
D. e = 4,8π.cos(4πt + π/2) V.
Câu 6. Một máy phát điện xoay chiều một pha có phần ứng gồm bốn cuộn dây giống nhau
mắc nối tiếp. Suất điện động xoay chiều do máy phát sinh ra có tần số 50 Hz và giá
trị hiệu dụng 70√2 V. Số vòng dây trong mỗi cuộn dây của phần ứng là 100 vòng
dây. Từ thông cực đại qua mỗi vòng của phần ứng là
A. 16/π mWb
B. 12/π mWb.
C. 14/π mWb.
D. 10/π mWb.
Câu 7. Một máy phát điện xoay chiều một pha có phần ứng gồm bốn cuộn dây giống nhau
mắc nối tiếp. Suất điện động xoay chiều do máy phát sinh ra có tần số 50 Hz và giá
trị hiệu dụng 50√2 V. Từ thông cực đại qua mỗi vòng của phần ứng là 10/π mWb.
Số vòng dây trong mỗi cuộn dây của phần ứng là
A. 25 vòng.
B. 50 vòng.
C. 100 vòng.
D. 75 vòng.
Câu 8. Nối hai cực của một máy phát điện xoay chiều một pha vào hai đầu đoạn mạch AB
gồm điện trở thuần R mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần. Bỏ qua điện trở các cuộn
dây của máy phát. Khi rôto của máy quay đều với tốc độ n vòng/phút thì cường độ

dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch là 1 A. Khi rôto của máy quay đều với tốc độ
2n vòng/phút thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch là √2 A. Nếu rôto
của máy quay đều với tốc độ 3n vòng/phút thì cảm kháng của đoạn mạch AB là
A. 3R/√2
B. 2√3R
C. R√3
D. 2R/√3
Câu 9. Nối hai cực của một máy phát điện xoay chiều một pha vào hai đầu đoạn mạch AB
gồm điện trở thuần R mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần. Bỏ qua điện trở các cuộn
dây của máy phát. Khi rôto của máy quay đều với tốc độ n vòng/phút thì cường độ
dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch là 1 A. Khi rôto của máy quay đều với tốc độ


5n vòng/phút thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch là √5 A. Nếu rôto
của máy quay đều với tốc độ 3n vòng/phút thì cảm kháng của đoạn mạch AB là
A. R/√3
B. 2√3R
C. R√3
D. 3R/√5
Câu 10. Một máy phát điện xoay chiều một pha có điện trở trong không đáng kể, mạch
ngoài nối với một mạch RLC. Biết khi máy phát điện quay với tốc độ n vòng/phút
thì dòng điện hiệu dụng mạch ngoài là I, khi máy phát điện quay với tốc độ 3n
vòng/phút thì dòng điện hiệu dụng mạch ngoài là 3I và điện áp sớm pha hơn dòng
điện π/4. Khi máy phát điện quay với tốc độ n0 vòng/phút thì trong mạch có cộng
hưởng và dòng điện hiệu dụng trong mạch khi đó bằng
A. 4I.
B. √6I.
C. 2I.
D. 4√2I.
Câu 11. Một khung dây dẫn phẳng quay đều với tốc độ góc ω quanh một trục cố định nằm

trong mặt phẳng khung dây, trong một từ trường đều có vectơ cảm ứng từ vuông
góc với trục quay của khung. Suất điện động cảm ứng trong khung có biểu thức e
= E0cos(ωt - π/2). Tại thời điểm t = 0, vectơ pháp tuyến của mặt phẳng khung dây
hợp với vectơ cảm ứng từ một góc bằng
A. 0o.
B. 180o.
C. 90o.
D. 45o.
Câu 12. Một khung dây dẫn phẳng quay đều với tốc độ góc ω quanh một trục cố định nằm
trong mặt phẳng khung dây, trong một từ trường đều có vectơ cảm ứng từ vuông
góc với trục quay của khung. Suất điện động cảm ứng trong khung có biểu thức e
= E0cos(ωt + π/4). Tại thời điểm t = 0, vectơ pháp tuyến của mặt phẳng khung dây
hợp với vectơ cảm ứng từ một góc bằng
A. 105o.
B. 180o.
C. 135o.
D. 150o.
Câu 13. Cho một khung dây phẳng có diện tích bằng 0,1 m2, gồm 200 vòng dây, đặt trong


từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ bằng 0,1 T. Góc giữa vectơ cảm ứng từ và
pháp tuyến của khung dây bằng 60o. Từ thông qua khung dây bằng
A. 1 Wb.
B. 10 Wb.
C. 0,1 Wb.
D. 0,5 Wb.
Câu 14. Một khung dây dẫn phẳng, dẹt, hình chữ nhật có diện tích 60 cm2, gồm 1000 vòng
dây, quay đều quanh một trục đối xứng (thuộc mặt phẳng của khung) trong từ
trường đều có vectơ cảm ứng từ vuông góc với trục quay và có độ lớn 0,4 T. Từ
thông cực đại qua khung dây là

A. 2,4.10-3 Wb.
B. 4,8 Wb.
C. 2,4 Wb.
D. 4,8.10-3 Wb.
Câu 15. Một khung dây dẫn phẳng, dẹt, hình chữ nhật có diện tích 0,5 m2, gồm 800 vòng
dây, quay đều quanh một trục đối xứng (thuộc mặt phẳng của khung) trong từ
trường đều có vectơ cảm ứng từ vuông góc với trục quay và có độ lớn 0,05 T. Từ
thông cực đại qua khung dây là
A. 20 Wb.
B. 48 Wb.
C. 24 Wb.
D. 10 Wb.
Câu 16. Một máy phát điện xoay chiều một pha có điện trở trong không đáng kể, mạch
ngoài nối với một mạch RLC. Biết khi máy phát điện quay với tốc độ n vòng/phút
thì dòng điện hiệu dụng mạch ngoài là I, khi máy phát điện quay với tốc độ 2n
vòng/phút thì dòng điện hiệu dụng mạch ngoài là 2I và điện áp sớm pha hơn dòng
điện π/4. Khi máy phát điện quay với tốc độ n0 vòng/phút thì trong mạch có cộng
hưởng và dòng điện hiệu dụng trong mạch khi đó bằng
A. 4I.
B. √10I.
C. 2I.
D. 4√2I.
Câu 17. Một máy phát điện xoay chiều một pha có phần ứng gồm 8 cuộn dây giống nhau
mắc nối tiếp. Suất điện động xoay chiều do máy phát sinh ra có tần số f và giá trị
hiệu dụng 200 V. Từ thông cực đại qua mỗi vòng của phần ứng là 5√2/π mWb. Số


vòng dây trong mỗi cuộn dây của phần ứng là 100. Giá trị của f là
A. 50 Hz.
B. 100 Hz.

C. 25 Hz.
D. 75 Hz.
Câu 18. Một máy phát điện xoay chiều một pha có phần ứng gồm ba cuộn dây giống nhau
mắc nối tiếp. Suất điện động xoay chiều do máy phát sinh ra có tần số 50 Hz và giá
trị hiệu dụng 120√2 V. Số vòng dây trong mỗi cuộn dây của phần ứng là 200 vòng.
Từ thông cực đại qua mỗi vòng của phần ứng là
A. 4/π mWb.
B. 1/2π mWb.
C. 2/π Wb.
D. 1/2π Wb.
Câu 19. Một máy phát điện xoay chiều một pha có phần ứng gồm bốn cuộn dây giống nhau
mắc nối tiếp. Suất điện động xoay chiều do máy phát sinh ra có tần số 25 Hz và giá
trị cực đại U0. Số vòng dây trong mỗi cuộn dây của phần ứng là 100 vòng. Từ thông
cực đại qua mỗi vòng của phần ứng là 1/π mWb. Giá trị U0 là
A. 10√2 V.
B. 10 V.
C. 5√2 V.
D. 20 V.
Câu 20. Nối hai cực của một máy phát điện xoay chiều một pha vào hai đầu đoạn mạch AB
gồm điện trở thuần R mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần. Bỏ qua điện trở các cuộn
dây của máy phát. Khi rôto của máy quay đều với tốc độ n vòng/phút thì cường độ
dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch là 1 A. Khi rôto của máy quay đều với tốc
độ 2n vòng/phút thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch là √2 A. Nếu
rôto của máy quay đều với tốc độ 3n vòng/phút thì cảm kháng của đoạn mạch AB

A. R/√3
B. 2√3R
C. 3R/√2
D. √2R/3




×