Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Đề lý thuyết hay và khó số 7 môn vật lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.39 KB, 9 trang )

Đề lý thuyết hay và khó số 7 môn Vật lý
Câu 1. Tia tử ngoại được ứng dụng để:
A. tìm khuyết tật bên trong các vật đúc.
B. chụp điện, chẩn đoán gãy xương.
C. kiểm tra hành lý của khách đi máy bay.
D. tìm vết nứt trên bề mặt các vật.
Câu 2. Phát biểu nào sau đây về dao động cưỡng bức là sai?
A. Biên độ dao động cưỡng bức luôn thay đổi trong quá trình vật dao động.
B. Dao động cưỡng bức là dao động của vật dưới tác dụng của ngoại lực biến thiên
điều hòa theo thời gian.
C. Biên độ dao động cưỡng bức phụ thuộc vào tần số của ngoại lực cưỡng bức.
D. Biên độ dao động cưỡng bức đạt giá trị cực đại khi tần số ngoại lực cưỡng bức bằng
tần số riêng của hệ
Câu 3. Một con lắc lò xo gồm một vật có khối lượng 1 kg, lò xo có độ cứng 1000 N/m. Khi
đặt lần lượt các lực cưỡng bức f1 = F0cos(8πt + π/2) (V); f2 = F0cos(9πt + π/2) (N); f3
= F0cos(10πt + π/2) (N) thì con lắc lần lượt dao động với các biên độ A1, A2, A3. Hệ
thức đúng là
A. A1 > A2 > A3.
B. A1 < A2 < A3.
C. A3 > A1 > A2.
D. A2 > A3 > A1.

Câu 4. Trong dao động điều hòa:
A. Thế năng và động năng không biến thiên điều hòa
B. Thế năng và động năng biến thiên điều hòa cùng chu kỳ với li độ x
C. Thế năng và động năng biến thiên điều hòa cùng tần số với li độ x
D. Thế năng và động năng biến thiên điều hòa với tần số gấp đôi tần số của li độ x
Câu 5. Phát biểu nào sau đây về tia hồng ngoại là không đúng ?
A. Tia hồng ngoại do các vật nung nóng phát ra.
B. Tia hồng ngoại làm phát quang một số chất khí.
C. Tác dụng nổi bật nhất của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt.




D. Tia hồng ngoại có tần số nhỏ hơn 4.1014 Hz.

Câu 6. Sóng điện từ do đài phát công suất lớn có thể truyền đi mọi điểm trên mặt đất là
A. sóng trung
B. sóng cực ngắn.
C.

sóng ngắn.

D. sóng dài.
Câu 7. Điều nào sau đây là sai khi nói về tia hồng ngoại và tia tử ngoại
A. Cùng bản chất là sóng điện từ.
B. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều làm ion hóa không khí mạnh.
C. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều có tác dụng làm đen kính ảnh .
D. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều không nhìn thấy bằng mắt thường.
Câu 8. Một con lắc lò xo gồm lò xo dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Tần số góc
dao động của con lắc là :
A.
B.
C.
D.

Câu 9. Đại lượng U được đo gián tiếp thông qua 3 đại lượng X, Y, Z cho bởi hệ thức: U =
XY/Z . Các phép đo X, Y, Z lần lượt có giá trị trung bình Xtb, Ytb, Ztb và sai số tuyệt
đối ∆X, ∆Y, ∆Z. Sai số tương đối của phép đo U là
A.
B.



C.
D.
Câu 10. Tia hồng ngoại là tia bức xạ
A. không có tác dụng nhiệt.
B. đơn sắc có màu hồng.
C. có thể biến điệu được như sóng điện từ cao tần.
D. chỉ phát ra khi vật bị nung nóng trên 20000C
Câu 11. Chọn phương án sai khi nói về tia Rơnghen (tia X)
A. tác dụng lên kính ảnh.
B. không xuyên qua lớp chì dày cỡ vài cm.
C. là bức xạ điện từ.
D. không có khả năng đâm xuyên.
Câu 12. Dao động tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số có biên độ
không phụ thuộc vào
A. pha ban đầu của hai dao động thành phần
B. biên độ của dao động thứ hai.
C. biên độ của dao động thứ nhất.
D. tần số của hai dao động.
Câu 13. Tia hồng ngoại không có tính chất nào sau đây?
A. Biến điệu được như sóng điện từ.
B. Làm phát quang một số chất.
C. Tác dụng nhiệt rất mạnh.
D. Tác dụng lên một số loại phim ảnh.
Câu 14. Ở đâu xuất hiện điện từ trường
A. Xung quanh một điện tích đứng yên.
B. Xung quanh một dòng điện không đổi
C. Xung quanh một tụ điện đã tích điện và được ngắt khỏi nguồn
D. Xung quanh chổ có tia lửa điện



Câu 15. Điều nào sau đây là sai khi nói về mối quan hệ giữa điện trường và từ trường
A. Khi một từ trường biến thiên theo thời gian thì nó sinh ra điện trường cảm ứng và tự
nó tồn tại trong không gian
B. Khi một từ trường biến thiên theo thời gian thì nó sinh ra một điện trường xoáy
C. Khi một từ trường biến thiên theo thời gian thì nó sinh ra một điện trường mà chỉ có
thể tồn tại trong dây dẫn
D. Khi một từ trường biến thiên theo thời gian thì nó sinh ra một điện trường biến thiên
và ngược lại
Câu 16. Một sóng điện từ đang truyền từ một đài phát sóng ở Hà Nội đến máy thu. Biết
cường độ điện trường cực đại là 10 (V/m) và cảm ứng từ cực đại là 0,15 (T). Tại
điểm A có sóng truyền về hướng Bắc theo phương nằm ngang, ở một thời điểm nào
đó khi cường độ điện trường là 4 (V/m) và đang có hướng Đông thì véc tơ cảm ứng
từ có hướng và độ lớn là:
A. Hướng xuống 0,06 (T).
B. Hướng xuống 0,075 (T).
C. Hướng lên 0,075 (T).
D. Hướng lên 0,06 (T).

Câu 17. Dùng đồng hồ đa năng hiện số có một núm xoay để chọn loại đại lượng cần đo. Để
đo điện áp xoay chiều ta đặt núm xoay ở vị trí
A. DCA.
B. ACA.
C. ACV.
D. DCV.
Câu 18. Cho hai dao động điều hòa lần lượt có phương
trình :
đúng:

Chọn phát biểu nào sau đây là


A. Dao động thứ nhất trễ pha so với dao động thứ hai.
B. Dao động thứ nhất ngược pha với dao động thứ hai.
C. Dao động thứ nhất vuông pha với dao động thứ hai.
D. Dao động thứ nhất cùng pha với dao động thứ hai.
Câu 19. Một nguồn sáng gồm có 4 bức xạ λ1 = 0,24 μm, λ2 = 450 nm, λ3 = 0,72 μm, λ4 =


1500 nm. Đặt nguồn này ở trước ống chuẩn trực của một máy quang phổ thì trên
buồng ảnh của máy ta thấy
A. 2 vạch sáng có 2 màu riêng biệt.
B. 4 vạch sáng có 4 màu riêng biệt.
C. một vạch sáng có màu tổng hợp từ 4 màu
D. một dải sáng liên tục gồm 4 màu.
Câu 20.

Hạt nhân

được tạo thành bởi các hạt

A. êlectron và nuclôn.
B. prôtôn và nơtron.
C. nơtron và êlectron.
D. prôtôn và êlectron.
Câu 21. Trong sóng cơ, tốc độ truyền sóng là
A. tốc độ trung bình của phần tử môi trường.
B. tốc độ dao động của các phần tử môi trường.
C. quãng đường sóng truyền được trong một chu kì sóng.
D. tốc độ lan truyền dao động trong môi trường.
Câu 22. Một vật nhỏ khối lượng m dao động điều hòa trên trục Ox theo phương trình x =

Acosωt. Thế năng của vật tại thời điểm t là
A.
B.
C.

D.
Câu 23. Khi gia tốc của một chất điểm dao động điều hòa cực đại thì:
A. Li độ của nó đạt cực tiểu.
B. Thế năng của nó bằng không.
C. Li độ của nó bằng không .
D. Vận tốc của nó đạt cực đại.


Câu 24. Trong giao thoa sóng cơ, cho λ là bước sóng thì khoảng cách giữa điểm dao động
với biên độ cực đại và điểm cực tiểu gần nhau nhất trên đoạn nối hai nguồn là:
A. λ.
B. 0,125λ.
C. 0,25λ.
D. 0,5λ.
Câu 25. Đặt một hiệu điện thế U vào một điện trở R thì dòng điện chạy qua có cường độ
dòng điện I. Công suất tỏa nhiệt trên điện trở không được tính bằng công thức nào
trong các công thức dưới đây ?
A.
B.
C.
D.

Câu 26. Chọn câu sai khi nói về dao động tắt dần.
A. Dao động tắt dần chậm là dao động có biên độ và tần số giảm dần theo thời gian.
B. Nguyên nhân làm tắt dần dao động của con lắc là lực ma sát của môi trường trong

đó con lắc dao động.
C. Lực ma sát sinh công âm làm cơ năng của con lắc giảm dần.
D. Tùy theo lực ma sát lớn hay nhỏ mà dao động sẽ ngừng lại (tắt) nhanh hay chậm.
Câu 27. Tia X, không được dùng để?
A. Chiếu điện, chụp điện trong y học.
B. Chụp ảnh trái đất từ vệ tinh.
C. Kiểm tra hành lí của hành khách khi đi máy bay.
D. Nghiên cứu thành phần và cấu trúc của vật rắn.

Câu 28. Phát biểu nào sai khi nói về sóng điện từ?
A. sóng điện từ là sự lan truyền trong không gian của điện từ trường biến thiên theo
thời gian.
B. trong sóng điện từ, điện trường và từ trường biến thiên theo thời gian với cùng chu
kỳ.


C. sóng điện từ dùng trong thông tin vô tuyến gọi là sóng vô tuyến.
D. trong sóng điện từ, điện trường và từ trường luôn dao động lệch pha nhau 0,5π.
Câu 29. Một vật dao động duy trì thì phát biểu nào sau đây sai?
A. Tần số bằng tần số riêng của hệ.
B. Chu kì không đổi.
C. Biên độ không đổi.
D. Khi tần số ngoại lực càng gần tần số riêng thì biên độ càng tăng.

Câu 30. Dao động cưỡng bức có biên độ càng lớn khi:
A. tần số dao động cưỡng bức càng lớn.
B. tần số ngoại lực càng gần tần số riêng của hệ.
C. biên độ dao động cưỡng bức càng lớn.
D. biên độ lực cưỡng bức bằng biên độ dao động riêng.
Câu 31. Trong thí nghiệm đối với một tế bào quang điện, kim loại dùng làm catot có bước

sóng giới hạn là λ0. Khi chiếu đồng thời các bức xạ có bước sóng khác nhau λ1 và λ2
thì xác định được hiệu điện thế hãm là Uλ và cường độ dòng điện bão hòa Ibh. Khi tắt
bức xạ có bước sóng λ1 thì hiệu điện thế hãm không đổi, song cường độ dòng quang
điện bão hòa giảm. Kết luận nào sau đây đúng?
A.
B.
C.
D.
Câu 32. Suất điện động tự cảm của mạch điện tỉ lệ với
A. từ thông cực đại qua mạch.
B. từ thông cực tiểu qua mạch.
C. điện trở của mạch.
D. tốc độ biến thiên cường độ dòng điện qua mạch.
Câu 33. Giá trị điện dung của tụ xoay thay đổi là do
A. thay đổi điện môi trong lòng tụ.
B. thay đổi phần diện tích đối nhau giữa các bản tụ.


C. thay đổi khoảng cách giữa các bản tụ.
D. thay đổi chất liệu làm các bản tụ.
Câu 34. Để giảm tốc độ quay của rô-to p lần mà vẫn giữ nguyên tần số f của dòng điện ở
máy phát điện xoay chiều một pha, người ta dùng cách nào sau đây?
A. Rô-to là nam châm vĩnh cửu có p cặp cực
B. Rô-to là nam châm điện có 2p cặp cực
C. Rô-to là nam châm vĩnh cửu có p cực
D. Rô-to là nam châm điện có p cực
Câu 35. Quang phổ vạch của chất khí loãng có số lượng vạch và vị trí các vạch phụ thuộc
vào
A. áp suất.
B. bản chất của chất khí.

C. cách kích thích.
D. nhiệt độ.
Câu 36. Khi một đoạn mạch điện xoay chiều RLC đang có cộng hưởng điện, nếu chỉ điện trở
R giảm thì
A. hệ số công suất của mạch giảm.
B. điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở giảm.
C. công suất tiêu thụ của mạch giảm.
D. điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở không đổi.
Câu 37. Giao thoa ở mặt nước với hai nguồn sóng kết hợp đặt tại A và B dao động điều hòa,
ngược pha theo phương thẳng đứng. Sóng truyền ở mặt nước có bước sóng λ. Cực
tiểu giao thoa nằm tại những điểm có hiệu đường đi của hai sóng từ hai nguồn tới đó
bằng:
A. 2kλ với k = 0, ±1, ±2,…
B. (2k + 1) λ với k = 0, ±1, ±2,…
C. kλ với k = 0, ±1, ±2,…
D. (k + 0,5) λ với k = 0, ±1, ±2,…
Câu 38. Năng lượng liên kết riêng là năng lượng
A. cẩn cung cấp cho các hạt nhân ban đầu để phản ứng hạt nhân thu năng lượng xảy ra.
B. tỏa ra khi hạt nhân tự phân rã dưới dạng động năng của hạt nhân con.
C. tối thiểu cần cung cấp cho hạt nhân để phá vỡ nó thành các nuclôn riêng lẻ.


D. liên kết tính cho mỗi nuclon trong hạt nhân.
Câu 39. Đặt vào hai đầu đoạn mạch gồm các phần tử R, L, C mắc nối tiếp theo thứ tự một
điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi, tần số f thay đổi được. Mạch
đang cộng hưởng, ta tăng f một ít từ giá trị cộng hưởng, phát biểu nào sau đây
không chính xác?
A. UC giảm.
B. UR giảm.
C. I giảm.

D. UL giảm.
Câu 40. Cho hai quả cầu kim loại bán kính bằng nhau, tích điện cùng dấu tiếp xúc với nhau.
Các điện tích phân bố như thế nào trên hai quả cầu đó nếu một trong hai quả cầu là
rỗng;
A. quả cầu đặc phân bố đều trong cả thể tích, quả cầu rỗng chỉ ở mặt ngoài
B. quả cầu đặc và quả cầu rỗng phân bố đều trong cả thể tích
C. quả cầu đặc và quả cầu rỗng chỉ phân bố ở mặt ngoài
D. quả cầu đặc phân bố ở mặt ngoài, quả cầu rỗng phân bố đều trong thể tích

thukhoacaodang/

Khoa2018

2

1920000



×